MỞ ĐẦU. 1
CHưƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU . 4
1.1 .TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG Ở THẰN LẰN
TRÊN THẾ GIỚI . 4
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG Ở THẰN LẰN VIỆT
NAM . 5
1.3. ĐĂC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ . 8
1.3.1. Điều kiện tự nhiên. 8
1.3.2. Khí hậu. 9
1.3.3. Đa dạng sinh học và các khu bảo tồn thiên nhiên . 9
1.4. ĐĂC ĐIỂM CỦA CÁC LOÀI THẰN LẰN Ở KHU VỰC BẮC TRUNG
BỘ. 11
1.4.1. Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) . 11
1.4.2. Tắc kè (Gekko gecko Linnaeus, 1758). 12
1.4.3. Nhông emma (Calotes emma Gray, 1845) . 13
1.4.4. Nhông hàng rào (C. versicolor Daudin, 1802) . 14
1.4.5. Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularia Blyth, 1853) . 15
1.4.6. Thằn lằn bóng đuôi dài (E. longicaudata Hallowell, 1856). 16
1.4.7. Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata Kuhl, 1820) . 17
CHưƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 18
2.1. ĐỐI TưỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 18
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu . 19
2.2. Tư LIỆU VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU . 20
2.2.1. Tư liệu nghiên cứu. 20
2.2.2. Thời gian nghiên cứu. 20
2.3. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 20
2.3.1. Thu mẫu và xác định loài thằn lằn. 20
2.3.2. Thu mẫu ký sinh trùng. 20
2.3.3. Định hình và bảo quản mẫu vật ký sinh . 22
80 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mẫu ký sinh trùng đƣợc xác định, phân loại tại chỗ và tách riêng trong các đĩa
petri khác nhau chứa dung dịch nƣớc muối sinh lí.
Nhông emma (Calotes emma)
Rồng đất (Physignathus cocincinus)
22
2.3.3. Định hình và bảo quản mẫu vật ký sinh
Các mẫu vật sán lá, sán dây, giun tròn để duỗi ra trong khoảng 5-10
phút; riêng giun đầu gai để 2-5 giờ hoặc để qua đêm để chắc chắn vòi không
bị thụt vào trong cơ thể. Làm sạch mẫu vật trƣớc khi xử lý mẫu giun sán ký
sinh bằng nƣớc nóng (đối với sán dây, sán lá và giun tròn) hoặc để chết tự
nhiên (đối với giun đầu gai); bảo quản vật mẫu trong dung dịch etanol 70%
theo các phƣơng pháp thƣờng quy để nghiên cứu hình thái. Các mẫu nghiên
cứu di truyền phân tử đƣợc bảo quản trong etanol 95%.
Các mẫu ký sinh trùng đƣợc bảo quản trong các ống tuýp, lọ có nút vặn
khít và gắn nhãn etiket ghi đầy đủ thông tin về tên vật chủ; cơ quan nhiễm; số
lƣợng, loại ký sinh trùng; ngày thu mẫu; địa điểm thu mẫu Sổ thực địa cũng
phải ghi đầy đủ các thông tin tƣơng ứng.
2.3.4. Làm tiêu bản ký sinh trùng
Các mẫu ký sinh trùng đƣợc làm tiêu bản theo phƣơng pháp của Sarpilo
(1976) [1].
Sán lá, sán dây và giun đầu gai đƣợc nhuộm carmin alumi; loại nƣớc
qua etanol 70%, 80%, 95%, 100%; làm trong bằng xylen và gắn bom canada;
mỗi công đoạn cần trải qua 30 phút đến 1 giờ. Giun tròn và giáp xác đƣợc làm
trong bằng dung dịch glyxerin-axit lactic.
Mỗi tiêu bản cần gắn nhãn etiket ghi đầy đủ thông tin về loài ký sinh
trùng, số lƣợng, vật chủ, địa điểm thu mẫu.
2.3.5. Chụp ảnh hiển vi điện tử quét
Quy trình xử lý mẫu ký sinh trùng cho SEM gồm các bƣớc chính sau.
Cố định mẫu ký sinh trùng:
Sự cố định mẫu ký sinh trùng hợp lý là khâu quan trọng nhất trong toàn
bộ quy trình chuẩn bị một tiêu bản tốt cho SEM. Trong hầu hết các trƣờng
hợp dung dịch cố định và kỹ thuật xử lý mẫu cho LM thƣờng là không phù
hợp khi áp dụng cho SEM. Vì vậy, dung dịch formalin nóng hoặc các dung
dịch cố định có gốc formalin là không thích hợp trong kỹ thuật SEM. Thay
23
vào đó dung dịch cố định có gốc glutaraldehyd lạnh thƣờng đáp ứng cho việc
xử lý hầu hết các nhóm ký sinh trùng khác nhau. Sự cố định (fixation) mẫu
vật là một quá trình gồm có 2 phần khác nhau: cố định sơ cấp các phân tử
protein bằng một aldehyd hoặc hỗn hợp của aldehyd, cố định thứ cấp với
osmium tetroxid để xử lý các loài mỡ không no. Vì vậy, một dung dịch cố
định tốt là dung dịch đƣợc chọn sao cho mỗi phân tử của chất cố định có cả 2
nhóm phản ứng có khả năng cố định sơ cấp và thứ cấp.
