MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHẢO SÁT HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG LONG 3
1.1_Giới thiệu về công ty TNHH Hưng Long 3
1.2_ Khảo sát hệ thống quản lý nhân sự tại công ty TNHH Hưng Long 4
1.3_Xác định yêu cầu hệ thống 6
1.4_Lợi ích tin học hoá và đánh giá tính khả thi của hệ thống thông tin quản lý nhân sự mới của công ty TNHH Hưng Long 7
1.4.1_Lợi ích tin học hoá hệ thống thông tin quản lý nhân sự của công ty TNHH Hưng Long 7
1.4.2_Đánh giá tính khả thi hệ thống thông tin quản lý nhân sự mới của công ty TNHH Hưng Long 9
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG LONG. 10
2.1_Sơ đồ chức năng BFD (Business Function Diagram): 10
2.2_Sơ đồ luồng dữ liệu DFD (Data Flow Diagram) 11
2.3_Mô hình dữ liệu thực thể ERD (Entity Relationship Diagram) 15
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG LONG 18
3.1_Thiết kế cơ sở dữ liệu 23
3.2_Thiết kế giao diện vào ra 25
PHỤ LỤC: Một số đoạn mã trong chương trình 36
KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
47 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8968 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và thiết kế thống thông tin quản lý nhân sự tại công ty TNHH Hưng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối tháng = (Lương tính theo sản phẩm + thưởng) - lương tạm ứng
Lương tính theo sản phẩm = (Số lượng SP * Số mũi thêu*DGTCMT)/0.016
Trong đó:
DGTCMT: là đơn giá tiền công mũi thêu.
Số lượng SP: là số lượng sản phẩm mà công nhân làm được.
Số mũi thêu: là số mũi thêu được quy định trước của sản phẩm.
Thưởng: là số tiền mà công nhân nào đó được nhận cuối mỗi tháng sau 1 tháng làm việc dưới sự quan sát và chấm công của quản lý xưởng với thành tích lao động suất sắc hoặc có thể là số tiền thưởng các dịp lễ, tết, tổng kết quý.
Tạm ứng: là số tiền công nhân ứng trước trong tháng.
* Báo cáo lương hàng tháng bao gồm:
- Bảng lương tạm ứng: dùng để phát lương tạm ứng giữa tháng.
- Bảng lương cuối tháng: lương định kỳ trả cho công nhân cuối mỗi tháng.
Sau khi đã so sánh ghi chép về chấm công của công nhân với quản lý xưởng để tính toán lương thì số lương công nhân được nhận hàng tháng sẽ ghi trong sổ lương có dạng:
Lương tháng 5/2002:
STT
Họ Tên
Tạm ứng
Lương SP
Thưởng
Lương tháng
Ký nhận
…
…
…
…
…
…
…
1.3_Xác định yêu cầu hệ thống:
Hệ thống thông tin quản lý nhân sự của công ty TNHH Hưng Long không phải là lớn nhưng số lượng người quản lý không nhiều và phải kiêm nhiệm trong khi đó việc quản lý công nhân đang xử lý thủ công làm mất nhiều thời gian và quan trọng là có thể nhầm lẫn. Quản lý nhân sự tiền lương trong công ty TNHH Hưng Long chỉ là một bộ phận công việc trong những công việc mà ban giám đốc phải làm. Nhưng hệ thống thông tin quản lý nhân sự lại đóng vai trò quan trọng vì không ai khác chính là những người công nhân làm ra sản phẩm thu về lợi nhuân cho công ty. Qua hệ thống quản lý nhân sự ngoài quản lý lương bổng phải chính xác thì vấn đề theo dõi năng suất, tay nghề của công nhân là rất quan trọng vì qua đó ban giám đốc có thể chọn lựa dào tạo công nhân của mình về công nghệ thêu…
Nhận xét tình hình thực tế:
Chi tiết các công việc đã được nêu ra đã cho thấy rõ những thiếu xót trong quản lý nhân sự của công ty TNHH Hưng Long:
- Việc theo dõi chấm công từng ngày và tính lương hàng tháng trên sổ sách giấy tờ là không thể tránh khỏi những sai xót khi mà 1 tháng công nhân có thể làm nhiều mã sản phẩm với hàng nghìn mũi thêu khác nhau.
- Thống kê báo cáo là một nhiệm vụ quan trọng nhưng được thực hiện không hoàn chỉnh. Mà có báo cáo thì mỗi thành viên trong ban giám đốc (những thành viên trong gia đình) mới tiếp cận được đầy đủ thông tin.
