Đề tài Năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi - Nghiên cứu từ tỉnh Sơn La

Bằng cách kết hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, tác giả đã

chỉ ra 03 loại hình năng lực cơ bản cấu thành nên năng lực của lãnh đạo chính quyền

cấp xã khu vực miền núi tỉnh Sơn La gồm: Năng lực tư duy - IQ; Năng lực cảm xúc -

EQ; Năng lực huy động sự ủng hộ - XQ. Đồng thời luận giải và chứng minh được các

loại hình năng lực (IQ; EQ; XQ) có ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả lãnh đạo phát

triển KT-XH xã.

Hơn nữa, luận án đã thành công khi lượng hoá được mối quan hệ giữa các loại

hình năng lực cơ bản (IQ; EQ; XQ) cấu thành năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp

xã với kết quả lãnh đạo phát triển KT-XH địa phương thông qua kết quả phân tích hồi

quy (sử dụng SPSS phiên bản 20) và kiểm định mô hình nghiên cứu (SEM). Từ đó làm

cơ sở để đo lường ảnh hưởng này tại các xã thuộc các tỉnh miền núi khác ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, thông qua kết quả chạy phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho ra

10 biến độc lập (IQ.N2; IQ.N3; IQ.N4; EQ.N9; EQ.N10; EQ.N11; EQ.N13; EQ.N14;

XQ.N1; XQ.N6) và 4 biến phụ thuộc (KQ.N5; KQ.N7; KQ.N8; KQ.N12), tác giả luận

án đã xác định được khung năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền

núi gồm 10 nhóm năng lực cơ bản cấu thành và xác định được 04 nhóm chính các tiêu

chí đánh giá kết quả lãnh đạo phát triển KT-XH xã (Bảng 4.22. Các nhóm nhân tố sau

khi Cronbach’s Alpha và EFA trang 93).

Tiếp đến, trong bối cảnh nghiên cứu ở các xã khu vực miền núi tỉnh Sơn La, tác

giả sử dụng “Tổng hợp Báo cáo tình hình phát triển KT-XH nhiệm kỳ 2011-2016 các

xã trên địa bàn tỉnh Sơn La” và “Bộ tiêu chí Quốc gia về xã Nông thôn mới giai đoạn

2016-2020” kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính để xây dựng thang đo cho biến