Các chất cố định có thể làm thay đổi mạnh độc tố của các mô do
thƣờng đƣợc sử dụng với một hệ chất đệm (buffer) là sodium cacocat và
phosphat. Đây là các chất đệm phổ biến, đƣợc sử dụng cho các mẫu sinh học.
Các chất đệm thƣờng chứa các độc tố nhƣ solium cacocat chứa arsenic có thể
gây nguy hiểm cho ngƣời sử dụng, trong khi phosphat kém độc hơn nhƣng lại
dễ dàng nhiễm khuẩn và nấm. Tuy nhiên, độc tố của các chất đệm có thể thay
đƣợc thay đổi bằng việc phối chế thêm một số chất điện giải hoặc chất không
điện giải.
Chuẩn bị chất đệm: sodium phosphat (SP với 0,1M), sodium cacocat
21,4g, hoặc 15,5g loại khan nƣớc pha với nƣớc cất cho đủ 500ml. Điều chỉnh
pH (bằng axit hydrochloric) = 7. Có thể chuẩn bị chất đệm đơn (monobasic
sodium phosphat = MSP) hoặc chất đệm kép (dibasic sodium phosphat =
DSP) hoặc với các tổ hợp khác nhau để điều chỉnh pH = 7 nhƣ sau:
MSP: 26,85g MSP + nƣớc cất = 500ml và DSP: 13,80g DSP + nƣớc cất
=500ml. Sodium phosphat = SP (0,2M), pH = 7: 19,5ml MSP + 30ml DSP.
Dung dịch cố định: Glutaraldehyd (70%) + chất đệm theo % mong
muốn. Ví dụ cho dung dịch 4% = 2ml GA +33ml chất đệm.
Cố định mẫu vật: Dung dịch cố định mạnh (đậm đặc) thƣờng gây nhăn
nheo vật mẫu do ƣu trƣơng, còn dung dịch loãng thƣờng chỉ bảo quản tốt ban
đầu nhƣng không làm cho mô đủ cứng để chống lại tác động của các yếu tố
khác về sau. Vì vậy, tốt nhất là bắt đầu bằng dung dịch yếu, sau đó tăng dần
lên đến đủ mạnh. Đối với hầu hết các ký sinh trùng sự cố định lạnh là thích
hợp. Để cố định nhanh ở nhiệt độ phòng, mẫu vật đƣợc đặt trong một lƣợng
24
nƣớc lạnh (4oC), sau đó nhỏ dung dịch đệm 0,1M (4%) lên mẫu vật 15 phút
một lần cho đến khi nồng độ dung dịch với mẫu tăng lên 2%. Sau khi đạt đến
nồng độ ban đầu tiếp tục cố định ở 4oC từ 24-48h.
Khử glycerin: Khâu xử lý này chỉ sử dụng trong trƣờng hợp sử dụng
mẫu đã xử lý theo Seinhorst để làm tiêu bản làm trong giun tròn, giun đầu gai
hoặc giáp xác. Dùng nƣớc cất để rửa ký sinh trùng cho đến khi hết glycerin,
có thể sử dụng song siêu âm chiếu trong 5 phút để loại bỏ các hạt bẩn nhỏ
bám dính trên bề mặt ký sinh trùng. Sau khi rửa nƣớc cất tiếp tục xử lý ngâm
ký sinh trùng bằng dung dịch osmin tetroxid (trong nƣớc cất) và để qua đêm
(12h).
Khử nƣớc: Tiếp tục khử nƣớc trong tuyến trùng bằng etanol qua các
nồng độ khác nhau: 30, 50, 70, 95, 100%. Thời gian cho mỗi bƣớc khử nƣớc
tùy thuộc vào kích thƣớc mẫu ký sinh trùng, thƣờng từ 30 phút đến 8h, trong
đó giai đoạn etanol 100% phải đảm bảo ít nhất 8h.
Xử lý khô tới hạn: Nhằm tránh cho ký sinh trùng bị hủy hoại trong quá
trình xử lý. Sử dụng CO2 hóa lỏng ở nhiệt độ 31,1
oC, áp suất 72,9 BAR cho
phép làm khô tới hạn mẫu vật. Trong quá trình di chuyển mẫu đã xử lý làm
khô bằng CO2, mẫu ký sinh trùng đƣợc giữ trong cồn tuyệt đối.
