Trong câu: “Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ: thuyền, bến là hai vật vô tri vô giác, vậy mà biết “nhớ”, biết “khăng khăng đợi”. Từ hình ảnh thuyền và bến nhân dân ta muốn nói đến tâm tư tình cảm của con người, đó là tình yêu nam nữ, chung thủy sắt son.
Tình yêu vốn rất đẹp, tình yêu chung thủy rất đáng được ca ngợi. Từ thực tế: bến không có thuyền thì không gọi gì là bến mà chỉ là bờ sông, bờ biển, bờ nước. Thuyền xuất phát từ bến rồi đi khắp mọi nơi. Bến muốn được là bến thì phải biết “khăng khăng đợi thuyền”, có thuyền vào ra thì bờ nước mới trở thành bến. Hình ảnh thật đẹp và sinh động bởi những vật vô tri vô giác được nhân hóa mang tính cách đầy tâm tình của con người. Thuyền biết “nhớ” bến, biết “đợi” - phải chăng từ hình ảnh đó nhân dân ta muốn đề cập đến cuộc sống và tâm tư tình cảm của con người.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 29731 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn học sinh kỹ năng cảm thụ văn học qua một số biện pháp tu từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến thức đã học về biện pháp tu từ vào bài viết nên bài văn còn khô khan, chưa có hình ảnh sinh động, bài viết chưa có sức thuyết phục.
Chính vì vậy, tôi làm đề tài này với mục đích giúp các em hệ thống hoá kiến thức về các biện pháp tu từ. Đưa ra một vài dấu hiệu dễ nhận biết để các em tránh nhầm lẫn giữa các biện pháp tu từ. Từ đó áp dụng vào việc cảm thụ Văn học.
3. Cơ sở lý luận:
Văn học là một môn nghệ thuật giàu tính hình tượng, tính biểu cảm- “Văn học là nhân học”. Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống con người, đồng thời có tác dụng phục vụ cuộc sống con người. ở mỗi tác phẩm, người đọc có thể tiếp thu cái hay, cái đẹp, cái đúng… để vận dụng vào cuộc sống, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Văn học giúp con người biết yêu, biết ghét, biết buồn, biết vui, biết nghĩ tới ước mơ, hy vọng, biết rung cảm trước cái đẹp trong cuộc sống, biết căm giận cái tàn ác, bất công, biết đấu tranh vì công bằng, lẽ phải… Muốn hiểu được một tác phẩm Văn học cần phải biết cảm thụ.
Việc hướng dẫn học sinh cảm thụ được tốt một tác phẩm Văn học là một trách nhiệm nặng nề đối với người giáo viên. Công việc đó đòi hỏi công phu, phức tạp, học sinh có thể cảm thụ từ nhiều hướng. Ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, cách gieo vần, nghệ thuật tạo tình huống, nghệ thuật xây dựng hình tượng, biện pháp tu từ.
Người giáo viên muốn hướng dẫn học sinh cảm thụ tốt phải khai thác tất cả các khía cạnh của vấn đề để học sinh nắm bắt một cách hài hoà, chu đáo tác phẩm. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi, nâng cao kiến thức cho học sinh, chúng ta chỉ cho học sinh theo một hướng cảm thụ chính là khai thác biện pháp tu từ. Chính các biện pháp tu từ là cơ sở để làm nổi bật nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.
4. Phạm vi thực hiện đề tài:
Khối 6, khối 7 trường THCS Tam Hưng
5. Thời gian thực hiện đề tài:
Năm học 2009-2010.
III. Quá trình thực hiện đề tài
Khảo sát thực tế
1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện
Như phần lý do chọn đề tài đã nêu, tôi tiến hành khảo sát tình hình của học sinh như sau:
Đề bài:
Em hãy phát hiện và phân tích biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“ Nhớ Người những sớm tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người”
(Tố Hữu)
* Yêu cầu trả lời.
Viết một đoạn văn với nội dung:
+ Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ:
Điện ngữ “nhớ” nhấn mạnh nỗi nhớ của đồng bào Việt Bắc với Bác Hồ.