phụ thuộc “KQLĐ phát triển KT-XH xã”. Quá trình xây dựng thang đo hoàn toàn căn

SYST

pdf158 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi - Nghiên cứu từ tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan trọng, cần thiết phục vụ nghiên cứu. Vì vậy, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát bổ sung. Kết quả sau khi điều tra khảo sát bổ sung, tất cả 1.140 phiếu khảo sát được thu về đầy đủ, đảm bảo cung cấp những thông tin hữu ích cho nghiên cứu. 2.3.3.3. Đối tượng điều tra Trong luận án này, đối tượng nghiên cứu là “Năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi”. Do đó, tác giả chọn những người để khảo sát gồm: Lãnh đạo của chính quyền cấp xã khu vực miền núi là người lãnh đạo cũng như ban hành các quyết sách phát triển KT-XH địa phương, họ tự đánh giá về năng lực lãnh đạo của mình; Trưởng bản là những người trực tiếp hoặc hỗ trợ cùng với cán bộ xã triển khai các quyết sách phát triển KT-XH của chính quyền xã tới người dân; Người dân là những người thực hiện các quyết sách phát triển KT-XH của lãnh đạo chính quyền xã và chịu ảnh hưởng trực tiếp (được hoặc không được hưởng lợi) từ các quyết sách đó, đánh giá về năng lực của lãnh đạo xã. Như vậy, đối tượng điều tra gồm: cán bộ lãnh đạo chính quyền xã là những người ban hành các quyết sách phát triển địa phương; các trưởng bản và người dân là những người triển khai, thực hiện các quyết sách của lãnh đạo chính quyền xã; chịu sự ảnh hưởng do các quyết sách đó mang lại ... Quá trình điều tra khảo sát được tiến hành theo tỷ lệ 1/1/1 tức 01 Lãnh đạo/01 Trưởng bản/01 Người dân, như đã trình bày ở trên. 2.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu Việc phân tích số liệu được thực hiện thông qua phần mềm xử lý thống kê SPSS phiên bản 20 và phần mềm AMOS. Toàn bộ thang đo của các biến trong mô 65 hình được đánh giá bằng cách sử dụng phương pháp độ tin cậy thông qua các hệ số Cronbach Alpha; hệ số tương quan; hệ số tương quan hiệu chỉnh. Phân tích EFA, kiểm định KMO và Bartlett để thu gọn các tham số ước lượng, nhận diện các nhân tố. Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bội để kiểm định các giả thuyết, trên cơ sở đó xác định được mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Tiếp đó, kiểm định mô hình nghiên cứu thông qua kết quả SEM mô hình lý thuyết chính thức (chuẩn hoá). 2.3.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo “Cronbach alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát (các câu hỏi) trong thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach alpha có giá trị từ 0,8 trở lên đến gần 1,0 là thang đo tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được” (Nunnally, J.C., 1978; Peterson, R. A., 1994; Slater, S., 1995). Tuy nhiên, “Cronbach alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại. Bởi vậy, bên cạnh hệ số Cronbach alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (iterm – total correlation) và những biến nào có tương quan biến tổng < 0,3 sẽ bị loại bỏ” (Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H., 1994). Những biến quan sát có đủ độ tin cậy sẽ được giữ lại để xây dựng thang đo chính thức. 2.3.4.2. Đánh giá giá trị của thang đo qua phân tích EFA “Các thang đo đạt độ tin cậy sau khi Cronbach alpha được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Phương pháp được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA là Principal Components với phép trích Varimax. Các tiêu chuẩn áp dụng và chọn biến đối với phân tích nhân tố khám phá EFA trong nghiên cứu này gồm”: • “0,5 ≤ KMO ≤ 1 và Sig < 0,05” • “Các nhân tố được rút trích tại Engenvalue > 1” • “Tổng phương sai trích (Total Varicance Explained ) ≥ 50%” • “Hệ số tải nhân tố (Factor loadings) > 0.5”. