Đề tài Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại 2 địa bàn- Cần Thơ và Sóc Trăng

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Tóm tắt 1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 2

1.1. Đặt vấn đề 2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4

1.3. Phương pháp nghiên cứu 4

1.4. Phạm vi nghiên cứu 6

1.5. Nội dung nghiên cứu 7

CHƯƠNG 2. XU HƯỚNG ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG NÔNG NGHIỆP 8

2.1. Khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp 8

2.2. Tác động của khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa 9

2.3. Một số kết quả nghiên cứu liên quan 11

CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA 13

3.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu 13

3.2. Đánh giá thực trạng sản xuất lúa của nông hộ 17

3.3. Hoạt động hỗ trợ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa 25

3.4. Đánh giá của nông dân, cán bộ quản lý khi áp dụng khoa học kỹ thuật 27

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA THEO CÁC MÔ HÌNH 30

4.1. Đánh giá chung kết quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2005 – 2006 30

4.2. Phân tích hiệu quả sản xuất theo các mô hình 34

4.3. Phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất 41

4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa 43

4.5. Một số nhận định của nông dân về hiệu quả sản xuất 46

4.6. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất 47

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ BIỆN PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA 49

5.1. Kết luận 49

5.2. Một số biện pháp liên quan đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật 50

Tài liệu tham khảo 53

Phụ lục 55

 

