Chuyên đề Lễ dựng nhà và vào nhà mới của người Mông ở Cát Cát

MỤC LỤC

Dẫn luận . 2

1. Khái quát chung . 3

1.1. Điều kiện tự nhiên làng Cát Cát . 3

1.2. Lịch sử, dân số và phân bố dân cư . 3

1.3. Văn hóa - xã hội . 5

2. Phong tục làm nhà và vào nhà mới của người Mông ở Cát Cát . 6

2.1. Quá trình chuẩn bị . 6

2.1.1. Nguyên vật liệu làm nhà . 6

2.1.2. Chọn đất làm nhà . 7

2.1.3. Nhân lực làm nhà . 8

2.1.4. Chọn hướng nhà 9

2.2.5. San nền . 11

2.2. Quy trình dựng nhà . 12

2.2.2. Dựng khung nhà . 12

2.2.3. Lợp mái . 13

2.2.4. Thưng vách . 14

2.2.5. Hoàn thiện . 16

2.3. Bài trí không gian ngôi nhà . 17

2.3.1. Tổng thể khuôn viên . 17

2.3.2. Bài trí không gian cư trú . 18

2.3.3. Bài trí không gian tín ngưỡng . 20

2.4. Các nghi lễ cúng trong quá trình dựng nhà và bữa liên hoan vào nhà mới 24

2.4.1. Lễ cúng động thổ . 24

2.4.2. Lễ cúng vào nhà mới . 25

2.4.3. Bữa liên hoan vào nhà mới . 26

Kết luận . 28

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2528 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lễ dựng nhà và vào nhà mới của người Mông ở Cát Cát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uay hướng nhà đâm thẳng vào ngọn núi vì sợ bóng núi đè bóng người, những người sống trong nhà “làm nhiều mà cũng chẳng có ăn”. - Kiêng quay hướng nhà đâm thẳng và sườn dốc vì sợ sườn dốc ấy sẽ cản trở đường làm ăn của gia đình. - Kiêng quay hướng nhà vào dông núi vì sợ các ma ác ngụ ở dông núi nhìn vào nhà. - Kiêng quay hướng nhà vào đỉnh núi võng yên ngựa vì cho rằng đó là thế bị bao vây, giặc đánh đến không có đường mà chạy. - Kiêng quay hướng nhà vào nơi có huyệt mộ người chết vì sợ hồn ma của người chết nhòm vào nhà. - Kiêng quay hướng nhà đâm thẳng vào cửa hang vì sợ của cải sau này thất thoát hết, gia đình sẽ không có tích lũy. - Kiêng quay hướng nhà đâm thẳng vào đầu đốc nhà khác vì sợ sau này hay có chuyện xích mích, gây gổ. Hướng tốt thường được người Mông ở Cát Cát chọn để làm nhà là hướng chính Nam (tốt nhất), nếu không được hướng chính Nam thì có thể chếch về hướng Tây Nam hay Đông Nam đều được vì đồng bào quan niệm phương Nam là mảnh đất lành, địa thế hiểm yếu, dễ phòng thủ, tránh được sự tấn công của giặc dã. Đó cũng là nơi sản vật trù phú, tiện cho đà phát triển. Quan niệm này bắt nguồn từ lịch sử di cư của người Mông. Đồng thời, trên thực tế, hướng Nam cũng là hướng mát mẻ, phù hợp với thuyết phong thủy theo quan niệm âm dương, ngũ hành và bát quái của nhiều dân tộc ở Á Đông. Do cư trú ở vùng núi dốc nên hướng nhà của người Mông nơi đây cũng chịu sự qui định của điều kiện địa hình. Trường hợp mảnh đất dựng nhà không được bằng phẳng thì người ta phải chọn hướng nhà theo thế lưng tựa vào tà ly dương, mặt tiền hướng về phía dốc đổ nhưng cũng phải tránh được những điệu kỵ và tối kỵ nêu trên. Như vậy, hướng nhà của người Mông ở Cát Cát luôn quay về hướng Nam hoặc chếch Đông Nam, Tây Nam. Hướng nhà quay xuống lung lũng hoặc khe núi. Từ vị trí cửa nhà nhìn thẳng ra phía trước là không gian thoáng, rộng, không bí bách, không có các sự vật không lành như cửa hang, ngọn núi, sườn dốc, dông núi, mộ huyệt, đầu đốc nhà khác… đâm thẳng vào cửa nhà. 2.1.5. San nền Người Mông ở Cát Cát thường san gạt nền nhà vào những lúc nông nhàn. Công cụ san nền có cuốc, xẻng, xà beng, đầm tay và cáng vận chuyển