Đề tài Thiết kế hệ thống quản lý điểm của trường Trung Học Cơ Sở Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

Phần 1: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG 3

1. Khảo sát hệ thống quản lý điểm trường trung học cơ sở 3

2. Yêu cầu của hệ thống 4

3. Mục tiêu của hệ thống 4

4. Phương pháp quản lý điểm của trường THCS Toàn Thắng 4

Phần 2: PHÂN TÍCH CÁC CHỨC NĂNG NGHIỆP VỤ 9

1. Phân tích chức năng hệ thống 9

1.1 Biểu đồ phân cấp chức năng 9

1.2. Mô tả các chức năng 11

2. Biểu đồ luồng dữ liệu 23

2.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh 24

2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 24

2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Quản lý hồ sơ 25

2.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Quản lý điểm 25

2.5. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Tìm kiếm 26

2.6. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Báo cáo thống kê 26

Phần 3: THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG 27

1.Từ điển dữ liệu 27

2. Mô hình thực thể liên kết 31

3. Thiết kế chương trình 31

3.1. Thiết kế menu 31

3.2. Một số form cập nhật 31

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

 

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5410 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế hệ thống quản lý điểm của trường Trung Học Cơ Sở Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Xuất phát từ hoàn cảnh, điều kiện về kinh tế xã hội nói chung và ngành giáo dục nước ta nói riêng, trong những năm gần đây các thành tựu về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ, làm thay đổi hình thức, nội dung các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội của nước ta. Sử dụng CNTT trong việc quản lý điểm học sinh trong trường trung học cần được đẩy mạnh nhằm cập nhật, xử lý và lưu trữ thông tin về điểm của học sinh một cách thuận tiện và nhanh nhất. Để làm được việc này chúng ta cần phải tiến hành phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. Phân tích hệ thống thông tin là tìm hiểu các yêu cầu đối với hệ thống thông tin đó, xem xét đánh giá thực trạng của hệ thống cũ, rồi rút ra những gì cần thiết để có thể thiết kế hệ thống quản lý thông tin mới. Thiết kế hệ thống dựa trên kết quả đã phân tích nhằm đưa ra các quyết định về cài đặt hệ thống có thể chạy được trên máy, để có thể đưa hệ thống vào sử dụng và chỉnh sửa khi phát hiện hệ thống còn có chỗ chưa thích hợp. Tài liệu phân tích và thiết kế hệ thống thông tin này nhằm hỗ trợ công tác quản lý điểm học sinh trong trường trung học, giúp giáo viên chủ động trong việc quản lý điểm, giảm nhẹ hoạt động chân tay, tạo điều kiện hình thành phong cách làm việc trong thời đại phát triển của khoa học công nghệ hiện nay. Các khảo sát được tiến hành dựa trên việc điều tra công tác quản lý điểm của trường Trung Học Cơ Sở Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Phần 1 KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG 1. Khảo sát hệ thống quản lý điểm trường trung học cơ sở Trường THCS Toàn Thắng được thành lập từ năm 1968, thuộc địa bàn xã Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Trường có tổng số 20 lớp học, từ khối lớp 6 đến khối lớp 9, mỗi khối có 5 lớp, phân theo A, B, C, D, E. Hiện nay, công tác quản lý điểm học sinh vẫn tiến hành bằng cách ghi chép sổ sách, khi tính điểm, lưu điểm, xem điểm, tốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng hiệu quả lại không cao. Thấy được những bất cập trong công tác quản lý điểm học sinh, dẫn đến cần phải đổi mới nội dung và phương pháp quản lý điểm học sinh nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng. Hệ thống