MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 3
I/ LỊCH SỬ HèNH THÀNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CHỨNG KHOÁN 3
1. Thị trường chứng khoán trước công ty cổ phần. 3
2. Thị trường chứng khoán sau công ty cổ phần. 4
II/ VAI TRề, CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. 6
1. Chức năng huy động vốn 6
2. Chức năng khuyến khích tiết kiệm và đầu tư: 7
3. Chức năng công cụ di chuyển đầu tư 7
4. Chức năng khuyến khích cạnh tranh 7
5. Chức năng thời biểu kinh tế 7
6. Là công cụ để hoà nhập vào nền kinh tế thế giới 8
III/ NHỮNG KHÍA CẠNH TIÊU CỰC CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ VAI TRề CỦA CHÍNH PHỦ 8
IV. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TTCK 11
1. Cỏc yếu tố kinh tế: 11
2. Yếu tố chớnh trị: 12
3. Yếu tố tõm lý 12
Mụ hỡnh cỏc yếu tố ảnh hưởng đến TTCK 13
V. QUÁ TRèNH QUỐC TẾ HOÁ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 13
PHẦN II: VẤN ĐỀ XÂY DỰNG TTCK Ở NƯỚC TA 16
I/ SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở NƯỚC TA. 16
II/ HÀNG HÓA CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 19
1. Hàng hóa của thị trường chứng khoán 20
2. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta ra sao? 22
III/ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 25
1. Đẩy mạnh quá trỡnh thành lập CTCP: 28
2. Xỳc tiến thành lập TTCK ở Việt Nam: 29
3. Tăng cường sự hỗ trợ giữa TTCK và CTCP 29
PHẦN III: KẾT LUẬN 31
1. Về hệ thống phỏp lý chứng khoỏn 31
2. Về vấn đề đào tạo 31
3. Hệ thống giỏm sỏt chứng khoỏn 31
34 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường chứng khoán với phát triển kinh tế và mối quan hệ với công ty cổ phần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hưởng dây chuyền sang các lĩnh vực khác. Các yếu tố kinh tế vĩ mô có một ảnh hưởng bao trùm lên hoạt động của TTCK. Chẳng hạn, tình trạng lạm phát gia tăng và khó kiểm soát đưa đến những thiệt hại trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau đồng thời tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng giá cổ phiếu sẽ có khuynh hướng giảm xuống. Mặt khác lạm phát cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự giảm giá các chứng khoán, bởi vì giá mua lúc đó phải thấp hơn trong khi lãi tức từ các chứng khoán vẫn giữ nguyên để bù laị những mất mát do lạm phát gây ra. Lãi suất ngân hàng là một yếu tố kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến giá cả chứng khoán. Khi lãi suất ngân hàng tăng người đầu tư đứng trước một lựa chọn là tiếp tục đầu tư vào chứng khoán để kiếm lợi tức từ chứng khoán hay bỏ tiền vào ngân hàng để kiếm lãi suất hấp dẫn hơn và ít ruỉ ro hơn. Điều đó có nghĩa là các chứng khoán muốn cạnh tranh được thì người bán chứng khoán phải giảm giá các chứng khoán tới mức sao cho với mức lãi tức cũ người mua cảm thấy hấp dẫn hơn lãi suất ngân hàng. Nói gọn lại, lãi suất ngân hàng tăng sẽ dẫn đến giảm giá chứng khoán.
2. Yếu tố chính trị:
Chính trị tưởng chừng như không có gì quan hệ đến các hoạt động của TTCK, trên thực tế lại có ảnh hưởng rất nhạy đến động thái của TTCK. Chúng ta đã từng thấy chiến tranh vùng vịnh đã gây ra những biến động trong giá cả tại các TTCK như thế nào. Những tác động từ chiến tranh có thể diễn ra bằng nhiều con đường. Ví dụ, khi chiến tranh vùng vịnh xảy ra nhiều người dự đoán giá dầu sẽ tăng và nền kinh tế thế giới có thể sẽ rơi vào tình trạng trì trệ. Một phán đoán như vậy tất sẽ dẫn đến sự giảm giá các chứng khoán. Nhưng mặt khác người ta lại phán đoán rằng giá các cổ phiếu của các công ty dầu mỏ rất có thể laị tăng lên. Do đó xảy ra một cuộc bán tháo các cổ phiếu của các công ty nào bị dự đoán là sẽ thua thiệt do gía dầu tăng, và mọi người đổ xô vào mua cổ phiếu của các công ty dầu mỏ và của những công ty liên quan có lợi thế tương tự. Điều đó thường dẫn đến những xáo trộn trong hoạt động của TTCK.