Khuôn mẫu: Ký sinh trùng đã đƣợc xử lý làm khô đƣợc chuẩn bị tiêu
bản cho quan sát bằng cách chuyển từng cá thể gắn lên một thanh dạng đũa
bằng thủy tinh, còn gọi là thanh gá mẫu tiêu chuẩn. Bề mặt của thanh gá mẫu
đƣợc phủ chất tự động bám dính bằng ống nhôm đƣợc dính vào bảng keo dán
nicken. Đặt mẫu ký sinh trùng trên thanh mẫu sao cho đầu ký sinh trùng nằm
trên đũa thủy tinh và có thể quan sát dễ dàng bề mặt.
Phun phủ kim loại: Mạ vàng tiêu bản trƣớc khi chuyển vào buồng mẫu
nhằm làm cho vật mẫu chịu đựng đƣợc trong điều kiện chân không để tiến
hành quan sát. Lớp vàng đƣợc mạ có độ dày 300-400Ao.
Do ký sinh trùng đã xử lý đƣợc hoạt hóa điện tử rất dễ bắt bụi, gây ảnh
hƣởng xấu nên cần bảo quản cẩn thận mẫu ký sinh trùng đã đƣợc xử lý khô.
25
Chất dính nicken dễ bay hơi và gây độc, cần thận trọng khi xử lý ký sinh
trùng, tránh hít vào phổi.
Các mẫu giun tròn và giun đầu gai có số cá thể nhiều đƣợc chụp ảnh SEM
trên kính hiển vi điện tử quét XL30 ESEMFEG; FEI, Hillsboro, Oregon (Mỹ).
2.3.6. Đo, vẽ và mô tả ký sinh trùng
Các mẫu vật giun sán ký sinh đƣợc đo, vẽ và mô tả hình thái, cấu tạo
dƣới kính hiển vi quang học Olympus CH40; sau đó đƣợc so sánh, đối chiếu
với các bản mô tả các bộ, họ, giống, loài tƣơng ứng trong các hệ thống phân
loại phù hợp và tham khảo ý kiến các chuyên gia. Mô tả các loài giun sán theo
trình tự quy định của sách Động vật chí.
Các số liệu, kết quả đƣợc xử lý bằng các chƣơng trình ứng dụng thống
kê toán học Exel ANOVA trên máy vi tính.
2.3.7. Định loại ký sinh trùng
Định loại các loài ký sinh trùng theo tài liệu của Sarpilo (1976) [1],
Yamaguti (1935) [2], Amin và cs. (2008, 2014) [41, 49]; Tran et al. (2015,
2016) [46-47]...
Sử dụng các khóa định loại đối với từng nhóm ký sinh trùng:
Định loại sán lá (Trematoda): Dựa vào đặc điểm hình thái cơ thể; cấu
tạo, kích thƣớc, vị trí sắp xếp của cơ quan sinh dục và các cơ quan khác
Định loại sán dây (Cestoda): Dựa vào đặc điểm hình thái cơ thể; cấu
trúc của giác bám (Haptor), sự phân đốt; cấu tạo cơ quan sinh dục....
Định loại giun tròn (Nematoda): Dựa vào đặc điểm hình thái cơ thể;
cấu tạo miệng, gai giao phối; cấu tạo, kích thƣớc, vị trí sắp xếp của cơ quan
sinh dục và các cơ quan khác
Định loại giun đầu gai (Acanthocephala): Dựa vào đặc điểm hình thái
cơ thể; cấu trúc gai, số lƣợng, kích thƣớc gai; cấu tạo, kích thƣớc, vị trí sắp
xếp của cơ quan sinh dục
26
Sau khi đã xác định đƣợc thành phần giun sán ký sinh làm cơ sở để xác
định tỷ lệ, cƣờng độ nhiễm các nhóm giun sán ký sinh trên từng loài vật chủ
nghiên cứu.
2.4. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu đƣợc nhập vào và bảng biểu đƣợc thiết lập bằng phần mềm
Microsoft Excel (Version 2010).
- Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm đƣợc tính theo công thức sau:
+ Tỷ lệ nhiễm (%) = (Số thằn lằn nhiễm ký sinh trùng / Tổng số thằn
lằn kiểm tra) x 100%
+ Cƣờng độ nhiễm (mw/n) = (Tổng số ký sinh trùng / Tổng số mẫu
thằn lằn nhiễm)
27
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. DANH MỤC CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH Ở THẰN LẰN KHU
VỰC BẮC TRUNG BỘ
Kết quả phân tích các mẫu vật ký sinh trùng ở các loài thằn lằn thuộc
khu vực Bắc Trung Bộ, chúng tôi đã xác định đƣợc 15 loài thuộc 4 nhóm giun
sán ký sinh: Giun đầu gai (1 loài); Giun tròn (7 loài); Sán dây (5 loài) và Sán
lá (2 loài). Dƣới đây là danh sách 15 loài giun sán ký sinh đã thu thập đƣợc:
Giun đầu gai (Acanthocephala)
Họ Echinorhynchidae Cobbold, 1879
1. Acanthocephalus parallelcementglandatus Amin, Heckmann
& Nguyen, 2014
Giun tròn (Nematoda):
Họ Strongyloididae Chitwood et McIntosh, 1934
2. Strongyluris calotis Baylis et Daubney, 1923
Họ Pharyngodonidae Travassos, 1919
3. Pharyngodon duci Tran, Bursey & Goldberg, 2007
4. Spauligodon vietnamensis Tran, Bursey & Goldberg, 2007
Họ Heterakidae Railliet et Henry, 1914
5. Meteterakis mabuyae Chakravarty, 1944
6. Meteterakis sp.1
7. Meteterakis sp.2
Họ Kathlaniidae Lane, 1914
8. Falcaustra sp.
Sán dây (Cestoda)
Họ Anoplocephalidae Cholodkowsky, 1902
9. Oochoristica calotes Nama &Khichi 1974
28
10. O. chinensis Jensen, Schmitd & Kuntz, 1983
11. Oochoristica sp.1
12. Oochoristica sp.2
13. Oochoristica sp.3
Sán lá (Digenea)
Họ Dicrocoeliidae Looss, 1899
14. Paradistomum gekonum Bhalerao, 1929
15. P. orientalis (Narain et Das, 1929) Bhalerao, 1936
Loài giun đầu gai A. parallelcementglandatus đƣợc Amin et al. (2014)
mô tả từ cá trê trắng (Clarius batrachus) ở Thanh Hoá, sau đó đƣợc phát hiện
ở hai loài ếch (Hylarana attigua, Odorrana sp.) ở miền Trung Việt Nam
(Amin et al., 2018). Đây là lần đầu tiên loài giun đầu gai này đƣợc phát hiện ở
các loài bò sát và là loài ký sinh rộng ở 3 lớp động vật (cá, ếch nhái và bò sát)
ở miền Trung Việt Nam.
S. calotis là một loài giun tròn phân bố rộng trong khu vực châu Á, ký
sinh ở thằn lằn họ Agamidae thuộc vùng địa lý động vật Oriental. Loài ký
sinh trùng này đã đƣợc nghiên cứu hình thái học và có sự khác biệt số lƣợng,
cách sắp xếp các núm đuôi giữa các quần thể ký sinh trên 2 loài vật chủ khác
nhau (P. brevipes và C. emma) ở Việt Nam (Tran et al. 2016).
Hai loài giun tròn P. duci và P. vietnamensis (họ Pharyngodonidae)
đƣợc Tran et al. (2007) mô tả trên các mẫu vật thu từ loài tắc kè hoa cân
(Gekko ulikovskii) có phạm vi phân bố hẹp ở Tây Nguyên. Đây là lần đầu tiên
cả hai loài này đƣợc phát hiện ký sinh trên một loài tắc kè khác (Gekko gecko)
ở miền Trung, Việt Nam.
Giống Meteterakis Karve 1930 gồm 25 loài đƣợc phát hiện ký sinh ở
ếch nhái và bò sát vùng địa lý động vật Oriental (Inglis 1958; Skrjabin et al.
1961; Bursey et al. 2005; Zhang and Zhang 2011; Junker et al. 2015;
Purwaningsih et al. 2015). Ở Việt Nam, loài M. japonica (Wilkie 1930) đƣợc
phát hiện ở cá măng vây vàng (Elopichthys bambusa) và loài M. striaturus
29
(Oschmarin et Demshin 1972) đƣợc phát hiện từ rùa câm (Mauremys mutica
Cantor, 1842; syn. Clemmys mutica). Các mẫu vật giun tròn thu đƣợc từ loài
vật chủ: Nhông emma (Calotes emma), Tắc kè (Gekko gekko), và hai loài thằn
lằn bóng hoa, thằn lằn bóng đuôi dài (E. longicaudata, E. multifasciata) có
các đặc điểm hình thái học thuộc giống Meteterakis (hình 3.3 và 3.4) nhƣng
cần có các nghiên cứu sâu hơn và phân tích các vùng gen 18S rDNA, 28S
rDNA và ITS để khẳng định chính xác tên khoa học của loài.
Loài Falcaustra sp. là loài giun tròn thứ hai của giống Falcaustra đƣợc
phát hiện ở Việt Nam sau loài F. stewarti đƣợc ghi nhận ở rùa (Coura
mouhotii, Keeled Box Turtle), miền Nam, Việt Nam (Berry F.J, 1984). Đây
là loài giun tròn thứ 36 đƣợc phát hiện ký sinh ở cá và bò sát của vùng địa lý
động vật Orieltal và là loài ký sinh trùng thứ ba đƣợc phát hiện ở thằn lằn .
