Đề tài Thi công Khu nhà ở N4A-B ại khu Đô thị Trung Hoà - Nhân Chính Hà Nội

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU

PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG

PHẦN GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH

I. Vị trí

II. Đặc điểm công trình

1. Phần xây lắp

2. Kiến trúc hoàn thiện

3. Điện nước

4. Kết cấu công trình

CHƯƠNG II- BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG

PHẦN A: BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN NGẦM

I. Trình tự công việc

1. Công tác chuẩn bị và tập kết máy móc

2. Công tác thi công cọc

II. Quy trình thi công cọc khoan nhồi

1. Sơ dồ thi công cọc khoan nhồi

2. Công tác chuẩn bị

3. Dung dịch bentonite

4. Định vị hố khoan

5. Gia công lồng thép

6. Làm sạch hố khoan

7. Đổ bê tông

8. Rút ống vách

9. Dung sai

10. Lý trình cọc

11. Lấp đầu cọc

III. Biện pháp thi công móng

1. Phương pháp thi công đất

2. Phương pháp thi công bê tông đài giằng

3. Công tác ván khuôn móng

4. Công tác đổ bê tông

5. Công tác bảo dưỡng bê tông

6. Công tác tháo ván khuôn

 

PHẦN B. BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN THÂN

I. Công tác ván khuôn

1. Chuẩn bị

2. Lắp đặt ván khuôn cột vách

3. Ván khuôn dầm sàn

II. Công tác cốt thép

1. Gia công cốt thép

2. Lắp dựng cốt thép

3. Kiểm tra và nghiệm thu công tác cốt thép

III. Công tác bê tông

1. Chuẩn bị

2. Đổ bê tông

3. Kiểm tra và nghiệm thu

IV. Công tác dỡ ván khuôn

 

ChươngIII : Biện pháp an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và đảm bảo vệ sinh môi trường.

