MỤC LỤC
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 1.1.KHÁI NIỆM VỀ LAO ĐỘNG VÀ THU NHẬP 3
1.1.1 Lao động: 3
1.1.1.1Khái Niệm: 3
1.1.1.2 Đặc điểm của nguồn lao động nông nghiệp 3
1.1.2 Việc làm 4
1.1.3.Thu nhập 6
1.2.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 6
1.3.XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG NGUỒN LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP 8
1.4. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 9
1.5. THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA DÂN CƯ NÔNG THÔN NƯỚC TA NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 12
1.6. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬPCỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ HƯƠNG CHỮ, HUYỆN HƯƠNG TRÀ , TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 12
2.1.ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 13
2.1.1. Vị trí địa lý _Địa hình 13
2.1.2. Điều kiện khí hậu thủy văn 14
2.2 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ-VĂN HÓA-XÃ HỘI 14
2.2.1 Tình hình đất đai 14
2.2.2Tình hình dân số và lao động của xã 15
2.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng 16
CHƯƠNG III : THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN XÃ HƯƠNG CHỮ 17
3.2 THỰC TRẠNG CHUNG VỀ TÌNH LAO ĐỘNG CỦA XÃ HƯƠNG CHỮ 17
3.2.2 Thời gian làm việc bình quân một lao động 18
3.2.3Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động nông thôn 20
3.2.3.1Ảnh hưởng của cơ cấu ngành nghề 20
3.2.3.2 Ảnh hưởng của diện tích đất nông nghiệp đến thời gian làm việc của lao động 22
3.2.3.3 Ảnh hưởng của vốn đầu tư đến thời gian làm việc của lao động 23
3.2.3.4 Ảnh hưởng của độ tuổi đến thời gian làm việc của lao động 24
3.3.-THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG 25
3.3.1.Cơ cấu thu nhập của lao động xã Hương Chữ: 25
3.3.2.Phân tổ thu nhập của lao động xã Hương Chữ: 26
3.3.3. Các nhân tố ảnh hưỏng đến việc làm và thu nhập của lao động xã Hương Chữ 27
3.3.3.1.Ảnh hưởng của cơ cấu nghành nghề đến thu nhập của lao động xã 27
3.3.2. Ảnh hưởng của diện tích đất nông nghiệp đến thu nhập của lao động xã Hương Chữ 29
3.3.3.3.Ảnh hưởng của mức vốn đầu tư đến thu nhập của lao động xã 30
3.4- MỘT SỐ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VỀ TÂM TƯ, NGUYỆN VỌNG LAO ĐỘNG XÃ HƯƠNG CHỬ 32
3.5- KHẢ NĂNG TỰ TẠO VIỆC LÀM VÀ TĂNG THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG XÃ HƯƠNG CHỬ 34
3.5.1- Nhu cầu việc làm tăng thu nhập của người lao động. 34
3.5.2- Nhu cầu học nghề theo độ tuổi 35
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35
I .KẾT LUẬN 35
II.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 36
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4202 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng việc làm và thu nhập người dân xã Hương Chữ huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g năm (%).
Nlv : số ngày lao động bình quân của một lao động trong năm ( ngày).
Tng : số ngày làm việc có thể huy động trong năm của một lao động nông thôn (ngày).
Quỹ thời gian làm việc của lao động nông thôn trong năm là số ngày trung bình một lao động có thể dùng để sản xuất kinh doanh hoặc ngành nghề dịch vụ trong năm.
1.6.2-Các chỉ tiêu bình quân:
Tổng số ngày công+ Công bình quân 1 lao động/năm =
Tổng số lao động
Tổng diện tích canh tác
+Diện tích canh tác bình quân =
Tổng số lao động
Tổng thu nhập
+ Thu nhập bình quân =
Tổng số lao động
Tổng vốn đầu tư
+ Mức vốn đầu tư bình quân =
Tổng số lao động
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ HƯƠNG CHỮ, HUYỆN HƯƠNG TRÀ , TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.
2.1 -ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.
2.1.1- Vị trí địa lý _Địa hình.
Hương Chữ là một xã đồng bằng và bán sơn địa, thuộc huyện Hương Trà có Quốc lộ 1 A và đường Tây Nam Huế đi qua. Cách trung tâm huyện 6 km về phía Nam và thành phố Huế 10 km về Phía Bắc. Xã nằm trên nút đường giao thông quan trọng : Quốc lộ 1A và đường Tây Nam thành phố Huế có tuyến đường tỉnh lộ 12B.
