MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1
I- Giới thiệu chung về tổ chức thương mại thế giới và nguyên nhân việt nam gia nhập tổ chức 2
1- Lịch sử hình thành WTO 2
2- Mục đích hoạt động của tổ chức 3
3- Một số cam kết khi gia nhập WTO 4
4- Nguyên nhân Việt Nam muốn là thành viên của tổ chức 8
II- Giới thiệu chung về tình hình của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước khi Việt Nam tham gia WTO 11
1- Tình hình kinh doanh cuả các ngân hàng thương mại 11
2- Cách thức quản lý của các nhà quản trị ngành ngân hang 15
3- Các chuẩn bị của một số ngân hàng khi Việt Nam sắp gia nhập WTO 18
III- Sự thay đổi môi trường kinh doanh của Ngành ngân hang khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới. 18
1- Tác động của luật pháp 18
2- Tác động của môi trường kinh tế - xã hội. 20
3- Một số tác động của các nhân tố khác 21
IV- Ngân hàng thương mại Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO 22
1- Huy động vố đầu tư cho phát triển kinh tế của hệ thống ngân hàng sau gần 2 năm Việt Nam gia nhập WTO 22
2- Cạnh tranh trên thị trường nguồn nhân lực tài chính ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập WTO 23
3- Một số điểm mới trong cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Việt Nam 25
4- Một số vấn đề còn tồn tại của ngân hàng Việt Nam hiện nay. 27
V- Những thành công và thất bại của một số ngân hàng thương mại Việt Nam 28
1- Thành công của một số ngân hang 28
2- Thất bại của một số ngân hang 30
VI- Giải pháp cho các ngân hàng thương mại Việt nam 31
KẾT LUẬN 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3110 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngân hàng thương mại Việt Nam trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực tiếp nước ngoài và Trung Quốc trở thành nước đứng đầu thế giới về FDI.
Việt Nam cũng đã thành công trong việc thu hút đầu tư. Đến năm 2004, tổng FDI vào Việt Nam là 4,1 tỷ USD, trong đó số FDI vào ngành dệt may là 3.215 triệu USD (vốn đăng ký) với tổng số dự án là 534 từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Như vậy, với những thay đổi trong hệ thống pháp lý của Việt Nam qua tiến trình đàm phán gia nhập sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm trong các quy định liên quan đến đầu tư, và như vậy, sẽ tạo nên môi trường thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, trong đó đương nhiên có các nhà đầu tư vào ngành dệt là ngành thượng nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành may Việt Nam, là yếu tố quan trọng cho việc phát triển bền vững ngành dệt may Việt Nam.
Trên đây là những lợi ích cơ bản mà Việt Nam sẽ được hưởng khi là thành viên của WTO và cũng chính điều này là động lực thúc đẩy Việt Nam gia nhập WTO
II- Giới thiệu chung về tình hình của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước khi Việt Nam tham gia WTO
1- Tình hình kinh doanh cuả các ngân hàng thương mại
Theo quý I năm 2007
Trong quý 1/2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vẫn duy trì các mức lãi suất đã công bố trong các quý trước, đồng thời từ 01/3/2007, NHNN bắt đầu thực hiện bỏ quy định trần lãi suất tiền gửi USD của pháp nhân tại tổ chức tín dụng (TCTD), thống nhất thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong việc huy động tiền gửi của các TCTD theo Quyết định số 07/2007/QĐ-NHNN. Tỷ giá đồng USD/VND giảm nhẹ so với cuối năm 2006 (khoảng 0,28%) và tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 0,81%). Lãi suất huy động của các NHTM có một số thay đổi không đáng kể, chủ yếu ở các NHTMCP tình hình hoạt động của các ngân hàng theo từng nhóm có những điểm nổi bật sau:
• Số lượng và vốn điều lệ thực hiện của các tổ chức tham gia BHTG là NHTM không thay đổi nhưng có sự thay đổi về mô hình hoạt động
• Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tiếp tục giảm nhưng tỉ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức cao
• Huy động vốn toàn hệ thống tăng cao cả về tiền gửi bằng VND và ngoại tệ
Cơ cấu các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi: Không có sự thay đổi về số lượng các tổ chức tham gia bảo hiểm là ngân hàng thương mại, tuy nhiên có sự thay đổi về tên gọi và nhóm hoạt động của một số ngân hàng. Trong quý 1, ngân hàng Toàn cầu đổi tên thành ngân hàng Dầu khí toàn cầu, và 3 ngân hàng chuyển từ nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn lên hoạt động ở nhóm NHTMCP đô thị1. Trong quý 1/2007, không có thêm NHTMCP nào tăng vốn vượt mức 1.000 tỉ đồng.
