Chất lượng vật liệu có nghĩa là phải đảm bảo các vật liệu được sử dụng trong suốt quá trình thi công có chất lượng tốt, bao gồm các loại:
Chất lượng ximăng: mác ximăng, thời hạn sử dụng.
Chất lượng cốt thép: chiều dài thép, đường kính, cường độ chịu lực và kết quả thí nghiệm kéo uốn cốt thép.
Chất lượng đá: chủng loại, cường độ kháng nén của đá, lượng hạt dẹt cho phép, hàm lượng chất bẩn.
Chất lượng cát: môđun cỡ hạt, hàm lượng chất bẩn, hàm lượng muối, mica
Chất lượng gạch: gạch đủ lửa, đủ kích thước, hình dạng không bị cong vênh
94 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế chung cư MT1 - Mễ Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trang bị 2 máy vận thăng nhằm vận chuyển ximăng, gạch đá, công nhân. Hơn nữa đưa bêtông lên cao bằng vận thăng thì phải chuyển ngang bằng thủ công (xe rùa) và đưa bêtông vào cột cũng phải dùng tay, điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn hạn chế:
Thi công chậm.
Không đảm bảo chất lượng.
Tốn nhiều nhân lực.
Do vậy nếu dùng vận thăng chuyển đứng và dùng xe rùa chuyển ngang đến cột và dùng tay xúc đưa bêtông vào cửa sổ cột là phương án không khả thi.
Dùng cần trục tháp để vận chuyển vữa bêtông lên cao thì rất tốt, phát huy tối đa khả năng làm việc của cần trục. Mỗi lần vận chuyển được 1 gầu 1m3 và đưa lên cao rồi xả xuống tiết cột cần đổ. Khi đó sẽ phát sinh 2 vấn đề cần giải quyết là:
Một là: Lượng xả bêtông xuống sàn có thể nhanh hay chậm tùy vào công nhân điều khiển mở cửa gầu bêtông, chẳng may có một sự cố gì đó công nhân mở quá nhanh lúc đó sẽ sinh ra một động năng lớn hơn khả năng chịu lực ngoài dự tính của cốppha cột có thể làm mất ổn định cốppha cột sẽ bị nghiêng, hoặc làm sập cốppha.
Hai là: Tiết diện cột tầng 7 là 400x400 mà dùng gầu đổ bêtông sẽ vãi bêtông xuống sàn làm tổn hao một lượng bêtông đáng kể.
Dùng máy bơm bêtông chuyên dùng có vòi đường kính khoảng 200mm nhỏ hơn tiết diện cột nên có thể đưa vòi trực tiếp vào cột hoặc cửa sổ, với tốc độ bơm vừa phải sẽ ít sinh ra động năng lớn, không gây mất ổn định cốppha. Tuy tốn kinh phí thuê máy nhưng bù lại thời gian thi công nhanh, cung cấp bêtông liên tục, chất lượng bêtông được đảm bảo, tốn ít nhân lực.
Tóm lại: Với những phân tích ưu nhược điểm của các loại thiết bị vận chuyển bêtông lên cao như trên em chọn giải pháp là dùng máy bơm bêtông để đổ bêtông cột. Sử dụng máy bơm bêtông sàn dầm để bơm bêtông cột với các thông số như sau:
Mã hiệu M38.
Lưu lượng: 90.
Áp suất: 105bar.
Chiều dài xilanh: 1400mm.
Đường kính xi lanh: 200mm.
Chiều cao thực: 33,9m.
Phạm vi trải ra theo chiều ngang: 27m.
Phạm vi trải ra theo chiều cao: 8,9m.
Yêu cầu khi sử dụng máy bơm:
Độ lớn cốt liệu bị hạn chế, đường kính của sỏi đá không được vượt quá 1/3 đường kính ống dẫn.
Máy không được ngừng hoạt động quá lâu 1/2 giờ, nếu ngừng quá lâu thì cứ 10 phút cho máy bơm chạy vài đợt bơm để khỏi tắc ống. Nếu phải ngừng hoạt động trên 2 giờ thì phải thông sạch ống bằng nước.