Tình trạng quan hệ giữa hai quốc gia có buôn bán với nhau cũng hoàn toàn có thể dẫn đến những biến động tại TTCK. Ví dụ, sự bất hoà trong quan hệ buôn bán giữa Nhật và Mỹ về vấn đề mở cửa thị trường ô tô Nhật Bản theo đòi hỏi của Mỹ đã ảnh hưởng không ít đến TTCK. Mỹ đe doạ rằng nếu những yêu cầu của Mỹ đối với Nhật về việc Nhật phải nhập khẩu một khối lượng phụ tùng ô tô của Mỹ mỗi năm không được thoả mãn, Mỹ có thể sẽ tăng thuế đánh vào ô tô của Nhật nhập khẩu vào Mỹ tới 100% (từ 30%). Điều đó sẽ làm cho cổ phiếu của các công ty ô tô Nhật bản bị giảm giá vì với mức thuế như vậy, các công ty ô tô Nhật bản sẽ rơi vào tình trạng khólàm ăn, khi đó tất yếu dẫn tới ít lợi nhuận để chia cho các cổ đông; và ít lợi nhuận chia cho cổ đông có nghĩa là cổ phiếu đó trở nên ít hấp dẫn hơn và giá các cổ phiếu đó bị sụt.
Ngoài ra còn vô số lý do khác về chính trị đều có thể ảnh hưởng đến động thái của TTCK. Chẳng hạn, việc một đảng phái nào lên thắng cử hay vị tổng thống đương nhiệm có thể phải từ chức vì một lý do nào đó... đều có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của TTCK.
3. Yếu tố tâm lý
Thực ra yếu tố tâm lý đã được bao hàm trong logíc ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế và chính trị. Logíc đó thể hiện ở chỗ, khi một yếu tố chính trị hay kinh tế xuất hiện tất cả các bên tham gia TTCK đều đưa ra các kỳ vọng hoặc các phán đoán của mình về tình trạng giá những cổ phiếu và chứng khoán có trong tay, rồi sau đó đưa ra các quyết định về mua, bán và giá cả của các cổ phiếu và chứng khoán đó. Tất cả những điều đó đều thể hiện trong những biến động ở TTCK.
Hơn nữa yếu tố tâm lý còn thể hiện một cách rất mẫn cảm trong nhiều tình huống khác nhau không bắt nguồn từ những nguyên nhân kinh tế . Ví dụ tình trạng sức khoẻ của một nhà tỷ phú hay một người lãnh đạo công ty lớn thậm chí cũng có ảnh hưởng đến TTCK. Bởi vì sự tồn tại của những nhân vật đó mới đảm bảo tình trạng kinh doanh tốt của công ty chẳng hạn. Nếu ông ta ra đi có thể người kế vị không đảm đương tốt nhiệm vụ đó, hoặc có thể có những biến động về quyền lực trong công ty như tách công ty hoặc mâu thuẫn nội bộ, tất cả những suy tính và phán đoán đó đều dẫn đến những thay đổi ở TTCK theo một lôgích tương tự như trên.