Tổng tài sản có: Tổng tài sản có toàn hệ thống NHTM tính đến hết quý 1/2007 tăng 10,73% so với quý 4/2006, trong đó tài sản có sinh lời vẫn chiếm khoảng 92% tổng tài sản. Đây cũng có thể coi là một trong những điều kiện khiến cho thu nhập của các ngân hàng đạt mức cao và tăng liên tục trong các quý gần đây, góp phần tạo ra một kết quả kinh doanh khá ấn tượng của ngành ngân hàng
Dư nợ & Nợ xấu: Trong quý 1/2007, tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng tăng 5,98% so với thời điểm cuối quý 4/2006 và tăng 28,9% so với cùng kì năm 2006. Nguyên nhân của việc tổng dư nợ trong quý 1/2007 tăng cao hơn so với các năm trước có thể do mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng cao trong năm vừa qua. Việc Việt Nam gia nhập WTO cũng làm cho các ngành, các lĩnh vực tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh và do vậy, nhu cầu vay vốn tăng cao (Theo số liệu giám sát của BHTGVN, dư nợ phân theo ngành kinh tế tập trung ở một số ngành chủ yếu như Công nghiệp khai thác mỏ (79%), Xây dựng (8,8%), Công nghiệp chế biến (5%) và Thương nghiệp (3,6%)). Trong quý này, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tiếp tục giảm (giảm 15,8% so với quý 4/2006 và giảm 37,8% so với quý 1/2006). Tuy nhiên, tỉ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức cao. Nhóm NHTMNN vẫn là nhóm ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu và nợ quá hạn cao so với các nhóm khác trong toàn hệ thống. Tỉ lệ nợ xấu của nhóm NHTMNN trong quý 1/2007 vào khoảng 2,62% và tỉ lệ nợ quá hạn là 12,47%. Trong thời gian tới, toàn hệ thống NHTM nói chung và nhóm NHTMNN nói riêng cần có những biện pháp tích cực để tiếp tục giảm tỉ lệ nợ xấu và tỉ lệ nợ quá hạn, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
Bảng 1: Một số chỉ tiêu chính về tình hình hoạt động của các NHTM tham gia bảo hiểm tiền gửi
TT
Chỉ tiêu
Q1/2006
Q4/2006
Q1/2007
Tăng(+)/giảm (-) Q1/2007 so với Q1/2006
Tăng(+)/giảm (-) Q1/2007 so với Q4/2006
1
Tổng tài sản có
872.065.256
1.127.053.369
1.243.896.276
42,64%
10,73%
2
Tổng dư nợ
540.886.878
655.927.955
695.156.233
28,79%
5,98%
3
Nợ xấu
18.134.371
16.247.309
14.519.214
-19,88%
-10,57%
4
Tỉ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ
3,35%
2,48%
2,09%
-37,84%
-15,87%
5
Vốn huy động từ cá nhân, tổ chức kinh tế
593.575.355
755.638.237
846.572.216
42,62%
12,03%
6
Tỉ lệ vốn huy động từ cá nhân, tổ chức kinh tế/ tổng nguồn vốn
68,07%
67,04%
68,05%
-0,03%
1,5%
7
Kết quả kinh doanh
6.298.418
10.959.404
7.174.747
13,91%
8
Số lượng các NHTM tham gia BHTG
67
73
73
8,96%
0%
9
Số lượng các ngân hang có vốn điều lệ > 1000 tỷ
5
13
13
160%
0%
10
Số lượng các ngân hang lỗ lũy kế
3
5
5
67%
0%
Vốn huy động: Trong quý 1, vốn huy động từ cá nhân, tổ chức kinh tế trong toàn hệ thống ngân hàng tăng mạnh, tăng trên 12,3% so với quý 4 năm 2006 và tăng tới 43% so với cùng kì năm ngoái, cao hơn hẳn so với các mức tăng tương ứng vào thời điểm quý 1 năm 2006 (5,4% và 31,01%). Trong đó, huy động vốn bằng VND và ngoại tệ đều tăng (tiền gửi bằng VND tăng 9,06% và USD tăng 2,36% so với quý 4 năm 2006). Như vậy, theo số liệu giám sát quý, không có dấu hiệu người gửi tiền và các tổ chức kinh tế chuyển dịch từ tiền gửi VND sang USD mặc dù lãi suất USD đã chính thức được tự do hóa và tăng lên tại một số NHTMCP. Nguồn vốn huy động của các ngân hàng phần lớn vẫn là từ tiền gửi của cá nhân và các tổ chức kinh tế (chiếm trên 68% tổng nguồn vốn) tuy nhiên trong quý 1, tiền gửi VND của các TCKT tăng mạnh (mức tăng cao hơn mức tăng của tiền gửi cá nhân khoảng 5%). Vốn huy động tăng cao trong quý 1 nhưng lãi suất huy động không tăng mạnh, lãi suất huy động VND có tăng lên với mức nhẹ ở một số ngân hàng và phổ biến ở mức 9%/năm. Trong khi đó, sau khi Quyết định số 07/2007/QĐ-NHNN có hiệu lực, các ngân hàng tăng lãi suất huy động USD phổ biến ở mức từ 0,5 – 3,35%/năm.
Kết quả kinh doanh: Chênh lệch thu nhập - chi phí của toàn hệ thống NHTM trong quý 1/2007 đạt trên 7 nghìn tỉ đồng, tăng 13,91% so với cùng kì năm ngoái. Mức tăng trưởng của ngành ngân hàng trong thời gian vừa qua là tương đối khả quan. Tuy nhiên các ngân hàng cũng cần có những biện pháp kiểm soát tốt nhằm tránh tình trạng tăng trưởng quá nóng có thể dẫn tới những rủi ro cho hoạt động ngân hàng.
Trong quý này, toàn hệ thống ngân hàng thương mại vẫn có 5 ngân hàng bị lỗ lũy kế, chiếm 6,8% số các ngân hàng tham gia BHTG, tập trung vào nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Đáng chú ý là có ngân hàng mức lỗ lũy kế tính đến hết quý 1/2007 lên tới 17 tỉ VND.
2- Cách thức quản lý của các nhà quản trị ngành ngân hang
Trong những năm vừa qua các nhà quản trị ngân hang đã làm được rất nhiều việc giúp ích cho sự phát triển của ngành ngân hang nhưng công việc quản trị của họ vẫn còn có một số các tồn tại. mang cả tính khách quan và chủ quan có thể kể đến như:
Thách thức lớn nhất đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nằm ở nội lực của chính các ngân hàng, với quy mô vốn nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, trình độ công nghệ còn chậm tiến so với các nước trong khu vực.
Mặc dù vốn điều lệ của các ngân hàng đã tăng mạnh so với trước đây nhưng còn nhỏ bé so với thế giới và khu vực. Mức vốn tự có trung bình của một ngân hàng thương mại Nhà nước là 4.200 tỷ đồng, tổng mức vốn tự có của 5 ngân hàng thương mại Nhà nước chỉ tương đương với một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực. Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm đến trên 75% thị trường huy động vốn đầu vào và trên 73% thị trường tín dụng.
