Yên Định là huyện đồng bằng của Tỉnh Thanh Hoá, nằm cách thành phố Thanh Hóa 30 km về phía Tây. Địa bàn huyện có quốc lộ 45 chạy qua nên thuận lợi cho giao thông và lưu thông hàng hóa.
Đặc điểm khí hậu thời tiết của huyện mang đặc điểm chung của khí hậu Thanh Hóa, thuộc đới khí hậu nhiệt đới gió mùa và được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo nhiệt độ và ẩm độ cao. Mùa lạnh nhiệt độ thấp kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tháng 4-5 có những đợt gió mùa tây nam khô nóng, lượng bức xạ mặt trời và lượng mưa thấp, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa đông bắc nên có những tháng có nhiệt độ rất thấp (tháng 1- 2), nhiều đợt rét kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi.
Về chế độ gió: Hướng thịnh hành là đông nam, tây nam vào mùa hạ, tây bắc và đông bắc vào mùa đông, vận tốc trung bình 1,8 m/s, khi có bão có thể lên tới 30m/s. Gió tây khô nóng thường xuất hiện vào đầu mùa hạ, hàng năm có từ 20-30 ngày có gió Lào.
125 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 10315 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong chuồng nền và chuồng sàn tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8,5 %, tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong nông nghiệp năm 2007 là 39,5%. Trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2004 – 2010 yên định thực hiện nhanh việc chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi, tăng nhanh sản lượng, giá trị hàng hóa, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp, đến năm 2010 tỷ trọng ngành chăn nuôi phải đạt 44 % với các chương trình nạc hóa đàn lợn, lấy phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại làm khâu đột phá, áp dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Hiện nay ngoài Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định chuyên sản xuất con giống ngoại cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi trong huyện và các địa bàn lân cận, Yên Định còn có rất nhiều trang trại tư nhân nuôi lợn thịt và nái ngoại. Các trang trại tập trung tại các xã Định Long, Định Tường, Quý Lộc có trang trại nuôi tới 100 nái ngoại.
Theo số liệu thống kê của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Định (2006)[34], số lượng lợn trên địa bàn Huyện qua 3 năm 2005, 2006 và 2007 (bảng2.2).
Số liệu thống kê ở bảng 2.2 cho thấy tổng đàn lợn hàng năm có tăng giảm qua các năm. Năm 2006 tổng đàn có giảm đi là do biến động của giá cả thị trường, dịch bệnh lở mồm long móng, dịch tai xanh, liên cầu khuẩn… xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước làm cho người chăn nuôi dao động, chưa yên tâm sản xuất nên số lượng có giảm đi nhưng không nhiều.
Về cơ cấu giống cho thấy đàn lợn nội vẫn được duy trì ổn định qua các năm trong đó đàn lợn ngoại có xu hướng tăng mạnh, năm 2005 là 10.935 con đến năm 2007 là 24.582 con tăng 2,24 lần.
Bảng 2.2 : Số liệu thống kê số lượng lợn từ năm 2005 -2007 và mục tiêu phát triển đàn lợn đến năm 2010
Năm
Tổng đàn
(con)
Lợn nội
(con)
Lợn ngoại
(con)
2005
66.491
55.556
10.935
2006
63.239
50.171
13.068
2007
70.975
46.393
24.582
2010
120.000
65.750
54.250
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Định)
Số liệu trên cho thấy, cùng với mục tiêu phát triển chăn nuôi mạnh mẽ của tỉnh. Yên Định quyết tâm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn đặc biệt là lợn ngoại hướng nạc, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao cho tiêu dùng và cho xuất khẩu. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Yên Định đã tiến hành xây dựng, quy hoạch chi tiết đất đai để phục vụ cho phát triển chăn nuôi lợn theo mô hình trang trại, liên kết để cung cấp đủ con giống tốt cho người chăn nuôi, hỗ trợ kinh phí tiêm phòng, mở lớp tập huấn kỹ thuật, cho vay vốn ưu đãi, hình thành các HTX nhằm mục đích bao tiêu sản phẩm cho nông dân tại 2 xã Định Tường, Quý Lộc và có kế hoạch liên kết với các công ty để xây dựng nhà máy giết mổ gia súc và chế biến sản phẩm thịt tại huyện.