Nhân hoá “suối reo”
Hoán dụ “chân người” (Người chỉ Bác Hồ)
ẩn dụ, nhân hoá “Rừng núi trông theo” (đồng bào Việt Bắc trông theo Bác)
+ Tác dụng: Nhấn mạnh tấm lòng nhớ thương, kính yêu lãnh tụ của đồng bào Việt Bắc khi Đảng, Bác về Hà Nội.
2. Kết quả khảo sát:
- Học sinh phát hiện được biện pháp tu từ nhưng chưa đầy đủ, còn bỏ sót.
- Còn nhầm lẫn giữa biện pháp ẩn dụ và hoán dụ qua hình ảnh “rừng núi trông theo bóng Người”.
Có em chưa hình thành được đoạn văn cảm thụ, mà trả lời theo kiểu gạch đầu dòng.
Cụ thể:
Lớp
Sĩ số
Điểm 0-2,5
Điểm 2,5 - 4,5
Điểm 5 – 7,5
Điểm 8-10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
41
0
0
5
12
30
73
6
15
6B
40
0
0
11
28
26
65
3
7
6C
39
0
0
10
25
26
66
3
9
7A
40
0
0
4
10
29
73
7
17
7B
37
0
0
9
24
22
59
4
17
7C
39
0
0
8
21
26
67
5
12
7D
38
0
0
10
26
24
63
4
11
3. Những biện pháp thực hiện
ở lớp 6 +7 các em đã học 9 biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nhân hóa, điệp ngữ, nói giảm, nói tránh, tương phản, chơi chữ.
Ngoài 9 biện pháp tu từ nói trên chúng ta còn tìm hiểu thêm một số biện pháp nữa là: Đổi trật tự cú pháp, đối ngữ, liệt kê, câu hỏi tu từ v.v…
Trong quá trình cảm thụ Văn học có liên quan đến phần nào tôi sẽ giới thiệu (vì thời gian có hạn).
Rèn học sinh kỹ năng cảm thụ văn học qua một số
biện pháp tu từ.
Với sự khái quát trên tôi đã tiến hành vận dụng cụ thể trong việc nâng cao cảm thụ Văn học đi sâu và mở rộng đối với một vài biện pháp tu từ, cụ thể:
Bài tập 1:
Tìm và phân tích biện pháp tu từ trong câu ca dao sau:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông”
Yêu cầu trả lời:
- Phát hiện biện pháp tu từ đó. Đối với biện pháp so sánh cần phân tích hình ảnh so sánh làm nổi bật sự vật được so sánh.
- Hình thành một đoạn văn cảm thụ hoặc một bài văn.
- Mở rộng bằng cách nêu câu hỏi: Tìm những câu ca dao có nội dung tương tự. Nó giống và khác những câu ca dao trên ở điểm nào? Phân tích sơ lược?
- Học sinh trả lời, giáo viên khái quát nâng cao:
Ca dao là những bài hát ngắn đầy ý vị sâu xa, nó còn là lời khuyên nhẹ nhàng, chân tình và tha thiết. Trong ca dao, chữ “hiếu” là một vấn đề mà nhân dân ta quan tâm sâu sắc. Ai sinh ra mà không có cha mẹ, ai lớn lên mà không được hưởng tình yêu của bố mẹ. Công lao của cha mẹ đối với con cái thật lớn lao. Nhiều câu ca dao đã thấm đượm điều đó:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông”
Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh “công cha” được ví với núi “ngất trời”, nghĩa mẹ được ví “ngời ngời biển Đông” . Ông cha ta đã khẳng định công cha, nghĩa mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn, là ngọn núi cao, rất cao, càng nhìn càng cao “ngất” đến tận trời. Hình ảnh này gợi nhớ sự vô tận về chiều cao. Núi cao hay đó là công lao to lớn của người cha đối với những đứa con không thể đo đếm được. Ngọn núi cao chắc chắn chân phải rộng, rắn và chắc, nó rất lớn, rất sâu mới có thể đủ sức để ngọn núi cao ngất đến tận trời được. Từ hình ảnh đó ông cha ta muốn nói với chúng ta rằng: Công lao của người cha là vô cùng to lớn, đó là sự tận tâm, tận lực nuôi nấng, bảo ban, dạy dỗ cho con vào khuôn khổ để cho con trưởng thành, người bố vững vàng sẽ là chỗ dựa vững chắc cho con khôn lớn, trở thành người có ích cho xã hội.
“Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông”
“Nghĩa mẹ” ở đây là tình cảm yêu thương, sự chăm chút lo toan, dạy bảo con khôn lớn của người mẹ… Nghĩa mẹ được so sánh với “nước ngời ngời biển Đông”. “Ngời ngời” là dòng nước sáng, rộng, lan tỏa, luôn ánh lên màu sáng lấp lánh, nước biển Đông luôn trong sáng, không bao giờ cạn, không bao giờ hết cũng như tình mẹ yêu con là vô cùng, là vô tận. Dòng nước mát dịu hay cả cuộc đời mẹ tắm mát cho tâm hồn con, là tình yêu thương dạt dào để con mang theo khi đã trưởng thành. Hay đó chính là dòng sữa ngọt thơm mẹ đã cho con từ khi bắt đầu chào đời, là dòng máu hồng tươi mẹ đã cho con suốt cả cuộc đời.
Biển Đông sóng quanh năm vỗ bờ, có lúc nó hiền hòa êm dịu, có lúc dạt dào xô thuyền, những làn sóng hay lời mẹ ru êm ái, dịu hiền, là những câu hát mẹ dậy con vào những đêm trăng sáng, và có lẽ cả những lời quát mắng giận dữ khi con mắc lỗi lầm… tất cả là tình yêu thương sâu sắc mẹ đã giành cho con. Nước biển mặn hay đó là vị mặn của cuộc đời mà mẹ phải trải qua để cho con được khôn lớn, vị mặn ấy có phải là những giọt nước mắt trào dâng trong đôi mắt quầng sâu của mẹ, khi vui, khi buồn, khi lo lắng vì con…
Công cha nghĩa mẹ thật lớn lao, không sao nói hết. Biết bao bài ca dao cũng ngợi ca công lao của cha mẹ như vậy:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Hay:
“Công cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”
Cùng là biện pháp so sánh song hình ảnh so sánh được nói khác đi. Tuy vậy những bài ca dao trên vẫn chỉ là nhấn mạnh công lao của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn, những bài ca dao trên giúp chúng ta hiểu thêm về cha mẹ của mình, nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con phải giữ tròn chữ hiếu. Hãy làm tất cả những gì có thể làm được để đền đáp công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ:
“Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Bài tập áp dụng :
Phân tích biện pháp tu từ qua câu ca dao:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
So sánh với câu:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông”
để thấy được sự giống nhau và khác nhau của các câu ca dao đó.
(Cho học sinh trả lời miệng và nhà làm thành bài)
(Lưu ý: Núi Thái Sơn là ngọn núi cao nhất ở Trung Quốc, nước trong nguồn không bao giờ cạn)
Yêu cầu trả lời:
+ Giống nhau: - Nghệ thuật : So sánh
- Nội dung ý nghĩa: Ca ngợi công lao cha mẹ.
+ Khác nhau: Hình ảnh so sánh công cha được so sánh với núi Thái Sơn và núi ngất trời, nghĩa mẹ được so sánh với nước trong nguồn và nước ngời ngời biển Đông.
Bài tập 2: Mục đích cho học sinh phân biệt phép ẩn dụ và hoán dụ:
1. Phát hiện và phân tích biện pháp tu từ trong 2 câu sau:
a. “Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
(Ca dao)
b. “Bóng hồng nhác thấy lẻo xa
Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
2. Tìm những nét giống nhau và khác nhau trong biện pháp tu từ: ẩn dụ và hoán dụ.
Yêu cầu trả lời:
Trong câu: “Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ: thuyền, bến là hai vật vô tri vô giác, vậy mà biết “nhớ”, biết “khăng khăng đợi”. Từ hình ảnh thuyền và bến nhân dân ta muốn nói đến tâm tư tình cảm của con người, đó là tình yêu nam nữ, chung thủy sắt son.