CHƯƠNGIV: TỔ CHỨC THI CÔNG

I. Tổng mặt bằng thi

II. Tiến độ thi công công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2416 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thi công Khu nhà ở N4A-B ại khu Đô thị Trung Hoà - Nhân Chính Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo quy định của thiết kế . Không nối ở các vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong. Trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chiụ lực đối với thép tròn trơn và không quá 50% đối với cốt thép có gờ. - Việc nối buộc cốt thép phải thoả mãn các yêu cầu sau: + Chỉ nối buộc với cốt thép nhỏ hơn 16mm. + Chiều dài nối của cốt thép chịu lực trong các khung và lưới cốt thép không được nhỏ hơn 250mm đối với thép chịu kéo và không nhỏ hơn 200 đối với thép chịu nén. Các cấu kiện khác chiều dài nối buộc không nhỏ hơn các trị số trong bảng sau: Chiều dài nối buộc cốt thép . Loại cốt thép Chiều dài nối buộc Vùng chịu kéo Vùng chịu nén Dầm hoặc tường Kết cấu khác Đầu cốt thép có móc Đầu cốt thép không có móc Cốt thép trơn cán nóng 40d 30d 20d 30d Cốt thép có gờ cán nóng 40d 30d 20d 20d Cốt thép kéo nguội 45d 35d 20d 30d+ Khi nối buộc, cốt thép ở vùng chịu kéo phải uốn móc đối với thép tròn trơn, cốt thép có gờ không cần uốn móc. + Dây buộc dùng loại dây thép mềm có đường kính 1mm. + Trong các mối nối cần buộc ít nhất 3 vị trí (ở giữa và hai đầu). Hàn cốt thép Liên kết hàn có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, nhưng phải đảm bảo chất lượng mối hàn theo yêu cầu thiết kế . Việc liên kết các loại thép có tính hàn thấp hoặc không được hàn cần thực hiện theo chỉ dẫn của cơ sở chế tạo. - Hàn điểm tiếp xúc thường đợc dùng để chế tạo khung và lưới cốt thép có đường kính nhỏ hơn 10mm đối với thép kéo nguội và nhỏ hơn 12mm đối với thép cán nóng. Khi chế tạo khung cốt thép và lưới cốt thép bằng hàn điểm, nếu trong thiết kế không có chỉ dẫn cụ thể thì thực hiện theo quy định sau: + Đối với thép tròn trơn hàn tất cả các điểm giao nhau. + Đối với cốt thép có gờ hàn tất cả các điểm giao nhau ở hai hàng chu vi phía ngoài, các điểm còn lại ở giữa cạch một hàn một xen kẽ. + Đối với khung cốt thép dầm, hàn tất cả các điểm giao nhau. - Hàn hồ quang được dùng trong các trường hợp sau: + Hàn nối dài các thanh cốt thép cán nóng có đường kính lớn hơn 8mm. + Hàn tất cả các chi tiết đặt sẵn, các bộ phận cấu tạo và liên kết các mối nối trong lắp ghép. Các mối hàn phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ và không có bọt. + Đảm bảo chiều dài và chiều cao của đường hàn theo yêu cầu thiết kế . - Liên kết hàn được tiến hành kiểm tra theo từng loại và theo từng lô. Mỗi lô gồm 100 mối hàn hoặc 100 cốt thép loại khung, loại lưới đã hàn. Mỗi lô sản phẩm này được kiểm tra theo nguyên tắc sau: + Mỗi lô lấy 5% của sản phẩm nhưng không ít hơn 5 mẫu để kiểm tra , kích thước, 3 mẫu để thử kéo và 3 mẫu để thử uốn : + Tất cả các sai lệch so với thiết kế không vượt quá các giá trị trong bảng sau đối với chất lượng mối hàn. Sai lệch cho phép đối với sản phẩm cốt thép : Tên sai lệch Mức cho phép 1. Sai lệch về kích thước chung của các khung hàn phẳng và các lưới hàn cũng như độ dài của các thanh gia công riêng lẻ a. Khi đường kính thanh cốt thép không quá 16mm - Theo độ dài của sản phẩm - Theo chiều rộng hoặc chiều cao của sản phẩm - Kích thước của sản phẩm theo chiều rộng hoặc chiều cao không lớn hơn 1m b. Khi đường kính thanh cốt thép 18-40mm - Theo độ dài của sản phẩm - Theo chiều rộng hoặc chiều cao của sản phẩm - Kích thước của sản phẩm theo chiều rộng hoặc chiều cao không lớn hơn 1m c. Khi đường kính thanh cốt thép từ 40mm trở lên - Theo độ dài của