Đề tài: Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý giảm ngập nước tp.Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2025 tại trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước tp.hcm

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Nhận xét của đơn vị thực tập iii

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn iv

Mục lục v

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt x

Danh mục các định nghĩa xi

Danh mục các bảng sử dụng xiii

Lời mở đầu 1

Lý do chọn đề tài 2

Mục tiêu đề tài 2

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 2

Phương pháp nghiên cứu 2

Kết cấu đề tài 2

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1.1 KHÁI NIỆM DỰ ÁN VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3

1.1.1 Dự án và những quan niệm về dự án 3

1.1.1.1 Khái niệm dự án 3

1.1.1.2 Dự án 3

1.1.1.3 Dự án là một hệ thống

 

doc20 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài: Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý giảm ngập nước tp.Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2025 tại trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước tp.hcm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; thay mặt Giám đốc Trung tâm khi được Giám đốc Trung tâm ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Trung tâm. 2.3.2 Các phòng ban: - Văn phòng: tham mưu giám đốc trung tâm chống ngập về công tác quản trị văn phòng, quản trị công nghệ thông tin và công tác bảo vệ trật tự trong cơ quan. - Phòng Tổ chức cán bộ: tham mưu giám đốc về tổ chức, bộ máy, cán bộ theo phân cấp, chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức và lao động của cơ quan, công tác thi đua khen thưởng, công tác bảo vệ nội bộ. - Phòng Kế hoạch - Tài chính: tham mưu giám đốc về công tác kế hoạch, công tác tài chính kế toán chung của cơ quan. - Phòng Quản lý đầu tư: tham mưu giúp giám đốc xây dựng kế hoạch, quản lý các dự án đầu tư, duy tu sửa chữa hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải trên địa bàn thành phố HCM. - Phòng Quản lý hệ thống thoát nước: tham mưu giúp giám đốc thực hiện về quản lý thoát nước (trừ nước thải) trên địa bàn thành phố HCM. - Phòng Quản lý nước thải: tham mưu giúp giám đốc thực hiện về quản lý thoát nước thải trên địa bàn thành phố HCM. - Phòng Nghiên cứu và Quản lý vận hành: tham mưu giám đốc thực hiện nghiên cứu các giải pháp kiểm soát ngập, các quy trình quản lý vận hành công trình kiểm soát ngập, hệ hto61ng thu gom xử lý nước thải và xây dựng thể chế về quản lý quy hoạch phát triển đô thị trong lĩnh vực tiêu thoát nước, hệ thống kênh rạch trên địa bàn thành phố HCM. 2.3.3 Các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: - Ban QLDA cải tạo kênh Ba Bò: giúp chủ đầu tư dự án quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện dự án cải tạo kênh Ba Bò. - Ban QLDA 1547: giúp chủ đầu tư dự án quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các dự án xây dựng các công trình kiểm soát triều. - Ban QLDA công trình thoát nước đô thị: giúp chủ đầu tư dự án quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các dự án thoát nước. - Ban QLDA hỗ trợ kỹ thuật lập dự án khả thi xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè: giúp chủ đầu tư dự án quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2. Lập nghiên cứu khả thi xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè. 2.4 Mối quan hệ liên kết với các đơn vị khác trong hoạt động của cơ quan: 2.4.1 Đối với các sở - ngành thuộc thành phố - Trung tâm chống ngập có trách nhiệm phối hợp với các sở - ngành, các tổ chức chính trị của thành phố để hoàn thành nhiệm vụ chung và nhiệm vụ riêng của mỗi cơ quan. - Khi giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Trung tâm chống ngập có liên quan đến các sở - ngành thì Trung tâm chống ngập phải trao đổi và lấy ý kiến bằng văn bản. Thủ trưởng các sở - ngành được hỏi ý kiến có trách nhiệm nghiên cứu trả lời trong thời gian quy định. 2.4.2 Đối với Ủy ban nhân dân các quận - huyện - Trung tâm chống ngập hướng dẫn phối hợp và tạo điều kiện để Ủy ban nhân dân các quận - huyện thực hiện các nội dung về công tác phòng chống ngập, thoát nước đô thị và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các quận - huyện về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực công tác do Trung tâm quản lý. 2.4.3 Đối với quan hệ quốc tế: - Trung tâm chống ngập được trực tiếp quan hệ, làm việc với các cơ quan, viện, trường của nước ngoài, các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế để thực hiện các nhiệm vụ được giao. - Theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố, Trung tâm chống ngập được tổ chức đón tiếp và làm việc với các đoàn khách nước ngoài theo quy định. 2.4.4 Đối với các tổ chức Đảng, Đoàn thể: - Đối với các Ban của Thành ủy và Đảng ủy Khối Dân Chính Đảng thành phố, Trung tâm chống ngập có mối quan hệ trực tiếp để thông qua đó tiếp nhận những chủ trương, định hướng và chỉ đạo của Thành ủy và của Đảng uỷ Khối Dân Chính Đảng thành phố. - Phối hợp với các đoàn thể thành phố trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm nhằm tạo điều kiện để các đoàn thể tham gia ý kiến với Trung tâm trong việc tổ chức thực hiện chế độ chính sách có liên quan đến đơn vị. - Đối với những vấn đề lớn, có liên quan đến đoàn thể quần chúng nào thì Giám đốc Trung tâm phải mời tham gia hoặc hỏi ý kiến (bằng văn bản) lãnh đạo của đoàn thể quần chúng đó trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố. 2.5 Tình hình thực hiện công tác chống ngập trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2001 – 2009: 2.5.1 Mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2001 – 2009: Phấn đấu xóa các điểm ngập hiện hữu song song với việc ngăn chặn phát sinh các điểm ngập mới (xóa được ít nhất 70/100 điểm ngập lớn hiện có trong nội thị); tăng tốc triển khai các dự án thoát nước, nhất là các dự án ODA để giải quyết cơ bản tình trạng ngập; tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, cơ sở pháp lý, cơ chế phối hợp và phát triển các nguồn lực trong lĩnh vực thoát nước. Hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, hiệu quả các dự án thoát nước đã được phê duyệt bao gồm: 3 dự án sử dụng vốn ODA, 68 dự án sử dụng vốn trong nước và các công trình cấp bách hàng năm của Sở Giao thông vận tải; các dự án Tham Lương – Bến Cát - rạch Nước Lên, Bờ hữu sông sài Gòn và các công trình đê bao khu vực vùng ven, ngoại thành do Sở Nông nghiệp và PTNT, các quận, huyện làm chủ đầu tư. Ngăn chặn và cải thiện một bước cơ bản tình hình ô nhiễm vệ sinh môi trường nước của thành phố, giải quyết cơ bản tình trạng ngập trong mùa mưa và xử lý môi trường nước đô