MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
I. Bối cảnh 1
II. Mục tiêu nghiên cứu 1
III. Phương pháp nghiên cứu 1
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CHO BƯỞI TẠI TỈNH BẾN TRE 2
I. Phần tóm tắt 2
II. Thông tin chung 2
2.1. Giới thiệu về tỉnh Bến Tre 2
2.2. Giới thiệu về bưởi Bến Tre 5
III. Thông tin thị trường và tính cạnh tranh 8
3.1. Xu hướng về thị trường bưởi 8
3.2. Tiềm năng phát triển bưởi ở Bến Tre 11
IV. Sơ đồ của chuỗi cung ứng bưởi 12
Phân tích SWOT 14
V. Mô tả các thành viên trong chuỗi cung ứng/quan hệ lẫn nhau 15
5.1. Nông dân trồng bưởi 15
5.2. Người thu gom 19
5.3. Vựa đóng gói địa phương 19
5.4. Vựa phân phối ngoài tỉnh 20
5.5. Người bán lẻ, siêu thị 21
5.6. Người tiêu dùng/khách hàng 22
5.7. Khu vực nhà hàng, khách sạn và khu du lịch 23
5.8. Vai trò của các tổ chức khác đối với sự phát triển của ngành 23
VI. Quá trình hình thành giá 24
VII. Khó khăn/cơ hội 25
VIII. Kết luận và đề nghị: 26
8.1. Kết luận 26
8.2. Kiến nghị 27
IX. Phụ lục 29
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4432 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích ngành hàng bưởi tại tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưởng tốt đối với sức khỏe con người vì chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể; mỗi ngày ăn 100-150 g bưởi cũng có thể trị được bệnh đau đầu, chóng mặt; trong bưởi còn chứa nhiều pectin là một dạng chất xơ, giúp hạ bớt nồng độ cholesterol, kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra bưởi cũng chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như acid glucoric giúp hạ cholesterol, glutathione, một loại acid amin có tác dụng tăng cường hoạt lực của vitamin C giúp miễn nhiễm, naringin, một flavonoid chống oxy hoá, rất có lợi cho bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, cuối cùng là beta-carotene và lycopene có chung tác dụng chống ung thư, bưởi càng đỏ thì công dụng chống ung thư càng cao.
Qua hệ thống thông tin, bưởi Da Xanh của Bến Tre đã được nhiều người biết đến và hiện nay có thể xem là giống bưởi ngon nhất của Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ bưởi Da Xanh dự đoán là rất lớn. Theo HTX bưởi Da Xanh Mỹ Thạnh An đã có nhiều doanh nghiệp đến đặt hàng nhưng không đủ số lượng cung cấp.
Hiện nay ở Bến Tre đã có 04 tổ chức, cá nhân đăng ký thương hiệu cho bưởi Da Xanh, đó là Ba Rô (Mỏ Cày), Hai Hoa (Chợ Lách), Nông Phú Điền (Phường 8) và Hợp tác xã Bưởi da xanh Mỹ Thạnh An (Thị xã). Tuy nhiên việc quãng bá thương hiệu, tiếp thị cho bưởi Da Xanh còn rất hạn chế.
Bến Tre vừa đầu tư khoản kinh phí trên 125,5 tỉ đồng để triển khai một chương trình phát triển bưởi Da Xanh, trong đó đầu tư trồng mới 400 ha, nhân rộng chăm sóc 2.950 ha để đến năm 2010 tỉnh sẽ có 4.000 ha bưởi da xanh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới theo hướng sản xuất trái chất lượng và an toàn theo tiêu chuẩn GAP, tổ chức quản lý sản xuất và hỗ trợ tiêu thụ, nâng cao chất lượng và cạnh tranh sản phẩm. Trong khuôn khổ dự án, cũng sẽ tiến hành thành lập 2 tổ chức (hợp tác xã, công ty nông nghiệp hoặc hiệp hội) liên kết tổ chức quản lý sản xuất bưởi Da Xanh.
Sơ đồ của chuỗi giá trị bưởi Bến Tre
Hiện nay trái bưởi ở Bến Tre được tiêu thụ dưới dạng ăn tươi, chưa có sản phẩm nào được chế biến. Có 5 kênh tiêu thụ bưởi tươi ở Bến Tre được mô tả ở sơ đồ 1.