3.5. Đổ bêtông cột:
Sau khi hoàn tất công tác nghiệm thu cốt thép, ván khuôn thì tiến hành đổ bêtông cột.
Trước khi đổ bêtông cột cần rãi vữa ximăng nước vào chân cột để tăng độ liên kết giữa bêtông sàn dầm và cột.
Đổ bêtông từng lớp dày 20-40cm thì tiến hành đầm.
Máy bơm sẽ cung cấp cho các cột bằng vòi theo thứ tự như sau:
Cột trục A ---> trục B ---> trục C ---> trục D ---> trục E ---> trục F.
Khối lượng bêtông cho cột nhiều nhất là ở tầng trệt: 107,5m3 cho 96 cột.
Dự kiến thời gian đổ bêtông cột ấn định từ 7h sáng đến 11h trưa.
Yêu cầu khi đổ bêtông cột:
Đổ bêtông cột từ trên cao xuống, chân cột hay bị rỗ là do các hạt sỏi đá nặng hơn nên rơi xuống trước và đọng dồn ở đây. Vậy nên đổ bêtông chân cột bằng loại vữa sỏi nhỏ, dày độ 30cm, khi đổ các lớp bêtông sau sỏi đá lớn sẽ rơi vùi vào trong lớp vữa này làm cho nó có thành phần bình thường.
Để tránh bêtông bị phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bêtông khi đổ không vượt quá 1,5m.
Giám sát chặt chẽ hiện tượng cốppha, đà giáo và cốt thép trong quá trình thi công để có thể xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra.
Mức độ đổ đầy hỗn hợp bêtông vào cốppha phải phù hợp với số liệu tính toán, độ cứng chịu áp lực ngang của cốppha do hỗn hợp bêtông mới đổ gây ra.
Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bêtông mới đổ. Trong trường hợp đổ bêtông quá thời hạn qui định thì phải đợi đến khi bêtông đạt cường độ 25kg/cm2 mới được tiếp tục đổ bêtông, trước khi đổ bêtông phải xử lý làm nhám mặt bêtông cũ. Đổ bêtông vào ban đêm hay khi thời tiết xấu phải bảo đảm đủ ánh sáng ở nơi trộn và nơi đổ bêtông.
3.6. Đầm bêtông:
Để đầm chặt bêtông, nên sử dụng đầm dùi Þ32 mã hiệu MSX-32. Tính chọn máy đầm tương tự như phần dầm sàn.
Mạch ngừng trong thi công cột:
Ở mặt trên móng.
Ở mặt dưới dầm, cách đáy dầm 2¸3(cm).
3.7. Cầu công tác:
Tại mỗi cột sử dụng 1–2 bộ giáo khung kích thước 1200x1700 làm sàn công tác để công nhân đứng trên đó đổ bêtông và điều chỉnh tránh bêtông vãi ra ngoài
3.8. Tháo gỡ cốppha cột:
Thời gian tháo gỡ cốppha phụ thuộc vào tốc độ ninh kết của bêtông, nhiệt độ khí trời, loại kết cấu công trình và tính chất chịu lực của cốppha. Về mặt lý thuyết cho rằng bêtông sau khi đông cứng thì áp lực hông của bêtông tươi tác động lên mặt đứng cốppha là không còn nữa (khi đó bêtông đã đạt 25% cường độ thiết kế). Do vậy, có thể tháo ván cốppha cột sau 1,5¸2 ngày. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến các vấn đề sau:
Bêtông non rất dễ bị sứt mẻ. Khi tháo cốppha cần tránh va chạm, hoặc gây chấn động mạnh đến bêtông mới đổ.
Nếu va chạm mạnh nhất là ở trên đầu cột sẽ gây nứt gãy nơi chân cột.
Chỉ nên tháo cốppha cột trước khi lắp đặt cốppha dầm, sàn vài ngày.
Khi tháo gỡ cốppha tránh dùng búa đóng để cạy cốppha theo chiều ngang.
Thời gian tháo cốppha đáy (cốppha chịu lực) của một số cấu kiện:
Sàn và vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m : đạt 50% R28.
