Đề tài Những giải pháp phát triển quan hệ kinh tế - Thương mại Việt Nam - Nhật Bản

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I. 3

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT 3

PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ 3

I. TÍNH TẤT YẾU CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 3

1.Sự cần thiết của thương mại quốc tế 3

2. Nguồn gốc của thương mại quốc tế 5

3. Khu vực hoá, toàn cầu hoá- mối quan hệ kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay 6

II. QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN, SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ,THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-NHẬT BẢN 8

1.Một số đặc điểm về đất nước Nhật Bản. 8

1.1Đất nước Nhật Bản 8

1.2 Con người Nhật Bản 9

1.3. Về văn hoá, tôn giáo và phong tục tập quán của người dân Nhật Bản 9

1.4 Khái quát tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản 10

1.5.Ngoại thương của Nhật Bản 12

2.Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam những năm qua 13

2.1 Kinh tế Việt Nam trước cách mạng tháng 8-1945. 13

2.2. Kinh tế Việt Nam từ 1946 đến 1986. 14

2.3. Kinh tế Việt Nam từ 1986 đến nay. 15

3. Quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản 15

III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC MỞ RỘNG QUAN HỆ KINH TẾ -THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN 19

1. Những thuận lợi đối với Việt Nam. 19

2. Những khó khăn Việt Nam gặp phải. 20

CHƯƠNG II. 21

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ -THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM QUA 21

I.ĐIỂM LẠI QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NHẬT BẢN 21

1.Trước năm 1987 21

1.1Thời kì trước năm 1973. 21

1.2. Thời kì từ năm 1973 đến năm 1987. 22

2. Thời kì từ 1987 đến nay 23

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ-THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- NHẬT BẢN. 24

1. Đầu tư và chuyển giao công nghệ. 24

2. Viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam. 30

3. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam sang Nhật Bản và ngược lại 32

3.1. Xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản. 34

3.1.1. Đặc điểm chung. 34

3.1.2. Cơ cấu xuất khẩu. 37

3.2 Nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản 38

3.2.1 Đặc điểm chung 38

3.2.2. Cơ cấu 40

3.3.Các hoạt động dịch vụ. 41

III. Đánh giá bước đầu về quan hệ thương mại Việt Nam -Nhật Bản 42

1.Tiềm năng của hai nước trong việc phát triển mối quan hệ kinh tế-thương mại. 42