Kênh 1: Nông dân ® mạng lưới bán lẻ (ở chợ, ven đường) ® Người tiêu dùng
Không giống như với nhiều loại trái cây khác, bưởi Da Xanh ở Bến Tre thường được bán cho người tiêu dùng thông qua các hệ thống bán lẻ trong và ngoài tỉnh. Phần lớn người trồng thường chủ động mang bưởi đến bán cho các điểm bán lẻ trong và ngoài tỉnh, nhất là ở các thành phố, thị xã, nơi mà người tiêu dùng có thu nhập cao thường có nhu cầu tiêu dùng loại bưởi này rất lớn. Những nông dân bán theo kênh này thường được giá khá cao vì không qua các trung gian như người thu gom và các vựa bán sĩ. Một số nông dân còn ký được hợp đồng cho các siêu thị ở Tp. HCM, đặc biệt bưởi Da Xanh BR 99 của ông Ba Rô đã ký hợp đồng giao hàng thường xuyên cho công ty SASCO bán lẻ ở sân bay Tân Sơn Nhất, mỗi tuần cơ sở này bán được từ 300-400 kg bưởi loại 1 cho SASCO với giá 16.000-18.000 đồng/kg. Theo ông Ba Rô thì SASCO đặt hàng với số lượng không hạn chế nhưng vì diện tích canh tác bị hạn chế (khoàng 2 ha) nên không đủ số lượng để giao, nếu có nhu cầu nhiều hơn ông chỉ mua lại bưởi của những vườn mà ông biết chắc là lấy giống từ cây bưởi đầu dòng của ông chứ không dám thu mua của những vườn bưởi không biết rõ nguồn gốc nhằm giữ uy tín của thương hiệu. Tương tự như ông Ba Rô, nhiều hộ trồng bưởi khác cũng tự mang sản phẩm bán cho những điểm bán lẻ trong và ngoài tỉnh, chịu chi phí vận chuyển nhưng được giá bán cao hơn nhiều so với bán tại vườn. Như vậy kênh tiêu thụ này được ông Ba Rô và một số hộ trồng bưởi Da Xanh khai thác rất có hiệu quả, tuy nhiên chưa được nhân rộng ra những vùng sản xuất khác trong tỉnh.
Kênh 2: Nông dân ® Nhà hàng, khách sạn, khu du lịch ® Người tiêu dùng
Đây là một kênh quan trọng, tương tự như ở kênh 1, bà con trồng bưởi chủ động mang bưởi đi tiếp thị ở các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn chủ yếu là trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Tiền Giang và Vĩnh Long, nơi có nhiều mô hình du lịch sinh thái thu hút rất nhiều khách trong và ngoài nước. Ở các điểm du lịch này, bưởi Da Xanh không chỉ được phục vụ trong các bữa ăn cho du khách nhằm giới thiệu trái cây đặc sản trong vùng mà còn được bán lẻ cho du khách mang về làm quà. Trong kênh tiêu thụ này, nông dân chủ yếu thỏa thuận với các điểm du lịch để giao hàng mà không ký hợp đồng vì chưa chủ động được nguồn cung cấp. Kênh này cũng có tiềm năng rất lớn vì lượng khách du lịch đến vùng ĐBSCL tăng lên hàng năm.
Kênh 3: Nông dân ® Người thu gom ® Nhà hàng, khách sạn, khu du lịch ® Người tiêu dùng
Tương tự như ở kênh 2, người nông dân đã có nhiều khách hàng ở các điểm du lịch, khách sạn nhưng không đủ lượng hàng để giao nên phải tìm mua bưởi của những nông dân khác cho đủ số lượng, dần dần họ trở thành người thu gom. Kênh này cũng có điểm thuận lợi là những người trồng bưởi với diện tích nhỏ cũng có thể bán được giá khá cao vì không bán qua nhiều trung gian khác như vựa đóng gói địa phương, vựa bán sĩ ngoài tỉnh. Trong kênh này, một số người thu gom chuyên nghiệp cũng tham gia, họ vừa thu gom sản phẩm để bán cho các vựa cũng vừa bán cho các khu du lịch hay nhà hàng.
