MỤC LỤC
I. Giới thiệu sơ lược bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ 4
II. Quản lý dược bệnh viện
1. Khoa Dược:
a. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của khoa dược 5
b. Một số bộ phận trong khoa và chức năng hoạt động
• Kho cấp phát: kho chẵn, kho lẻ, kho bảo hiểm y tế 8
• Tổ thống kê-dược chính 15
• Tổ pha chế 16
• Tổ dược lâm sàng 17
c. Mối liên hệ giữa khoa dược với các bộ phận khác trong bệnh viện 19
• Phòng kế hoạch tổng hợp
• Phòng hành chánh kế toán
• Các khoa phòng chuyên môn
d. Các quy chế dược trong bệnh viện 20
e. Nguyên tắc, căn cứ để làm dự trù, tồn trữ, kế hoạch cấp phát, biện pháp quản lí đảm bào hợp lí, an toàn trong sử dụng. 21
f. Nhận xét chung. 22
2. Nhà thuốc bệnh viện: 22
a. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động
b. Cách sắp xếp và bảo quản
c. Thực hiện quy chế quản lí thuốc (gây nghiện và hướng thần)
d. Giao tiếp với bệnh nhân
III. Sử dụng thuốc: 24
1. Danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện 26
2. Cách sắp sếp, bảo quản và kiểm tra hạn dùng 29
3. Việc sử dụng thuốc trong bệnh viện (tổ chức cấp phát thuốc) 29
IV. Giao tiếp: 30
1. Với đồng nghiệp
2. Với bệnh nhân
V. Kết luận chung. 31
VI. Nhận xét 32
VII. Một số tài liệu đính kèm 33
28 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 26427 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sổ thu hoạch thực tập tại khoa dược bệnh viện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt ba tuần thực tập tại Khoa Dược – Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ, chúng em đã học được rất nhiều điều quý báu, từ cách tổ chức, sắp xếp và thực thi công việc thực tế một cách khoa học và chuyên nghiệp tại một nơi công tác thực tiễn đến cách cư xử hòa nhã với nhau giữa các đồng nghiệp, các bộ phận cũng như cách giao tiếp thân thiện và truyền đạt thông tin hiệu quả nhất đến bệnh nhân,.v.v… Chúng em hiểu được rằng, những kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn này không chỉ đơn giản là đọc trong sách vở mà có thể có được. Và tất nhiên, chúng em sẽ không thể hoàn thành tốt học phần Thực tập Quản lý Dược Bệnh Viện nếu như không có sự hướng dẫn chi tiết và tận tình của Thầy Dương Xuân Chữ và các thầy cô ở các phòng, các tổ của Khoa Dược, cũng như không thể thiếu sự chỉ dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của các Cô Chú, các Anh Chị làm việc tại các bộ phận đã giúp chúng em nắm được công việc một cách nhanh chóng và có cái nhìn thực tế bao quát so với những gì được học trên lý thuyết.
Chính vì vậy, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Dương Xuân Chữ, đến các thầy cô, các cô chú, các anh chị trong Khoa Dược bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ đã hướng dẫn nhiệt tình và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng em trong suốt quá trình thực tập.
Đồng thời, chúng em cũng kính gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô trong bộ môn Quản lý Dược – Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ đã làm công tác liên hệ và sắp xếp cho chúng em được thực tập tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ.
Trân Trọng.