2.4.3. Tình hình dịch bệnh ở đàn lợn
Hoàng Văn Tuấn (1998) [63] đã tiến hành điều tra tình hình dịch bệnh ở đàn lợn tại một trang trại lợn giống ngoại trên địa bàn huyện Yên Định trong 3 năm 1995,1996,1997 cho kết quả sau:
Năm 1995: Nhóm lợn < 45 ngày tuổi tỷ lệ chết/ tổng đàn là 25%, tỷ lệ chết do tiêu chảy so với tồng số chết chiếm 67%. Tương tự ở nhóm lợn 45- 65 ngày tuổi là 15% và 32 %.
Năm 1996: Nhóm lợn <45 ngày tuổi tỷ lệ chết/ tổng đàn là 12%, tỷ lệ chết do tiêu chảy so với tồng số chết chiếm 67%. Tương tự ở nhóm lợn 45- 65 ngày tuổi là 18% và 52 %.
Năm 1997: Nhóm lợn < 45 ngày tuổi tỷ lệ chết/tổng đàn là 15%, tỷ lệ chết do tiêu chảy so với tồng số chết chiếm 80%. Tương tự ở nhóm lợn 45- 65 ngày tuổi là 12% và 38 %.
Qua kết quả nghiên cứu của tác giả thấy rằng tiêu chảy ở lợn xảy ra quanh năm, với tỷ lệ cao, trên mọi đối tượng lợn, tỷ lệ mắc cao nhất ở lứa tuổi lợn con theo mẹ và thấp nhất ở lợn > 60 ngày tuổi. Việc xác định được các biện pháp phòng bệnh và điều trị thích hợp, có hiệu quả là cần thiết nhằm giảm thiệt hại cho đàn lợn .
3. nội dung, Nguyên liệu
và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Điều tra tình hình tiêu chảy ở đàn lợn tại huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa nuôi trong chuồng nền và chuồng sàn.
3.1.2. Nghiên cứu sự biến động tổng số vi khuẩn hiếu khí trong phân lợn tiêu chảy nuôi trong chuồng nền và chuồng sàn.
3.1.3. Nghiên cứu sự biến động tỷ lệ phân lập, số lượng vi khuẩn E.coli và vi khuẩn Salmonella trong phân lợn tiêu chảy ở hai kiểu chuồng.
3.1.4. Kiểm tra độc lực của vi khuẩn E.coli và Salmonella phân lập.
3.1.5. Xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của E.coli và Salmonella phân lập.
3.1.6. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị hội chứng tiêu chảy với các thuốc kháng sinh mẫn cảm và chế phẩm vi sinh.
3.2. Đối tượng, nguyên liệu và địa điểm nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Lợn ở các lứa tuổi: (sơ sinh - cai sữa và từ cai sữa – 60 ngày tuổi) bị tiêu chảy nuôi trong chuồng nền và chuồng sàn tại các trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.
3.2.2. Nguyên liệu
- Mẫu để phân lập vi khuẩn phân lợn bị tiêu chảy nuôi trong hai kiểu chuồng.
- Các loại môi trường vận chuyển, nuôi cấy, phân lập và giám định vi khuẩn E.coli và Salmonella. Gồm các môi trường thông thường và môi trường đặc hiệu (thạch máu, thạch Macconkey, BGA…)
- Các loại hoá chất thử phản ứng lên men đường
- Môi trường thử kháng sinh đồ Muller-Hinton, môi trường BHI
- Đĩa giấy tẩm kháng sinh của hãng SALNOFI Việt Nam và hãng OXOID của Anh sản xuất.
- Chế phẩm vi sinh dùng để điều trị bệnh tiêu chảy cho lợn là: E.lac do Công ty thuốc thú y Xanh cung cấp.
- Thuốc dùng thử nghiệm điều trị theo một số phác đồ: Nofloxacine,Ciprofloxacine, B.complex, điện giải.
3.2.3. Địa điểm nghiên cứu
- Các trang trại lợn tại các xã Định Long, Định Tường, Quý Lộc, và Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định - Huyện Yên Định.
- Vi khuẩn được phân lập tại phòng thí nghiệm bộ môn Vi sinh vật-Truyền nhiễm-Bệnh lý, Khoa Thú y, Trường ĐHNN I – Hà Nội.
- Phòng chẩn đoán vi khuẩn học – Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thanh Hoá
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp lấy mẫu phân
Mẫu phân được lấy trực tiếp từ hậu môn lợn hoặc lấy ngay sau khi lợn thải ra, cho vào lọ đựng mẫu đã được khử trùng, bảo quản trong điều kiện 4- 80C, gửi đến các phòng thí nghiệm.
3.3.2. Phương pháp điều tra tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn tại Yên Định - Thanh Hoá
- Số liệu điều tra năm 2006, 2007 qua sổ theo dõi của các trại.