Kênh 4: Nông dân ® Người thu gom ® Vựa đóng gói địa phương ® Nhà hàng, khách sạn, khu du lịch ® Người tiêu dùng
Với những khách hàng là các nhà hàng lớn ở Tp. HCM hoặc các khu du lịch ngoài tỉnh có nhu cầu tiêu thụ với số lượng lớn thì phải thông qua kênh này vì bản thân người nông dân hay người thu gom không có khả năng huy động đủ số lượng để cung cấp. Các vựa đóng gói địa phương sẽ thu mua bưởi trực tiếp từ nông dân (rất ít) hoặc thông qua người thu gom, sau đó phân loại theo tiêu chuẩn yêu cầu của khách hàng, đóng gói và vận chuyển đến giao trực tiếp cho khách hàng ở các tỉnh thành khác. Các vựa đóng gói địa phương ở Bến Tre cũng có cung cấp bưởi Da Xanh cho các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch ngoài tỉnh thông qua các nhà phân phối ngoài tỉnh. Thường thì những khách hàng này đặt hàng không nhiều nhưng ổn định, do đó các vựa đóng gói địa phương không thể giao hàng trực tiếp vì chi phí vận chuyển cao, các vựa phân phối ngoài tỉnh sẽ bán cho khách hàng kèm theo với các loại bưởi khác.
Kênh 5: Nông dân ® Người thu gom ® Vựa đóng gói địa phương ® Vựa phân phối hoặc thương lái ngoài tỉnh ® Cửa hàng bán lẻ ở chợ, siêu thị ® Người tiêu dùng
Đây là kênh tiêu thụ chính cho bưởi ở Bến Tre và được xem là kênh tiêu biểu và rất phổ biến đối với nhiều loại trái cây ở khu vực ĐBSCL. Ở đây người trồng sẽ bán sản phẩm cho người thu gom tại vườn, người thu gom vận chuyển sản phẩm mua được đến bán cho các vựa đóng gói trong tỉnh. Từ đây, các vựa sẽ phân loại và đóng gói theo tiêu chuẩn của các khách hàng là các vựa phân phối ngoài tỉnh hay người buôn chuyến đường dài. Người buôn chuyến đường dài và vựa phân phối ngoài tỉnh sẽ phân phối lại cho những người bán lẻ ở các chợ, siêu thị, từ đó người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm thông qua những người bán lẻ. Kênh tiêu thụ này có ưu điểm là có thể huy động được nguồn hàng lớn đủ cung cấp, tuy nhiên về nguồn gốc không kiểm soát được, đôi khi chất lượng cũng không thể kiểm soát làm cho người tiêu dùng bị thiệt. Ngoài ra trong kênh tiêu thụ này các thành viên không chỉ mua và bán bưởi Da Xanh vì sản lượng còn rất ít cho nên họ còn bán các giống bưởi khác như bưởi Năm Roi và bưởi Lông Cổ Cò, cam Sành…
Phân tích SWOT:
Thế mạnh: Tỉnh Bến Tre có các điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho việc phát triển cây ăn trái. Giống bưởi Da Xanh đã bắt đầu được nhân rộng trồng ở Bến Tre từ năm 2000 nên đến nay bà con nông dân đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn giống, trồng và canh tác, thu hoạch, tiêu thụ loại bưởi này. Bưởi Da Xanh là loại trái dễ bảo quản, trong điều kiện bình thường có thể giữ được 7-10 ngày, nếu quả quản trong điều kiện thích hợp có thể giữ được 2 tháng hoặc hơn nên có thể vận chuyển đến nơi tiêu thụ xa bằng đường thủy hay đường biển với giá thành thấp. Hiện nay các kênh tiêu thụ bưởi Da Xanh cũng đã được hình thành, có vài kênh được tiêu thụ từ người trồng đến người tiêu dùng chỉ thông qua một trung gian nên người trồng thu được lợi nhuận cao hơn so với các kênh tiêu thụ khác. Thương hiệu bưởi Da Xanh Ba Rô BR 99 đã được công nhận và cũng đã có chỗ đứng trên thị trường, tiềm năng để phát huy thương hiệu này còn rất lớn vì hiện nay có rất nhiều đơn vị, công ty trong và ngoài nước đặt hàng cho thương hiệu này nhưng số lượng cung ứng còn rất ít so với nhu cầu. Phần lớn nông dân ở Bến Tre thích trồng bưởi Da Xanh hơn các giống bưởi khác nên việc chuyển hướng sang sản xuất theo lối chuyên canh có nhiều thuận lợi. Chính quyền địa phương cũng đặc biệt quan tâm trong việc phát triển cây bưởi Da Xanh ở tỉnh Bến Tre, cụ thể là tỉnh đã triển khai chương trình phát triển giống bưởi này theo hướng chuyên canh, tập trung để có được một lượng bưởi hàng hóa có chất lượng đủ cung cấp cho thị trường. Các viện nghiên cứu, các trường đại học và ngay cả Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng quan tâm đến sự phát triển của giống bưởi này.
