Đề tài Nghiên cứu tính đa hình AND của các dòng vải thiều Thanh Hà bằng kỹ thuật sinh học phân tử

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY VẢI

1.1.1. Phân loại, nguồn gốc và phân bố

1.1.1.1. Phân loại

Cây vải có tên khoa học là Litchi chinensis Sonn., thuộc họ bồ hòn Sapindaceae, bộ bồ hòn Sapindales [2].

Họ bồ hòn là một họ lớn có khoảng 140 chi, với 1600 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, đặc biệt ở châu Á và châu Mỹ. Ở nước ta, hiện chỉ biết 25 chi, 91 loài mọc khắp cả nước. Trong họ này có nhiều cây ăn quả như cây vải, cây nhãn và chôm chôm [8].

1.1.1.2. Nguồn gốc, phân bố

Nguồn gốc cây vải là ở miền Nam Trung Quốc. Hiện nay, ở núi Tạ Hải Sơn (tỉnh Quảng Đông), núi Lôi Hồ Lĩnh, Kim Cổ Lĩnh (đảo Hải Nam), ở vùng phía nam của Xi Suang Ba Na (Vân Nam) còn có những cánh rừng có nhiều cây vải dại. Đặc biệt núi Kim Cổ Lĩnh ở đảo Hải Nam vải dại mọc thành rừng. Lâm trường Bạch Tinh đã chặt 534 ha rừng vải già để trồng cây khác, hiện còn 50 ha vải rừng xanh tốt. Kim Cổ Lĩnh ở độ cao 600 - 700 m so với mặt biển, tại đây có những cây vải già có chu vi thân 7,5 m [8].

Trung Quốc là nơi thuần hóa cây vải trước tiên cách đây hơn 2000 năm. Đời Hán Vũ Đế Nguyên Đinh năm thứ 6 (111 năm trước Công nguyên) đã cho lập vườn vải trong cung vua, lấy cây từ Lĩnh Nam lên. Đời nhà Tống, vào năm 1059, Thái Tương viết quyển “Lệ Chi Phổ” mô tả lịch sử vùng trồng, đặc điểm giống, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và chế biến. Đây được coi là công trình xuất bản đầu tiên trên thế giới về cây vải [14], [37].

Cây vải có mặt ở Myanma, Ấn Độ vào cuối thế kỷ 17, các nước ở Đông Ấn vào thế kỷ 18, Ôxtrâylia, Nam Phi, Hawaii vào cuối thế kỷ 19. Ngày nay, vải được trồng ở các nước nằm trong phạm vi 20 - 30 vĩ độ Bắc và Nam đường xích đạo gồm có các vùng sau [37]:

Châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Myanma, Lào, Campuchia, Malaixia, Philipine, Inđonexia, Srilanka, Nhật Bản, Ixarael.

Châu Phi: Nam Phi, Môrithiuyt, Madagatca, Gabông, Cônggô.

Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Hoduras, Panama, Cuba, Pooctorico, Braxin.

Châu Úc: Ôxtrâylia, Niuzilân.

1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới

Trên thế giới hiện nay có trên 20 nước trồng vải, trong đó các nước châu Á có diện tích và sản lượng lớn nhất. Sản xuất vải có tính thương mại gồm các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Ôxtrâylia, Reunion, Nam Phi, Mađagatxca, Ixrael, Việt Nam Diện tích vải trên thế giới năm 1990 là 183.700 ha với sản lượng 251.000 tấn, năm 1999 sản lượng vải của thế giới khoảng 1,6 - 1,8 triệu tấn [14].

 

doc89 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2506 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu tính đa hình AND của các dòng vải thiều Thanh Hà bằng kỹ thuật sinh học phân tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu tính đa hình AND của các dòng vải thiều Thanh Hà bằng kỹ thuật sinh học phân tử.doc
Tài liệu liên quan