doc62 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2781 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại 2 địa bàn- Cần Thơ và Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Đặt vấn đề Lúa được xem là cây trồng chủ yếu ở các nước Châu Á và sản phẩm lúa gắn liền với đời sống con người gần 10.000 năm, riêng khu vực Châu Á với hơn 3 tỷ dân đang sản xuất và tiêu dùng hơn 90% sản lượng gạo của thế giới. Cuộc cách mạng “xanh” đã giúp các nước Châu Á tránh được tình trạng thiếu lương thực và cải thiện đời sống vùng nông thôn xuất phát từ việc giảm được 30% chi phí sản xuất nhờ áp dụng kỹ thuật sản xuất cải tiến. Trong những năm gần đây, sản lượng tiêu thụ gạo tại một số nước thuộc Châu phi, Châu mỹ và Châu âu có xu hướng tăng lên mặc dù gạo không phải nguồn lương thực chính đối với họ. Năm 2002, hơn 50% dân số thế giới phụ thuộc vào sản phẩm gạo và gạo trở thành nguồn cung cấp calories và protêin hàng ngày cho con người (Oladele, O.I và Sakagami, J-I, 2004). Thực trạng sản xuất lúa gạo của Việt Nam đã trì trệ ở thập niên 1960 và tăng nhẹ vào những năm 1970, trong giai đoạn này không có sự mở rộng diện tích cũng như tăng năng suất do ảnh hưởng của chiến tranh. Tuy nhiên, đến những năm sau thập niên 1980, 1990 thì sản xuất lúa gạo đạt tốc độ tăng trưởng cao bình quân 5%/năm trong giai đoạn 1980 – 2000; trong đó, tăng năng suất đóng góp 3,5% và tăng diện tích canh tác chiếm 1,5% (Trần Thị Út, 2002). Với tốc độ tăng trưởng trên đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất của thế giới từ năm 1989; cụ thể năm 2005, sản lượng gạo xuất khẩu trên 5,2 triệu tấn đạt kim ngạch trên 1,2 tỷ đôla (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 20/02/2006). Thành tựu về sản xuất lúa gạo trong thời gian xuất phát từ những nguyên nhân sau đây: thứ nhất, chính sách mở cửa nền kinh tế khởi động từ năm 1986 đã tạo điều kiện cho cho việc tự do hóa sản xuất hướng theo thị trường; thứ hai, chính sách xác định quyền sử dụng đất của nông hộ và miễn giảm thuế nông nghiệp (Irving, 1995; Pingali. P và V.T. Xuân, 1992). Ngày nay, xu thế phát triển của các hoạt động kinh tế đã và đang dẫn đến việc đô thị hóa các vùng nông thôn chuyên sản xuất nông nghiệp. Điều này làm giảm diện tích đất canh tác ở một số vùng trong cả nước cũng như ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng như Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An là các tỉnh điển hình. Đồng thời, theo báo cáo của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) năm 2003, các chuyên gia nhận rằng diện tích đất canh tác nông nghiệp sẽ bị giảm đáng kể và thậm chí sẽ không thể sử dụng để sản xuất do bị ô nhiễm bởi chất thải và hóa chất được sử dụng trong sản xuất. Do vậy, để có thể duy trì mức sản lượng nông sản, đặc biệt là lúa gạo nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như ổn định mức sản lượng gạo xuất khẩu thì các nước sản xuất nông nghiệp đều xem việc áp dụng kỹ thuật mới theo hướng sản xuất bền vững là một trong những giải pháp ưu tiên được chọn trong quá trình sản xuất nông nghiệp và ở Việt Nam. Điều này cũng đang được thực hiện; đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu long. Theo một số nghiên cứu trước đây cho thấy, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa có thể làm giảm chi phí khoảng 22% và là tăng thu nhập khoảng 29% (Huỳnh Thanh Chí, 2004). Các mô hình kỹ thuật mới được áp dụng phổ biến như IPM, sạ hàng, bảng so màu lá lúa… Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng, một số địa phương thì áp dụng kỹ thuật mới mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng các địa phương khác lại thất bại. Thậm chí theo phát biểu của các cán bộ nông nghiệp một số tỉnh như Sóc Trăng, An Giang cho rằng, một số địa phương, hoặc nông hộ không muốn áp dụng kỹ thuật mới. Vì vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải xem xét những yếu tố gì cũng như các chính sách liên quan trước khi triển khai việc ứng dụng kỹ thuật mới cho nông hộ; đồng thời phân tích việc khai thác các nguồn lực sẵn có của nông hộ trong quá trình sản xuất. Chúng ta có thể thấy rằng phân tích việc áp dụng khoa học kỹ thuật trở thành là trong những vấn đề cần thiết hiện nay, nhằm mục đích chỉ ra những mặt tích cực cũng như những hạn chế về mặt nguồn lực, chính sách trong quá trình triển khai. Và cuối cùng là đưa ra các