Các mẫu vật sán dây thu đƣợc ở thằn lằn khu vực Bắc Trung Bộ đều
thuộc giống Oochoristica Lühe 1898 (họ Anoplocephalidae). Nghiên cứu
hình thái học các mẫu vật này, chúng tôi chia thành 5 loài, trong đó đã định
loại đƣợc hai loài là O. chinensis Jensen, Schmitd & Kuntz, 1983 và O.
calotes Nama & Khichi, 1974; 3 dạng loài còn lại sẽ đƣợc tiếp tục nghiên cứu
về hình thái học và phân tích các vùng gen 18S rDNA và 28S rDNA để khẳng
định chính xác tên khoa học của loài. Giống Oochoristica gồm 26 loài đƣợc
phát hiện ký sinh ở bò sát vùng địa lý động vật Oriental. Loài O. chinensis ký
sinh rộng ở nhiều loài thằn lằn (Eutropis longicaudata, Japalura swinhonis,
Hemydactylus frenatus) ở Đài Loan và Việt Nam. Loài O. calotes đƣợc phát
hiện lần đầu ký sinh ở Calotes versicolor ở Ấn Độ, đây là lần đầu tiên loài
này đƣợc phát hiện ở Việt Nam.
Giống Paradistomum Kossak, 1910 (họ Dicrocoeliidae) gồm các loài
sán lá ký sinh ở túi mật của các loài bò sát. Loài P. orientalis đƣợc phát hiện
trong nghiên cứu này ký sinh phổ biến ở túi mật của thằn lằn bóng đuôi dài
(Eutropis longicaudata), thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata) và nhông hàng
rào (Calotes versicolor), loài P. gekonum ít gặp hơn ở rồng đất (Physignathus
cocincinus) và tắc kè (Gekko gecko).
30
3.2. PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH
3.2.1. Phân bố của các loài giun sán theo các loài vật chủ
Kết quả nghiên cứu thành phần loài ký sinh trùng ở 7 loài thằn lằn
(bảng 3.1) cho thấy, loài Thằn lằn bóng hoa có số lƣợng loài giun sán ký sinh
đa dạng nhất (6 loài): 1 loài giun đầu gai, 1 loài sán lá, 2 loài giun tròn thuộc
giống Meteterakis, 2 loài sán dây thuộc giống Oochoristica; loài Thằn lằn
bóng đuôi dài nhiễm đủ cả 4 nhóm giun sán (sán dây, sán lá, giun tròn, giun
đầu gai); loài Tắc kè nhiễm 3 loài giun tròn thuộc 3 giống khác nhau và 1 loài
sán lá; loài Nhông emma nhiễm 1 loài sán dây và 2 loài giun tròn; loài Rồng
đất và loài Nhông hàng rào nhiễm 1 loài sán lá và 2 loài giun tròn; Thằn lằn
bóng đốm mới chỉ phát hiện 2 loài giun sán. Mặc dù toàn bộ 7 loài thằn lằn
đều nhiễm giun sán ký sinh nhƣng ngoại trừ 2 loài Thằn lằn bóng hoa và Thằn
lằn bóng đuôi dài có số lƣợng cá thể nghiên cứu tƣơng đối lớn, các loài còn
lại có số lƣợng nghiên cứu thấp (dƣới 20 cá thể), vì vậy thành phần và số
lƣợng các loài giun sán ký sinh ở các loài thằn lằn có thể gia tăng nếu tiếp tục
nghiên cứu bổ sung.