Tình yêu vốn rất đẹp, tình yêu chung thủy rất đáng được ca ngợi. Từ thực tế: bến không có thuyền thì không gọi gì là bến mà chỉ là bờ sông, bờ biển, bờ nước. Thuyền xuất phát từ bến rồi đi khắp mọi nơi. Bến muốn được là bến thì phải biết “khăng khăng đợi thuyền”, có thuyền vào ra thì bờ nước mới trở thành bến. Hình ảnh thật đẹp và sinh động bởi những vật vô tri vô giác được nhân hóa mang tính cách đầy tâm tình của con người. Thuyền biết “nhớ” bến, biết “đợi” - phải chăng từ hình ảnh đó nhân dân ta muốn đề cập đến cuộc sống và tâm tư tình cảm của con người.
Người con gái có chồng mới trở thành người vợ, có người yêu mới trở thành người yêu. Những chàng trai ra đi vì việc nước liệu có trở về “bến cũ” đợi chăng. Đó là những cô gái sắt son chờ đợi, chung thủy một lòng, phải có tâm hồn phong phú, sự liên tưởng độc đáo, nhân dân ta xây dựng hình tượng nghệ thuật tuyệt vời: thuyền và bến là sự so sánh ngầm với tình cảm của con người để miêu tả nỗi nhớ nhung tha thiết và lời hứa hẹn chân thành về mối tình chung thủy rất nên thơ của người phụ nữ chờ đợi người yêu, người chồng, đó cũng là một câu hỏi, một lời khẳng định sắt son, chung thủy.
“Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Hai câu thơ:
“Bóng hồng nhác thấy lẻo xa
Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai”
kể về sự rung động đầu tiên của Kim Trọng khi gặp chị em Thúy Kiều trong ngày tết thanh minh.
Hai câu thơ được Nguyễn Du sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ “bóng hồng”, “xuân lan”, “thu cúc”.
Ngày xưa, phụ nữ Trung Quốc còn mặc váy (quần) màu đỏ (hồng quần) nên Kim Trọng nhác thấy “bóng hồng” (chỉ chị em Thúy Kiều) đã thấy hai chị em rất đẹp (lan và cúc) thay thế cho Thúy Kiều và Thúy Vân. Hai chị em đẹp như lan mùa xuân và như cúc mùa thu, một vẻ đẹp mặn mà khiến Kim Trọng mới gặp đã đem lòng yêu mến. Nghệ thuật hoán dụ giàu hình ảnh làm câu thơ thêm đằm thắm.
Trong ví dụ trên học sinh dễ nhầm lẫn giữa hoán dụ và ẩn dụ.
Vậy ẩn dụ và hoán dụ có gì giống và khác nhau:
+) Giống nhau: Cả hai đều lấy tên gọi này để gọi đối tượng khác, đều là thay thế. Muốn phát hiện được người ta phải liên tưởng đích của chúng đều nhằm là “đẹp” khiến cho từ ngữ giàu tính biểu cảm hơn.
+) Khác nhau:
ẩn dụ: Dựa vào mối quan hệ giống nhau giữa hai đối tượng vì vậy gọi là so sánh ngầm, trong đó vế được so sánh ẩn đi.
Hoán dụ: Dựa vào mối quan hệ gần gũi có thực giữa hai đối tượng dùng để thay thế.
Bài tập áp dụng: Cho học sinh trả lời miệng:
Phát hiện biện pháp tu từ trong những câu sau:
“Hỡi người tim những người yêu
Cánh chim không mỏi sớm chiều vẫn bay”
Yêu cầu trả lời:
Biện pháp hoán dụ: “Tim” chỉ tình cảm yêu thương, tấm lòng của Bác Hồ đối với dân tộc Việt Nam.
Biện pháp ẩn dụ: Ví ngầm với Bác “cánh chim không mỏi sớm chiều vẫn bay” nhằm ca ngợi Bác - Người đã suốt đời chiến đấu không mệt mỏi vì độc lập, tự do cho Tổ Quốc, vị lãnh tụ kính yêu giàu lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam.
