Đề tài Nghiên cứu thực trạng nhiễm virus viêm gan B và nhận thức của các đối tượng đến xét nghiệm tại Trung tâm y tế dự phòng Hải phòng năm 2008

 

MỤC LỤC

 

Đặt vấn đề:

Chương 1: Tổng quan tài liệu

1.1. Bệnh viêm gan virus B:.

1.1.1. Hình thái và xếp loại của virus viêm gan B:.

1.1.2. Cấu trúc phân tử của virus viêm gan B:.

1.1.2.1.Cấu trúc và genom của virus viêm gan B:.

1.1.2.2. Các protein cấu trúc của virus viêm gan B:.

1.1.3. Các kháng thể trong huyết thành sau khi nhiễm HBV:.

1.1.4. Chẩn đoán phòng thí nghiệm viêm gan virus B:.

1.2. Tình hình viêm gan virus B trên thế giới và Việt Nam:.

1.2.1. Tình hình viêm gan virus B trên thế giới:.

1.2.2. Tình hình viêm gan virus B tại Việt Nam.

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2 Đối tượng nghiên cứu

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu:.

2.3.2 Chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu:.

2.3.3. Quy trình tiến hành nghiên cứu:.

2.4. Phương pháp sử lý số liệu:.

2.5. Phương pháp hạn chế sai số:.

2.6. Các biến số trong nghiên cứu:.

2.7. Đạo đức trong nghiên cứu: .

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

3.1. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở các đối tượng đến xét nghiệm tại Trung tâm y tế dự phòng Hải phòng trong năm 2008.

Bảng 3.1. Một số thông tin về nhóm đối tượng nghiên cứu:.

Bảng 3.2. Tỷ lệ HBsAg (+) trên tổng số đối tượng:.

Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm HBsAg theo nhóm tuổi:.

Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm HBsAg theo giới:.

Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm HBsAg theo địa dư:.

Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm HBsAg theo trình độ văn hoá:.

Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm HBsAg theo nghề nghiệp:.

3.2. Nhận thức về phòng chống lây nhiễm virus viêm gan B và xác định mối liên quan với tình hình nhiễm virus viêm gan B của các đối tượng đến xét nghiệm tại Trung tâm y tế dự phòng Hải phòng trong năm 2008. 25

Bảng 3.8. Kiến thức của các đối tượng về các dấu hiệu của bệnh viêm gan virus B:.

3.8.1. Theo tuổi:.

3.8.2.Theo giới tính:.

3.8.3. Theo địa dư:.

3.8.4. Theo trình độ học vấn:

3.8.5. Theo nghề nghiệp:.

Bảng 3.9. Kiến thức của các đối tượng về đường lây truyền của bệnh viêm gan virus B:.

3.9.1. Theo tuổi:.

3.9.2.Theo giới tính:.

3.9.3. Theo địa dư:.

3.9.4. Theo trình độ học vấn:.

3.9. Theo nghề nghiệp:.

Bảng 3.10. Kiến thức của các đối tượng về biến chứng của bệnh viêm gan virus B:.

3.10.1. Theo tuổi:.

3.10.2.Theo giới tính:.

3.10.3. Theo địa dư:.

3.10.4. Theo trình độ học vấn:.

3.10.5.Theo nghề nghiệp:.

Bảng 3.11. Thực hành của các đối tượng về xử trí vết thương để phòng bệnh viêm gan B:.

3.11.1. Theo tuổi:.

3.11.2.Theo giới tính:.

3.11.3. Theo địa dư:.

3.11.4. Theo trình độ học vấn:.

3.11.5. Theo nghề nghiệp:.

Chương 4: Bàn luận kết quả

1. Tình hình nhiễm virus viêm gan B ở các đối tượng đến xét nghiệm tại Trung tâm y tế dự phòng Hải phòng trong năm 2008.

2. Nhận thức, thực hành về phòng chống lây nhiễm virus viêm gan B của những đối tượng trên.

KIẾN NGHỊ

 

 