Điểm yếu: Hiện trạng sản xuất bưởi ở Bến Tre còn ở quy mô nhỏ lẻ và rất manh múng, chưa có nhiều vườn chuyên canh mà hầu hết là vườn trồng bưởi xen canh với những loại cây khác như dừa, nhãn, cam, quýt, xoài, sầu riêng dẫn đến năng suất và sản lượng thấp, làm giảm tính cạnh tranh. Cây giống bưởi Da Xanh được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, có khi không rõ nguồn gốc nên chất lượng sản phẩm không giống nhau. Nhiều vườn trồng xen với các loại cây có múi khác như cam, quýt hay các giống bưởi khác, thường thì các loại này có nhiều hột, khi bưởi Da Xanh thụ phấn của các loại cây này thì trái sẽ có nhiều hột bên trong, thịt không đỏ như bưởi Da Xanh trồng chuyên canh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của thương hiệu, làm giảm tính cạnh tranh của giống bưởi ngon này. Hiện nay mặc dù đã được nhiều cơ quan, tổ chức chuyển giao kỹ thuật canh tác nhưng vì trình độ tiếp thu của một số nhà vườn chưa cao nên khi áp dụng các kỹ thuật gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng năng suất thấp, chất lượng kém, không có hiệu quả kinh tế. Khâu tổ chức và quản lý sản xuất, tiêu thụ chưa có người đứng đầu để điều phối nên các hoạt động trong chuỗi giá trị còn rời rạc, nếu tiếp tục tổ chức sản xuất theo kiểu cũ thì đến khi sản lượng bưởi Da Xanh trong và ngoài tỉnh đạt đến mức đủ cầu thì tình trạng được mùa rớt giá xảy ra là điều tất yếu. Cơ sở hạ tầng như kho bãi, các điểm phân loại, đóng gói còn thô sơ, chưa thõa mãn yêu cầu vệ sinh và an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn và quy định quốc tế. Do áp dụng kỹ thuật cho ra hoa rải vụ, trên cây có nhiều đợt trái lớn nhỏ khác nhau nên việc đảm bảo thời gian phun thuốc cách ly chưa được người trồng bưởi chú ý thực hiện. Về tiêu chuẩn chất lượng thì chưa có tiêu chuẩn nào thực sự được áp dụng cũng như cơ quan hay tổ chức nào kiểm tra và chứng nhận chất lượng, nhất là chứng nhận trái an toàn. Về giá thành sản phẩm thì các chi phí sản xuất và vận chuyển khá cao. Nếu tính giá nhập khẩu của một nước châu Âu là 1,2 USD/kg (tương đương với 19.200 đồng) thì xuất khẩu sẽ không có lãi vì giá thu mua tại vườn cũng đã là 15.000-16.000 đồng/kg, cộng thêm các chi phí về xử lý, đóng gói, vận chuyển, thuế và các dịch vụ khác thì giá thành chắc chắn sẽ vượt qua 20.000 đồng/kg. Với giá thành thực hiện nay thì khả năng xuất khẩu bưởi Da Xanh là khả thi,
Cơ hội: Do phát triển kinh tế trong nước và thu nhập của người tiêu dùng tăng lên nên thị trường và nhu cầu tiêu thụ tăng, thị trường và nhu cầu ngoài nước cũng tăng thông qua việc quảng bá thương hiệu bưởi Da Xanh ở các hội chợ trong nước và quốc tế, các thị trường có thể xuất khẩu là EU, Nhật, Nga, Canada… Thương hiệu bưởi Ba Rô BR99 đã có nhiều khách hàng đến đặt hàng với số lượng lớn. Bước đầu đã có một số liên kết trong sản xuất và tiêu thụ như việc thành lập HTX sản xuất và tiêu thụ bưởi Da Xanh Mỹ Thạnh An ở TX Bến Tre, câu lạc bộ sản xuất và tiêu thụ bưởi Da Xanh Phú Thành ở huyện Châu Thành.
Thách thức: Có nhiều nước sản xuất bưởi trong khu vực như: Thái Lan, Philippines, Trung Quốc... với số lượng lớn và chất lượng cao. Sản phẩm bưởi của Bến Tre có chất lượng không đồng đều, chưa có chứng nhận về chất lượng và ATVSTP có thể có nguy cơ mất thị trường, kể cả thị trường trong nước khi mà Việt Nam gia nhập WTO, các hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ, bưởi từ các nước lân cận như Thái Lan, Trung Quốc có thể được nhập vào Việt Nam với chất lượng ngon và giá thấp hơn bưởi trong nước.