Nhược điểm
Giải pháp
- Chi phí về thời gian cho việc tìm kiếm, lưu trữ thông tin lớn, xử lý chậm chạp, thiếu chính xác, dễ nhầm lẫn, thông tin không đồng bộ.
- Không đáp ứng kịp thời yêu cầu của ban giám đốc cho việc tìm thông tin nhanh.
- Khối lượng hồ sơ lớn, việc cập nhật, lưu trữ, bổ sung, tra cứu… tiêu tốn nhiều về vật chất và con người.
- Với sự phát triển bùng nổ của thông tin, vấn đề khai thác, xử lý thông tin… yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi chính xác, kịp thời, đầy đủ mà hệ thống thông tin hiện tại chưa đáp ứng được.
- Xây dựng một hệ thống thông tin quản lý nhân sự đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, phù hợp với sự phát triển của công ty.
- Giảm được các khâu xử lý thủ công, giảm số lượng cán bộ làm công tác quản lý nhân sự, tiết kiệm chi phí cả về vật chất lẫn con người song vẫn đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác.
- Chương trình được thiết kế sao cho tìm kiếm nhanh chóng, giao diện thân thiện với người sử sụng, truy cập nhanh, cung cấp các bảng biểu với dữ liệu chính xác, đầy đủ, xử lý kịp thời các yêu cầu phát sinh.
Yêu cầu về hệ thống quản lý nhân sự của công ty TNHH Hưng Long:
- Hệ thống mới được xây dựng gần gũi với hệ thống cũ tạo điều kiện chuyển đổi đễ dàng từ hệ thống quản lý thủ công sang hệ thống quản lý tin học hóa.
1.4_Lợi ích tin học hoá và đánh giá tính khả thi của hệ thống thông tin quản lý nhân sự mới của công ty TNHH Hưng Long:
1.4.1_Lợi ích tin học hoá hệ thống thông tin quản lý nhân sự của công ty TNHH Hưng Long:
- Dựa vào yêu cầu do công ty TNHH Hưng Long đưa ra, dựa vào thông tin thực tế đã cho thấy áp dụng tin học hóa trong quản lý nhân sự là cần thiết.
- Một khi hệ thống quản lý nhân sự của công ty TNHH Hưng Long từ sổ sách giấy tờ, thủ công được tin học hoá thì những yêu cầu trên của hệ thống sẽ được đáp ứng một cách dễ dàng nhanh chóng.
Mục đích chính của chương trình là giúp công tác quản lý tiết kiệm được thời gian, công sức, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
1.4.2_Đánh giá tính khả thi hệ thống thông tin quản lý nhân sự mới của công ty TNHH Hưng Long:
a. Tính khả thi về kinh tế
* Chi phí kinh tế:
- Phân tích và thiết kế hệ thống: 15 tr
- Thiết bị : 1 PC (8 tr) + 1 máy in (2 tr)
- Phần mềm: 15 tr
- Đào tạo: 2 tr
- Lắp đặt và bảo trì: miễn phí
* Lợi ích kinh tế
- Tiết kiệm lao động: chỉ cần 1 người để thực hiện quản lý hệ thống.
- Xử lý nhanh và hiệu quả hơn hệ thống hiện thời.
- Có lợi cho việc quản lý.
- Giảm sai sót tính toán.
- Dễ dàng đưa ra các thống kê, báo cáo.
b. Tính khả thi về kỹ thuật:
- Đối với công việc, hệ thống mới sẽ đáp ứng đầy đủ đòi hỏi về yêu cầu công việc hiện tại và tương lai.
- Do tính chất các công việc là xảy ra thường xuyên nên xây dựng chương trình phần mềm quản lý và cải thiện trang thiết bị tính toán là hợp lý và cần thiết.
- Hệ thống thực hiện hoàn chỉnh những công việc tính toán, tổng kết với độ chính xác cao và tốc độ xử lý hơn hẳn hệ thống thủ công.
- Chi phí về lưu trữ và xử lý dữ liệu nhỏ, gọn và dễ tìm kiếm hơn hệ thống quản lý nhân sự cũ của công ty TNHH Hưng Long.
c. Tính khả thi về tổ chức:
Hệ thống mới được xây dựng gân gũi với hệ thống cũ, các công việc gần như không thay đổi sẽ dễ dàng trong sử dụng.
chương II
phân tích hệ thống thông tin quản lý nhân sự Tại công ty tnhh hưng long.