Phía Đông tiếp giáp với xã Hương An và xã Hương Sơ (Thành phố Huế).
Phía Tây giáp xã Hương Xuân.
Phía Nam giáp xã Hương Hồ và xã Hương An.
Phía Bắc giáp xã Hương Xuân, Hương Toàn huyện Hương Trà.
Địa hình của xã thuộc vùng đồi núi và đồng bằng. Vùng đồi núi khá cao và đồng bằng bằng phẳng trải rộng từ chân núi về tiếp giáp với các xã Hương Toàn và Hương Xuân hình thành hai vùng sản xuất lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu rõ rệt.
2.1.2- Điều kiện khí hậu thủy văn.
Khí hậu xã Hương Chữ mang đặc điểm nền khí hậu Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đó là tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm phân hóa mạnh mẽ, diễn biến thất thường, chịu ảnh hưởng hỗn hợp giữa khí hậu biển và khí hậu lục địa là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa hai vùng khí hậu Bắc và Nam. Do vị trí địa lý, đặc điểm địa hình nên khí hậu ở đây có hai mùa rõ rệt, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa hè chịu ảnh hưởng gió Tây Nam khô nóng, lượng mưa phân bố không đều nên thường xảy ra hạn hán lũ lụt gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất.
2.2- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ-VĂN HÓA-XÃ HỘI.
2.2.1- Tình hình đất đai.
Đối với sản xuất nông nghiệp thì đất đai là một yếu tố rất quan trọng, nó quyết định đến mọi kế hoạch sản xuất của người nông dân. Quản lý vấn đề sử dụng đất đai là yếu tố góp phần tăng hiệu quả sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp loại đất và độ phì của đất quyết định năng suất cây trồng.
Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên: 1432,00 ha, trong đó đất nông nghiệp: 612,30 ha, đất phi nghiệp: 526,05 ha (bao gồm đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng,đất ở) đất chưa sử dụng: 293,89 ha.
Để thấy tình hình sử dụng đất đai của xã chúng tôi đã thu thập được số liệu ở bảng sau:
BẢNG 3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ HƯƠNG CHỮ.
Đvt (1000 ha)
Loại đất
Diện tích (nghìn ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích
1432,00
100
I. Đất nông nghiệp
1. Chia theo NĐ 64
2. Đất 5%
3. Vườn tạp
4. Bàu sen
5. Mộ
6. Đất không chia
II. Đất lâm nghiệp
III. Đất chuyên dùng
IV. Đất ở.
V. Đất chưa sử dụng ( đồi núi)
612,30
428,62
31,98
113,12
5,57
10,2
22,81
300,85
196,31
28,89
293,65
42,8
29,93
2,23
7,92
0,39
0,713
1,59
21,01
13,71
0,20
20,71
Nguồn số liệu UBND xã Hương Chữ
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Hương Chữ là 1432 ha, chiếm 2,75 % tổng diện tích của huyện Hương Trà.
Cơ cấu đất đang sử dụng là 1138,35 ha chiếm 79,29 % tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Trong đó diện tích sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là 612,30 ha chiếm tỷ lệ 42,8 % trên tổng diện tích tự nhiên. Diện tích sản xuất lâm nghiệp là 300,85 ha chiếm khoảng 21,01 %, đất chuyên dùng là 196, 31 ha chiếm 13,71 %, đất ở là 28,89 ha chiếm 0,20 %.
Ngoài ra xã còn có 293,65 ha đất chưa sử dụng, chiếm 20,71% chủ yếu là diện tích đồi núi. Đây cũng là một diện tích khá lớn , nếu được quy hoạch đưa vào sản xuất thì sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất cao. Vì vậy trong những năm tới xã cần có những kế hoạch quy hoạch đưa diện tích này vào sử dụng để bị không lãng phí, đặc biệt là chú trọng trồng rừng, phát triển mô hình trang trại VACR ( vườn - ao - chuồng - rừng).
2.2.2- Tình hình dân số và lao động của xã.
Lao động là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nó lại là yếu tố không thể thiếu. Nhờ có sưc lao động của mình, con người đã tác động vào điều kiện tự nhiên tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống con người.