đất. Nhân lực san nền là những anh em trong nhà, trong họ dưới sự quán quyến và chỉ bảo của một người già có nhiều kinh nghiệm. Tác dụng của việc san gạt nền nhà nhằm để tạo ra một mặt bằng phẳng phiu, không gồ ghề và đặc biệt là không được dốc. Nền nhà cần phải chắc chắn, tránh được hiện tượng lún nền trong quá trình ở. Vì vậy, theo kinh nghiệm dân gian, người Mông nơi đây thường san nền trước khi làm nhà từ 6 tháng đến 1 năm nhằm tạo ra một khoảng thời gian vừa đủ để cho mưa, nắng giúp cho đất nền được nện chặt, vừa đỡ công, vừa đảm bảo độ bền vững. Với những ngôi nhà làm trên những mảnh đất dốc, việc xử lý tà ly luôn được chú trọng. Theo kinh nghiệm dân gian, tà ly dương luôn được làm thẳng đứng, vuông góc với mặt đất và không được cao vượt mái nhà để tránh không cho nước mưa hay đất lở đổ thẳng xuống mái. Khoảng cách giữa tà ly dương với vách hậu ngôi nhà ít nhất cũng phải được 1 sải tay trở lên mới đảm bảo an toàn. Việc xử lý tà ly âm được chú trọng vào khâu gia cố đất nền và kè đá chống sạt lở. Để có được kết quả như mong muốn, người ta phải khai thác đá tảng dưới lòng đất trong vùng cư trú để kè chắc thành tà ly. Sau đó, lại mang đá cuội từ lòng suối chảy qua làng lên đổ đầy vào những chỗ hõm sát với bờ kè tà ly âm để lấy mặt bằng sao cho cao bằng phần đất sát tà ly dương; sau đó đổ đất lên trên, dùng đầm tay nện chặt, Khi độn đá, người ta phải tính làm sao để khu vực đó chỉ là khoảng sân trước mặt hoặc sân hai bên hồi nhà, tuyệt đối không ăn vào nền lòng nhà sẽ gây phức tạp cho việc chôn cột sau này. Với những mảnh đất nằm trên dạng địa hình bằng phẳng thì việc san nền diễn ra thuận lợi hơn. Ở những mảnh đất này, việc san nền chỉ là bẩy và chuyển những khối đá tảng nhô đầu lên mặt đất ra xa, cào bỏ lớp dăm sạn, đất phong hóa (nếu có) rồi đổ đất sét mịn lên trên là được. Việc san nền thường được đồng bào tập trung nhân lực tiến hành khẩn trương. Thời gian cho việc san gạt mặt bằng một nền nhà thường khuôn gọn trong một ngày, thường từ khoảng 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều là hoàn tất. Tuy cũng là công đoạn đòi hỏi nhiều nhân lực và kinh nghiệm nhưng người Mông ở Cát Cát trong khâu san nền nhà không có các lễ nghi cầu cúng, không có các bài khấn tín ngưỡng và cũng không có tiệc rượu liên hoan. * Khi đã có đủ gỗ, san xong nền nhà là coi như đã chuẩn bị xong các điều kiện cho việc dựng nhà. Dĩ nhiên, mỗi gia đình khi chuẩn bị dựng nhà cũng còn phải chuẩn bị đủ một lượng lương thực, thực phẩm để cung cấp cho các lễ nghi tín ngưỡng trong quá trình dựng nhà và bữa liên hoan vào nhà mới. Tuy nhiên, đây không phải việc khó. Ngoại trừ gà, rượu và xôi tím làm lý cúng thổ không trong lễ động thổ là bắt buộc thì lượng rượu, thịt, rau xanh trong bữa liên hoan mừng nhà mới không có qui định cụ thể về số lượng mà tùy theo điều kiện của từng gia đình. Theo tư liệu điền dã của chúng tôi tại lễ dựng nhà và vào nhà mới của gia đình ông Má A Dũng ở đội 1, làng Cát Cát thì lượng đồ ăn thức uống trong bữa liên hoan này có 100 lít rượu; 80 kg thịt lợn (2 con lợn, mỗi con 40 kg), 50 kg gạo tẻ và khoảng 1 thúng rau cải bắp, quả xu xu, củ xu hào, cà rốt… Tuy nhiên, theo ông Dũng cho biết, bữa liên hoan này là dịp để ông mời anh em bạn bè xa gần đến chung vui nên mới làm nhiều như thế. Còn theo thông lệ, các gia đình ở đây khi làm