- Số liệu điều tra 6 tháng đầu năm 2008 theo phương pháp mô tả, quan sát trực tiếp tại chuồng nuôi.
3.3.3. Phương pháp đo độ ẩm chuồng nuôi
Độ ẩm trong chuồng nuôi được đo bằng ẩm kế. ẩm kế được đặt tại chuồng nuôi ở giai đoạn lợn con theo mẹ, ẩm kế đặt cách mặt đất 0,5- 0,7 m, cách bức tường gần nhất 1m, hàng ngày đọc kết quả vào lúc 9 giờ sáng.
3.3.4. Phương pháp xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1 gram phân lợn tiêu chảy và không tiêu chảy
Theo phương pháp kiểm tra số lượng vi khuẩn bằng cách đếm số khuẩn lạc phát triển trên môi trường thạch của Nguyễn Vĩnh Phước (1976) [36].
Mẫu phân cần xác định vi khuẩn được pha loãng với nước sinh lý ở các nồng độ 10-1, 10-2, 10-3…10-10. Dùng pipet hút 0,2 ml dịch pha loãng ở độ pha loãng thích hợp cấy vào một đĩa thạch (mỗi độ pha loãng cấy vào 2 đĩa), dùng que gạt thuỷ tinh đã vô trùng dàn đều dịch trên khắp bề mặt thạch, để các đĩa thạch đã cấy trong tủ ấm 370C, thời gian 24 giờ. Tiến hành đếm số khuẩn lạc (CFU) trên môi trường thạch bằng cách dùng bút chì viết kính, chia đáy hộp ra thành nhiều phần, sau đó lần lượt đếm số lượng khuẩn lạc trong từng phần, từ đó tính ra số lượng vi khuẩn trong mỗi đơn vị thể tích nghiên cứu.
- Tính theo công thức
X = 5.a.b
Trong đó: X là tổng số vi khuẩn trong 1gram phân
a là số lượng CFU trung bình trên một đĩa thạch
b là hệ số pha loãng
3.3.5. Phương pháp phân lập, giám định vi khuẩn E.coli và Salmonella
- Với E.coli
Mẫu phân được cấy vào môi trường Istrati, Macconkey hoặc các môi trường đặc trưng khác của vi khuẩn đường ruột. Trên môi trường Macconkey sau nuôi cấy 18-24 giờ khuẩn lạc có màu đỏ, dạng S, trên môi trường E.M.B có khuẩn lạc màu đen tím, trên môi trường Endo khuẩn lạc có màu đỏ…
Quy trình phân lập, giám định vi khuẩn E.coli được mô tả ở sơ đồ 1.
- Với Salmonella
Mẫu phân được cấy vào môi trường Macconkey có khuẩn lạc không màu, trên môi trường Brilliant Green có khuẩn lạc màu đỏ, trên môi trường E.M.B có khuẩn lạc màu đỏ hang, trên môi trường Endo khuẩn lạc có màu vàng…
Quy trình phân lập, giám định vi khuẩn E.coli được mô tả ở sơ đồ 2.
Sơ đồ1: phân lập và giám định vi khuẩn E.coli
(Theo Carter G.R., 1995 [84])
Gia súc tiêu chảy
Gia súc bình thường
Phân
Pha loãng 10 x
Istrati
(khuẩn lạc thuần khiết dạng S màu vàng)
Macconkey
(khuẩn lạc màu đỏ)
Đếm số khuẩn lạc
E.M.B
(khuẩn lạc màu đen tím) tímtím
Brilliant Green
(khuẩn lạc vàng chanh)
Khuẩn lạc thuần khiết
Endo
(khuẩn lạc đỏ)
Định type
Tính chất sinh học
Kiểm tra đặc tính sinh hoá
Kiểm tra hình thái, nuôi cấy
Hình thái (Gram)
Nước thịt
Thạch thường
Di động
Lên men đường
Kligler
VP
MR
H2S
HH
Tóm tắt một số đặc tính sinh hoá của E.coli theo bảng sau:
Môi trường
Vi khuẩn
Triple-Sugar-Iorl
Manitol
Ure-Indol
Citrat
Glucoza
Lactoza
H2S
Gaz
Di động
Mannit
Ure
Indol
Escherichia coli
+
+
-
+
+
+
-
+
-
Sơ đồ 2: phân lập và giám định vi khuẩn Salmonella
(Theo Carter G.R., 1995 [84])
Gia súc tiêu chảy
Gia súc bình thường
Phân
Muller Kauffman, Istrati
(khuẩn lạc thuần khiết dạng S màu xanh)
Pha loãng 10 x
Macconkey
(khuẩn lạc không màu)
E.M.B
(khuẩn lạc đỏ hồng)
Đếm số khuẩn lạc
Môi trường SS (khuẩn lạc trắng)
Brilliant Green
(khuẩn lạc đỏ)
Endo
(khuẩn lạc vàng)
Khuẩn lạc thuần khiết
Giữ trên thạch máu
Định type
Tính chất sinh học
Kiểm tra hình thái, nuôi cấy
Kiểm tra đặc tính sinh hoá
Hình thái (Gram)
Nước thịt
Thạch thường
Di động
Lên men đường
Kligler
VP
MR
H2S
Tóm tắt một số đặc tính sinh hoá của Salmonella theo bảng sau:
Môi trường
Vi khuẩn
Triple-Sugar-Iorl
Manitol
Ure-Indol
Citrat
Glucoza
Lactoza
H2S
Gaz
Di động
Mannit
Ure
Indol
Salmonella
+
-
+
+
+
+
-
-
+
3.3.6. Xác định độc lực của vi khuẩn E.coli và Salmonella phân lập
Theo phương pháp của Lindner (1986), Woolcok và Schwartz (1992)
Động vật thí nghiệm: chuột nhắt trắng khoẻ mạnh, khối lượng từ 18-20 gr.
