Đề tài Nghĩa vụ của doanh nghiệp

- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 01-ĐK-TCT và các bảng kê kèm theo đăng ký thuế (nếu có).

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hoặc Bản sao Quyết định thành lập.

Trường hợp tổ chức kinh doanh là đơn vị chủ quản có đơn vị trực thuộc thì tổ chức kinh doanh phải kê khai các đơn vị trực thuộc vào "Bản kê các đơn vị trực thuộc". Cơ quan Thuế quản lý đơn vị chủ quản cấp mã số thuế cho đơn vị chủ quản, đồng thời cấp mã số cho từng đơn vị trực thuộc có trong “Bản kê các đơn vị trực thuộc” của đơn vị chủ quản, kể cả trường hợp các đơn vị trực thuộc đóng tại các tỉnh khác. Đơn vị chủ quản có trách nhiệm thông báo mã số thuế (13 số) cho các đơn vị trực thuộc. Cơ quan thuế quản lý đơn vị chủ quản có trách nhiệm thông báo mã số thuế (13 số) cho cơ quan thuế quản lý đơn vị trực thuộc

 

doc17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2007 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghĩa vụ của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ty này kinh doanh các sản phẩm hoa tươi và quà lưu niệm. Cơ quan chức năng đã phát hiện tại công ty này 40 hộp thuốc dạng viên, 298 bịch thuốc dạng lỏng có chữ Hàn Quốc, một số máy nấu thuốc hiệu Extractor, máy ép thuốc, cân bàn, cùng nhiều bao bì, chai lọ, nguyên liệu nấu thuốc như nấm linh chi, táo khô… sau khi bị công an Q.4 phát hiện công ty này đã được chuyển giao cho Đội 4B thuộc Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM xử lý vi phạm hành chính. 2.1.2 Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán. Kế toán là công việc quan trọng của doanh nghiệp. Thông qua hoạt động này doanh nghiệp kiểm soát được tài chính, nắm bắt được tình hình và thực trạng tài chính của mình, tù đó doanh nghiệp đưa ra các giải pháp kịp thời, xây dựng các kế hoạch phương hướng…hoạt động phù hợp. Trên cơ sở các số liệu kế toán, doanh nghiệp lập và nộp báo cáo tài chính trung thực , chính xác, đúng hạn không chỉ đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa trong việc minh bạch hóa hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đây là một trong những yêu cầu đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Ví dụ đối với hệ thống báo cáo tài chính thì có các quy định sau: - Báo cáo phải được lập theo đúng mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã được quy định đối với từng loại báo cáo; - Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo phải được thực hiện thống nhất ở các cơ quan đơn vị kế toán nghiệp vụ thi hành án tạo điều kiện cho công tác tổng hợp, phân tích, kiểm tra và đối chiếu số liệu; - Các chỉ tiêu trong báo cáo phải đảm bảo đồng nhất, có liên quan bổ sung cho nhau một cách có hệ thống, liên tục phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động thi hành án; Số liệu phải chính xác, trung thực, khách quan và phải là số liệu được tổng hợp từ chứng từ kế toán sau khi đã kiểm tra, đối chiếu và khoá sổ kế toán; Báo cáo phải được lập đầy đủ, đúng kỳ hạn lập, gửi báo cáo đầy đủ theo từng nơi nhận. * Kỳ hạn lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị - Báo cáo tài chính lập theo kỳ quý, năm; - Báo cáo kế toán quản trị lập theo kỳ quý hoặc theo yêu cầu quản lý; - Khi có sự chia tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm có quyết định chia tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động. * Tời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị: Báo cáo tài chính quý: - Chi cục Thi hành án dân sự gửi Cục Thi hành án dân sự chậm nhất là 10 ngày sau khi kết thúc quý; - Cục Thi hành án dân sự gửi Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp chậm nhất là 15 ngày sau khi kết thúc quý; - Tổng cục Thi hành án dân sự báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp (gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định) chậm nhất là 30 ngày sau khi kết thúc quý. Báo cáo tài chính năm: - Chi cục Thi hành án dân sự gửi Cục Thi hành án dân sự chậm nhất là 10 ngày của kỳ đầu kế toán năm sau; - Cục Thi hành án dân sự gửi Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp chậm nhất là 15 ngày của kỳ đầu kế toán năm sau; - Tổng cục Thi hành án dân sự báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp (gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định) chậm nhất là 30 ngày của kỳ đầu kế toán năm sau. Báo cáo kế toán quản trị: - Thời hạn nộp báo cáo kế toán quản trị theo hướng dẫn tại Phụ lục 04. - Đối với các báo cáo kế toán quản trị do Tổng cục, Cục Thi hành án dân sự hướng dẫn thì thời hạn nộp báo cáo sẽ do Tổng cục, Cục quy định. Ví dụ: Công ty Kinh doanh xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cái Đôi Vàm (Cadovimex).Công ty này đã lập và sử dụng cùng 1 lúc 2 báo cáo tài chính. Thực tế báo cáo tài chính năm 2004 khi thanh tra vào thanh tra thì thấy công ty lãi 432 triệu đồng nhưng công ty ngó lơ số lãi bị phát hiện này và “vin” vào báo cáo tài chính lập năm 2003 thể hiện số lỗ là 3,068 tỷ đồng. Việc Cadovimex sử dụng báo cáo tài chính năm 2003 với số lỗ trên 3,068 tỷ đồng dẫn đến giá trị sổ sách phần vốn nhà nước tại DN giảm 3,117 tỷ đồng. Vụ việc này là từ năm 2004 và năm ngoái (2010) Cadovimex không nộp báo cáo tài chính quý 4 năm 2010 cho Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM, dù cơ quan này, nhiều lần đề nghị. 2.1.3 Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Thực hiện hoạt động sản xuất – kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, để đảm bảo sự phân phối lại thu nhập cho các đối tượng trong xã hội nhà nước tiến hành thu thuế đối với các doanh nghiệp. Nhà nước thực hiện và quản lý việc thu thuế thông qua hoạt động đăng ký mã số thuế, kê khai thuê, nộp thuế của doanh nghiệp. Các loại thuế phổ biến thường thấy là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng… Ngoài ra doanh nghiệp phải thực hiện một số nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Mã số thuế là một dãy các chữ số được mã hoá theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng người nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo qui định của Luật, Pháp lệnh thuế, phí và lệ phí (gọi chung là Pháp luật về thuế), bao gồm cả người nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.  * Thời hạn đăng ký thuế, cấp mã số thuế: Đối tượng thuộc diện đăng ký thuế  phải đăng ký thuế theo mẫu quy định với cơ quan thuế, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày: - Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư; - Bắt đầu hoạt động kinh doanh trong trường hợp không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuế là tổ chức, cá nhân không kinh doanh; - Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay của các tổ chức cá nhân; - Bắt đầu thực hiện nhiệm vụ thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật; - Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân (ngày cá nhân nhận thu nhập); - Phát sinh tiền  thuế GTGT được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế đối với các chủ dự án (hoặc đại diện được uỷ quyền như ban quản lý công trình), nhà thầu chính nước ngoài. * Hồ sơ đăng ký  thuế nhận mã số thuế (1) Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là tổ chức kinh doanh (trừ các đơn vị trực thuộc) gồm: - Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 01-ĐK-TCT và các bảng kê kèm theo đăng ký thuế (nếu có). - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hoặc Bản sao Quyết định thành lập. Trường hợp tổ chức kinh doanh là đơn vị chủ quản có đơn vị trực thuộc thì tổ chức kinh doanh phải kê khai các đơn vị trực thuộc vào "Bản kê các đơn vị trực thuộc".  