Điều quan trọng trong yếu tố tâm lý là sự nhạy cảm quá mức của các bên tham gia TTCK làm cho họ thường không thể kiểm soát được hành vi của họ khi có một phán đoán nào đó về giá cả của các cổ phiếu và chứng khoán. Việc không kiểm soát được hành vi của bản thân các bên tham gia tt là vấn đề nan giải nhất trong việc tính toán kinh tế . Thường yếu tố này luôn luôn gây ra tình trạng biến động quá mức thực tế về giá cả cũng như khối lượng mua bán cổ phiếu và chứng khoán trên thị trường. Bởi vì sự quá khích lệ hoặc quá lo âu về một phán đoán nào đó sẽ làm cho giá cổ phiếu và chứng khoán tăng hoặc giảm quá mức cân bằng cung cầu thực sự của nó. Đây là nguyên nhân giải thích tại sao trong nhiều trường hợp chúng ta thấy giá cổ phiếu và chứng khoán (hay trong trường hợp Việt Nam giá vàng trước đây) lên rồi lại xuống ngay sau đó. Đây chẳng qua chỉ là do người ta quá khích lệ hoặc lo âu nên ai cũng đổ xô ra bán hoặc mua, do đó làm cho giá cả tăng hoặc giảm mạnh quá mức cung cầu thực, nên liền sau đó lại diễn ra tình trạng ngược lại cho tới khi nào giá cả ở vào mức cân bằng thực của cung và cầu. Chính đây là những biến động khó kiểm soát nhất vì người ta không thể xác định được yếu tố tâm lý sẽ làm cho giá cả tăng hoặc giảm đến mức nào.
Dưới đây là mô hình cho thấy lôgíc tác động của các yếu tố vừa được trình bầy tới TTCK (xem mô hình).
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến TTCK
Yếu tố
tâm lý
Các yếu tố kinh tế
TTCK
Các yếu tố chính trị
Qua mô hình đó chúng ta thấy các yếu tố kinh tế và chính trị một mặt ảnh hưởng trực tiếp đến TTCK theo con đường riêng, mặt khác đồng thời ảnh hưởng đến TTCK thông qua con đường các yếu tố tâm lý. Mô hình còn cho thấy tính chất nhạy cảm của TTCK, nghĩa là những động thái của nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý. Bản thân các yếu tố kinh tế và chính trị là các yếu tố rất biến động, song chúng lại được khuyếch đại bởi các yếu tố tâm lý. Điều đó giải thích tại sao TTCK lại có nhiều biến động đến thế.
V. Quá trình quốc tế hoá thị trường chứng khoán
Đến những năm 1970 người ta thấy hoạt động của các TTCK trên thế giới bắt đầu lan tràn sang nhau. Các giao dịch của chúng giờ đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia riêng lẻ nữa. Một công ty hay một chính phủ có thể phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu của mình ở TTCK của một quốc gia khác để huy động vốn. Do đó, những giao dịch giữa các TTCK bắt đầu xuất hiện. Người ta có thể tham gia vào việc mua bán cổ phiếu và chứng khoán ở quốc gia khác, hoặc thậm chí có thể mua chỗ giao dịch trong TTCK của nước khác. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến quá trình quốc tế hoá đó. Những nguyên nhân cơ bản nhất và quan trọng nhất là:
Thứ nhất, vào cuối những năm 70, đặc biệt là đầu những năm 80, nền chính trị thế giới có nhiều dấu hiệu sáng sủa. Sự xích lại gần nhau giữa các cường quốc cộng sản và phương tây mở ra một triển vọng kết thúc chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa kéo dài từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Điều đó có nghĩa là một môi trường mới và an toàn cho đầu tư sang các khu vực của thế giới được mở ra. Mặt khác đó cũng là thời điểm mà hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa trước đây bắt đầu tiến hành các cải cách kinh tế theo hướng thị trường. Đây là những nguyên nhân quan trọng của khuynh hướng mở rộng đầu tư ra nước ngoài trên thế giới, thậm chí đầu tư cả vào các nước xã hội chủ nghĩa". Sự mở rộng đầu tư quốc tế như vậy tất yếu sẽ dẫn đến sự xuất hiện nhu cầu huy động vốn quy mô quốc tế. Một công ty khi đầu tư ra nước ngoài không dại gì chỉ nghĩ đến việc đưa vốn của riêng mình ra nước ngoài. Trái lại huy động vốn tại chỗ và nhiều nơi trên thế giới, nếu có thể, được coi là có hiệu quả nhất. Nói cách khác nhu cầu huy động vốn có tính chất quốc tế nhằm mục đích đầu tư ra nước ngoài là tất yếu.