quản lý điểm học sinh cần: * Hỗ trợ giáo viên trong việc quản lý điểm học sinh: - Cập nhật lớp học - Cập nhật môn học, kì học - Cập nhật điểm, tính điểm - Báo cáo điểm của học sinh - Báo cáo điểm các môn học của các lớp * Thông tin về điểm phải được quản lý chính xác, có hệ thống * Giúp phòng giáo dục, sở giáo dục có thể quản lý chặt chẽ điểm học sinh của các trường THCS 2. Yêu cầu của hệ thống a, Cập nhật hồ sơ học sinh, cập nhật điểm cho từng học sinh Tiến hành nhập các điểm miệng, 15 phút, một tiết, theo môn học của từng lớp, nhập theo từng kỳ. b, Tính điểm, xếp loại Tính điểm TBM, TBHK, TBCN do máy thực hiện nhằm hạn chế nhiều sai sót trong tính toán. Xếp loại học lực, hạnh kiểm từng học kỳ và cuối năm c, Thống kê báo cáo các biểu mẫu cần thiết - In bảng điểm cá nhân vào cuối mỗi học kỳ và cuối năm của đầy đủ từng môn - Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận xét về quá trình học tập và rèn luyện hạnh kiểm của từng học sinh trong lớp. 3. Mục tiêu của hệ thống * Mọi công việc điều chỉnh, tìm kiếm, tra cứu đều được thực hiện nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian * Thực hiện sửa chữa dữ liệu thuận tiện * Tận dụng tối đa khả năng tính toán sẵn có 4. Phương pháp quản lý điểm của trường THCS Toàn Thắng Hiện nay nhà trường có các phòng ban sau: Phòng hiệu trưởng Phòng hiệu phó Phòng kế toán Phòng giáo vụ Phòng hội đồng sư phạm Phòng thư viện Phòng thiết bị dạy học Trong 7 phòng ban thì phòng giáo vụ có nhiệm vụ quản lý toàn bộ học sinh trong toàn trường, đồng thời thảo ra luân chuyển công văn giấy tờ của học sinh để báo cáo lên ban giám hiệu nhà trường. a, Quản lý hồ sơ học sinh Hồ sơ học sinh là nơi lưu trữ tất cả các thông tin về một học sinh như: họ tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ, họ tên bố mẹ, nghề nghiệp, địa chỉ, sđt… Trong hồ sơ học sinh, giáo viên chủ nhiệm ghi lại chi tiết quá trình rèn luyện học tập của học sinh(hạnh kiểm và học lực). Vào đầu năm học nhân viên văn thư sao chép lại các thông tin về học sinh vào sổ điểm gốc. Các diễn biến về điểm, quá trình rèn luyện học tập của học sinh sẽ do giáo viên bộ môn nhập vào sổ điểm gốc. Cuối các học kỳ giáo viên chủ nhiệm làm bảng điểm tổng hợp và tiến hành phân loại học sinh sau đó báo cáo với ban giám hiệu. b, Quản lý điểm * Chế độ cho điểm Chế độ cho điểm ở các cấp được quy định chung như sau: Số lần kiểm tra cho từng môn học: Trong mỗi học kỳ, mỗi học sinh được kiểm tra: Các môn học có tối đa 2 tiết trong một tuần: 4 lần Các môn học có 2,5 đến 3 tiết trong một tuần: 6 lần Các môn học có 4 tiết trong một tuần trở lên: 7 lần * Hệ số các loại điểm kiểm tra -Kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút: Hệ số 1 -Kiểm tra một tiết: Hệ số 2 -Kiểm tra học kỳ không tính hệ số * Hệ số các môn học Các môn Ngữ Văn và Toán của các lớp được tính hệ số 2 khi tính điểm trung bình học kỳ hoặc cả năm. Các môn khác được tính hệ số 1. c, Cách tính điểm và tiêu chuẩn xếp loại học lực * Cách tính điểm - Điểm trung bình học kỳ(DTBHK): Điểm trung bình học kỳ(ĐTB tất cả các môn trong một học kỳ): là trung bình cộng các ĐTB các môn trong một học kỳ sau khi đã tính hệ số. åĐTBmhk * hệ số åhệ số - Điểm trung bình mỗi môn trong một học kỳ(ĐTBmhk): ĐTBmhk là TBC của hai lần TBKT với điểm thi học kỳ. (TBKT*2)+ thi HK 3 - Điểm trung bình kiểm tra(TBKT): TBKT là điểm TBC của các bài kiểm tra sau khi đã tính hệ số(chưa tính điểm học kỳ): åđiểm môn* hệ số åhệ số - Điểm TB cả năm(ĐTBcn): ĐTBcn là TBC của ĐTBHK1 với 2 lần ĐTBHK2 ĐTBcn = ĐTBHK1+(2*ĐTBHK2) 3 * Xếp loại về học lực Căn cứ vào điểm trung bình các môn từng học kỳ và cả năm, xếp loại học lực được quy thành 5 