Mô tả các thành viên trong chuỗi cung ứng/quan hệ lẫn nhau
Nông dân trồng bưởi
Qua khảo sát thực tế và các buổi thảo luận nhóm với người trồng bưởi, kết quả cho thấy nông dân trồng bưởi có diện tích không lớn lắm, người có diện tích canh tác lớn nhất là 8 ha, thấp nhất 1.000 m2 và diện tích trung bình từ 2.000 – 5.000 m2. Các giống được nông dân trồng nhiều nhất là bưởi Da Xanh (chiếm 82,5% số người được hỏi), bưởi Năm roi (25% số người được hỏi) ngoài ra còn các giống khác như bưởi Lông Cổ Cò, bưởi Thái (7,5%). Qua khảo sát 50 người trồng bưởi, lý do nông dân Bến Tre chọn giống bưởi Da Xanh vì đây là giống bưởi có chất lượng, dễ tiêu thụ, cho thu nhập cao (100%), một số người cho rằng đây là giống dễ trồng, thích nghi với điều kiện thời tiết, đấi đai (20%), có 15% cho rằng giống này có triển vọng phát triển ở Bến Tre và các tỉnh lân cận. Các vườn bưởi phần lớn được thiết lập từ những vườn cây ăn trái không hiệu quả như nhãn, cam hay từ ruộng lúa 1 vụ. Trong khoảng thời gian 2 năm đầu nông dân vừa trồng bưởi vừa canh tác các loại rau màu khác trên phần đất trống nên vẫn có một phần thu nhập. Đến năm thứ ba thì cây bưởi bắt đầu cho trái thì thu nhập bắt đầu tăng. Tuy nhiên trong 3 năm đầu thì chi phí sản xuất cao nên chưa có lãi. Sau năm thứ năm cây bưởi bắt đầu cho trái ổn định thì người trồng bắt đầu có lãi, nếu chăm sóc tốt thì vườn bưởi có thể bắt đầu có lãi vào năm thứ 4.
Cây bưởi giống được nông dân mua từ các trại bán cây giống tin cậy của cơ sở Ba Rô, Hai Hoa, từ trung tâm giống của tỉnh hay từ các nơi tin cậy khác (40%), có đến 60% số người được hỏi mua giống từ vườn gần đó, sau đó tự chiết nhân ra để trồng vì họ không có đủ vốn, thích mua giống giá rẻ.
Nhìn chung, cây bưởi Da Xanh tương đối dễ trồng, cây có thể cho trái sau 2-3 năm để người trồng bắt đầu có thu nhập. Quy trình trồng bưởi gồm có các bước như sau:
*Thiết kế vườn trồng
- Xây dựng bờ bao.
- Đào mương lên liếp.
- Xây dựng hàng rào chắn gió
- Xác định mật độ và khoảng cách trồng.
- Xây dựng hệ thống tưới tiêu.
- Chuẩn bị mô trồng.
*Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Chọn giống trồng (tiêu chuẩn cây giống, cách chọn cây giống...)
- Cách trồng
- Tủ gốc giữ ẩm.
- Tưới và tiêu nước.
- Trồng cỏ trong vườn (chống xói mòn và giữ ẩm)
- Vét bùn bồi liếp.
- Bón phân
- Tỉa cành, tạo tán, khống chế chiều cao.
- Xử lý ra hoa.
- Tỉa trái, bao trái
*Phòng trừ sâu bệnh hại: bệnh loét Xathomonas cam pestris pv.citri, bệnh vàng lá thối rể (Fusarium; Phytopthora), tuyến trùng, sâu đục vỏ trái (Spray citri), rệp sáp (Pseudococcidae), rầy chổng cánh ...
*Thu hoạch và bảo quản
- Thời điểm thu hoạch.
- Phương pháp thu hoạch.
