Đề tài Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

LỜI CAM ĐOAN. i

LỜI CÁM ƠN. ii

DANH MỤC HÌNH . vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU. viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. ix

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN .6

1.1 Tổng quan về du lịch và vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân .6

1.1.1 Khái niệm ngành du lịch.6

1.1.2 Đặc điểm ngành du lịch .9

1.2 Quản lý nhà nước về du lịch .11

1.2.1 Đặc điểm của quản lý nhà nước về du lịch.11

1.2.2 Vai trò của quản lý nhà nước đối với du lịch .13

1.2.3 Yêu cầu đối với quản lý nhà nước về du lịch .15

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý của nhà nước về du lịch .18

1.3.1 Các nhân tố khách quan.18

1.3.2 Các nhân tố chủ quan.20

1.4 Nội dung công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp tỉnh .22

1.4.1 Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước, ban

hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, công khai quy hoạch, kế

hoạch phát triển du lịch mang tính đặc thù của địa phương thuộc thẩm quyền

.23

1.4.2 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.24

1.4.3 Tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong hoạt động

du lịch, giữa địa phương và trung ương trong QLNN về du lịch .25

1.4.4 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng,hỗ trợ nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch

.26

pdf119 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực, bên bờ Bắc là nơi sinh hoạt, kinh doanh buôn bán của nhân dân thành phố, bên bờ nam là khu vực tập trung các cơ quan hành chính của tỉnh. Đền Kỳ Cùng đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, hiện là nơi thu hút rất đông đảo bà con khách thập phương đến tham quan du lịch và cúng lễ. - Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên: KBT Hữu Liên thuộc địa phận xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng được thành lập năm 1990, rừng đặc dụng Hữu Liên có tổng diện tích tự nhiên là 10.604 ha, trong đó có .436,6 ha thuộc diện khoanh nuôi, bảo vệ, được coi là lá phổi của vùng Đông Bắc. Trong đó có nhiều loài cây nguyên sinh quý hiếm hàng trăm năm tuổi như lim, nghiến, sến, táu...và nhiều động vật quý hiếm. Hữu Liên được các chuyên gia đánh giá có đa dạng sinh học cao, điển hình của hệ sinh thái trên núi đá vôi, là tài nguyên du lịch sinh thái có giá trị. - Ngoài các điểm tài nguyên trên, còn có thể kể đến các cảnh quan tự nhiên như KBT tự nhiên Mỏ Rẹ (Bắc Sơn); thác Trà, thác Khuôn Vạn (TP. Lạng Sơn); thác Bản Ngà (huyện Cao Lộc); hang Cốc Mười, hang Bản Bó (huyện Tràng Định).v.vcũng đều có giá trị phục vụ du lịch. [7] 2.1.4 Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch 2.1.4.1 Hệ thống giao thông 46 Hệ thống giao thông vận tải của Lạng Sơn chủ yếu là giao thông đường bộ và đường sắt, giao thông đường sông chưa phát triển vì các sông có lưu lượng nước nhỏ, nước cạn, nhiều ghềnh thác, vận tải hàng không chưa có. * Đường bộ: Lạng Sơn có hệ thống giao thông đường bộ tương đối thuận lợi, bao gồm: quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và các tuyến đường đến các xã, liên xã, mật độ đường bộ của Lạng Sơn đạt 0,44 km/km2 và 4,9 km/1.000 dân; tổng chiều dài các tuyến đường bộ là 3.657 km. * Đường sắt : Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng: Tổng chiều dài chạy trên địa phận của tỉnh là 92 km, khổ đường lồng 1,435 và 1,000 m, tuyến cơ bản chạy song song với QL 1A, trên tuyến chạy trên địa bàn tỉnh có 26 cầu với tổng chiều dài cầu 1.886 m, có 11 nhà ga, hệ thống tín hiệu sử dụng tín hiệu đèn màu, ghi điện và đóng đường bán tự động, năng lực thông qua quanh năm, lưu lượng bình quân 171 hành khách/ngày và 2.485 tấn