Sàn và vòm có khẩu độ từ 2¸8m : đạt 70% R28.
Dầm có khẩu độ 2¸6m : đạt 70% R28.
Dầm có khẩu độ trên 8m : đạt 90% R28.
Tháo ván khuôn theo trình tự cấu kiện lắp trước thì tháo sau, và tháo từ trên xuống.
3.9. Công tác an toàn khi thi công cột:
Việc thi công bêtông cột được thực hiện ở trên cao do vậy để đảm bảo tốt an toàn trong thi công, chúng ta phải tuân thủ các nguyên tắc chung, cho công tác an toàn lao động trong xây dựng.
Công nhân phải mang đầy đủ bảo hộ lao động trong lúc làm việc.
Thi công trên cao phải mang dây an toàn.
Cấm những người không có trách nhiệm vào khu vực công trường.
Trên công trường phải có bản chỉ dẫn, báo hiệu chướng ngại vật, báo hiệu nơi nguy hiểm cho cả người và xe.
Trước công trường phải có bản nội qui cho kỷ thuật và công nhân.
Biện pháp phòng hoả: Phổ biến các yêu cầu về phòng cháy, cách ly với các bộ phận khác, phòng chống cháy nổ. Phải có dụng cụ chữa cháy tạm thời khi cần thiết như : bình xịt, vòi nước chữa cháy, hồ nước
II. THI CÔNG DẦM SÀN:
Số liệu cho sàn:
Chiều dày sàn bêtông cốt thép 100mm.
Sàn của mỗi tầng từ 2-8 có diện tích (24x66)-[Thông tầng: (12x4)+(6x4).2]+Diện tích thêm(6x1).3 = 1506m2.
Ngoài ra sàn tầng 2 đến tầng 8 có thêm ban công ở 2 phía với diện tích là : (1,5x16).3+(1,5x5).6=102m2 è Vsàn =1506+102=1608 m2
Ô sàn có các kích thước chủ yếu: 4x5m; 4x4m; 3x5,4m; 1,5x5m.
Số liệu cho dầm.
-Dầm chính có kích thước: 250x450mm.
- Dầm dọc có kích thước: 220x400mm.
Thi công bêtông sàn dầm bao gồm 3 phần chính là:
Công tác ván khuôn
Công tác cốt thép.
Đổ bêtông sàn dầm.
1. Công tác ván khuôn:
Trong xây dựng các kết cấu công trình bêtông và bêtông cốt thép, công tác ván khuôn chiếm một vị trí rất quan trọng. Khối lượng lao động của công tác ván khuôn trong toàn bộ công tác bêtông chiếm 30-45%, còn giá thành chiếm khoảng 15-30% giá thành của cấu kiện bêtông và bêtông cốt thép.
Ván khuôn có tác dụng quan trọng đến chất lượng công trình, quyết định đến hình dáng và bề mặt của kết cấu công trình.
Với ván khuôn và giáo chống có chất lượng tốt, bố trí hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế khi thi công công trình. Ví dụ: phải tô trần với lớp vữa thật dày để lấp đi những khoảng lồi lõm do cốppha xấu gây ra
1.1. Chọn vật liệu:
Cột dầm sàn sử dụng cốppha thép định hình Hịa Phát
1.2. Hệ thống chống đỡ cốppha sàn dầm:
Để chống đỡ cốppha sàn dầm ta trong công trình này em sử dụng phương pháp giáo chống PAL
1.3.Tính toán ván khuôn,chống đỡ cho dầm sàn
1.3.1.SÀN
Vì trên mỗi tầng có rất nhiều ô sàn với kích cỡ khác nhau nên ở đây e xin trình bày 1 ô sàn điển hình có kích thước 5x4m
*Tổ hợp ván khuôn cho ô sàn (5x4)m
Ván khuôn sàn sử dụng là những tấm ván khuôn thép định hình, chọn chúng sao cho phù hợp với kích thước sàn
* Tính toán ván khuôn,dầm đỡ,cây chống:
Chọn: Khoảng cách dầm ngang đỡ ván sàn là 700mm.
