Luận văn Quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Quảng Trị

Trang phụ bìa Trang

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng biểu, sơ đồ

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NUỚC ĐỐI VỚI

PHƢƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH (ĐƢỜNG BỘ)7

1.1. Lý luận chung về phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh. 7

1.1.1. Khái niệm về chung các loại hình vận tải và phương tiện vận tải. 7

1.1.2. Khái niệm về phương tiện vận tải đường bộ . 11

1.1.3. Khái niệm về phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh. 11

1.1.4. Những đặc điểm chủ yếu của phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập

cảnh . 13

1.1.5. Vai trò của phương tiện vận tải, xuất cảnh, nhập cảnh đối với sự

phát triển đất nước . 15

1.1.6. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất

cảnh, nhập cảnh. 16

l.2. Quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh . 17

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh,

nhập cảnh . 17

1.2.2. Hải quan là một tổ chức bộ náy quản lý nhà nước của Chính Phủ 18

1.2.3. Vai trò quản lý nhà nước của Hải quan trong quản phương tiện vận

tải xuất cảnh, nhập cảnh. 19

pdf142 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác văn bản pháp luật của Chính phủ, của Bộ Tài Chính, của Tổng cục Hải quan và của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị; đồng thời hướng dẫn các tổ chức cá nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động XK hoàng hóa, phương tiện vận tải XNC qua cửa khẩu Lao Bảo. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo thực hiện theo Quyết định số 415/TCHQ/QĐ – TCCB ngày 06/3/2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan được thể hiện qua những quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể sau đây: 57 1. Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước trong phạm vi địa bàn hoạt động của Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, gồm: Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh, tạm nhập – tái xuất, gia công, nhập khẩu sản xuất xuất khẩu và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, kim khí quý, đá quý qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động. Thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời vào ngân sách Nhà nước. Thực hiện công tác phúc tập hồ sơ tại cửa khẩu phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật. Thực hiện thống kê Nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý. 2. Tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của cộng đồng daonh nghiệp, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh và nhân dân theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo; 3. Xử lý vi phạm hành chính đối với các vụ buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép qua biên giới và các vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật; 4. Đề xuất với Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị để kiến nghị về những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của ngành Hải quan về chuyên môn, nghiệp vụ và xây dựng lực 58 lượng; kịp thời báo cáo Cục trưởng những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Hải quan cửa khẩu; 5. Tổ chức nghiên cứu và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý Hải quan hiện đại vào các hoạt động của Chi cục; 6. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị và chính quyền địa phương sở tại để thực hiện nhiệm vụ được giao; 7. Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật trên địa bàn; 8. Tổng kết, thống kê, đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả các mặt công tác của Chi cục; thực hiện báo báo theo quy định của ngành Hải quan; 9. Được ký các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý cấp Chi cục theo quy định của luật Hải quan; 10. Sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của Chi cục Hải quan theo quy định của Nhà nước và theo phân cấp quản lý cán bộ; 11. Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động được phân bổ theo đúng quy định của Nhà nước; 12. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. 2.2. Thực trạng phƣơng tiện vận tải xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo 2.2.1. Về phương tiện vận tải hành khách (du lịch) Trong những năm gần đây, từ khi cặp cửa khẩu Lao Bảo (việt Nam) và Densavanh (Lào) chính thức triển khai bước 4 mô hình “”một cửa một lần dừng”” vào tháng 01 năm 2015, lưu lượng phương tiện vận tải XNC qua cửa khẩu Lao Bảo tăng nhanh chóng, đặc biệt lượng phương tiện vận tải chuyên chở hành khách du lịch từ Thái Lan qua Việt Nam và ngược lại tăng nhanh, do nhu cầu và sự phát triển du lịch của các nước trong khu vực ngày càng được đẩy mạnh. Nhiều công ty du lịch của Thái Lan đã tận dụng lợi thế của 59 con đường Xuyên Á trên hành lang Kinh tế Đông Tây để nhanh chóng khai thác các địa điểm du lịch nổi tiếng của miền Trung Việt Nam như: Huế, Phố cổ Hội An, TP Đà nẵng, thắng cảnh Non Nước, Tháp chàm, Bana hill... Nhiều công ty du lịch của Việt Nam cũng đã mở rất nhiều tour du lịch từ miền Trung Việt Nam đến đất nước Lào và Thái Lan, thu hút một lượng khách trong nước sang tham qua du lịch nghỉ dưỡng tại Lào và Thái Lan rất lớn. 2.2.2. Về phương tiện vận tải hàng hóa: Nguồn hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài qua cửa khẩu Lao Bảo chủ yếu là lâm sản (gỗ các loại), khoảng sản (thạch cao, đồng) và nông sản (trái cây, cà phê) từ Lào và Thái lan. Với nguồn lâm – nông – khoáng sản dồi dào của vùng Đông Bắc Thái Lan và Nam Lào, một lượng lớn hàng hóa đã được nhập khẩu rất lớn về Việt Nam qua cửa Khẩu Lao Bảo, phương tiện vận tải đã được các công ty vận tải hàng hóa từ Bắc và Nam tham gia hoạt động với nhiều loại hình và phương thức vận tải khác nhau. Những phương tiện lớn chuyên chở hàng hóa cồng kềnh cũng được huy động để tham gia hoạt động lâm, khoáng sản về Việt Nam. Với điều kiện địa lý của nước bạn Lào không có cảng biển, hoạt động nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài vào thị trường Lào phục vụ cho hoạt động sản xuất và phát triển đất nước Lào thông qua các cảng biển Việt Nam, quá cảnh tuyến đường xuyên á hành làng kinh tế Đông Tây, mà chủ yếu xuất phát từ cảng biển Đà Nẵng đến Lao Bảo, La Lay, quá cảnh Việt Nam vào Lào. Lượng phương tiện vận tải chuyên dụng chở mặt hàng xăng dầu qua Lào cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số phương tiện vận tải XNC tại cửa khẩu Lao Bảo. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam qua Lào trong thời gian gần đây cũng hết sức sôi động, phần lớn các khu vực Nam và Bắc Lào đang trong tiến trình xây dựng và phát triển, lượng nguyên vật liệu như xi măng, 60 sắt thép để xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu được nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là lượng hàng và mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Lào. Các công ty có hoạt động kinh doanh thương mại của Việt Nam, mà chủ yếu là ở Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình cũng đã bắt đầu vươn xa ra thị trường nước ngoài trong hoạt động dịch vụ trao đổi hàng hóa thương mại là các nhu yếu phẩm phục vụ đời sống con người, lượng phương tiện vận tải để phục vụ cho hoạt động thương mại này cũng ngày càng gia tăng. 2.2.3. Về phương tiện vận tải cá nhân, công vụ Bên cạnh các hoạt động vận tải truyền