Dân số đóng vai trò quan trọng đối với phát triển của xã hội, bất cứ quốc gia nào, địa phương nào khi hoạch định các chính sách chiến lược phát triển đều phải tính đến yếu tố nguồn lao động của dân số. Nếu dân số tăng quá nhanh, vượt quá mức kiểm soát của các cơ quan chức năng, nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế cũng như xã hội, gây ra một số áp lực cho sự phát triển như là: Tệ nạn xã hội, thất nghiệp, thiếu nhà ở, thiếu diện tích canh tác…
Dân số, lao động và sự phát triển kinh tế xã hội là ba yếu tố đi cùng với nhau, gắn bó mật thiết với nhau, nếu đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố này sẽ ổn định được nền kinh tế và xã hội.
Tổng dân số toàn xã theo số liệu năm 2009 là : 9352, trong đó Nữ: 4706, Nam: 5276.
Ta sẽ thấy rõ tình hình dân số và lao động của xã trong 2 bảng sau:
BẢNG 4: TÌNH HÌNH DÂN SỐ XÃ HƯƠNG CHỮ.
Chỉ tiêu
Số hộ
Số khẩu
Tổng
2139
9352
Trong đó
Thôn C1
Thôn C2
Thôn C3
Thôn C4
Thôn C5
Thôn C6
Thôn Phú ổ
Thôn An Đô
190
194
261
186
201
231
543
333
909
944
1189
779
901
913
2290
1427
Bình quân khẩu/hộ
4,37
Nguồn: Số liệu UBND Xã.
BẢNG 5: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Sô lượng
Tổng số hộ điều tra
Hộ
50
Số nhân khẩu
Khẩu
252
Số lao động
Lao động
130
Bình quân khẩu/hộ
Khấu/hộ
5.04
Bình quân lao động/ hộ
Lao động/hộ
3
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009.
Xã Hương Chữ có mức bình quân khẩu trên hộ là 5,04 khẩu/ hộ, bình quân lao động trên hộ vào khoảng 3, đây là một trong những điều kiện thuận lợi phát triển kinh tê - xã hội. Dân số đông cũng là một điều kiện thuận lợi về mặt thị trường cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ, phân phối hàng hóa, kích thích quá trình sản xuất. Tuy nhiên với mức dân số và lao động đó cũng đặt ra cho chính quyền địa phương một vấn đề đó là giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này, và cũng tạo áp lực rất lớn lên quá trình phát triển kinh tế của xã.
2.2.3- Tình hình cơ sở hạ tầng.
Về cơ sở hạ tầng: Xã Hương Chữ có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, ngoài giáp ranh với những con đường quốc lộ chính thì mạng giao thông liên xã, liên thôn và ngay cả hệ thống ngõ xóm cũng dược bê tông hóa. Ngoài ra do tranh thủ được những nguồn vốn của huyện tỉnh, xã đã xây dựng đựợc hệ thống cầu cống kiên cố, hàng chục công trình lớn nhỏ như trường học, nhà trẻ, nhà mẫu giáo….Bên cạnh đó phối hợp với công ty Thủy Lợi cung cấp nước tưới cho toàn bộ diện tích canh tác trong xã. Ngoài ra còn có Đập Đón và trạm Biền Khâm do HTX Phú An quản lý. Vị trí địa lý này đã làm cho xã thường xuyên chịu tác động của các cuộc hạn hán và lũ lụt, xã cũng đã có những phương án khắc phục triệt để để đảm bảo sản xuất cho bà con nông dân.
Tóm lại xã Hương Chữ có những thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi:
- Xã Hương Chữ nằm có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục đường chính của cả nước, vành đai của thành phố nên có điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường, giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa tiếp thu khoa học kỹ thuật.
- Đất đai khá đa dạng màu mỡ, có cả đất nông nghiệp đất lâm nghiệp thuận lợi cho việc trồng nhiều loại cây khác nhau có giá trị kinh tế cao.
- Bộ máy chính quyền đang từng bước được hoàn thiện đảm bảo cho sự phát triển sắp tới của xã.
Khó khăn:
- Thời tiết diễn biến thất thường. Mùa hè thì khô nóng mùa mưa bão lụt ngập úng ảnh hưởng không nhỏ cho công tác sản xuất nông nghiệp cũng như ảnh hưởng cho việc phát triển kinh tế của xã.
- Địa hình bán sơn địa, đồng bằng nằm ngay dưới chân núi mùa mưa nước tràn xuống gây xói mòn và lỡ mạnh, bào mòn đi độ phì nhiêu của đất. Về mùa khô thì lại gây ra hiện tượng thiếu nước cho sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân trong xã.