sản phẩm - Theo chiều rộng hoặc chiều cao của sản phẩm - Sai số vể khoảng cách của các thanh ngang của khung hàn, sai số về kích thước của ô lưới hàn và về khoảng cách giữa các bộ phận của khung không giằng ±10mm ±5mm ±3mm ±10mm ±10mm ±5mm ±50mm ±20mm ±10mm2. Sai số về khoảng cách giữa các thanh chịu lực riêng biệt của khung phẳng hoặc khung không gian với đường kính của khung là Nhỏ hơn 40mm. Bằng và lớn hơn 40mm. ±0,5d ±1d2. Sai số theo mặt phẳng của các lưới hàn hoặc các khung hàn phẳng khi đường kính của các thanh. - Nhỏ hơn 12 máy móc - Từ 12-24 máy móc - Từ 24-50 máy móc - Lớn hơn 50 máy móc - Sai lệch về vị trí chỗ uốn của thanh - Sai lệch tim các khung cốt thép - Sai lệch về độ võng các khung cốt thép chịu lực theo thiết kế . 10mm 15mm 20mm 25mm 20mm 15mm 5%3. Xê dịch của đường nối tâm 2 thanh nẹp tròn đối với trục thanh được nối (khi thanh nẹp và đường hàn về một bên - Sai lệch về chiều dài của các thanh đệm và thanh nẹp - Xê dịch thanh nẹp so với trục của mối hàn có khuôn - Xê dịch thanh nép so với trục của mối hàn theo hướng dọc - Sai lệch của trục các thanh ở các mối hàn 0,1d về bên của mối hàn ±0,5d 0,1d 0,5d 30 4. Xê dịch tim của các thanh mối nối: a. Khi hàn có khuôn b. Khi hàn có các thanh nẹp tròn c. Khi hàn đối đầu 0,1d 0,1d 0,1d 5. Xê dịch về chiều dài của các mối hàn cạnh 0,5d 6. Sai số về chiều dài của các mối hàn cạnh 0,15d 7. Chiều rộng chân mối hàn không bám váo thép góc khi hàn bằng phương pháp dàn nhiều lớp hoặc khi hàn các thanh đường kính nhỏ hơn 40 máy móc 0,1d 8. Chiều sâu vết lõm cho tia hồ quang ở mép tấm và thép hình khi hàn với thép tròn hoặc thép có gờ.2,5mm 9. Số lượng lỗ rỗng và xỉ ngậm vào trong mối hàn: - Trên bề mặt mối hàn trong dải khoảng 2d - Trong tiết diện mối hàn Khi do nhỏ hơn hoặc bằng 16 máy móc Khi d lớn hơn 16 máy móc 3 chỗ 2 chỗ 3 chỗ 10. Số lợng lỗ rỗng và xỉ ngậm vào trong mối hàn Trên bề mặt mối hàn. - Trong tiết diện mối hàn Khi d nhỏ hơn hoặc bằng 16 máy móc Khi d lớn hơn 16 máy móc 1,5mm 1,0mm 1,5mm Trong đó : d - đường kính thanh thép 2. Lắp dựng cốt thép. - Công tác lắp dựng cốt thép cần thoả mãn các yêu cầu sau: + Đặt đúng chủng loại cốt thép mà thiết kế quy định. + Bảo đảm đúng vị trí thanh, khoảng cách giữa các thanh, độ dày lớp bê tông bảo bệ cốt thép . + Bảo đảm sự ổn định của khung lưới khi đổ, đầm bêtông. + Các bộ phận lắp dựng trước, không gây trở ngại cho các bộ phận lắp dựng sau. + Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép không để biến dạng trong quá trình đổ bê tông. + Không làm hư hỏng và biến dạng sản phẩm cốt thép . + Khi đặt cốt thép và cốp pha tựa vào nhau thành một tổ hợp cứng thì cốt pha chỉ được đặt trên các giao điểm của cốt thép chịu lực và theo đúng vị trí quy định của thiết kế . - Khi dựng lắp cốt thép phải có biện pháp gia cường để hạn chế, ngăn ngừa các biến dạng có thể phát sinh trong quá trình đổ bê tông. - Các con kê cần đặt tại các vị trí thích hợp tuỳ theo mật độ cốt thép nhưng không lớn hơn 1m một điểm kê. Con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép và được làm bằng các loại vật liệu không ăn mòn cốt thép, không phá hủy bê tông. Sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế không vượt quá 3 mm đối với lớp bê tông bảo vệ có chiều dày a nhỏ hơn 15mm và 5 mm đối với lớp bê tông bảo vệ a lớn hơn 15mm. - Việc liên kết các thanh nối cốt thép khi lắp dựng cần thực hiện những yêu cầu sau + Số lượng mối nối buộc hay hàn dính không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau theo thứ tự xen kẽ. + Trong mọi trường hợp, các góc của đai thép với thép chịu lực phải buộc và hàn dính 100%. - Chuyển vị của từng thanh thép khi chế