thị giai đoạn 2001 – 2009. Vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia và tạo sự chuyển biến tích cực trong việc quản lý, bảo vệ, giữ gìn và đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thoát nước của thành phố. Đảm bảo có kế hoạch quản lý, kiểm tra để không phát sinh thêm các điểm ngập mới; 2.5.2 Kết quả thực hiện: Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VII và Thông báo số 119-TB/TU ngày 28 tháng 5 năm 2001 của Ban Thường vụ Thành ủy về việc triển khai thực hiện Chương trình chống ngập nội thị trong mùa mưa; Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 57/2001/QĐ-UB ngày 05 tháng 7 năm 2001 về kế hoạch thực hiện Chương trình chống ngập nội thị trong mùa mưa và xử lý môi trường nước thành phố giai đoạn 2001 – 2005; đồng thời tích cực triển khai thực hiện Quy họach tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Quyết định 752/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 6 năm 2001) và Quy họach thủy lợi chống ngập (Quyết định 1547/QĐ-TTg, ngày 28 tháng 10 năm 2008) của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình triển khai, thành phố đã kết hợp thực hiện các giải pháp công trình và phi công trình; tập trung chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm có nguồn vốn từ ngân sách và các dự án ODA để sớm hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác góp phần kéo giảm, xóa được nhiều điểm ngập. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, Chương trình chống ngập và xử lý môi trường nước đã được thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt và đạt được những kết quả nhất định. Nhiều giải pháp về tổ chức quản lý chuyên ngành đã được thưc hiện, nhiều công trình, dự án được đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành và phát huy hiệu quả đã kéo giảm, xóa được nhiều điểm ngập. Cụ thể: 2.5.2.1 Các giải pháp quản lý đã triển khai: - Ban hành Chỉ thị số 27/2002/CT-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2002 và Quyết định số 319/2003/CT-UB ngày 26 tháng 12 năm 2003 về quản lý sông rạch để tăng cường công tác quản lý hệ thống sông kênh rạch, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi lấn chiếm sông, kênh rạch. - Ban hành bộ định mức thoát nước, quyết định về điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với nước thải để đảm bảo nguồn vốn cho việc duy tu, bảo dưỡng, vận hành hệ thống thoát nước mưa, nước thải của thành phố. - Công tác quản lý hệ thống hạ tầng thoát nước đã được tập trung vào ngành để quản lý duy tu tập trung: Tổng khối lượng quản lý, duy tu cống thoát nước cấp 2, 3 trên địa bàn thành phố đã tăng gấp 2 lần (từ 516.662 md vào năm 2001 tăng lên 1.039.512 md vào năm 2008) và số cửa xả tăng gấp 2,7 lần (từ 228 cửa xả vào năm 2001 tăng lên 627 cửa xả vào năm 2008). Tăng cường công tác tuần tra và quản lý, bảo vệ kênh rạch thoát nước, chống san lấp, lấn chiếm trái phép; phối hợp với quận - huyện, sở - ngành trong lĩnh vực thoát nước, xóa, giảm ngập và tuyên truyền giáo dục cộng đồng. Tổ chức lập qui hoạch chi tiết thoát nước cho 05 lưu vực còn lại theo qui hoạch tổng thể thoát nước. Huy động trí tuệ của các nhà khoa học và người dân trong việc góp ý kiến xây dựng các đề án, chương trình chống ngập. Hoàn thiện cơ chế quản lý về tổ chức bộ máy để thống nhất quản lý hạ tầng thoát nước: + Giai đoạn 2001 – 