Cơ quan Thuế quản lý đơn vị chủ quản cấp mã số thuế cho đơn vị chủ quản, đồng thời cấp mã số cho từng đơn vị trực thuộc có trong “Bản kê các đơn vị trực thuộc” của đơn vị chủ quản, kể cả trường hợp các đơn vị trực thuộc đóng tại các tỉnh khác. Đơn vị chủ quản có trách nhiệm thông báo mã số thuế (13 số) cho các đơn vị trực thuộc. Cơ quan thuế quản lý đơn vị chủ quản có trách nhiệm thông báo mã số thuế (13 số) cho cơ quan thuế quản lý đơn vị trực thuộc. (2) Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là  đơn vị trực thuộc của tổ chức kinh doanh  gồm: - Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 02-ĐK-TCT và các bảng kê kèm theo (nếu có). Trên tờ khai đăng ký thuế phải ghi rõ mã số thuế 13 số đã được đơn vị chủ quản thông báo. - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh hoặc giấy phép đầu tư nước ngoài  tại Việt Nam. (3) Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là cá nhân, nhóm cá nhân, hộ kinh doanh gồm: - Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 03-ĐK-TCT, kèm theo bản kê cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh tại địa bàn quận, huyện, thị xã hoặc tỉnh khác với cơ sở  kinh doanh chính (nếu có). - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có). - Bản sao Giấy chứng minh nhân dân. Riêng trường hợp cá nhân có cửa hàng, cửa hiệu đóng khác địa bàn (tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã) với cơ sở chính, kê khai đăng ký thuế với Chi cục thuế nơi có cửa hàng, cửa hiệu thì hồ sơ đăng ký nộp thuế là: Tờ khai đăng ký nộp thuế theo mẫu số 03.1-ĐK-TCT. (4) Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam gồm: - Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 04-ĐK-TCT. - Bản sao Giấy phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. - Bản sao và bản dịch tiếng Việt “Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép hành nghề độc lập, giấy chứng nhận đăng ký thuế” do nước chủ nhà cấp cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài. - Bản kê các văn phòng điều hành dự án của nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam (nếu có). (5) Hồ sơ đăng ký thuế đối với Ban điều hành dự án thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam: Trường hợp nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam khi thực hiện dự án đầu tư, đã đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế 10 số, nếu phát sinh các hợp đồng (thuộc dự án) tại các địa điểm khác, thì nhà thầu phải kê khai đăng ký thuế để được cấp mã số thuế 13 số cho các Ban điều hành dự án hoặc nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp thực hiện từng hợp đồng theo mẫu “Tờ khai đăng ký thuế  mẫu 04.3-ĐK-TCT”. Hồ sơ Đăng ký thuế  gồm: - Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 04.3-ĐK-TCT. - Hợp đồng ký với bên Việt Nam (bản trích lục tiếng Việt). - Giấy phép đầu tư, giấy phép thầu của Ban điều hành dự án hoặc nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp thực hiện hợp đồng (nếu có) (6) Hồ sơ đăng ký thuế đối với trường hợp nhà thầu và nhà thầu phụ nước ngoài không trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam: Đối với trường hợp nhà thầu và nhà thầu phụ nước ngoài, các hợp đồng, hợp tác kinh doanh của Việt Nam với người nước ngoài, nhưng bên nước ngoài không trực tiếp nộp thuế tại Việt Nam, thì bên Việt Nam ký hợp đồng với nhà thầu có trách nhiệm kê khai và nộp thuế cho bên nước ngoài. Bên Việt Nam được cấp một mã số thuế 10 số để sử dụng cho việc kê khai, nộp hộ thuế cho các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài. Trường hợp bên Việt Nam ký hợp đồng là doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế thì không được sử dụng mã số thuế của doanh nghiệp để kê khai, nộp thuế cho các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài. Hồ sơ đăng ký mã số thuế cho Bên Việt Nam ký hợp đồng nộp thuế cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài gồm: - Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 04.1-ĐK-TCT kèm theo Bản kê các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài mà bên Việt Nam kê khai, nộp thay thuế. - Hợp đồng ký với nhà thầu nước ngoài (bản trích lục tiếng Việt). - Bản kê danh sách các nhà thầu phụ, nhà thầu phụ nước ngoài ký hợp đồng hợp tác kinh doanh có kê khai, nộp thuế thông qua bên Việt Nam. Mỗi nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài trong bản kê sẽ được cấp mã số thuế 13 số theo mã số thuế nộp hộ của Bên Việt Nam ký hợp đồng. Mã số thuế này được sử dụng để phân biệt số thuế phải nộp, đã nộp của từng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài khi  Bên Việt Nam ký hợp đồng kê khai và nộp hộ thuế với cơ quan Thuế. Bên Việt Nam ký hợp đồng phải thực hiện kê khai đăng ký thuế cho từng nhà thầu, nhà thầu phụ theo “Phụ lục tờ khai đăng ký thuế - Mẫu số 04.2-ĐK-TCT”; đồng thời phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số 13 số của các nhà thầu nước ngoài khi chấm dứt hợp đồng. (7) Hồ sơ  đăng ký thuế đối với người nộp thuế là nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, bên nước ngoài tham gia hợp đồng, hợp tác kinh doanh, kê khai, nộp thuế thông qua bên Việt Nam gồm : - Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 04.2-ĐK-TCT, trên tờ khai ghi sẵn mã số thuế 13 số của các nhà thầu. - Hợp đồng ký với bên Việt Nam (bản trích lục tiếng Việt). - Bản sao và bản dịch tiếng Việt “Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép hành nghề độc lập, giấy chứng nhận đăng ký thuế” do nước chủ nhà cấp cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài. (8) Hồ sơ đăng ký thuế (đăng ký mã số thuế) đối với người nộp thuế là cá nhân nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao gồm: - Tờ khai đăng ký thuế theo  mẫu 05-ĐK-TCT. - Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với người nước ngoài (bản sao) - 02 ảnh cỡ 2 x 3 của người đăng ký thuế (01 dán vào tờ khai đăng ký thuế, 01 để dán vào thẻ mã số thuế). Cá nhân kê khai nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trực tiếp với cơ quan Thuế thì nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan Thuế để được cấp Thẻ mã số thuế cá nhân. (9) Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam (có hoàn thuế giá trị gia tăng) là: Tờ khai đăng ký thuế theo  mẫu 06-ĐK-TCT. (10) Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là tổ chức được ủy quyền thu thuế, phí, lệ phí  và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; các chủ dự án, các nhà thầu chính nước ngoài của các dự án ODA; tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân nhưng đơn vị không có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là: Tờ khai đăng ký thuế theo  mẫu 01-ĐK-TCT (chỉ kê khai các chỉ tiêu: 1, 2, 3, 4, 12, 18). Riêng tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước phải có thêm Tờ khai đăng ký thu phí, lệ phí theo Mẫu số 1 qui định tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/07/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí. Đơn vị thu phí, lệ phí được cấp một mã số thuế để dùng chung cho việc kê khai nộp phí, lệ phí và kê khai nộp thuế đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có). (11) Đối với một số ngành, nghề đặc biệt do các Bộ, ngành cấp giấy phép hoạt động (như tín dụng, luật sư, dầu khí, bảo hiểm, y tế) thì sử dụng giấy phép này thay