Thứ hai, thêm vào đó, trong giai đoạn này nền công nghệ thế giới đã đạt đến trình độ đỉnh cao. Điều đó cho thấy việc đầu tư bây giờ muốn thực hiện được đòi hỏi phải có một khối lượng vốn rất lớn mới có thể tiến hành được. Để đáp ứng được điều đó, việc huy động vốn trên quy mô thế giới là điều tất yếu.
Thứ ba, kể từ cuối thập kỷ 70 cho đến hết thập kỷ 80 nền kinh tế thế giới phát triển rất thuận lợi và tốt đẹp. Đây là thời kỳ nền kinh tế của các nước tư bản phát triển rất thuận lợi với tốc độ cao. Đồng thời đây cũng là giai đoạn nhiều nước gọi là "các nước mới công nghiệp hoá (NICs)" ra đời ở châu á và châu Mỹ La tinh. Thật vậy thu nhập ở hầu hết các khu vực trên thế giới đều tăng lên. Do đó một lượng tiền nhàn rỗi, và theo đó là nhu cầu tiết kiệm và đầu tư trong các tầng lớp dân cư bắt đầu xuất hiện trên quy moo thế giới. Như vậy, bên cạnh nhu cầu huy động vốn, thì đồng thời đã xuất hiện khả năng đáp ứng nhu cầu đó trên thực tế.
Thứ tư, thập kỷ 70 và đặc biệt là thập kỷ 80 là thời kỳ phát triển rực rỡ của công nghệ Computer. Với sự xuất hiện của Computer toàn bộ khối lượng giao dịch mua bán, chuyển nhượng cổ phiếu và chứng khoán khổng lồ trên toàn thế giới có thể tiến hành được. Mặc dù vẫn còn một số trục chặc như đã thấy hồi năm 1987 và 1989, song về cơ bản toàn bộ các giao dịch chứng khoán đã được kiểm soát an toàn dựa trên cơ sở áp dụng Computer trong sử lý giao dịch tại các TTCK. Nói cách khác, về mặt kỹ thuật của sự toàn cầu hoá thị trường chứng khoán đã được đảm bảo.
Như vậy, TTCK đã hội đủ các điều kiện cần và đủ cho sự quốc tế hoá của nó. Quốc tế hoá TTCK - đó là một công cụ giúp các nước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới.
Tóm lại, về mặt lịch sử hình thành và phát triển của TTCK, có thể chia làm ba giai đoạn: giai đoạn một là giai đoạn từ thế kỷ 15 và 16 đến cuối thế kỷ 19 trong đó người ta mua bán chủ yếu các thương phiếu và trái phiếu; giai đoạn hai là từ cuối thế kỷ 19 với sự ra đời của công ty cổ phần, người ta mua bán thêm một loại chứng khoán khi đó chiếm ưu thế là cổ phiếu, đây là giai đoạn bùng nổ có tính cách mạng của TTCK; và giai đoạn thứ ba kể từ cuối thập kỷ 70 tới nay là giai đoạn quốc tế hoá của TTCK.
TTCK rõ ràng đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung. Những mặt tiêu cực của nó nếu không được kiểm soát sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho nền kinh tế và xã hội. Kiểm soát các hoạt động của TTCK để hạn chế những tiêu cực của nó chính là nhiệm vụ của chính phủ.
Xét về điều kiện hình thành TTCK chúng ta thấy những điều kiện tiên quyết cho sự hình thành TTCK là:
Thứ nhất, phải có nhu cầu huy động vốn, điều kiện này có thể nói lúc nào cũng sẵn sàng .
Thứ hai, thu nhập của dân cư phải đến một mức độ nhất định làm nảy sinh nhu cầu đầu tư trực tiếp của những người tiết kiệm.
Thứ ba, xuất hiện loại hàng hoá gọi là chứng khoán, trong đó cổ phiếu đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Thứ tư, phải có một hệ thống luật pháp hữu hiệu để kiểm soát hoạt động của TTCK.
Phần II: Vấn đề xây dựng ttck ở nước ta
I/ Sự cần thiết thành lập thị trường chứng khoán ở nước ta.
1. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới theo Nghị quyết Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam, nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến mạnh mẽ: tốc độ tăng trưởng tương đối cao, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, các nguồn tiền tệ tích tụ trong mọi tầng lớp dân cư đã được động viên, khai thác bằng nhiều hình thức khác nhau. Với chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, nhu cầu huy động vốn đầu tư ngày càng tăng và khả năng cung cấp vốn cũng ngày càng lớn mạnh. Trong cơ chế mới, hoạt động giao lưu vốn đã được khai thông và trên thực tế, một thị trường vốn đã hình thành và phát triển ở Việt nam. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường vốn Việt nam cho tới nay còn chưa được quản lý, kiểm soát một cách đầy đủ, các công cụ của thị trường này chưa được hoàn chỉnh và chưa có sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế. Đặc biệt, một công cụ quan trọng của thị trường vốn là thị trường chứng khoán cho tới nay vẫn chưa được hình thành.
2. Việc phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường đã xoá bỏ tình trạng phân phối vốn theo địa chỉ và tạo điều kiện cho các nguồn vốn được tự do luân chuyển giữa người có vốn và người cần vốn. ở đây, quan hệ cung cầu về vốn được giải quyết thông qua thị trường và theo cơ chế thị trường trên thị trường vốn.
Thị trường vốn hoạt động dựa trên cơ sở 3 công cụ là: thị trường ngầm, thị trường tín dụng thông qua hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán.
- Thị trường ngầm xuất hiện từ rất lâu đời và ngày nay vẫn tồn tại, phát triển ở hầu hết các nước, đặc biệt ở các nước châu á và trong cộng đồng người Hoa ở nước ngoài (Hoa Kiều). ở nước ta , thị trường ngầm phát triển rất mạnh thông qua các hoạt động: chơi hụi, chơi họ, cho vay lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, cơ quan làng xóm. Gần đây, còn xuất hiện tình trạng các cơ quan xí nghiẹp tự đứng ra huy động vốn trong nội bộ cán bộ công nhân viên chức để kinh doanh, đây cũng là một biểu hiện của thị trường ngầm.
Thị trường ngầm có ưu điểm là tổ chức đơn giản, chi phí giao dịch thấp, việc cung ứng vốn nhanh, gọn. Nhưng thị trường này lại có đặc điểm là phạm vi hoạt động hẹp, khối lượng vốn được giao dịch nhỏ, không có sự bảo đảm về mặt pháp lý thiếu sự kiểm soát của nhà nước, nên độ rủi ro rất cao, dễ rơi vào tình trạng đổ vỡ do tệ nạn lừa đảo phát sinh.
- Thị trường tín dụng qua hệ thống ngân hàng là thành lập các ngân hàng làm trung gian thu hút vốn để cung ứng cho nền kinh tế .
Thị trường tín dụng ra đời từ nhiều thế kỷ nay và đã đạt được trình độ công nghệ rất cao. ở tất cả các nước, hệ thống ngân hàng thương mại phát triển không ngừng và đảm nhận khoảng 60-70% nhu cầu giao dịch vốn của nền kinh tế . Tuy nhiên, thị trường tín dụng mặc dù có nhiều ưu điểm, vẫn không tránh khỏi hạn chế, như: tính độc quyền về lãi suất (ngân hàng tự định ra lãi suất để vay hoặc cho vay); về điều kiện vay hoặc cho vay; về khối lượng vốn giao dịch. Đồng thời việc giao dịch vốn được thực hiện thông qua người trung gian là hệ thống ngân hàng đã tách rời người có vốn (người đầu tư) và người cần vốn (người sản xuất ), vì ngân hàng huy động vốn của tất cả khách hàng để tự mình quyết định việc cho vay, nên hiệu quả vốn đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào tính toán của Ngân hàng mà không có sự tham gia của nhà đầu tư (người cho Ngân hàng vay). Hơn nữa, việc kiểm soát của Nhà nước đối với thị trường tín dụng còn nhiều hạn chế.
- TTCK là thị trường mua, bán các loại chứng khoán - những chứng chỉ đầu tư hoặc ghi nhận nợ với sự đảm bảo đem lại thu nhập trong những thời hạn nhất định.