- Diện tích canh tác lâm nghiệp tuy đã được chính sách hóa khoán hộ trồng rừng về cơ bản chính sách khoán còn chưa thỏa đáng dẫn đến tình trạng đồi trọc, đất bạc màu còn chưa được sử dụng chiếm một diện tích khá lớn. Đây là một sự lãng phí lớn.
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, các cơ chế điều hành quản lý, chính sách còn nhiều bất cập lớn chưa được giải quyết nên vẫn gây cản trở một phần cho sự phát triển kinh tế xã hội của xã.
Nói chung xã Hương Chữ có đầy đủ những thuận lợi và khó khăn giống như địa bàn khác trong tỉnh cho việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông lâm ngư nghiệp nói riêng. Trong thời gian tới xã cần có những biện pháp tích cực, hợp lý nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và thuận lợi do vị trí địa lý mang lại.
CHƯƠNG III : THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN XÃ HƯƠNG CHỮ.
3.2- THỰC TRẠNG CHUNG VỀ TÌNH LAO ĐỘNG CỦA XÃ HƯƠNG CHỮ.
Đối với nông dân thì việc làm là một nhu cầu thiết yếu, giải quyết được việc làm cho người lao động nông thôn là một trong những vấn đề luôn được các cấp chính quyền quan tâm, bởi vậy giải quyết tốt vấn đề này mới thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn.
Trong suốt qua trình nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu những lao động tạo ra thu nhập bao gồm:
- Các hoạt động bên trong một nông hộ như: Chăn nuôi, làm vườn ngành nghề dịch vụ tại nhà.
- Các hoạt động bên ngoài nông hộ: Làm đồng, làm rừng, ngành nghề dịch vụ, làm mộc, làm thuê,…….
3.2.1- Cơ cấu việc làm.
Trong quá trình nghiên cứu để thấy được tình hình việc làm và thu nhập của lao động nông thôn của xã, chúng tôi đã tiến hành nghiên cưu trên 48 hộ gia đình gồm 130 lao động.
BẢNG 6: PHÂN BỐ NGÀNH NGHỀ MẪU ĐIỀU TRA.
Đvt (người)
Ngành nghề
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Thuần nông
Nông kiêm ngành nghề
Ngành nghề - Dịch vụ
Tổng
55
49
26
130
42,31
37,69
20
100
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009.
Là một xã mà diện tích chủ yếu là đồng bằng, tuy nhiên diện tích đất trên đầu người thấp, diện tích đất đồi núi chưa đưa vào sử dụng còn khá nhiều. Mặt khác lao động nông thôn trong nguồn thu nhập chính vẫn là từ nông nghiệp, thêm vào đó trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuât của lao động của xã còn kém nên hiệu quả của quá trình sản xuất chưa cao chưa tương xứng với tiềm năng về tự nhiên cũng như xã hội của xã. Điều này thể hiện ở chỗ là năng suất vẫn còn thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của lao đông nông thôn trong xã.
Qua bảng ta thấy số lượng lao động thuần nông vẫn chiếm đa số với tỷ lệ 42,31% , lĩnh vực nông kiêm chiếm 37,69% còn ngành nghề dịch vụ chỉ chiếm 20%. Từ đó ta có thể thấy lao động của xã chủ yếu tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp. Như ta đã nói ở trên thì lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực mang lại lợi ích kinh tế chưa cao mà lao động chủ yếu vẫn là lao động nông nghiệp do vậy đời sống của hầu hết lao động của xã còn gặp nhiều khó khăn.
Lĩnh vực ngành nghề - dịch vụ là ngành mạng lại lợi ích kinh tế cao nhưng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực này vẫn chiếm tỷ lệ thấp chỉ 20% trong tổng số lao động. Hơn thế nữa ngành nghề dịch vụ vẫn chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ chưa mang tính quy mô vì vậy vẫn chưa mang lại hiệu quả cao.
3.2.2- Thời gian làm việc bình quân một lao động.
Để đánh khả năng tao ra việc làm của người dân, chúng ta cần phân tích thời gian làm việc của lao đông nông thôn. Vì do đặc tính mùa vụ của nông nghiệp và nông thôn nên thời gian làm việc của lao động nông thôn phụ thuộc rất nhiều đặc điểm điều kiện tự nhiên của vùng và cơ cấu ngành nghề.