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 20860 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng nhiễm virus viêm gan B và nhận thức của các đối tượng đến xét nghiệm tại Trung tâm y tế dự phòng Hải phòng năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an B, đề tài “Nghiên cứu thực trạng nhiễm virus viêm gan B và nhận thức của các đối tượng đến xét nghiệm tại Trung tâm y tế dự phòng Hải phòng năm 2008”được tiến hành với 2 mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở các đối tượng trong nhân dân thành phố Hải Phòng đến xét nghiệm tại Trung tâm y tế dự phòng Hải Phòng trong năm 2008. Đánh giá nhận thức, thực hành về phòng chống lây nhiễm virus viêm gan B của những đối tượng trên. Từ đó đề xuất một số biện pháp can thiệp nhằm góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B của nhân dân thành phố trong những năm tới. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Virus viêm gan B: 1.1.1. Vài nét về lịch sử bệnh virus viêm gan B Viờm gan virus là một bệnh cũ đó được mô tả lần đầu tiên từ thế kỷ thứ 5.BC. Năm 1947, MacCallum và Bauer phân biệt viêm gan A là “Viêm gan truyền nhiễm” và viêm gan B là “Viêm gan huyết thanh” do hai bệnh khác nhau về phương diện dịch tễ học. Năm 1973: WHO phân biệt các tác nhân gây viêm gan khác nhau và sau phát minh của Blumberg và công sự về kháng nguyên Australia, năm 1965 virus HBV được xác định và định rừ đặc điểm. Kháng nguyên Australia ngày nay được gọi tên là kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) và liên quan với nhiễm HBV cấp và món. Những thử nghiệm huyết thanh học có độ nhạy và đặc hiệu cao đó sẵn sàng cho HBV và đưa đến những hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử tự nhiên của bệnh. Các nghiên cứu về sinh bệnh học và dịch tễ học đó đưa đến sự phát triển một cách an toàn và hiệu quả của Vaccin phũng chống nhiễm HBV cũng như các thuốc chống virus trong điều trị viêm gan B món và cỏc nghiờn cứu này cũng đó chứng minh rằng khụng phải tất cả cỏc viờm gan do truyền mỏu đều liên quan đến viêm gan B mà cũn do tỏc nhõn khỏc (HCV) chịu trỏch nhiệm. Việt Nam nằm trong vùng có nguy cơ rất cao về nhiễm HBV với tỷ lệ người mang HBsAg trong cộng đồng từ 15-26%. Virus viêm gan B là DNA virus, sợi đôi, có vỏ thuộc họ Hepadnaviridae. Hạt virus hoàn chỉnh (Dane particle) cú lớp vỏ ngoài bao gồm HBsAg bao quanh lỏi Nucleocapsid. Bờn trong lừi của HBV chứa sợi đôi DNA, protein lừi (HBcAg), khỏng nguyờn HBe (HBeAg) và Polymerase phụ thuộc DNA (DNA-dependent polymerase). HBcAg (AntiHBc) và HBeAg (Anti-HBe) được tạo thành trong đáp ứng đối với nhiễm trùng HBV và được sử dụng trong chẩn đoán nhiễm HBV. 1.1.2. Cấu trúc phân tử: 1.1.2.1. Cấu trúc và genom của virus viêm gan B: * Cấu trúc: có 3 thành phần: - Lõi: là ADN hình tròn và có một phần sợi kép. Một sợi dài (L) gần như khép kín có 3.200 nucleotit và một phần sợi ngắn (S) thay đổi từ 50 – 100% độ dài so với sợi dài. Trọng lượng phân tử gần 2.106.000 dalton. ADN của HBV chịu trách nhiệm đối với một số phân týp kháng nguyên đã được phân lập và xác định trình tự axit amin. - Capsit: Có cấu trúc đối xứng hình hộp, bao quanh lõi, thành phần chính là protein chứa 2 kháng nguyên quan trọng là HBcAg và HBeAg, có các enzym ADN-polymerase, proteinkinase. - Vỏ ngoài: chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg, dày 7nm. * Genom: có 4 gen được biết rõ: - Gen S (kể cả tiền S1 và tiền S2): mã hoá protein chính là HBsAg - Gen C: mã hoá protein chính của lõi. - Gen P: mã hoá cho protein lớn giàu histidin (Đây là một polymerase có hoạt tính enzim phiên mã ngược). - Gen X: có lẽ mã hoá protein xuất hiện trong tế bào gan bị nhiễm HBV và liên