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008; Hair & ctg, 1998,111; Gerbing & Anderson, 1988) 2.3.4.3. Phân tích tương quan Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích EFA, tác giả kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc thông qua hệ số tương quan Pearson (R). Nếu hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong bộ thang đo (R) có giá trị tuyệt đối càng cao, càng gần tới 1 thì mối tương quan càng chặt chẽ và ngược lại (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). 66 2.3.4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính Kết thúc việc đánh giá mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập: IQ, EQ, XQ và biến phụ thuộc KQLĐ phát triển KT-XH xã, tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bội để phân tích hồi quy và đánh giá mức độ giải thích của 3 biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Phương pháp Enter được tác giả sử dụng để phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả lãnh đạo phát triển KT-XH xã, với 03 yếu tố: IQ; EQ; XQ của năng lực lãnh đạo được đưa vào phân tích. “Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh (Adjusted R square) được dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình. Vì R2 sẽ tăng nếu đưa thêm biến độc lập vào mô hình nên trong nghiên cứu này dùng R2 hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình. R2 hiệu chỉnh càng lớn thể hiện độ phù hợp của mô hình càng cao” (Brooks, C., 2008). 2.3.4.5. Phân tích mô hình SEM Phân tích mô hình SEM nhằm đánh giá mức độ phù hợp của tổng thể mô hình. Đối với mô hình SEM, trước hết các nhà nghiên cứu phải thực hiện khai báo các giá trị xuất phát trong mô hình ban đầu. Từ mô hình này, thông qua một chuỗi vòng lặp các chỉ số biến đổi và sau cùng một mô hình xác lập được đưa ra cho nhà nghiên cứu, nó có khả năng giải thích tối đa sự phù hợp giữa mô hình với bộ dữ liệu thu thập thực tế. Trong luận án này, sự phù hợp của toàn bộ mô hình trên thực tế được đánh giá thông qua các chỉ số: Chi-square/df; GFI; TLI; CFI; RMSEA. • “Tỷ số Chi-Square/bậc tự do: χ2/df dùng để đo mức độ phù hợp một cách chi tiết hơn của cả mô hình. Nếu 1 < χ2/df < 3 thì mô hình được xem là phù hợp tốt” (Hair, et al., 1998). • “GFI, TLI,, CFI, có giá trị > 0.9 được xem là mô hình phù hợp tốt. Nếu các giá trị này bằng 1, ta nói mô hình là hoàn hảo” (Segars, A. H., and Grover, V., December 1993; Chin, W.W., and Todd, P.A., 1995). • “RMSEA yêu cầu < 0.05 thì mô hình phù hợp tốt, trong một số trường hợp giá trị này < 0.08 mô hình được chấp nhận” (Taylor, S., et al., 1993). 67 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Tại nghiên cứu này, tác giả xem xét năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi do 03 loại hình năng lực cơ bản cấu thành gồm: “năng lực tư duy (IQ); năng lực cảm xúc (EQ); năng lực huy động sự ủng hộ (XQ)”; và nghiên cứu ảnh hưởng của từng loại hình năng lực này đến “Kết quả lãnh đạo phát triển KT-XH xã”. Trên cơ sở đánh giá mối quan hệ của mỗi loại hình năng lực lãnh đạo với kết quả lãnh đạo; trong chương 2 tác giả đã trình bày một số nội dung cơ bản sau: • Thiết kế nghiên cứu, đưa ra quy trình nghiên cứu; • Trình bày khái niệm, nội dung, phương pháp thực hiện, thu thập và xử lý thông tin trong nghiên cứu định tính (sơ bộ & chính thức); • Trình bày khái niệm, nội dung, cách thức thu thập và xử lý thông tin trong nghiên cứu định lượng (mẫu nhỏ & chính thức). Đặc biệt tác giả đã luận giải và tìm thang đo cho các biến trong mô hình nghiên