31
Bảng 3.1. Thành phần loài giun sán phân bố theo vật chủ
STT Tên loài vật chủ Thành phần giun sán ký sinh
1 Rồng đất
(Physignathus
cocincinus)
Falcaustra sp. (giun tròn)
Meteterakis sp.1 (giun tròn)
Paradistomum gekonum (sán lá)
2 Tắc kè
(Gekko gecko)
Pharyngodon duci (giun tròn)
Spauligodon vietnamensis (giun tròn)
Meteterakis sp.2 (giun tròn)
Paradistomum gekonum (sán lá)
3 Nhông emma
(Calotes emma)
Strongyluris calotis (giun tròn)
Meteterakis sp.1 (giun tròn)
Oochoristica sp.1 (sán dây)
4 Nhông hàng rào
(C. versicolor)
Strongyluris calotis (giun tròn)
Oochoristica calotes (giun tròn)
Paradistomum orientalis (sán lá)
5 Thằn lằn bóng đốm
(Eutropis macularia)
A. parallelcementglandatus (giun đầu gai)
Oochoristica sp.2 (sán dây)
6 Thằn lằn bóng đuôi dài
(E. longicaudata)
A. parallelcementglandatus (giun đầu gai)
Meteterakis mabuyae (giun tròn)
Oochoristica chinensis (sán dây)
Paradistomum orientalis (sán lá)
32
Bảng 3.2. Đa dạng phân bố các loài giun sán theo vật chủ
STT Tên loài giun sán
Số lƣợng loài
vật chủ
Số lƣợng họ
vật chủ
1 2 3 1 2
1
Acanthocephalus
parallelcementglandatus
+ +
2 Strongyluris calotis + +
3 Pharyngodon duci + +
4 Spauligodon vietnamensis + +
5 Meteterakis mabuyae + +
6 Meteterakis sp.1 + +
7 Meteterakis sp.2 + +
8 Falcaustra sp. + +
9 Oochoristica calotes + +
10 O. chinensis + +
11 Oochoristica sp.1 + +
12 Oochoristica sp.2 + +
13 Oochoristica sp.3 + +
14 Paradistomum gekonum + +
15 P. orientalis + +
Tổng số 8 5 2 12 3
33
Nghiên cứu tính đa dạng ký sinh của 15 loài giun sán ở vật chủ thằn lằn
(bảng 3.2) cho thấy hầu hết các loài giun sán có đời sống ký sinh chuyên hoá
cao trên số ít vật chủ, trong đó có 8 loài giun sán mới chỉ phát hiện ký sinh ở
duy nhất 1 vật chủ; 5 loài giun sán phát hiện ở 2 loài vật chủ và có 2 loài A.
parallelcementglandatus (giun đầu gai) và P. orientalis (sán lá) ký sinh ở 3
loài vật chủ khác nhau. Hai loài sán lá Paradistomum spp. và loài giun tròn
Meteterakis sp.1 đƣợc phát hiện ký sinh trên 2 họ thằn lằn, các loài còn lại chỉ
mới phát hiện ở 1 họ vật chủ.
3.2.2. Phân bố của các loài giun sán theo địa hình, nơi sống
Bảng 3.3. Thành phần loài giun sán phân bố theo địa hình, nơi sống
STT Tên loài giun sán
Nơi ký
sinh
Phân bố theo địa hình
Đồng bằng Miền núi
1 A. parallelcementglandatus Ruột non + +
2 Strongyluris calotis Ruột già +
3 Pharyngodon duci Ruột già +
4 Spauligodon vietnamensis Ruột già +
5 Meteterakis mabuyae Ruột già +
6 Meteterakis sp.1 Ruột già + +
7 Meteterakis sp.2 Ruột già +
8 Falcaustra sp. Ruột non +
9 Oochoristica calotes Ruột non +
10 O. chinensis Ruột non +
11 Oochoristica sp.1 Ruột non +
12 Oochoristica sp.2 Ruột non +
13 Oochoristica sp.3 Ruột non +
14 Paradistomum gekonum Mật +
15 P. orientalis Mật +
Tổng cộng 9 8
34
Nghiên cứu sự phân bố nơi sống của các loài giun sán (bảng 3.3) cho
thấy, đa số các loài ký sinh ở hệ thống tiêu hoá của vật chủ, trong đó 7 loài ký
sinh ở ruột non, 6 loài ký sinh ở ruột già và 2 loài ký sinh ở mật. Tất cả các
loài sán dây và giun đầu gai đều ký sinh ở ruột non, thông thƣờng đƣợc phát
hiện ở đầu ruột non, chúng sử dụng máu của vật chủ và các chất dinh dƣỡng
từ ruột non làm thức ăn. Có 6/7 loài giun tròn chỉ ký sinh ở ruột già, đây đều
là các loài giun tròn có kích thƣớc cơ thể nhỏ, riêng loài Falcaustra sp. có
kích thƣớc cơ thể tƣơng đối lớn đƣợc phát hiện ký sinh ở ruột non.
Nghiên cứu sự phân bố của các loài giun sán theo địa hình cho thấy, có
9 loài đƣợc phát hiện ở khu vực đồng bằng ven biển và 8 loài đƣợc phát hiện
ở khu vực đồi núi Bắc Trung Bộ. Loài giun đầu gai A.
parallelcementglandatus và loài giun tròn Meteterakis sp.1 đƣợc phát hiện ở
cả vùng đồng bằng và khu vực miền núi Bắc Trung Bộ, trong đó loài giun đầu
gai đã đƣợc ghi nhận là loài phân bố rộng ký sinh trên nhiều lớp động vật (cá,
ếch nhái, bò sát). Trong số 5 loài sán dây thuộc giống Oochoristica có 3 loài
đƣợc phát hiện ở khu vực đồng bằng ven biển và 2 loài đƣợc phát hiện ở khu
vực miền núi. Hai loài sán lá ký sinh ở mật thằn lằn, loài Paradistomum
gekonum mới đƣợc phát hiện ở khu vực miền núi Thừa Thiên Huế còn loài P.
orientalis đƣợc phát hiện ở khu vực đồng bằng ven biển Nghệ An.