thống tham gia các lĩnh vực du lịch, thương mại, tại cửa khẩu Lao Bảo còn xuất hiện ngày càng nhiều các phương tiện vận tải cá nhân của cư dân 2 nước có chung đường biên giới sang tham viếng, du lịch và ký kết hợp tác làm ăn với nhau ngày càng nhiều. Số lượng phương tiện cá nhân của cư dân biên giới và lượng xe công vụ tham gia hoạt động XNC ngày càng gia tăng đã góp phần làm sôi động hoạt động phương tiện vận tải XNC tại cửa khẩu trong thời gian qua. Và chắc chắc trong tương lai gần khi mà các Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, du lịch... tác động sâu rộng đối với các nước trong khu vực thì lượng phương tiện vận tải XNC tham gia ở tất cả các lĩnh vực, các loại hình ngành càng gia tăng. 2.2.4. Về phương tiện tay lái nghịch Phương tiện tay lái nghịch của yếu là của Thái Lan, loại phương tiện này tham gia hoạt động XNC qua cửa khẩu Lao Bảo vào 2 lĩnh vực chủ yếu đó là: hoạt động du lịch và vận tải hàng hóa từ Thái Lan kến KTM đặc biệt Lao Bảo của Việt Nam. Phương tiện tay lái nghịch tham gia hoạt động du lịch sâu vào nội địa Việt Nam, khi làm thủ tục XNC tại cửa khẩu Lao Bảo sẽ có xe của cảnh sát giao thông dẫn đường trên cơ sở tuân thủ luật giao thông đường bộ Việt Nam và sự đảm bảo của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực an toàn giao thông. (Phương tiện tai lái nghịch của Thái Lan được quy định tại Nghị định số 80/2009/NĐ-Cp 61 ngày 01 tháng 10 năm 2009 quy định xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam). Lượng phương tiện này hoạt động XNC tại cửa khẩu Lao Bảo không nhiều, về lĩnh vực du lịch chủ yếu là khách du lịch Thái Lan theo hành trình du lịch Caraval; về phương tiện vận tải hàng hóa chủ yếu chuyên chở hàng hóa thẳng từ Thái Lan vào khu vực KTM Thương mại Lao Bảo để cung cấp linh kiện, nguyên liệu cho 02 nhà máy sản xuất xăm lốp xe máy, xe ô tô các loại và một nhà máy sản xuất nước uống tăng lực Red bull có 100% vốn đầu tư của Thái Lan. Tóm lại: Phương tiện vận tải làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo chủ yếu các loại hình sau: + Phương tiện có vận chuyển hàng hóa + Phương tiện chở hành khách (du lịch) + Phương tiện chuyên chở hàng hóa quá cảnh + Phương tiện của các tổ chức, cá nhân người Việt Nam và nước ngoài (không tham gia hoạt động thương mại và vận chuyển hàng hóa) Bảng 2.1: Số phương tiện vận tải làm thủ tục XNC qua cửa khẩu Lao Bảo Số lƣợng Tờ khai PTVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số lượt PTVT có vận chuyển h.hóa 34.449 27.531 35.155 34.426 30.180 Số lượng PTVT vận chuyển người 10.854 10.987 12.829 11.339 11.547 Số lượng PTVT cá nhân, t/chức XC 19.959 17.881 20.345 23.360 22.891 (Nguồn: Số liệu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo) 2.2.5. Thời gian làm thủ tục đối với phương tiện vận tải làm thủ tục XNC Tùy theo từng loại hình phương tiện vận tải xuất nhập cảnh được làm thủ tục tại cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo thì thời gian để thông quan cho phương tiện vận tải XNC sẽ khác nhau, đơn cử: nếu cùng một chủng loại phương tiện như 62 nhau, nếu phương tiện A có chở hàng hóa, còn phương tiện B không chở hàng hóa, thời gian làm thủ tục XNC cho 2 loại phương tiện này là ngang nhau, tuy nhiên thời gian để thông quan cho 2 phương tiện vận tải ra khỏi khu vực cửa khẩu khác nhau, lý do thời gian thông quan đối với phương tiện A còn phụ thuộc vào thời gian thông quan hàng hóa mà phương tiện A đang vận chuyển. Bên cạnh đó, trên thực tế, một phương tiện vận tải làm thủ tục XNC tại cửa khẩu Lao Bảo bị chi phối tác động của nhiều cơ quan ban ngành cùng làm việc tại cửa khẩu, không chỉ huy nhất cơ quan Hải quan tiến hành làm thủ tục XNC cho phương