tạo và khi lắp dựng lưới thép không được lớn hơn 1/5 đường kính của thanh lớn nhất, và 1/4 đường kính của bản thân thanh đó. Sai lệch cho phép đối với cốt thép đã lắp dựng được cho ở bảng sau. Sai lệch cho phép đối với cốt thép đã lắp dựng. Tên sai lệch Mức cho phép (mm) 1. Sai lệch về khoảng cách giữa các thanh chịu lực đặt riêng biệt: a. Đối với kết cấu khối lớn b. Đối với cột, dầm và vòm. c. Đối với bản, tường và móng dưới các kết cấu khung ±30 ±10 ±20 2. Sai số về khoảng cách giữa các hàng cốt thép khi bố trí nhiều hàng theo chiều cao: a. Các kết cấu có chiều dài lớn hơn 1m và móng đặt dưới các kết cấu và thiết bị kỹ thuật. b. Dầm khung và bản có chiều dày lớn hơn 100mm c. Bản có chiều dày đến 100mm và chiều dày lớp bảo vệ 10 máy móc ±20 ±5 ±33. Sai số về khoảng cách giữa các cốt thép đai của dầm, cột, khung và dàn cốt thép .±10 4. Sai lệch cục bộ về chiều dày lớp bảo vệ. a. Các kết cấu khối lớn(chiều dày lớn hơn 1m) b. Móng nằm dưới các kết cấu và thiết bị kỹ thuật c. Cột, dầm và vòm. d. Tường và bản chiều dày lớn hơn 100mm. e. Tường và bản chiều dày đến 100mm với chiều dày lớp bảo vệ là 10 máy móc ±20 ±10 ±5 ±5 ±35. Sai lệch về khoảng cách giữa các thanh phân bố trong 1 hàng: a. Đối với bản tường và móng dưới kết cấu khung b. Đối với những kết cấu khối lớn ±25 ±25 ±40 6. Sai lệch về vị trí các cốt thép đai so với chiều đứng hoặc chiều ngang (Không kể các trường hợp khi các cốt thép đai đạt nghiêng so với thiết kế quy định)10 7. Sai lệch về tim của các thanh đặt ở các đầu khung hàn nối tại hiện trường với các khung khác khi đường kính của thanh: a. Nhỏ hơn 40 máy móc b. Lớn hơn hoặc bằng 40 máy móc ±5 ±10 8. Sai lệch về vị trí các mối hàn của các thanh theo chiều dài của cấu kiện. a. Các khung và các kết cấu tường móng. b. Các kết cấu khối lớn ±25 ±50 9. Sai lệch của vị trí các bộ phận cốt thép trong kết cấu khối lớn (khung, khối, dàn) so với thiết kế: a. Trong mặt bằng b. Theo chiều cao ±50 ±30- Có ba cách đặt cốt thép vào ván khuôn: đặt từng thanh, đặt từng phần, đắt toàn bộ. a. Đặt cốt thép cột: ở mỗi cột đều đặt thép chờ dài khoảng ³ 30d. Thép cột cần phải được gia công trước ở xưởng, cắt uốn theo đúng hình dạng kích thước thiết kế . Cốt thép phải được nghiệm thu, kiểm tra chất lượng, và được cẩu lên vị trí lắp đặt bằng cần trục tháp. Để thuận tiện cho thi công, cốt thép mỗi cột buộc thành từng bó có ghi số hiệu cột để tránh nhầm lẫn. Trước khi buộc thép dùng súng bắn bê tông đánh nhàm chân cột sau dùng nước sạch để rửa sạch bề mặt. Để thi công cột thuận tiện, quá trình buộc cốt thép phải tiến hành trước khi ghép ván khuôn. Sau đó dùng cần trục đưa vào vị trí cần thiết. Căn chỉnh khung thép sao cho tim cột không bị sai lệch. Định vị tạm thời khung thép bằng cột chống. Tiến hành hàn khung cốt thép vào những đoạn thép đã chờ sẵn, chú ý không cắt thép quá 50% lượng cốt thép trên cùng một tiết diện và không nối ghép tại vùng có nội lực lớn. Các khoảng cách nối phải đảm bảo đúng kỹ thuật. Để đảm bảo khoảng cách cần thiết cho các lớp bê tông bảo vệ cốt thép , dùng các miếng đệm hình vành khuyên cài vào các cốt đai. Khoảng cách giữa chúng khoảng dưới 1m. Sai lệch chiều dày lớp bảo vệ bê tông so với thiết kế không vượt quá 3mm đối với lớp bê tông có chiều dày a nhỏ hơn 15mm và 5mm đối với lớp bê tông bảo vệ a lớn hơn 15mm. b. Đặt cốt thép dầm sàn: - Việc đặt cốt thép dầm cần tiến hành xen kẽ với công tác ván khuôn. Sau khi đặt xong ván khuôn đáy, cốt thép đã buộc sẵt thành khung đúng với yêu cầu thiết kế được cần cẩu lắp vào đúng vị trí, sau đó tiến hành lắp ván khuôn thành. Việc buộc cốt thép tại vị trí thiết kế từ những thanh riêng rẽ chỉ áp dụng