cứu; đồng thời cũng trình bày cụ thể các nội dung trong việc điều tra chọn mẫu, phương pháp thực hiện và việc xử lý số liệu. Toàn bộ nội dung chương 2 nêu rõ phương pháp nghiên cứu tác giả sử dụng trong luận án, làm cơ sở cho việc trình bày kết quả nghiên cứu ở các chương tiếp theo. 68 CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG VỀ NĂNG LỰC CỦA LÃNH ĐẠO CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH SƠN LA Nghiên cứu về “Năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi” là nghiên cứu năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính quyền xã nói chung, không nghiên cứu năng lực của từng cá nhân nhà lãnh đạo. Trên thực tế, để hiểu và xác định chính xác, đầy đủ những năng lực cần thiết của lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi, chúng ta phải nghiên cứu, xem xét, đánh giá nó trong mối quan hệ hữu cơ với kết quả lãnh đạo phát triển KT-XH xã. Tuy đều là các xã khu vực miền núi nhưng có những xã có điều kiện KT-XH phát triển tốt; có những xã có điều kiện KT-XH phát triển trung bình; có những xã có điều kiện KT-XH kém phát triển. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này thì nhiều, song một trong những nguyên nhân cơ bản là do sự khác nhau hay chênh lệch về năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính quyền các xã. Để góp phần luận giải về nội dung nêu trên, tác giả chọn 03 xã điển hình đại diện cho những xã có điều kiện KT-XH phát triển tốt; những xã có điều kiện KT-XH phát triển trung bình và những xã có điều kiện KT-XH kém phát triển thuộc tỉnh Sơn La và tiến hành nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo chính quyền xã; trưởng bản và người dân trong xã nhằm so sánh năng lực của lãnh đạo 03 xã; so sánh kết quả lãnh đạo phát triển KT-XH của 03 xã. Đồng thời rút ra những nhận định ban đầu một cách định tính về mối quan hệ giữa năng lực của lãnh đạo chính quyền cấp xã với kết quả lãnh đạo phát triển KT-XH xã. Trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất về những năng lực cần thiết mà lãnh đạo chính quyền cấp xã khu vực miền núi cần phải có để lãnh đạo thành công phát triển KT-XH địa phương. Do luận án dựa trên khung lý thuyết: LQ = IQ + EQ + XQ (Surinder, S., August 2012), tức là năng lực lãnh đạo (Leadership Quotient-LQ) gồm: “năng lực tư duy (Intelligence Quotient-IQ); năng lực cảm xúc (Emotional Quotient-EQ) và năng lực huy động sự ủng hộ (eXecution Quotient-XQ)” (Michael Edwards, 2015). Vì vậy, trong quá trình phỏng vấn sâu tác giả tìm và phân loại những năng lực cần thiết của lãnh đạo chính quyền cấp xã, xem xét nó thuộc loại hình năng lực nào IQ; EQ hay XQ. Đồng thời cũng bổ sung những tiêu chí đánh giá KQLĐ phát triển KT-XH xã do các đối tượng được phỏng vấn cung cấp. Trên cơ sở đó xác định mối quan hệ của từng loại hình năng lực lãnh đạo cụ thể (IQ; EQ; XQ) với KQLĐ phát triển KT-XH địa phương. 69 Các cuộc phỏng vấn sâu được tiến hành tại xã Phiêng Côn huyện Bắc Yên; xã Mường Sai huyện Sông Mã và xã Xuân Nha huyện Vân Hồ. Ở mỗi xã, người tham gia phỏng vấn gồm: toàn bộ lãnh đạo chính quyền xã (04 người); đại diện các trưởng bản (từ 01 người đến toàn bộ các trưởng bản trong xã) và đại diện người dân trong xã (không giới hạn số lượng). Phương pháp tiến hành: Như đã trình bày trong phần 2.2.2 thuộc chương 2 trang 44 của luận án. Thời gian và địa điểm được sắp xếp một cách thuận tiện, hợp lý, một cuộc phỏng vấn sâu trực tiếp kéo dài khoảng 2 đến 3 tiếng. Dữ liệu, thông tin các cuộc phỏng vấn được ghi âm kết hợp với ghi chép cẩn thận, sau đó gỡ băng, nhập máy tính ngay trong vòng 24 giờ để phục vụ việc phân tích, nghiên