- Đóng gói, vận chuyển đi bán
Phần lớn những công việc chăm sóc cây bưởi được nông dân tự làm lấy (72,5%), có 27,5% thuê thêm công lao động để phun thuốc bón phân, bồi liếp gốc, làm cỏ. Có 85% nông dân có sử dụng máy móc nông cụ phục vụ sản xuất như, chủ yếu là máy bơm nước để tưới, có 2,5% dùng máy bơm để phun thuốc trừ sâu bệnh hoặc phân bón lá, 7,5% dùng máy cắt cỏ…
Phần lớn người trồng bưởi mua phân bón và vật tư nông nghiệp từ các đại lý bán lẻ (72,5%) tuy giá hơi đắt hơn nhưng họ cho rằng muốn mua lúc nào cũng có với bất kỳ số lượng, khi gặp khó khăn có thể trả chậm. Số còn lại (27,5%) mua vật tư nông nghiệp từ các đại lý lớn nhưng họ cho rằng không rẻ hơn so với mua ở đại lý bán lẻ, họ mua vì chỉ tiện đường lúc đi chợ rồi mua luôn (thường ở Bến Tre đi chợ bằng ghe). Hầu hết nông dân trả tiền mặt khi mua vật tư, nếu thiếu vốn thì họ mua ít vì cho rằng cây bưởi dễ trồng hơn những cây khác, có bón thiếu phân cũng không ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Tuy nhiên theo các nhà khoa học thì việc bón phân, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như năng suất.
Có 10% nông dân cho rằng các đại lý bán lẻ cũng có một phần hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho nông dân, họ có thể tư vấn cho nông dân cách phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên do chưa nắm vững kỹ thuật và tình trạng vườn cây của từng nông dân, không cung cấp đủ các loại thuốc cần thiết nên các đại lý bán lẻ không tư vấn và bán vật tư cho đúng dẫn đến thất bại như giảm năng suất, sâu bệnh nhiều, cuối cùng người nông dân phải gánh chịu phần thất bại này. Có gần 50% nông dân cho biết giá phân bón và vật tư không ôn định, thường là cao làm cho giá thành sản xuất của họ tăng cao.
Mặc dù đã được nhiều cơ quan, tổ chức như Trung tâm khuyến nông, Hội làm vườn, Hiệp hội trái cây, các viện, trường hỗ trợ về mặt kỹ thuật thông qua các lần hội thảo, tập huấn nhưng nông dân vẫn còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc vườn bưởi, nhất là phòng trừ sâu bệnh và sản xuất trái có chất lượng, xử lý cho trái vào vụ nghịch. Họ cho biết lý do là các lớp tập huấn, hội thảo tổ chức không thường xuyên và chưa rộng khắp, điều này cũng gặp nhiều khó khăn vì các viện, trường chỉ có khả năng tập huấn cho cán bộ khuyến nông cấp huyện và một số nông dân đã có trình độ thâm canh để từ đó những người này sẽ tập huấn lại cho nông dân, tuy nhiên ở điạ phương cũng gặp khó khăn do hạn chế về kinh phí và nguồn nhân lực.
Về năng suất thì cây 5 năm tuổi có thể cho 20-25 trái/năm, trung bình mỗi công đất (1.000 m2) trồng khoảng 35-40 cây bưởi thì nông dân thu hoạch khoảng 8-10 tấn/ha vào năm thứ năm sau khi trồng. Hầu hết nông dân tự thu hoạch bưởi mà không có thuê mướn vì bưởi được thu hoạch nhiều lần trong 1 đợt, sau đó phân loại rồi bán tại vườn cho người thu gom nếu số lượng ít, trường hợp số lượng nhiều thì vận chuyển đến bán cho người bán lẻ, siêu thị, nhà hàng và các khu du lịch . Việc thu hoạch thường được thực hiện vào buổi sáng (8-11 giờ) hoặc buổi chiều (15-17 giờ). Do chênh lệch giá bán giữa các loại với nhau lớn nên người trồng thường phân loại khá kỹ trước khi bán, tại vườn bưởi được phân thàng 3 loại: loại đặc biệt, loại 1 và loại 2, trong đó có tỷ lệ loại đặc biệt rất thấp (10-15%), bưởi nghịch vụ thường chỉ có loại 1 (40-50%) và loại 2 (30-40%) mà không có loại đặc biệt. Người trồng dựa vào hình dạng, màu sắc vỏ trái và trọng lượng để phân loại.