Học sinh trả lời đúng cho điểm để động viên.
* Trong quá trình hệ thống hóa các biện pháp tu từ tôi đã cho các em trả lời miệng một số biện pháp: Nói quá, điệp ngữ nên bài tập tiếp theo tôi chỉ muốn áp dụng vào việc cụ thể, vào việc cảm thụ tác phẩm văn học.
Bài tập 3: Vận dụng những hiểu biết của mình về biện pháp tu từ năng lực cảm thụ để nâng cao hiểu biết về bài thơ “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy.
Yêu cầu trả lời:
Căn cứ vào các biện pháp nghệ thuật của bài thơ để nâng cao cảm thụ. Trọng tâm khai thác biện pháp tu từ. Đây là bài thơ đã được đưa vào chương trình lớp 7. Trong những buổi bồi dưỡng nâng cao này, chú ý đặt câu hỏi cho học sinh khai thác các biện pháp nghệ thuật để nâng cao cảm thụ, giáo viên tổng hợp ý kiến của các em nâng cao trong quá trình khai thác các biện pháp tu từ cần kết hợp một số biện pháp nghệ thuật khác.
Câu hỏi 1
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh”
Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ gì?
Ba câu thơ trên là một câu thơ lục bát tại sao lại ngắt xuống ba dòng? Dấu chấm lửng có tác dụng gì?
Phân tích cái hay của đoạn thơ trên.
Trả lời:
Ngay từ đầu bài thơ Nguyễn Du đã giới thiệu về tre Việt Nam bằng câu hỏi tu từ (câu hỏi mà nội dung của nó đã bao hàm ý trả lời) và điệp từ “xanh”.
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Câu hỏi như một lời khẳng định: Tre xanh đã có từ rất lâu đời, cây tre đã gắn bó sâu sắc với người Việt Nam.
“Truyện ngày xưa..” dấu chấm lửng đi kèm nhắc nhở mọi người nhớ về thời xa xưa của lịch sử, thủa ấy Thánh Gióng đã nhổ tre đánh giặc. Đó là bằng chứng hùng hồn về sự gắn bó giữa tre và người Việt Nam, cách ngắt câu lục bát thành ba dòng như nhấn mạnh gợi tả về khoảng thời gian, không gian vô tận, như một lời khẳng định thêm tre có từ lâu đời, gắn bó với làng quê Việt Nam, con người Việt Nam với màu xanh bất tận của nó. Điệp từ “xanh” được nhắc tới ba lần như khẳng định sức sống trường tồn của tre, của dân tộc Việt Nam. Cây tre đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam từ đó.
Câu hỏi 2:
a. Em có nhận xét gì về câu hỏi tu từ trong đoạn:
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao lên lũy lên thành tre ơi?
ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?
b. Đất sỏi, đất vôi là loại đất như thế nào?
c. Vì sao hoàn cảnh sống khó khăn vậy mà tre vẫn xanh tươi, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nói nên đức tính cần cù của tre?
Yêu cầu trả lời:
Câu hỏi tu từ trong 4 câu thơ trên như khẳng định dáng vẻ, cách sống của tre. Tuy cây cao, gầy, lá nhỏ “mong manh” nhưng chúng sống gắn bó với nhau để tạo thành bờ tre, lũy tre ôm ấp, bao quanh, bảo vệ xóm làng. Dù cho ở môi trường nào, hoàn cảnh nào “đất sỏi, đất vôi bạc màu” - loại đất cằn cỗi ít chất nhất thì tre vẫn sống, vẫn xanh tươi, quanh năm xanh tốt, sức sống của tre là bất diệt. Vì sao vậy?
“Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chất dồn lâu hóa nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù?
Tre cần cù, chịu khó như người dân Việt Nam, “siêng” là siêng năng, chăm chỉ, cần cù, “chất dồn lâu” là sự tích lũy góp nhặt từng tý theo kiểu “năng nhặt chặt bị”, “kiến tha lâu cũng đầy tổ” biện pháp nhân hóa, ẩn dụ khiến tre hiện lên thật sinh động. Tre biết siêng năng cần cù chịu khó hay đó chính là đức tính của người dân Việt Nam có từ lâu đời mà nhà thơ Nguyễn Duy hết lời ca ngợi.