Trong khi đó, hệ số an toàn vốn bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam thấp (dưới 5%), chưa đạt tỷ lệ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và thông lệ quốc tế (8%). Chất lượng và hiệu quả sử dụng tài sản Có thấp (dưới 1%), lại phải đối phó với rủi ro lệch kép là rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá.
Theo PGS.TS Lê Hoàng Nga, Học viện Ngân hàng, nếu trích lập đầy đủ những khoản nợ khoanh và nợ khó đòi thì vốn tự có của nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam, nhất là ngân hàng thương mại Nhà nước, ở tình trạng âm.
Điểm hạn chế thứ hai của các ngân hàng trong nước là hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm trên 80% tổng thu nhập.
Trong tham luận gửi về hội thảo, TS. Lê Quốc Lý, Vụ trưởng Vụ Tài chính tiền tệ, Bộ Kế hoạch Đầu tư, có viết: “Do không thể đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng đã khiến các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu dựa vào công cụ lãi suất để cạnh tranh thu hút khách hàng. Tuy nhiên, công cụ này cũng chỉ có tác dụng ở mức giới hạn nhất định”.
Tình hình nợ xấu vẫn có xu hướng giảm nhưng chưa chắc chắn, trong đó đáng chú ý là các tổ chức tín dụng nhà nước. TS. Lý cũng cho biết thêm, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn gia tăng tại các ngân hàng thương mại quốc doanh là do: việc cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, trong khi thị trường bất động sản và thị trường hàng hóa chưa phát triển và còn nhiều biến động phức tạp; tự do hóa lãi suất có xu hướng làm cho mặt bằng lãi suất trong nước tăng lên, tạo điều kiện thu hút thêm tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi tăng lên làm cho lãi suất cho vay cũng tăng, tạo thêm gánh nặng về chi phí cho các doanh nghiệp phụ thuộc nặng nề vào nguồn vay từ ngân hàng. Hậu quả là, ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay để nuôi nợ, dẫn đến tình trạng mất vốn ngày càng lớn.
Một yếu điểm nữa của hệ thống ngân hàng là “Việc sử dụng vốn cho vay trung và dài hạn ở nước ta hiện nay tới 50% là quá cao, nếu duy trì quá lâu sẽ là yếu tố gây rủi ro lớn và có nguy cơ gây ra thiếu an toàn cho toàn bộ hệ thống”, TS. Lê Quốc Lý nhận xét.
*Giải pháp đề xuất
Thứ nhất là nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại bằng việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, điều chỉnh lãi suất tiền gửi trung và dài hạn hợp lý. Ngoài ra, các ngân hàng cần cơ cấu đầu tư vốn trong điều kiện mới theo hướng, giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, phát triển cho vay tiêu dùng đối với các cá nhân trong nền kinh tế.
Điểm thứ hai là tăng cường hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán. Theo TS. Đinh Xuân Hạng, Học viện Tài chính, các ngân hàng thương mại cần tăng mức vốn đầu tư để trang bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, các dự án đầu tư công nghệ cần tính toán kỹ lưỡng để sử dụng công suất phù hợp với chiến lược mở rộng kinh doanh của ngân hàng. Thực tế mặc dù đã được Nhà nước "bơm" vốn tới 4 lần, nhưng tổng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nhà nước tính đến đầu năm 2005 mới đạt khoảng 21.000 tỷ đồng, làm hạn chế khả năng huy động và cung ứng tín dụng cho toàn nền kinh tế. Dư nợ tín dụng mới đạt xấp xỉ 55% GDP, thấp xa so với mức trên 80% của các nước trong khu vực. Bình quân, mức vốn tự có của các ngân hàng thương mại nhà nước khoảng từ 200 đến 250 triệu USD, chỉ bằng một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực; còn lại hầu hết các ngân hàng cổ phần có mức vốn điều lệ bình quân chỉ khoảng từ 200 đến 300 tỷ đồng.