3.3. MÔ TẢ CÁC LOÀI GIUN SÁN KÝ SINH Ở THẰN LẰN BẮC TRUNG BỘ
Trong số 15 loài giun sán có 1 loài sán lá đã đƣợc mô tả trong sách
Động vật chí Việt Nam (Paradistomum orientalis); 3 loài giun tròn đã đƣợc
mô tả từ các nghiên cứu trƣớc đây (Strongyluris calotis, Pharyngodon duci,
Spauligodon vietnamensis); 3 loài giun tròn và 3 loài sán dây chƣa xác định
tên loài, sẽ đƣợc phân tích sâu hơn bằng phƣơng pháp sinh học phân tử.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chúng tôi đã mô tả 11 loài giun sán
ký sinh sau đây.
35
3.3.1. Acanthocephalus parallelcementglandatus Amin, Heckmann &
Nguyen, 2014 (Hình 3.1.1 – 3.1.3)
Vật chủ: Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata), thằn lằn bóng đuôi dài
(E. longicaudata), Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularia)
Nơi ký sinh: ruột non
Phân bố: Nghệ An
Mô tả:
Thân cong về mặt bụng, kích thƣớc nhỏ đến trung bình, hình trụ, dày,
dài, rộng nhất ở phần trƣớc. Thành cơ thể thƣờng dày ở mặt lƣng hơn mặt
bụng. Con cái lớn hơn con đực. Vòi có kích thƣớc trung bình, hình trụ, hai
thành song song và không có cấu trúc đỉnh rõ ràng. Móc vòi cong về phía sau,
có lõi nổi bật kéo dài đến chân móc, mỏng hơn phần vỏ, của con cái lớn hơn
con đực nhƣng số lƣợng và cách sắp xếp tƣơng tự ở cả con cái và con đực.
Không có khác biệt về chiều dài các móc bụng và móc lƣng. Các móc đỉnh và
móc cuối cùng nhỏ nhất; móc số 3 lớn nhất, dày nhất; độ dày của móc tƣơng
ứng với chiều dài của lƣỡi móc. Chân móc đơn giản, bằng 2/3 chiều dài lƣỡi
móc. Cổ nổ bật với 2 hố cảm giác ở bên. Bao vòi dài gấp 2 lần vòi, có thành
đôi, mút sau không kín. Bao vòi có 2 hạch nhân ở phía ngoài đáy và hạch thần
kinh lớn ở đáy. Tuyến cổ bằng nhau, dạng ngón, kích thƣớc trung bình, dài
hơn bao vòi.
Con đực (9 mẫu vật): Thân 6,120–8,700 (7,160) mm x 1,000–1,420
(1,250) mm. Vòi 0,416–0,468 (0,434) x 0,270–0,395 (0,331) mm, chứa 16–21
(18) hàng móc dọc, mỗi hàng 5 móc. Chiều dài móc lƣng (và chân móc) lần
lƣợt là 0,067 (0,045), 0,075 (0,052), 0,075 (0,052), 0,062 (0,050), 0,060
(0,045) mm. Chiều dài móc bụng (và chân móc) lần lƣợt là 0,071 (0,050),
0,080 (0,055), 0,077 (0,052), 0,075 (0,055), 0,070 (0,050) mm. Cổ dài 0,104–
0,224 (0,187) mm ở mặt lƣng và rộng 0,364–0,478 (0,423) mm ở mút cuối.
Bao vòi 0,647–0,936 (0,803) x 0,239–0,322 (0,284) mm. Hạch thần kinh
0,156–0,239 (0,211) x 0,073–0,104 (0,094) mm. Tuyến cổ 0,870–1,300
(1,140) x 0,110–0,370 (0,240) mm. Hệ sinh dục ở nửa thân sau; tinh hoàn
36
bằng nhau, nối nhau, gần đƣờng phân đôi cơ thể. Tinh hoàn trƣớc 0,620–
1,120 (0,830) x 0,450–0,670 (0,500) mm. Tinh hoàn sau 0,670–1,200 (0,840)
x 0,370– 0,750 (0,510) mm. Bốn tuyến ximen dạng ống, tƣơng đồng, nhỏ
gọn, đa nhân nằm trong 2 cụm sát nhau, mỗi tuyến dẫn vào một ống chung.