TTCK ra đời là một bước phát triển cao và hoàn thiện của thị trường vốn. Nguyên tăc hoạt động của thị trường này là: khi một người cần vốn, người đó sẽ phát hành ra một loại chứng khoán để bán cho người có vốn, người có vốn sẽ tự do lựa chọn mua loại chứng khoán thích hợp với mình. Đồng thời, nếu sau khi mua thấy cần phải bán đi để lấy tiền mặt hoặc để mua loại chứng khoán khác, thì TTCK cũng cung cấp khả năng để thoả mãn nhu cầu này. Giá cả của chứng khoán hoàn toàn do thị trường quyết định. Chứng khoán có hai loại:
Trái phiếu (tức là chứng chỉ ghi nhận nợ có lãi suất cố định cho từng kỳ và có quy định thời hạn thanh toán), thuộc loại này có tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu công ty, công trái quốc gia...
Cổ phiếu là chứng chỉ đầu tư. Loại này không có lãi suất cố định, mà phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu. Cổ phiếu được chia thành cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi .v.v..
TTCK chính là thị trường mua bán các loại cổ phiếu và trái phiếu. Do đó, có thể chia thị trường này thành thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu.
Nếu căn cứ vào tính chất huy động vốn, thì TTCK được chia thành:
Thị trường phát hành (hay còn gọi là thị trường cấp I), là thị trường mua bán các loại chứng khoán phát hành lần đầu. Chức năng cơ bản nhất của thị trường này là huy động vốn để đầu tư cho nền kinh tế, tức là làm tăng thêm vốn cho nền kinh tế.
Thị trường giao dịch (hay còn gọi là thị trường thứ cấp), là thị trường mua đi bán lại các chứng khoán đó. Thị trường này không làm tăng thêm vốn để đầu tư cho nền kinh tế, chức năng cơ bản của nó là tạo sự giao lưu vốn và đánh giá hiệu quả hoạt động của nền kinh tế (nếu nền kinh tế có hiệu quả cao thì giá chứng khoán ở thị trường này sẽ lên cao và ngược lại). Đồng thời, thị trường thứ cấp cũng hậu thuẫn rất mạnh mẽ cho sự phát triển của thị trường sơ cấp.
TTCK là một công cụ rất quan trọng của thị trường vốn, cùng với thị trường tín dụng, TTCK sẽ hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của thị trường ngầm, đồng thời khắc phục những khiếm khuyết của thị trường tín dụng. Với sự ra đời của TTCK, người đầu tư sẽ có nhiều khả năng lựa chọn lĩnh vực và hình thức đầu tư hơn.
3. Từ khi thực hiện chủ trương mở rộng quyền độc lập sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài chính của các doanh nghiệp, đã xuất hiện nhiều dấu hiệu của sự giao lưu vốn và thể hiện rõ nét nhất vào mấy năm gần đây, sau khi nhà nước thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường .
Tuy nhiên, thị trường vốn chưa được thông suốt, dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư thấp. ở đây, có nhiều lý do, nhưng nguyên nhân cơ bản là do:
Hình thức giao lưu vốn còn ít, chủ yếu vẫn qua hệ thống ngân hàng và thị trường ngầm.
Cơ chế giao lưu vốn còn chịu sức ép nặng nề của các mệnh lệnh hành chính và các chỉ tiêu kế hoạch, làm mất đi nhu cầu giao lưu vốn.
Từ thực trạng trên cho thấy, để nguồn vốn ở các thành phần kinh tế có thể giao lưu được thông suốt, cần phải đa dạng hoá các công cụ và phát triển thị trường vốn, trong đó, sự hình thành và phát triển của TTCK là hết sức cần thiết.
Về vấn đề này, cũng cần nhấn mạnh rằng, nếu đánh giá một cách toàn diện thì ở Việt nam, TTCK đã hình thành bước khởi đầu của một thị trường sơ cấp, vì bản thân thị trường này cũng còn nhiều hạn chế.
Giá chứng khoán không được xác định theo nguyên tắc thị trường mà vẫn bán theo một giá ghi sẵn, giá cứng nhắc và áp đặt.
Tất cả các chứng khoán đều ký danh, không được mua đi bán lại; phần lớn các loại chứng khoán có thời hạn ngắn (dưới 1 năm).