cứu. Định hướng các câu hỏi phỏng vấn sâu được xây dựng dựa vào thang đo của các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu. Cụ thể được trình bày trong phần các phụ lục của luận án. 3.1. Tình huống xã Phiêng Côn nhiệm kỳ 2011-2016 3.1.1. Thông tin chung về xã Phiêng Côn Phiêng Côn là một xã vùng III thuộc huyện nghèo Bắc Yên tỉnh Sơn La, cách trung tâm huyện 70 km theo đường chim bay, có địa hình đi lại khó khăn, phức tạp; phía bắc giáp xã Tạ Khoa huyện Bắc Yên, phía đông giáp xã Chiêng Hặc huyện Yên Châu, phía nam giáp xã Sập Vạt huyện Yên Châu, phía tây giáp xã Chiềng Sại huyện Bắc Yên. Tính đến năm 2015, toàn xã có 445 hộ dân đang sinh sống với 2.048 nhân khẩu, trong đó nam: 1.012 khẩu; nữ: 1.036 khẩu. Độ tuổi từ 14 trở lên có 1.362 khẩu, trong đó nam: 683 khẩu, nữ: 679 khẩu. Thành phần dân tộc gồm: Dân tộc Dao 57,1%; dân tộc Mông 41,7%; dân tộc Mường 0,22%; dân tộc Thái 0,54%; dân tộc Kinh 0,44%. Đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn; thu nhập bình quân đầu người thấp, nguồn thu chủ yếu dựa vào trồng ngô và chăn nuôi đại gia súc (bò), tính ổn định không cao (UBND xã Phiêng Côn, 2016). Nhiệm kỳ 2011-2016, lãnh đạo chính quyền xã gồm 04 người, trong đó: “dân tộc Kinh: 01 người, chiếm 25%; dân tộc Mông: 01 người, chiếm 25%; dân tộc Dao: 02 người, chiếm 50%” (UBND xã Phiêng Côn, 2016). 3.1.2. Năng lực của lãnh đạo chính quyền xã Phiêng Côn nhiệm kỳ 2011-2016 Tác giả đã phỏng vấn sâu lãnh đạo chính quyền xã (04 người); các trưởng bản (04 người) và người dân (04 người) với cách thức như trong phần trình bày tại mục 2.2.2 thuộc chương 2 trang 44 của luận án. 70 Thông tin về các đối tượng tham gia phỏng vấn sâu được mô tả cụ thể, chi tiết trong bảng 3.13 dưới đây. Bảng 3.13. Thông tin về đối tượng tham gia phỏng vấn sâu xã Phiêng Côn Đối tượng phỏng vấn Số lượng Giới tính Độ tuổi Trình độ học vấn Năm công tác Nam Nữ ≤ 35 36-54 ≥ 55 TC, CĐ Đại học Ths, TS Chưa đào tạo LĐ 01 x x x 5 LĐ 01 x x x 10 LĐ 01 x x x 7 LĐ 01 x x x 5 TB 01 x x x 3 TB 02 x x x 5 TB 01 x x x 3 ND 02 x x x ND 01 x x x ND 01 x x x Ghi chú: - Dấu “x” đánh vào ô tương ứng được xác định thông tin; - Năm công tác được tính là số năm giữ vị trí lãnh đạo hoặc làm trưởng bản, không áp dụng đối với người dân. Nguồn: Tác giả Nhìn vào các thông tin trong bảng 3.13 cho thấy: Thứ nhất, đối với lãnh đạo chính quyền xã, tổng số có 4 người tham gia phỏng vấn đều là nam giới, chiếm 100%. Độ tuổi ≤ 35 có 1 người, chiếm 25%; từ 36 đến 54 tuổi có 2 người, chiếm 50%; độ tuổi ≥ 55 có 1 người, chiếm 25%. Trình độ học vấn đại học có 4 người, chiếm 100%. Thứ hai, đối với trưởng bản, tổng số có 4 người tham gia phỏng vấn đều là nam giới, chiếm 100%. Độ tuổi ≤ 35 có 1 người, chiếm 25%; từ 36 đến 54 tuổi có 2 người, chiếm 50%; độ tuổi ≥ 55 có 1 người, chiếm 25%. Trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng có 1 người, chiếm 25%; chưa qua đào tạo có 3 người, chiếm 75%. Thứ ba, đối với người dân trong xã, tổng số có 04 người tham gia phỏng vấn đều là nam giới, chiếm 100%. Độ tuổi ≤ 35 có 1 người, chiếm 25%; từ 36 đến 54 tuổi 71 có 2 người, chiếm 50%; độ tuổi ≥ 55 có 1 người chiếm 25%. Trình độ học vấn đại học có 1 người, chiếm 25%; trung cấp, cao đẳng có 1 người, chiếm 25%; chưa qua đào tạo có 2 người, chiếm 50%. Bảng 3.13 cũng cho biết số năm công tác của những người tham gia phỏng vấn là lãnh đạo chính quyền xã và trưởng bản đều từ 3 năm trở lên. Như vậy, theo cách luận giải đã trình bày tại mục 2.2.2 thuộc chương 2 trang 44 của luận án thì vấn đề giới tính; độ tuổi; trình độ học vấn; cũng như số năm công tác (áp dụng với lãnh đạo xã và trưởng bản) của các