Tuyến ximen trƣớc dài nhất, thƣờng uốn cong về phía trƣớc và dẫn đến tinh
hoàn sau, kích thƣớc 0,604–0,875 (0,767) x 0,175–0,239 (0,200) mm. Tuyến
ximen ngắn nhất ở cuối, kích thƣớc 0,468–0,625 (0,519) x 0,125–0,208
(0,161) mm. Ống ximen chung 0,800–1,075 (0,906) x 0,114–0,175 (0,143)
mm và 0,936– 1,075 (0,970) x 0,135–0,200 (0,172) mm. Ống dẫn tinh chung
0,884 x 0,146 mm, thƣờng bị che khuất bởi các ống ximen. Túi Saefftigen
0,880–1,140 (1,060) x 0,210–0,420 (0,34) mm, trùm lên các ống ximen. Túi
giao cấu tròn, kích thƣớc 0,676–0,675 (0,675) x 0,697–0,750 (0,722) mm, có
các đĩa cảm giác hình cầu. Lỗ sinh dục ở mút cuối.
Con cái (20 mẫu vật): Thân dài 10,250–22,500 (15,980) mm; rộng nhất
1,020– 2,120 (1,590) mm ở phần trƣớc. Vòi 0,489–0,697 (0,587) x 0,385–
0,450 (0,400) mm, chứa 16–19 (18) hàng móc dọc (giống con đực), mỗi hàng
5-7 móc (nhiều hơn con đực); 67% số mẫu có 19 hàng móc và 50% số mẫu có
5/6 móc mỗi hàng; 2 mẫu có 7/7 móc mỗi hàng và 1 mẫu có 5/5 móc mỗi
hàng. Cổ dài 0,177–0,270 (0,218) mm ở mặt lƣng, rộng nhất 0,395–0,582
(0,507) ở phần cuối. Bao vòi 0,925–1,350 (1,090) x 0,260–0,425 (0,346) mm.
Hạch thần kinh 0,187– 0,281 (0,236) x 0,073–0,250 (0,134) mm. Tuyến cổ
1,200–1,980 (1,630) x 0,120–0,370 (0,230) mm. Hệ sinh dục dài 1,040–1,510
(1,28) mm (chiếm 8% chiều dài thân).
Lỗ sinh dục ở gần mút cuối cơ thể. Âm đạo dài 0,125–0,166 (0,144)
mm. Tử cung dài 0,572–0,780 (0,684) mm, có thành cơ khoẻ ở phần cuối và
vài tuyến tử cung. Tràng tử cung dài 0,385–0,572 (0,459) mm. Trứng hình
cầu dài, kích thƣớc 0,067–0,092 (0,076) x 0,022–0,027 (0,025) mm, vỏ có các
sợi lông và sự kéo dài cực của màng giữa không đáng kể.
37
Hình 3.1.1. Acanthocephalus parallelcementglandatus
(1) Con cái. (2) Vòi, bao vòi và tuyến cổ của con cái. (3) Trứng. (4) Hệ sinh
dục cái. (5) Hai hàng móc vòi nằm xen kẽ và chân móc
38
Hình 3.1.2. Ảnh SEM của Acanthocephalus parallelcementglandatus
(6) Con cái. (7) Vòi hình trụ có hố cảm giác ở trên cổ. (8) Mút trƣớc của vòi
không có cơ quan đỉnh. (9) Móc giữa của vòi. (10) Bề mặt của móc vòi
39
Hình 3.1.3. Ảnh SEM của Acanthocephalus parallelcementglandatus
(11) Lát cắt ngang của móc vòi. (12) Lát cắt dọc của móc vòi. (13) Bề mặt
thân giữa. (14) Các tấm cảm giác của túi giao cấu. (15) Túi giao cấu (nhìn từ
mặt bụng). (16) Mút cuối con cái với khe sinh dục ở gần mút cuối. (17) Lỗ
sinh dục cái. (18) Trứng
40
3.3.2. Meteterakis mabuyae Chakravarty, 1944 (hình 3.2)
Vật chủ: Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata), thằn lằn bóng đuôi dài (E.
longicaudata)
Nơi ký sinh: ruột già
Phân bố: Nghệ An, Việt Nam
Mô tả:
Con đực và con cái có sự khác biệt về kích thƣớc, con đực nhỏ hơn con
cái. Đầu nhỏ, có 3 môi. Khoang miêng rất nhỏ với 3 răng thực quản. Con đực
có nhiều núm sinh dục ở đuôi, gai sinh dục có cánh hẹp; con cái có âm môn
nằm ở nửa trƣớc cơ thể. Lỗ bài tiết là một ống nhỏ, vòng thần kinh nằm ở
phía trƣớc lỗ bài tiết. Phần trƣớc của ruột rộng.
Con đực: Cơ thể dài 5,200-5,800 mm, rộng nhất 0,196-0,242 mm. Đuôi
uốn cong về phía bụng. Hầu dài 0,056-0,064 mm; thực quản dài 0,520-0,616
mm; diều dài 0,168-0,180 mm và rộng 0,104-0,120 mm. Đỉnh đầu cách vòng
thần kinh 0,256-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_thanh_phan_loai_giun_san_ky_sinh_o_mot_s.pdf