trong trường hợp đặc biệt. Trình tự buộc cốt thép dầm: lồng các cốt đai đã được uốn sẵn theo thiết kế vào các cốt dọc và thép cấu tạo. Nhắc lên kê 2 đầu cốt thép dầm vào 2 con kê có chiều cao hơn chiều cao dầm. Sắp xếp cốt cấu tạo, cốt chịu lực vào đúng vị trí thiết kế, điều chỉnh khoảng cách các côt đai, dùng thép f1 buộc chặt cốt đai với cốt dọc. Cốt thép dọc chịu M+ được kê lên miếng gỗ đặt đáy dầm, cốt dọc chịu M- được treo bởi thanh sắt kê trên hai miếng gỗ đệm. Sau đó xỏ cốt đai, các lớp thép phía trên và phía dưới dầm treo đều nhau để thuận lợi khi xỏ cốt đai. hạ lồng thép và buộc các miếng bê tông tạo lớp bảo bệ sau đó ốp ván. - Thép sàn được đưa lên thành từng bó đúng chiều dài thiết kế và tiến hành ghép buộc ngay trên mặt sàn. Khi buộc xong cốt thép cần đặt các miếng kê để bảo đảm chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Thép sàn được rải ra buộc thành lưới thép, chúng được kê lên các miếng bê tông đúc sẵn và lưới thép phía trên được tựa lên phía dưới bằng các ngựa kê thép. Trình tự rải thép sàn: Cốt thép sàn được cắt sẵn, nắn thẳng, uồn mỏ dưới đất rồi được chuyển lên ván sàn thi công. Cốt thép sàn qua thép dầm, buộc dần để có thể điều chỉnh được khoảng cách theo thiết kế. Lưới được kê lên các miếng bê tông đúc sẵn và lưới thép phía trên được tựa lên phía dưới bằng các ngựa kê thép. Chèn ảnh Thép dầm sàn 3. Kiểm tra và nghiệm thu công tác cốt thép. - Kiểm tra công tác cốt thép bao gồm các phần việc sau: Sự phù hợp của các loại cốt thép đưa vào sử dụng so với thiết kế . Công tác gia công cốt thép : Công tác cắt, uốn và làm sạch bề mặt cốt thép trước khi gia công. Trị số sai lệch cho phép đối với cốt thép đã gia công ghi ở bảng 4. Công tác hàn: Bậc thợ, thiết bị que hàn, công nghệ hàn chất lượng mối hàn. Trị số sai lệch cho phép đối với sản phẩm cốt thép đã gia công hàn theo bảng 5 và chất lượng mối hàn theo bảng 6. Sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế . Vận chuyển và lắp dựng cốt thép: Chủng loại, vị trí, kích thước và số lượng cốt thép đã lắp dựng so với thiết kế, Trị số sai lệch cho phép đối với công tác lắp dựng cốt thép được quy định ở bảng 9. Sự phù hợp của các loại thép chờ và chi tiết đặt sẵn so với thiết kế. Sự phù hợp của các loại vật liệu làm con kê, mật độ các điểm và sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế. iii. Công tác Bê tông 1. Chuẩn bị. Bê tông sử dụng cho công trình là bê tông thương phẩm, được mua từ nhà máy và chở đến trên ô tô chuyên dụng. Chất lượng bê tông cần theo dõi chặt chẽ, được kiểm tra tại nơi sản xuất. Loại bê tông thương phẩm này thường đạt chất lượng yêu cầu. Việc kiểm nghiệm lại bằng cách đo độ sụt tại thời điểm nhận thi công ở chân công trình. Tuy chất lượng đảm bảo nhưng một nhược điểm khó khắc phục của bê tông thương phẩm là : Vì lý do ách tắc giao thông nên bê tông đổ không liên tục, khi bơm bê tông hay bị tắc trong ống, nếu phải chờ lâu thì tốn công tháo rửa để khắc phục có thể tổ chức mua tại hai nguồn, tổ chức thi công chặt chẽ hợp lý để tránh tình trạng trên xẩy ra. Yêu cầu về vữa bê tông: + Thời gian trộn, vận chuyển, đổ đầm bê tông, phải ngắn nhất, thời gian hoàn tất quá trình này phải nhỏ hơn thời gian ninh kết của xi măng (khoảng 2 giờ). + Vữa bê tông phải đảm bảo được yêu cầu của thi công : độ sụt hình chóp để dễ đổ, đầm, trút ra khỏi phương tiện vận chuyển, để lấp kín các chỗ cốt thép ken dày, các góc cạnh ván khuôn. Đối với cột, dầm, sàn, độ sụt hình chóp phải đạt 4 - 6cm và thời gian đầm từ 12 - 15 giây. Đối với các kết cấu bê tông có nhiều lớp cốt thép thì độ sụt hình chóp của vữa bê tông phải đạt 6-8cm và thời gian đầm từ 10 - 12 giây. Độ sụt