liên hoan vào nhà mới chỉ sử dụng khoảng một nửa số lượng rượu thịt nói trên. 2.2. Quy trình dựng nhà Người Mông ở Cát Cát thường dựng nhà vào khoảng thời gian từ tháng 10 âm lịch năm trước đến tháng 2 âm lịch năm sau. Ngày được chọn để làm nhà thường trong các ngày từ mùng 1 đến ngày 19 âm lịch các tháng trên; trong đó tốt nhất là những ngày trăng tròn: 14 – 15 – 16. Cũng như nhiều dân tộc khác ở vùng cao, đồng bào kiêng làm nhà vào những ngày trùng với ngày mất của tổ tiên, ngày sinh của gia chủ. Quy trình dựng nhà trải qua các bước dựng khung nhà, lợp mái, thưng vách và hoàn thiện. 2.2.1. Dựng khung nhà Dựng khung nhà là công đoạn đầu tiên trong toàn bộ qui trình làm nhà mới. Đây là công việc phức tạp nhất, nặng nhọc nhất và đòi hỏi sự chính xác cao. Vì vậy, trước ngày làm nhà khoảng 2 – 3 ngày, gia chủ phải đi đánh tiếng nhờ các gia đình trong họ, trong làng đến trợ giúp. Trong số những người được nhờ đến giúp, phải có 1 – 2 người có nhiều kinh nghiệm trong việc dựng nhà. Ngày khởi công dựng nhà, những người được nhờ tập trung ở bãi đất dựng nhà từ sáng sớm (khoảng 6 giờ sáng). Sau lễ cúng động thổ, một vị cao niên giàu kinh nghiệm sẽ kiểm tra lại hướng nhà lần cuối; sau đó xác định các vị trí đặt cột cái, cửa chính và bếp lò. Từ ba điểm này, bằng kinh nghiệm của mình, ông ta dùng các bước sải chân để tính toán và đánh dấu những vị trí các cây cột còn lại trong bộ khung nhà. Có được các vị trí đánh dấu, người ta mới bắt tay vào đào các hố chôn cột. Công việc này được tiến hành từ hố chôn cột cái. Theo phong tục truyền thống, gia chủ phải là người trực tiếp đào hố này. Trường hợp gia chủ ủy quyền đào cho người khác thì cũng phải bổ 1 – 2 nhát cuốc đầu tiên để “làm lý” rồi mới chuyển cho người được ủy quyền làm thay. Đồng bào cho rằng cột cái là nơi thờ ma lợn (Buô đangz) phù hộ cho cuộc sống và sự thịnh vượng của cả gia đình. Vì vậy, gia chủ sẽ phải là người đào cái hố ấy thì cuộc sống gia đình sau này mới được xuôn xẻ, mọi việc làm ăn mới diễn ra thuận lợi. Khi đào xong các hố chôn cột, người ta mới bắt tay vào việc chôn cột. Cũng giống như khi đào hố chôn cột, việc chôn cột cái cũng phải có sự góp sức của gia chủ. Trong ý thức của người Mông nơi đây, gia chủ là người thực hiện chính trong việc chôn cây cột cái, những người khác chỉ là giúp sức. Sau khi đặt cột, gia chủ lấp đất vào chân cột, nện cho thật chặt rồi mọi người mới buông tay để tiếp tục thực hiện việc chôn cột ở các vị trí khác. Thứ tự các hàng cột được chôn lần lượt theo từng vì. Đầu tiên là vì cột cái, rồi đến vì cột đối diện của gian giữa (giáp gian hồi bên phải). Thứ ba là hàng vì vách hồi bên trái và cuối cùng là hàng vì vách hồi bên phải. Ở mỗi hàng vì, cây cột giữa bao giờ cũng được dựng đầu tiên, sau đó mới đến 2 cột quân. Bộ khung nhà truyền thống của người Mông có kết cấu ở dạng vì cột với bốn hàng vì, mỗi hàng ba cột. Cột nhà truyền thống của đồng bào là cột tròn, đường kính cột thường khoảng 40 cm. Tính từ mặt đất, cây cột cái cao khoảng 3,8 – 4 m để đỡ vì nóc (câu đầu). Hai cột quân hai bên cao khoảng 2,5 m để đỡ xà vượt, xà ngang. Khoảng cách giữa cột quân đến cột cái là 2,5 m tạo ra chiều sâu lòng nhà là 5 m. Khoảng cách giữa mỗi bộ vì là 4 m; tổng 3 gian nhà rộng 12 m. Tổng diện tích lòng nhà ≈ 60 m2. Sau khi chôn xong các cột, người ta lắp các thanh