MỤC LỤC
Giới thiệu sơ lược bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ 4
Quản lý dược bệnh viện
Khoa Dược:
Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của khoa dược 5
Một số bộ phận trong khoa và chức năng hoạt động
Kho cấp phát: kho chẵn, kho lẻ, kho bảo hiểm y tế 8
Tổ thống kê-dược chính 15
Tổ pha chế 16
Tổ dược lâm sàng 17
Mối liên hệ giữa khoa dược với các bộ phận khác trong bệnh viện 19
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng hành chánh kế toán
Các khoa phòng chuyên môn
Các quy chế dược trong bệnh viện 20
Nguyên tắc, căn cứ để làm dự trù, tồn trữ, kế hoạch cấp phát, biện pháp quản lí đảm bào hợp lí, an toàn trong sử dụng. 21
Nhận xét chung. 22
Nhà thuốc bệnh viện: 22
Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động
Cách sắp xếp và bảo quản
Thực hiện quy chế quản lí thuốc (gây nghiện và hướng thần)
Giao tiếp với bệnh nhân
Sử dụng thuốc: 24
Danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện 26
Cách sắp sếp, bảo quản và kiểm tra hạn dùng 29
Việc sử dụng thuốc trong bệnh viện (tổ chức cấp phát thuốc) 29
Giao tiếp: 30
Với đồng nghiệp
Với bệnh nhân
Kết luận chung. 31
Nhận xét 32
Một số tài liệu đính kèm 33
I) GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Hình thành trên cơ sở bệnh viện Thủ Khoa Nghĩa trước ngày giải phóng, sau 25 năm xây dựng và phát triển, bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ đã nhanh chóng thay đổi về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tỉnh ngày càng tốt hơn.
Trước yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, từ 500 giường bệnh, năm 1988 Bệnh Viện phát triển lên 700 giường dù trước đó đã tách khoa nhi ra thành lập bệnh viện nhi (150 giường). Sau đó bệnh viện tiếp tục tách khoa lao, một phần các khoa răng - hàm – mặt, mắt để thành lập các trung tâm chuyên khoa. Hiện nay Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ có quy mô 500 giường với trên 630 cán bộ viên chức; trong đó 120 có trình độ đại học và trên đại học. Ngoài 7 nhiệm vụ như khám chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn.v.v…, Bệnh viện còn là cơ sở thực hành chính của trường đại học Y Dược Cần Thơ.
Khoa Dược của bệnh viện Đa Khoa Trung Ương là 1 khoa chuyên môn đặt trực thuộc giám đốc bệnh viện, được thành lập từ tháng 05/ 1975 trên cơ sở tiếp quản khoa Dược BV Thủ Khoa Nghĩa. Biên chế gần 20 người bao gồm 3 cán bộ tiếp quản ( 2 Ds đại học, 1Ds Trung học). Cơ sở vật chất nghèo nàn, Khoa Dược đảm bảo nhiều công việc khác nhau, bao gồm công tác dược, tiếp liệu thanh trùng, bao từ y dụng cụ. Thắng lợi bước đầu là tiếp nhận nguyên vẹn kho thuốc, trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ tốt cho bệnh nhân sau ngày giải phóng.
Thời kỳ đầu khoa chủ yếu làm công tác cấp phát thuốc men, y dụng cụ, sửa chữa nhỏ cho các khoa phòng bệnh viện. Bộ phận pha chế sản xuất hầu như không có gì. Mặc dầu có nhiều khó khăn nhưng khoa đảm bảo tốt công tác phục vụ bệnh nhân.
Khoa càng ngày càng phát triền theo quy mô của Bệnh viện. Phát triển cả về số lượng và chất lượng, năm sau cao hơn năm trước. Nhiệm vụ của khoa ngày càng được phục vụ tốt hơn. Đến nay khoa đã có 52 CB –CNV được đào tạo một cách cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ có tinh thần trách nhiệm cao. Khoa đã làm tốt công tác tham mưu cho Giám đốc về việc thực hiện các quy chế chuyên môn về dược trong toàn bệnh viện, được hỗ trợ tốt cho việc cung cấp thuốc men, y dụng cụ và các phương tiện phục vụ cho công tác điều trị cấp cứu trong các năm không để sai sót chuyên môn, kho tàng đảm bảo tốt. Hàng năm qua các đợt kiểm tra khoa đều được đánh giá tốt.
Công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến, sáng chế được cán bộ - nhân viên nhiệt tình ủng hộ. Khoa đã có các đề tài như: sản xuất thuốc trị dạ dày, tiết kiệm trong sản xuất, cải tiến công tác pha chế đạt chất lượng cao.