quan tới cơ chế gây ung thư. 1.1.2.2. Các protein cấu trúc của virus viêm gan B: * Kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (HBsAg): HBsAg là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Nó là dấu ấn miễn dịch quan trọng trong các nghiên cứu dịch tễ học để xác định đường lây truyền, yếu tố nguy cơ và phân vùng HBV. Các thử nghiệm phát hiện HBsAg có vai trò quan trọng trong chẩn đoán viêm gan B cấp và mạn tính. Kháng nguyên HbsAg là thành phần của vỏ bọc lipoprotein của HBV, ở dạng hạt có đường kính 22nm và dạng ống rộng 22nm, dài 200nm. Trình tự các axit amin của ADN được xác định ngay sau khi genom của HBV được tạo dòng. Bốn khung đọc mở (ORF – Open reading frame) mã hoá các phần protein lớn hơn 50 axit amin đã được xác định. Để giải thích đầy đủ các chức năng của protein S, M, L người ta sử dụng các danh từ là protein bề mặt của virus viêm gan B loại nhỏ (SHBs), trung bình (MHBs) và lớn (LHBs). Đoạn tiền S1 có mặt một phần trong protein LHBs, đoạn tiền S2 có mặt một phần tiếp theo trong protein LHBs và hình thành đầu kết thúc amino của protein MHBs. Đoạn S có mặt trong cả 3 loại protein. Ngoài 3 loại protein HBs trên, các hạt virion còn chứa protein lõi P22, genom ADN của nó, một ADN polymerase mà đó cũng là một ARN – ase phiên mã ngược, và một protein kết thúc nối với đầu 5’ của sợi ADN được mã hoá cho protein. Ngoài ra còn có một protein – kinase có mặt cùng với capsit sẽ phosphoryl hoá protein lõi. HBsAg mang quyết định kháng nguyên a là quyết định kháng nguyên quan trọng nhất về phương diện sinh miễn dịch. Quyết định kháng nguyên a được tạo thành bởi các aa 124 đến 127, nó giữ vai trò sinh kháng thể anti – HBs và có tính đặc hiệu nhóm cho HBsAg. Quyết định nguyên a cùng với một số quyết định nguyên phân týp khác nhau như d, y và w, r tạo nên các phân týp chủ yếu của HBsAg như adw, ayw, adr, ayr. Các phân týp này phân bố khác nhau theo vùng địa lý. Ơ Việt Nam theo các nghiên cứu mới đây thì phân týp ayw chiếm tỷ lệ 60%, ayr chiếm 17% và adw chiếm 8%. Điều tra này đã giúp các nhà nghiên cứu sản xuất vacxin theo phân týp lưu hành ở Việt Nam. * Kháng nguyên lõi của virus viêm gan B (HBcAg: Hepatitis B core antigen): Đây là kháng nguyên chủ yếu của nucleocapsit trong virus viêm gan B. HBcAg hiếm khi xuất hiện trong huyết thanh mà chủ yếu xuất hiện trong nhân tế bào gan. Sự có mặt của HBcAg với hàm lượng cao chứng tỏ có hoạt động sao chép của HBV trong viêm gan cấp. Việc sinh tổng hợp protein lõi dài 185 axit amin được bắt đầu với một codon AUG có hiệu suất cao ở đầu 5’ của ARN thông tin. Genom HBV – ADN của virion khi xâm nhập vào nhân tế bào bị nhiễm sẽ biến đổi thành một vòng khép kín đồng hoá trị có thể do một enzym sửa chữa ADN của tế bào; ADN này là khuôn cho mARN tiền genom và sẽ được phiên dịch cho protein lõi và protein polymerase. Với hạt lõi, quá trình phiên mã ngược của ARN tiền genom sản sinh ra ADN sợi (-), nối với protein primase. * Kháng nguyên e của virus viêm gan B (HBeAg): Đây là kháng nguyên không thuộc hệ HBsAg có mối liên quan với nhiễm HBV mạn tính. HBeAg là kháng nguyên hoà tan, có mặt trong huyết tương ở các hình thái vật lý khác nhau và xuất hiện trong quá trình phân tách nucleocapsit của HBV invitro. HBeAg được xem như là dấu ấn biểu thị sự nhân lên của HBV và liên quan đến tình trạng nhiễm và mức độ nặng của bệnh. 1.1.3. Các kháng thể trong huyết thành sau khi nhiễm HBV: * Kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt (anti – HBs): xuất hiện sau 1 – 3 tháng kể từ khi HBV xâm nhập cơ thể, lúc đó HBsAg thường đã hết trong huyết thanh, anti- HBs giảm dần theo thời gian. Điều quan trọng có ứng dụng bậc nhất là anti- HBs có vai trò