đề xuất thiết thực trong việc áp dụng kỹ thuật phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế đối với nông hộ. Xuất phát từ hoạt động sản xuất thực tiễn và những định hướng sản xuất mang tính bền vững trong tương lai đối với nông hộ sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đề tài này sẽ đi vào “Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại 2 địa bàn: Cần Thơ và Sóc Trăng”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung: Phân tích thực trạng áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất lúa của nông hộ, đánh giá hiệu quả sản xuất của các mô hình áp dụng kỹ thuật và phân tích những thuận lợi và rào cản trong quá trình sản xuất nhằm mục đích đề xuất những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông hộ. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Mô tả thực trạng sản xuất của nông hộ liên quan các nguồn lực sẵn có; Nhận định và phân tích các hoạt động hỗ trợ áp dụng kỹ thuật; Đánh giá hiệu quả sản xuất của các mô hình áp dụng kỹ thuật; và Đề xuất các biện pháp phát huy các mặt tích cực và khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai và áp dụng kỹ thuật đối với nông hộ. 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Chọn địa bàn nghiên cứu: Khảo sát nông hộ sản xuất lúa tại các huyện: Cờ đỏ, Ô môn (TP.Cần Thơ) và Mỹ Tú (Sóc Trăng). Phương pháp chọn địa bàn khảo sát dựa theo các tiêu chí sau: Tham khảo số liệu từ Niên giám thống kê cấp tỉnh và chọn huyện có diện tích sản xuất lúa tương đối lớn. Địa bàn khảo sát gần với các trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật như Viện lúa ĐBSCL, Trung tâm khuyến nông… nhằm mục đích quan sát khả năng chuyển giao cũng như việc tiếp cận thông tin kỹ thuật của nông dân. Cách chọn nông hộ để phỏng vấn theo hướng dẫn của cán bộ địa phương và phân tầng số mẫu theo mô hình canh tác, qui mô sản xuất, số năm áp dụng kỹ thuật, thu nhập của nông hộ. Bảng 1-1 Mô tả địa bàn nghiên cứu và thông tin nông hộ Tỉnh  Địa bàn khảo sát  Số mẫu  Tỷ trọng  Mô hình ứng dụng  Thông tin thu thập   TP.Cần Thơ  Thới Lai  65  24,90  IPM, sạ hàng, giống mới, 3 giảm – 3 tăng, lúa - màu, lúa - thủy sản  Nguồn lực của nông hộ, khả năng tiếp cận thông tin KHKT, mức độ hưởng lợi từ KHKT, hiệu quả sản xuất của nông hộ đối với sản xuất lúa và những chính sách tác động    Thới Long  96  36,78     Sóc Trăng a  Phú Tâm  60  19,54      Hồ Đắc Kiện  40  15,33     Tổng  261  100,00     Nguồn: Kết quả khảo sát 261 nông hộ tại vùng nghiên cứu, 06/2006 a Các xã thuộc huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) chỉ có các mô hình: IPM, giống mới, 3 giảm – 3 tăng 1.3.2. Số liệu thu thập 1.3.2.1. Số liệu thứ cấp Báo cáo tổng kết của các cơ quan, ban ngành nông nghiệp năm 2005, Trung tâm khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, niên giám thống kê 2004, 2005, các nghiên cứu liên quan. Một số nhận định, đánh giá của các nhà chuyên môn, quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế được thu thập thông qua phỏng vấn bán cấu trúc. 1.3.2.2. Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp 261 nông hộ trong địa bàn bàn nghiên cứu, gồm + 161 nông hộ tại TP.Cần Thơ (Ô Môn: Thới Long và Cờ Đỏ: Thới Lai) + 100 nông hộ tại Sóc Trăng (Mỹ Tú: Phú Tâm và Hồ Đắc Kiện) Nội dung phỏng vấn nông hộ, bao gồm: + Thông tin tổng quát về đặc điểm nguồn lực và sản xuất của nông hộ. + Các mô hình canh tác lúa mà nông hộ đang áp dụng. + Hình thức và khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật. + Các khoản mục, tiêu chí liên quan đến hiệu quả sản xuất. + Thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra, và những vấn đề liên quan đến mô trường bên ngoài nông hộ như cơ sở hạ tầng, kênh tín dụng, chính sách hỗ trợ… + Nhận định của nông dân về thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuật. 1.3.3. Phân tích dữ liệu - Phân tích mô tả: thực trạng sản xuất và áp dụng kỹ thuật của nông hộ liên quan đến nguồn lực sẵn có; bao gồm các chỉ tiêu: diện tích đất canh tác, nguồn lực lao động, vốn sản xuất, kinh nghiệm sản xuất. - Phân tích định lượng: để đáp ứng mục tiêu về phân tích hiệu quả sản xuất, trong nghiên cứu này sẽ trình bày mô hình ước lượng các yếu tố nhằm xác định mối tương quan và giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất trong quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật. Mô hình ước lượng các yếu tố được thể hiện dưới dạng tổng quát sau: lnY = fln(X1, X2, X3, X4, X5, X6) Trong đó: lnY: Thu nhập của nông hộ (đồng/1.000m2) ln(X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8): trình độ học vấn, năm kinh nghiệm, lao động, chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuỷ lợi, chuẩn bị đất. - Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc được sử dụng nhằm tiếp thu các ý kiến, nhận định của các nhà chuyên môn, quản lý nhằm làm cơ sở để đề xuất các giải pháp cụ thể trong việc triển khai và áp dụng kỹ thuật đạt hiệu quả hơn. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu từ khảo sát nông hộ thực hiện các mô hình sản xuất lúa tại hai địa phương gồm: TP. Cần Thơ và Sóc Trăng. Trong nghiên cứu này, các mô hình sản xuất lúa áp dụng khoa học kỹ thuật được khảo sát: sạ hàng, IPM, ba giảm – ba tăng, lúa – màu, lúa - thủy sản đối với vụ lúa Đông-Xuân 2005 – 2006. - Kết quả nghiên cứu chỉ phản ánh hiệu quả sản xuất thông qua một số chỉ tiêu như: thu nhập, lợi nhuận, chi phí trên diện tích canh tác, trên ngày công lao động và so sánh, đánh giá giữa các mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật. 1.5. Nội dung của đề tài Chương 2 trình bày xu hướng áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, các hình thức áp dụng như thay đổi giống, quy trình sản xuất, các nguồn lực đầu vào, hoặc sản xuất kết hợp các loại cây trồng vật nuôi… Bên cạnh, chương này còn chỉ ra những tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất lúa nói riêng, và một số kết quả nghiên cứu có liên quan cũng được tổng hợp nhằm làm cơ sở minh chứng và xây dựng mô hình phân tích thu nhập trong chương 4. Chương 3 mô tả tổng quan về thực trạng sản xuất nông nghiệp và lúa của vùng ĐBSCL nói chung và tại địa bàn nghiên cứu nói riêng. Hơn nữa, chương này còn phản ánh khả năng về nguồn lực của nông hộ trong quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa như vốn, lực lượng lao động, kinh nghiệm sản xuất, diện tích đất canh tác, hoạt động xã hội. Đồng thời, chương 3 sẽ trình bày các mô hình và mức độ chấp nhận của nông dân tại địa bàn nghiên cứu, các hoạt động chuyển giao kỹ thuật của các cơ quan chuyên ngành, và một số nhận định, đánh giá về lợi ích khi áp dụng khoa học kỹ thuật của nông dân và cán bộ chuyên ngành nông nghiệp. Chương 4 trình bày kết quả phân tích hiệu quả sản xuất theo các mô hình áp dụng kỹ thuật tại địa bàn nghiên cứu; trong đó, một số chỉ tiêu được phân tích và so sánh chi tiết giữa các mô hình như năng suất, giá lúa tiêu thụ, chi phí sản xuất, thu nhập và lợi nhuận. Ngoài ra, một số đánh giá của nông dân về hiệu quả sản xuất và thuận lợi, khó khăn trong quá trình áp dụng mô hình cải tiến cũng được đề cập trong chương này. Chương 5 tổng hợp một số vấn đề nổi bật trong quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật của nông hộ tại vùng nghiên cứu. Từ đó, một số đề xuất được đưa ra nhằm góp phần phổ biến vai trò của khoa học kỹ thuật cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất đối với nông dân trong sản xuất lúa. CHƯƠNG 2. XU HƯỚNG ÁP DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG NÔNG NGHIỆP 2.1. Khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp Từ những năm 50 của thế kỷ 20, các tác giả như Schultz (1953), Grilleches (1958) đã từng nghiên cứu về sự đóng góp của công tác khuyến nông vào sự tăng trưởng nông nghiệp. Cho đến nay, có hàng trăm công trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau về đóng góp của khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn. Phát triển nông nghiệp tác động đến cả kinh tế, xã hội và môi trường. Vì thế, khi đánh giá sự đóng góp của khoa học kỹ thuật, chúng ta thường mong muốn xem xét tác động của nó đến cả ba bộ phận trên. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu được tiến hành phần lớn tập trung vào đánh giá tác động của khoa học kỹ thuật về mặt kinh tế. Trên thế giới các nghiên cứu về tác động của khoa học kỹ thuật rất khác nhau. Theo không gian, phạm vi tác động của khoa học kỹ thuật được xem xét ở các cấp độ như đồng ruộng, từng nông trại, từng cộng đồng, từng vùng và cả nước. Theo đối tượng ứng dụng của khoa học kỹ thuật, tác động của nó được xem xét ở phạm vi từng sản phẩm riêng biệt (lúa, sản phẩm thịt) hay nhóm sản phẩm như lương thực, thực phẩm hay cả nền nông nghiệp. Trong phạm vi từng sản phẩm, khoa học kỹ thuật được thể hiện dưới các dạng chủ yếu như: áp dụng giống mới, thay đổi quy trình, kỹ thuật sản xuất, thay đổi các nguồn lực đầu vào, hoặc kết hợp các mô hình trong quá trình sản xuất . Các nhà kinh tế cho rằng khoa học kỹ thuật là một tập hợp những kỹ thuật sẵn có hoặc trình độ kiến thức về mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng đầu ra bằng vật chất nhất định. Còn đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ kiến thức sau cho nâng cao được năng lực sản xuất để có thể làm ra nhiều sản phẩm hơn với số lượng đầu vào như cũ hoặc làm ra một lượng sản phẩm như cũ với khối lượng đầu vào ít hơn. Nhiều đổi mới công nghệ trong nông nghiệp còn nhằm để tiết kiệm lao động, tiết kiệm đất đai. Phần lớn những tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất đều tạo ra khả năng đạt được mục tiêu kinh tế do xã hội đặt ra như năng suất, đồng thời nó cũng tạo ra những hiệu quả xã hội khác như cải thiện điều kiện sống, cải tạo môi trường sinh thái. Vì vậy, nội dung của nghiên cứu này chủ yếu tập trung phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất của các mô hình sản xuất có áp dụng kỹ thuật, bao gồm: sử dụng giống mới, ba giảm – ba tăng, sạ hàng, IPM, lúa - thủy sản, lúa – màu. 2.2. Tác động của khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa Sự phát triển ngày càng mạnh của việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động kinh tế, xã hội, y tế nói chung cũng như áp dụng vào trong quá trình sản xuất nói riêng; một mặt là nhằm tăng năng suất sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mặt khác tạo ra những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao so với sản phẩm của nhà sản xuất khác trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy, việc đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất là cần thiết. Do đó, các nhà kinh tế trong quá trình đánh giá hiệu quả sản xuất, họ cũng ước lượng những yếu tố tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật theo thời gian và đưa các yếu tố này vào hàm sản xuất. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là xu thế của các nhà sản xuất trong quá trình hội nhập kinh tế. Kết quả của sự ứng dụng là năng suất sản xuất được nâng cao cũng như chất lượng sản phẩm được cải tiến. Tại Việt Nam cho đến nay, nhiều ý kiến cho rằng sự đóng góp của khoa học kỹ thuật vào tốc độ tăng trưởng nông nghiệp là khoảng 30%. Tuy nhiên, đây chỉ là ý kiến ước đoán của các chuyên gia hơn là dựa vào các kết quả nghiên cứu. Nhiều tác giả cũng đã chỉ ra rằng chính sách đổi mới có tác động làm tăng năng suất và sản lượng lúa một cách rõ rệt. Cụ thể là trường hợp áp dụng mô hình IPM trên ruộng lúa cho thấy, chi phí sản xuất sẽ giảm 22,85% và thu nhập ròng tăng 33% so với không áp dụng mô hình (Báo cáo của Câu lạc bộ IPM, xã Viên An, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng, 2004). Hơn nữa, theo nhận định của Ông Bùi Bá Bổng - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn- ngành nông nghiệp trong những thập kỷ gần đây đạt tốc độ tăng trưởng khá, trong đó có sự đóng góp đáng kể của khoa học kỹ thuật, công nghệ. Theo kết quả tính toán của tác giả dựa theo mô hình Solow cho thấy tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của ĐBSCL trong giai đoạn 1995 – 2003 bình quân 6,3%; trong đó, sự đóng góp của khoa học kỹ thuật là 15,74%, và các yếu tố khác chiếm 84,26%. Bên cạnh đó, diện tích canh tác lúa đã tăng từ 6.042.800 ha năm 1990 lên 7.443.800 ha (2004), những năm qua với sự chuyển đổi các giống mới và mô hình canh tác cải tiến đã tác động đến năng suất tăng từ 40,2 tạ/ha (1995) lên đến 48,6 tạ/ha (2004); nên sản lượng lúa tăng gần gấp hai lần trong giai đoạn 1990 – 2004 từ 19,2 triệu tấn lên 35,8 triệu tấn. Chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng ưu điểm của ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng đã tạo ra khối lượng hàng hóa rất lớn, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tăng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, tồn tại một vấn đề đó là thu nhập của người sản xuất lúa tương đối thấp (khoảng 700.000 đồng/công/vụ) bởi vì trong thời gian qua việc ứng dụng khoa học kỹ thuật theo chiều rộng nghĩa là nâng cao năng suất, tăng sản lượng dẫn đến tình trạng trúng mùa rớt giá cho nên để giúp cho người sản xuất