xà ngang, xà vượt, xà nóc. Kỹ thuật lắp ráp bộ khung nhà của người Mông là kỹ thuật mộng luồn. Đầu mộng được chốt bằng đinh gỗ. Những mộng hở được xử lý bằng cách chèn thêm các miếng đệm bằng gỗ mỏng. Trong việc dựng nhà theo qui cách cổ truyền, người Mông nơi đây kiêng dùng đinh kim loại đóng lên các cấu kiện gỗ. Đồng bào giải thích rằng nếu đóng đinh vào bộ phận nào trong nhà (cột, sàn, vách, lề cửa…) thì ma sẽ không dám về ở chỗ đó. Những người ở trong nhà sẽ không được phù hộ. Sau khi các thanh xà được lắp vào các hàng cột, bộ khung nhà đã được liên kết và đã thành hình. Người ta sẽ kiểm tra xem các cột đã thẳng hàng chưa, có ngay ngắn không, các thanh xà có chắc chắn không. Việc chỉnh sửa sẽ được thực hiện ngay khi phát hiện ra những cấu kiện chưa đạt yêu cầu. Khi bộ khung nhà đã ngay ngắn, người ta mới chèn đá vào các chân cột, lấp đất và dùng đầm nện chặt cố định chân cột ở hố chôn. 2.2.2. Lợp mái Mái nhà cổ truyền của người Mông ở Cát Cát được lợp hoàn toàn bằng ngói gỗ pơ mu, nhẹ và bền. Kích thước của viên ngói gỗ tùy thuộc vào các xúc gỗ được dùng để xẻ ngói. Yêu cầu duy nhất của việc làm ngói là các viên ngói phải dài bằng nhau; chiều rộng, độ dày và độ bằng phẳng của các viên ngói trên cùng một mái nhà có thể chênh lệnh đôi chút cũng được. Thông thường, ngói gỗ pơ mu của người Mông có chiều dài khoảng 70 cm; rộng 25 – 30 cm; dày khoảng 1 – 1,5 cm. Chính giữa đầu mỗi viên ngói phải được trổ một lỗ nhỏ cỡ bằng đầu ngón tay cái để đóng chốt gỗ gim viên ngói vào các thanh đòn để giữ cho ngói không bị tuột, không bị bay khi có gió lớn. Tuy mặt viên ngói thô ráp, gồ ghề nhưng do mật độ lợp khá dày nên nhà ở truyền thống của người Mông cũng ít khi bị dột, kể cả những khi mưa bão. Với đặc điểm của dạng ngói gỗ nêu trên, bộ khung đỡ mái nhà của người Mông không có rui, mè mà chỉ bao gồm có đòn nóc và các đòn tay. Các thanh đòn dài bằng chiều rộng của ngôi nhà (12 m). Trong đó, các đòn nóc được làm bằng gỗ vuông tiết diện 10 x 10 cm hoặc hình tròn với đường kính cũng khoảng 10 cm. Theo quan niệm truyền thống của người Mông nơi đây, cây đòn nóc có ý nghĩa là vật chứa đựng tài lộc và vận hạn của gia đình. Vì vậy, việc đặt đòn nóc phải do một người có gia đình, vợ chồng toàn vẹn, con cháu đề huề, gia đình khỏe mạnh, sung túc đảm nhiệm. Đòn nóc phải được đặt theo hướng ngọn quay về đằng Đông (phía mặt trời mọc) và gốc quay về đằng Tây (phía mặt trời lặn). Các đòn tay đặt cách nhau khoảng 45 – 50 cm đều về hai bên mái. Trong một ngôi nhà truyền thống của người Mông nơi đây, người ta sử dụng hết 12 cây đòn tay, mỗi bên 6 đòn. Các thanh đòn được cố định với xà nóc bằng gờ mộng, đóng chốt gỗ (những ngôi nhà tạm được cố định bằng ngoãm tự tạo và dây buộc). Sau đó, người ta chuyển ngói lên mái để lợp. Việc lợp mái được thực hiện theo 2 kíp, mỗi kíp 3 người: 1 người chuyển ngói, 1 người đón ngói, 1 người lợp ngói; mỗi kíp thực hiện việc lợp ở một bên mái nhà theo chiều dốc của mái. Mái nhà được lợp bắt đầu từ nóc ngoài cùng bên trái, dàn theo hàng ngang đến tận cùng bên phải. Lần lượt như vậy, hết hàng ngang đầu tiên mới thực hiện tiếp đến hàng ngang thứ hai rồi đến hàng ngang thứ ba… cho đến hết. Đầu ngói của các hàng ngang sau được luồn xuống dưới thân ngói của hàng ngang trước theo kiểu so le. Chốt đóng giữ đầu viên ngói ở hàng ngang