tiện vận tải mà còn có cả lực lượng bộ đội Biên phòng và các cơ quan kiểm dịch khác. Bên cạnh đó, với mô hình kiểm tra chung “”một cửa một lần dừng”” phương tiện vận tải XNC còn phải làm thủ tục thông quan theo pháp luật của cả 2 nước Việt nam và Lào. Đây cũng là một trong những điểm chưa thật sự phù hợp so với nội hàm, mục đích của mô hình “”một cửa một lần dừng”” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo – Dansavanh, mà trong thời gian tới Chính phủ 2 nước và các cơ quan hữu quan của cả 2 bên sẽ cần phải xem xét, nghiên cứu để hoàn thiện hơn theo đúng tinh thần chung về tạo thuận lợi cho hoạt động qua lại biên giới của các quốc gia. Bảng 2.2: Thời gian hoàn thành thủ tục Hải quan cho một phương tiện vận tải xuất nhập cảnh. TT Mô tả công việc trong quá trình hoàn thành thủ tục Hải quan cho PTVT XNC Thời gian thực hiện TB (phút) 1 Tiếp nhận, kiểm tra tờ khai PTVT 02 2 Đăng ký tờ khai PTVT vào hệ thống máy tính 05 3 In kết quả tờ khai PTVT 02 4 Thủ tục lệ phí PTVT 01 5 Kiểm tra đối chiếu PTVT so với khai báo 05 6 Hoàn thành thủ tục thông quan PTVT 05 (Nguồn: Số liệu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo) 63 2.2.6. Các yếu tố đó ảnh hưởng và làm thay đổi tương đối thời gian làm thủ tục thông quan cho một phương tiện vận tải XNC: a) Thời gian thông quan đối với hàng hóa XNK mà phương tiện vận tải đang chuyên chở: Như đã nói ở phần 2.2.5, các yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến thời gian thông qua cho một phương tiện vận tải là rất nhiều. Trong đó, yếu tố thời gian thông quan cho một lô hàng XNK mà phương tiện vận tải đang chuyên chở được tóm lược ở bảng số liệu sau. Bảng 2.3: Thời gian hoàn thành thủ tục Hải quan cho một lô hàng XNK TT Mô tả công việc trong quá trình hoàn thành thủ tục Hải quan cho một lô hàng Thời gian thực hiện (phút) 1 Hồ sơ Hải quan lô hàng XK điện tử hoàn thành thủ tục kiểm tra 10 2 Hồ sơ Hải quan lô hàng NK điện tử hoàn thành thủ tục kiểm tra 10 3 Hồ sơ được luân chuyển từ bước kiểm tra hồ sơ sang bộ p hận kiểm hóa (giao nhận) 2 4 Lô hàng xuất khẩu điện tử đã thực hiện kiểm tra thực tế toàn bộ 60 5 Lô hàng xuất khẩu điện tử đã thực hiện kiểm tra thực tế theo tỷ lệ 45 6 Lô hàng xuất khẩu điện tử đã thực hiện kiểm tra thực tế toàn bộ 60 7 Lô hàng xuất khẩu điện tử đã thực hiện kiểm tra thực tế theo tỷ lệ 45 8 đóng dấu, trả lời khai 3 9 Tờ khai XK đã được kiểm tra và xác nhận qua khu vực giám sát 3.5 10 Tờ khai XK đã được kiểm tra và xác nhận qua khu vực giám sát 3.5 (Nguồn: Số liệu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo) 64 (Thời gian trên là thời gian trực tiếp thao tác đối với hồ sơ và hàng hóa để thông quan 01 lô hàng thông thường, không bao gồm thời gian gián tiếp của cơ quan Hải quan để quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ, hoàn thành kiểm tra lệ phí đối với lô hàng, không bao gồm các trường hợp đặc biệt như lỗi hệ thống, phát sinh các vi phạm cần xử lý). b) Thời gian làm thủ tục, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng: Theo quy định của Luật biên giới và các văn bản quy phạm pháp luật khác về chức năng nhiệm vụ của lực lượng Biên phòng tại các cửa khẩu đường bộ, lực lượng biên phòng cũng có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát phương tiện vận tải xuất nhập cảnh theo quy trình của mình. Đây là khoảng thời gian được cộng vào với khoảng thời gian mà phương tiện vận tải được làm thủ tục XNC tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. Ngoài ra, đối với một số trường hợp đặc biêt và cần thiết, phương tiện vận tải XNC còn phải làm thủ tục về an toàn kiểm dịch y tế theo quy định của pháp luật mỗi nước. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với phƣơng tiện vận tải xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Lao Bảo 2.3.1. Hệ thống văn bản quán lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh a) Luật Hải quan số 54/2014/QH13 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2015. Thủ tục Hải quan đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh được quy định cụ thể tại Điều 2, Điều 16, Điều 21, Điều 25, Điều 35, Điều 56, Điều 69, Điều 74, 75,76,77,78. b) Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan Về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. c) Thông tư số 42/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 03 năm 2015 của Bộ tài chính quy định về thủ tục Hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 4 năm 2015. 65 Phạm vi điều chỉnh đối với đối tượng là phương tiện vận tải đường bộ XNC được thể hiện ở các Điều 26, 27,28, 29, 30 d) Nghị định thư số 72/2010/SL-LPQT ngày 17/12/2010 thực hiện Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, ký tại Hà Nội ngày 15 tháng 9 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2010. Nghị định này quy định một số nội dung đối với phương tiện vận tải của 2 nước Việt Nam – Lào qua lại biên giới. Trong đó, ngoài việc tuân thủ pháp luật của mỗi bên, Nghị định cho phép phương tiện vận tải mỗi nước sang hoạt động trên lãnh thổ của nước kia được thuận lợi hơn, cụ thể: + Phương tiện vận tải được tạm nhập vào lãnh thổ mỗi Bên ký kết được phép lưu hành trong thời hạn 30 ngày và được phép gia hạn một lần với thời gian không quá 10 ngày trong trường hợp bất khả kháng hoặc vì lý do khách quan. Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện gặp sự cố chịu trách nhiệm gia hạn. Việc tái xuất không phụ thuộc vào cửa khẩu tạm nhập. + Phương tiện của mỗi bên được phép vào lãnh thổ của nước kia trong khu vực biên giới để giao nhận hàng hóa, thăm thân nhân, thời gian lưu trú tối đa là 24h. Trong trường hợp cần thiết phải làm thủ tục gia hạn lưu trú tại Chi cục hải quan cửa khẩu, chỉ duy nhất một lần gia hạn, thời gian gia hạn tối đa 24h. + Mỗi Bên ký kết công nhận biển đăng ký phương tiện, giấy đăng ký phương tiện, chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện và/hoặc tem kiểm định, giấy phép lái xe và giấy phép liên vận do cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết kia cấp. + Nghị định cũng quy định thống nhất về mẫu Sổ giấy phép liên vận, phù hiệu gắn trên phương tiện vận tải của mỗi nước. 66 + Nghị định cũng quy định rõ 15 cặp cửa khẩu của Việt Nam – Lào được thực hiện đầy đủ các nội dung của Nghị định thư về phương tiện vận tải xuất nhập cảnh. 2.3.2. Các chính sách đối với phương tiện vận tải XNC tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo Về cơ bản, công tác quản lý nhà nước tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo được thực hiện đầy đủ, chuẩn mực, đúng chính sách, chế độ, quy định của Pháp luật. Những vấn đề chưa triển khai hoàn thiện, hoặc còn vướng mắc không do ý chí chủ quan mà xuất phát từ chính sách quản lý tầm vĩ mô thể hiện trên hệ thống văn bản quản lý nhà nước nói chung và chính sách quản lý đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh nói riêng. Ngoài ra, trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý nhà nước còn chưa đồng bộ giữa các ngành, các cấp, nhiều văn bản quy định còn chồng chéo về chức năng nhiệm vu, cách thức giải quyết, cách hiểu để đưa ra quyết định xử lý. Trong quá trình cải cách thủ tục hành chính còn rất nhiều các bất cập đòi hỏi tính đồng bộ vĩ mô cao nên dễ có tình trạng một số đối tượng lợi dụng tính đơn giản hóa của thủ tục hành chính để thực hiện các hành vi buôn lậu và giàn lận thương