2.Những tồn tại nổi bật trong quan hệ kinh tế- thương mại Việt Nam-Nhật Bản 44

2.1. Tồn tại trong quan hệ kinh tế . 44

2.1.1. Tồn tại trong hoạt động cung cấp và tiếp nhận nguồn vốn ODA 44

2.1.2 Những mặt còn hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu của Nhật Bản tại Việt Nam. 46

2.1.3. Những khó khăn trong quan hệ thương mại. 47

CHƯƠNG 3 50

NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN TỚI 50

I. DỰ BÁO QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM -NHẬT BẢN 50

1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế thế giới. 50

2.Dự báo tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản 51

3.Dự báo tình hình phát triển kinh tế-thương mại Việt Nam 54

II. Mục tiêu, phương hướng phát triển quan hệ Việt Nam -Nhật Bản 55

1.Về viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản cho Việt Nam. 55

2. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản tại Việt Nam. 56

3.Về thương mại giữa hai nước. 57

III.Những giải pháp phát triển kinh tế-thương mại Việt nam - Nhật bản 57

1. Đối với Nhà nước 57

1.1 Trong quan hệ kinh tế với Nhật Bản. 58

1.2 Trong quan hệ thương mại với Nhật Bản. 59

2. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam

doc72 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp phát triển quan hệ kinh tế - Thương mại Việt Nam - Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư Nhật Bản trong các sản phẩm như xe máy, hàng điện tử dân dụng, vật liệu xây dựng... Hơn nữa, để đối phó với hàng rào thuế quan và phi thuế quan mang tính chất bảo hộ của Việt Nam đối với những mặt hàng này, đầu tư là một công cụ hữu hiệu. Thứ hai, với chiến lược chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài để tận dụng lợi thế về nhân công rẻ, Việt Nam dường như đã trở thành “ phân xưởng gia công” của Nhật Bản, đặc biệt là trong ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, đồ điện tử dân dụng. Những mặt hàng nàykhi được sản xuất ở Việt Nam giá thành hạ hơn so với tại Nhật Bản nên có thể cạnh tranh tốt hơn ở các thị trường EU, Mỹ, các nước NICs châu á... hoặc có thể được tái nhập trở lại Nhật Bản. Nhật Bản đã dần tập trung lượng vốn khá lớn đầu tư vào Việt Nam, các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản đã có mặt ở Việt Nam với các dự án đầu tư có qui mô lớn như Sony,Mitsubishi , Toyota, Honda...Trong số các tập đoàn lớn này phải kể đến tập đoàn Mitsubishi với dự án xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn với số lượng vốn 347 triệu USD, tập đoàn Toyota với dự án xây dựng nhà máy Toyota ở Mê Linh, Vĩnh Phúc. Một số dự án đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam ( Đơn vị triệu USD ) Tên dự án Địa phương Mặt hàng sản xuất Vốn đầu tư Khu C N Bắc Thăng Long Hà Nội Xây dựng cơ sở hạ tầng 54 Liên doanh Toyota Việt Nam Vĩnh Phú Xe ô tô 90 Liên doanh Sony Việt Nam Tân Bình Hàng điện tử 17 Liên doanh Thăng Long-Ton Hà Nội Xây dựng nền móng 3,5 Fujutsu Việt Nam Đồng Nai Linh kiện điện tử-máy tính 198,8 Goshi-Thăng Long Hà Nội Phụ tùng xe máy 13,7 Liên doanh Yamaha Hà Nội Lắp ráp xe gắn máy 80 Hình thức đầu tư. Hiện nay Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam chủ yếu dưới ba hình thức, trong đó hình thức liên doanh chiếm 1/2 tổng số dự án và khoảng 2/3 vốn đầu tư. Hình thức này phổ biến trong lĩnh vực chế biến nông-lâm sản, trong công nghiệp nhẹ và dịch vụ. Hình thức thứ hai là loại hình doanh nghiệp 100% vốn của Nhật với lĩnh vực chủ yếu là sản xuất hàng tiêu dùng. Hình thức này chiếm tới 40% dự án. Do Việt Nam có những chính sách công bằng giữa các liên doanh với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hơn nữa tình hình chính trị và môi trường đầu tư ở Việt Nam những năm gần đây có thể tăng ổn định và phát triển nên hình thức đầu tư bằng các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài của Nhật Bản tăng lên. Đây là hình thức có hiệu quả và đang được các doanh nghiệp của Nhật chú ý đến. Hình thức thứ ba là hợp đồng