sau đóng luồn qua khe rãnh giữa hai viên ngói của hàng ngang trước và đóng ghim vào đòn tay. Mỗi mái nhà ngói pơ mu cổ truyền người Mông nơi đây có 12 hàng ngói (ứng với số đòn tay) lợp đều về 2 bên – mỗi bên 6 hàng. Số lượng các viên ngói ở mỗi hàng ngang phụ thuộc vào chiều rộng của viên ngói. Khi lợp mái, người ta chèn nóc mái bằng một nửa thân bương lớn bổ dọc, bỏ mấu đốt để giữ mái. Với cách lợp mái như trên, khi trời nắng, người Mông xưa khi cần lấy ánh sáng ban ngày vào vị trí nào trong nhà thì chỉ cần lấy sào đẩy đầu viên ngói ở vị trí ấy lệch sang một bên để lấy khoảng trống cho ánh sáng lọt vào. Khi trời mưa, người ta lại dùng sào kích đẩy viên ngói về vị trí cũ, nhà sẽ không bị dột. 2.2.3. Thưng vách Vách nhà truyền thống của người Mông ở Cát Cát sử dụng 100% ván gỗ pơ mu. Theo giải thích của ông Má A Câu, trưởng thôn Cát Cát thì người Mông ở đây trước kia chỉ có công cụ chế tác gỗ là dao rìu và cưa nên họ ưa thích sử dụng các loại gỗ thớ thẳng, nhẹ, xốp, bền để chế tác. Trong khi đó, gỗ pơ mu – loại gỗ có đầy đủ các đặc tính ưu việt nêu trên có rất nhiều trong vùng nên chúng được lựa chọn làm giải pháp ưu tiên hàng đầu. Người Mông thường khai thác các cây gỗ pơ mu to, thẳng, đường kính gốc tối thiểu 60 cm để làm vách nhà. Sau khi chặt hạ cây gỗ, người ta chặt ngắn thân cây thành những xúc gỗ dài bằng chiều cao vách nhà, khoảng 2,4 – 2,5 m, róc bỏ phần vỏ xốp bên ngoài rồi xẻ dọc theo thân cây lấy ván. Việc xẻ ván được thực hiện bằng cưa xẻ, mỗi tấm ván dày ≈ 2 cm, rộng khoảng 35 – 50 cm. Bình quân, mỗi xúc gỗ, người ta làm ra được khoảng 16 – 18 tấm ván. Với một cây gỗ đường kính gốc 60 cm, chiều cao khoảng hơn 10 m, sau khi đã chặt bỏ phần ngọn, người ta có được 3 xúc gỗ đủ tiêu chuẩn làm ván thưng vách nhà. Một ngôi nhà có 2 vách hồi (mỗi vách hồi rộng 5 m), 1 vách tiền, 1 vách hậu (mỗi vách rộng 12 m), sau khi trừ cửa chính và cửa gách, người ta cần khoảng 50 – 60 tấm ván thưng vách. Việc thưng vách nhà diễn ra nhanh chóng, gần như làm đồng thời với việc lợp mái nhà. Kỹ thuật thưng vách của người Mông là chốt gắn vách nhà với các thanh xà nhỏ chạy nối vòng quanh các cột quân, dùng chốt gỗ đóng cố định các ván gỗ vào các thanh xà trên (gần mái) và dưới (gần đất). Yêu cầu của việc thưng vách là các tấm ván phải khít và chắc chắn, không được để hở, không được lung lay. Trong toàn bộ vách nhà. Nơi được chú ý cẩn thận nhất là khoảng vách hậu nối từ vì cột ma tới vì cột đối diện ở gian giữa bởi đó là bức vách được dùng để thờ ma nhà và ma tổ tiên. Vì vậy, những tấm ván tốt nhất, đẹp nhất được dành để thưng khoảng vách này. Những người thực hiện thưng khoảng vách này cũng phải là những người thạo việc làm nhà bởi người Mông rất kỵ những sự cố sảy ra ở khoảng vách này trong suốt những năm sử dụng ngôi nhà đó làm nơi ở. Do đó, việc làm vách thờ ma nhà và ma tổ tiên được tiến hành cẩn thận, kỹ lưỡng ngay từ khi làm nhà. Ngoại trừ bức vách thờ ma nhà và ma tổ tiên, việc thưng vách ở những khoảng vách khác là một việc đơn giản trong quy trình dựng nhà. Vì vậy, ai cũng có thể tham gia vào việc này. Theo quan sát của chúng tôi tại địa điểm làm nhà của gia đình ông Má A Dũng ở đội 1, làng Cát Cát thì việc thưng vách có tới gần 20 nam giới đủ mọi lứa tuổi tham gia với thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc chỉ gần 