Vi khuẩn phân lập, nuôi cấy trong môi trường nước thịt ở 370C/24 giờ, đậm độ vi khuẩn đạt 1010/ml. Mỗi chủng vi khuẩn E.coli hoặc Salmonella được tiêm cho 2 chuột, mỗi con 0,2 ml canh trùng vào xoang bụng. Sau khi tiêm theo dõi triệu chứng, số chuột chết và thời gian chết của chuột. Mổ khám bệnh tích những chuột bị chết trong thời gian theo dõi để kiểm tra bệnh tích và làm tiêu bản nhuộm gram để tìm vi khuẩn E.coli hoặc Salmonella trong chuột thí nghiệm.
3.3.7. Xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của E.coli và Salmonella phân lập được bằng phương pháp kháng sinh đồ (Theo Bauer - Kirby 1990)
Chọn những khuẩn lạc điển hình của E.coli, Salmonella nuôi cấy trên môi trường thạch thường, pha trong nước muối sinh lý để được huyễn dịch vi khuẩn có đậm độ 106 vi khuẩn/ml. Lấy 0,1 ml huyễn dịch nhỏ lên môi trường Muller-Hinton (mặt thạch dày 4mm), láng cho đều vi khuẩn trên mặt thạch. Để khô, dùng panh đặt các khoanh giấy tẩm kháng sinh, ấn nhẹ để khoanh giấy tiếp xúc hoàn toàn với mặt thạch. Giữ yên các đĩa thạch trong nhiệt độ phòng để kháng sinh khuếch tán đều, đặt vào tủ ấm 370C/24 giờ, lấy ra đo đường kính vòng vô khuẩn, đánh giá sự mẫn cảm của vi khuẩn, độ mẫn cảm được xác định theo bảng tiêu chuẩn của Bauer - Kirby.
Bảng tiêu chuẩn “ Standard Kirby – Bauer”
Tên thuốc
Vòng vô khuẩn
Rất mẫn cảm (mm)
Mẫn cảm
(mm)
Kháng
(mm)
Ampicillin
>14
12-13
<11
Chlotetracylin
>19
15 - 18
<14
Amoxycllin
>17
12-16
<12
Nofloxacine
>29
21-28
<20
Ciprofloxacin
>21
13-21
<12
Kanamycin
>17
15-17
<15
3.3.8. Phương pháp bố trí thí nghiệm điều trị lợn bị tiêu chảy
- Phân lô thí nghiệm: Lợn bị tiêu chảy lứa tuổi sơ sinh – cai sữa ở hai kiểu chuồng được đánh dấu từng con để tiện theo dõi và điều trị. Mỗi lô thí nghiệm một phác đồ điều trị.
- Điều trị bằng kháng sinh mẫn cảm:
Phác đồ 1: Nofloxacine: 2ml/10kg thể trọng/ lần, tiêm bắp.
All – Lyte: 2g/con/ngày
Phác đồ 2: Ciprofloxacine: 2ml/10kg thể trọng/ lần, tiêm bắp
All – Lyte: 2g/con/ngày
Điều trị bằng men vi sinh:
Men vi sinh E.lac 5 gram/con/ ngày cho uống
All – Lyte: 2g/con/ngày
- Điều trị bằng kháng sinh mẫn cảm và men vi sinh:
Phác đồ1: Nofloxacine 2ml/10kg thể trọng/ lần, tiêm bắp.