bảo vệ cơ thể chống tái nhiễm HBV. Vì vậy nguyên lý làm vacxin viêm gan B là lấy HBsAg làm kháng nguyên. Một miễn dịch có hiệu lực được biểu thị bằng sự có mặt của anti-HBs. * Kháng thể kháng kháng nguyên lõi (anti – HBc): anti-HBc được sản sinh trong thời gian đầu của nhiễm trùng cấp tính và tiếp tục tồn tại trong nhiều năm, có thể là suốt đời. Khi HBsAg đã hết, nếu anti-HBc có hàm lượng cao thì chứng tỏ HBV đang phát triển, đang hoạt động và đang ở dạng viêm gan B cấp. Anti-HBc không có giá trị bảo vệ cơ thể chống tái nhiễm HBV, không có vai trò điều hoà miễn dịch cũng như miễn dịch bệnh sinh. Nó có tác dụng như một chỉ điểm chứng tỏ sự có mặt của HBcAg. Thử nghiệm tìm anti-HBc có thể có giá trị trong các chương trình nghiên cứu ở trẻ lớn và người lớn, vì nó là thử nghiệm đơn giản nhất để phát hiện người nhiễm HBV mà không được tiêm chủng. Tiêm chủng bằng vacxin viêm gan không tạo ra đáp ứng anti-HBc. Vì vậy sự có mặt của anti-HBc ở người đã được tiêm chủng có thể là do họ đã bị nhiễm HBV hoạt động trước đó. * Kháng thể kháng kháng nguyên HBeAg (anti – HBe): Sự xuât hiện của anti-HBe cho thấy đây là dấu hiệu của sự lui bệnh và hàm lượng HBsAg (+) sẽ giảm dần xuống. Những người HBsAg (+) mà có anti-HBe (+) thì ít có khả năng lây truyền hơn những người có đồng thời HBsAg (+) và HBeAg (+). 1.1.4. Phương pháp chẩn đoán HBV: Để chẩn đoán viêm gan B cấp và mạn tính, người ta đã áp dụng các thử nghiệm phát hiện HBsAg và các kỹ thuật miễn dịch học để phát hiện kháng nguyên và kháng thể của virus. Bên cạnh đó kỹ thuật kính hiển vi điện tử có thể được sử dụng để xác định HBV trong máu hoặc trong sinh thiết các tổ chức gan. * Phương pháp trực tiếp: là phát hiện hạt virus (hạt Dane) hoặc các thành phần cấu trúc của virus. Cụ thể là phát hiện: hạt virus, ADN của virus kháng nguyên HBsAg, kháng nguyên HBeAg, kháng nguyên HBHBcAg trong tế bào gan (kết hợp với làm sinh thiết gan). * Phương pháp gián tiếp (phương pháp huyết thanh học): là phát hiện kháng thể, cụ thể là anti – HBs, anti – HBc, anti – HBe Các kỹ thuật được dùng để phát hiện gồm: - Ngưng kết hồng cầu thụ động - Miễn dịch gắn enzym (ELISA – Enzyme linked immunosorbentassay) - Miễn dịch huỳnh quang - Miễn dịch phóng xạ - Miễn dịch phóng xạ - Miễn dịch điện di đối lưu, khuyếch tán - Sinh học phân tử (kỹ thuật PCR phát hiện ADN) - Miễn dịch hiển vi điện tử - Kính hiển vi điện tử (chụp virus) Ngoài các thử nghiệm trên, trong chẩn đoán lâm sàng còn sử dụng các biện pháp kỹ thuật bổ sung thăm dò hình thái trong viêm gan cấp và mạn như soi ổ bụng, sinh thiết gan... Các xét nghiệm sinh hoá thăm dò chức năng gan cũng rất giá trị trong chẩn đoán viêm gan. 1.2. Tình hình bệnh viêm gan virus B trên thế giới và Việt Nam: 1.2.1. Trên thế giới Nhiễm virus viêm gan B là một vấn đề có tính chất toàn cầu bởi HBV xuất hiện ngay cả ở các quần thể dân chúng sống cách biệt và sống trên các hòn đảo. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và cách thức lây truyền có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng khác nhau trên thế giới. Trên cơ sở điều tra huyết thanh học các dấu ấn miễn dịch của virus viêm gan B đặc biệt là HBsAg, mức độ nhiễm virus viêm gan B được chia thành 3 mức độ khác nhau: cao, trung bình, thấp. * Vùng dịch lưu hành cao (chính là tỷ lệ % số người nhiễm virut viêm gan B nằm trong vùng có tỷ lệ lưu hành viêm gan B cao). Gần 45% dân số thế giới nằm trong vùng này bao gồm hầu hết các nước thuộc khu vực Châu Á (trừ Nhật Bản, Ấn độ), Châu Phi, hầu hết các nước Trung Đông, vùng lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ), hầu hết các đảo thuộc khu vực Thái Bình Dương, và một số dân tộc sống ở Bắc cực như