loại: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. -Loại giỏi: Điểm trung bình các môn từ 8.0 trở lên và không có môn nào bị điểm trung bình dưới 6.5 -Loại khá: Điểm trung bình các môn từ 6.5 đến 7.9 và không có môn nào bị điểm trung bình dưới 5.0 -Loại trung bình: Điểm trung bình các môn từ 5.0 đến 6.4 và không có môn nào bị điểm trung bình dưới 3.5 -Loại yếu: Điểm trung bình các môn từ 3.5 đến 4.9 không có môn nào bị điểm trung bình dưới 2.0 -Loại kém: Những trường hợp còn lại * Đối với học sinh chuyển trường - Học sinh chuyển đến thì hiệu trưởng hoặc hiệu phó trực tiếp nhận hồ sơ và phân lớp còn nhân viên văn thư phải có nhiệm vụ cập nhật các thông tin về học sinh mới đó. - Học sinh xin chuyển đi phải nộp đơn xin chuyển trường, hiệu phó sẽ cho gia đình học sinh rút hồ sơ và các giấy tờ liên quan. - Học sinh bỏ học thì phải lưu học bạ học sinh vào một cặp riêng và loại tên ra khỏi danh sách. d, Khen thưởng và kỷ luật học sinh * Các mức độ và hình thức khen thưởng - Khen trước lớp: Những học sinh có biểu hiện tốt về hành vi đạo đức, về học tập, về lao động và các hoạt động tập thể, xã hội được giáo viên chủ nhiệm khen thưởng trước lớp. - Khen toàn trường: Do hiệu trưởng biểu dương và tặng giấy khen đối với những học sinh được tặng danh hiệu học sinh khá, giỏi, xuất sắc, hoặc đối với những tập thể đạt danh hiệu lớp tiên tiến. - Khen thưởng đặc biệt: Mức độ khen thưởng những cá nhân và tập thể đạt các giải thưởng của huyện, tỉnh, toàn quốc trong các kỳ thi tuyển chọn về văn hoá, kỹ thuật, thể thao… hoặc có những thành tích đặc biệt khác. * Các mức độ kỷ luật: - Khiển trách trước lớp - Khiển trách trước hội đồng nhà trường - Cảnh cáo trước toàn trường - Đuổi học một tuần lễ Nhà trường lập hồ sơ kỷ luật và hội đồng tuyên bố hình thức kỷ luật. e, Thống kê báo cáo Lập bảng điểm cá nhân và xếp loại của lớp vào cuối mỗi học kỳ và cuối năm với đầy đủ thông tin về điểm và xếp loại học lực của các học sinh. Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận xét về quá trình học tập và rèn luyện hạnh kiểm. Phần 2 PHÂN TÍCH CÁC CHỨC NĂNG NGHIỆP VỤ Hệ thống khi thực hiện các chức năng nghiệp vụ phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ một cách tin cậy, chính xác, an toàn và bí mật. Mang lại lợi ích kinh tế, lợi ích sử dụng, khắc phục được các khiếm khuyết của hệ thống cũ, hỗ trợ các chiến lược phát triển lâu dài, đáp ứng các ưu tiên, ràng buộc và hạn chế đã được áp đặt. 1. Phân tích chức năng hệ thống 1.1 Biểu đồ phân cấp chức năng Quản lý điểm học sinh Quản lý điểm Tìm kiếm Báo cáo tk Quản lý hồ sơ Cập nhật danh mục lớp Cập nhật hồ sơ giáo viên Cập nhật hồ sơ học sinh Tìm kiếm giáo viên Tìm kiếm học sinh Tìm kiếm điểm Bảng xếp loại lớp cả năm Bảng xếp loại lớp học kỳ Xếp loại học sinh Bảng điểm cá nhân cả năm Bảng điểm cá nhân học kỳ Cập nhật dm môn học Cập nhật điểm Xử lý điểm Cập nhật hạnh kiểm Hình 0: Biểu đồ phân cấp chức năng 1.2. Mô tả các chức năng a, Chức năng mức bối cảnh Quản lý điểm học sinh là chức năng tổng quát của hệ thống. b, Các chức năng mức đỉnh Các chức năng mức đỉnh được phân rã từ chức năng tổng quát nhằm cụ thể những công việc trong quản lý điểm học sinh trong trường trung học: Chức năng quản lý hồ sơ Chức năng tìm kiếm Chức năng quản lý điểm Chức năng báo cáo thống kê Những chức năng này tiếp tục được phân rã thành các chức năng cụ thể hơn để phục vụ cho công tác thiết kế. c, Phân rã các chức năng * Chức năng quản lý hồ sơ Chức năng quản lý hồ sơ nhằm quản lý các thông tin về học sinh, giáo viên và các lớp học: 1_Cập nhật hồ sơ học sinh 2_Cập nhật hồ sơ giáo viên 3_Cập nhật danh mục lớp - Cập nhật hồ sơ học sinh , giáo viên Chức năng này nhằm cập nhật