2008; thành lập 04 Khu Quản lý Giao thông Đô thị và giao chức năng quản lý cho các Khu để nâng cao hiệu quả quản lý, duy tu, bão dưỡng hạ tầng thoát nước; + Tháng 3 năm 2008 thành lập Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố; giao Trung tâm Chống ngập làm chủ sở hữu, tổ chức quản lý toàn bộ hệ thống thoát nước; thay mặt Ủy ban nhân dân thành phố làm chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình kiểm soát triều và làm chủ sở hữu, quản lý, sử dụng các công trình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư trên địa bàn thành phố. 2.5.2.2 Tình hình tổ chức triển khai các dự án lớn về thoát nước, cải thiện môi trường nước và chống ngập nước: 2.5.2.2.1 Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải: Căn cứ theo Quyết định 752/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, khu vực quy hoạch hệ thống thoát nước bẩn có diện tích 189,78 km2 chia thành 9 lưu vực với dân số 5.775.000 người bao gồm khu nội thành hiện hữu và các quận mới như Thủ Đức, quận 2,7,9,12. Mức độ yêu cầu xử lý theo tiêu chuẩn B Tiêu chuẩn Việt Nam 5942 – 1995, mỗi lưu vực sẽ đầu tư xây dựng 1 nhà máy xử lý nước thải, tổng cộng là 9 nhà máy xử lý nước thải cho 9 lưu vực. Đến nay, đã hoàn thành đưa vào vận hành 2 nhà máy xử lý nước thải; - Nhà máy Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân): công suất 30.000 m3/ngày đêm, vận hành năm 2006. - Nhà máy Bình Hưng thuộc lưu vực Tàu Hũ – Bến Nghé – kênh Đôi – kênh Tẻ và trạm bơm chuyển tiếp Đồng Diều, công suất 144.000 m3/ngày đêm (giai đoạn 1). Đã tiếp nhận và vận hành ổn định từ ngày 16/5/2009 đến nay. 2.5.2.2.2 Dự án, công trình thoát nước, chống ngập trọng điểm: - Dự án, công trình thoát nước mưa. + Đã hoàn thành 36 dự án cải tạo, lắp mới hệ thống thoát nước bằng nguồn vốn ngân sách, riêng 3 dự án thoát nước sử dụng vốn ODA (dự án Vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, dự án Cải thiện Môi trường nước lưu vực Tàu Hũ – Bến Nghé – kênh Tẻ, kênh Đôi giai đoạn II, dự án Nâng cấp Đô thị lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm) và dự án Tham Lương – Bến Cát - rạch Nước Lên đang tiếp tục thực hiện. Đã đưa vào khai thác vận hành 184 km hệ thống thoát nước; + Các dự án chưa triển khai chủ yếu thuộc về nhóm cải tạo, nạo vét kênh rạch do chưa giải quyết xong các vấn đề về giải tỏa, tái định cư. - Dự án, công trình chống ngập do triều cường. + Dự án đê bao bờ hữu sông Sài Gòn (đoạn từ Vàm Thuật đến Nam Rạch Tra) đã hoàn thành cơ bàn nhiều cống lớn và tuyến đê bao dài 47,4 km, giúp ngăn triều cho 3.560 ha; + Đã tiến hành nạo vét nhiều tuyến kênh rạch vùng ngoại thành và đang tiếp tục triển khai các dự án đê bao bờ hữu sông Sài Gòn từ Bắc Rạch Tra tới Bến Súc, bờ tả từ cầu Bình Phước đến rạch cầu Ngang (quận Thủ Đức); + Các công trình xây dựng kiên cố các tuyến bờ bao: Trong 2 năm 2008 – 2009, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo và bố trí vốn cho các quận, huyện có các tuyến đê bao chưa kiên cố, thường gặp sự cố khi triều cường xây dựng 272 công trình kiên cố đê bao với tổng chiều dài 228 km (trong đó có 115 km kiên cố hóa bằng bê tông theo mặt cắt định hình) để bảo vệ 5.370 ha và 10.783 hộ dân . Số công trình đã hoàn thành: 148/272, trong đó: i. Chiều dài đê bao đã hoàn thành: 134,2 km (đạt 58,8%); ii. Có 38 công trình kiên cố bằng bê tông, dài 46,3 