II) QUẢN LÝ DƯỢC BỆNH VIỆN
1. KHOA DƯỢC:
a. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của khoa Dược:
Cơ cấu tổ chức:
Khoa Dược bệnh viện là nơi đảm nhiệm mọi công tác về thuốc trong bệnh viện. Ngoài các công tác chuyên môn còn có các công tác về sắp xếp, vận chuyển,… Do đó, vị trí, trang thiết bị và nhân sự của khoa phải được tổ chức hợp lý. Tùy theo từng bệnh viện mà viêc tổ chức của khoa Dược có sự khác biệt nhưng vẫn đảm bảo được các bộ phận chính sau:
Thống kê dược
Dược lâm sàng, thông tin thuốc
Kho và cấp phát
Pha chế thuốc, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc
Dược chính
Quản lí chuyên môn hoạt động của nhà thuốc bệnh viện
Khoa Dược phải được xây dựng nơi thoáng mát, thuận tiện cho việc vận chuyển, cấp phát thuốc và phòng chống cháy nổ. Phải có đủ điều kiện làm việc ( hệ thống máy tính, máy in, điện thoại, fax, phần mềm quản lí sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao, các tài liệu liên quan về thuốc và nghiệp vụ dược), tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thong tin, tư vấn và quản lí sử dụng thuốc.
Vị trí khoa Dược
Sơ đồ tổ chức của Khoa Dược
Tiếp liệu Thuốc dùng Giáo dục truyền
Hành chính ngoài thông
Thống kê
Dược chính
Cấp thuốc đến tận khoa phòng
Cơ cấu nhân sự:
Tổng số nhân viên: 52, trong đó gồm:
TSDS: 1 người
DSĐH: 11 người
DSTH
Còn lại là nhân viên khác
Các chức danh chính:
STT
HỌ VÀ TÊN
CHỨC VỤ
NGÀNH
1
Dương Xuân Chữ
P. Trưởng Khoa
TS.DS chính
2
Ngô Đức Dậm
P. Trưởng Khoa
DS chính
3
Lý Phát Tuấn Linh
Tổ trưởng thống kê
DSĐH
4
Phan Thị Thu Trúc
Tổ trưởng kho lẻ
DSĐH
5
Bùi Văn Chiến
Tổ trưởng sản xuất
DSTH
6
Nguyễn Thị Phượng Hồng
Tổ trưởng kho chẵn
DSĐH
Chức năng khoa Dược bệnh viện:
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lí nâng cao chất lượng điêu trị trong các cơ sở khám, chữa bệnh.
Thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật về dược, nghiên cứu khoa học, tham gia huấn luyện bồi dưỡng cán bộ.
Quản lý thuốc men, hóa chất, y cụ và các chế độ chuyên môn về dược trong toàn bệnh viện.
Tổng hợp, nghiên cứu và đề xuất các vấn đề về công tác dược trong tòan bệnh viện đảm bảo thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an tòan, hợp lý trong tòan bệnh viện, giúp giám đốc bệnh viện chỉ đạo thực hiện và phát triển công tác dược theo phương hướng của ngành và yêu cầu của điều trị.
Nhiệm vụ của khoa Dược:
Khoa Dược bệnh viện có những nhiệm vụ sau:
- Đảm bảo cung cấp thuốc men, hóa chất, y cụ đầy đủ kịp thời, đáp ứng yêu cầu điều trị.
- Tổ chức quản lý cấp phát thuốc, hóa chất, y cụ.
- Tổ chức pha chế sản xuất thuốc theo chủ trương và phương hướng của Bộ Y tế
- Thực hiện kiểm soát, kiểm nghiệm.
- Bảo quản thuốc men, hóa chất, y dụng cụ.
- Thực hiện các quy chế, chế độ chuyên môn vầ dược trong khoa và hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các chế độ đó trong tòan bệnh viện.
- Hướng dẫn sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc dùng thuốc hợp lý an tòan, thông tin tư vấn về thuốc.
- Chỉ đạo tuyến.
- Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và đào tạo.
- Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động thống kê quyết toán thuốc về mặt số lượng đúng quy định và đúng thời gian.