Câu hỏi 3:
“Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà lên hỡi người”.
Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Em hãy phân tích ý nghĩa của đoạn thơ?
Yêu cầu trả lời:
Cả đoạn thơ được sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa sinh động, tre là vật vô tri, vô giác vậy mà có nghị lực rất lớn trong cuộc sống, rất lạc quan yêu đời như con người. Tre biết “vươn mình” trong gió, vươn lên cao để đón nhận ánh sáng bầu trời. Nó không chịu khuất phục trước bất cứ sức mạnh nào. “Tre xanh không đứng khuất mình bóng dâm”. Nó yêu bầu trời biết bao nhiêu, bầu trời trong xanh hiền hòa sắc nắng, nó vươn lên đầy ý trí và tạo cho mình một ý trí hiên ngang, bất khuất. Cuộc sống còn kham khổ đạm bạc nhưng đâu có át nổi niềm vui, niềm lạc quan trong cuộc sống “cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”. Tiếng gió vi vu, tiếng sáo diều rộn ra, tiếng tre xào xạc hay đó chính là tiếng hát ca ngợi cuộc sống thanh bình, tre vẫn đứng đấy hiên ngang và bất khuất, dù cho gió táp mưa sa, dù cho gió giật bão bùng, tre vẫn đoàn kết gắn bó bên nhau “tay ôm tay níu tre gần nhau thêm”. Từ tình yêu thương gắn bó đoàn kết, tre trở thành bức tường thành vững chắc bảo vệ quê hương.
Cả đoạn thơ viết về tre nhưng đó là cách nói ẩn dụ rất độc đáo của Nguyễn Duy để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam: kiên trung, dũng cảm, biết đoàn kết sát cánh bên nhau để bảo vệ Tổ Quốc. Dù cuộc sống còn nghèo nàn, lạc hậu, dù bị chiến tranh tàn phá nhưng người dân Việt Nam vẫn lạc quan yêu đời, đoàn kết chiến đấu chống lại kẻ thù bảo vệ Tổ Quốc. Bài thơ viết trong những ngày chống Mỹ sôi động như một tiếng nói bình tĩnh, lạc quan, khẳng định tư thế chiến thắng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trước mọi thử thách của kẻ thù.
Câu hỏi 4:
“Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu?”
Phát hiện biện pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ trong đoạn thơ trên?
Cho biết dụng ý của tác giả?
Em cảm nhận gì về hình ảnh búp măng non?
Yêu cầu trả lời:
Dưới ngòi bút của Nguyễn Duy tre còn nhiều phẩm chất đáng quý nữa như đức tính ngay thẳng, lòng vị tha biết nhường nhịn và chăm lo cho thế hệ măng non đời sau. Nói về tre mà như nói về một lớp người, vừa gần gũi, vừa tha thiết.
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
Manh áo cộc tre “nhường” cho con là hình ảnh đặc sắc nhất. Biện pháp nhân hóa ẩn dụ gợi cho ta một hình ảnh đẹp về tình thương, sự hy sinh của thế thệ trước đối với thế hệ sau. Manh áo thì “cộc” nhưng tình thương thì dài vô tận. Nó là tài sản quý giá truyền từ đời này qua đời khác để tạo lên truyền thống “tre già măng mọc”.
Hình ảnh búp măng non trong câu:
“Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.”
Gợi lên sự nối tiếp của thế hệ sau đối với thế hệ trước, sống ngay thẳng, can trường từ tấm bé. Đó là hình ảnh đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam, kế tục truyền thống bất khuất của dân tộc để bảo vệ xây dựng Tổ Quốc. Các em chính là măng non của đất nước, là tương lai của đất nước.
Câu hỏi 5:
Em có nhận xét gì về nhịp thơ, dấu chấm lửng, biện pháp tu từ? Điệp từ “xanh” có ý nghĩa gì? Đoạn kết này có sự gắn bó như thế nào với đoạn đầu?