Điểm thứ ba được tất cả các diễn giả đồng ý là nhân lực chất lượng cao là động lực để bức phá. Nâng cao năng lực cán bộ thông qua nâng cao trình độ quản trị điều hành. Theo Th.S Trịnh Phong Lan, Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính, việc nâng cao năng lực quản trị của các ngân hàng thương mại Nhà nước sau khi cổ phần hóa sẽ được thực hiện nhanh nhất và hiệu quả nhất thông qua sự trợ giúp của các đối tác chiến lược nước ngoài.
Và một phần quan trọng để khắc phục những rủi ro tín dụng của ngân hàng là thực hiện quản trị ngân hàng thương mại từ chiều rộng sang chiều sâu theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro thông qua việc hoàn thiện bộ máy tổ chức quản trị nội bộ, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và chế độ báo cáo thường xuyên.
3- Các chuẩn bị của một số ngân hàng khi Việt Nam sắp gia nhập WTO
Một số việc làm đã được đề xuất giúp các ngân hang có thể giải quyết khó khăn để chuẩn bị hội nhập:
-tích cực nâng cao năng lực tài chính và chất lượng tín dụng tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế như nâng cao tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu với mục tiêu đến năm 2006 đạt 6% và năm 2010 đạt 8%, tiến hành quá trình cổ phần hóa Ngân hang ngoại thương và Ngân hang nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, tiến tới cổ phần hóa tiếp các ngân hang thương mại khác, tạo điều kiện để các ngân hang phát hành các trái phiếu dài hạn nhằm thúc đẩy thị trường vốn.
- Kiềm chế nợ xấu cũng là yêu cầu cấp thiết trước thềm hội nhập. Theo đánh giá của ngân hang nhà nước tỉ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hang Việt Nam ước chừng 20.000 tỷ đồng tương đương trên 1 tỷ USD, tỷ trọng lớn nhưng số lượng nhỏ. Các khoản nợ này phần lớn rơi vào các doanh nghiệp nhà nước vì thế tới đây khi nguồn vốn ngân sách dồi dào tỉ lệ này có thể giảm bớt, Ngân hang nhà nước đang xúc tiến các dự án nhằm cải thiện năng lực của các ngân hang trong việc đánh giá mức độ rủ do của các dự án và khách hang vay nhằm giúp cho các khoản nợ tồn đọng không bị tăng thêm. Đội ngũ cán bộ được đào tạo nâng cao các kỹ năng đánh giá các mô hình kinh doanh và khả năng sinh lời của dự án, từ đó dự đoán được mức độ rủi do cho các khoản tín dụng một cách hợp lý
-Bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực ngân hang sao cho phù hợp với các cam kết hội nhập, hướng tới hạn chế và xóa bỏ tình trạng bảo hộ, bao cấp của nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng nhằm tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng….
III- Sự thay đổi môi trường kinh doanh của Ngành ngân hang khi Việt Nam tham gia tổ chức thương mại thế giới.
1- Tác động của luật pháp
Để thực thi các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và chuẩn bị cho gia nhập WTO, trong thời gian qua hệ thống pháp luật về ngân hàng của Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản. Các văn bản pháp luật cơ bản về tiền tệ, ngân hàng được hoàn thiện, như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ngân trên là hàng nhà nước Việt Nam ngày 17/6/2003; Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng ngày 15/6/2004; Luật các công cụ chuyển nhượng ngày 29/11/2005; Pháp lệnh Ngoại hối của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 13/12/2005; Nghị định số 22/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2006 về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 74/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/6/2005 về phòng, chống rửa tiền... Như vậy, nếu đối chiếu với các cam kết của Việt Nam trong Phụ lục Biểu Cam kết cụ thể đối với thương mại dịch vụ (tài liệu WT/ACC/VNM/48/Add.2) kèm Nghị định thư về việc gia nhập WTO, với pháp luật Việt Nam hiện hành có thể nhận thấy những tương thích cơ bản.