hàng/ngày. * Các tuyến đường sông :Trên địa bàn tỉnh có 7 con sông chính là: sông Kỳ Cùng, sông Thương; sông Trung; sông Hoá; sông Bắc Giang; sông Bắc Khê; sông Lục Nam, với tổng chiều dài chảy qua địa bàn tỉnh là 360 km. Tuy nhiên, vận tải đường sông không phát huy được hiệu quả do địa hình rừng núi phức tạp, lòng sông có nhiều thác ghềnh, nước sông thường cạn và chảy xiết, hiện nay chỉ khai thác vận tải đường sông một số đoạn sâu ở các sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Bắc Giang, sông Bắc Khê chủ yếu bằng bè mảng, khối lượng không đáng kể. * Đường hàng không : Thực tế, hiện nay trên địa bàn tỉnh lĩnh vực vận tải hàng không chưa phát triển, chưa có sân bay. Trước đây, có sân bay Mai Pha nằm ở phía Nam thành phố Lạng Sơn, đây là sân bay dã chiến nhỏ, nằm ở địa bàn thấp hay bị ngập lụt, sân bay có một đường băng dài 1.400 m, ngắn và hẹp, do đó sân bay chủ yếu là tiếp nhận loại máy bay trực thăng. Hiện nay, khu đất sân bay đã có định hướng quy hoạch thành khu đô thị, sân bay sẽ bố trí ở một vị trí khác. [5] 2.1.4.2 Mạng lưới bưu chính viễn thông Toàn tỉnh Lạng Sơn có tổng số 2 5 điểm phục vụ bưu chính, bao gồm: 02 bưu cục cấp I, 11 bưu cục cấp II, 21 bưu cục cấp III, 13 điểm bưu điện văn hoá xã, 101 thùng thư 47 công cộng độc lập, bán kính phục vụ bình quân 3,1 km. Số dân phục vụ bình quân là 2.661 người/1 điểm phục vụ. Có 225/226 xã phường, thị trấn có báo phát hành đến trong ngày, đạt tỷ lệ 99,56% xã, phường, thị trấn có báo đọc trong ngày, với mạng vận chuyển Bưu chính rộng khắp, hiện tại các dịch vụ Bưu chính phổ cập đã được phục vụ đến hầu hết các xã. Dịch vụ điện thoại cố định: tính đến thời điểm này đã đạt chỉ tiêu 100% số xã có máy điện thoại cố định; số lượng thuê bao cố định đạt 14,86 máy/100 dân. Tổng số thuê bao di động trên toàn tỉnh hiện nay là 700.524 thuê bao, thuê bao Internet ADSL là 16.344 thuê bao, đạt mật độ 2,23 thuê bao/100 dân. [8] 2.1.4.3 Cơ sở lưu trú Hiện nay có 220 cở sở lưu trú với 2.600 buồng nghỉ, công suất sử dụng buồng trung bình đạt 80% năm 2018. Ở huyện Bắc Sơn có làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn được thành lập từ tháng 9/2010 đã góp phần thu hút người dân tham gia cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay số hộ gia đình đăng ký kinh doanh du lịch cộng đồng mới chỉ dừng lại ở 6 hộ kinh doanh, xuất phát từ 5 hộ gia đình được chọn ban đầu. Hoạt động du lịch cộng đồng ở đây bước đầu cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Nhìn chung, cơ sở lưu trú tại Lạng Sơn hiện nay còn thiếu và yếu. Chất lượng phòng nghỉ chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế. Chưa có khách sạn 5 sao và các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Ở một số huyện các mô hình homestay phát triển tự phát. Chủ cơ sở homestay đầu tư tùy theo khả năng của mỗi gia đình, dựa theo kinh nghiệm, chưa thực sự nghiên cứu và dựa trên nhu cầu của khách du lịch nên mới đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy, cơ sở lưu trú tại Lạng Sơn cần nâng cấp về chất lượng, phát triển thêm về số lượng mới đảm bảo nhu cầu của khách du lịch và thu hút được khách lưu trú tại địa bàn. Ẩm thực được coi là thế mạnh của Lạng Sơn nhưng vẫn chưa được khai thác tốt phục vụ khách du lịch. Chỉ có một số nhà hàng lớn ở thành phố Lạng Sơn đáp ứng được nhu cầu đa dạng về ẩm thực của du khách, một số hộ gia đình cung cấp dịch vụ lưu trú homestay đã biết khai thác một số món ăn mang đậm bản sắc văn hóa địa phương và bước đầu tạo được ấn tượng với khách du lịch. Tuy nhiên, nghệ thuật chế biến món ăn chưa được giới thiệu, quảng bá tới du khách. Cách thức và kỹ năng phục vụ khách du 48 lịch thưởng thức ẩm thực địa phương chưa được chú trọng. Có chủ gia đình thể hiện lòng hiếu khách bằng