Việc phát hành và bán chứng khoán mang tính chất "buông xuôi", không có một tổ chức đứng ra kinh doanh hoặc môi giới và đại lý, không tổ chức đấu thầu thị giá.v.v.
Do đó, Việt Nam cần có một TTCK với một cơ cấu hoàn chỉnh, bao gồm cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, và cần phải có chính sách và biện pháp để hoàn chỉnh cơ chế hoạt động của thị trường sơ cấp và thiết lập thị trường thứ cấp. Đây là vấn đề quan trọng, vì thị trường thứ cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường sơ cấp trong việc phát hành các chứng khoán dài hạn. Những khó khăn của Việt nam trong thời gian vừa qua trong việc phát hành chứng khoán dài hạn một phần do chưa có thị trường thứ cấp để người sở hữu có thể bán chứng khoán của mình khi cần thiết.
Như vậy việc thiết lập TTCK ở Việt nam là hết sức cần thiết, nó có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các luồng vốn ở trong và ngoài nước được lưu chuyển thông suốt, góp phần tích cực vào việc đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế . Hơn nữa, sự hiện diện của thị trường chứng khoán sẽ là dấu hiệu đánh dấu kết quả tốt đẹp của việc thực hiện chủ trương đổi mới phát triển nền kinh tế thị trường của Đảng và nhà nước ta. Tuy nhiên, TTCK là một thị trường cao cấp, một giai đoạn phát triển rất cao của thị trường vốn, nên việc chuẩn bị chu đáo cho sự ra đời của TTCK để tránh những rủi ro thiệt hại có thể xảy ra cho nền kinh tế và cho xã hội là hết sức cần thiết.
Vào cuối năm 1995 vừa qua, một ngân hàng thương mại cổ phần tại TP. Hồ Chí Minh đã mở đợt tăng vốn cổ phần đại chúng tức là bán cổ phần rộng rãi ra công chúng. Đây là một sự kiện đáng chú ý.
Năm qua, theo quy định của Ngân hàng nhà nước, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô nhỏ, vốn điều lệ thấp muốn tồn tại đều phải tăng vốn điều lệ lên ít nhất 50 tỷ đồng.
Trong bối cảnh đó, một số ít ngân hàng thương mại cổ phần đã huy động được vốn mới từ các cổ đông cũ góp thêm và mở rộng ra một số người thân quen. Đa số các ngân hàng thương mại cổ phần còn lại đều đang vất vả giải quyết bài toán tăng vốn điều lệ. Vì thế, đã có một vài ngân hàng thương mại cổ phần phải mời gọi công chúng góp vốn. Có thể xem đây là một tín hiệu cho thấy một TTCK phi chính thức đã bắt đầu tự phát hình thành giữa lúc một TTCK chính thức chưa ra đời.
Đợt tăng vốn cổ phần đại chúng này cũng được xem như bước khởi đầu xuất hiện loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần đại chúng (Public company) - một loại công ty khai sinh ra TTCK. Loại công ty cổ phần này có đặc điểm phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng - khác với loại công ty cổ phần nội bộ (Private company) chỉ được phát hành cổ phiếu cho các đối tượng nội bộ là sáng lập viên và công nhân viên chức của công ty. Chính nhờ phát hành cho công chúng nắm giữ cổ phiếu họ mới có nhu cầu mua đi bán lại các cổ phiêú đó, tạo nên một TTCK thứ cấp.
Điều này cũng cho thấy, mặc dù nhà nước chưa thiết lập TTCK thứ cấp và chính thức - thường được gọi là sở giao dịch chứng khoán. Nhưng một khi đã ban hành luật công ty sẽ ngày càng có nhiều loại doanh nghiệp là công ty cổ phần nội bộ ra đời. Dần dần, do nhu cầu tăng vốn, các công ty này sẽ tiến lên thành công ty cổ phần đại chúng và dẫn đến TTCK. Đó là diễn biến hình thành và phát triển tự phát một TTCK phi chính thức.