Hoạt động khoa Dược:
Các hoạt động của khoa Dược căn cứ trên các văn bản pháp luật hiện hành như:
- Luật Dược 34/2005/QH11
- Quy chế bệnh viện 1895/1997/BYT/QĐ
- Thông tư 11/2010/TT-BYT: Hướng dẫn hoạt động liên quan thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc
- Thông tư 08/2009/TT- BYT: Danh mục thuốc không kê đơn
- Quyết định 04/2008/QĐ-BYT: Về quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú
- Quyết định 11/2007/QĐ-BYT: Ban hành nguyên tắc tiêu chuẩn GPP
- Các công văn công bố số đăng kí, rút số đăng kí, ngừng sử dụng hay thu hồi thuốc cua Bộ Y tế
- Công văn 1517/BYT-KCB: Danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn
- ….
Một số bộ phận trong khoa và nhận xét:
Tổ kho:
+ Kho chẵn:
Nhiệm vụ:
Lập dự trù đủ dùng trong 1 tháng nhằm cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời và chất lượng cho bệnh nhân, đáp ứng nhu cầu về thuốc cho điều trị nội trú và ngoại trú tại bệnh viện.
Bảo quản thuốc trong điều kiện thích hợp nhằm đảm bảo chất lượng thuốc khi tới tay bệnh nhân.
Quản lý thuốc nhập, xuất rõ ràng, chính xác, đúng trình tự, chủ yếu cấp phát thuốc cho kho lẻ và bảo hiểm y tế ngoại trú.
Nhân sự, cơ sở vật chất, quản lý :
Nhân sự: 1 DSDH, 4 DSTH, 1 Dược tá
Cơ sở vật chất: Gồm 4 kho:
Kho 1 (kho thuốc gây nghiện, hướng thần): thuốc gây nghiện, hướng thần được bảo quản sắp xếp theo các kệ, thuốc cần bảo quản lạnh có các tủ lạnh phục vụ cho việc bảo quản, do DS. ĐH quản lý. Có bảng danh mục các thuốc ở mỗi kệ và trong tủ ( tiện lợi cho việc tra cứu. Các thuốc trước đây được xét bảo quản theo quy chế độc A, B nay không còn bảo quản nhưng vẫn được sắp xếp bảo quản chung. Có thiết bị điều hòa nhiệt độ và ẩm kế để kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm của kho.
Kho 2: kháng sinh, tiểu đường, hạ lipid máu.
Kho 3: giảm đau, chống ung thư…
Kho y cụ và vật tư y tế tiêu hao: sắp hàng theo nguyên tắc: “ Dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm”, săp xếp theo từng nhóm công dụng: chỉ khâu; bông băng; bơm tim… Có 2 loại vật tư:
Vật tư y tế tiêu hao: phòng y cụ quản lý.
Vật tư y tế cố định (y cụ): trước đây do Phòng y cụ quản lý nhưng hiện nay đang chuyển giao cho phòng vật tư y tế quản lý để tiện lợi cho việc sửa chữa những y cụ bị hư và để tiện cho thanh lý.
Kho 4: Kho hoá chất ( hoá chất xét nghiệm: huyết học, vi sinh, sinh hoá) bảo quản hoá chất trong tủ lạnh thường, tủ lạnh 2 – 8 0C và phòng có máy điều hoà ( 200C. Tất cả các máy phải hoạt động 24/24. Khi cúp điện sẽ sử dụng nguồn điện riêng của bệnh. Phòng Bảo quản có hệ thống đèn – mang nguồn điện dự trữ - khi cúp điện đèn sẽ tự bật lên.
Hoạt động:
Việc mua thuốc.
Hàng tháng dựa vào mức sử dụng thuốc tại khoa trại và tổng kho thuốc của khoa Dược, kho chẵn lập dự trù đủ dùng trong 1 tháng (bình thường lập dự trù vào ngày 20 hàng tháng), khi hết hàng không chờ hết tháng mà lập dự trù bổ sung ngay. Đối với thuốc độc mỗi năm dự trù cho Bộ Y Tế 1 lần, nếu thiếu có thể lập dự trù bổ sung. Thủ quỹ kho sẽ đánh dự trù trình trưởng khoa và Giám đốc duyệt
Thông qua hình thức đấu thầu, khoa Dược mua thuốc chủ yếu tại Doanh nghiệp Nhà nước, có ưu tiên cho thuốc sản xuất trong nước có chất lượng bảo đảm, không mua thuốc bừa bãi, phải dựa vào các nguyên tắc:
+ Thực hiện theo luật đấu thầu của Quốc Hội.