mại. Thêm vào đó, nhân tố quan trọng là trình độ, nhận thức và tính chú động trong việc nghiên cứu, thực thi pháp luật của phần nhiều doanh nghiệp còn chưa cao, mang tính manh mún chụp giật cũng là một trong những nguyên nhân ngăn cản, hạn chế việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh của Chi cục. Nhìn lại, với lượng nhân lực hạn chế, khối lượng công việc lớn, áp lực về thời gian thông quan, phái thực hiện nhiều biện pháp, giải pháp như chuyển từ khai Hải quan thủ công sang khai điện tử, áp dụng hệ thống thông quan điện tử, cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chính nhưng phải đảm bảo công tác quản lý nhà nước một cách chuẩn mực, chuyên nghiệp, minh bạch, 67 hiệu quả, thì những kết quả đạt được cho thấy đơn vị cơ bản đã hoàn thành tốt công tác quản lý nhà nước . Theo đó thì Chính sách thủ tục Hải quan cơ bản ngày càng đơn giản, minh bạch. Hệ thống văn bản quy định về thủ tục, giấy tờ trong bộ hồ sơ Hải quan không còn nhiều như trước; tuy nhiên không phải là không phát sinh vướng mắc. Có thể thấy một vài vướng mắc trong chính sách quản lý, cơ sở hạ tầng, trong thực hiện thủ tục Hải quan cơ bản như sau: - Về chính sách quản lý: Phương tiện vận tải XNC qua cửa khẩu biên giới đường bộ trên toàn quốc nói chung và tại cửa khẩu Lao Bảo nói chung đang được điều chỉnh trong công tác quản lý của rất nhiều cơ quan chức năng, trong đó có 2 lực lượng chủ yếu là Bộ đội biên phòng và Hải quan. Trong các văn bản quy phạm pháp luật của mỗi lực lượng đều quy định chức năng nhiệm vụ và quyền hạn cho công chức, quân nhân của ngành mình thực hiện quy trình thủ tục kiểm tra, kiểm soát đối với phương tiện XNC. * Về lực lượng bộ đội biên phòng: Việc kiểm tra, kiểm soát đối với phương tiện vận tải XNC được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Luật biên giới quốc gia ngày 17/6/2003; Điều 6 pháp lệnh Bộ đội Biên phòng; Điều 6 Nghị định số 112/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ * Về lực lượng Hải quan: Việc kiểm tra, kiểm soát đối với phương tiện vận tải XNC được thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014; Nghị định số 08/NĐ/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 và Thông tư số 42/2015/TT-BTC ngày 17/3/2015 của Bộ Tài chính. Theo đó toàn bộ quy trình thủ tục Hải quan đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh được làm 68 thủ tục tại cơ quan Hải quan tại cửa khẩu trước khi xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật. - Sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng tại cửa khẩu chưa cao. Theo nguyên tắc lực lượng Kiểm dịch phải kiểm tra phương tiện trước khi vào khu vực trong cửa khẩu, lực lượng Bộ đội Biên phòng kiểm tra hộ chiếu của hành khách xuất nhập cảnh, lực lượng Hải quan kiểm tra phương tiện và hàng hóa. Nhưng rất nhiều lúc khi phương tiện vào khu vực kiểm tra Hải quan trong khi Hải quan đang kiểm tra thì cả Biên phòng, Kiểm dịch cũng ra kiểm tra, đặc biệt là lực lượng Bộ đội Biên phòng. Điều này gây rất nhiều phiền toái cho người điều khiển phương tiện cũng như tạo lên hiện tượng căng thẳng, “hình sự hóa” cho người điều khiển phương tiện. Đặc biệt, công tác cải cách hành chính tại cửa khẩu Đensavanh – Lào còn chậm, có đến 14 cơ quan tham gia trực tiếp vào công tác quản lý đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải và hành khách XNC; Như vậy, những chính sách quản lý như nêu trên không những thể hiện mang tính cảm tính của nhà quản lý mà còn mang tính phiến diện, chưa hài hòa, nặng về mục tiêu quản lý nhiều hơn là xuất phát từ tính ưu tiên, nhu cầu thực tế phát triển, thông thương cho hàng hóa thương mại và phương tiện xuất nhập cảnh. Chưa thật sự tạo điều