đối tượng tham gia phỏng vấn không làm ảnh hưởng đáng kể đến tính khách quan, trung thực của kết quả phỏng vấn. Qua phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo chính quyền; trưởng bản và người dân trong xã Phiêng Côn huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La. Sau khi tổng hợp đã cho ra kết quả nhận định chung nhất về năng lực của đội ngũ lãnh đạo chính quyền xã như sau: 3.1.2.1. Về năng lực tư duy (IQ) Đánh giá chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính quyền xã có tư duy tốt, họ đã lãnh đạo thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu kế hoạch về phát triển KT-XH huyện giao. Đồng thời họ là những người cán bộ lãnh đạo có khả năng nắm bắt phong tục tập quán của dân tương đối nhanh. Tuy nhiên, trình độ học vấn của đội ngũ lãnh đạo chính quyền xã tương đối thấp và không đồng đều, chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm. Tư duy đổi mới còn hạn chế, cơ bản vẫn chỉ thực hiện theo cấp trên giao, chưa chủ động đề xuất các phương án đổi mới nhằm phát triển sản xuất phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, khả năng tìm tòi, dám nghĩ, dám làm còn nhiều hạn chế. 3.1.2.2. Về năng lực cảm xúc (EQ) Nhìn chung, lãnh đạo chính quyền xã là những người có khả năng đi sâu, bám sát các cơ sở bản, nắm bắt những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong dân. Họ là những người có khả năng hoà hợp với nhân dân, lấy được lòng dân để dân tin và làm theo. Tuy vậy, họ vẫn còn để tình cảm vợ con, gia đình, anh em, họ hàng ảnh hưởng đến các công việc chung của xã. Có thể nói, đây là đội ngũ cán bộ có khả năng thích ứng, mềm dẻo trong công tác lãnh đạo; họ chủ yếu sử dụng phương pháp tuyên truyền, thuyết phục, kêu gọi, giảng giải Song, bên cạnh đó, họ cũng là những người được đánh giá vẫn còn những hạn chế nhất định về khả năng kết thân với dân; cũng như khả năng thâm nhập quần chúng nhân dân. 72 3.1.2.3. Về năng lực huy động sự ủng hộ (XQ) Lãnh đạo chính quyền xã có khả năng đoàn kết trong toàn Đảng, toàn dân, “huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách”. Đồng thời họ là những người có khả năng lấy được sự ủng hộ của nhân dân; “giải quyết tốt các mâu thuẫn, tranh chấp trong dân”, không để xảy ra sự mất đoàn kết kéo dài. Tuy nhiên, khả năng thu hút, kêu gọi các nguồn đầu tư vào xã; cũng như “khả năng tuyên truyền vận động dân chuyển đổi cây trồng vật nuôi”, phát triển kinh tế của đội ngũ cán bộ lãnh đạo này còn hạn chế. Họ là những người thường nói trước, làm sau, việc lãnh đạo thực hiện các quyết sách phát triển KT-XH của chính quyền xã còn chậm so với yêu cầu. 3.1.3. Kết quả lãnh đạo phát triển KT-XH xã Phiêng Côn nhiệm kỳ 2011-2016 Qua phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo chính quyền; trưởng bản và người dân xã Phiêng Côn, tác giả tổng hợp những nhận định cũng như đánh giá chung về KQLĐ phát triển KT-XH xã trong nhiệm kỳ 2011-2016, cụ thể như sau: 3.1.3.1. Về kinh tế, tài nguyên và môi trường Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm còn thấp. Thu nhập đầu người trong 5 năm qua có tăng lên nhưng không đáng kể. Sản lượng lương thực tăng khá mạnh, chủ yếu là phát triển cây ngô. Tổng thu ngân sách tính đến cuối nhiệm kỳ tăng nhanh, cơ bản là từ nguồn ngân sách nhà nước cấp. Tuy nhiên, thu trên địa bàn đạt thấp, gần như không tăng. Tổng đầu tư vào xã trong cả nhiệm kỳ còn hạn chế. Diện tích rừng cũng như độ che phủ không thay đổi. Khả năng thu hút, kêu gọi các dự án đầu tư còn khiêm tốn, chủ yếu là các chương trình, dự án của nhà nước đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn thuộc huyện