40 phút. Khi ngôi nhà đã được thưng ván xong thì những người làm mái cũng đã hoàn thành công việc của mình. Lúc này là coi như ngôi nhà đã được hoàn thành, lễ cúng vào nhà mới và bữa liên hoan mừng nhà mới diễn ra ngay sau đó. Việc hoàn thiện ngôi nhà sẽ được gia đình chuẩn bị dần dần về sau. 2.2.4. Hoàn thiện Nằm trong qui trình dựng nhà, nhưng việc hoàn thiện ngôi nhà mới không được làm ngay hôm làm nhà mà tùy thuộc điều kiện của từng gia đình mà người ta có thể làm sớm hay làm muộn, làm nhanh hay làm dần trong nhiều năm. Một ngôi nhà sau khi làm lễ vào nhà mới xong thường chỉ xong được bộ khung, mái nhà và bốn bức vách quanh nhà. Việc hoàn thiện còn lại các công đoạn như lắp cánh cửa, làm sàn gác, đặt bếp lò, bếp kiềng, quây vách buồng.v.v… Việc lập ban thờ ma nhà và ma tổ tiên thì chỉ khi nào bố của gia chủ chết thì mới được tiến hành. Việc hoàn thiện nhà chủ yếu do anh em trong gia đình thực hiện. Trong việc hoàn thiện ngôi nhà, thì việc làm cửa và quây vách buồng thường được chú trọng đầu tiên và thường được làm sau khi dựng nhà khoảng 1 – 2 tháng. Các cánh cửa và vách buồng thường được làm từ những ván gỗ giống với ván gỗ dùng để thưng vách nhà. Cách quây vách buồng cũng dùng kỹ thuật chốt giữ đầu trên và chốt chặn đầu dưới của từng tấm ván đặt khít nhau như kỹ thuật thưng vách nhà. Kỹ thuật lắp cửa là dùng mộng tròn xuyên qua lỗ mộng ở xà vách trên – đoạn chạy qua cửa là dầm cửa; và lỗ mộng ở xà vách dưới – đoạn chạy qua cửa là ngưỡng cửa. Với sàn gác, các tấm ván rộng cỡ khoảng 30 – 50 cm, dài 3 m được đặt lên quá giang ở một hoặc hai gian hồi tùy theo điều kiện cụ thể của từng gia đình. Tuy nhiên, theo quan niệm của người Mông nơi đây, sàn gác thiêng (có ma sàn gác trú ngụ) là ở bên gian hồi bên phải – nơi có đặt bếp lò. Khi làm sàn gác, người ta chỉ cần ghép các tấm ván khít với nhau trên quá giang là được, không cần phải đóng chốt gỗ. Bắc ván xong, người ta đặt chiếc thang gỗ được tạo tác (đẽo bậc) từ một thân gỗ nguyên để làm lối lên xuống gác. Bếp lò được đặt ở gian hồi bên phải, gần sát vách sau. Việc đắp bếp lò do đàn ông thực hiện, phụ nữ giúp chuyển đất. Bếp thường đắp bằng đất sét nhưng tốt nhất là dùng đất tổ mối. Sau khi đã nhào đất kỹ, họ dùng bốn tấm gỗ làm khuôn hình vuông rồi đổ đất vào nện chặt. Khoảng một ngày sau, khi đất đã se khô thì tháo bỏ khuôn, khoét miệng và cửa lò rồi trát thêm lớp đất dẻo vào mặt ngoài lò. Trên bếp lò luôn luôn đặt một chiếc chảo gang. Bếp lò chủ yếu dùng để nấu hoặc đồ cơm buổi sáng và nấu cám lợn. Khi có đám cưới hay đám ma, người ta luộc thịt lợn, xào nấu ở bếp này. Gian hồi bên trái là nơi đặt bếp kiềng. Trước kia, để làm bếp kiềng, người ta chôn bốn hòn đá cuội hình thoi (dài 0,8 – 1 m) làm khung bếp. Phần lòng bếp thấp hơn mặt nền nhà chừng 10 – 15 cm. Ông Má A Câu, trưởng thôn Cát Cát cho biết: “Nghe người già nói, xưa kia người Mông lấy ba hòn đá cuội hình thoi chôn xuống đất, đầu chụm vào nhau để làm kiềng đun nấu gọi là dê chiu. Có ma bếp trú ngụ ở đây nên không được ai đập vào ba hòn đá này, không được khạc nhổ vào bếp, nhất là khi đang nấu nướng”. Không biết từ bao giờ, người Mông ở Cát Cát đã biết làm kiềng kim loại để dùng. Ngày nay, các gia đình đều mua kiềng bếp ở chợ huyện. Bữa sáng và bữa tối đều nấu ăn ở bếp này. Ngoài việc nấu nướng hàng ngày, bếp kiềng còn là