All – Lyte: 2g/con/ngày
Men vi sinh E.lac 5 gram/con/ ngày cho uống
Phác đồ 2: Ciprofloxacine: 2ml/10kg thể trọng/ lần, tiêm bắp
All – Lyte: 2g/con/ngày
Men vi sinh E.lac 5 gram/con/ ngày cho uống
- Liều trình điều trị: 3 ngày
- Theo dõi thí nghiệm: thông qua triệu chứng lâm sàng như trạng thái cơ thể, tình trạng phân, tình trạng ăn uống, tính trạng mất nước… để kết luận khỏi bệnh hoặc không khỏi bệnh.
3.3.9. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được sử lý theo phương pháp thống kê sinh học, với các tham số :
- Số trung bình: = với n từ 1 đến i
- Độ lệch chuẩn: Sx =
- Sai số trung bình: m = ( với n<30)
m = ( với n>30)
- Sai số tỷ lệ % theo công thức: mX =
- So sánh mức độ sai khác giữa các lô thí nghiệm
-
ttn =
Các số liệu sau khi đã tính toán được sử lý trên máy tính bằng phần mềm EXCEL/97.
4. Kết quả và thảo luận
4.1. Kết quả điều tra tình hình tiêu chảy ở lợn nuôi tại huyện Yên Định - Thanh Hoá
4.1.1. Tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi trong các kiểu chuồng khác nhau
Chuồng trại là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ gia súc bởi phần lớn thời gian sống cuả gia súc là ở trong chuồng. Nếu chuồng trại xây dựng đúng kiểu, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, cao ráo, thoáng, độ thông khí tốt, kết hợp với chăm sóc quản lý và vệ sinh chuồng trại tốt sẽ giúp cải thiện đáng kể điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi, tăng khả năng sinh trưởng phát triển, tăng khả năng lợi dụng thức ăn của vật nuôi, tăng sức kháng bệnh tật, giảm đáng kể tỷ lệ bệnh nói chung và tỷ lệ bệnh tiêu chảy nói riêng.
Tại Yên Định - Thanh Hoá, lợn được nuôi trong 2 kiểu chuồng: Chuồng nền và chuồng sàn (chuồng công nghiệp) được xây dựng kiểu sàn lồng làm bằng sắt, nhựa, bê tông. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu lợn nuôi trong chuồng có nền bằng xi măng và chuồng có sàn bê tông đục lỗ, mặt sàn cách mặt nền 40 – 60 cm.
Chúng tôi tiến hành điều tra ở 2 nhóm lợn: sơ sinh – cai sữa và cai sữa- 60 ngày tuổi, (lợn > 60 ngày tuổi không theo dõi vì lứa tuổi này 100% được nuôi ở chuồng nền). Từ số liệu điều tra tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi trong hai kiểu chuồng tại các xã Định Long, Định Tường, Quý Lộc, và Công ty cổ phần đầu tư nông nghiệp Yên Định các năm 2006, 2007 và 6 tháng đầu năm 2008, kết quả được tổng hợp tại bảng 4.1.
Đối với chuồng nền: trong số 13471 con được điều tra có 4236 con mắc bệnh, tỷ lệ lợn bị tiêu chảy là 31,45%, tỷ lệ chết do tiêu chảy là 2,07%..
Đối với chuồng sàn: điều tra 14133 con có 3339 con măc bệnh, tỷ lệ tiêu chảy là 23,63 %, tỷ lệ chết là 1,43%.
Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: tỷ lệ bị tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong chuồng nền cao hơn nhiều so với tỷ lệ lợn bị tiêu chảy được nuôi trong chuồng sàn: 31,45% so với 23,64% gấp 1,33 lần. Sự sai khác này có ý nghĩa P<0,05.
Theo chúng tôi ở kiểu chuồng sàn, tiểu khí hậu chuồng nuôi được cải thiện đáng kể. Chuồng thường có mặt sàn cao hơn mặt nền 40 – 60 cm, phân, nước tiểu lợn thải ra lọt xuống mặt nền. Chất thải được dội rửa ngày hai lần. Phân, nước tiểu, nước rửa chuồng chảy vào rãnh thoát phân và từ đó đi vào bể chứa. Mặt sàn nơi lợn nằm, đi lại không bị phun nước dội rửa nên luôn khô ráo. Bên hông chuồng được bao bằng lưới thép có bạt che mưa, nắng. Khi nhiệt độ không khí tăng bạt được kéo lên để đảm bảo độ thông thoáng, giảm bớt lượng khí độc và độ ẩm trong chuồng nuôi. Khi nhiệt độ xuống thấp bạt có tác dụng giảm bớt tác động của nhiệt độ không khí lạnh và chắn gió lùa. Mặt khác một số chuồng nuôi đã có hệ thống thông khí nên điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi được cải thiện đáng kể. Chuồng khô ráo cũng làm giảm tác dụng của vi sinh vật gây bệnh.Do vậy giảm bớt được các nguyên nhân tác động, tỷ lệ bệnh thấp hơn.