cho Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong hồ sơ đăng ký thuế. Người nộp thuế không cần đóng dấu vào tờ khai đăng ký thuế để có thể đồng thời vừa thực hiện thủ tục đăng ký thuế, vừa thực hiện thủ tục khắc dấu. * Cung cấp mẫu tờ khai đăng ký thuế, nhận mã số thuế Người nộp thuế có thể nhận mẫu tờ khai đăng ký thuế tại các cơ quan Thuế gần nhất hoặc bản sao mẫu kèm Thông tư này hoặc in mẫu tờ khai đăng ký thuế trên trang tin điện tử của Tổng cục Thuế . Người nộp thuế có nhu cầu có thể đến bất kỳ cơ quan thuế nào để được cơ quan Thuế hướng dẫn việc kê khai các chỉ tiêu trong hồ sơ đăng ký thuế. * Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế (đăng ký mã số thuế): - Doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh và dịch vụ nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là tỉnh) nơi doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức đóng trụ sở chính (đăng ký mã số thuế công ty) - Đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký thuế tại Cục thuế tỉnh nơi đơn vị trực thuộc đóng trụ sở chính (đăng ký mã số thuế công ty) - Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thay thuế đăng ký thuế tại cơ quan quản lý thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có trụ sở. Riêng đối với cá nhân nộp thuế thu nhập thông qua cơ quan chi trả thu nhập thì nộp tờ khai đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập; cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp tờ khai đăng ký thuế của từng cá nhân để nộp cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý thu thuế. - Cá nhân nộp thuế thu nhập cao trực tiếp, không qua đơn vị chi trả thu nhập đăng ký thuế tại các cơ quan thuế nơi phát sinh thu nhập chịu thuế, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi tạm trú. - Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký thuế tại Chi cục thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. *Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ thời điểm nhận hồ sơ, số lượng tài liệu theo bản kê danh mục hồ sơ đăng ký thuế đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả đăng ký thuế, thời hạn trả kết quả không được quá số ngày quy định của thông tư này. Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi sổ văn thư của cơ quan thuế. Trường hợp đăng ký thuế điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ đăng ký thuế được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan thuế. Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế, trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan thuế thông báo cho người nộp hồ sơ trong ngày nhận hồ sơ đối với trực tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ theo đường bưu chính hoặc giao dịch điện tử. Tại địa phương đã thực hiện Thông tư liên tịch về giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp phép khắc dấu theo cơ chế liên thông "một cửa" thì thực hiện thủ tục hồ sơ đăng ký thuế, địa điểm tiếp nhận hồ sơ thuế theo quy định liên thông này. Nộp thuế là một nghĩa vụ quan trọng của doanh nghiệp đối với nhà nước, nhưng hàu như doanh nghiệp nào cũng muốn trốn tránh nghĩa vụ này. Nhiều doanh nghiệp còn phù phép để trốn luôn nghĩa vụ nộp thuế. Ví dụ công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng Thành Sen (sau đây gọi là Công ty Thành Sen), đóng tại số 11, đường Võ Liêm Sơn, TP Hà Tĩnh do ông Dương Đình Dũng, SN 1974 làm giám đốc. Công ty này hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: Tư vấn thiết kế, giám sát, lập dự án đầu tư các công trình dân dụng giao thông thủy lợi, thi công các công trình dân dụng... Năm 2007 Sau nhiều tuần thanh tra, đoàn công tác của Cục thuế Hà Tĩnh và Chi cục thuế Thành phố Hà Tĩnh đã phát giác hàng loạt sai phạm của Công ty Thành Sen. Kết quả phúc tra