Thực tế đó cho thấy Việt Nam đã đến lúc cần một TTCK. Tất nhiên, nói tới TTCK là chủ yếu đề cập đến TTCK thứ cấp. Nếu chỉ có phát hành chứng khoán không thôi, thì không được gọi là TTCK. Vì chỉ khi có hoạt động mua bán chứng khoán đã phát hành thì mới có các đặc trưng riêng, hứng thú và hấp dẫn của TTCK. Trong khi chưa có TTCK như vậy, Nhà nước cũng nên sớm ban hành nghị định về phát triển và giao dịch chứng khoán chứ không nhất thiết phaỉ chờ đợi đến ngày khai trương Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, để điều chỉnh các hoạt động của TTCK phi chính thức, phòng ngừa những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra.
II/ Hàng hóa của thị trường chứng khoán
Chúng ta đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết ban đầu để cho ra đời TTCK. Như chuẩn bị khung pháp lý, đào tạo cán bộ, chuẩn bị cơ sở vật chất v.v... tuy vậy, vấn đề hết sức quan trọng cần quan tâm là chuẩn bị hàng hóa cho thị trường nó, trong đó cổ phiếu là hàng hóa cơ bản quan trọng nhất.
1. Hàng hóa của thị trường chứng khoán
Là thị trường, TTCK cũng có những hàng hóa như các thị trường khác. Hàng hóa của TTCK không phải là cái gì khác mà chính là chứng koán. Chứng khoán là những chứng thư chứng nhận của người sở hữu nó có một khoản tài sản tài chính đã đầu tư vào các doanh nghiệp cổ phần như các loại cổ phiếu, các khoản vay của chính phủ, như các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc nhà nước, trái phiếu đô thị; các khoản vay của các doanh nghiệp như trái phiếu doanh nghiệp; các khoản vay của các chủ công trình, như trái phiếu công trình, cũng như các chứng thư khác thuộc công cụ của TTCK, như chứng chỉ đầu tư, trái quyền, quyền tiên mại (right), hợp đồng tương lai v.v.. Hàng hóa của TTCK ngày càng phát triển và phong phú lên theo sự phát triển và tính chất thị trường của nền kinh tế. Bởi vậy, chủng loại hàng hóa của TTCK trong nền kinh tế phát triển rất đa dạng. Trong dự thảo pháp lệnh TTCK, chứng khoán được định nghĩa như sau: Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán (dưới dạng giấy tờ hoặc ghi trên hệ thống điện tử) xác nhận quyền của người nắm giữ chứng khoán đối với tài sản, vốn, bất động sản, lợi nhuận, thu nhập của người phát hành chứng khoán. Nhưng chúng ta nên phân biệt ở đây3 khái niệm cơ bản là: Cổ phiếu, trái phiếu và tín phiếu.
Cổ phiếu là chứng chỉ chứng nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu tại công ty cổ phần. Dự thảo Pháp lệnh chứng khoán và TTCK định nghĩa: “Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận một số quyền của người sở hữu cổ phiếu đối với công ty cổ phần: gồm quyền sở hữu đối với tài sản của công ty cổ phần, quyền được biểu quyết, quyền nhận cổ tức, quyền ưu tiên cổ phiếu đợt mới”. Khi bạn mua cổ phiếu bạn sẽ trở thành cổ đông. Thông thường cổ đông được tham gia quyết định những việc quan trọng của công ty cổ phần, như bầu ban lãnh đạo công ty, quyết định những phương hướng kinh doanh cơ bản của công ty... Bạn càng có nhiều cổ phiếu thì vai trò của bạn trong công ty càng lớn. Hàng năm doanh nghiệp cổ phần dành ra một phần tiền lãi để chia cho các cổ phần (dividen - cổ tức). Như vậy, mua cổ phần hàng năm bạn sẽ nhận được lãi cổ phần hay lãi cổ tức. Mức lãi đưa ra để chia cho cổ phần phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và quyết định của đại hội cổ đông về tỷ giá tiền lãi đưa ra để chia. Cổ phiếu về nhiều loại:
+ Cổ phiếu thường
+ Cổ phiếu ưu đãi
+ Cổ phiếu ưu đãi dự phần
+ Cổ phiếu ưu đãi có thể mua lại
+ Cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi
Hiện nay chúng ta có hơn 190 công ty cổ phần, trong đó có khoảng 51 ngân hàng cổ phần (31 ngân hàng cổ phần đô thị v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0001.doc