nghèo; tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên không có, giao thông đi lại khó khăn, dân cư ít. Song, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn được đầu tư tương đối tốt, giúp xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho nhân dân. Việc phát triển du lịch từ trước đến nay vẫn còn đang bỏ ngỏ; thương mại thì chủ yếu là kinh doanh hàng tạp hóa, dịch vụ ăn uống nhỏ lẻ, nhu cầu không cao. Công tác quy hoạch cũng như khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thực hiện khá tốt; trong nhiệm kỳ vừa qua, xã đã hoàn thành và được huyện phê duyệt quy hoạch tổng thể, quy hoạch sử dụng đất đai. Đến năm 2016 xã đạt được 5/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. 73 3.1.3.2. Về giáo dục Nhìn chung, số người dân biết đọc, biết viết ngày càng tăng, song vẫn còn không ít người mù chữ. Phần lớn các cháu trong độ tuổi đến trường được đến lớp. Tỷ lệ nhập học đúng tuổi cấp Tiểu học; tỷ lệ chuyển lớp, chuyển cấp; tỷ lệ tốt nghiệp khá cao. Tuy nhiên, tỷ lệ vào các trường chuyên nghiệp còn rất thấp. 3.1.3.3. Về y tế Trong nhiệm kỳ qua, tổng chi y tế bình quân đầu người không thay đổi, thực hiện đúng theo quy định của tỉnh. Tất cả 06 bản thuộc xã đều có nhân viên y tế hoạt động. Số lượt khám bệnh; số ca điều trị nội trú; số ca chuyển tuyến ít, người dân chỉ đến trạm y tế để lấy thuốc, còn bệnh nặng thì đi bệnh viện tuyến huyện. Toàn dân đều được cấp thẻ BHYT, nhưng phần lớn phụ nữ có thai chưa được khám và tiêm phòng. Cơ bản trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, song tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân còn cao. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm không đáng kể. Phụ nữ trong nhóm tuổi từ 15-49 áp dụng biện pháp tránh thai không nhiều. Số hộ được dùng công trình nước hợp vệ sinh hàng năm tăng dần. Tuy nhiên, số hộ chưa được dùng vẫn còn khá lớn. 3.1.3.4. Về văn hoá-xã hội Số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; gia đình hiếu học tăng, nhưng không đáng kể. Tỷ lệ hộ được xem truyền hình; được sử dụng nước sạch nông thôn có tăng song vẫn còn thấp. Tốc độ tăng dân số tự nhiên khá ổn định. Số lao động qua đào tạo rất ít. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, nhưng vẫn còn cao. Số hộ gia đình được dùng điện lưới quốc gia tăng với tỷ lệ khá khiêm tốn. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ qua về cơ bản trên địa bàn xã không có nhà tạm, nhà dột nát, chỉ còn rất ít nhà tạm do mới tách hộ chưa có điều kiện xây dựng nhà kiên cố. Công tác chính sách xã hội khá tốt; việc thực hiện theo nếp sống văn minh, cắt giảm và loại bỏ các thủ tục lạc hậu (ma chay, cưới hỏi, giỗ tết) có nhiều chuyển biến tích cực rõ rệt. Trên đây là tổng hợp những nhận định cũng như đánh giá chung về Kết quả lãnh đạo phát triển KT-XH xã Phiêng Côn nhiệm kỳ 2011-2016. Tuy nhiên, như đã nêu trong phần 2.2.2 thuộc chương 2 trang 44 của luận án, do có quá nhiều chỉ tiêu cần đánh giá nên tác giả tiếp tục kết hợp với báo cáo tổng hợp tình hình phát triển KT-XH 74 của xã trong nhiệm kỳ nhằm đưa ra các số liệu cụ thể giúp quá trình phân tích, luận giải được rõ ràng, chính xác, có căn cứ. Chi tiết được trình bày tại Phụ lục số 7. 