Để thấy được thời gian làm việc của một lao động nông thôn chúng tôi đã tiến hành phân tổ thời gian làm việc bình quân của lao động trong xã như sau:
BẢNG 7: PHÂN NHÓM THỜI GIAN LAO ĐỘNG CỦA XÃ.
Đvt (công)
Khoảng cách tổ (công/người/năm)
Số lượng (người)
Tỷ lệ
(%)
Bình quân ngày/ người/ năm
Tỷ suất sử dụng thời gian lao động(%)
<100
100 – 200
200 – 300
>300
Tổng / Bình quân chung
16
50
57
7
130
12,3
38,6
43,8
5,3
100
94
158,2
249,9
336,2
200,1
33,6
56,5
89,2
119,9
71,4
Nguồn số liệu điều tra năm 2009.
Bình quân một lao động của xã Hương Chữ sử dụng 200,1 ngày/ năm để làm việc, tỷ suất sử dụng thời gian làm việc là 71,4% . Phần lớn tập trung vào tổ 3 với số lượng là 57 người chiếm tỷ lệ 43,8% . Ở tổ này bình quân một năm một lao động trung bình sử dụng 249,9 ngày để làm việc với tỷ suất sử dụng thời gian lao động là 89,2% đây là một tỷ suất khá cao. Tuy số lượng không lớn hơn tổ 3 nhưng so với tổng thể thì tổ 2 cũng chiếm tỷ lệ khá lớn 38,6 % , ở tổ này một năm một lao động bình quân chỉ sử dụng 158,2 ngày trong năm để làm việc, với tỷ suất sử dụng thời gian lao động là 56,5 %, đây là tỷ lệ thấp.
Chiếm số lượng nhỏ trong tổng thể nhưng những lao động trong tổ 4 đã huy động tới 336,2 ngày trong một năm để làm việc với tỷ suất sử dụng thời gian lao động lên đến 119,9 %, đây là một tỷ lệ rất cao, thể hiện được nhu cầu làm việc rất cao của lao động trong xã.
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số lượng lao động (16 người) chỉ huy động dưới 100 ngày công một năm để làm việc, thời gian còn lại là thời gian nhàn rỗi của họ, đây là sự lãng phí thời gian làm việc không đáng có của bộ phận lao động này. Mặt khác nó còn phản ánh được nhu cầu việc làm của lao động xã Hương Chữ.
Một đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp là tính thời vụ, vì vậy việc làm của lao động nông thôn cũng phụ thuộc lớn vào tính thời vụ của nông nghiệp. Để thấy được tình hình phân bố thời gian làm việc của lao động xã theo tính thời vụ nông nghiệp của xã chúng tôi đã phân tổ thời gian lao động của lao động xã theo tháng trong bảng sau :
BẢNG 8 : TỶ SUẤT SỬ DỤNG THỜI GIAN LAO ĐỘNG QUA CÁC THÁNG TRONG NĂM.
ĐVT: (%).
Tháng
Tháng
Bình quân
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
TSSD LĐ%
77,1
73
68,5
79,1
78,4
78,8
73,3
67,2
72,1
60,4
61
72,2
71,4
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009.
Tỷ suất làm sử dụng lao động bình quân một tháng trong năm là 71,4%. Trong đó thấp nhất là vào các tháng 10, 11 chỉ 60,4% ở tháng 10, 61% ở tháng 11, các tháng này có tỷ suất sử dụng thời gian lao động thấp là vì đây là các tháng nhằm vào giai đoạn mưa lũ thường xuyên nên chỉ có các hoạt động ngành nghề dịch vụ và các hoạt động nông nghiệp tại nông hộ như chăn nuôi lợn, gà, trâu bò vẫn hoạt động, còn các hoạt động sản xuất chính là đồng áng thì đây không phải là mùa vụ chính. Chính vì vậy chỉ tiêu tỷ suất sử dụng lao động của một lao động trong một tháng trong các tháng này thấp.
Các tháng có tỷ suất sử dụng thời gian lao động khá cao thường rơi vào các tháng của vụ sản xuất chính đó là các tháng 1 (77,1%), tháng 4 ( 79,1%), tháng 5 (78,4%), tháng 6 (78,8%). Thời gian lao động chủ yếu tập trung vào giai đoạn chính là làm đất và thu hoạch còn gian đoạn chăm sóc thì cần ít công lao động hơn.