kện thuận lợi cho hoạt động giao thương giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Công tác quản lý còn mang tính nặng nề nhiều ngành, nhiều cấp, một đối tượng được quản lý bởi nhiều chủ thể, chưa phân định được trách nhiệm rõ ràng trong công tác quản lý, dẫn đến mất nhiều thời gian thực hiện thủ tục hành chính cho một sự vụ. - Về cơ sở hạ tầng: + Điểm kiểm tra chung phía Việt Nam có diện tích quá nhỏ, không đáp ứng được việc làm thủ tục cho hàng hóa XNK qua cửa khẩu Lao Bảo đang 69 tăng lên hàng ngày. Hiện nay, theo đề xuất của Cục Hải quan Quảng Trị, khu vực cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đã được UBND tỉnh cho phép quy hoạch mở rộng với phạm vi khoảng 10 ha, trong đó phía xuất là 7ha, phía nhập là 3ha. Do đó có thể xem xét xây dựng, mở rộng Điểm kiểm tra chung hiện tại với diện tích khoảng 30.000 m2. - Điểm kiểm tra chung phía Lào hiện tại có 2 vị trí, diện tích tổng cộng nhỏ hơn phía Việt Nam, và quá xa cửa khẩu nên rất khó khăn cho Hải quan Việt Nam trong việc giám sát phương tiện, hàng hóa từ cửa khẩu Việt Nam sang cửa khẩu Lào. + Máy soi container được trang bị có công suất nhỏ (2,5 McV) nên hình ảnh soi chiếu rất mờ, thậm chí chỉ là màu đen tuyền không thể phân tích hình ảnh đối với hàng hóa đặc, khó xuyên thấu (như thạch cao, hàng điện tử) và là máy soi cố định nên không phù hợp với thực tế và đặc điểm phương tiện XNC qua cửa khẩu Lao Bảo. Máy soi chỉ soi được các xe chuyên chở container (theo đúng thiết kế xe do Nhật bản sản xuất) còn các xe container, xe chở hàng khác đều không thực hiện được do ảnh chụp lấn sang phía cabin người lái, nguy hại đến sức khỏe lái xe, trong khi đây là phương tiện nhập cảnh chủ yếu tại đây. Mặt khác, máy soi được đưa vào sử dụng với thời gian chưa lâu nhưng thường xuyên hư hỏng, hiệu quả soi chiếu rất thấp (Cục Hải quan Quảng trị đã có báo cáo cụ thể cho Vụ Tài vụ - Quản trị hàng tháng). Bên cạnh đó, do Công ty có chuyên môn bảo dưỡng, sữa chữa máy soi ở quá xa nên việc khắc phục sự cố rất khó khăn, mất quá nhiều thời gian chờ đợi (có khi là hàng tháng). Khắc phục các bất cập này, Tổng cục đã điều động máy soi container từ Cục Hải quan Đà Nẵng để soi chiếu hàng hóa tại cửa khẩu. + Hệ thống mạng không dây kết nối giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo và Đen sa vẳn chưa được di chuyển qua địa điểm mới (vì phía Lào di chuyển địa điểm kiểm tra chung) nên không kết nối được. 70 - Về thực hiện thủ tục Hải quan: Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, công tác công khai chính sách thủ tục hành chinh được thường xuyên cập nhật, thông tin đến doanh nghiệp dể kịp thời nắm bắt, triển khai thực hiện. Về thủ tục Hải quan, đến nay cơ bản bộ thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước đã được Bộ Tài chính ban hành, chính sửa phù hợp với các quy định của pháp luật , về thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Bộ thủ tục hành chính ban hành, sửa đổi theo các Quyết định số 1904/QĐ-BTC ngày 10/8/2009, Quyết định số 821/QĐ-BTC ngày 06/4/201 l, Quyết định số 272/QĐ-BTC ngày 14/2/2012, Quyết định số 508/QĐ-BTC ngày 24/4/2013, Quyết định 1842/QĐ:BTC ngày 30/07/2014 và Quyết định 2510/QĐ-BTC ngày 30/9/2014 của Bộ Tài chính bao gồm tổng cộng 187 bộ thủ tục trong đó cấp Cục 34 thủ tục, cấp Chi cục 153 thủ tục. Bộ thủ tục được công khai trên trang Web của Tổng cục Hải quan tại địa chỉ HYPERLINK '' Ngay khi có các quyết định ban hành, sửa đổi bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo đã thông báo cho các doanh nghiệp biết để tra cứu, thực hiện. Đối với các th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_phuong_tien_van_tai_xuat_c.pdf
Tài liệu liên quan