Tuy nhiên, những thành tựu lập pháp nói trên chỉ là khởi động của một quá trình, để dịch vụ tiền tệ ngân hàng phát triển bền vững trong sau hội nhập, những thay đổi trên chưa đủ.
Thứ nhất: Các văn bản pháp luật liên quan lĩnh vực giao dịch có bảo đảm (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh); pháp luật về công chứng; pháp luật về đăng ký giao dịch có bảo đảm; pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm…phải được sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp trong điều kiện mới.
Thứ hai: Các qui định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác chưa cụ thể. Hiện tại, theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, một trong những điều kiện bắt buộc để được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cấp phép là “có nhu cầu hoạt động ngân hàng trên địa bàn”. Thiết nghĩ, phải nhanh chóng xoá bỏ các điều kiện mang tính định tính trong nhóm các điều kiện tiếp cận thị trường. Thay vào đó, các điều kiện như tỷ lệ vốn an toàn, khả năng thanh toán và trình độ quản trị ngân hàng sẽ được bổ sung vào nhóm các điều kiện cấp phép. Những bổ sung này đảm bảo phù hợp với tinh thần các cam kết, vừa trong khuôn khổ “biện pháp thận trọng” được phép ghi nhận trong Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia.
Thứ ba: Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam cần thiết phân định rạch ròi hơn nữa chức năng của các ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách xã hội. Những ngân hàng thương mại dù là ngân hàng thương mại nhà nước phải được trao quyền tự chủ trong kinh doanh, được “giải phóng” khỏi sự can thiệp hành chính. Việc xoá bỏ những ưu đãi, bảo hộ của nhà nước đối với các ngân hàng thương mại nhà nước phải tiến hành đồng thời với việc xoá bỏ các biện pháp can thiệp mang tính hành chính. Ví dụ: khoản 2 Điều 3 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về các biện pháp bảo đảm tiền vay cho phép Chính phủ chỉ định ngân hàng thương mại nhà nước cho vay một số đối tượng không có tài sản bảo đảm. Các qui định tương tự vẫn tồn tại trong các văn bản pháp luật hiện hành như một gánh nặng cho các ngân hàng thương mại nhà nước. Việc thực hiện các chính sách xã hội được đảm nhận bởi Ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng này phải có một cơ chế pháp lý riêng.
Thứ tư: Hệ thống pháp luật về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đặc biệt trong đối với dịch vụ tiền tệ - ngân hàng chưa đồng bộ. Những qui định pháp luật về cạnh tranh trong Luật cạnh tranh ngày 03/12/2004 (có hiệu lực từ 01/7/2005) cho dù được đánh giá cao song để áp dụng trong lĩnh vực dịch vụ tiền tệ - ngân hàng cần thiết phải có những văn bản hướng dẫn cụ thể và phải tính đến những yếu tố đặc thù trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng. Tình trạng tương tự cũng thể hiện ở pháp luật phá sản.
Thứ năm: Vai trò của Ngân hàng trung ương (Ngân hàng nhà nước Việt Nam) trong điều kiện hội nhập còn mờ nhạt do những trói buộc trong Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập với cộng đồng tài chính- tiền tệ thế giới, vị thế và vai trò của Ngân hàng trung ương phải được củng cố. Với địa vị pháp lý và chế độ tài chính hiện hành, Ngân hàng nhà nước Việt Nam khó có thể thực thi một cách hiệu quả và linh hoạt chính sách tiền tệ để ngăn chặn những thảm hoạ tài chính- tiền tệ cũng như quản lý một cách hữu hiệu hoạt động ngân hàng được dự đoán là rất sôi động và cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp dịch vụ này trong tương lai.