+ Theo thông tư 111 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư.
+ Theo thông tư số 10/2007 của Bộ Y tế và Tài chính.
+ Thuốc mua nằm trong danh mục thống nhất mà Ban Giám đốc và Hội đồng thuốc và điều trị đã ban hành.
+ Danh mục thuốc được xây dựng dựa vào yêu cầu thực tế điều trị của khoa trại (khoa điều trị), phác đồ điều trị của Bệnh viện và danh mục của Bộ Y Tế.
Nhập kho: phòng thống kê làm phiếu nhập, hàng nhập kho phải được kiểm tra kỹ với sự có mặt của ba bộ phận: tài vụ, thống kê dược và kho(thủ kho).
Xuất kho: kho lẻ làm phiếu lĩnh, phòng thống kê đánh phiếu xuất
Việc xuất nhập cũng tuân thủ theo nguyên tắc: FIFO, FEFO. Theo dõi hạn dùng của thuốc, không được có thuốc quá hạn dùng ở kho.
Việc cấp phát thuốc:
Việc cấp phát thuốc từ kho chẵn sang kho lẻ phải có phê duyệt hoặc kiểm soát của khoa Dược, mỗi tuần 1 lần đối với thuốc thường, mỗi tháng 1 lần đối với thuốc gây nghiện.
Trước khi cấp phát thuốc phải thực hiện:
3 kiểm tra:
Thể thức đơn hoặc phiếu lĩnh thuốc.
Nhãn thuốc: tên, nồng độ, hàm lượng, đường dùng.
Chất lượng thuốc: bằng cảm quan.
3 đối chiếu:
Tên thuốc trên đơn, phiếu lĩnh thuốc với nhãn thuốc.
Nồng độ, hàm lượng thuốc trên đơn, phiếu với thuốc sẽ giao.
Số lượng, số khoản trên đơn, phiếu lĩnh với thuốc sẽ giao.
Trong quá trình bảo quản phải thực hiện 5 chống:
Ẩm mốc, mối mọt
Cháy nổ
Thiên tai, thảm họa
Trộm cắp, tiêu cực
Quá, cận hạn dùng
( NHẬN XÉT:
Việc sắp xếp và quản lý thuốc và hóa chất, y cụ trong các kho đảm bảo được các nguyên tắc và yêu cầu của quy chế dược.
Quy trình mua thuốc thực hiện theo đúng các quy định của Bộ Y Tế, quy trình cấp thuốc cho kho lẽ được thực hiện đúng yêu cầu. Việc kiểm tra hạn dùng, nhiệt độ, độ ẩm được thực hiện thường xuyên.
Tuy nhiên, do điều kiện diện tích kho còn khá nhỏ so với lượng thuốc của bệnh viện nên còn một số thuốc phải để bên ngoài kho, điều này một phần nào ảnh hưởng đến chất lượng của những thuốc này.
+ Kho lẻ:
Nhiệm vụ: Đảm bảo cấp phát thuốc cho bệnh nhân khoa ngoại và BHYT nội trú.
Nhân sự: 1 DSĐH, 4 DSTH, 3 dược tá. (Chỗ này đền nghị tham khảo nhóm kia, vì theo TR biết trog kho lẻ hiện tại đến 2 hay 3 DSDH rồi, nhân sự đến 12 ng lận, mấy pạn copy năm trước k oak DM ơi ()
Hoạt động:
Thuốc được sắp xếp trên các kệ và tủ, có các tủ thuốc riêng dành cho thuốc gây nghiện và thuốc hướng thần do DS ĐH giữ chìa khóa, có tủ lạnh để bảo quản các thuốc kháng sinh, huyết thanh và các thuốc cần bảo quản lạnh khác. Mỗi vị trí kệ hoặc tủ thuốc, tủ lạnh đều có danh mục các thuốc để tiện cho việc kiểm tra và bảo quản.