Về tổng quan có thể nói tỷ suất sử dụng thời gian lao động của người dân trong xã Hương Chữ vẫn còn rất thấp 71,4 (%) . Thời gian còn lại là thời gian mà họ không có việc làm vì vậy họ dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc rượu chè gây mất an ninh trật tự xã hội. Thực trạng này đặt ra cho các cấp chính quyền địa phương một vấn đề cần giải quyết đó là giả quyết việc làm người lao động vào mùa mưa.
3.2.3- Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động nông thôn.
3.2.3.1- Ảnh hưởng của cơ cấu ngành nghề.
Việc làm của lao động nông thôn chịu tác động của rất nhiều yếu tố nhưng yếu tố cơ sở cho các định hướng về việc làm đó là cơ cấu ngành nghề của vùng nông thôn đó.
Ở mỗi lĩnh vực mỗi ngành nghề khác nhau thì số ngày công huy động trong năm sẽ có sự khác biệt rõ rệt. Để thấy được sự khác biệt này chúng tôi xin đưa ra các số liệu qua bảng sau :
BẢNG 9 : ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ NGÀNH NGHỀ ĐẾN THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG.
ĐVT: (Công).
Ngành nghề
Khoảng cách tổ
(công)
Lao động
Công bình quân 1 lao động
(công)
Tỷ suất sử dụng thời gian lao động(%)
Số lựợng (người)
%
Thuần nông
<100
100 – 200
200 – 300
>300
Tổng/Bình quân chung
8
29
17
1
55
14,6
52,7
30,9
1,8
100
93,0
159,7
266,7
306
185,7
33,2
56,9
95,2
109,2
66,3
Nông kiêm
<100
100 – 200
200 – 300
>300
Tổng/Bình quân chung
8
7
30
4
49
16,3
14,3
61,3
8,1
100
95,0
155,1
247,4
336,5
216,6
33,9
55,3
88,3
120,0
77,3
Ngành nghề - Dịch vụ
<100
100 – 200
200 – 300
>300
Tổng/Bình quân chung
0
14
10
2
26
0
53,8
38,5
7,7
100
0
156,5
229,1
350,5
199,3
0
55,9
81,8
125,1
71,1
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009.
Qua bảng số liệu trên ta thấy nhóm thuần nông có số ngày làm việc tạo ra thu nhập trong năm còn thấp 185,3 ngày/người/ năm, với số ngày công huy động như thế này thì họ chỉ mới sử dụng 66,3 % quỹ thời gian lao động của họ, đây là một bất cập lớn. Điều này được giải thích là do đặc điểm của lĩnh vực nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tực nhiên thời tiết và khí hậu. Đối với xã Hương Chữ, hằng năm phải chịu các đợt lũ lụt nên hầu hết lao động thuần nông của xã hầu như không có công ăn việc làm vào thời gian này. Thêm vào đó việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản suất cũng tác động không nhỏ đến số ngày lao động của lao động thuần nông. Nhờ áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, tỷ lệ cơ giới hóa ngày càng cao, những công việc làm nông dần được thay thế bởi các loại máy móc như : máy cày, máy gặt… .Mặc dù thời gian nhàn rỗi của họ là rất lớn nhưng họ vẫn thíêu một số công đoạn trong qua trình sản xuất để đảm bảo kịp thời vụ trong sản xuất nông nghiệp.
Nhóm nông kiêm là lực lượng lao động có số ngày bình quân huy động làm việc trong năm cao nhất là 216,6 ngày /người/ năm , sử dụng tới77,3 % quỹ thời gian làm việc mà họ có thể huy động trong một năm. Số lao động hoạt động trong lĩnh vực này thì nghề chính của họ vẫn là sản xuất nông nghiệp, khác với lao động nông nghiệp là thời gian không phải mùa vụ họ sẽ làm thêm các công việc như: Thợ nề, mộc, bốc vác thuê, thợ sơn… Lao động trong nhóm này thường phải đảm nhiệm công việc đồng áng vừa đi làm thêm kiếm thêm thu nhập nên số ngày công lao động trong năm của họ sẽ lớn hơn các nhóm khác.
Đối với nhóm lao động ngành nghề dịch thì thời gian làm việc bình quân của họ trong một năm là 199,3 ngày/người / năm, với tỷ suất 71,1% đây là một tỷ suất còn chưa cao. Đa số là các chị em phụ nữ buôn bán bên lề các trục đường lớn, với các dịch vụ như: giải khát, quán ăn, nghề may mặc. Nam giới thì làm các công việc như: sữa chữa xe đạp, xe máy, điện tử….. do vậy công việc của họ khá ổn định.