km. 2.5.2.2.3 Triển khai kế hoạch, giải pháp xóa, giảm ngập cấp bách hàng năm: + Các dự án quy mô nhỏ và các biện pháp nhằm giải quyết tình thế cấp bách cũng được Thành phố quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện về cơ chế, nguồn vốn để gấp rút thực hiện tại những điểm, tuyến đường, khu vực thường xuyên gây ngập (kể cả do mưa và triều) nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trong thời gian chờ các dự án lớn hoàn thành, phát huy tác dụng. + Tăng cường công tác duy tu, nạo vét hệ thống cống thoát nước, kênh rạch, nâng cấp hệ thống thoát nước tại các vị trí hệ thống thoát nước đã bị hư hỏng, không đủ khả năng thoát nước, tập trung ưu tiên tại các tuyến thường xuyên bị ngập nước. + Đối với các tuyến đường trước đây xây dựng hệ thống cống thoát nước chưa liền tuyến, thực hiện công tác đấu nối để giảm ngập cho khu vực; thay thế, sửa chữa các đoạn cống bị xuống cấp; mở hướng thoát nước mới nhằm tăng cường khả năng thoát nước trong khu vực. Đối với các tuyến cống đã thi công hoàn thành của các dự án lớn, chỉ đạo đẩy nhanh việc kết nối các cống băng ngang đường và bàn giao theo hiện trạng cho đơn vị quản lý vận hành ngay để chống ngập cấp bách, không chờ các thủ tục hoàn thành. + Lắp đặt và vận hành các trạm bơm ứng cứu ở các khu vực bị ngập nặng; trong khi các dự án kiểm soát triều trên diện rộng đang trong giai đoạn nghiên cứu lập dự án đã chỉ đạo triển khai lắp đặt hàng trăm van kiểm soát triều cục bộ tại các cửa xả dọc theo kênh rạch để chống ngập do triều cường. 2.5.2.2.4 Tăng cường kiểm tra, xử lý các vị trí ảnh hưởng do thi công các dự án đã gây ngập và có khả năng gây ngập: Việc triển khai và đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng đô thị với quy mô lớn cũng thể hiện một số khiếm khuyết làm ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước (nhiều công trình thi công các hệ thống thoát nước lớn đã hoàn thành trục chính nhưng chưa kết nối đồng bộ với hệ thống thoát nước hiện hữu, việc thi công của các nhà thầu thiếu biện pháp dẫn dòng, gây bít dòng chảy, cửa xả,...). Qua kiểm tra, thống kê của các cơ quan chức năng, năm 2009 có 224 vị trí của hệ thống thoát nước trên các tuyến đường bị ảnh hưởng gây ngập, Thành phố đã chỉ đạo kiểm tra, tăng cường xử lý và đã khắc phục 122 vị trí; đang kiểm tra, đôn đốc khắc phục 102 vị trí còn lại. 2.5.2.3 Kết quả xóa, giảm ngập: 2.5.2.3.1 Ngập do mưa: Đã xóa được 149 điểm ngập và kéo giảm tình trạng ngập nặng tại một số khu vực ngập trọng điểm của thành phố như khu vực đường Hùng Vương, Phú Thọ, Tân Hòa Đông, Đặng Nguyên Cẩn, Bà Hom, Nguyễn Văn Đậu, Nguyễn Thượng Hiền, Tân Kỳ - Tân Qúi, Cô Bắc – Cô Giang - Nguyễn Thái Học diện tích, độ sâu và thời gian giảm chỉ còn một nữa so với trước đây. Đặc biệt, khu vực Hồng Bàng, Tân Hòa Đông có thời gian ngập giảm từ 10 – 12 giờ vào năm 2001 xuống còn 1 – 2 giờ do việc hoàn thành và phát huy tác dụng các công trình cải tạo hệ thống thoát nước, nạo vét, giải tỏa các vị trí “thắt cổ chai” thu hẹp dòng chảy trên kinh Tân Hóa – Lò Gốm để hạ thấp mực nước trên kênh. Đặc biệt đã giải quyết được tình trạng ngập do triều ở các phường 12, 13, 24, 26 quận Bình Thạnh. Bảng tổng hợp: Năm Điểm ngập đầu kỳ Số điểm đã xóa Số phát sinh mới Điểm ngập cuối kỳ 2001 – 2005 100 62 67 105 2006 – 2008 105 57 78 126 2009 126 30 0 96 (Nguồn “Báo cáo