Khoảng cách giữa 2 dầm dọc đỡ dầm ngang là 1200mm.
Hệ chống là giàn giáo PAL có HxW=1500x1200
a) Tính ván khuôn sàn (A):
Sơ đồ tính:
Tải trọng tác dụng lên cốppha sàn
Xem các tấm cốppha (A) làm việc như 1 dầm liên tục, gối tựa là các dầm đỡ ván B. Khi đó sơ đồ ngoại lực tác dụng lên ván khuôn (A):
Sơ đồ ngoại lực tác dụng lên cấppha sàn.
Tải trọng tác dụng lên mặt cốppha sàn bao gồm các tải trọng sau:
Tĩnh tải:
Trọng lượng bêtông :
Hoạt tải:
Áp lực do đổ bêtông từ gầu và vòi xuống sàn :
Trọng lượng người đứng trên :
Trọng lượng xe vận chuyển và cầu công tác :
Lực rung động do đầm máy :
Tổng hoạt tải :
Tổng tải tác dụng lên 1 sàn là :
==>
Tổng lực tác dụng lên 1m dài ván khuôn (chọn ván khuôn rộng 0,3m) là:
Nội lực tính toán:
Ta xem cốppha định hình được chế tạo bằng thép CT3, tra sách Kết Cấu Thép I của thầy Đoàn Định Kiến (chủ biên) trang 176. Ta có các số liệu sau:
: môđun đàn hồi của thép.
: cường độ chịu kéo của thép.
Mômen lớn nhất:
Kiểm tra cường độ, độ võng:
Chọn cốppha định hình có sườn là thép góc L63x40x4 có các giá trị sau đây:
Theo cường độ:
Ứng suất lớn nhất:
==>Thỏa mãn điều kiện.
Theo độ võng:
Độ võng lớn nhất:
Độ võng cho phép:
Ta thấy: . Thỏa mãn điều kiện
Vậy tấm cốppha sàn thỏa mãn điều kiện về cường độ và độ võng.
b)Tính dầm ngang (B) đỡ ván sàn:
Sơ đồ tính:
Khoảng cách giữa 2 dầm ngang đỡ ván 700 mm.
Dầm ngang được đỡ bởi dầm dọc.Các dầm dọc được đặt cách nhau 1200mm
Sơ đồ ngoại lực tác động lên dầm đỡ ván (B):
Tải trọng tác dụng lên dầm đỡ ván:
Nội lực tính toán:
Mômen lớn nhất tại giữa dầm:
Tính chiều dày dầm đỡ ván (B):
Chọn chiều rộng dầm đỡ ván là b=8cm, chiều cao dầm đỡ ván:
. Chọn h=12cm.
Trong đó: b=8cm: bề rộng dầm đỡ ván.
: ứng suất uốn cho phép của gỗ.
Vậy tiết diện dầm đỡ ván là: bxh=8x12cm.
Kiểm tra dầm đỡ ván:
Mômen chống uốn của dầm đỡ ván:
Mômen kháng uốn của dầm đỡ ván:
Theo cường độ:
Ứng suất lớn nhất:
. Thỏa mãn điều kiện.
Theo độ võng:
Độ võng lớn nhất:
Trong đó: : môđun đàn hồi của gỗ.
Độ võng cho phép:
Ta thấy: . Thỏa mãn điều kiện.
Vậy tiết diện dầm đỡ ván bxh=8x12cm. Thỏa mãn điều kiện về cường độ và độ võng.
c). Tính dầm dọc đỡ dầm ngang:
Sơ đồ tính:
Khoảng cách giữa 2 dầm dọc đỡ dầm ngang là 120cm
Dầm dọc được chống đỡ bởi 2 giàn giáo PAL có kích thước HxW=1500x1200mm và HxW=1200x1200mm
Sơ đồ ngoại lực tác động lên dầm đỡ ván:
Tải trọng tác dụng lên dầm: Kg
Nội lực tính toán:
Mômen lớn nhất tại giữa dầm:
Tính chiều dày dầm dọc đỡ dầm ngang:
Chọn chiều rộng dầm đỡ ván là b=10cm, chiều cao dầm:
. Chọn h=15cm.