Còn trong kiểu chuồng nền, nếu là chuồng K64 cũ thường thấp, chuồng lại có tường chắn nên giảm độ thông thoáng, sân chơi và hố thoát phân phía ngoài. Phân, nước tiểu thải ra tại góc hoặc cả mặt nền chuồng, khi lợn đi lại, vận động có thể dẫm hoặc nằm lên phân và nước tiểu nên phần chân, bụng thường bẩn, dính phân và ướt. Nước dội rửa được phun trực tiếp xuống nền chuồng (kể cả nơi lợn nằm) do vậy độ ẩm trong chuồng thường cao, nền chuồng lạnh và ẩm ướt. Nếu độ dốc nền chuồng không đảm bảo, nước dội rửa tồn đọng trong chuồng, lợn có thể uống nước bẩn, dễ nhiễm khuẩn. Chuồng ẩm ướt cũng là điều kiện để vi sinh vật gây bệnh phát triển. Mặt khác chuồng nuôi tồn đọng nhiều phân, rác, ẩm ướt thì khi nhiệt độ lên cao sẽ sản sinh nhiều khí độc như NH3 H2S lợn sẽ bị trúng độc thần kinh, tăng cơ hội cảm nhiễm với bệnh, tỷ lệ mắc tiêu chảy cao.
Bảng 4.1: Tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi trong các kiểu chuồng nuôi
Kiểu
Chuồng
Năm
Chuồng sàn
Chuồng nền
Số điều tra (con)
Bị tiêu chảy
Chết do tiêu chảy
Số điều tra (con)
Bị tiêu chảy
Chết do tiêu chảy
Số mắc (con)
Tỷ lệ (%)
Số chết (con)
Tỷ lệ (%)
Số mắc (con)
Tỷ lệ (%)
Số chết (con)
Tỷ lệ (%)
2006
5444
1336
24,54
89
1,63
4980
1620
32,53
110
2,21
2007
5778
1334
23,08
74
1,28
5554
1680
30,25
105
1,89
2008
2911
669
22,98
39
1,34
2937
936
31,87
64
2,18
Tổng hợp
14133
3339
23,63
202
1,43
13471
4236
31,45
279
2,07
Xét về tỷ lệ lợn bị tiêu chảy qua các năm nuôi ở hai kiểu chuồng nuôi cho thấy:Tỷ lệ tiêu chảy qua các năm có giảm đi nhưng không nhiều. Điều đó cho thấy hội chứng tiêu chảy ở lợn với đặc điểm dịch tễ phức tạp vẫn gần như tồn tại song song với chăn nuôi lợn bởi nguyên nhân gây bệnh tổng hợp và phức tạp của nó. Qua khảo sát tại các cơ sở chăn nuôi cho thấy điều kiện chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, chất lượng thức ăn, thời tiết khí hậu là các yếu tố strees tác động gây bệnh mạnh nhất.
Hình 4.1: So sánh tỷ lệ lợn bị bệnh tiêu chảy ở lợn nuôi trong các kiểu chuồng nuôi khác nhau
Hình 4.1 cho thấy: Tỷ lệ bị bệnh tiêu chảy và tỷ lệ chết do tiêu chảy ở lợn nuôi trong chuồng sàn đều thấp hơn so với lợn nuôi trong chuồng nền.
Theo Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006)[61] chuồng có nền bằng xi măng ướt và lạnh dễ làm phát sinh bệnh lợn con ỉa cứt trắng.
Đoàn Thi Kim Dung (2004) [3] cho biết trong điều kiện nuôi công nghiệp, sử dụng cám tổng hợp, nuôi trên sàn, lợn con 1- 60 ngày tuổi tỷ lệ bệnh là 28,36%, tỷ lệ chết là 4,45%.