kinh doanh, chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư khai thác tài nguyên và bưu chính viễn thông. Quy mô và cơ cấu đầu tư. Phần lớn các dự án đầu tư của Nhật Bản có qui mô vừa và nhỏ, 55% số dự án có vốn đầu tư dưới 5 triệu USD, 19,5% có vốn đầu tư từ 5 đến 10 triệu và 25,5% có vốn đầu tư hơn 10 triệu USD. Vốn bình quân của một dự án đầu tư của Nhật Bản là 13,2 triệu USD trong khi đó, mức bình quân chung của các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cao hơn nhiều. Điều này là không tương xứng với các nhà đầu tư Nhật Bản, thể hiện sự dè dặt của họ đối với thị trường Việt Nam . Về mặt cơ cấu, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam phần nhiều tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nông thôn. Riêng lĩnh vực công nghiệp chiếm 64% tổng vốn FDI của Nhật. FDI của Nhật Bản theo ngành ở Việt Nam (tính đến hết năm 2000) Ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư (triệu USD) Vốn thực hiện ( triệu USD) Công nghiệp nặng 96 1784 645 Dầu khí 4 131 40 Xây dựng hạ tầng khu chế xuất 1 53 14 Công nghiệp nhẹ 51 250 168 Nông lâm nghiệp 16 51 19 Khách sạn-Du lịch 1 218 45 Xây dựng văn phòng căn hộ 13 173 76 Giao thông-Vận tải-Bưu điện 17 405 41 Xây dựng 18 412 95 Văn hoá-Ytế-Giáo dục 6 34 9 Thuỷ sản 4 14 11 Tài chính -ngân hàng 2 21 15 Công nghiệp thực phẩm 14 52 25 Cơ cấu lãnh thổ đầu tư. Thời kì đầu, FDI của Nhật Bản vào Việt Nam tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu chế xuất tại thành phố Hồ Chí Minh và các dự án khai thác đầu khí ở Vũng Tàu. Đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố đều đã có rải rác các dự án đầu tư nước ngoài của Nhật Bản. Các tỉnh phía Bắc tập trung được 205 tổng số các dự án và chiếm khoảng 40% trong tổng số vốn. Đồng Nai là địa phương đứng đầu về tỷ trọng FDI của Nhật : 22% với 27 dự án, Hà Nội giữ vị trí thứ 2 : chiếm 21% với 57 dự án. Thành phố Hồ Chí Minh tuy có nhiều dự án nhất, 106 dự án nhưng chỉ đứng thứ 3 về lượng vốn với 19% (tính đến hết năm 1999). Việt Nam vẫn đang tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản làm ăn lâu dài và ổn định ở Việt Nam. Việt Nam mong muốn chính phủ Nhật Bản tăng cường bảo hiểm đầu tư và khuyến khích các công ty Nhật mở rộng qui mô đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực khai thác tài nguyên, đóng tàu, luyện thép, hoá dầu, vật liệu xây dựng... Chúng ta mong muốn phía Nhật Bản tăng cường đầu tư cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và nâng cao hơn nữa tới lĩnh vực chuyển giao công nghệ. 2. Viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam. Ngoài lĩnh vực đầu tư, sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản còn được thể hiện ở lĩnh vực viện trợ phát triển chính thức( ODA) của Nhật Bản cho Việt Nam. Từ cuối những năm 80 Việt Nam tiến hành đổi mới kinh tế theo hướng mở cửa, thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá nhằm hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Thêm vào đó, những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự phát triển sôi động của khu vực châu á- Thái Bình Dương, trong đó có các nước ASEAN.Nhằm phát huy ảnh hưởng rộng lớn hơn, Nhật Bản đã không ngừng tăng cường viện trợ cho các nước trong khu vực và Việt Nam. Giai đoạn 1975- 1978, Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam chủ yếu là hàng hoá; giai đoạn 1978-1992, Nhật Bản ngừng viện trợ ODA cho Việt Nam ( chỉ viện trợ nhân đạo); giai đoạn 1992 đến nay, Nhật Bản đã khôi phục và không ngừng tăng mức viện trợ cho Việt Nam. Năm 1992, Việt Nam là một trong 10 nước đứng đầu danh sách nhận ODA song phương của Nhật Bản với số vốn là 281,24 triệu USD. Đến năm 1993 mặc dù Việt Nam không còn là một trong 10 nước nhận ODA lớn nhất của Nhật Bản nhưng vẫn tiếp tục xếp thứ 9 trong số các nước nhận viện trợ không hoàn lại lớn nhất của Nhật Bản với số tiền 6,72 tỉ Yên. Năm1994, Việt Nam đứng thứ 12 trong số các nước nhận viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản với số tiền 58,76 triệu USD. Nhật Bản còn viện trợ hợp tác kĩ thuật cho Việt Nam trị giá 26,46 triệu USD. Trong năm 1995, Việt Nam và Nhật Bản đã kí kết hiệp định tín dụng trị giá 58 tỉ Yên cho 8 dự án của Việt Nam bao gồm: các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện, cải thiện hệ thống cấp nước...Bên cạnh đó, hai nước cũng đã kí một hiệp định viện trợ văn hoá để trang bị các phòng học tiếng Nhật của đại học ngoại thương, đồng thời, Nhật Bản cam kết viện trợ không hoàn lại 3 tỉ Yên để hỗ trợ cho công cuộc cải cách ở Việt Nam. Ngày 27/7/1996, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức của Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản, phía Nhật Bản cam kết viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 3557 tỉ Yên cho các dự án xây dựng cầu nông thôn và miền núi phía bắc và 45,1 triệu Yên viện trợ văn hoá nhằm cung cấp thiết bị nghe nhìn, dạy tiếng Nhật cho trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Năm 1997, Việt Nam vẫn là nước nhận ODA lớn thứ 6 của Nhật Bản với số tiền là 232,48 triệu USD, sau Trung Quốc, Inđônêxia, ấn độ, Thái Lan và Philipin. Có thể kể đến một số lĩnh vực được chính phủ Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ cho Việt Nam như: phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển nông thôn, phát triển giáo dục và ytế và bảo vệ môi trường. Phần viện trợ khoông hoàn lại chủ yếu tập trung vào các dự án tăng cường trang thiết bị và cơ sở vật chất cho lĩnh vực ytế, giáo dục, công nghiệp, cấp thoát nước, phát triển nông thôn, hỗ trợ ngân sách, nghiên cứu phát triển, đào tạo cán bộ, cử chuyên gia... Phần vay tín dụng ưu đãi được dành cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó phần quan trọng cho các dự án phát triển điện lực với tổng số 1727,26 triệu USD. Riêng 3 dự án lớn là Hàm Thuận-Dami với 486,81 triệu USD, Phú Mỹ I với 488,06 triệu USD và Phả Lại II với 643,16 triệu USD, còn giao thông vận tải là 1307,32 triệu USD, nông nghiệp là 97,76 triệu USD, giáo dục là 96,04 triệu USD... Trong tương lai, theo thảo luận giữa hai chính phủ nguồn vốn ODA của Nhật tiếp tục dành ưu tiên cho phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế và cải tạo mạng lưới giao thông và điện, phát triển nông nghiệp và nông thôn, chú ý đến giáo dục -ytế-môi trường. 3. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam sang Nhật Bản và ngược lại Lĩnh vực phát triển mạnh nhất trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản là ngoại thương. Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, quan hệ thương mại giữa hai nước đã không ngừng phát triển, tăng hơn 100 lần, mặc dù có những thời điểm bị giảm sút do những trở ngại về chính trị và ngoại giao. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam -Nhật Bản những năm đầu sau khi hai nước có quan hệ buôn bán chỉ ở mức độ khiêm tốn và nhập siêu luôn nghiêng về phía Việt Nam . Kể từ khi Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu dầu thô sang Nhật Bản , Việt Nam đã có xuất siêu. Đặc biệt kễ từ năm1989, với việc thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế ,tự do hoá thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài ,quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản đã có những bước tiến mới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Sau sự tan rã của Liên xô và Đông âu, Nhật Bản đã trở thành đối tác thương mại lớn của Việt Nam ,với tỉ trọng kim ngạch XNK Việt Nam -Nhật Bản trong tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam đạt trung bình gần 20%. Kim ngạch ngoại thương Việt Nam -Nhật Bản năm 1995-2000 Năm Triệu USD Nguồn thống kê Bộ Thương mại Quy mô buôn bán giữa hai nước kể từ năm 1992 đã tăng lên nhanh chóng. So với năm 1991, năm 1995 tổng kim ngach xuất nhập khẩu giữa hai nước đã tăng gấp ba lần từ 879 triệu USD lên 2638 triệu USD và đến năm 1997 kim ngach hai chiều giữa hai nước đã tăng lên 3,5 tỉ USD. Trong 5 năm trở lại đây, tình