hoặc độ cứng của hỗn hợp bê tông xác định tuỳ thuộc tính chất của công trình, hàm lượng cốt thép, phương pháp vận chuyển, điều kiện thời tiết. Khi chọn độ sut của bê tông để thiết kế cần tính tới sự tổn thất độ sụt trong thời gian lưu trữ vận chuyển. Độ sụt của hỗn hợp bê tông tại vị trí đổ có thể tham khảo bảng sau: Độ sụt và độ cứng của hỗn hợp bê tông tại vị trí đổ Loại và tính chất của kết cấu Độ sụt, máy móc Chỉ số độ cứng Đầm máy Đầm tay- Lớp lót dưới móng, nền đường và nền đường bằng. - Mặt đường và đường băng, nền nhà và kết cấu khối lớn không hoặc ít cốt thép (tường chắn, móng block…) - Kết cấu khối lớn có tiết diện lớn hoặc trung bình. - Kết cấu bê tông cốt thép có mật độ cốt thép dày đặc, tường mỏng, phễu si lô, cột dầm và bản tiết diện bé.. các kết cấu BT đổ bẳng cốp pha di động - Các kết cấu đổ bằng bê tông bơm 0-10 0-20 20-40 50-80 20-40 40-60 80-12050-40 35-25 25-15 12-10 120 – 200 Khối lượng thi công bê tông 1 tầng tương đối lớn, điều kiện thi công cho phép dùng vận chuyển bằng cần trục tháp. Công tác bê tông sử dụng máy bơm bê tông di động đổ bê tông đài giằng móng các tầng khối lượng bê tông dầm sàn nhỏ hơn, năng suất cần trục đáp ứng đủ yêu cầu. Do đó dùng cần trục tháp đổ bê tông dầm sàn và bê tông cột - vách tất cả các tầng. Để vận chuyển bê tông lên cao, dùng cần trục tháp cẩu những thùng tự đổ có dung tích 0,7m3 đến nơi cần đổ bê tông. Ngoài ra còn có các máy đầm bê tông: Đầm dùi, đầm bàn, máy xoa mặt, hoàn thiện bề mặt bê tông sàn bằng thước có bản sắt dẫn hướng, sau khi se mặt bê tông thì dùng máy xoa nền. Khi tiến hành công tác đổ bê tông cần tuân theo các yêu cầu chung như sau: + Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốp pha và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép. + Bê tông phải được đổ liên tục cho đến khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo quy định của thiết kế. + Bê tông vận chuyển đến phải đổ ngay. + Đổ bê tông từ trên cao xuống bắt đầu từ chỗ sâu nhất. + Không được để bê tông rơi tự do quá 2,5m. Vì để bê tông rơi tự do ở độ cao quá lớn, vữa bê tông sẽ bị phân tầng( do trọng lượng của cốt liệu khác nhau nên tốc độ rơi khác nhau). Nếu chiều cao rơi tự do của vữa bê tông lớn hơn 2,5m thì phải dùng máng nghiêng hoặc ống vòi voi, dùng lỗ chờ sẵn. Khi dùng ống vòi voi thì ống lệch nghiêng so với phương thẳng đứng không quá 0,25m trên 1m chiều cao, trong mọi trường hợp phải đảm bảo đoạn ống dưới cùng thẳng đứng. Khi dùng máng nghiêng thì máng phải kín và nhẵn. Chiều rộng của máng không được nhỏ hơn 3-3,5 lần đường kính hạt cốt liệu lớn nhất. Độ dốc của máng cần đảm bảo để hỗn hợp bê tông không bị tắc hoặc bị trượt quá nhanh sinh ra phân tầng bê tông. Cuối máng cần đặt phễu thẳng đứng để cho hướng bê tông rơi thẳng đứng vào vị trí đổ. + Phải đổ từ xa tới gần so với vị trí tiếp nhận vữa bê tông, như vậy tránh đi lại ở những chỗ đã đổ. + Khi đổ bê tông khối lớn, kết cấu có chiều dày lớn thì phải đổ thành nhiều lớp. Chiều dày mỗi lớp đổ bê tông phải đảm bảo thấu suốt để bê tông đặc chắc. Chiều dày mỗi lớp đổ bê tông phải căn cứ vào năng lực trộn, cự ly vận chuyển, khả năng đầm, tính chất của kết cấu và điều kiện thời tiết để quyết định, nhưng không vượt quá các trị số sau: Chiều dày lớp đổ bê tông Phương pháp đầm Chiều dày cho phép mỗi lớp đổ bê tông(cm)- Đầm mặt (đầm bàn) - Kết cấu không có cốt thép và kết cấu có cốt thép đơn - Kết cấu có cốt thép kép 20 20 12- Đầm thủ công 20+ Bê tông phải đổ liên tục đổ tới đâu đầm ngay tới đó. Khi cần dừng, phải dừng quá trình đổ bê tông ở những mạch dừng đúng quy định. + Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường hợp ngừng đổ bê