Trong nhóm lĩnh vực thuần nông nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm có số công lao đông trong năm từ 100 - 200, chiếm tỷ lệ tới 52,7% tổng số lao động trong nhóm thuần nông, bình quân một lao động trong nhóm này sử dụng 159,7 ngày/năm để làm việc, với tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc là 56,9%. Nhóm có số ngày làm việc trong khoảng từ 200 - 300 chiếm 30,9% vởi tỷ suất sử dụng thời gian làm việc của họ là 95,2%, nhóm sử dụng trên 300 ngày chỉ chiếm 1,8% nhưng có tỷ suất sử dụng thời gian làm việc lên đến 120 %.
Qua bảng số liệu ta thấy nhu cầu việc làm ở nhóm lao động thuần nông là cao nhất, họ chưa sử dụng hết quỹ thời gian lao động của mình, thời gian không có việc làm thường kéo dài, trong giai đoạn này hầu như họ không có thu nhâp. Đối với nhóm lao động hoạt động trong lĩnh vực nông kiêm và ngành nghề, dịch vụ cũng tương đối ổn định. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là giải quyết cho lao động thuần nông trong giai đoạn ngoài vụ mùa chính. Ngoài ra còn phải tổ chức đào tạo nghề cho các lao động thuộc nhóm nông kiêm và thuần nông để họ có thể có được một công việc ổn định, giảm dần tỷ lệ lao động thuần nông.
3.2.3.2- Ảnh hưởng của diện tích đất nông nghiệp đến thời gian làm việc của lao động.
Như ta đã nói ở phần đầu, trong sản xuất nông nghiệp thì đất là một trong những yếu tố căn bản quyết định năng suất. Diện tích canh tác cũng ảnh hưởng đến thời gian làm việc của lao đông. Để thấy được vấn đề này chung tôi đã phân tích và đưa ra được bảng số liệu như sau:
BẢNG 10: ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ DIỆN TÍCH CANH TÁC ĐẾN THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG.
Đvt (công)
Ngành nghề
Khoảng cách tổ
(sào)
Lao động
Diện tích canh tác bình quân
(sào)
Công bình quân 1 lao động
(công)
Tỷ suất sử dụng thời gian lao động(%)
Số lựợng (người)
Tỷ lệ(%)
Thuần nông
<3
3 – 5
5 – 7
>7
Tổng/Bình quân chung
3
15
27
10
55
5,5
27,3
49,1
18,1
100
2,4
3,8
6,04
8,5
5,67
87,6
120,3
195,7
286,6
185,7
31,3
42,9
69,8
102,3
66,3
Nông kiêm
<3
3 – 5
5 – 7
>7
Tổng/Bình quân chung
4
13
24
8
49
8,2
26,5
48,9
16,4
100
2,45
3,2
6,1
7,5
5,26
94
148,6
235,1
304,5
216,6
33,6
53,1
83,9
108,7
77,3
Ngành nghề - Dịch vụ
<3
3 – 5
5 – 7
>7
Tổng/Bình quân chung
5
16
5
0
26
19,2
61,6
19,2
0
100
2,4
3
5,25
0
3,3
219,2
166,1
285,8
0
199,3
78,2
59,3
102
0
71,1
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009.
Qua bảng số liệu ta thấy diện tích canh tác tăng lên thì số ngày công huy động trong năm cũng tăng theo. Nhìn tổng quan ta thấy yếu tố diện tích canh tác ảnh hưởng rõ nét ở khu vực lao động thuần nông, còn đối với nhóm ngành nghề dịch vụ thì ít chịu ảnh hưởng. Cụ thể ở nhóm lao động thuần nông khi diện tích canh tác tăng lên từ 2,4 sào thì số công huy động trong năm chi là 87,6 công / năm, tỷ suất 31,3%, nhưng khi diện tích tăng lên 3,8 sào thì số ngày công đã tăng lên 120,3 công/ năm, tỷ suất 42,9% và tăng dần theo sự tăng lên của diện tích canh tác. Khi diện tích canh tác tăng lên đến 8,5 thì số công huy động trong năm lên đến 286,6 công/năm với tỷ suất rất cao 102,3%.