Tiêu chuẩn phân loại bưởi Da Xanh ở Bến Tre
Loại
Hình dạng
Màu sắc vỏ
Trọng lượng
Đặc biệt
Tròn, cân đối
Xanh nhạt, túi tinh dầu nở to
1,5 – 2,0 kg
Loại 1
Tròn, khá cân đối
Xanh nhạt, túi tinh dầu nở to
1,3 – dưới 1,5 kg
Loại 2
Hơi tròn, hơi bị méo
Xanh nhạt, túi tinh dầu nở to
dưới 1,3 kg
Hầu hết nông dân đều thực hiện việc xử lý trước khi mang đi bán và chỉ có 41,3% phân loại trước khi bán. Việc xử lý bao gồm cắt cuống ngắn lại, dùng vải mềm thấm nước để lau sạch những vết bẩn do bụi, dất bám trên vỏ trái, nếu bị bẩn do côn trùng bám vào (rệp sáp, kiến…) thì rửa bằng nước hay xà phòng cho sạch trước khi đóng gói. Nông dân thường đóng gói bưởi trong giỏ đan bằng nylon để chuyển đi bán mỗi giỏ chứa khoảng 10-20 trái, số ít chứa bưởi loại 2 bằng bao nylon, mỗi bao chứa khoảng 25-35 trái (30-40 kg). Tỷ lệ hao hụt từ lúc thu hoạch cho đến khi bán là 1-2%, nguyên nhân do thu hái bị rơi rớt, có khi không có hao hụt. Có 30% nông dân được hỏi cho rằng sản phẩm của mình chưa đạt tiêu chuẩn về ATVSTP, gần 15% cho là đạt và 55% không có ý kiến.
Nông dân cũng rất nhạy bén trong việc tìm hiểu thông tin về giá cả thị trường, họ lấy thông tin từ những nông dân khác, chủ vựa trực tiếp hay người thu gom mà họ thường bán, lấy thông tin thông qua đài phát thanh, đài truyền hình (VTV và Vĩnh Long). Nhìn chung người trồng bưởi thu được lợi nhuận hàng năm từ 83-149% tính trên giá thành đối với vườn cho trái ổn định. Đối với vườn chưa cho trái trong 2-3 năm đầu tiên, mỗi công đất nhà vườn phải chi hết 3.911.600 đồng để đầu tư trồng mới và chăm sóc .
Chi phí và tiền lãi (đ) của người nông dân trồng bưởi ở Bến Tre, tính cho 1.000 m2 bưởi
Giai đoạn kiến thiết cơ bản (2-3 năm)
Giai đoạn sản xuất ổn định (4 năm trở đi)
Chi phí lập vườn
748.214
Phân hữu cơ
563.913
Cây giống
613.333
phân vô cơ
540.455
Phân hữu cơ
591.333
Thuốc trừ sâu
135.652
Phân vô cơ
438.889
Thuốc trừ bệnh
128.421
Thuốc trừ sâu
108.897
Xăng, dầu, điện
255.391
Thuốc trừ bệnh
95.263
Vật tư khác
102.308
Xăng, dầu, điện
337.500
Lao động trong gia đình
1.361.429
Vật tư khác
191.818
Thuê khoán
444.000
Mua máy móc dụng cụ
643.077
Lãi ngân hàng
152.250
Lao động trong gia đình
1.236.875
Khấu hao thiết kế cơ bản
537.500
Thuê khoán
1.124.545
Cộng chi phí
4.221.318
Cộng chi phí
4.478.267
Năng suất (kg)
1.050
năng suất (kg)
161
Giá thành sản phẩm
4.020
Giá bán bình quân
11.091
Giá bán bình quân
10.000
Thu từ bán trái
566.667
Thu từ bán trái
10.500.000
Chênh lệnh thu-chi
-3.911.600
Chênh lệnh thu-chi
+6.278.682
Phần lớn nhà vườn trồng bưởi thường được thanh toán bằng tiền mặt ngay sau khi giao hàng và họ rất hài lòng theo kiểu giao dịch này, tuy nhiên họ cũng thường bị ép giá hoặc bị người thu mua hạ phẩm cấp, dạt hàng từ loại trên xuống loại dưới để mua giá thấp hơn khi có nhiều hàng. Lý do là vì nhà vườn không có ký hợp đồng với khách hàng của mình, giá cả không thõa thuận trước mà căn cứ vào giá thị trường, nghĩa là phụ thuộc vào lượng cung và cầu theo từng thời điểm, có khi thay đổi từng ngày. Những ngày bưởi ít (thường xảy ra trong vụ nghịch) thì giá rất cao, người trồng được lợi nhưng vào ngày bưởi nhiều thì giá tụt thấp thì người trồng lại bị thiệt. Ở Thị xã Bến Tre đã có HTX bưởi Da Xanh Mỹ Thạnh An nhưng có rất ít xã viên bán sản phẩm cho HTX mà họ tự đi bán.