2.1_Sơ đồ chức năng BFD (Business Function Diagram):
Giải thích các chức năng:
Thêm hồ sơ mới: Cập nhật thông tin khi có công nhân mới.
Xoá hồ sơ công nhân: Khi công nhân thôi việc thì xoá thông tin của công nhân đó.
Xem thông tin: Báo cáo thông tin cá nhân của từng công nhân.
Điều chỉnh hồ sơ: Điều chỉnh các thông tin của công nhân.
Nhập bảng CC( nhập bảng chấm công ): chấm công của công nhân từng ngày qua bảng theo dõi năng suất được cập nhật vào cuối mỗi tháng.
Điều chỉnh bảng CC: Điều chỉnh các số liệu đã nhập trong bảng chấm công.
Tạm ứng: hàng tháng công nhân có thể tạm ứng trước vào đàu hoặc giữa tháng.
Thưởng: cuối mỗi tháng ban giám đốc thưởng cho các công nhân có năng suất cao.
Tính lương: Dựa trên bảng chấm công, báo cáo tạm ứng từ đó tính lương cho từng công nhân cuối mỗi tháng.
Báo cáo tạm ứng: báo cáo về công nhân tạm ứng trước tiền lương.
Báo cáo chấm công: Báo cáo chi tiết về số sản phẩm làm được…
Báo cáo lương: Báo cáo chi tiết về lương của từng công nhân.
2.2_Sơ đồ luồng dữ liệu DFD (Data Flow Diagram)
Sơ đồ ngữ cảnh
Theo mô tả hoạt động quản lý nhân sự của Công ty TNHH Hưng Long như ở trên, chi tiết các luồng dữ liệu vào ra hệ thống được mô tả trong sơ đồ DFD phân rã các mức như sau:
DFD mức 0 - Quản lý nhân sự:
Sơ đồ DFD mức 1: Quản lý Hồ sơ công nhân
Sơ đồ DFD mức 1: Quản lý chấm công
Sơ đồ DFD mức 1: Quản lý lương
Sơ đồ DFD mức 1: Báo cáo quản lý
2.3_Mô hình dữ liệu thực thể ERD (Entity Relationship Diagram)
Qua việc phân tích sơ đồ dòng dữ liệu DFD, ta hiểu rõ các chức năng được thi hành như thế nào để tạo ra và lưu trữ dữ liệu. Qua đó ta có thông tin gốc ban đầu cần lưu trữ ( hay còn gọi là thực thể ) như sau:
Bảng hồ sơ công nhân: Lưu trữ thông tin về công nhân.
Bảng chấm công: Lưu thông tin chấm công của công nhân.
Bảng lương: Lưu thông tin tính lương của công nhân.
Bảng tạm ứng: Lưu thông tin tạm ứng hàng tháng của công nhân.
Bảng danh mục sản phẩm: Lưu thông tin về sản phẩm.
a. Thực thể 1: HoSoCN
Xác định các thuộc tính cho thực thể:
Mã công nhân (MaCN): Đây là thuộc tính khoá, nhờ thuộc tính này ta phân biệt được công nhân này với công nhân khác.
Họ và tên công nhân (HoTen): Mô tả họ và tên công nhân ứng với mã công nhân.
Giới tính (GioiTinh): Cho biết công nhân là nam hay nữ.
Ngày sinh (NgaySinh): Cho biết ngày sinh của công nhân.
Nơi sinh (NoiSinh): Cho biết nơi sinh của côngnhân.
Địa chỉ hiện tại (DiaChiHT): Mô tả địa chỉ hiện tại của công nhân.
Trình độ học vấn (TrinhDoHV): Cho biết trình đọ học vấn của công nhân.
Ngày vào làm việc (NgayVaoLV): Cho biết ngày công nhân vào công ty làm việc.
b. Thực thể 2: DanhMucSP
Xác định các thuộc tính cho thực thể:
Mã sản phẩm (MaSP): Đây là thuộc tính khoá, nhờ thuộc tính này ta phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác.
Tên sản phẩm (TenSP): Mô tả tên sản phẩm ứng với mã sản phẩm.
Số mũi thêu (SoMuiTheu): Cho biết số mũi để thêu được 1 sản phẩm của sản phẩm X với mã sản phẩm là Y nào đó.