nâng cao thu nhập thì cần chuyển hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật theo chiều sâu nghĩa là nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của nông sản như Thái lan đã thực hiện. Hiệu quả sản xuất của tiến bộ khoa học kỹ thuật là một bộ phận của hiệu quả kinh tế - xã hội, nó là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố, nó gắn liền với hiệu quả sử dụng ruộng đất, với việc lợi dụng tối đa các điều kiện khí hậu - thời tiết, gắn liền với việc tác động chủ quan của con người thông qua việc áp dụng các kỹ thuật tiến bộ vào kinh tế, vào sản xuất. Thực chất của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ là đầu tư bổ sung trên đơn vị diện tích. Thông thường các yếu tố đầu tư bổ sung có chất lượng cao hơn, hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả hơn các yếu tố đầu tư đã sử dụng trước đó. Sự tác động này có thể trực tiếp – thông qua việc nâng cao số lượng và chất lượng các yếu tố đầu tư bổ sung, hoặc có thể tác động gián tiếp – thông qua bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý hơn, hay là áp dụng phương pháp phù hợp hơn. Kết quả áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ có thể biểu hiện bằng sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình bao gồm: - Số lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm tăng thêm - Chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm - Cải thiện điều kiện lao động cho nông dân - Cải thiện đời sống cho người lao động - Cải tạo môi trường sinh thái. 2.3. Một số kết quả nghiên cứu liên quan Khuda. B, Ishtiaq. H và Asif. M (2005) đã nghiên cứu về tác động của mô hình Zero-tillage trong sản xuất lúa mì của 80 nông hộ tại Lahore, Pakistan cho thấy năng suất cao hơn mô hình sản xuất truyền thống khoảng 7,1% và chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư đạt đến 2,28 lần so với 1,81 lần của mô hình truyền thống. Cụ thể là chi phí sản xuất giảm xuống 22%, nhưng lợi nhuận tăng lên 22,4% so với mô hình truyền thống. Hơn nữa, các tác giả cũng đã áp dụng mô hình hồi qui tương quan để ước lượng các yếu tố tác động đến thu nhập như sau: Y = f(X1, X2, X3, X4, X5, X6) Trong đó: Y: Thu nhập X1, X2, X3, X4, X5, X6: Chi phí gieo sạ, thuỷ lợi, phân bón, chăm sóc, số năm kinh nghiệm, và biến dummy (1: có áp dụng kỹ thuật; 0: chưa áp dụng) Kết quả ước lượng cho thấy lợi nhuận có quan hệ tỷ lệ thuận với một số yếu tố trong mô hình ước lượng như chi phí thuỷ lợi, phân bón, công chăm sóc và có áp dụng mô hình Zero-tillage với mức ý nghĩa thống kê 0,05. Flordeliza H.Bordey (2004) Viện nghiên cứu lúa Philippines, đã trình bày kết quả đánh giá về khía cạnh kinh tế - xã hội của việc áp dụng giống lúa lai trong sản xuất tại Philippines, mục tiêu của nghiên cứu là xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận sản xuất các giống lúa lai. Kết quả cho thấy rằng năng suất của giống lúa lai cao hơn so với các giống lúa truyền thống và giá lúa lai cũng được trả cao hơn trên thị trường. Tuy nhiên, chi phí sản xuất của mô hình lúa lai lại cao hơn do giá giống và mức độ sử dụng vật tư nông nghiệp cũng cao hơn. Nhìn chung, mô hình lúa lai được khuyến cáo áp dụng rộng rãi bởi vì thu nhập và lợi nhuận từ mô hình vẫn cao hơn so với giống truyền thống khoảng 15% và 8% tương ứng. Chengappa. P.G, Aldas. J và Srinivasa Gowda.M.V (2003) đã nghiên cứu về lợi ích của mô hình canh tác các giống lúa lai tại Karnataka. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá lợi ích của các giống lúa lai và xác định các yếu tố ảnh hưởng năng suất cũng như sự chấp nhận áp dụng của nông dân tại Karnataka. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí sản xuất khi áp dụng các giống lúa lai cao hơn so với giống thường do có sự gia tăng chi phí giống, phân bón và lao động. Tuy nhiên, năng suất của các giống lúa lai cao (8,41 tấn/ha) so với giống thường (7,42 tấn/ha) dẫn đến chênh lệch về thu nhập khoảng 5%. Nghiên cứu này còn cho thấy có quan hệ chặt chẽ giữa năng suất lúa và các yếu tố chi phí như giống, phân bón, lao động; đồng thời, các tác giả cũng đã phát hiện các nguyên nhân dẫn đến quyết định áp dụng các giống lúa mới như: hỗ trợ của nhà nước về giá giống, khuyến nông, tính kháng sâu bệnh, rầy tốt, tính thích nghi và năng suất cao. Nguyễn Kim Chung (2004) đã chỉ ra rằng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa tác