của cơ quan thuế cho thấy số doanh thu kê khai và thực tế chênh lệch khá lớn Cụ thể, trong bản phúc tra ngày 31/8/2009, Đoàn kiểm tra của Chi cục thuế Hà Tĩnh đã kết luận nhiều sai phạm của công ty này, như không mở và ghi chép chi tiết các khoản thu của khách hàng, phải trả cho người bán; hạch toán vào chi phí một số khoản chi hàng hóa dịch vụ mua ngoài không có hóa đơn… Đặc biệt, kết luận nêu rõ, hầu hết doanh thu của công ty Thành Sen các năm từ năm 2005 - 2007 đều cao hơn so với con số kê khai trước đó. Cụ thể như sau, doanh thu năm 2005 là 1,541 tỷ đồng, so với kê khai 904,6 triệu đồng; 2006 là 3,02 tỷ đồng so với kê khai là 895,3 triệu đồng; 2007 xấy xỉ 3,3 tỷ đồng, kê khai xấp xỉ 1,7 tỷ đồng. Tổng cộng, Công ty Thành Sen đã trốn nộp các khoản thuế cho số doanh thu 4,3 tỷ đồng.    Kết luận thanh tra hoạt động kinh doanh trong năm 2008 của Cục thuế Hà Tĩnh ngày 4/9 một lần nữa phát giác công ty Thành Sen “phù phép” doanh thu từ 16,1 tỷ đồng xuống còn 2,07 tỷ đồng. Việc kê khai này đã giúp Công ty trốn được xấp xỉ 2 tỷ đồng tiền thuế. 2.1.4 Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm. Để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp cần tuyển dụng và thuê lao động. Trong quá trình sử dụng lao động, doanh nghiệp phải đảm bảo các quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật và thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng giữa doanh nghiệp với người lao động. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… cũng là một quyền lợi của người lao động đã được luật lao động ghi nhận. Quyền lợi quan trọng này còn được ghi nhận bởi các luật chuyên ngành về bảo hiểm, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành này để đảm bảo quyền lợi của người lao động. Trong doanh nghiệp có một tổ chức đảm bảo quyền, lợi ích của người lao động đó là tổ chức công đoàn. Tổ chức công đoàn có các trách nhiệm sau đây: - Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với người lao động; - Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; - Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hộiBảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay có 400.000 doanh nghiệp đang đóng BHXH cho người lao động. Còn BHXH Việt Nam thì cho biết chỉ thu được BHXH ở 100.000 doanh nghiệp. Công ty TNHH sản xuất giày dép Kwang Nam (gọi tắt là Công ty Kwang Nam) là doanh nghiệp đầu tiên bị BHXH TP Hồ Chí Minh kiện ra tòa do chiếm đoạt hơn bảy tỷ đồng tiền BHXH của gần 1.000 NLĐ. Công ty Kwang Nam ngưng đóng BHXH cho NLĐ từ tháng 11-2003 và nợ cho đến tháng 12-2008 thì bị kiện. Bản án tuyên Công ty Kwang Nam thua kiện và tuyên buộc đơn vị này phải trả cho BHXH TP số tiền nợ quỹ BHXH đến ngày 30/5/2008 là 7 tỷ đồng. Tuy nhiên tới 20/9/2008, công ty chỉ trả được 500 triệu, chỉ bằng 7,1% số nợ. Tiếp theo đó, ngày 9/4/2008, BHXH TP đã phát đơn khởi kiện Công ty Anjin (152 A, Hồ Ngọc Lãm, quận Bình Tân) nộp ngay vào quỹ BHXH số tiền nợ đọng gần 5,5 tỷ đồng. Cùng ngày, với lý do tương tự, BHXH yêu cầu tòa án nơi 3 công ty khác trú đóng thụ lý đơn khởi kiện. Bị đơn là các doanh nghiệp: Công ty TNHH Dae Yun VN (Khu chế xuất Linh Trung 1, quận Thủ Đức) nợ BHXH 2,1 tỷ đồng; Công ty TNHH Vina Haengwoon Industry (số 3/5, Hồ Ngọc Lãm, Q.8) chiếm dụng hơn 1,7 tỷ đồng quỹ BHXH; Công ty TNHH đồ chơi quốc tế Lucky VN (đóng tại 962A, tỉnh lộ 10, Tân Tạo, quận Bình Tân) chiếm dụng 887 tỷ đồng. 2.1.5 Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc tuyên bố Nhằm đảm bảo trật tự của thị trường và quyền lợi của người tiêu dùng, luật doanh nghiệp quy dịnh các doanh nghiệp phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp ra thị trường. Tiêu chuẩn hàng hóa do nhà nước ban hành hoặc doanh nghiệp tụ công bố đều có giá trị bắt buộc như nhau. Doanh nghiệp phải bảo đảm sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ đúng tiêu chuẩn chất lượng đó. Nếu vi phạm doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Dưới đây là ví dụ vê việc doanh nghiệp không thực hiện đúng nghĩa vụ trên. 1. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ánh My tại 19/43 đường Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức đã không thực hiện đúng hầu hết các nghĩa vụ của một doanh nghiệp, và đã bị xử phạt hành chính như sau: Với hành vi kinh doanh hàng giả- xử phạt theo quy định 3,5 triệu đồng. Với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu- đã xử phạt 22.5 triệu đồng đối Sản xuất hàng giả mạo nhãn hiệu Aihao, Tigon, Mélau, Lulan jina…- đã xử phạt 120 triệu Ngoài ra, Công ty TNHH Ánh My còn bị xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả là buột tiêu huỷ tang vật hàng giả, hàng gây hại cho sức khoẻ người dùng (mỹ phẩm chứa thuỷ ngân vượt mức cho phép), buột thu hồi, ghi lại nhãn hàng hoá theo quy định… 2. Hataphar đã sản xuất thuốc sai quy định tại cơ sở của Cty Cổ phần Dược phẩm và Thiết bị y tế Hà Tây (Hatapharm) (khu Công nghiệp Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội). Hataphar được Cục quản lý dược (Bộ Y tế) cấp phép sản xuất và lưu hành hơn 250 mặt hàng thuốc. Hatapharm chỉ được cấp giấy phép sản xuất thực phẩm chức năng chứ không được sản xuất thuốc. Quy định của Bộ Y tế nêu rõ, dây chuyền sản xuất thuốc không được phép sản xuất thực phẩm chức năng, và ngược lại. Trên thực tê hai Cty này đã ký kết hợp đồng về việc Hataphar chuyển quyền cho Hatapharm sản xuất thuốc vitamine trên dây chuyền công nghệ của Hatapharm. Cụ thể, Hatapharm có nhiệm vụ sản xuất, dập viên còn mọi khâu khác như tìm kiếm nguyên liệu, công thức sản xuất đều do Hataphar thực hiện. Sau khi tham khảo các cơ quan chức năng, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã quyết định xử phạt hành chính Hataphar 50 triệu đồng do sản xuất thuốc không đúng hồ sơ đăng ký; sản xuất thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký. Ngoài ra, Hataphar phải dừng ngay việc sản xuất tại cơ sở không có giấy chứng nhận GMP (khu Công nghiệp Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội), tiêu hủy toàn bộ số thuốc còn tồn tại Cty (khoảng 1 triệu viên); yêu cầu Hataphar tiếp tục thu hồi số thuốc trên thị trường; khi tiêu hủy phải có sự giám sát của cơ quan chức năng. 2.1.6 Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định. Trách nhiệm minh bạch hóa thông tin. Sự thay đổi trong nhận thức và pháp luật về vai trò quản lý nhà nước theo hướng mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp đòi hỏi thị trường phải có được cơ chế giám sát xã hội, nhằm ngăn chặn mọi nguy cơ đe dọa đến trật tự và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác trên thị trường. Một cơ chế giám sát xã hội hiệu quả phải bảo đảm sự minh bạch và trung thực về thông tin cho mọi thành viên tham gia thị trường bao gồm doanh nghiệp, nhà đầu tư và người tiêu dùng… 2.1.7 Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh Với quan điểm phát triển kinh tế bền vững, doanh nghiệp không chỉ làm kinh tế mà phải tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Thông thường các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng nhiều đến các yếu tố khác, cả về tự nhiên và xã hội như: Gây ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên không hợp lý...Doanh nghiệp phải hạn chế tối đa những ảnh hưởng này và ảnh hưởng trong giới hạn cho phép của pháp luật. Trên thực tế những tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường thường để l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghĩa vụ của doanh nghiệp.doc
Tài liệu liên quan