Đơn vị tính (DVT): Cho biết đơn vị tính của sản phẩm.
Đơn giá tiền công mũi thêu (DGTCMT): Cho biết mỗi mũi thêu trị giá bao nhiêu cent.
c. Thực thể 3: CHAMCONG
Xác định các thuộc tính cho thực thể:
Mã công nhân (MaCN): Đây là thuộc tính khoá, nhờ thuộc tính này ta phân biệt công nhân này với công nhân khác.
Ngày chấm công (NgayChamCong): Ngày công nhân làm việc.
Mã sản phẩm (MaSP): Đây là thuộc tính khoá, nhờ thuộc tính này ta phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác.
Số lượng sản phẩm (SoLuongSP): là số lượng sản phẩm mà công nhân làm được trong ngày.
d. Thực thể 4: Luong
Xác định các thuộc tính cho thực thể:
Mã công nhân (MaCN): Đây là thuộc tính khoá, nhờ thuộc tính này ta phân biệt công nhân này với công nhân khác.
Ngày chấm công (NgayChamCong): Ngày công nhân làm việc.
Thưởng (Thuong): Cho biết số tiền mà công nhân được nhận cuối mỗi tháng sau 1 tháng làm việc dưới sự quan sát và chấm công của quản lý xưởng với thành tích lao động suất sắc hoặc có thể là số tiền thưởng các dịp lễ, tết, tổng kết quý.
Lương thực lĩnh (LuongTL): Cho biết số tiền lương cuối tháng mà công nhân được nhận.
e. Thực thể 5: TamUng
Xác định các thuộc tính cho thực thể:
Mã công nhân (MaCN): Đây là thuộc tính khoá, nhờ thuộc tính này ta phân biệt công nhân này với công nhân khác.
Ngày tạm ứng (NgayTU): Cho biết ngày tháng mà công nhân láy tiền tạm ứng.
Số tiền (SoTien): Cho biết số tiền mà công nhân tạm ứng trong tháng đó.
Sơ đồ quan hệ thực thể
Chương III
thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự Tại công Ty TNHH Hưng long.
Giới thiệu công cụ sử dụng thực hiện đề tài
Chương trình quản lý nhân sự của công ty TNHH Hưng Long sẽ dùng SQL 2000 và Microsoft Access 2000 để lưu trữ cơ sở dữ liệu và ngôn ngữ lập trình sẽ là Microsoft Visual Basic.Net.
SQL và Microsoft SQL Server 2000
Lịch sử phát triển của ngôn ngữ SQL:
Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ - RDBMS, do E.F Codd đưa ra vào đầu thập kỷ 70. Từ đó đến nay, nó liên tục phát triển trở thành mô hình cơ sở dữ liệu phổ biến bậc nhất. Mô hình quan hệ gồm các thành phần sau:
- Tập hợp các đối tượng và / hoặc các mối quan hệ
- Tập hợp các xử lý tác động tới các quan hệ
- Ràng buộc dữ liệu đảm bảo tính chính xác và nhất quán.
SQL (Structured Query Language - ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc) là tập lệnh truy xuất cơ sở dữ liệu quan hệ. SQL được IBM sử dụng đầu tiên trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu System R vào giữa những năm 70. Hệ ngôn ngữ SQL đầu tiên (SEQUEL2) được IBM công bố vào tháng 11 năm 1976. Năm 1979, tập đoàn Oracle giới thiệu thương phẩm đầu tiên của SQL. SQL cũng được cài đặt trong các hệ quản trị CSDL như DB2 của IBM và SQL/DS.
Ngày nay, SQL được sử dụng rộng rãi và đuợc xem là ngôn ngữ chuẩn để truy cập cơ sở dữ liệu quan hệ.
Chuẩn SQL:
Năm 1989, viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) công nhận SQL là ngôn ngữ chuẩn để truy cập CSDL quan hệ trong văn bản ANSI SQL89.
Năm 1989, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) công nhận SQL ngôn ngữ chuẩn để truy cập CSDL quan hệ trong văn bản ISO 9075-1989.
Tất cả các hệ quản trị CSDL lớn trên thế giới cho phép truy cập bằng SQL và hầu hết theo chuẩn ANSI.
Các câu lệnh SQL được sử dụng để truy xuất và cập nhật dữ liệu trong một CSDL.
SQL hoạt động với hầu hết các chương trình CSDL như MS Access, DB2, Informix, MS SQL Server, Oracle, Sybase v.v...