“Mai sau…
Mai sau …
Mai sau …
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”
Yêu cầu trả lời:
Câu thơ lục bát tách làm 4 dòng, nhịp thơ 2/2/2 ngắt ra thành 3 nhịp cùng với điệp từ “mai sau” được nhắc tới 3 lần. Dấu chấm lửng kèm theo như gợi thời gian trong tương lai là vô cùng, vô tận. Mai sau và mãi mãi về sau đất nước Việt Nam “Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”. Sự điệp lại 3 lần từ “xanh” như một từ suy ngẫm, một sự khẳng định về sức sống trường tồn của cây tre Việt Nam, của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Gắn khổ thơ đầu và khổ thơ cuối, cả bài thơ khắc họa đậm nét hình ảnh cây tre Việt Nam: Quá khứ – hiện tại- tương lai; tre có sự sống trường tồn, mãi mãi với những phẩm chất quý báu. Biện pháp ẩn dụ, nhân hóa xuyên suốt bài thơ cùng với sự sáng tạo trong việc sử dụng thể lục bát, bài thơ gợi âm điệu vừa ca dao, vừa hiện đại ca ngợi con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam cần cù, dũng cảm, bất khuất, kiên trung.
Bài tập:
Phát biểu cảm nghĩ của em về một vài câu trong bài “Tre Việt Nam” có sử dụng biện pháp tu từ mà em tâm đắc nhất?
Tại sao tác giả lấy đầu đề là “Tre Việt Nam” ?
Nhận xét chung
Tóm lại, trong suốt quá trình vận dụng, khai thác các biện pháp tu từ vào việc cảm thụ Văn học tôi đã hướng dẫn các em thực hiện từng bước: phát hiện – phân tích – cảm thụ, nâng cao mở rộng, đưa bài tập ứng dụng. Tôi nhận thấy các em chăm chú theo dõi, hào hứng phát biểu bài, khi viết bài đã đạt kết quả cao, khả năng cảm thụ của các em được nâng lên, các bài tập ứng dụng các em đều làm tốt, có sáng tạo theo cách cảm thụ riêng của mình.
Trên cơ sở những phương pháp dùng câu hỏi để phát hiện, phân tích biện pháp tu từ, học sinh có thể vận dụng trong nhiều trường hợp khác phân tích cái hay của việc sử dụng biện pháp điệp ngữ, biện pháp tương phản…trong một đoạn thơ, đoạn văn hoặc một bài thơ… từ đó nâng cao cảm thụ tác phẩm.
Trên cơ sở hiểu biết của học sinh có thể làm thơ, vận dụng vào bài viết của mình các biện pháp tu từ, làm cho câu thơ, câu văn giàu hình ảnh sinh động.
Phần yêu cầu trả lời: Là cách giảng giải của thầy được khái quát theo sự trả lời của học sinh khi làm bài tập ứng dụng, học sinh cần có sự sáng tạo theo sự cảm nhận riêng của mình.
IV. kết quả thực hiện có so sánh đối chứng
1- Từ biện pháp tu từ các em đã được học, được bồi dưỡng các em đã dễ dàng nhận biết, phát hiện chính xác các biện pháp tu từ.
2- Biết khai thác, phân tích từng biện pháp tu từ trong những đoạn thơ (văn) có sử dụng nhiều biện pháp tu từ, các em đã biết kết hợp hài hòa các biện pháp tu từ, gắn nó với văn cảnh để khai thác nâng cao cảm thụ.
3- Không còn hiện tượng nhầm lẫn giữa biện pháp ẩn dụ và hoán dụ.
4- Khả năng cảm thụ Văn học nâng cao, các em biết vận dụng giữa việc khai thác các biện pháp tu từ với việc phân tích các biện pháp nghệ thuật khác để nâng cao vốn hiểu biết Văn học.
5- Kết quả cụ thể qua các bài kiểm tra, khảo sát:
Đề bài:
Phát hiện và phân tích hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:
“…Có học văn thơ mới biết trăng là một cái gì đẹp và quý lắm. Trăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. Trăng tỏa mộng xuống trần gian. Trăng tuôn suối mát để những tâm hồn khao khát ngụp lặn”.