Trong đó: b=10cm: bề rộng dầm dọc.
: ứng suất uốn cho phép của gỗ.
Vậy tiết diện dầm dọc là: bxh=10x15cm.
Kiểm tra dầm dọc đỡ dầm ngang:
Mômen chống uốn của dầm:
Mômen kháng uốn của dầm:
Theo cường độ:
Ứng suất lớn nhất:
. Thỏa mãn điều kiện.
Theo độ võng:
Độ võng lớn nhất:
Trong đó: : môđun đàn hồi của gỗ.
Độ võng cho phép:
Ta thấy: . Thỏa mãn điều kiện.
Vậy tiết diện dầm dọc đỡ dầm ngang bxh=10x15cm. Thỏa mãn điều kiện về cường độ và độ võng.
d). Tính cây chống:
Cây chống là các giáo PAL(Kích thước 150 cm).Giáo PAL đủ khả năng chịu lực do xà gồ truyền vào nên không cần phải kiểm tra khả năng chịu lực.
1.3.2.Thiết kế hệ chống đỡ cho dầm:( Ô 5x4m)
Dầm chính có kích thước tiết diện 250x450mm.
Dầm dọc có kích thước tiết diện 220x400
Chọn chiều dày ván khuôn đáy và thành dày 3cm
1.3.2.1.Dầm chính:
a)Tổ hợp:
-Đáy dầm có kích thước 250mm và dài 5000-220=4780mm
-Thành dầm có chiều cao 450-100=350mm,dài 5000-220=4780mm
b)Kiểm tra khả năng chịu lực của ván đáy dầm:
Khoảng cách giữa các dầm ngang đỡ ván đáy dầm là 70cm
Xác định tải trọng:
Tĩnh tải:
-Trọng lượng betong cốt thép: g1=0,25.0,45.1,1.2500=309,375kg/m
-Trọng lượng ván thành dầm: g2=2.9,67.1,2=23,208 kg/m
==> g=309,375+23,208=332,583kg/m
Hoạt tải:
-Do đầm bêtông=130kg/m2
-Khi đổ bêtông=200kg/m2
==> p=130+200=330kg/m2
è Tổng tải trọng:qtt= 1,2(332,583+330)=795 kg/m2=7,95 kg/cm2
Vậy tải trọng tác dụng lên 1m ván đáy dầm:7,95.0,35=2,385 kg/cm
Sơ đồ tính:
Nội lực tính toán:
Ta xem cốppha định hình được chế tạo bằng thép CT3, tra sách Kết Cấu Thép I của thầy Đoàn Định Kiến (chủ biên) trang 176. Ta có các số liệu sau:
: môđun đàn hồi của thép.
: cường độ chịu kéo của thép.
Mômen lớn nhất:
Kiểm tra cường độ, độ võng:
Chọn cốppha định hình có sườn là thép góc L63x40x4 có các giá trị sau đây:
Theo cường độ:
Ứng suất lớn nhất:
==>Thỏa mãn điều kiện.
Theo độ võng:
Độ võng lớn nhất:
Độ võng cho phép:
Ta thấy: . Thỏa mãn điều kiện.
Vậy tấm cốppha đáy dầm thỏa mãn điều kiện về cường độ và độ võng.
d)Tính ván khuôn thành dầm:
- Tải trọng tác dụng lên ván thành:
-Do đầm bêtông=130kg/m2
-Khi đổ bêtông=200kg/m2
® Tổng tải trọng tác dụng vào ván thành trên 1m dài
qtc=(130+200).0,35 =115,5 kG/m.
qtt=115,5.1,3 =150 kG/m.