Theo Nguyễn Thị Ngữ (2005) [32] tại Hà Tây lợn nuôi trong chuồng nền, ở lứa tuổi 1- 60 ngày, tỷ lệ bị tiêu chảy là 38,61%, tỷ lệ chết do tiêu chảy là 5,36%. Kết quả của chúng tôi thấp hơn bởi thời gian, địa điểm nghiên cứu, phương thức chăn nuôi khác nhau.
Tô Thị Phượng (2006) [43] khi nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở lợn ngoại tại Thanh Hoá cho biết: Lợn nuôi trong chuồng nền, tỷ lệ lợn bị tiêu chảy là 31,02%, tỷ lệ chết do tiêu chảy là 1,72%, lợn nuôi ở chuồng sàn có tỷ lệ tiêu chảy là 22,57%, tỷ lệ chết là 1,41%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả này.
Như vậy có thể thấy việc tạo ra một tiểu khí hậu chuồng nuôi thuận lợi cho sức khoẻ của lợn có ý nghĩa vệ sinh trọng yếu. Hội chứng tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong tất cả các nguyên nhân đó điều kiện chuồng trại, vệ sinh chuồng nuôi đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ bệnh. Từ thực tế điều tra cho thấy điều kiện chuồng trại tốt, hợp lý cũng giúp giảm đáng kể tỷ lệ bệnh.
4.1.2. Kết quả điều tra tình hình tiêu chảy ở lợn theo lứa tuổi
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, hội chứng tiêu chảy xảy ra ở tất cả các lứa tuổi nhưng ở mỗi lứa tuổi tỷ lệ mắc có khác nhau.
Từ kết quả điều tra tổng hợp trong bảng 4.2 của chúng tôi về tình hình tiêu chảy ở đàn lợn nuôi tại huyện Yên Định trong hai kiểu chuồng nuôi cũng cho thấy, ở cả hai kiểu chuồng nuôi nhóm tuổi sơ sinh đến cai sữa tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy cao hơn so với nhóm từ cai sữa – 60 ngày tuổi.
Cụ thể ở kiểu chuồng sàn: Lợn từ sơ sinh – cai sữa , điều tra 7634 con, có 2128 con bị tiêu chảy với tỷ lệ bị tiêu chảy là 27,88 %; tỷ lệ chết do tiêu chảy là 1,91%.
Lợn cai sữa - 60 ngày tuổi, điều tra 6499 con, tỷ lệ bị tiêu chảy 18,63%; tỷ lệ chết do tiêu chảy là 0,86%.
ở kiểu chuồng nền: Lợn từ sơ sinh – cai sữa , điều tra 7183, có 2866 con bị tiêu chảy với tỷ lệ bị tiêu chảy là 39,90 %; tỷ lệ chết do tiêu chảy là 2,84%.
Lợn cai sữa - 60 ngày tuổi, điều tra 6288 con, tỷ lệ bị tiêu chảy 21,79%; tỷ lệ chết do tiêu chảy là 1,19%.
Từ các số liệu trên chúng tôi nhận thấy:
- Xét về lứa tuổi cho thấy lợn ở các lứa tuổi khác nhau, tỷ lệ tiêu chảy và tỷ lệ chết khác nhau. Nguyên nhân là do ở mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển, vật nuôi có những đặc điểm sinh lý, đặc điểm tiêu hoá, khả năng đề kháng với các tác nhân gây bệnh cũng khác nhau nên tỷ lệ bệnh cũng khác nhau.
Giai đoạn sơ sinh – cai sữa: là giai đoạn lợn con theo mẹ, sở dĩ giai đoạn này có tỷ lệ tiêu chảy cao là do đặc điểm sinh lý của lợn con, trong cơ thể mẹ lợn con nhận được các điều kiện lý tưởng về nhiệt, độ ẩm, dinh dưỡng và sự bảo vệ gần như tuyệt đối của buồng tử cung. Khi ra khỏi cơ thể mẹ, ngay lập tức cơ thể yếu ớt của lợn con phải chống chịu với hàng loạt các tác nhân gây bệnh của môi trường đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm, trong khi cơ chế điều tiết thân nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh, lượng Glycozen dự trữ ít, lớp mỡ dưới da mỏng, lông thưa thớt, bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, dịch dạ dày ít ,chưa có men Pepsin do vậy chưa có khả năng tiêu hóa hoàn toàn thức ăn. Lượng kháng thể truyền qua sữa mẹ ngày càng giảm, nhất là lợn con dưới 21 ngày tuổi, điều tiết thân nhiệt chủ yếu bằng sự tiêu tốn glucoza nên sức đề kháng giảm, dễ nhiễm bệnh đường tiêu hóa.