Giá bán bưởi Da Xanh (đ) của nông dân vào chính vụ và nghịch vụ
Loại
Chính vụ
nghịch vụ
đặc biệt
13.000 - 15.000
16.000 - 18.000
loại 1
8000 - 12000
12.000 - 15.000
loại 2
6000 - 8000
8.000 -10.000
Người thu gom
Người thu gom có khi cũng là nông dân trồng bưởi, qua nhiều năm bán bưởi cho vựa đóng gói, siêu thị, điểm bán lẻ… nên họ quen dần, khi không đủ lượng hàng để giao cho khách hàng họ đứng ra thu mua bưởi của những hộ ở gần nhà hoặc trong khu vực để bán lại cho khách hàng của họ. Người thu gom cũng có thể là người quen biết với các chủ vựa đóng gói, họ đi thu gom bưởi về, phân loại lại rồi chở đến bán cho khách hàng trong và ngoài tỉnh như ở phần mô tả chuỗi giá trị. Nhiều trường hợp nông dân có ít sản phẩm có thể bán cho người thu gom với giá cả rẻ hơn chút ít so với bán cho vựa nhưng bù lại đỡ mất công và chi phí vận chuyển ra đến chợ. Có trường hợp người nông dân chỉ thu hoạch được khoảng 4-5 trái bưởi, có thể bán tại vườn cho người thu gom để lấy tiền ngay, không cần phải mang ra chợ bán cho người tiêu dùng. Ngược lại có khi các chủ vựa thiếu hàng lại nhờ những người thu gom đi thu mua hàng về để đủ số lượng giao cho khách hàng. Người thu gom cũng đóng vai trò quan trọng và là cầu nối giữa người nông dân và chủ vựa. Người thu gom cũng là cầu nối thông tin giữa nông dân và chủ vựa về giá cả, sản lượng và chất lượng quả theo từng thời điểm khác nhau. Người thu gom hưởng hoa hồng khoảng 5-10% giá mà nông dân bán cho họ (500-1000 đ/kg, tùy theo thời điểm nghịch vụ hay chính vụ). Những người thu gom thường không thuê thêm công lao động mà chủ yếu là sử dụng người trong gia đình. Nguồn vốn của những người thu gom không nhiều, khoảng 5-15 triệu là có thể hoạt động được, vì họ mua và bán trong ngày nên tốc độ xoay vòng vốn rất nhanh.
Do lượng hàng cung cấp còn ít nên có lúc xảy ra hiện tượng sốt giá, những người thu gom thường đến vườn đặt cọc trước, giá và tỷ lệ đặt cọc tùy theo thõa thuận (chủ yếu bằng miệng) giữa người thu gom và nông dân, thường nằm trong khoảng 20-50% giá trị theo ước tính. Điều này cũng dẫn đến sự canh tranh giữa những người thu gom với nhau.
Vựa đóng gói địa phương
Vựa đóng gói bưởi ở địa phương có vai trò khá quan trọng và có tiềm lực về vốn cao. Các chủ vựa đóng gói địa phương chủ yếu là người trong tỉnh, đã có kinh nghiệm kinh doanh nhiều năm, nhiều nhất là 20 năm và ít nhất là 2 năm, nhưng phần lớn từ 5-15 năm. Các chủ vựa thường kinh doanh 2-3 loại quả trở lên, chủ yếu là cam, quýt, bưởi. Tuy nhiên, mỗi vựa có một loại trái chính, chẳng hạn như vựa bưởi là trái chính thì họ thu mua bưởi vào chính vụ, trong vụ nghịch thì sản lượng bưởi giảm nhiều nên họ thu mua thêm cam hay quýt. Ngược lại, ở vựa cam thì sẽ thu mua thêm bưởi hay quýt hoặc loại khác.
Quy mô của các chủ vựa này rất khác nhau, vốn kinh doanh từ vài chục triệu đồng cho đến hàng trăm triệu đồng. Vựa nhỏ nhất cũng phải có vốn chừng 40-50 triệu đồng. Một số chủ vựa lớn có vốn khoảng vài tỷ đồng. Doanh thu của các chủ vựa rất khác nhau, có vựa đạt doanh thu khoảng vài trăm triệu có vựa đến vài chục tỷ đồng mỗi năm. Sản lượng mua vào bình quân 1-5 tấn bưởi, các chủ vựa lớn có thể mua vào khoảng 10-20 tấn mỗi ngày lúc chính vụ. Lợi nhuận hàng năm mà các vựa thu được trung bình từ 5-15% trên tổng số do
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chu7895i gi tr7883 b4327903i 7903 B7871n Tre.doc