-Coi ván khuôn thành dầm như dầm như dầm liên tục kê lên các thanh nẹp đứng và các thanh nẹp đứng tựa lên các thanh chống xiên.Khoảng cách giữa 2 thanh nẹp đứng phụ thuộc vào khoảng cách các dầm ngang đỡ ván đáy dầm(Tính toán dầm đỡ ở dưới)
==> Vì tải trọng tác dụng lên ván thành dầm là khá nhỏ nên không cần kiểm tra khả năng chịu lực.
e)Tính dầm ngang đỡ ván đáy dầm:
Sơ đồ tính:
Khoảng cách giữa 2 dầm ngang đỡ ván đáy dầm 700 mm
Dầm ngang được đỡ bởi 2 dầm dọc được đặt cách nhau700 mm
Sơ đồ ngoại lực tác động lên dầm đỡ ván :
Tải trọng tác dụng lên dầm:
Nội lực tính toán:
Mômen lớn nhất tại giữa dầm:
Tính chiều dày dầm đỡ ván đáy dầm:
Chọn chiều rộng dầm là b=5cm, chiều cao dầm đỡ ván:
. Chọn h=10cm.
Trong đó: b=5cm: bề rộng dầm đỡ ván.
: ứng suất uốn cho phép của gỗ.
Vậy tiết diện là: bxh=5x10cm.
Kiểm tra dầm đỡ ván:
Mômen chống uốn của dầm:
Mômen kháng uốn của dầm:
Theo cường độ:
Ứng suất lớn nhất:
. Thỏa mãn điều kiện.
Theo độ võng:
Độ võng lớn nhất:
Trong đó: : môđun đàn hồi của gỗ.
Độ võng cho phép:
Ta thấy: . Thỏa mãn điều kiện.
Vậy tiết diện dầm đỡ ván đáy dầm bxh=5x10cm. Thỏa mãn điều kiện về cường độ và độ võng.
f).Tính dầm dọc đỡ dầm ngang:
Sơ đồ tính:
Khoảng cách giữa 2 dầm dọc đỡ dầm ngang là 70cm
Dầm dọc được chống đỡ bởi cây chống
Sơ đồ ngoại lực tác động lên dầm:
Tải trọng tác dụng lên dầm:
Nội lực tính toán:
Mômen lớn nhất tại giữa dầm:
Tính chiều dày dầm dọc đỡ dầm ngang:
Chọn chiều rộng dầm đỡ ván là b=8cm, chiều cao dầm:
. Chọn h=12cm.
Trong đó: b=8cm: bề rộng dầm dọc.
: ứng suất uốn cho phép của gỗ.
Vậy tiết diện dầm dọc là: bxh=8x12cm.
Kiểm tra dầm dọc đỡ dầm ngang:
Mômen chống uốn của dầm:
Mômen kháng uốn của dầm:
Theo cường độ:
Ứng suất lớn nhất:
. Thỏa mãn điều kiện.
Theo độ võng:
Độ võng lớn nhất:
Trong đó: : môđun đàn hồi của gỗ.
Độ võng cho phép:
Ta thấy: . Thỏa mãn điều kiện.
Vậy tiết diện dầm dọc đỡ dầm ngang bxh=8x12cm. Thỏa mãn điều kiện về cường độ và độ võng.
1.3.2.2.Dầm dọc:
a)Tổ hợp:
-Đáy dầm có kích thước 220mm và dài 4000-250=3750mm
-Thành dầm có chiều cao 400-100=300mm,dài 4000-250=3750mm
b)Tính toán ván khuôn và hệ chống đỡ:
Kích thước dầm dọc nhỏ hơn dầm chính không nhiều nên em chọn hệ ván khuôn và chống đỡ như đã tính ở dầm chính
1.4. Các yêu cầu khi lắp dựng ván khuôn dầm sàn:
-Đảm bảo đúng hình dạng kết cấu
-Đảm bảo độ cứng và độ ổn định
-Không được sử dụng cừ tràm như một số các công trình dân dụng thường thấy hiện nay vì sai quy phạm, quy cách.
-Đầu giáo và chân giáo phải có kích để tăng giảm chiều cao
-Kích dưới chân giáo phải được hàn cố định lên miếng đệm dày bằng thép tấm.
-Cốppha thành của dầm và cốppha sàn liên kết với nhau bằng các liên kết góc trong.
-Tấm cốppha đáy và thành của dầm liên kết với nhau bằng các liên kết góc ngoài.
Hình 48: Chi tiết liên kết các tấm cốppha.