động làm phân biệt hiệu quả sản xuất giữa hộ có áp dụng mô hình và không áp dụng. Khi nông hộ sử dụng giống đạt năng suất cao sẽ giúp họ tăng lợi nhuận từ 1.100.000 – 1.600.000 đồng/ha; và nếu như nông hộ ứng dụng phương pháp sạ hàng thì chi phí giống chỉ còn ở mức 73% so với các mô hình khác và thuốc bảo vệ thực vật chỉ còn 35-60% kết quả được thực hiện tại Long Điền B, vụ lúa Đông Xuân. Huỳnh Thanh Chí (2004) đã phân tích hiệu quả sản xuất của các mô hình tại xã Viên An, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng cũng cho thấy kết quả tương tự, đó là lợi nhuận của những hộ có áp dụng mô hình kỹ thuật tiến bộ tăng từ 20-30%. Nguyễn Văn Luật (2001), Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL, kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy rằng phương pháp sạ hàng được triển khai với qui mô 10 ngàn ha tại ĐBSCL đã giúp nông dân không những tiết kiệm bình quân ít nhất 100-150kg giống/ha, mà còn tạo điều kiện tốt cho các loại cá tự nhiên trên ruộng phát triển, giảm thiệt hại do dịch bệnh và năng suất tăng khoảng 20%. CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA 3.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ÐBSCL chẳng những làm tròn nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực quốc gia mà còn hướng mạnh vào thị trường xuất khẩu với những sản phẩm chủ lực như lúa, cá, tôm sú... Ðiều đó cho thấy nền kinh tế ÐBSCL đã chuyển động đúng hướng và tăng trưởng nhanh. Cơ cấu kinh tế vùng đã chuyển dịch theo hướng tích cực trong những năm qua. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp từ 61,8% năm 1995 giảm còn 51,38% năm 2000 và 45,9% vào năm 2005; khu vực 2: công nghiệp và xây dựng từ 11,7% năm 1995 tăng lên 19,5% vào năm 2000 và 23% vào năm 2005; khu vực 3: dịch vụ từ 21,3% vào năm 1995 tăng lên 29% vào năm 2000 và lên 31% vào năm 2005. ÐBSCL chuyển từ kinh tế thuần nông sang nền kinh tế đa dạng, nông nghiệp chất lượng cao và đang hướng tới nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Rõ nhất là trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Nếu như trước đây, các tỉnh trong vùng thiên về phát triển lúa trên diện rộng, chạy theo số lượng thì đến năm 2005, diện tích trồng lúa toàn vùng giảm gần 300 nghìn ha nhưng sản lượng lúa vẫn tiếp tục tăng 14,3%, đạt 18,287 triệu tấn, giá trị kinh tế đạt 20,2 triệu đồng/ha/năm (2000), tăng lên 28 triệu đồng (2005). Cùng với sự phát triển nông nghiệp, tại ĐBSCL các ngành nghề có liên quan như công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, tiểu thủ công nghiệp - ngành nghề nông thôn, thương mại dịch vụ nông nghiệp thời gian qua đã không ngừng khởi sắc, tạo nên diện mạo kinh tế năng động của vùng. TP. Cần Thơ và Sóc Trăng là hai địa phương thuộc ĐBSCL có điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Dân số của hai địa phương này chiếm 13,93% dân số của vùng, trong đó, riêng TP.Cần Thơ là 1,12 triệu người và Sóc Trăng là 1,26 triệu người. Diện tích tự nhiên của hai địa phương chiếm 11,6% diện tích của vùng; trong đó, TP. Cần Thơ có 1.390 km2 và Sóc Trăng có 3.223 km2 (xem tại www.gso.gov.vn). Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2005 của hai địa phương đạt 15,7% (TP.Cần Thơ) và 15% (Sóc Trăng), cơ cấu kinh tế chuyển dần từ khu vực 1 sang khu vực 2 và 3 phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng theo Nghị quyết 21 của Bộ chính trị về việc phát triển kinh tế - xã hội theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, TP.Cần Thơ được xem là một trong những địa phương trọng điểm của vùng có tốc độ phát triển công nghiệp cao 17,3% /năm so với mức bình quân 15,4% của vùng và 15,9% của Sóc Trăng (Niên giám thống kê 2004, tr.276).  Hình 3-1 Cơ cấu kinh tế của vùng, TP.Cần Thơ và Sóc Trăng, 2004 Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê, 2004 Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng trong giai đoạn đến năm 2010 xác định: Đồng bằng sông cửu long vẫn là vùng sản xuất, cung cấp lương thực cho cả nước và xuất khẩu; trong đó, lúa vẫn được xem là chủ yếu. Trên cơ sở, các địa phương đã tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng bằng cách bố trí cơ cấu mùa vụ từng vùng một cách hợp lý, thay đổi các giống lúa cũ, thoái hóa bằng những giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại 2 địa bàn- Cần Thơ và Sóc Trăng.doc
Tài liệu liên quan