tình hình thực hiện xóa, giảm ngập trên địa bàn TP.HCM năm 2001- 2009”) Bảng phân tích trong 2 năm 2008 - 2009: Số lần ngập Số điểm ngập năm 2008 Năm 2009 Số điểm ngập Số điểm xóa ngập Tỷ lệ % Số điểm giảm ngập Tỷ lệ % 1- 2 lần/năm 48 32 16 33,3% 13 40,6% Trên 3 lần/năm 78 64 14 17,9% 16 25,0% Tổng 126 96 30 23,8% 29 30,2% (Nguồn “Báo cáo tình hình thực hiện xóa, giảm ngập trên địa bàn TP.HCM năm 2001- 2009”) Trừ các điểm ngập từ 1 đến 2 lần, với mức độ ngập nhẹ, do tắc nghẽn cục bộ, đã xử lý thông thoáng kịp thời. Chi tiết các lưu vực ngập trên 3 lần cụ thể như sau: Số lần ngập Các Lưu vực bị ngập nước Số các điểm ngập năm 2008 Số các điểm ngập năm 2009 từ 3 lần trở lên Lưu vực Nam Nhiêu Lộc 03 điểm 02 điểm Lưu vực Bắc Nhiêu Lộc 10 điểm 07 điểm Lưu vực Bắc Tàu Hủ 28 điểm 27 điểm Lưu vực Tân Hóa–Lò Gốm 17 điểm 15 điểm Lưu vực Nam Tham Luơng 05 điểm 02 điểm Lưu vực Đông thành phố 08 điểm 08 điểm Lưu vực Tây thành phố 03 điểm 01 điểm Lưu vực Nam thành phố 01 điểm 0 điểm Lưu vực Bắc thành phố 03 điểm 02 điểm Tổng cộng 78 điểm 64 điểm (Nguồn “Báo cáo tình hình thực hiện xóa, giảm ngập trên địa bàn TP.HCM năm 2001- 2009”) Với chi tiết trên cho thấy lưu vực Bắc Tàu Hủ và Tân Hóa – Lò Gốm, bao gồm các quận 11, Tân Phú, Bình Tân, 6, 11 và một phần quận 5 có 42 điểm ngập, chiếm 65,6% các điểm ngập trên 3 lần hiện nay vì các dự án quy mô lớn chưa triển khai và các dự án riêng lẽ (7 dự án tiểu Hàng Bàng) vừa mới khởi công. Cần được quan tâm xử lý để giải quyết căn bản vấn đề thoát nước, chống ngập. 2.5.2.3.2 Ngập do triều: - Đối với các tuyến đường giao thông: Lắp đặt các phay chặn, van một chiều, lắp đặt bơm nước chống ngập; phối hợp với Sở Giao thông vận tải nâng đường cục bộ nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngập do triều cường (đã xóa, giảm mức độ ngập và thời gian ngập trên 44 điểm chiếm 47,83% so với năm 2008), cụ thể như sau: Số điểm ngập năm 2008 Năm 2009 Số điểm ngập Số điểm xóa ngập Tỷ lệ % Số điểm giảm ngập Tỷ lệ % 92 67 25 27,2% 19 28,4% (Nguồn “Báo cáo tình hình thực hiện xóa, giảm ngập trên địa bàn TP.HCM năm 2001- 2009”) - Giảm đáng kể tình trạng bể bờ bao gây ngập cho các quận ven và huyện ngoại thành: + Trong các đợt triều cường năm 2008 với đỉnh triều cao nhất 1,55 m; trên địa bàn thành phố có 69 đoạn bờ bao bị bể với tổng chiều dài 334m, diện tích bị ảnh hưởng lên đến 629,7 ha. + Năm 2009 với đỉnh triều cao 1,56m; tình hình có chiều hướng giảm rõ nét, chỉ 07 đoạn bờ bao bị bể với tổng chiều dài 18m, diện tích bị ảnh hưởng 60 ha. 2.5.3 Tồn tại, nguyên nhân và những dự báo: 2.5.3.1 Những tồn tại: Tuy các điểm ngập tuy có giảm về số lượng và mức độ ngập nhưng vẫn chưa tạo ra những chuyển biến có tính đột phá, kết quả triển khai thực hiện công tác xóa giảm ngập chưa đạt yêu cầu và còn tốn tại các vấn đề lớn như sau: - Tuy các điểm ngập có giảm về số lượng và mức độ ngập nhưng vẫn chưa tạo ra những chuyển biến có tính đột phá nhất là các điểm ngập do mưa tại lưu vực trung tâm. Chưa khống chế tình trạng phát sinh các điểm ngập mới do quá trình đô thị hóa, nhất là trên các địa bàn quận mới đô thị hóa và các vùng ven ngoại thành. - Việc xóa, giảm các điểm ngập do triều còn gặp nhiều khó khăn, chỉ mới triển khai các dự án kiểm soát triều cục bộ, các dự án kiểm soát triều trên diện rộng đều còn trong giai đoạn nghiên cứu lập dự án. - Về tổ chức, quản lý và nguồn lực còn tồn tại những khó khăn quan trọng: + Chưa có một chiến lược tổng thể, toàn diện về xóa, giảm ngập; quy hoạch chi tiết các lưu vực thoát nước, bình đồ hệ thống thoát nước với sự cập nhật bổ sung thường xuyên để khai thác tốt hiệu quả thoát nước của hệ thống hiện hữu và bảo vệ được hệ thống cống thoát nước, kênh rạch, vùng đệm, vùng điều tiết nước; + Công tác chống ngập chưa đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giửa các sở ngành của thành phố với các tỉnh lân cận và các bộ ngành trung ương, phân tán về nguồn lực, dàn trải về mục tiêu và giải pháp; + Chưa đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án, nhất là các dự án ODA vốn được xem là một giải pháp đột phá để thực hiện chương trình chống ngập; chưa có những giải pháp hiệu quả để huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia chương trình chống ngập; + Thiếu trầm trọng nguồn nhân lực cho công tác thoát nước nội thị và tiêu thoát nước về thủy lợi đặc thù cho thành phố trên vùng sông rạch bị ảnh hưởng chế độ bán nhật triều (cán bộ quản lý, chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý dự án chuyên ngành thoát nước, kiểm soát triều, các nhà thầu đủ năng lực về thiết kế, thi công). 2.5.3.2 Nguyên nhân: Các nguyên nhân gây ngập nước trên địa bàn thành phố có thể phân thành 2 nhóm chính như sau: 2.5.3.2.1 Nguyên nhân khách quan: - Ngập do những bất lợi về địa hình trũng thấp, do tình trạng lún sụt mặt đất tại một số vùng và các đặc điểm thuỷ văn với ảnh hưởng việc xả lũ từ các công trình phía thượng lưu và quá trình gia tăng cao độ đỉnh triều trên các sông lớn trong những năm gần đây làm gia tăng mức độ và phạm vi ngập triều: + Những khu vực cao với cao độ địa hình trên + 2m chỉ chiếm khoảng 45% diện tích, phần còn lại là những khu vực thấp, bằng phẳng và chịu ảng hưởng nặng của thủy triều. + Trên địa bàn thành phố có 2.008 km sông, kênh rạch với khoảng 1.050 km đê bao, bờ bao (trong đó còn khoảng 200 km bờ bao chưa kiên cố, thường gặp sự cố khi triều cường). Riêng khu vực nội thành có hơn 100 km kênh rạch làm trục thoát nước chính với hơn 600 cửa xả với độ cao đáy cống khoảng 1,3m nên khó tiêu thoát nước mưa và gây ngập khi xuất hiện triều cường. - Ngập do cường độ mưa có xu hướng gia tăng làm chu kỳ tràn cống thực tế bị giảm xuống khiến hệ thống cống bị quá tải và gây ngập. Điều này đang diễn ra cùng với quá trình đô thị hoá việc san nền, lấp các vùng trũng, thu hẹp diện tích công viên, thảm cỏ, cây xanh, tăng diện tích xây dựng, xi măng hoá các sân, vỉa hè và hẻm đã làm thay đổi hệ số mặt phủ, thu hẹp diện tích thấm ướt tự nhiên, làm giảm lượng nước mưa được thấm và giữ lại, dẫn đến hậu quả rút ngắn thời gian nước mưa đi đến cống, lưu lượng cực đại tăng nhanh và gia tăng hệ số chảy tràn tức gia tăng khả năng gây ngập. 2.5.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan: Những nhân tố chủ quan cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gia tăng mức độ ngập của các điểm ngập hiện hữu và xuất hiện các điểm ngập mới như sau: - Trong quy hoạch, phát triển và quản lý đô thị chưa thực hiện mạnh mẽ và hiệu quả những qui định về bảo vệ hệ thống thoát nước, kênh rạch, vùng đệm, vùng trũng điều tiết nước; chưa có những quy định phù hợp về bù đắp diện tích mặt nước bị san lấp và ngăn chặn việc gia tăng hệ số chảy tràn. - Hạ tầng thoát nước phát triển không đồng bộ với quá trình đô thị hóa; chỉ đạt 1/4 chiều dài cần xây dựng phát triển đến năm 2020, thường xuyên bị quá tải do thiết kế, xây lắp và khâu quản lý vận hành thiếu đồng bộ trong khi nhiều tuyến kênh rạch thoát nước quan trọng không được nạo vét đúng kỹ thuật do tình trạng lấn chiếm làm chặn hướng thoát nước; - Tiến độ thực hiện các dự án quy mô lớn được xem là một giải pháp đột phá để thực hiện chương trình chống ngập chưa đạt tiến độ về thời gian và khối lượng; việc tổ chức thi công có khiếm khuyết làm ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước (nhiều công trình đã hoàn thành trục chính nhưng chưa kết nối đồng bộ với hệ thống thoát nước hiện hữu, việc thi công của các nhà thầu thiếu biện pháp dẫn dòng, gây bít dòng chảy, cửa xả,...). Do đó, việc kéo giảm ngập nước giai đoạn 2011 – 2015 xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi khách quan mang tính cấp bách của thực tiễn nhằm huy động và quản lý sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để tập trung giải quyết vấn đề bức xúc của xã hội; tạo nền tảng thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu của thành phố giai đoạn 2011 -2015 và phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của thành phố; để nhân dân thành phố cảm nhận đầy đủ những thành quả của phát triển kinh tế - xã hội một cách thực tế thông qua cuộc sống của chính mình và môi trường xã hội mà người dân phải đối diện hàng ngày. 2.6 Dự án đang và sẽ triển khai: 2.6.1 Dự án đang thực hiện ở thành phố Hồ Chí Minh Dự án cải thiện môi trường nước thành phố Hồ Chí Minh lưu vực kênh Bến Nghé – Tàu Hũ – kênh Đôi –Tẻ, với vốn tài trợ của Chính phủ Nhật Bản, giai đoạn 2004 – 2011, với tổng số vốn là 15.400 tỷ VNĐ. Dự án vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh, lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, vốn tài trợ của Ngân hàng thế giới (WB), giai đoạn 2001 – 2010, với tổng số vốn là 3.218 tỷ VNĐ. Dự án nâng cấp đô thị, lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm, vốn tài trợ của WB, giai đoạn 2005 -2012, với tổng số vốn là 3.572 tỷ VNĐ. 2.6.2 Dự án quy hoạch chuẩn bị triển khai - Các dự án thuộc Quy hoạch Thủy lợi Chống ngập cho thành phố Hồ Chí Minh (theo quyết định số 1547/QĐ-CP) gồm: + Xây dựng 13 cống kiểm soát triều với bề rộng từ 20m đến 120m, độ sâu từ -4m đến -10m. + Xây dựng tuyến đê dọc bờ hữu sông Sài Gòn từ Bến Súc huyện Củ Chi đến tỉnh lộ 824 của Tỉnh Long An, chiều dài đê là 172km, cao trình đỉnh đê từ +2m đến +3m, bề rộng đỉnh đê từ 7,5m trở lên và đi theo đường giao thông. + Nạo vét 8 tuyến sông rạch hiện hữu với tổng chiều dài 78,24km, bề rộng đáy từ 10m đến 100m, cao trình đáy từ -2m đến -6m tùy theo từng sông. Tổng vốn đầu tư: 10.080 tỷ VNĐ (tương đương 545 triệu USD). - Dự án nghiên cứu khả thi về việc giảm thiểu tác động môi trường của việc quản lý nước thải, từ nguồn vốn FEV của chính phủ Tây Ban Nha. - Các chiến lược phát triển của thành phố Hồ Chí Minh hướng ra biển Đông. - Biện pháp chống lũ cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong 2- Trang 23-41.doc
  • xlsTH GIAI PHAP 96 (27-04-2010) ( p5).xls
  • docBia bao cao(P1).doc
  • docchuong1- Tr 3-22.doc
  • docchuong 3 -Tr 42-57.doc
  • docloi cam on (P2).doc
  • doctot nghiep 2010 (P3- phan mo dau))- Tr1-2.doc
Tài liệu liên quan