-Cần lưu ý khi sử dụng cốppha thép thì khi ghép các tấm cốppha lại với nhau mà có những chỗ còn thiếu thì ta bổ sung chèn gỗ vào cho kín cốppha. Lúc đó gọi là phần bù cốppha.
-Các dầm đỡ ván phải đồng bộ, thống nhất 1 loại gỗ.
-Các ván được ghép bằng mộng. Vì khi nhiệt độ thay đổi, việc ván bị co ngót cũng không tạo kẽ hỡ giữa các ván khuôn.
-Cần lưu ý đến việc tạo độ vồng cho ván khuôn sàn dầm . Ở đây dược lấy trung bình giữa hai giá trị là .
-Với khoảng cách giữa hai đà dọc là L. Độ vồng là
-Chọn cao độ đáy sàn và đáy dầm bao giờ cũng cao hơn hai đầu là 5cm.
-Việc tạo độ vồng lúc đầu sẽ cho kết quả mặt trần nhà sau khi tháo cốppha bao giờ cũng phẳng và không bị võng xuống.
-Ngoài ra việc tạo độ vồng này đối với sàn mái cũng rất có lợi cho việc chống thấm mái và không đọng nước ở mái.
2. Công tác cốt thép:
2.1. Gia công cốt thép:
Cốt thép được gia công trong xưởng và vận chuyển bằng xe tải và cần trục đến công trường.
Các thiết bị gia công cốt thép bao gồm các loại thông thường sau:
Máy nắn cốt thép tự động.
Loại này thường được dùng để nắn thẳng cốt thép cuộn (thép tròn trơn Þ6, Þ8, Þ10). Ngoài ra máy có chế tự động nắn và cắt thép theo yêu cầu.
Thiết bị cắt thép tròn có khả năng cắt thép Þ25.
Thiết bị hàn đối đầu nhằm tận dụng triệt để các thép thanh.
Máy uốn cốt thép.
Thiết bị cẩu chuyển.
Xưởng gia công cốt thép phải có mái che để bảo vệ các thiết bị và vật liệu. Ngoài ra còn phải có sân bãi để xếp thành phẩm và tổ hợp thành phẩm.
Xưởng gia công cốt thép có nhiệm vụ gia công các chi tiết cốt thép theo thiết kế và lắp ráp tổ hợp một phần.
Việc tổ hợp một phần cốt thép trong xưởng có tác dụng công xưởng hóa công tác cốt thép, rút ngắn thời gian thi công sàn dầm của công trình.
Sau khi đã gia công cốt thép xong thì tiến hành nghiệm thu cốt thép để chuẩn bị cho việc vận chuyển ra công trường. Công việc cần nghiệm thu là xem xưởng gia công cốt thép có đúng chuẩn loại trong bản vẽ thi công hay không, cách buộc thép đai và vị trí nối thép, ở đây cần chú ý đến vị trí nối thép là trên mặt cắt không có nhiều điềm nối, không được nối thép tại vị trí có mômen lớn.
2.2. Tổ hợp cốt thép:
Cốt thép được gia công và tổ hợp ngay tại xưởng cốt thép.
Các cốt thép được tổ hợp là thép cột, dầm.
Những thuận lợi và khó khăn trong công tác tổ hợp cốt thép.
Thuận lợi:
Việc gia công và tổ hợp cốt thép trong xưởng là tránh được các khối lượng các công việc ngay tại công trường và trên cao.
Trong quá trình lắp dựng cốppha, ta vẫn có thể chuẩn bị sớm các công tác cốt thép trong xưởng.
Cốt thép được tổ hợp trong xưởng cho năng xuất cao hơn, đảm bảo an toàn lao động và chất lượng trong quá trình thi công.
Khó khăn.
Thép cột có chiều cao 4,1m (tầng trệt), 2,8m (cho các tầng còn lại).
Thép dầm có chiều dài 6m, 3,4m
Toàn bộ cốt thép sau khi tổ hợp rất nặng, tổ hợp nặng nhất có thể từ 400-500kg. Việc vận chuyển cốt thép ra công trường rất khó khăn nên phải dùng cần trục, xe tải để đưa tổ hợp thép thành phẩm ra công trường.