hình buôn bán giữa hai nước có nhiều biến động và tăng giảm thất thường. Năm 1996, tổng kim ngạch hai chiều đạt trên 3 tỷ USD, tăng 20% so với năm 1995. Năm 1997, quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản tiếp tục được đẩy mạnh. Điều này thể hiển trên tổng kim ngạch đạt được trong năm là 3550 triệu USD, tăng lên 12,3% so với năm 1996. Bước sang năm 1998, buôn bán Việt-Nhật có sự suy giảm, trở về mức năm 1996. Năm 1999, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tiếp tục giảm, đạt 3106 triệu USD. So với năm 1998, chỉ số này giảm 3,8%. Năm 2000, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng mạnh, tăng 53,5% so với năm 1999 và đạt mức chưa từng có trong lịch sử buôn bán giữa hai nước. Về tỷ trọng kim ngạch ngoại thương với Nhật Bản trong tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam có xu hướng giảm trong vài năm trở lại đây. Kim ngạch XNK Việt Nam - Nhật Bản (triệu USD) Tổng kim ngạch XNK của Việt Nam (triệu USD) Tỷ trọng 2638 12700 20,8 3162 18400 17,2 3550 20105 17,7 3230 20742 15,6 3106 23159 13,4 4770 29750 16,0 Nguyên nhân tỉ trọng kim ngạch XNK của Việt Nam với Nhật Bản trong tổng kim ngạch XNK của Việt Nam có xu hướng giảm là do trong mấy năm gần đây, Việt Nam đã kí được một số hiệp định mở rộng buôn bán sang các thị trường khác như EU, Mỹ làm tăng khối lượng hàng hoá XNK của Việt Nam và đồng thời làm giảm tương đối lượng hàng hoá XNK của Việt Nam với Nhật Bản Trong những năm qua, chúng ta luôn có xuất siêu sang Nhật Bản. Tuy nhiên, khi nhìn nhận, đánh giá hiện tượng này cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Thực tế cho thấy, xuất siêu ở đây không phản ánh thế mạnh trong hoạt động kinh doanh nói chung của các công ty Việt Nam. Bởi vì, chúng ta chưa tạo ra được những nguồn hàng chủ lực có tính dài hạn mà chỉ tìm kiếm những cái có sẵn để xuất khẩu. Sự gia tăng nhanh chóng của thương mại Việt Nam-Nhật Bản đã đóng góp rất lớn vào mức tăng trưởng kim ngạch XNK của Việt Nam. Sau đây là những phân tích cụ thể về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản. 3.1. Xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản. 3.1.1. Đặc điểm chung. Nhìn chung, tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản có vẻ khả quan. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này có xu hướng tăng trong những năm từ 1992 đến 1997. Riêng năm 1998, do những khó khăn của nền kinh tế khu vực nói chung và khó khăn trong bản thân nền kinh tế Nhật Bản nói riêng nên xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này giảm sút nghiêm trọng. Nhưng nhìn chung, Nhật Bản vẫn là một thị trường quan trọng bậc nhất của Việt Nam, chiếm tới 30% trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài. Triệu USD Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Nhật Bản Năm Nguồn thống kê Bộ Thương mại Về mặt giá trị, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt mức tăng liên tục trong suốt thời gian từ năm 1991 đến năm 1997. Kim ngạch xuất khẩu năm 1997 tăng gấp 3,5 lần so với năm 1991. Tốc độ tăng bình quân thời kỳ này đạt trên 22%, điều này đã phản ánh sự cố gắng của ta trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nói chung trong những ngành hướng về xuất khẩu nói riêng. Những năm cuối thế kỉ này, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản có sự biến đổi, tăng giảm thất thường. Năm 1999, chỉ tiêu này giảm mạnh và tiếp tục tăng mạnh vào năm 2000. So với năm 1999, kim ngạch xuất khẩu năm 2000 tăng mạnh ( 48,3%) và đạt 2622 triệu USD. So với năm 99, các mặt hàng như dầu thô, cao su, dệt may xuất sang Nhật tăng mạnh. Điều này phản ánh sự cố gắng của ta trong đẩy mạnh phát triển kinh tế nói chung và những ngành hướng về xuất khẩu nói riêng. Nguyên nhân là do nền kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á xảy ra năm 1997 làm cho sức mua trong nước giảm dẫn tới nhu cầu về nhập khẩu cũng giảm. (Đơn vị triệu USD) Năm Kim ngạch XNK của Việt Nam sang Nhật Bản Tổng kim ngạch XNK của Việt Nam Tỉ trọng (%) 1995 1761 5200 33,9 1996 2021 7256 27,9 1997 2240 8580 26,1 1998 1850 9352 19,8 1999 1786 11523 15,5 2000 2622 14450 18,1 (Số liệu thống kê Bộ thương mại) Mặc dù, Nhật Bản có tầm quan trọng rất lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam nhưng ngược lại, đối với nhập khẩu của Nhật Bản, Việt Nam vẫn chưa phải là một thị trường có tầm quan trọng đặc biệt. Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Việt Nam chiếm chưa đầy 1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản. Nguyên nhân là do hàng hoá Việt Nam chưa đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người dân Nhật. Để nhập khẩu được hàng hoá vào thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp gặp phải rất nhiều khó khăn về tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như trong chính sách ngoại thương của Nhật Bản. Như vậy, thị trường Nhật Bản còn rất rộng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn kinh doanh. Nhu cầu của Nhật Bản về các mặt hàng của Việt Nam còn rất lớn trong khi Việt Nam lại có chính sách đẩy mạnh xuất khẩu, điều này chắc chắn sẽ hứa hẹn một tương lai tốt đẹp trong việc mối quan hệ thương mại giữa hai nước. 3.1.2. Cơ cấu xuất khẩu. Từ năm 1992 đến nay, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản có những chuyển biến theo hướng tích cực. Nếu trước đây, xuất khẩu của Việt Nam chỉ đơn thuần cung cấp nguyên nhiên liệu cho Nhật Bản như dầu thô, than đá, cà phê, thuỷ hải sản... thì giờ đây chủng loại phong phú hơn, mở rộng sang các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, vật liệu xây dựng và đặc biệt bao gồm cả những mặt hàng điện tử dân dụng cao cấp. Các mặt hàng qua chế biến có xu hướng tăng và giảm dần các mặt hàng chưa qua chế biến. Hiện nay các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang Nhật Bản là hải sản, hàng dệt may, giầy dép và các sản phẩm làm từ da, than đá, cao su, dầu thô, rau quả, chè, thực phẩm chế biến, đồ gốm... Tên hàng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Cà phê 35,3 23,3 25,1 37,9 28,5 20,9 Cao su 6,1 3,7 5,7 2,6 3,2 5,6 Dầu thô 684,2 757,7 416,5 294,0 403 503,3 Gạo 0,1 0,2 1,1 3,6 3,2 2,5 Thuỷ hải sản 336,9 311,1 360,4 347,1 414 488 Hàng dệt may 210,5 309,5 325,0 320,9 532 691,5 Hàng dệt may hiện đang xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản với kim ngạch hàng năm trên 400 triệu USD. Tuy nhiên thị phần của Việt Nam về mặt hàng này hiện còn rất nhỏ bé so với các nước trong khu vực. Xu hướng nhập khẩu mặt hàng này tại Nhật tăng nhanh trong những năm từ 1980 đến 1990 nhưng trong vài năm trở lại đây kim ngạch nhập khẩu giảm sút do sức mua giảm. Trong tương lai, khi nền kinh tế phục hồi nhu cầu trong nước tăng lên thì triển vọng xuất khẩu của Việt Nam về mặt hàng này sẽ tăng lên. Hải sản của Việt Nam được thị trường Nhật Bản đánh giá khá cao. Tại Nhật, hơn 80% nhu cầu về tôm phải dựa vào nhập khẩu. Việt Nam hiện là một trong những nước hàng đầu xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản . Kim ngạch xuất khẩu hải sản vào Nhật đạt mức gần 400 triệu USD/năm và mục tiêu tăng trưởng mặt hàng này đến năm 2005 là 700 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu giàydép và sản phẩm da vào thị trường Nhật Bản còn khá khiêm tốn so với tiềm năng xuất khẩu của ngành giày da Việt Nam . Việc nhập khẩu giày da vào Nhật Bản vẫn phải chịu han ngạch về thuế quan. Về than đá, Việt Nam là một trong bốn nước xuất khẩu hàng đầu mặt hàng này vào Nhật Bản và luôn chiếm hơn 40% thị phần nhập khẩu cuả Nhật. Cao su của Việt Nam hiện nay không thâm nhập được nhiều vào thị trường Nhật Bản mặc dù mức thuế nhập khẩu mặt hàng này là 0%- do chủng loại cao su của Việt Nam chưa thích hợp với thị trường Nhật Bản . Các mặt hàng rau quả, thực phẩm chế biến là những mặt hàng có khả năng thâm nhập và đứng vững trên thị trường Nhật Bản . Hàng năm , Nhật phải nhập khẩu hơn 3 tỷ USD rau quả nhưng Việt Nam mới chỉ bán được cho Nhật chiếm