nơi để các thành viên trong gia đình, đặc biệt là nam giới ngồi tiếp khách và sưởi lửa vào mùa đông. Phía trên bếp có hai tầng giàn gác. Giàn dưới cất giữ những bắp ngô và các loại hạt giống: cải, vừng, bầu, bí; đặc biệt trước kia súng kíp cũng được bảo quản ở đây, trong một cái ống tre (nay súng kíp đã không còn được sử dụng). Giàn trên là chỗ phơi, sấy các loại lạt tre, dây mây và nan mới chẻ để đan lát. Cạnh bếp là nơi đặt chạn bát và các đồ gia dụng. Phía đối diện thường kê một cái giường, làm chỗ ngủ cho con trai chưa vợ hoặc cho khách. Ngoài ra, trong công đoạn hoàn thiện nhà còn phải kể đến việc làm chuồng lợn, chuồng gà, hàng rào, cổng nhà, vườn rau, máng nước.v.v… Tất cả những việc đó thường được gia đình tranh thủ làm vào những lúc nông nhàn. Nhiều gia đình phải sau khoảng gần 10 năm làm nhà mới hoàn thiện được đầy đủ khuôn viên cho ngôi nhà của mình. 2.3. Bài trí không gian ngôi nhà Người Mông ở Cát Cát quan niệm một ngôi nhà bình thường thì phải có ba gian. Mỗi gian giữ một chức năng riêng. Gian bếp có ma bếp lò là gian giữ lửa và là gian của vợ chồng chủ nhà. Gian có bếp kiềng là gian của vợ chồng con. Gian giữa là gian dành để cúng tổ tiên, ma nhà, là gian chung của cả nhà chuyên để làm những việc lớn của gia đình (hiếu hỉ, lễ tết…). 2.3.1. Tổng thể khuôn viên Khuôn viên cư trú truyền thống của người Mông ở Cát Cát luôn được rào bằng tường đá chắc chắn nhằm mục đích phòng thủ, bảo vệ người, gia súc và của cải nếu có sự tấn công bằng vũ lực từ bên ngoài, phòng ngừa thú dữ. Trong khuôn viên ấy, ngôi nhà nằm ở vị trí trung tâm – chính giữa hoặc chính giữa khoảng sau của khuôn viên. Ngôi nhà được làm theo kiểu nhà trệt. Để chống gió, khí hậu lạnh, sương muối, nhà của họ thường làm thấp, vững chắc, kín đáo. Các ngôi nhà được dựng trên triền núi, phía trước có suối, phía sau có núi che chở, xung quanh có thể trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Quy mô nhà thường có ba gian, hoặc ba gian hai chái, kết cấu trên cơ sở bốn vì kèo, ba hàng cột. Cửa chính mở ở mặt trước của gian giữa. Sát bức vách cạnh cửa là nơi đặt cối giã. Cửa phụ mở ở gian hai bên hoặc ở vách hai bên đầu hồi nhà, thường là bên phải, nơi có gian đặt bếp lò, thông ra máng nước. Xung quanh nhà thưng ván, mái lợp ván xẻ. Gian giữa là nơi thờ tổ tiên và để dụng cụ sản xuất. Bếp lò được đặt ở gian hồi bên phải . Buồng chủ nhà thì tùy từng dòng họ mà đặt ở bên phải hay bên trái. Hai gian bên, một bên là bếp lò và buồng ngủ, một bên là bếp khách, giường khách và có thể có thêm một buồng ngủ nếu gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống. Phía trên là sàn gác, nơi cất trữ lương thực. Một số gia đình còn làm kho lương thực bên ngoài nhà. Trong ngôi nhà của người Mông ở Cát Cát, cửa chính của ngôi nhà luôn được mở ở chính giữa vách tiền của gian giữa, cửa phụ mở ở vách hồi của gian hồi bên trái. Gọi là cửa phụ nhưng nó đảm nhiệm chức năng là lối ra vào chính. Hàng ngày, bất kể chủ hay khách, đàn ông hay đàn bà, người già hay người trẻ cũng thường ra vào nhà qua cửa này nhưng khi có đại sự, việc ra vào bao giờ cũng diễn ra ở cửa chính. Phía trước nhà là chuồng trâu, ngựa, lợn, gà, tổ ong nuôi và có kho để lương thực. Ở những chỗ có địa hình tương đối bằng phẳng, đồng bào còn trồng rau sau nhà và dựng hàng rào phía trước. Trong khuôn viên