cách nấu món ăn thật nhiều, chưa chú ý đến đặc điểm tâm lý, nhu cầu và thị hiếu của từng đối tượng khách du lịch. Do đó, mặc dù khách du lịch cảm nhận được lòng hiếu khách của chủ gia đình, nhưng tính chuyên nghiệp trong dịch vụ cung cấp cho khách du lịch còn nhiều hạn chế. [9] 2.2 Thực trạng u lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 – 2018 2.2.1 Lượng khách du lịch Du lịch Lạng Sơn thời gian qua phát triển trong bối cảnh chung của cả nước với nền kinh tế được khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, tìm hiểu văn hoá, lễ hội của người dân tăng lên nhanh. Năm 2012, khách đến Lạng Sơn 2.016.560 lượt khách thì đến năm 201 Lạng Sơn đón 2.640.000 lượt tăng 5,6% so với năm 2016, năm 2018 đạt khoảng 2.800.000 lượt khách, tăng 6,3% so với năm 201 . Bảng 2.2 Khách du lịch đến Lạng Sơn giai đoạn 2012 – 2018 TT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 Tổng lượt khách 2.016.560 2.171.080 2.210.400 2.350.000 2.510.500 2.640.000 2.800.000 % tăng trưởng 0,83% 7,66% 1,81% 6,32% 6,83% 5,6% 6,3% 2 Khách quốc tế 247.900 264.680 207.100 300.000 361.000 382.000 430.000 % tăng trưởng 0,16% 6,77% -21,75% 44,86% 20,33% 10,6% 11,6% 3 Khách nội địa 1.768.660 1.906.400 2.003.300 2.050.000 2.149.500 2.260.000 2.378.000 % tăng trưởng 0,92% 7,79% 5,08% 2,33% 4,85% 1,05% 1.05% 4 Tổng khách lưu trú 946.305 1.019.370 1.053.425 1.100.000 1.165.000 1.353.350 1.515.530 Khách lưu trú quốc tế 61.975 66.170 51.775 75.000 90.250 83.550 85.128 Khách lưu trú nội địa 884.330 953.200 1.001.650 1.025.000 1.074.750 1.269.800 1.300.201 5 Tổng khách tham quan 1.070.255 1.151.710 1.156.975 1.250.000 1.345.500 1.520.450 1.878.870 6 Thời gian lưu trú trung bình khách quốc tế 1,2 1,2 1,3 1,3 1,3 1,4 1,4 7 Thời gian lưu trú trung bình khách nội địa 1,3 1,4 1,5 1,6 1,7 1,8 1,8 49 - Khách quốc tế: Từ năm 2012 trở lại đây tăng nhanh với tốc độ trung bình trên 6,09%/năm. Trong tổng số khách du lịch đến Lạng Sơn năm 2018, khách quốc tế đạt 430.000 lượt khách (chiếm khoảng 15,3% tổng số). - Khách nội địa: Năm 2018, Lạng Sơn đón 2.3 8.000 lượt khách nội địa, chiếm 84,7% tổng số khách đến Lạng Sơn. Khách nội địa chủ yếu là khách tham quan các di tích lịch sử cách mạng, đi lễ hội, khám phá, trải nghiệm, du lịch sinh thái. Khách du lịch đến Lạng Sơn bằng đường bộ từ Hà Nội theo quốc lộ 1A, hoặc qua Thái Nguyên theo quốc lộ 1B, khách từ các tỉnh khác và khách quốc tế qua cửa khẩu Hữu Nghị. Lượng khách du lịch đến Lạng Sơn tương đối cao, tuy nhiên thời gian lưu trú của khách ít. Do sản phẩm du lịch Lạng Sơn chưa hấp dẫn, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhìn chung, khách du lịch đến Lạng Sơn thời gian qua chủ yếu là khách nội địa từ Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, miền Nam, trong đó khách tham quan là chính. Khách du lịch quốc tế đến chủ yếu đến từ một số nước Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, khách nước ngoài sinh sống và làm việc tại Hà Nội và đặc biệt là khách Trung Quốc chiếm số lượng lớn. Khách quốc tế đi tự do hoặc đi theo đoàn với số lượng khách ít. [10] 2.2.2 Tổng thu từ du lịch của Lạng Sơn Là các khoản thu từ khách du lịch trên địa bàn của tỉnh Lạng Sơn. Khoản thu này bao gồm thu từ lưu trú, ăn uống, từ vận chuyển, mua sắm, vui chơi giải trí... và các dịch vụ khác. Các khoản chi trả đó không những mang lại nguồn thu cho riêng ngành du lịch (các doanh nghiệp do du lịch quản lý) mà còn mang lại nguồn thu cho các ngành khác như thương mại, giao thông, bưu chính viễn thông, ngân hàng.... Bảng 2.3 Doanh thu du lịch của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 – 2018 Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 Tổng thu 790 810 820 839 870 910 980 2 Tăng/giảm so với năm trước 0,2% 0,1% 