Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc PEG (Polyetylen Glycol ) và thời gian ngâm thuốc đến sự trương nở và khả năng trang sức của gỗ Keo lá tràm

Tổng quan vấn đề nghiên cứu:

1.1.1. Trên thế giới:

những năm 1930, ở Liên Xô một số nhà khoa học đã nghiên cứu ép gỗ tạo ra thoi dệt và tay đập của máy dệt. Sau đó, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp này để tạo ra những chi tiết chịu mài mòn, chịu bôi trơn, . sử dụng trong ô tô, máy nông nghiệp. Gỗ nén theo phương pháp ép này tạo ra vật liệu không ổn định hình dạng. Để khắc phục, các nhà khoa học đã nghiên cứu đưa vào trong gỗ các hoá chất dưới dạng monome hoặc polyme. Năm 1936, một số nhà khoa học của Liên Xô đã đưa vào trong gỗ dung dịch Bakelit 5 -10%. Vào năm 1966, G.B.Klard dùng dung dịch Phuphurol Spirt tẩm vào gỗ tạo ra vật liệu có tính cơ học cao[14].

Biến tính gỗ là quá trình tác động hoá học, cơ học, nhiệt học, hoặc đồng thời làm thay đổi lại cấu trúc của gỗ mà chủ yếu là tác động vào các nhóm hydroxil. Quá trình này làm cho các tính chất của gỗ thay đổi.

Các công nghệ khác nhau của biến tính gỗ đã được nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất từ lâu. nhưng do giá thành gỗ biến tính và đòi hỏi của môi trường nên chỉ gần đây nó mới được áp dụng. Công nghệ biến tính gỗ (không độc hại) đang là một xu thế đòi hỏi cần được nghiên cứu và áp dụng.

Biến tính vật liệu gỗ có thể theo các hướng sau:

- cải thiện các tính chất của gỗ mọc nhanh rừng trồng để cho nó ít biến dạng và bền với môi trường. Phương pháp có thể là nhiệt, hoá, cơ và enzim.

- Xử lý ván mỏng để tạo ra ván dán hoặc LVL có chất lượng tốt.

- Xử lý dăm gỗ để tạo ván dăm, ván OSB (oriented Strand Board), MDF và HDF.

Biến tính gỗ có rất nhiều phương pháp.

Trong những năm gần đây, ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Nga, Phần Lan đang sử dụng các phương pháp biến tính sau: nhiệt cơ, hoá cơ, hoá học, nhiệt hóa, bức xạ hoá học. Biến tính gỗ theo 2 xu hướng chủ yếu: nén chặt và không nén chặt. Một số loại hình biến tính; ngâm tẩm, gỗ ép lớp, gỗ nén, gỗ tăng tỉ trọng, polyme hoá. Các phương pháp biến tính gỗ được mô tả như sau:

+ Phương pháp nhiệt cơ:

Nguyên lý của phương pháp này là gỗ được gia nhiệt trước, sau đó được nén (ép) dưới áp suất nhất định để tạo sản phẩm có kết cấu chặt chẽ. Gỗ được biến tính bằng phương pháp ép nhiệt còn gọi là gỗ ép. Trước khi ép gỗ cần hấp hoặc làm nóng gỗ, trong quá trình ép gỗ ở trong mặt phẳng vuông góc với chiều thớ gỗ sẽ xảy ra sự thay đổi về cấu trúc thô đại của gỗ. Kết quả là ta thu được loại sản phẩm mới có khối lượng thể tích và các tính chất cơ lý tương đối cao. Biến tính theo phương pháp này, sử dụng nguyên liệu chủ yếu là các loại gỗ lá rộng loại mềm. Gỗ ép có độ bền, độ cứng lớn hơn nhiều so với gỗ tự nhiên (0,8 - 1,35g/cm3) có khả năng chịu mài mòn tốt và có khả năng thay thế một số chi tiết máy bằng kim loại màu(ống bọc, bánh răng loại nhỏ, ván sàn). trong một số trường hợp có thể tẩm thêm các chất như: dầu, polyme để tạo ra vật liệu có khả năng chịu mài mòn tốt. Cũng có những loại gỗ được bóc hoặc lạng mỏng, sau đó ván mỏng được tẩm các loại hoá chất và được ép lại tạo ra gỗ ép lớn. Phương pháp này đòi hỏi máy ép có áp lực rất lớn, tỷ trọng của ván rất cao, tính đàn hồi trở lại cũng lớn.{14],[15].

 

doc26 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc PEG (Polyetylen Glycol ) và thời gian ngâm thuốc đến sự trương nở và khả năng trang sức của gỗ Keo lá tràm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ thuốc PEG (Polyetylen Glycol ) và thời gian ngâm thuốc đến sự trương nở và khả năng trang sức của gỗ Keo lá tràm.doc
Tài liệu liên quan