2- Tác động của môi trường kinh tế - xã hội.
Gia nhập WTO mang lại cho ta rất nhiều lợi ích đã được kể đến ở trên nhưng chúng ta cũng gặp không ít khó khăn khi là thành viên của tổ chức này:
- Từ mười năm nay chỉ số giá tiêu dùng tăng trung binh 6 % mỗi năm, một tỷ số đã có thể coi là một tỷ số khá cao. Nhưng năm 2007, bỗng nhiên tăng vọt lên đến hơn 12 %[5]. Lạm phát những sản phẩm công nghiệp có thể giải thích bằng hai nguyên nhân :
a- Vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh làm tăng sức mua của một số thành phần xã hội. Với hiện tượng bong bóng chứng khoán và địa ốc, nhiều người có cảm giác bỗng nhiên giàu nên tiêu thụ nhiều.
b- Những cơ sở và thiết bị sản xuất với lượng vốn mới đổ vào Việt nam chưa sản xuất kịp tương xứng với tăng trưởng của sức mua.
Nhu cầu những sản phẩm công nghiệp tăng ; những xí nghiệp không đáp ứng được ; giá những mặt hàng đó tăng theo luật cung cầu của kinh tế. Đối với một nước đang nhôi lên (emergient country) lạm phát là một điều đương nhiên.
Nhưng lạm phát ở một mức cao như vậy có thể gây bất ổn xã hội. Những thành phần xấu số nhất của xã hội dành gần như hầu hết ngân sách tiêu dùng của họ để mua lương thực, thực phẩm và nhiên liệu. Giá lương thực trên thế giới tăng từ 8 đến 10 % và giá nhiên liệu đã tăng lên tới mức kỷ lục từ 1980 cho đến nay. Cộng thêm với nguyên nhân lạm phát nêu ở trên, giá những sản phẩm cốt yếu này lại là những mặt hàng tăng mạnh nhất, tới hơn 14 %.
- Thách thức từ nguồn nhân lực
Tình trạng thiếu nhân lực có trình độ vẫn là một vấn đề nan giải. và hiện tượng đáng ngại nhất đó là học sinh bỏ học đại trà Tuyên Quang hơn 3.300 học sinh bỏ học, Nghệ An hơn 10.700, cà mau 11. 110, Kiên giang khoảng 15.000, An giang trên 21.000… Theo tổng cục thống kê năm học 2000- 2001 có 9.741 nghìn học sinh theo học các trường tiểu học và năm 2006- 2007 con số này chỉ còn 7.029 nghìn học sinh, giảm 5,4% mỗi năm. Nếu tình trạng này còn tiếp diễn sẽ gây tình trạng thiếu nhân lực ngày càng trầm trọng cho ngành ngân hàng nói riêng và toàn quốc nói chung.
3- Một số tác động của các nhân tố khác
- Bất công xã hội
Tăng do khoảng cách giàu nghèo tăng điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi vốn.Và xác định đối tượng cho vay
- Điều kiện lao động
Điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiêt bị còn cũ nên hiệu quả lao động chưa cao, các nhân viên ngân hàng phải làm tăng ca rất nhiều.
Ngoài ra còn các nhân tố khác như: Công nghệ thông tin, hậu cần, năng lượng… cũng tác động đến năng suất cũng như hiệu quả của công việc.
IV- Ngân hàng thương mại Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO
1- Huy động vố đầu tư cho phát triển kinh tế của hệ thống ngân hàng sau gần 2 năm Việt Nam gia nhập WTO
Nhiều quan điểm tỏ ra lo ngại về quy mô, năng lực cũng như khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hang Việt Nam khi mở cửa hôị nhập. Song thực tế sau gần 2 năm gia nhập WTO, hệ thống ngân hang Việt Nam đã có những bước chuyển biến rõ rệt theo hướng tạo ra một thị trường mở cửa, có tính cạnh tranh cao hơn và thích ứng với các tác động từ bên ngoài.