của nhiều ngôi nhà còn có lò rèn. Rèn đúc là nghề thủ công nổi tiếng của người Mông. Thôn Cát Cát hiện còn 03 lò rèn. Lò rèn (pu) đặt trong chái nhà phía sau hoặc dựng riêng ở phía trước nhà ở. Người Mông thường rèn, đúc vào mùa đông, lúc nông nhàn và trước vụ trồng trọt. Dụng cụ để rèn gồm có búa, đe, kìm, bễ ngang, lò đứng hình trụ, đốt lò bằng than củi. Từ sắt thép phế liệu, bằng kinh nghiệm và tính cần cù chịu khó, họ rèn được dao, cuốc, rìu, búa, xẻng.v.v… Những sản phẩm rèn của người Mông nơi đây được các tộc người khác trong vùng ưa chuộng. Người Mông nơi đây đúc được cả lưỡi cày. Nguyên liệu đúc là phôi sắt thép pha gang, được đun nóng chảy rồi đổ vào khuôn đúc. Đặc biệt, người Mông có kỹ thuật khoan nòng súng kíp rất tài tình, thường khoan trong nhà hay cạnh lò rèn. Trước đây, hầu hết các ngôi nhà của người Mông ở Cát Cát đều nuôi ngựa và làm chuồng ngựa trong khuôn viên nhà. Chuồng ngựa thường dự phía trước nhà để tiện dắt ngựa ra vào và đề phòng trộm cắp. Nền chuồng hình vuông; khung chuồng, ván lát sàn và ván lợp cũng đều bằng gỗ pơ mu. Trong sản xuất, sinh hoạt truyền thống nơi đây, ngựa không chỉ được dùng để cưỡi, là phương tiện thồ hàng rất tiện lợi mà còn là tài sản, hàng hoá có giá trị cao và gắn bó sâu sắc với đời sống của từng gia đình. 2.3.2. Bài trí không gian cư trú Việc bài trí không gian cư trú trong ngôi nhà của người Mông ở Cát Cát có 2 dạng cơ bản của 2 dòng họ có công khai phá làng. Đó là dạng bài trí của dòng họ Vàng và dòng họ Má. Các dòng họ khác có cách bài trí nhà giống một trong 2 dòng họ trên. Chúng tôi đã lựa chọn 2 ngôi nhà điển hình ở cả 2 dạng đó là ngôi nhà ông Vàng A Phay, trú tại đội 3 thôn Cát Cát và ngôi nhà ông Má A Câu, trú tại đội 2 cùng thôn để khảo tả. - Dạng bài trí thứ nhất (nhà ông Vàng A Phay): Trong ngôi nhà này, gian bếp lửa (kraor chuz) được chia đều từ tà ly dương bên trong nền nhà 1/3 để làm gian buồng cho vợ chồng con trai của chủ nhà. Đây vừa là nơi ngủ của vợ chồng con trai chủ nhà, vừa là nơi sinh đẻ của con dâu. 1/3 chính giữa nhà sát với cột chính làm bếp giữ lửa, 1/3 sát tà ly âm phía ngoài để làm giường khách (txangx kruô). Giường này thường dành khi có khách đến chơi có nơi nghỉ, ngủ. Trong thời gian lưu lại thôn để khảo sát, gia đình ông Vàng A Phay cũng đã bố trí cho cán bộ khảo sát nghỉ tại gian giường khách này. . Nếu gia đình đông người, giường này dành làm nơi ngủ cho những người con trai, cháu trai chưa lập gia đình. Gian giữa còn gọi là gian chính (hâur plangs tangs) thường để làm các việc lớn như thờ cúng tổ tiên, cúng quải trừ ma, tổ chức đám cưới, đám tang… Nó có chức năng làm gian nhà chung của cả gia đình nói riêng, họ hàng nói chung và còn là nơi chị em phụ nữ trong nhà xe lanh dệt vải… Gian bếp lò (quangr kraor txuk) được quy định chặt chẽ đối với vị trí đặt bếp lò và hướng cửa bếp lò. Vị trí đặt bếp lò đối diện với gian buồng của chủ nhà, phía trên làm bếp lò. Cửa bếp lò đặt theo hướng Nam, kiêng không đặt quay sang bếp giữ lửa. Theo ông Vàng A Phay sở dĩ như vậy là bởi nếu quay hướng cửa bếp lò ngang sang bếp lửa thì khi mặt trời chiếu vào giữa, thần lửa sẽ chập cả ba thành một, thần l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLễ dựng nhà và vào nhà mới của người Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.doc
Tài liệu liên quan