Mặt khác lợn con sơ sinh chưa hình thành chắc chắn và ổn định hệ vi khuẩn đường ruột do vậy dễ bị rối loạn tiêu hoá.
Giai đoạn từ cai sữa – 60 ngày tuổi: chức năng các hệ cơ quan đã hoàn chỉnh hơn, bộ máy tiêu hóa của lợn con đã tương đối hoàn thiện, có khả năng tiêu hóa hoàn toàn thức ăn, pH ở trong dạ dày ở 45 ngày tuổi thấp đã ức chế được các loại vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa, nhưng là thời điểm lợn con cai sữa, chuyển đổi khẩu phần ăn, từ thức ăn tập ăn và bú sữa mẹ sang ăn thức ăn hoàn toàn. Thực tế điều tra cho thấy thay đổi khẩu phần ăn, kỹ thuật cai sữa, thay đổi môi trường sống là yếu tố stress tác động gây bệnh. Theo kết quả theo dõi của chúng tôi, tỷ lệ tiêu chảy tập chung chủ yếu sau cai sữa 2-3 ngày.
- Xét về tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn nuôi trong các kiểu chuồng khác nhau cho thấy: Lợn nuôi trong chuồng sàn tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết thấp hơn so với lợn nuôi trong chuồng nền ở cả hai nhóm tuổi. Nguyên nhân đã được trình bày ở phần 4.1.1.
Đặc biệt nhóm tuổi từ sơ sinh – cai sữa tỷ lệ tiêu chảy ở kiểu chuồng sàn là 27,88%, trong khi đó lợn nuôi trong chuồng nền có tỷ lệ mắc cao hơn nhiều 39,90% (gấp 1,43 lần), sự sai khác này có ý nghĩa P < 0,05. Điều này phù hợp với những đặc điểm sinh lý của lợn con đã trình bày ở trên bởi điều kiện ngoại cảnh, chuồng trại và vệ sinh chuồng trại là một trong những nguyên nhân gây bệnh, lợn con là đối tượng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh mạnh nhất bởi các phản ứng thích nghi và bảo vệ của cơ thể còn rất yếu.
Với nhóm tuổi từ cai sữa – 60 ngày tuổi: chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh có giảm đi qua các năm và lợn nuôi trong chuồng sàn có tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết thấp hơn (18,63% và 0,86%) so với kiểu chuồng nền (21,79% và 1,19%), sự sai khác này có ý nghĩa P < 0,05. Điều đó là hợp lý bởi ở kiểu chuồng sàn, sau khi cai sữa lợn vẫn được nuôi trên chuồng sàn do vậy không bị tác động bởi sự thay đổi điều kiện chuồng trại. Thêm nữa qua theo dõi chúng tôi thấy một số cơ sở chăn nuôi đã xây dựng được quy trình chu chuyển đàn hợp lý nên đã giảm được các yếu tố stress tác động, tỷ lệ bệnh giảm.
Còn ở kiểu chuồng nền, tại một số địa điểm điều tra cho thấy lợn con theo mẹ nuôi trên chuồng sàn, sau khi cai sữa được chuyển xuống nuôi trong chuồng nền. Sự thay đổi khẩu phần ăn, kỹ thuật cai sữa, thêm vào đó là thay đổi điều kiện chuồng trại là những nhân tố tác động gây bệnh và làm cho tỷ lệ mắc ở nhóm tuổi này trong chuồng nền cao hơn.
Bảng 4.2: Kết quả điều tra tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn các lứa tuổi khác nhau
Kiểu
Chuồng
Tuổi lợn Năm
Sàn
Nền
Số điều tra (con)
Bị tiêu chảy
Chết do tiêu chảy
Số điều tra (con)
Bị tiêu chảy
Chết do tiêu chảy
Số mắc (con)
Tỷ lệ (%)
Số chết (con)
Tỷ lệ (%)
Số mắc (con)
Tỷ lệ (%)
Số chết (con)
Tỷ lệ (%)
Sơ sinh – cai sữa
2006
2934
824
28,08
63
2,15
2700
1086
40,22
80
2,96
2007
3126
864
27,64
55
1,76
2854
1120
39,24
74
2,59
2008
1574
440
27,95
28
1,79
1629
660
40,52
50
3,07
Tổng hợp
7634
2128
27,88
146
1,91
7183
2866
39,90
204
2,84
Cai sữa – 60 ngày tuổi
2006
2510
512
20,39
26
1,04
2280
534
23,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn nuôi trong chuồng nền và chuồng sàn tại huyện yên định – tinh thanh hóa.doc