Đặc biệt, hầu hết các chương trình CSDL hỗ trợ SQL đều có phần mở rộng cho SQL và chỉ hoạt động với chính chương trình đó.
Tính chất của SQL 2000:
- SQL là một chuẩn
SQL là một chuẩn của ANSI (American National Standards Institute - Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa kỳ) về truy xuất các hệ thống CSDL. Các câu lệnh SQL được sử dụng để truy xuất và cập nhật dữ liệu trong một CSDL.
- SQL là ngôn ngữ thao tác dữ liệu (DML - Data Manipulation Language)
SQL là cú pháp để thực thi các câu truy vấn. SQL cũng bao gồm cú pháp để cập nhật - sửa đổi, chèn thêm và xoá các mẩu tin.
- SQL là ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (DDL - Data Definition Language)
Phần DDL của SQL cho phép tạo ra hoặc xoá các bảng. Chúng ta cũng có thể định nghĩa các khoá (key), chỉ mục (index), chỉ định các liên kết giữa các bảng và thiết lập các quan hệ ràng buộc giữa các bảng trong CSDL.
Microsoft SQL Server 2000:
Microsoft SQL Server 2000 được Microsoft xây dựng và phát triển từ năm 1988 tới năm 2000 dựa trên ngôn ngữ chuẩn SQL.
Active Directory, ActiveX, BackOffice, CodeView, Developer Studio, FoxPro, JScript, Microsoft, Microsoft Press, Microsoft SQL Server, MSDN, MS-DOS, Outlook, PivotChart, PivotTable, PowerPoint, Visual Basic, Visual C++, Visual Studio, Win32, Windows 2000 và Windows NT đều được hỗ trợ và thích ứng với Microsoft SQL Server 2000.
Các công việc chính mà Microsoft SQL Server 2000 thực hiện được minh họa theo sơ đồ sau:
Dựa vào sơ đồ, chúng ta có thể thấy, Microsoft SQL Server 2000 là nơi lưu trữ dữ liệu cuối cùng trong hệ thống được nhiều người dùng và nhiều công cụ truy xuất dữ liệu trên đó.
Microsoft Access và Microsoft Visual Basic.Net:
Microsoft Access:
Trong những năm gần đây, ở nước ta công nghệ thông tin ngày càng phát triển với nhiều ứng dụng rộng rãi trong công tác quản lý xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật. Hiện nay, có rất nhiều phầm mềm tin học ứng dụng để giải quyết các bài toán về quản lý như: Pascal, C++, Visual C++, Foxpro, Microsoft Access, Visual Basic, Visual Foxpro…
Trong đó, Microsoft Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu có nhiều công cụ giúp tổng hợp, truy xuất thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện giúp việc triển khai các ứng dụng trong quản lý một cách dễ dàng hơn.
Phiên bản Microsoft Access đầu tiên phát hành vào năm 1992 đến Microsoft Access 2000, 2002, 2003 đi kèm với bộ phần mềm Microsoft Office chiếm tỷ trọng doanh số khá lơn nên có thể nói rằng Access là một trong những chương trình quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến nhất trên thế giới.
Microsoft Access chẳng những dễ dàng liên kết các thông tin liên quan mà còn có thể làm việc với nhiều nguồn dữ liệu khác: dBASE, Paradox, SQL trên nhiều loại máy tính: máy tính văn phòng (PC), máy chủ (Server), máy mini và máy lớn (main frame). Access đảm nhận hai vai trò: phần mềm trên máy khách (client) hoặc máy chủ và dễ dàng truy cập các chương trình ứng dụng khác như Microsoft Word, Excel, PowerPoint, Outlook.
Microsoft Access là phương tiện trao đổi thông tin trên mạng Internet và Intranet, đặc biệt sử dụng trang truy cập để có thể nhanh chóng tạo và sử dụng các chương trình ứng dụng trên mạng.
Một nhiệm vụ của Microsoft Access là lưu trữ và quản lý dữ liệu. Phối hợp Access với Microsoft SQL Server trên máy văn phòng, trên mạng cục bộ có thể tạo lập được nhiều ứng dụng trên Windows được nhanh chóng và ít tốn kém. Ngoài ra Microsoft Access còn cung cấp công cụ dễ dàng liên kết dữ liệu từ máy trạm với dữ liệu ở máy tính chủ.