Dựa vào hiểu biết về bầu trời, ánh trăng viết một đoạn văn tả bầu trời đêm trung thu (có sử dụng phép so sánh, nhân hóa).
Kết quả cụ thể:
Lớp
Sĩ số
Điểm 0 - 2,5
Điểm 2,5 - 4,5
Điểm 5 - 7,5
Điểm 8 - 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
41
0
0
1
2,5
24
58,5
16
39
6B
40
0
0
4
10
38
70
8
20
6C
39
0
0
3
8
27
69
9
23
7A
40
0
0
0
0
21
52
19
48
7B
37
0
0
3
8
24
65
10
27
7C
39
0
0
4
10
26
67
9
23
7D
38
0
0
3
8
27
71
8
21
Trong đó em Phạm Thị Duệ học sinh lớp 7A đã viết như sau:
Trăng là đề tài hấp dẫn đối với các nhà văn, nhà thơ. Biết bao nhiêu các thi nhân viết về vẻ đẹp của trăng làm rung động lòng người. Nam cao nhận xét thật độc đáo “Có học văn thơ mới biết trăng là một cái gì đẹp và quý lắm. Trăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. Trăng tỏa mộng xuống trần gian. Trăng tuôn suối mát để những tâm hồn khao khát ngụp lặn”.
Đoạn văn được tác giả dùng hình ảnh so sánh thật tài tình để khắc họa một bức tranh tuyệt mỹ về trăng. Trăng như cái liềm vàng, trăng như cái đĩa bạc. Đó là hai thời điểm trăng đầu tháng và cuối tháng. Nhà văn đã quan sát rất tinh tế, đầu tháng vầng trăng khuyết treo lơ lửng giữa bầu trời đầy sao lấp lánh được ví như “chiếc liềm vàng giữa đống sao”. Liềm gắn với đống là hình ảnh gần gũi, thân thuộc với bà con nông dân. Trăng trở lên gần gũi thân thiết với con người biết bao.
Trăng giữa tháng là vầng trăng tròn được ví “là cái đĩa bạc” đó là báu vật – một cổ vật của thiên thiên hết sức quý giá và đẹp đẽ. Báu vật đó được đặt trên một tấm thảm nhung quyền quý, cao sang của bầu trời. Trăng đẹp quá, sáng quá “trăng tỏa mộng xuống trần gian, trăng tuôn suối mát để những tâm hồn khao khát ngụp lặn”. Biện pháp nhân hóa đầy sức gợi cảm. Vầng trăng tỏa sáng dịu mát, thơ mộng, lung linh huyền ảo. Nàng trăng làm xúc động lòng người, bao nhiêu nhà thơ, nhà văn đắm chìm trong suối mát của ánh trăng để viết lên những câu thơ, câu văn tuyệt diệu về trăng.
“Trăng” là điệp khúc được nhấn mạnh nhiều lần như khẳng định vẻ đẹp tuyệt diệu của ánh trăng.
Phải có sự quan sát tinh tế, có tâm hồn yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết nhà văn mới miêu tả về trăng đẹp đến như vậy. Nhà văn khiến em càng thêm yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết.
Vận dụng vào việc viết đoạn văn ngắn miêu tả đêm trăng Trung thu em Nguyễn Thị Tuyền viết:
Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng xanh thẫm. Trăng tuôn chảy những ánh vàng trên khắp làng quê, trăng dạt dào cùng sóng lúa, trăng tắm đẫm rặng tre rì rào trong gió. Trăng lẩn trốn trong tán lá xanh rì của cây đa đầu thôn. Trăng lai láng trong vườn chuối dõi theo mấy cô cậu tý hon đang chơi trận giả. Trăng đi đến đâu nơi ấy bừng lên tiếng reo cười rộn rã.
Trăng tinh nghịch đậu vào ánh mắt của anh, của chị thanh niên. Trăng vờn lên má của các em thiếu niên. Trăng ôm ấp mái t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Rèn học sinh kỹ năng cảm thụ văn học qua một số biện pháp tu từ.doc