tông quá thời gian quy định phải đợi đến khi bê tông đạt 25kg/cm2 mới được đổ bê tông, trước khi đổ lại bê tông cần xử lý làm nhám mặt. Đổ bê tông vào ban đêm và khi có sương mù phải đảm bảo đủ ánh sáng ở nơi trộn và nơi đổ bê tông. 2. Đổ bê tông. a. Đổ bê tông cột: - Sau khi có biên bản nghiệm thu cốp pha và cốt thép tiến hành đổ bê tông cột. - Quá trình đổ bê tông cột thực hiện bằng thùng chứa vữa chuyên dùng dung tích 1,5m3 đổ trực tiếp vào kết cấu (phễu đổ). Thùng chứa được vận chuyển lên vị trí đổ bằng cần trục. Đổ cột thì thùng chứa được trang thiết bị thêm ống cao su( ống vòi voi). Bê tông mác 300 có độ sụt yêu cầu đã được thí nghiệm trước khi hợp đồng. Cứ 1 xe bê tông lại thử độ sụt ngay tại công trình . Cốt liệu bê tông là đá 1x2 nếu bê tông đảm bảo thiết kế thì công tác đổ bê tông rất thuận lợi, người ta đổ bê tông cột thấp hơn đáy dầm từ 2-5cm để đảm bảo liên kết giữa dầm và cột. Cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì nên đổ liên tục. Cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm, tường có chiều dày nhỏ hơn 15cm và các cột có tiết diện bất kỳ nhng có đai cốt thép chồng chéo thì nên đổ bê tông liên tục trong từng đoạn 1,5m. Cột cao hơn 5m và tường cao hơn thì nên chia làm nhiều đợt đổ bê tông, nhưng phải đảm bảo bị trí và cấu tạo mạch ngừng bê tông hợp lí. Mặt cắt đứng công trình & cần trục tháp khi đổ bêtông cột Quá trình đổ: Trước khi đổ phải tiến hành dọn rửa sạch chân cột, đánh sờn bề mặt bê tông cũ rồi mới đổ. Kiểm tra lại ván khuôn, vệ sinh lại ván khuôn trước khi sử dụng. Do chiều cao cột lớn hơn 2.5m nên phải đổ bê tông qua cửa đổ bê tông chờ sẵn dùng máng nghiêng, ống vòi voi. Bê tông được đầm bằng đầm dùi, chiều dày mỗi lớp đầm từ 20-40cm, đầm lớp sau phải ăn sâu xuống lớp trước 5-10cm. Thời gian đầm tại một vị trí phụ thuộc vào máy đầm, khoảng 30-40giây. Khi thấy bê tông có váng nước xi măng nổi lên là được. Trong khi đổ bê tông có thể gõ nhẹ lên thành ván khuôn để tăng độ nén chặt của bê tông . Đổ bê tông cột cần bố trí các giáo cạnh để đổ bê tông Có thể đặt trước các neo trong sàn để chống ván khuôn cột. Khi đổ bê tông cột và tường vách, chú ý thi công mạch ngừng cách mặt dưới của dầm và bản từ 2- 5 cm Tiến hành tháo ván khuôn sau khi thi công 2 ngày, tháo bu lông liên kết, tách dần ván khuôn khỏi bề mặt, vệ sinh ván khuôn sau đó sử dụng cho thi công cột khác. Đổ bê tông vách cũng tương tự. b. Đổ bê tông dầm sàn : Trước khi đổ bê tông dầm sàn cần phải đánh dấu các cao độ đổ bê tông (có thể bằng các mẩu gỗ có cao độ bằng chiều dày sàn, khi đổ qua thì rút bỏ) đảm bảo chiều dày thiết kế của sàn. Khi đổ bê tông lớp mới lên lớp bê tông cũ thì phải đánh sờm, dọn rửa sạch mặt tiếp xúc giữa 2 lớp. Đổ bê tông dầm sàn phải tiến hành đồng thời. Khi dầm sàn kích thước lớn (chiều cao lớn hơn 80 cm) có thể đổ riêng từng phần nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công thích hợp. Khi đổ bê tông không hắt theo hướng tiến bê tông dễ bị phân tầng mà nên đổ từ xa đến gần, lớp sau úp lên lớp trước tránh phân tầng. Trong nhà bê tông đổ theo hướng dọc nhà vuông góc với dầm chính tránh tạo mạch ngừng trên dầm chính. Khi cần thiết phải dừng quá trình đổ bê tông tại những vị trí quy định, có lực cắt nhỏ. Mạch ngừng để vát 45 độ để tránh gây lực cắt. Đổ bê tông dầm sàn bằng cần trục tháp, bê tông được đưa lên bằng thùng chứa chuyên dụng, chỉ thực hiện công tác bê tông khi đã có các văn bản nghiệm thu thép, ván khuôn. Yêu cầu đối với việc đầm bê tông: Đảm bảo bê tông đầm chặt, sau khi đầm bề mặt bê tông không bị rỗ. Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong cốp pha. Thời gian đầm tại mỗi vị trí phải đảm bảo cho bê tông được đầm kỹ. Dấu hiệu để nhận biết bê tông được đầm kỹ là váng xi măng nối lên mặt và bọt khí không còn nữa. Chèn ảnh Bêtông Khi sử dụng đầm dùi, bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm và phải được cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước 10cm. Khi cần đầm lại bê tông thì thời điểm đầm thích hợp là 1,5-2h sau khi đầm lần thứ nhất. Đầm lại bê tông chỉ thích hợp khi cần đầm các kết cấu có diện tích bề mặt lớn như sàn mái, mặt đường ôtô… không đầm lại cho bê tông khối lớn. Mạch ngừng thi công : - Yêu cầu chung: Mạch ngừng thi công phải đặt ở vị trí mà lực cắt và mômen uốn tương đối nhỏ đồng thời phải vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu. + Mạch ngừng thi công nằm ngang nên đặt ở vị trí bằng chiều cao cốp pha. + Trước khi đổ bê tông mới, bề mặt bê tông cũ cần được xử lí, làm nhám, làm ẩm và trong khi đổ phải đầm lèn sao cho lớp bê tông mới bám chặt vào lớp bê tông cũ, đảm bảo tính liền khối của kết cấu . - Mạch ngừng thẳng đứng. + Mạch ngừng thi công theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều nghiêng nên cấu tạo bằng lưới thép với mắt lưới 5mm-10mm và có khuôn chắn. + Trước khi đổ lớp bê tông mới cần tới nước làm ẩm bề mặt bê tông cũ, làm nhám bề mặt, rửa sạch và trong khi đổ phải đầm kỹ để đảm bảo tính liền khối của kết cấu . - Mạch ngừng thi công ở cột: Mạch ngừng ở cột nên đặt ở vị trí như sau: + ở mặt trên của móng (cột tầng1) + ở mặt duưới của dầm, xà. mạnh ngừng thi công dầm, sàn - Dầm có kích thước lớn và liền khối với kết cấu bản thì mạch ngừng thi công bố trí cách mặt dưới của bản từ 2-3cm. - Khi đổ bê tông sàn phẳng thì mạch ngừng thi công có thể có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào nhưng phải song song với vị trí cạnh ngắn nhất của sàn. - Khi đổ bê tông ở các tấm sàn có sườn theo hướng song song với dầm phụ thì mạch ngừng thi công bố trí trong khoảng 1/3 đoạn giữa nhịp dầm. Khi đổ bê tông theo hướng song song với dầm chính thì mạch ngừng thi công bố trí trong khoảng giữa của nhịp dầm và sàn( mỗi khoảng dài 1/4 nhịp). Yêu cầu về đảm bảo dưỡng ẩm bê tông Sau khi đổ bê tông xong, sau 2-5h tiến hành bảo dưỡng bê tông bằng cách tưới nước giữ ẩm cho bê tông. Bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ cần thiết để đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của bê tông . Chỉ được phép đi lại trên bê tông khi bê tông đã đạt cường độ 12kg/cm2 (với nhiệt độ 200 C thì khoảng 24h) Trong thời kỳ bảo dưỡng, bê tông phải được bảo vệ để chống các tác động cơ học như rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có khả năng gây hại khác. Thời kỳ bảo dưỡng ẩm cần thiết không được nhỏ hơn các trị số trong bảng sau: Thời gian bảo dưỡng ẩm Hè ĐôngIV-IX X-III50-55 40-503 4Trong đó: RTHBD – Vùng khí hậu bảo dưỡng bêtông Tên mùa Tháng RthBD%R28TctBD ngày đêmVùng Cường độ bảo dưỡng tới hạn TCTBD - Thời gian bảo dưỡng cần thiết: Vùng A (Từ Diễn Châu trở ra Bắc). 3. Kiểm tra và nghiệm thu. a. Kiểm tra: - Việc kiểm tra chất lượng thi công của bê tông toàn khối bao gồm các khâu: Lắp dựng cốp pha dàn giáo, cốt thép, chế tạo hỗn hợp bê tông và dung sai của kết cấu trong công trình . - Kiểm tra chất lượng bê tông bao gồm việc kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị, quy trình sản xuất, các tính chất của hỗn hợp bê tông và bê tông đã đông cứng. - Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông được lấy theo từng tổ, mỗi tổ gồm 3 viên mẫu được lấy cùng 1 lúc và ở cùng một chỗ theo quy định của TCVN 3105/1993. Kích thước viên mẫu chuẩn 150x150x150mm. Số lư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc691.doc