chưa đầy 0,3% thị phần. Trong những năm tới, nhu cầu của Nhật Bản về các mặt hàng rau quả vẫn không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản phải tuân thủ theo luật vệ sinh thực phẩm và phải qua các khâu kiểm tra hết sức khắt khe nên các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hơn nữa tớivần đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi buôn bán với Nhật. Đồ gốm sứ cũng là mặt hàng có tiềm năng phát triển rất lớn tại thị trường Nhật Bản . Từ năm 1994 đến năm 1998, khối lượng nhập khẩu gốm của Nhật tăng 1,4 lần và sứ tăng 2,7 lần. Mặc dù vậyđồ gốm sứ của Việt Nam xuất sang Nhật còn rất ít. Các nhà xuất khẩu cuả Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến khâu tạo hình, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm và thường xuyên thay đổi mẫu mã. 3.2 Nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản 3.2.1 Đặc điểm chung Nếu so với hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản vẫn có xu hướng tăng nhưng không ổn định. Nguyên nhân là do vài năm trở lại đây cuộc khủng hoảng ở Châu á đã ảnh hưởngkhông nhỏ đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản nói chung và đến hoạt động xuất nhập khẩu của Nhật nói riêng. Nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản Triệu USD Năm (Nguồn thống kê Bộ Thương mại) Năm 1992, tuy kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt 451 triệu USD nhưng đây là năm có tốc độ tăng cao nhất, đạt 107,8%. Như vậy, năm 1992 là năm đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ giữa hai nước cả về đầu tư cũng như quan hệ thương mại. Trong những năm tiếp theo, giá trị hàng hoá nhập khẩu vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm hơn. Từ năm 1996 trở lại đây, nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản có xu hướng giảm, biểu hiện: năm 1996, tốc độ gia tăng giá trị hàng hoá nhập khẩu là 30,2% giảm xuống còn 14,8% vào năm 1997 và chỉ đạt 5,3% vào năm1998. Năm 2000, chỉ tiêu này đạt 2148 triệu USD. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do giảm mạnh trong việc các mặt hàng linh kiện xe máy, phân bón các loại, ôtô, sắt thép các loại...Tuy vậy, tỷ trọng mậu dịch nhập khẩu từ Nhật Bản trong tổng mậu dịch chung của Việt Nam với thế giới thấp không đáng kể so với các năm khác. Nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam Năm Kim ngạch NK của Việt Nam từ Nhật Bản Tổng kim ngạch NK của Việt Nam Tỷ trọng (%) 1995 877 7500 11,7 1996 1141 11144 10,2 1997 1310 11525 11,4 1998 1380 11390 12,1 1999 1320 11636 11,3 2000 2148 15300 14,0 Kim ngạch xuất khẩu của Nhật vào Việt Nam luôn chiếm tỉ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Điều này cho thấy Nhật Bản là một trong những đối tác lớn về nhập khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy về phía Nhật Bản, vị trí thị trường Việt Nam còn rất nhỏ bé so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật, chỉ đạt mức dưới 0,5% trong những năm vừa qua. Mặc dù còn nhỏ bé song thị trường Việt Nam ngày càng có vị trí hơn trong hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản. Có thể thấy, tỉ trọng thị trường Việt Nam đã tăng 5 lần từ năm 1991 đến năm 1998. Điều này phản ánh mối quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng được củng cố và nâng cao. Trong những năm, khi nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản giảm sút cũng là lúc tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản giảm. Vì vậy mặc dù nhập khẩu của Việt Nam nhưng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản thì tỷ trọng hàng nhập khẩu của Việt Nam vẫn thay đổi hầu như không đáng kể. 3.2.2. Cơ cấu Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản cũng có chuyển biến tích cực với chiều hướng giảm dần xuất khẩu những mặt hàng dân dụng, giảm nhập khẩu thành phẩm, tămg dần nhập khẩu linh kiện, bán thành phẩm. Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập từ Nhật Bản bao gồm linh kiện điện tử, sản phẩm sắt thép, ôtô các loại, máy xây dựng, khai thác, xe gắn máy các loại, bán thành phẩm thép và hợp kim thép, hàng dệt bông, sợi tổng hợp...Sự chuyển biến này một phần là do chính sách của Việt Nam trong việc hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng bằng việc đánh thuế cao, sử dụng giấy phép, đồng thời một phần do tác động của việc chuyển dịch cơ sở sản xuất ra nước ngoài của Nhật Bản nên nhập khẩu linh kiện và bán linh kiện của Việt Nam tăng lên. Những chuyển biến trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam có thể kể đến như mặt hàng xe máy, vật liệu xây dựng... Mặt hàng linh kiện điện tử vài năm gần đây tăng mạnh, tiếp đến là sản phẩm sắt thép, dầu nhẹ. Các mặt hàng giảm mạnh phải kể đến đó là mặt hàng xe gắn máy các loại. 3.3.Các hoạt động dịch vụ. Các hoạt động dịch vụ bao gồm: dịch vụ vận tải biển, hàng không , du lịch, dịch vụ sau bán hàng , dịch vụ tài chính... Về dịch vụ du lịch: số lượng khách Nhật Bản đi du lịch nước ngoài ngày càng có xu hướng tăng lên và như vậy thị trường gửi khách của Nhật Bản đã đang và sẽ còn có tiềm năng rất lớn. Các nước khu vực Đông Nam á rất hấp dẫn khách du lịch Nhật và có nhiều cơ hội để khai thác nếu có một chiến lược Marketing hữu hiệu. Những năm gần đây, lượng khách Nhật Bản đến Việt Nam cũng có chiều hướng tăng lên. Tuy vậy khi nhìn vào con số hơn 10 triệu người Nhật Bản xuất cảnh với mục đích du lịch thuần tuý hàng năm, đồng thời so sánh lượng khách Nhật Bản đi du lịch tại các nước trong khu vực như Singapo, Thái Lan, Indonexia, Malayxia... thì lượng khách đến Việt Nam vẫn chỉ đạt con số rất khiêm tốn. Chẳng hạn, năm 1996, lượng khách Nhật đến các nước ASEAN là 3,4 triệu người thì chỉ có 118 nghìn người vào Việt Nam. Đến năm 1999, lượng khách du lịch vào Việt Nam cũng không thay đổi đáng kể so với năm 1996, con số này là 110 nghìn người. Bên cạnh khách du lịch, còn một phần lớn các nhà kinh doanh , nhà kinh tế vào Việt Nam với mục đích thăm dò thị trường, thăm quan các xí nghiệp, dự các hội thảo và hội nghị. Nhiều người trong số họ có hoạt động kinh doanh ở Việt Nam . Có thể lý giải lượng khách Nhật Bản đến Việt Nam còn ít là do thông tin quảng cáo du lịch về Việt Nam ở Nhật còn rất hạn chế, làm thủ tục xin visa mất nhiều thời gian và tốn kém hơn so với các nước khác trong khu vực, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch còn yếu kém, khả năng ngoại ngữ còn hạn chế... Việt Nam chưa có văn phòng du lịch tại Nhật Bản nên gây nhều khó khăn cho khách du lịch khi muốn tìm hiểu về Việt Nam trước khi đến Việt Nam . Các hoạt động dịch vụ khác như: dịch vụ vận tải biển, dịch vụ hàng không của Nhật Bản tại Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng. Dịch vụ sau bán hàng như lắp đặt, bảo hành của các công ty nhật tại Việt Nam có một thế mạnh, tạo được thế đứng trong cạnh tranh đối với các công ty như Hàn Quốc...Thị trường tài chính ở Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển . Vì vậy các dịch vụ tài chính như vay trả chậm, hàng giao sau rất có cơ hội phát triển ở Việt Nam trong tương lai. III. Đánh giá bước đầu về quan hệ thương mại Việt Nam -Nhật Bản 1.Tiềm năng của hai nước trong việc phát triển mối quan hệ kinh tế-thương mại. Nói đến tiềm năng của hai nước trong việc phát triển quan hệ kinh tế-thương mại trước hết phải nói đến khả năng kết hợp cao về cơ cấu thương mại, đầu tư ..., là sự gặp gỡ trong chính sách của cả hai nước cũng như xuất phát từ nhu cầu của mỗi nước. Trước hết, nói đến chính sách của hai nước trong việc tiếp tục phát triển các mối quan hệ nói chung và quan hệ kinh tế-thương mại nói riêng. Tiếp tục thực hiện đường lối chiến lước với châu á, đặc biệt với các nước Đông Nam á, Nhật Bản đã và đang nỗ lực trong việc thúc đẩy trao đổi mậu dịch và hợp tác viện trợ, đầu tư , thể hiện qua những chuyến viếng thăm và làm việc của các nhà lãnh đạo cấp cao Nhật Bản tại các nước Đông Nam á. Về ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0010.doc
Tài liệu liên quan