0,2% 0,4% 0,5% 0,8% 0,9% 3 Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2012 - 2018 5,2% 50 Số liệu thống kê cho thấy thu nhập du lịch của tỉnh trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Giai đoạn 2012 đến 2018, tiếp tục đà tăng trưởng trước đó, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của dòng khách du lịch nội địa đến với tỉnh Lạng Sơn, thu nhập du lịch của tỉnh Lạng Sơn vẫn duy trì mức tăng trưởng xấp xỉ 6%/năm. Năm 2012 đạt 790 tỷ VND, năm 2018 đạt 980 tỷ đồng. Khách quốc tế và khách nội địa đến Lạng Sơn đều chi tiêu nhiều cho các dịch vụ lưu trú và ăn uống; trong đó doanh thu dịch vụ ăn uống vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là doanh thu từ việc phục vụ lưu trú. Một đặc điểm cơ bản của du lịch Lạng Sơn là doanh thu từ dịch vụ bán hàng hoá chiếm tỷ trọng rất cao tuy nhiên phần lớn nguồn thu này được tính cho ngành thương mại. Tuy nhiên, không thể phủ định vai trò rất lớn từ hoạt động du lịch để tạo ra nguồn thu này. Hiện trạng phát triển du lịch của Lạng Sơn và mức chi tiêu trung bình của khách du lịch hiện nay ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, mức chi tiêu trung bình 1 ngày của khách du lịch quốc tế có lưu trú qua đêm tại Lạng Sơn giai đoạn 2012 - 2018 là 880.000 đồng/ngày (40 USD/ngày); khách nội địa có lưu trú là 550.000 đồng/ngày (25 USD/ngày); khách tham quan trong ngày là 400.000 đồng/ngày (20USD/ngày), như vậy tổng thu xã hội từ du lịch năm 2018 đạt 980 tỷ đồng. Nhìn chung, mức thu từ du lịch của Lạng Sơn chưa tương xứng với lượng khách đến Lạng Sơn, một phần do đối tượng khách có mức chi trả thấp, mặt khác do đầu tư vào các khu du lịch còn hạn chế, chất lượng và cấp hạng các tiện nghi phục vụ du lịch chưa cao, chưa phong phú, mức giá thấp. Tại một số các điểm tham quan, hệ thống nhà hàng, các tiện nghi ăn uống, bán hàng và dịch vụ cho khách du lịch chưa phát triển, chưa khai thác được các làng nghề truyền thống trong việc thiết kế các sản vật của địa phương làm quà lưu niệm cho du khách nên chưa khuyến khích được chi tiêu của du khách (mua sắm là một thú vui của du khách và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch). Thu nhập từ khách lưu trú chưa đạt được so với kế hoạch đề ra (đạt 95%), trong khi đó thu nhập từ khách tham quan tăng hơn 20%, điều này chứng tỏ du lịch Lạng Sơn đã chú trọng vào các dịch vụ và tạo ra được nhiều sản phẩm dẫn thu hút khách du lịch hơn trước, tuy nhiên nếu khách lưu lại dài ngày thì chưa có nhiều sản phẩm đa dạng để khách chi tiêu nhiều hơn. [11] 51 2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là một yếu tố quan trọng trong cấu thành của sản phẩm du lịch. Việc thiết kế, phát triển các tiện nghi phù hợp không những sẽ tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn của khu du lịch mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư. Nó tạo ra sự khác biệt của khu du lịch này so với khu du lịch khác, góp phần giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan của khu du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm cơ sở lưu trú, các tiện nghi phục vụ ăn uống, các tiện nghi thể thao vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và các tiện nghi phục vụ du lịch khác. Trong thời gian qua, một số điểm tham quan du lịch được xây dựng mới hoặc trùng tu, tôn tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng đã được cải thiện góp phần vào sự tăng trưởng của khách du lịch đến Lạng Sơn. Tuy nhiên, các dự án đầu tư vào các khu du lịch, nhất là du lịch sinh thái còn hạn chế. Trên địa bàn Tỉnh hiện nay có 220 cở sở lưu trú với 2.670 buồng nghỉ, công suất sử dụng buồng trung bình đạt 5% năm 2018. Ở huyện Bắc Sơn có làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn được thành lập từ tháng 