Lượng vốn các ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế là rất lớn, chiếm khoảng 17- 18% GDP và trên 50% vốn đầu tư toàn xã hội. Đặc biệt, năm 2007, tổng nguồn vốn huy động đạt 1.404 tỷ đồng, tăng gần 40% so với năm 2006, trong đó vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm 80%.
Quy mô vốn tự có của các ngân hàng cũng được cải thiện nhiều. Bên cạnh kênh phát hành trái phiếu Chính phủ với các ngân hàng Nhà nước và phát hành cổ phiếu, các ngân hàng đã bằng nhiều giải pháp trích từ lợi nhuận, phát hành trái phiếu dài hạn, "bắt tay" với các nhà đầu tư nước ngoài… để tăng vốn tự có. Vốn tự có của hệ thống năm 2007 tăng 55,84% so với năm 2006, năng lực tài chính cũng được cải thiện rõ rệt.
Bên cạnh đó, các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Sự xuất hiện của các chi nhánh 100% vốn nước ngoài vừa tăng thêm số lượng nhà cung cấp, vừa tạo sức ép cạnh tranh buộc các ngân hàng trong nước phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình.
Về khả năng sinh lời, năm 2007, kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tăng 54%, trong đó nhóm TMCP đô thị tăng cao nhất 118%.
Lượng vốn các ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế là rất lớn, chiếm khoảng 17- 18% GDP và trên 50% vốn đầu tư toàn xã hội. Đặc biệt, năm 2007, tổng nguồn vốn huy động đạt 1.404 tỷ đồng, tăng gần 40% so với năm 2006, trong đó vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm 80%.
Quy mô vốn tự có của các ngân hàng cũng được cải thiện nhiều. Bên cạnh kênh phát hành trái phiếu Chính phủ với các ngân hàng Nhà nước và phát hành cổ phiếu, các ngân hàng đã bằng nhiều giải pháp trích từ lợi nhuận, phát hành trái phiếu dài hạn, "bắt tay" với các nhà đầu tư nước ngoài… để tăng vốn tự có. Vốn tự có của hệ thống năm 2007 tăng 55,84% so với năm 2006, năng lực tài chính cũng được cải thiện rõ rệt.
Bên cạnh đó, các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Sự xuất hiện của các chi nhánh 100% vốn nước ngoài vừa tăng thêm số lượng nhà cung cấp, vừa tạo sức ép cạnh tranh buộc các ngân hàng trong nước phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình.
Về khả năng sinh lời, năm 2007, kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tăng 54%, trong đó nhóm TMCP đô thị tăng cao nhất 118%.
Một ví dụ của việc huy động vốn của các ngân hang đó là Ngân hang ngoại thương Việt
Nam- Vietcombank:
2- Cạnh tranh trên thị trường nguồn nhân lực tài chính ngân hàng sau khi Việt Nam gia nhập WTO
Kể từ giữa tháng 11, khi chuyện thẩm định hồ sơ ở Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa rõ ràng, một nhà băng còn trong quá trình phôi thai đã rầm rộ đăng thông báo tuyển dụng trên mạng nội bộ của mình, với hàng chục vị trí từ nhân viên giao dịch, kiểm soát viên, thu ngân cho tới phát hành thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử... Khi nhận được tin chính thức, thông báo tuyển dụng được đăng tải dày đặc hơn. Một cán bộ nhân sự trong ban trù bị thành lập ngân hàng này cho hay, từ khi có tin Ngân hàng Nhà nước chấp thuận về nguyên tắc, mỗi ngày có hơn 20 hồ sơ gửi tới.
Một tập đoàn tầm cỡ cũng thuộc nhóm 4 đơn vị được chấp thuận đầu tiên còn lo sớm hơn. Ngay từ giữa tháng 9, tập đoàn này đã đăng tin trên các mạng tuyển dụng lớn, mời gọi các ứng viên tham
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21359.doc