Khi có hóa đơn nhận thuốc đến, nhân viên lấy thuốc, vật tư tiêu hao theo hóa đơn rồi soạn ra đủ và thuốc hay vật tư sẽ được giao đến nơi nhận.
Phân công quản lý thuốc và sắp xếp kho theo các nhóm:
Thuốc thường.
Kháng sinh.
Thuốc bổ, vitamin, thuốc dùng ngoài, thuốc ho.
Thuốc độc (không còn quản lý nhưng vẫn sắp xếp riêng).
Dịch truyền.
Y cụ.
Thuốc gây nghiện, hướng thần.
Dự trù mỗi tuần 1 lần, riêng thuốc gây nghiện mỗi tháng 1 lần.
Mỗi người phụ trách một nhóm thuốc sẽ có 1 phiếu xuất nhập thuốc hàng ngày.
( NHẬN XÉT:
Vị trí đặt tủ bảo quản lạnh các thuốc chưa thuận tiện cho việc lấy thuốc, lối đi bố trí còn hẹp nên gây trở ngại cho việc ra lẻ thuốc khi nhận từ kho chẵn.
Phân công vị trí quản lí trong kho lẻ hợp lí. Việc cấp phát thuốc cho các khoa, phòng được thực hiện tốt và được kiểm soát chặt chẽ.
Nhân viên trong kho làm việc hòa đồng, có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, không khí làm việc vui vẻ, cởi mở.
Sơ đồ kho lẻ.
Chú thích:
TK 1: Quản lý thuốc kháng sinh.
TK 2: Quản lý thuốc độc A, B (vẫn quản lý riêng mặc dù không còn quy chế quản lý).
TK 3: Quản lý thuốc thường.
TK 4: Quản lý Vitamin, khoáng chất.
TK 5: Quản lý vật tư y tế.
TK 6: Quản lý dịch truyền.
+ Kho BHYT:
Nhiệm vụ: cấp phát cho BHYT ngoại trú.
Nhân sự:
1 DSĐH làm công tác quản lý
Bộ phận phát thuốc: 2 DSTH và 1 DT
Bộ phận thống kê vi tính: 1 DSTH và 1 Kế toán TH
Nhập thuốc và phát thuốc:
Nhập thuốc trực tiếp từ kho chẵn.
Ra lẻ thuốc và cấp cho bệnh nhân ngoại trú có BHYT.
Công tác sổ sách: sổ xuất nhập thuốc và giấy thanh toán ra viện.
Quy trình làm việc:
Bộ phận nhận sổ BHYT: nhận Sổ khám bệnh ngoại trú, làm các thủ tục cần thiết. Hướng dẫn bệnh nhân đóng tiền (nếu là BHYT tự nguyện).
Bộ phận vi tính thống kê đơn thuốc, in biểu mẫu toa thuốc và đưa qua bộ phận lấy thuốc.
DSDH nhập toa thuốc vào phần mềm để quản lí số lượng cấp phát và đối chiếu với thực tế.
Bộ phận lấy thuốc căn cứ vào toa thuốc của bác sĩ và biểu mẫu của bộ phận vi tính lấy thuốc và giao cho bệnh nhân.
Bệnh nhân lấy thuốc và ký tên vào biểu mẫu, Quầy BHYT giữ lại các hồ sơ và biểu mẫu để làm cở sở thanh toán lại với BHXH.
BN giữ toa
Mạng nội bộ
( NHẬN XÉT:
Phòng BHYT sử dụng mạng nội bộ trong bệnh viện và phần miền quản lý để cập nhật thông tin về từng BN đang được BS khám. Khi bệnh nhân đến nộp sổ BHYT chờ lãnh thuốc phòng BHYT căn cứ vào mã số trên toa thuốc để đối chiếu và kiểm tra lại để đảm bảo cấp phát đúng loại thuốc được quy định trong danh mục thỏa thuận giữa bệnh viện và bên BHXH. Đồng thời phát hiện và cảnh báo những tương tác lớn nếu có.
