Đề tài Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván ghép thanh dạng finger joint từ gỗ mỡ

TỔNG QUAN

1.1 Lịch sử quá trình nghiên cứu

Ván ghép thanh là một loại hình sản phẩm ván nhân tạo, nó xuất hiện từ tất sớm nhưng nó chỉ được phát triển mạnh sau năm 1970. Khu vực có khối lượng lớn nhất là Châu Âu, tiếp theo là Châu Mỹ, ở Châu Á thì Nhật Bản là nước sản xuất ván ghép thanh nhiều nhất sau đó đến Hàn Quốc, Inđônêxia.

Ở Việt Nam ngành công nghệ sản xuất ván nhân tạo vói chung và ván ghép thanh nói riêng tuy đã được quan tâm, nhưng sản xuất vẫn còn ở quy mô nhỏ. Để có được những cơ sở khoa học đưa vào sản xuất, nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm, từ đó đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước. Góp phần vào việc nghiên cứu, trường Đại học Lâm nghiệp đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về ván nhân tạo, trong đó có một số lượng không nhỏ các đề tài nghiên cứu về công nghệ sản xuất ván ghép thanh ví dụ : các đề tài nghiên cứu về công nghệ sản xuất ván ghép thanh từ gỗ Bồ Đề, từ gỗ Keo Lá Tràm, từ gỗ Bạch Đàn, Thông Trắng Hơn nữa còn rất nhiều đề tài chuyên nghiên cứu một cách cụ thể những yếu tố công nghệ ảnh hưởng tới quá trình sản xuất ván ghép thanh như : Bề rộng thanh ảnh hưởng tới cường độ ván, lượng keo ảnh hưởng tới cường độ ván Sự ảnh hưởng của các chất bảo quản tới cường độ ván, tới khả năng trang sức ván

1.2 Nguyên liệu và sản phẩm trong sản xuất ván ghép thanh

1.2.1 Nguyên liệu

Nguyên liệu để sản xuất ván ghép thanh, chủ yếu là việc tận dụng từ các loại gỗ phi tiêu chuẩn như bìa bắp của phân xưởng xẻ, lõi gỗ bóc, gỗ có đường kính nhỏ và một số loại gỗ tận dụng khác.Yêu cầu nguyên liệu để sản xuất không được mục nát, mọt, phải giới hạn các khuyết tật như : mắt sống, mắt chết, phải phân loại gỗ chính phẩm riêng, bìa bắp và lõi gỗ riêng khi đưa vào sản xuất.

Để đảm bảo yêu cầu nguyên liệu ta cần quan tâm đến các chỉ tiêu về chất lượng thanh như sau:

- Các thanh ghép thành phần phải cùng một loại cây hoặc các cây có tính chất gần giống nhau, không cho phép ghép lẫn gỗ mềm với gỗ cứng;

- Các thanh ghép thành phần phải được sấy đến độ ẩm từ 6 - 12%;

- Vết nứt trên thanh ghép thành phần nhỏ hơn 200mm, không cho phép mục mọt;

- Nếu thanh ghép có đường kính mắt lớn 10mm phải được cắt bỏ;

- Hai thanh ghép liền kề nhau không được trùng mạch ghép, khoảng cách các mạch ghép theo chiều dài lớn hơn 50mm;

- Khe hở giữa các thanh ghép thành phần trên mặt chính nhỏ hơn 1mm, mặt cạnh nhỏ hơn 3mm;

 

doc50 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 6221 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván ghép thanh dạng finger joint từ gỗ mỡ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu công nghệ sản xuất ván ghép thanh dạng finger joint từ gỗ mỡ (manglietia glauca anet.doc
Tài liệu liên quan