Microsoft Visual Basic.Net (VB.NET):
Microsoft VisualBasic.Net cung cấp các tính năng năng suất cho các nhà phát triển cần nhanh chóng tạo các ứng dụng Windows Application, Web Application tầm cỡ. Sử dụng ngôn ngữ lập trình VB.NET có thể phát triển nhiều kiểu ứng dụng: từ ứng dụng gốc Windows đến các ứng dụng Web, và từ ADO.NET đến XML Web services, tất cả đều có thể được xây dựng từ VB.NET.
Nền tảng Dot NET của Microsoft biểu thị một phong cách hoàn toàn mới để xây dựng các ứng dụng có phân phối, để bàn, và di động. Nền tảng Dot NET không liên quan gì với COM cổ điển, VB6.0, ATLM hoặc bất kỳ một cơ cấu tiền Dot NET nào khác.
Cứ khoảng vài năm, lập trình viên hiện đại lại phải sẵn sàng bắt tay thực hiện một đợt “tự đại tu” kiến thức với mong ước luôn theo kịp các công nghệ mới thời nay. Các ngôn ngữ (C++, Visual Basic, Java), các cơ cấu (MFC, ATL, STL) và các kiến trúc (COM, CORBA) đã từng được quảng cáo như những viên đạn bạc của tiến trình phát triển phần mềm, chung cuộc cũng bị che mờ bởi cái gì đó tốt hơn hoặc chí ít một cái gì đó mới. Nền tảng Dot NET của MS chính là biểu thị cho làn sóng thay đổi tích cực.
Dưới đây là sơ lược một vài tính năng tích cực của Dot NET:
- Khả năng tương thích đầy đủ với mã hiện có: Dot NET có thể tích hợp được từ các mã nhị phân COM hiện có, các mã nhị phân mới hơn và ngược lại
- Tích hợp ngôn ngữ đầy đủ và hoàn chỉnh: Dot NET hỗ trợ sự thừa kế ngôn ngữ chéo, điều chính ngoại lệ ngôn ngữ chéo và gỡ rối ngôn ngữ chéo (ngôn ngữ chéo ở đây được hiểu là dùng nhiều ngôn ngữ trong một ứng dụng)
- Một động cơ thời gian chạy chung mà các ngôn ngữ viết .NET chia sẻ.
- Một thư việc lớp cơ sở hoàn chỉnh cà đầy đủ, cung cấp một mô hình đối tượng nhất quán.
- Cung cấp một mô hình triển khai thực sự giản lược.
VB.NET được hướng cụ thể về phía phát triển các ứng dụng .NET
Các tính năng mà VB.NET cung cấp:
- Hướng đối tượng hoàn chỉnh: dễ dàng vận dụng tính kế thừa cổ điển và hoàn chỉnh.
- Tính năng điểu khiển lỗi được cải thiện.
- Xây dựng lớp tham số hóa (parameterized class).
- Hỗ trợ việc xây dựng các ứng dụng đa xâu (multithreaded applications).
- Hỗ trợ đầy đủ các kỹ thuật lập trình gốc giao diện (inteface – based programing).
3.1_Thiết kế cơ sở dữ liệu:
Tổ chức các tập tin cơ sở dữ liệu trên Microsoft Access:
a. tblHoSoCN ( Lưu thông tin về công nhân ):
Field
Field name
Type
Size
Diễn giải
1
MaCN
Text
4
Mã công nhân
2
HoTen
Text
30
Họ tên
3
GioiTinh
Yes/No
Giới tính
4
NgaySinh
Date/Time
Ngày sinh
5
NoiSinh
Text
40
Nơi sinh
6
DiaChiHT
Text
50
Địa chỉ hiện tại
7
TrinhDoHV
Text
40
Trình độ học vấn
8
NgayVaoLV
Date/Time
Ngày vào làm việc
b. tblChamCong (Lưu thông tin chấm công của công nhân theo ngày):
Field
Field name
Type
Size
Diễn giải
1
MaCN
Text
4
Mã công nhân
2
NgayChamCong
Date/Time
Ngày chấm công
3
MaSP
Text
5
Mã sản phẩm
4
SoLuongSP
Number
Số lượng sản phẩm
c.tblLuong ( Lưu thông tin về lương của công nhân ):
Field
Field name
Type
Size
Dễn giải
1
MaCN
Text
4
Mã công nhân
2
NgayThang
Date/Time
Ngày tháng
3
Thuong
Number
Thưởng
4
Luong
Number
Lương
d.tblDanhMucSP ( Lưu thông tin sản phẩm ):