2.3 Lắp đặt cốt thép sàn dầm:
Sau khi hoàn thành công tác lắp dựng cây chống, cốppha sàn dầm. Các cấu kiện thép dầm đã được tổ hợp sẽ được chở ra công trường chờ lắp đặt. Thép được vận chuyển lên sàn tầng 7 bằng cần trục tháp.
Các công việc được thực hiện như sau:
Vận chuyển các tổ hợp thép thành phẩm ra công trường.
Sử dụng cần trục tháp để cẩu thép dầm vào các khuôn dầm.
Kế đó là cẩu các thép sàn lên các ô sàn (Þ6, Þ8,). Tiến hành rải thép theo kích thước lưới vạch sẵn trên sàn và buộc thép.
Các cốt thép được buộc lại với nhau bằng dây thép 1mm.
Đặt các cục kê, tạo lớp bảo vệ.
Trước khi đổ bêtông, cốt thép cần được cạo gỉ thật sạch.
2.4. Các công việc khác:
Trong quá trình lắp dựng cốt thép sàn dầm, các công việc sau cần phải được tiến hành song song với nó:
Lắp đặt các hệ thống ống dẫn điện, đường dây điện ngầm trong tầng sàn.
Đặt các chi tiết đặt sẵn như móc treo quạt trần, móc treo đèn trang trí...
Nắn chỉnh các thép đầu cột.
Nghiệm thu cốt thép xem việc bố trí thép có đúng bản vẽ thiết kế hay không? và tiến hành đổ bêtông dầm sàn.
3. Công tác đổ bêtông dầm sàn:
Công tác đổ bêtông sàn dầm bao gồm các vấn đề sau đây:
Chuẩn bị vật liệu.
Xác định thành phần cấp phối.
Trộn bêtông.
Vận chuyển bêtông từ nơi trộn đến nơi đổ.
Vận chuyển bêtông lên cao và đổ vào ván khuôn.
Đầm bêtông.
Bảo dưỡng bêtông.
Tháo dỡ cốppha.
3.1. Khối lượng bêtông cần cung cấp:
Khối lượng bêtông cần cung cấp cho sàn như sau:
Tầng 1 đến 7 là : 140,29m3.
Tầng thượng là : 143,01m3.
Khối lượng bêtông cần cung cấp cho dầm như sau:
Tầng 1 đến 7 là : 72,51m3.
Tầng thượng là : 54,06m3.
Vậy tổng khối lượng cần cung cấp cho bêtông sàn dầm là:
Tầng 1 đến tầng 7 là : 212,80m3.
Tầng thượng là : 197,07m3.
3.2. Chuẩn bị vật liệu:
Ximăng dùng cho công trình này là ximăng pooclăng.
Cốt liệu nhỏ: sử dụng cát sông.
Cốt liệu lớn: sử dụng đá dăm 1x2.
Nước: sử dụng nước sạch thuộc hệ thống nước của thành phố. (Cũng có thể dùng nước khoáng thiên nhiên để trộn bêtông nhưng với lượng muối không vượt quá 35gam/lít và độ PH không nhỏ hơn 4). Cần chú ý khi cốt liệu bị ẩm thì giảm lượng nước trộn bêtông bằng lượng nước chứa trong cốt liệu. Với sai số cho phép của lượng nước cho 1 bêtông là: .
Phụ gia: nhằm mục đích cải thiện chất lượng bêtông như độ dẽo, độ bền, tiết kiệm ximăng khi đó cần cho thêm vào bêtông các chất khoáng, chất làm tăng nhanh hay chậm quá trình đông cứng bêtông Ở đây dùng làm tăng nhanh quá trình đông cứng bêtông, thạch cao và axít phốtphoríc làm chậm quá trình đông cứng bêtông
3.3. Xác định thành phần cấp phối:
Nhằm tăng chất lượng bêtông cũng như tỷ lệ các thành phần hợp lý nên công việc xác định thành phần cấp phối rất quan trọng do nhà máy cung cấp bêtông đảm nhiệm vì ta đa