9/2010 đã góp phần thu hút người dân tham gia cung cấp dịch vụ du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay số hộ gia đình đăng ký kinh doanh du lịch cộng đồng mới chỉ dừng lại ở 6 hộ kinh doanh, xuất phát từ 5 hộ gia đình được chọn ban đầu. Hoạt động du lịch cộng đồng ở đây bước đầu cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Nhìn chung, cơ sở lưu trú tại Lạng Sơn hiện nay còn thiếu và yếu. Chất lượng phòng nghỉ chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế. Trên địa bàn Tỉnh hiện có 02 khách sạn 5 sao nhưng chưa có các khu nghỉ dưỡng cao cấp. Ở một số huyện các mô hình homestay phát triển tự phát. Chủ cơ sở homestay đầu tư tùy theo khả năng của mỗi gia đình, dựa theo kinh nghiệm, chưa thực sự nghiên cứu và dựa trên nhu cầu của khách du lịch nên mới đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách du lịch. Do vậy, cơ sở lưu trú tại Lạng Sơn cần nâng cấp về chất lượng, phát triển thêm về số lượng mới đảm bảo nhu cầu của khách du lịch và thu hút được khách lưu trú. Ẩm thực được coi là thế mạnh của Lạng Sơn nhưng vẫn chưa được khai thác tốt phục vụ khách du lịch. Chỉ có một số nhà hàng lớn ở thành phố Lạng Sơn đáp ứng được nhu cầu đa dạng về ẩm thực của du khách, một số hộ gia đình cung cấp dịch vụ lưu trú 52 homestay đã biết khai thác một số món ăn mang đậm bản sắc văn hóa địa phương và bước đầu tạo được ấn tượng với khách du lịch. Tuy nhiên, nghệ thuật chế biến món ăn chưa được giới thiệu, quảng bá tới du khách. Cách thức và kỹ năng phục vụ khách du lịch thưởng thức ẩm thực địa phương chưa được chú trọng. Có chủ gia đình thể hiện lòng hiếu khách bằng cách nấu món ăn thật nhiều, chưa chú ý đến đặc điểm tâm lý, nhu cầu và thị hiếu của từng đối tượng khách du lịch. Do đó, mặc dù khách du lịch cảm nhận được lòng hiếu khách của chủ gia đình, nhưng tính chuyên nghiệp trong dịch vụ cung cấp cho khách du lịch còn nhiều hạn chế. [9] 2.2.4 Lao động ngành du lịch Nhân lực du lịch bao gồm lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn đến năm 2018, tổng số lao động thường xuyên ngành du lịch tỉnh Lạng Sơn khoảng 2.930 người. Phòng quản lý du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn, hiện tại có 04 người, bao gồm 01 thạc sỹ, 03 cử nhân, đều được đào tạo chuyên ngành du lịch. Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với 10 cán bộ là những lực lượng chủ chốt quản lý ngành du lịch của tỉnh. Tại các huyện có các phòng Văn hóa và Thông tin là đơn vị quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch. Bảng 2.4 Tổng số lao động về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 2012-2018 Nă 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng số lao động 1.250 1.300 1.560 1.680 2.000 2.850 2.930 Nhìn chung, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn thấp, chiếm tỷ lệ không cao so với tổng số lao động trên địa bàn; tỷ lệ lao động có trình độ cao quá nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong tương lai. Vì vậy, vấn đề đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch Lạng Sơn đang là một trong những vấn đề hết sức cấp bách. [12] 53 2.2.5 Thị trường khách du lịch Theo định hướng thị trường khách du lịch Lạng Sơn đến năm 2020 theo hai phân đoạn: thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng. Thị trường trọng điểm là những thị trường có khả năng đến Lạng Sơn dễ dàng trong giai đoạn đầu và tương lai gần, thị trường tiềm năng trong giai đoạn đầu chưa có cơ hội đến Lạng Sơn nhiều nhưng tương lai, những năm gần năm 2020 sẽ đi du lịch đông hơn. *Thị trường trọng điểm : Đối với du lịch Lạng Sơn những thị trường trọng điểm được xác định gồm một số thị trường khách quốc tế truyền thống như thị trường Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và thị trường khách nội địa.Tốc độ tăng trưởng của thị trường khách quốc tế tương đối thấp. Khách nội địa đến Lạng Sơn được xác định rất đa dạng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau có thể đi lẻ hoặc đi theo đoàn. Đặc điểm của từng đối tượng chính như sau: - Khách du lịch thương mại, du lịch đô thị: chủ yếu đến từ Hà Nội và các thành phố lớn khác. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp... thường kết hợp giữa công tác và du lịch. Khả năng chi tiêu của các đối tượng du lịch này khá cao, nên họ thường sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn. Loại hình du lịch này cũng thường diễn ra quanh năm. Địa bàn chủ yếu là khu vực TP. Lạng Sơn. - Khách du lịch lễ hội - tín ngưỡng: Trong mấy năm gần đây khách du lịch lễ hội - tín ngưỡng phát triển nhanh. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh doanh đến từ khắp nơi trên cả nước. Các địa bàn chủ yếu thu hút khách du lịch loại này tập trung ở các nơi có đền chùa, miếu mạo ở thành phố Lạng Sơn,... - Du lịch tham quan thắng cảnh, di tích: Đối tượng khách du lịch thuộc nhiều lứa tuổi. Các khu vực đón nhiều khách du lịch nội địa với mục đích này là TP. Lạng Sơn, Bắc Sơn, Chi Lăng, Bình Gia, Tràng Định, Lộc Bình (tham quan các di tích lịch sử văn hóa; thắng cảnh hang động,... 54 - Du lịch sinh thái: Chủ yếu ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn. Đây là loại hình du lịch mới phát triển ở nước ta. Mặc dù những hoạt động đích thực với bản chất du lịch sinh thái còn rất hạn chế, tuy nhiên những hoạt động mang màu sắc du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên đã thu hút một lượng khách du lịch đáng kể, đặc biệt là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu. - Du lịch cuối tuần: Đối tượng là người Hà Nội, dân chúng vùng lân cận các điểm du lịch cuối tuần, muốn đi dã ngoại tìm cảm giác thoải mái sau một tuần làm việc. Các điểm thu hút khách nghỉ cuối tuần của Lạng Sơn là Mẫu Sơn, cửa khẩu quốc tế, cụm di tích danh thắng ở thành phố và gần đây là ở Bắc Sơn. * Thị trường tiềm năng : Các thị trường điển hình loại này như khối ASEAN, khối Bắc Âu, Nga và khối Đông Nam Âu, Niu Zi Lân...Đối với thị trường kể trên cần quan tâm khách du lịch đến từ Hà Lan, Ý, Thuỵ Sĩ và Thuỵ Điển là những nước có khả năng phát triển dài hạn do lượng khách đi du lịch nước ngoài từ các nước này hàng năm khá đông. Tuy nhiên, trong những năm qua lượng khách từ thị trường này còn rất hạn chế. Đối với du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Lạng Sơn nói riêng thì thị trường các nước ASEAN (chủ yếu là Lào, Thái Lan, Campuchia) sẽ là thị trường hết sức quan trọng, cần hướng tới khai thác qua các chương trình du lịch chung của các quốc gia trong khu vực, du lịch caravan... Chính vì vậy tỉnh đã đẩy mạnh nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển mở rộng thị trường khách du lịch trong nước, quốc tế. Tổ chức, tham gia 10 cuộc khảo sát trong và ngoài nước khảo sát nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch, từng bước tiếp cận, điều chỉnh sản phẩm du lịch phù hợp với từng thị trường khách, đối với thị trường khách nội địa: trú trọng khu vực Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, đối với khách quốc tế: tập trung cho thị trường khách du lịch Trung Quốc, từng bước mở rộng đến các nước ASEAN. [10] 2.2.6 Hệ thống sản phẩm du lịch - Du lịch gắn với cửa khẩu: Tham quan, mua sắm, quá cảnh, du lịch kèm theo các sự kiện đặc biệt khác như thương mại, công vụ, hội nghị hội thảo (MICE)... Loại hình du lịch này vẫn đang là thế mạnh của tỉnh Lạng Sơn, hàng năm vẫn thu hút rất nhiều khách du lịch. 55 - Du lịch gắn với văn hóa: Du lịch tham quan di tích, nghiên cứu, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa lối sống, ẩm thực của các dân tộc vùng Đông Bắc... Đây là sản phẩm du lịch truyền thống của tỉnh và cũng tương đối khác biệt so với các địa phương khác. Tuy nhiên khả năng khai thác vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. - Du lịch gắn với sinh thái: Tham quan hang động, nghỉ dưỡng núi, du lịch thể thao mạo hiểm, nông nghiệp công nghệ cao, vui chơi giải trí cuối tuần . Đây là loại hình du lịch rất quen thuộc ở nước ngoài nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam, nhất là ở Lạng Sơn. Mặc dù Lạng Sơn sở hữu rất nhiều hang động đẹp (ngoài TP Lạng Sơn còn có nhiều ở Bắc Sơn, Bình Gia), nhiều khu vực có thể đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng núi cao cấp, các vườn cây trái hấp dẫn... nhưng hiện nay chưa có nhiều khách tham gia loại hình du lịch này, mặc dù cũng có khá nhiều nhà đầu tư đã mạnh dạn đầu tư và bước đầu cũng mang lại kết quả nhất định. Hiện nay, ở Lạng Sơn, du lịch tâm linh hiện đang thu hút được lượng khách rất lớn. Hàng năm khách du lịch đến các lễ hội, đền chùa ở Lạng Sơn chiếm số lượng tương đối cao. Tuy nhiên loại hình du lịch này thường theo mùa vụ, nhu cầu sử dụng các dịch vụ du lịch tương đối thấp. [9] 2.2.7 Tổ chức không gian du lịch - Phân vùng lãnh thổ du lịch: các không gian du lịch được xác định như sau: Không gian du lịch Trung tâm: Bao gồm TP. Lạng Sơn và phụ cận; Không gian du lịch Tây Nam: gồm hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng; Không gian du lịch phía Tây: Bao gồm Bắc Sơn, Bình Gia và Văn Quan; Không gian du lịch Đông Nam: Bao gồm Lộc Bình và Đình Lập; Không gian du lịch phía Bắc: Bao gồm Tràng Định và Văn Lãng - Hệ thống các tuyến, điểm du lịch: được phân thành nhóm các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và nhóm các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương, hiện nay các điểm du lịch trên hầu hết đều đang khai thác tốt và còn có thêm nhiều điểm du lịch mới. Tuy nhiên, theo Luật Du lịch mới khái niệm điểm du lịch quốc gia sẽ không được xác định, vì vậy trong phần định hướng tổ chức không gian ở phần sau sẽ đề cập kỹ hơn về vấn đề này. Các tuyến du lịch được hình thành dựa trên hệ thống giao thông đường bộ, chủ yếu theo quốc lộ 1A từ thủ đô Hà Nội qua Hữu Lũng, Chi Lăng đến thành phố Lạng Sơn 56 và cửa khẩu Hữu Nghị. Sự liên kết các không gian du lịch đã góp phần tạo nên các sản phẩm du lịch trong thời gian qua. Tuy nhiên, do hệ thống giao thông tỉnh lộ và liên huyện còn kém nên việc tổ chức các tuyến du lịch còn hạn chế, nhất là các tuyến qua Quốc lộ 1B. 2.3 Thực trạng công tác uản lý nhà nước về u lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 2.3.1 Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước, ban hành các văn bản, chính sách, công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Luật Du lịch năm 201 đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 14/7/2017, đồng thời Chính phủ ban hành một loạt các văn bản như: Quyết định 24 3/QĐ-TTg ngày 31/12/2011 của thủ tướng chính phủ phê duyệt về Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 201-TTg/2013 ngày 22/01/2013 về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Nghị quyết số 92/2014/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn;... Đây là hệ thống văn bản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch khi Việt nam mở rộng hội nhập, tạo nền tảng vững chắc để thu hút các doanh nghiệp du lịch nước ngoài đầu tư, hợp tác kinh doanh với Việt Nam, đồng thời thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam. Các nội dung quy định về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch và đô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_tang_cuong_cong_tac_quan_ly_nha_nuoc_ve_du_lich_tren.pdf
Tài liệu liên quan