Field
Field name
Type
Size
Dễn giải
1
MaSP
Text
5
Mã sản phẩm
2
TenSP
Text
10
Tên sản phẩm
3
SoMuiTheu
Number
Số mũi thêu
4
DVT
Text
5
Đơn vị tính
5
DGTCMT
Curency
Đơn giá tiền công mũi thêu
e.tblTamUng ( Lưu thông tin tạm ứng hàng tháng của công nhân ):
Field
Field name
Type
Size
Dễn giải
1
MaCN
Text
4
Mã công nhân
2
NgayTU
Date/Time
Ngày tạm ứng
3
SoTien
Curency
Số tiền tạm ứng
Mối quan hệ giữa các bảng
Ngoài ra còn có mối quan hệ phần quản trị và bảo mật hệ thống:
3.2_Thiết kế giao diện vào - ra:
Thiết kế giao diện là một phần quan trọng của hệ thống, bởi giao diện là hình ảnh đầu tiên mà người dùng quan sát được.Giao diện thiết kế sao cho vừa đẹp mắt,vừa dễ hiểu khi nhìn và có thể biết được nó thực hiện công việc gì, giúp cho người sử dụng dễ dàng.Vì vậy khi thiết kế giao diện cần chú ý đến yếu tố con người.
Form đăng nhập:
Giao diện chính:
Phần giao diện chính gồm các phần ứng với các nghiệp vụ quản lý nhân sự của công ty TNHH Hưng Long:
- Quản lý hồ sơ công nhân: để quản lý thông tin của công nhân do bộ phận quản lý hồ sơ được sử dụng, chỉ có ban giám đốc và admin được sử dụng.
- Quản lý chấm công (chấm công theo ngày): để chấm công của công nhân theo ngày làm việc do bộ phận quản lý chấm công sử dụng (quản lý xưởng), chỉ có quản lý xưởng và admin được sử dụng.
Quản lý chấm công gồm những mục nhỏ:
+ Danh mục sản phẩm
+ Bảng chấm công
- Quản lý lương: dùng để tính lương sản phẩm, theo dõi tạm ứng, ghi thưởng vào cuối tháng và theo dõi trả lương của các công nhân do bộ phận lương sử dụng, chỉ có bộ phận quản lý lương và admin được sử dụng.
Quản lý lương gồm những mục nhỏ:
+ Chi tạm ứng
+ Thưởng
+ Tính lương
+ Trả lương
- Báo cáo: gồm các báo cáo: chấm công, tạm ứng và lương do ban giám đốc sử dụng, chỉ có ban giám đốc và admin được sử dụng.
Hồ sơ công nhân (Trong phần quản lý hồ sơ):
Giao diện này có chức năng như sau:
Cập nhập công nhân mới thông qua nút Mới.
Chỉnh sửa thông tin công nhân thông qua nút Sửa.
Xoá thông tin công nhân thông qua nút Xoá.
Khi muốn lưu hay huỷ thông tin công nhân đã cập nhật hoặc chỉnh sửa hay không thì thông qua nút Lưu hay Huỷ.
- Thoát khỏi chương trình cập nhật này thông qua nút Thoát.
Hồ sơ công nhân (phần cập nhật):
Giao diện này để cập nhật thông tin cho công nhân mới, nếu đã nhập đúng thì Lưu nếu không thì Huỷ, cập nhật xong thì Thoát.
Danh mục sản phẩm (Trong phần chấm công):
Giao diện này dùng để cập nhật mới, chỉnh sửa, xoá, lưu hay huỷ thông tin về sản phẩm qua các nút Mới, Sửa, Xoá, Lưu, Huỷ.
Bảng chấm công (Trong phần chấm công):
Giao diện này dùng để ghi, huỷ, xoá thông tin về chấm công qua các nút tương ứng. Bảng chấm công này được tổng hợp lên bảng lương. Chấm công sẽ được thực hiện trong từng ngày, do quản lý xưởng (bộ phận chấm công) ghi chép bảng chấm công này.
Tạm ứng cho công nhân (Trong phần quản lý lương):
Form này dùng để làm ghi tạm ứng của công nhân, được tổng hợp để trừ trong bảng lương.
Ghi thưởng cuối tháng:
Giao diện này được dùng cuối mỗi tháng để ghi thưởng cho công nhân được thưởng trong tháng qua nút Ghi, có chức năng tổng hợp lên bảng lương cuối tháng.