Eskimo, Maoris. Ở những khu vực này nhiễm HBV xảy ra từ rất sớm, ngay từ khi mới sinh và trẻ nhỏ. Phương thức lây truyền chính là từ mẹ sang con (nhiễm trong thời kỳ chu sinh hay còn gọi là lây truyền dọc) hoặc lây truyền ngang trong lứa tuổi nhỏ. Vì nhiễm trùng ở trẻ nhỏ thường là không triệu chứng, do đó tỷ lệ người lành mang trùng và mắc các bệnh liên quan đến nhiễm virus viêm gan B như viêm gan mạn tính, ung thư gan, xơ gan trong cộng đồng này rất cao. Ngoài ra,tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục bừa bãi cũng đóng vai trò quan trọng làm tăng tỷ lệ nhiễm HBV trong cộng đồng. * Vùng lưu hành dịch trung bình (chính là tỷ lệ % số người nhiễm virut viêm gan B nằm trong vùng có tỷ lệ lưu hành viêm gan B thấp hơn các nước trong khu vực) 43% dân số thế giới nằm trong vùng này bao gồm Ấn Độ, một phần Trung Đông, Tây á, Nhật Bản, Nga, Đông Âu, hầu hết các nước Nam và Trung Mỹ. Phương thức lây truyền tại đây rất đa dạng, xảy ra ở tất cả các lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người lớn. Trường hợp nhiễm cấp virus viêm gan B phần lớn xảy ra ở lứa tuổi thanh niên và người lớn. Đối tượng nhiễm virus viêm gan B trong thời kỳ chu sinh sẽ trở thành người mang virus mạn tính có nguy cơ lây lan cao trong cộng đồng. * Vùng lưu hành thấp: Vùng nay bao gồm các nước như Mỹ, Canada, Tây Âu, úc, NewZealnd, Bắc Mỹ, Nam Mỹ. Phương thức lây truyền chính là lây truyền ngang ở lứa tuổi trưởng thành.đối tượng có nguy cơ cao thường gặp là những người tiêm chích ma tuý, đồng tính luyến ái, nhân viên y tế, người được truyền máu hoặc lây nhiễm trong gia đình người nhiễm virus viêm gan B. 1.2.2. Tại Việt Nam: Việt Nam nằm trong vùng có nguy cơ rất cao về nhiễm virus viêm gan B. Tỷ lệ người nhiễm trong cộng đồng dân cư dao động trong khoảng 10-26% tuỳ theo từng đối tượng (một trong những tỷ lệ nhiễm cao nhất trên thế giới). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người mang HbsAg ở thành phố HCM là 10%, Hà Nội là 17%, người khám tuyển lao động nước ngoài là 24,74%. Điều tra năm 1994 trên bộ đội tuổi từ 20- 22 thì có đến 21,9% mang HbsAg (+). Theo kết quả điều tra nhóm thuyền viên lao động trên biển ở Hải Phòng mang HbsAg chiếm tỷ lệ là 15,67%. Hàng năm có khoảng 20.000 người mắc viêm gan B và tỷ lệ tử vong từ 0,7- 0,8%. * Bảng 1: Tỷ lệ HBsAg (+) trong nhóm người khoẻ mạnh ở một số địa phương. Nhóm người Tuổi Tỷ lệ nhiễm Khám tuyển đi lao động nước ngoài(Hà Nội) 18- 40 24,74% Người khoẻ mạnh (TP HCM) >15 11,3% Người khoẻ mạnh (Khánh Hoà) >15 15,48% Người khoẻ mạnh (Vĩnh Phú) >15 23,20% Người khoẻ mạnh ( Hà Bắc) >15 25,60% Người khoẻ mạnh (Lâm Đồng) 6- 55 16,74% Người khoẻ mạnh( Các tỉnh ĐB ven biển) 6- 55 12,8- 19,7% Người khoẻ mạnh( Bình thuận) 6- 55 17,68% Phụ nữ có thai ( Hải Phòng) 15- 55 12,59% Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm và thời gian. - Địa điểm nghiên cứu: Phòng xét nghiệm Trung tâm y tế dự phòng Hải Phòng - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2008. Đối tượng: Tất cả những đối tượng tuổi từ 15 trở lên cư trú trên địa bàn thành phố Hải phòng đến xét nghiệm virus viêm gan B tại Trung tâm Y tế dự phòng Hải Phòng. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế thí nghiệm: Áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. 2.3.2. Quy trình tiến hành: * Tổ chức tập huấn cho các điều tra viên và xét nghiệm viên về phương pháp điều tra phỏng vấn đối tượng đến xét nghiệm, về kỹ thuật xét nghiệm HBsAg. * Phát hiện HBsAg trong huyết thanh bệnh nhân bằng phương pháp sắc ký miễn dịch. * Những trường hợp có kết quả nghi ngờ sẽ chuyển sang làm tiếp bằng phương pháp Elisa, phát hiện HBsAg trong huyết thanh bệnh nhân bằng kháng thể đơn dòng kháng HBsAg. 