Số lượng bệnh nhân trong ngày tương đối lớn trong khi với số lượng nhân viên tại phòng ít nên khó đáp nhanh cho bệnh nhân.
Nhân viên y tế phục vụ hòa nhã, lịch sự với bệnh nhân.
Tổ thống kê – dược chính:
Nhân sự gồm: DSĐH, DSTH
Nhiệm vụ và hoạt động:
Thực hiện công tác kiểm tra quy chế chuyên môn dược tại khoa dược. các khoa phòng và nhà thuốc trong bệnh viện
Cập nhật các văn bản quy định về quản lí chuyên môn và phổ biến, triển khai thực hiện các qui định này tại các khoa phòng trong bệnh viện
Đảm nhiệm công tác đấu thầu và cung ứng thuốc
Thống kê số lượng, hạn dùng của thuốc hóa chất, VTTH trong khoa Dược.
Lập dự trù thuốc, hóa chất, VTTH trình trưởng khoa Dươc duyệt
Định kì kiểm tra việc bảo quản, quản lý cấp phát thuốc tại khoa dược
Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa, phòng
( NHẬN XÉT:
Hiện tại tổ dược chính thống kê của bệnh viên ĐKTW Cần Thơ đã và đang đảm bảo tốt các nhiệm vụ của mình, góp một phần không nhỏ vào thành công của toàn khoa Dược, đảm bảo cho toàn bộ hoạt động của khoa được thực hiện theo quy chế, đảm bảo số lượng và chất lượng cho thuốc trong toàn bệnh viện
Tổ pha chế:
Nhân sự gồm: 1 DSTH và 2 công nhân dược
Nhiệm vụ và hoạt động:
Hiện nay công tác pha chế ở bệnh viện vẫn còn hạn chế, do chưa có điều kiện đầy đủ và trang thiết bị cần thiết. Khoa dược bệnh viện ĐKTW Cần Thơ chỉ có một phòng pha chế để pha chế cồn và những dung dịch dùng ngoài không tiệt trùng như sau:
+ Các loại cồn nhiều nồng độ
+ Cồn Iod.
+ Dung dịch sorbitol 3,33%
+ Dung dịch NaCl 0,9%
Trang thiết bị bao gồm máy cất nước, máy hấp hơi và các cụng cụ cần thiết khác
Đã có phòng pha chế vô trùng nhưng chưa được đưa vào sử dụng vì con thiếu dụng cụ và trang thiết bị cần thiết.
Các chế phẩm sau khi đã kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào sử dụng cho bệnh nhân nội viện.
( NHẬN XÉT:
Tuy việc pha chế ở khoa Dược vẫn còn ở qui mô nhỏ nhưng công tác pha chế vẫn đảm bảo đúng theo nguyên tắc và đúng theo qui định, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tổ dược lâm sàng:
Nhân sự: 3 DSDH
Nhiệm vụ và hoạt động:
Hiện nay, công tác dược lâm sàng trong bệnh viện mới bước đầu vào giai đọan phát triển và hoàn thiện. Cho nên việc thực hiện vẫn chưa được phổ biến cũng như chưa phát huy được hết tất cả các chức năng, nhiệm vụ của mình. Một phần do công tác này chưa được chú trọng trong thời gian trước đó, một phần do chưa có đủ điều kiện để thực hiện. Đến nay, công tác này đang rất được quan tâm và ngày càng hoàn thiện hơn, cả về tổ chức và trình độ chuyên môn nhằm góp phần rất lớn vào việc sử dụng thuốc an toàn ,hợp lý, công tác điều trị bệnh ngày càng đạt hiệu quả cao.
Hoạt động của dược lâm sàng ở bệnh viện với nhiều hình thức như:
+ Chủ động tư vấn thường xuyên cho các bác sĩ việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh
+ Theo dõi và báo cáo các phản ứng có hại của thuốc (ADR).
+ Tổ chức bình đơn thuốc, các buổi hội nghị, hội thảo,
+ Tham gia trực tiếp với hội đồng thuốc và điều trị, .