3.2. Tình huống xã Mường Sai nhiệm kỳ 2011-2016 3.2.1. Thông tin chung về xã Mường Sai Mường Sai là một trong những xã vùng biên nằm ở phía Đông Nam huyện Sông Mã; khoảng cách từ trung tâm xã đến trung tâm huyện 43 km, xã có 2,26 km đường biên giới quốc gia giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Phía bắc giáp xã Nà Ớt huyện Mai Sơn; phía đông giáp nước Lào và xã Phiêng Pằn huyện Mai Sơn; phía nam giáp xã Chiềng Khương huyện Sông Mã; phía tây giáp xã Chiềng Cang huyện Sông Mã. “Tổng diện tích đất tự nhiên 6.133,0 ha, trong đó đất canh tác 2.096 ha chiếm 34,176%; bình quân đất sản xuất 2,298 ha/hộ”; hiện tại toàn xã có 04 dân tộc anh em cùng sinh sống, gồm 15 bản; 912 hộ; 4.298 nhân khẩu, trong đó: dân tộc Thái 2.754 nhân khẩu chiếm 64,076%; dân tộc Mông 779 nhân khẩu chiếm 18,125%; dân tộc Sinh Mun 695 nhân khẩu chiếm 16,170%; dân tộc Kinh 70 nhân khẩu chiếm 1,629%. Đây là một xã biên giới, dân tộc thiểu số chiếm 98,371%, sinh sống chủ yếu tại địa bàn vùng sâu, vùng cao, vùng giáp ranh giữa hai nước Việt Nam và Lào, “kinh tế xã hội đang dần dần phát triển, đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp khó khăn” (UBND xã Mường Sai, 2016). Trong nhiệm kỳ 2011-2016, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính quyền xã gồm 04 người, trong đó: “dân tộc Kinh: 01 người, chiếm 25%; dân tộc Thái: 03 người, chiếm 75%” (UBND xã Mường Sai, 2016). 3.2.2. Năng lực của lãnh đạo chính quyền xã Mường Sai nhiệm kỳ 2011-2016 Tác giả đã phỏng vấn sâu lãnh đạo chính quyền xã (04 người); các trưởng bản (04 người) và người dân (05 người) với cách thức như trong phần trình bày tại mục 2.2.2 thuộc chương 2 trang 44 của luận án. Thông tin về các đối tượng tham gia phỏng vấn sâu được mô tả cụ thể, chi tiết trong bảng 3.14. Nhìn vào các thông tin trong bảng 3.14 cho thấy: Thứ nhất, đối với lãnh đạo chính quyền xã, tổng số có 4 người tham gia phỏng vấn. Trong đó: Nam có 2 người, chiếm 50%; nữ có 2 người chiếm 50%. Độ tuổi ≤ 35 có 2 người, chiếm 50%; từ 36 đến 54 tuổi có 2 người, chiếm 50%. Trình độ học vấn đại học có 2 người, chiếm 50%; trung cấp, cao đẳng có 2 người chiếm 50%. 75 Thứ hai, đối với trưởng bản, tổng số có 4 người tham gia phỏng vấn. Trong đó: Nam có 3 người, chiếm 75%; nữ có 1 người, chiếm 25%. Độ tuổi ≤ 35 có 2 người, chiếm 50%; từ 36 đến 54 tuổi có 2 người, chiếm 50%. Trình độ học vấn đại học có 1 người, chiếm 25%; trung cấp, cao đẳng có 2 người, chiếm 50%; chưa qua đào tạo có 1 người, chiếm 25%. Thứ ba, đối với người dân trong xã, tổng số có 05 người tham gia phỏng vấn. Trong đó: Nam có 3 người, chiếm 60%; nữ có 2 người, chiếm 40%. Độ tuổi từ 36 đến 54 tuổi có 4 người, chiếm 80%; độ tuổi ≥ 55 có 1 người chiếm 20%. Trình độ học vấn đại học có 1 người, chiếm 20%; chưa qua đào tạo có 4 người, chiếm 80%. Bảng 3.14 cũng cho biết số năm công tác của những người tham gia phỏng vấn là lãnh đạo chính quyền xã và trưởng bản đều từ 3 năm trở lên. Bảng 3.14. Thông tin về đối tượng tham gia phỏng vấn sâu xã Mường Sai Đối tượng phỏng vấn Số lượng Giới tính Độ tuổi Trình độ học vấn Năm công tác Nam Nữ ≤ 35 36-54 ≥ 55 TC, CĐ Đại học Ths, TS Chưa đào tạo LĐ 01 x x x 5 LĐ 01 x x x 4 LĐ 01 x x x 8 LĐ 01 x x x 6 TB 01 x x x 3 TB 01 x x x 8 TB 01 x x x 4 TB 01 x x x 8 ND 01 x x x ND 02 x x x ND 01 x x x ND 01 x x x Ghi chú: - Dấu “x” đánh vào ô tương ứng được xác định thông tin; - Năm công tác được tính là số năm giữ vị trí lãnh đạo hoặc làm trưởng bản, không áp dụng đối với người dân. Nguồn: Tác giả Như vậy, theo cách luận giải đã trình bày tại mục 2.2.2 thuộc chương 2 trang 44 của luận án thì vấn đề giới tính; độ tuổi; trình độ học vấn; cũng như số năm công tác (áp dụng với lãnh đạo xã và trưởng bản) của các đối tượng tham gia phỏng vấn không làm ảnh hưởng đáng kể đến tính khách quan, trung thực của kết quả phỏng vấn. 76 Qua phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo chính quyền; trưởng bản và người dân trong xã Mường Sai huyện Sông Mã tỉnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1_2_6189_2045624.pdf
Tài liệu liên quan