Tính lương:
Tính lương được tính vào cuối tháng, sau khi đã cập nhật đầy đủ chấm công, tạm ứng, thưởng. Tính lương do bộ phận quản lý lương thực hiện và được tổng hợp từ các bảng chấm công, thưởng và tạm ứng.
Trả lương cho công nhân:
Trả lương được trả vào cuối tháng, sau khi đã tính lương.
Trả lương được tổng hợp từ bảng lương. Khi thực hiện trả lương, bộ phận quản lý lương sẽ ghi nhận lương vào bảng lương.
Báo cáo chấm công:
Báo cáo tạm ứng:
Quản lý người sử dụng và nhóm người sử dụng:
PHỤ LỤC
Một số đoạn mã trong chương trình
Hàm gọi dữ liệu về phần mềm:
Public Sub getData()
Dim strPath As String
rgtTmp = Registry.LocalMachine.OpenSubKey("SOFTWARE\\QLNS", True)
strPath = rgtTmp.GetValue("Database") & "\data\Demo.mdb"
strConn = "Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0; " & _
"Data Source= " & strPath & "; " & _
"Jet OLEDB:Database Password=123456; " & _
"Jet OLEDB:SFP= False; " & _
"Mode=Share Deny None; " & _
"Jet OLEDB:Don't Copy Locale on Compact=False; " & _
"User ID=Admin"
oConn.ConnectionString = strConn
oAdt.SelectCommand = New OleDbCommand("SELECT * FROM tblHoSoCN where active=true order by ngayvao", oConn)
oTbl.Clear()
Try
oAdt.Fill(oTbl)
Catch ex As Exception
MsgBox(ex.Message)
End Try
Dim oCol As New DataColumn
oCol.ColumnName = "NgaySinhVN"
oTbl.Columns.Add(oCol)
oCol = New DataColumn
oCol.ColumnName = "NgayVaoVN"
oTbl.Columns.Add(oCol)
Dim oDrw As DataRow
For Each oDrw In oTbl.Rows
oDrw("NgaySinhVN") = Date_Tranfer(oDrw("NgaySinh").ToString.Substring(0, 10))
oDrw("NgayVaoVN") = Date_Tranfer(oDrw("NgayVao").ToString.Substring(0, 10))
Next
End Sub
Hàm dãy dữ liệu liên kết cơ sở dữ liệu:
Public Sub PostData()
oAdt.Update(oTbl)
End Sub
Ham kiem tra User
Sub KiemTraUser()
oData = New clsData
oData.SQLCommandType = clsData.SQLCommandTypeEnum.Text
oData.SQLCommand = "select * from sysUserInfo"
tblUser = oData.GetDataTable
If tblUser.Select("UserID = '" & strUserID & " ' and Password = '" & strPassword & "' and Active = true").Length <= 0 Then
stOk = False
MsgBox("Người sử dụng này khụng tồn tại hoặc sai mật khẩu đăng nhập!", MsgBoxStyle.Critical, "Thụng bỏo")
'dem += 1
Else
oData = New clsData
oData.SQLCommandType = clsData.SQLCommandTypeEnum.Text
oData.SQLCommand = "select * from sysGroupInfo " & _
"where GroupID = '" & tblUser.Select("UserID = '" & strUserID & " ' and Password = '" & strPassword & "'")(0)("GroupID") & "'"
tblGroup = oData.GetDataTable
rgtTmp = Registry.LocalMachine.OpenSubKey("SOFTWARE\\QLNS", True)
If rgtTmp Is Nothing Then
rgtTmp = Registry.LocalMachine.CreateSubKey("SOFTWARE\\QLNS")
End If
strUserName = tblUser.Select("UserID = '" & strUserID & " ' and Password = '" & strPassword & "'")(0)i"UserName")
rgtTmp.SetValue("UserName", strUserName)
strGroupID = tblGroup.Rows(0)("GroupID")
strGroupName = tblGroup.Rows(0)("GroupName")
strHoSoRight = tblGroup.Rows(0)("HoSo")
strChamCongRight = tblGroup.Rows(0)("ChamCong")
strTraLuongRight = tblGroup.Rows(0)("TraLuong")
strtUserRight = tblGroup.Rows(0)("tUser")
rgtTmp.SetValue("Database", Application.StartupPat
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 77554.DOC