( NHẬN XÉT:
Công tác dược lâm sàng vẫn còn là một lĩnh vực mới hầu như chưa được quan tâm đúng mức ở bệnh viện đa khoa TW Cần Thơ nói riêng và trong cả nước nói chung. Tuy nhiên, một thành công rất lớn của BV ĐKTƯ Cần Thơ là khoa Dược đã có thể phát thuốc đến tận các khoa, phòng điều trị.
Việc áp dụng tin học hóa trong công tác dược lâm sàng thật sự cần thiết và hoàn toàn có thể thực hiện được khi bệnh viện đã tin học hóa tới từng khoa phòng điều trị và các bác sĩ kê đơn trực tiếp trên máy tính. Cán bộ dược lâm sàng sẽ cập nhật thông tin về thuốc mới, dược động lực học, tác dụng phụ, tương tác thuốc vào hệ thống cơ sở dữ liệu trong phần mềm tương tác thuốc. Trên cơ sở phần mềm này, bác sĩ sẽ được cảnh báo ngay các tương tác có thể gặp trong quá trình kê đơn thuốc, điều này sẽ giúp cho quá trình kê đơn của bác sĩ được tối ưu hóa.
Mối liên hệ giữa khoa Dược với các bộ phận khác trong bệnh viện:
Phòng kế hoạch tổng hợp:
Khoa Dược chủ động phối hợp trong việc lập dự trù thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế và chủ động nắm tình hình thực hiện các chế độ chuyên môn về dược cũng như việc quản lý sử dụng thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế …
Phòng kế hoạch tổng hợp có trách nhiệm cung cấp tình hình số liệu và tham gia ý kiến với khoa Dược về những vấn đề trên.
Phòng tài chính kế toán:
Khoa Dược cung cấp tình hình và số liệu sử dụng thuốc bằng số lượng, nhu cầu thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế để phòng tài chính kế toán tính thành tiền quyết toán và dự trù kinh phí cho khoa dược.
Phòng tài chính kế toán cung cấp tình hình và tiêu chuẩn dùng thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế bằng tiền cho khoa dược.
Hai bên cùng nhau đối chiếu giữa tiêu chuẩn sử dụng thuốc bằng số lượng với tiêu chuẩn sử dụng thuốc bằng tiền trên cơ sở chế độ chính sách của ngành để giúp lãnh đạo bệnh viện chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ điều trị bệnh và chống tham ô lãng phí
Các khoa phòng chuyên môn:
Phối hợp trao đổi về sử dụng thuốc, hóa chất (nhu cầu, thực tế sử dụng)
Theo ủy nhiệm của Giám đốc bệnh viện, khoa Dược tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện các qui chế, chế độ chuyên môn về dược và việc sử dụng thuốc ở khoa, phòng.
Qua đó khoa dược nắm sát các yêu cầu của đơn vị đó để có kế hoạch phục vụ tốt hơn.
( NHẬN XÉT:
Khoa Dược có mối liên hệ chặt chẽ và phối hợp tốt với các khoa phòng khác trong toàn bệnh viện nhằm thực hiện tốt công tác Dược trong bệnh viện.
Các quy chế dược trong bệnh viện:
Một số văn bản cơ bản:
Luật dược 34/2005/QH11 ban hành ngày 01/10/2005
Thông tư 08/2009/TT-BYT ngày 01/07/2009 ban hành danh mục thuốc không kê đơn
Thông tư 11 /2010/TT-BYT ban hành ngày 29/04/2010 hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc hướng tâm thần và các tiền chất dùng làm thuốc
Thông tư 10/2010/TT-BYT ban hành ngày 29/04/2010 hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện
Công văn 1517/BYT-KCB ban hành ngày 06/03/2008 hướng dẫn thực hiện Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.
Quyết định 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008 về việc ban hành Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
Quyết định 05/2008/ QĐ-BYT ngày 01/02/2008 về việc ban hành danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại cơ sở khám, chữa bệnh.
Thông tư 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 hướng dẫn hoạt động xuất khẩu nhập khẩu và bao bì tiếp sức trực tiếp với thuốc
Thông tư 15/2011/TT-BYT ngày 19/04/2011 quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sổ thu hoạch thực tập tại khoa dược bệnh viện.doc