Đối với nhóm nông kiêm thì số công lao động trong năm cũng chịu ít nhiều tác động từ yếu tố diện tích canh tác. Khi diện tích canh tác tăng từ 2,45 sào lên 7,5 sào thì số ngày công huy động trong năm cũng tăng lên từ 94 công/năm ( tỷ suất 33,6%) lên 304,5 công/ năm ( tỷ suất 108,7%).
Trái ngược hẳn với hai nhóm lao động trên nhóm lao động trong lĩnh vực ngành nghề dịch vụ yếu tố diện tích canh tác không ảnh hưởng nhiều đến số ngày công huy động trong năm của nhóm lao động này. Khi diện tích canh tác tăng lên từ 1,4 sào lên 3,9 sào thì số ngày công lại giảm xuống từ 219,2 công/năm còn 166,1 công/năm.
Khi so sánh ba nhóm ta thấy tuy diện tích canh tác của nhóm thuần nông tương đối lớn nhưng lại sử dụng ít ngày công làm việc còn diện tích canh tác của nhóm ngành nghề dịch vụ ít nhưng họ lại huy động số công lao động trong năm nhiều hơn so với nhóm thuần nông. Vì vậy cần có sự chuyển dịch lao động thuần nông sang nhóm lao động làm ngành nghề dịch vụ.
3.2.3.3- Ảnh hưởng của vốn đầu tư đến thời gian làm việc của lao động.
Đối với bất cứ nành nghề nào thì vốn là một yếu tố đầu vào không thể thiếu, chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến việc làm của một lao động. Trong sản xuất nông nghiệp, việc đầu tư vào sản xuất như thế nào quyết định số công mà họ phải bỏ ra để làm việc. Ảnh hưởng đó được thể hiện qua bảng sau:
BẢNG 11: ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐẦU TƯ ĐẾN THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG.
ĐVT:(Công).
Ngành nghề
Mức vốn đầu tư
(1000đ)
Lao động
Mức đầu tư bình quân
(1000đ)
Công bình quân 1 lao động
(công)
Tỷ suất sử dụng thời gian lao động(%)
Số lựợng (người)
Tỷ lệ(%)
Thuần nông
<2000
2000 – 6000
6000 – 10000
>10000
Tổng/Bình quân chung
8
11
30
6
55
14,5
20
54,4
10,1
100
1208,75
3593,63
7345,83
10742,17
6073,23
93,8
134,4
208,2
290,7
185,7
33,5
48,0
74,3
103,7
66,3
Nông kiêm
<2000
2000 – 6000
6000 – 10000
>10000
Tổng/Bình quân chung
12
15
20
2
49
24,5
30,6
40,8
4,1
100
1781,02
4986,16
8687,25
11898,20
5994,00
116,4
228,1
256,8
330,5
216,6
41,5
81,4
91,7
117,9
77,3
Ngành nghề - Dịch vụ
<2000
2000 – 6000
6000 – 10000
>10000
Tổng/Bình quân chung
0
5
8
13
26
0
19,2
30,8
50
100
0
3561,2
5134,2
7648,2
6088,7
0
267,2
180,2
185,0
199,3
0
95,4
64,3
66,0
71,1
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009.
Qua bảng số liệu ta thấy mức đầu càng cao thì thời gian lao động càng nhiều và ngược lại. Ta thấy nhóm thuần nông có mức đầu tư bình quân thấp nhất vào khoảng 6073,23 nghìn đồng, số công huy động làm việc trong năm cũng thấp nhất 185,7 công/người /năm, với tỷ suất 66,3 %. Với mức đầu tư 6,073,23 nghìn đồng cho ta thấy số vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hiện nay tăng rất cao, giá đầu vào của phân bón, giống, thuốc BVTV… đều tăng vọt, điều này làm cho người nông dân điêu đứng. Ta thấy lao động thuần nông chịu ảnh hưởng rõ nét của yếu tố đầu tư. Đầu tư tăng lên cũng làm số công lao động trong năm cũng tăng lên cụ thể khi đầu tư là 1208,75 nghìn đồng thì họ chỉ sử dụng 93,8 ngày làm trong năm với tỉ suất 33,5%, đầu tư tăng lên 3593,63 nghìn đồng số công tăng lên 134,4 ngày công/năm với tỷ suất 48 % , đến mức đầu tư 10742,17 nghìn đồng thì số công lao động trong năm của một lao động lên đến 290,7 ngày công/năm với tỷ suất 10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích thực trạng việc làm và thu nhập người dân của xã Hương Chữ, Hương Trà.doc