2.3.2.1. Kỹ thuật ELISA. - Mẫu xét nghiệm được ủ với kháng thể đã gắn sẵn ở giếng. Sau khi rửa các giếng để loại bỏ các chất không gắn, cho thêm cộng hợp kháng thể – enzym và lúc đó sẽ xảy ra phản ứng cộng hợp kháng thể – enzym này với phức hợp kháng thể – kháng nguyên đã hình thành trong lần ủ thứ nhất. - Sau khi phản ứng kết thúc và rửa lần 2, tiến hành ủ tiếp với dung dịch cơ bản của enzym và chất hiện màu. Nếu màu xuất hiện thì mẫu xét nghiệm là dương tính với HBsAg. Nếu không thấy xuất hiện màu là âm tính với HBsAg. 2.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ hai nguồn: - Phỏng vấn trực tiếp người đến xét nghiệm theo mẫu phiếu phỏng vấn được xây dựng từ trước ( kèm theo trong phần phụ lục). Bộ câu hỏi này được chuẩn bị và xây dựng dựa vào mục tiêu nghiên cứu và có sự tham gia đóng góp của các chuyên gia về miễn dịch, truyền nhiễm và dịch tễ học. - Sau khi phỏng vấn lấy máu làm XN HBsAg . 2.4. Phương pháp xử lý số liệu: * Số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê. * Các số liệu được trình bày dưới dạng tỷ lệ %, được biểu diễn bằng bảng số liệu. 2.5. Phương pháp hạn chế sai số: * Chọn cán bộ tham gia nghiên cứu là những cán bộ thành thạo về chuyên môn và được tập huấn kỹ về cách thu thập các thông tin chính xác và chuẩn mực. * Tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc, trình tự và kỹ thuật xét nghiệm máu. * Trước khi điều tra phỏng vấn, các điều tra viên phải giải thích rõ mục đích và ý nghĩa của cuộc điều tra cho các đối tượng hiểu và cùng cộng tác trong nghiên cứu. 2.6. Các biến số trong nghiên cứu: Mục tiêu Các biến số Phương pháp thu thập Thông tin chung về đối tượng - Tuổi - Giới - Địa dư - Trình độ văn hoá - Nghề nghiệp Phiếu phỏng vấn Xác định tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở các đối tượng đến xét nghiệm tại Trung tâm y tế dự phòng Hải phòng trong năm 2008. - Tỷ lệ HBsAg (+) chung - So sánh tỷ lệ HBsAg (+) giữa các nhóm tuổi - So sánh tỷ lệ HBsAg (+) giữa 2 giới - So sánh tỷ lệ HBsAg (+) theo địa dư, so sánh giữa nội và ngoại thành. - So sánh tỷ lệ HBsAg (+) giữa các nhóm trình độ văn hoá - So sánh tỷ lệ HBsAg (+) giữa các nhóm nghề nghiệp Kết quả xét nghiệm Phiếu phỏng vấn Đánh giá nhận thức về phòng chống lây nhiễm virus viêm gan B của những đối tượng trên. - Tỷ lệ đối tượng biết về các biểu hiện của bệnh viêm gan virus B liên quan với các nhóm tuổi, giới, địa dư, trình độ học vấn, nghề nghiệp - Tỷ lệ đối tượng biết về đường lây truyền bệnh viêm gan virus B, liên quan với các nhóm tuổi, giới, địa dư, trình độ học vấn, nghề nghiệp - Tỷ lệ đối tượng biết về những biến chứng của bệnh viêm gan virus B, liên quan với các nhóm tuổi, giới, địa dư, trình độ học vấn, nghề nghiệp - Tỷ lệ đối tượng biết về cách phòng chống bệnh viêm gan virus B, liên quan với các nhóm tuổi, giới, địa dư, trình độ học vấn, nghề nghiệp Phiếu phỏng vấn 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu. - Các đối tượng tự nguyện tham gia nghiên cứu trên cơ sở hiểu rõ mục tiêu nghiên cứu. - Các thông tin về XN và phỏng vấn của các đối tượng đều được giữ kín. - Kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách quan và trung thực. -Tư vấn cho các đối tượng về các biện pháp phòng bệnh viêm gan virus. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Xác định tỷ lệ đối tượng nhiễm HBV tại Hải phòng. Các đối tượng đến xét nghiệm tại Trung tâm y tế dự phòng Hải phòng được tiến hành lấy máu, chạy phản ứng ELISA, để xác định sự có mặt của HBsAg. Kết quả thống kê được trình bày tại bảng. Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % Nhóm tuổi 15 – 24 tuổi 33 18 25 – 34 tuổi 57 32 35 – 44 tuổi 45 25 45 – 54 tuổi 25 14 > 55 tuổi 20 11 Giới Nam 99 55 Nữ 81 45 Địa dư Nội thành 140 78 Ngoại thành 40 22 Nghề nghiệp Học sinh, sinh viên 21 11.7 Cán bộ, công chức, CN 72 40 Kinh doanh, buôn bán 57 31.6 Nông dân, không nghề 30 16.7 Trình độ văn hoá Tiểu học 25 13.9 Trung học cơ sở 27 15 Trung học phổ thông 50 27.8 ³ TH chuyên nghiệp 78 43.3 Bảng 1. Thống kê tỷ lệ nhiễm HBV tại Hải phòng Nhận xét: Qua bảng 1 cho thấy tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở các đối tượng đến xét nghiệm tại Trung tâm y tế dự phòng Hải phòng trong năm 2008 rất khác biệt. Theo nhóm tuổi thì tỷ lệ người lớn tuổi đến xét nghiệm là rất ít, vì họ ít có điều kiện và sức khoẻ để đến trung tâm kiểm tra sức khoẻ định kỳ,nhưng tỷ lệ nhiễm HBV cao tập trung vào nhóm độ tuổi 25 - 34. Còn tỷ lệ về giới giữa nam và nữ đến khám là xấp xỉ nhau. Tỷ lệ giữa Nội thành và Ngoại thành chênh lêch nhau rất đáng kể. Vì nội thành rất gần với các trung tâm y tế, bệnh viện. Đó là điều kiện thuận lợi cho giao thông, phương tiện đi lại, nên tỷ lệ người trong Nội thành đến khám nhiều hơn hẳn khu vực Ngoại thành. Với cán bộ, công nhân viên chức họ luôn được cơ quan nhà nước tạo điều kiện về kinh tế cũng như phương thức khám bệnh nên tỷ lệ đến khám ở nhóm đối tượng này cao hơn nhóm đối tượng học sinh, sinh viên, kinh doanh buôn bán và không nghề. Ngoài ra, tỷ lệ học sinh tiểu học có tỷ lệ đến xét nghiệm ít nhất, đó là điều dễ hiểu vì nhận thức về virus viêm gan B của chúng còn rất hạn chế. Do vậy cần tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát và các biên pháp thích hợp trong công tác phòng chống, khống chế sự lây lan của virus viêm gan B. Bảng 1 tỷ lệ HBsAg (+) đối tượng nghiên cứu: Kết quả Số lượng Tỷ lệ % HBsAg (+) 180 25 HBsAg (-) 540 75 Số ca nhiễm HBsAg trên tổng số đối tượng cho ta thấy tỷ lệ nhiễm HBsAg( + ) chiếm 25% trên tổng số 100%. Đó là một tỷ lệ cũng khá cao, vậy nên chúng ta cần quan tâm, cũng như khống chế để giảm thiểu nguy cơ tỷ lệ HBsAg( + ) sẽ tăng cao. Bảng 2. Thống kê tỷ lệ nhiễm HBV theo lứa tuổi của các đối tượng đến xét nghiệm tại Trung tâm y tế dự phòng Hải phòng được trình bày tại bảng: Nhóm tuổi Số mẫu HBsAg (+) Tỷ lệ % 15 – 24 tuổi 138 33 22 25 – 34 tuổi 202 57 28 35 – 44 tuổi 167 45 26 45 – 54 tuổi 109 52 22 > 55 tuổi 105 20 18 Nhận xét: Bảng cho thấy tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao nhất bắt gặp ở độ tuổi 25 -34 tiếp đó là độ tuổi 35- 44. Đây là các nhóm tuổi năng động, giao lưu và tiếp xúc nhiều. Nguyên nhân lây nhiễm thường chủ yếu qua đường tình dục, quan hệ tình dục kể cả đồng tính luyến ái. Những đối tượng thường là người nghiện ma túy dùng chung bơm kim tiêm, trừơng hợp có tiếp xúc trực tiếp giữa người bị bệnh và người lành như :châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, dao cạo râu, làm móng tay chân bằng các dụng cụ dùng chung không được khử khuẩn. Bảng 3. Thống kê tỷ lệ Tỷ lệ nhiễm HBV theo giới tính: Giới tính Số mẫu HBsAg (+) Tỷ lệ % Nam 379 99 26,1 Nữ 341 81 23,8 Nhận xét: Kết quả xét nghiệm HBV của bệnh nhân đến khám tại trung tâm y tế dự phòng cho thấy tỷ lệ nhiễm ở nam giới cao hơn nữ giới (tuy nhiên không chênh lệch nhiều). Nguyên nhân thường do bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục,cũng như dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B. Mà nam giới thường có điều kiện tiếp xúc nhiều với những nguyên nhân trên. Ngoài ra các nguyên nhân khác như: Xăm người , châm cứu , với vật dụng không được tẩy trùng tốt cũng góp phần đẩy cao tỷ lệ nhiễm HBV ở nam giới tăng nhanh. Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm HBV theo địa dư: Địa dư Số mẫu HBsAg (+) Tỷ lệ % Nội thành 538 140 26 Ngoại thành 182 40 22 Nhận xét: Viêm gan B chủ yếu xảy ra ở Nội thành, như trên đã đề cập, nhóm đối tượng ở Nội thành gần vơi những trung tâm y tế, bệnh viện, giao thông đi lại thuận tiện. Và họ cũng có nhiều điều kiện về kinh tế hơn ở khu vực Ngoại thành. Vì vậy tỷ lệ đến khám, kiểm tra sức khoẻ định kỳ của họ ở những trung tâm y tế cũng tăng cao hơn. Bảng 5. Thống kê tỷ lệ nhiễm HBV của các đối tượng dựa theo trình độ văn hoá, số liệu tỷ lệ nhiễm HBVđược trình bày tại bảng.: Trình độ văn hoá Số mẫu HBsAg (+) Tỷ lệ % Tiểu học 110 25 22,8 Trung học cơ sở 112 27 24 TH phổ thông 199 50 25,1 TH chuyên nghiệp 299 78 26,1 Nhận xét: Bảng cho thấy tỷ lệ nhiễm HBV của các đối tượng có trình độ văn hoá ở bậc trung học chuyên nghiệp cao hơn so với các đối tượng khác. Đây là nhóm đối tượng này cũng đã được trang bị nhiều kiến thức về sức khoẻ, cũng như được giáo dục về các cách phòng chống bệnh tật hơn các đối tượng khác, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm virut vẫn cao. Vấn đề đtj ra là cần phải tuyên truyền về các phương pháp phòng chống lây nhiễm cao hơn nữa, tránh để hiện tượng có hiểu biết mà vẫn bị mắc bệnh. Bảng 6. Thống kê tỷ lệ nhiễm HBV theo nghề nghiệp. Các đối tượng đến xét nghiệm HBV tại Trung tâm y tế dự phòng Hải phòng được tiến hành nghiên cứu , thống kê theo nghề nghiệp. Kết quả được trình bày tại bảng: Nghề nghiệp Số mẫu HBsAg (+) Tỷ lệ % Học sinh, sinh viên 123 21 17 Cán bộ, công chức, công nhân 259 72 26 Kinh doanh, buôn bán 218 57 26 Không nghề 120 30 24 Nhận xét: Bảng thống kê tỷ lệ nhiễm HBV theo nghề nghiệp cho thấy, tỷ lệ nhiễm HBV cao nhất thuộc về nhóm cán bộ, công nhân viên chức và nhóm kinh doanh buôn bán, mặc dù đây là nhóm đối tượng có học vấn, cũng như dân trí cao. Nguyên nhân có thể là do nhóm đối tượng này có điều kiện tiếp xúc nhiều với những nguyên nhân gây bệnh: qua đường tình dục, truyền máu, dùng chung kim tiêm và lây nhiễm qua rất nhiều những con đường khác. 3.2. Để tìm hiểu nhận thức của người dân đối với HBV, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, khảo tra các kiến thức và thông tin đến HBV và bệnh viêm gan virut theo một mẫu thống nhất đối với các đối tượng đến xét nghiệm HBV tại Trung tâm y tế dự phòng Hải phòng. Các số liệu thống kê thu được sẽ góp phần vào các chiến dịch phòng chống lây nhiễm virut viêm gan B trong cộng đồng. 3.2.1. Tìm hiểu về kiến thức xác định dấu hiệu bệnh. Bảng 7. Thống kê về kiến thức của người dân về các dấu hiệu bệnh theo độ tuổi. ĐTNC Dấu hiệu 15-24 25-34 35-44 45-54 ≥ 55 % % % % % Sốt 15 20 25 35 38 Mệt mỏi 56 72 80 85 85 Chán ăn 56 72 80 85 85 Nôn, buồn nôn 30 61 65 71 67 Vàng da, vàng mắt 78 97 98 99 99 Gan to 56 72 88 95 95 Đau cơ khớp 12 25 40 54 56 Đau hạ sườn phải 14 55 65 67 65 Táo bón và ỉa lỏng 15 45 78 76 71 Không biết 10 6 5 2 3 Nhận xét: Bảng bên cho thấy dấu hiệu vàng da được nhắc đến đầu tiên với hơn 70% người được phỏng vấn biết đến, tiếp đó là dấu hiệu: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn. Trong các đối tượng này, nhóm có độ tuổi từ 35 trở nên có nhiều hiểu biết về dấu hiệu của bệnh viêm gan B hơn cả. Đây là nhóm tuổi có kiến thức, sự hiểu biết và điều kiện va chạm xã hội nhiều, giúp họ có thêm nhiều thông tin liên quan đến HBV và bệnh viêm gan. Bảng 8. Theo trình độ học vấn: ĐTNC Dấu hiệu Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông ≥TH chuyên nghiệp % % % % Sốt 19 25 26 27 Mệt mỏi 69 75 76 76 Chán ăn 69 75 76 76 Nôn, buồn nôn 51 55 59 62 Vàng da, vàng mắt 90 92 94 97 Gan to 65 71 81 87 Đau cơ khớp 17 27 37 43 Đau hạ sườn phải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghin c7913u th7921c tr7841ng nhi7877m virus vim gan B v nh7853.doc
Tài liệu liên quan