các hồ sơ học sinh dựa trên thông tin đầu vào như: Họ tên, năm sinh, địa chỉ,…, cập nhật hồ sơ giáo viên dựa trên thông tin đầu vào như: Họ tên, năm sinh, địa chỉ, học vị, chuyên môn,… Đầu vào: Yêu cầu cập nhật hồ sơ, quyền truy cập Thân: Qtc hợp lệ Bắt đầu Lấy dl từ hệ thống Nhập dl hồ sơ Cập nhật hồ sơ Hình 1: Đặc tả chức năng Cập nhật hồ sơ - Cập nhật danh mục lớp Chức năng này nhằm cập nhật thông tin các lớp học Đầu vào: Yêu cầu cập nhật, quyền truy cập Thân: Qtc hợp lệ Bắt đầu Lấy dl từ hệ thống Nhập dl hồ sơ Cập nhật hồ sơ Hình 2: Đặc tả chức năng Cập nhật danh mục lớp * Chức năng quản lý điểm Chức năng này nhằm quản lý điểm của các học sinh, bao gồm cập nhật, xử lý điểm học sinh một cách chính xác - Cập nhật danh mục môn học Chức năng này nhằm lập kế hoạch các môn học của các khối, số tiết của các môn học Đầu vào: Quyền truy cập, yêu cầu cập nhật Thân: Qtc hợp lệ Bắt đầu Lấy dl từ hệ thống Nhập dl môn học Cập nhật môn học Hình 3: Đặc tả chức năng Cập nhật danh mục môn học - Cập nhật điểm Đầu vào: Yêu cầu cập nhât, quyền truy cập Thân: Qtc hợp lệ Bắt đầu Lấy dl từ hệ thống Nhập dl điểm Cập nhật điểm Điểm mới Hình 4: Đặc tả chức năng Cập nhật điểm - Xử lý điểm(tính ĐTB môn, ĐTB học kỳ, ĐTB cả năm) Đầu vào: Quyền truy cập, yêu cầu tính điểm Thân: Qtc hợp lệ Bắt đầu Lấy dl từ hệ thống Nhập tt điểm Kiểm tra tt điểm Điểm cần tính Cập nhật ĐTB Nhập yêu cầu tính điểm Hình 5: Đặc tả chức năng Xử lý điểm - Xếp loại học sinh Đầu vào: Quyền truy cập, yêu cầu xếp loại Thân: Qtc hợp lệ Bắt đầu Nhập ĐTB cả năm Cập nhật điểm Xếp loại giỏi Điểm giỏi Điểm khá Nhập ĐTB cả năm Cập nhật điểm Xếp loại khá Nhập ĐTB cả năm Điểm TB Xếp loại yếu, kém Cập nhật điểm Xếp loại TB Hình 6: Đặc tả chức năng Xếp loại học sinh - Cập nhật hạnh kiểm Đầu vào: Yêu cầu cập nhật, quyền truy cập Thân: Qtc hợp lệ Bắt đầu Lấy dl từ hệ thống Nhập tt hạnh kiểm Cập nhật hạnh kiểm Hình 7: Đặc tả chức năng Cập nhật hạnh kiểm * Chức năng tìm kiếm Chức năng này nhằm cung cấp thông tin về điểm học sinh, thông tin về học sinh, về giáo viên một cách nhanh chóng, thuận tiện - Tìm kiếm học sinh Đầu vào: Quyền truy cập, Yêu cầu xem hồ sơ học sinh Đầu ra: Thông tin về học sinh Qtc hợp lệ Bắt đầu Nhập họ tên học sinh Tìm kiếm thông tin Trình bày thông tin Tìm thấy Hình 8: Đặc tả chức năng Tìm kiếm học sinh - Tìm kiếm giáo viên Đầu vào: Quyền truy cập, Yêu cầu xem hồ sơ giáo viên Đầu ra: Thông tin về giáo viên Qtc hợp lệ Bắt đầu Nhập mã giáo viên Tìm kiếm thông tin Trình bày thông tin Tìm thấy Hình 9: Đặc tả chức năng Tìm kiếm giáo viên - Tìm kiếm điểm Đầu vào: Quyền truy cập, Yêu cầu tìm kiếm Đầu ra: Thông tin điểm Qtc hợp lệ Bắt đầu Nhập mã học sinh Tìm kiếm điểm Trình bày điểm Tìm thấy Hình 10: Đặc tả chức năng Tìm kiếm điểm * Chức năng báo cáo thống kê Lấy các thông tin về hồ sơ, điểm học sinh trong từng năm học để tổng kết xếp loại Đầu vào: Yêu cầu lập báo cáo, Quyền truy cập Đầu ra: Báo cáo thống kê Qtc hợp lệ Bắt đầu Lấy dl từ hệ thống Nhập yêu cầu làm bctk Báo cáo thống kê Hình 11: Đặc tả chức năng Báo cáo thống kê 2. Biểu đồ luồng dữ liệu Để xác định được yêu cầu của công việc thì người ta phải phân tích sơ đồ luồng dữ liệu, sơ đồ luồng dữ liệu nêu ra một mô hình về hệ thống thông tin chuyển vận qua các quá trình hoặc các chức năng khác nhau. Điều quan trọng là phải có sẵn các thông tin ra trước khi cho thực hiện một quá trình. Các thành phần của biểu đồ luồng dữ liệu: Các chức năng xử lý: Là các chức năng dùng để chỉ ra một chức năng hay một quá trình. Chức năng quan trọng trong mô hình luồng dữ liệu là biến đổi thông tin từ đầu vào theo một cách nào đó. Tác nhân ngoài: Là một người hay một nhóm người ở bên ngoài lĩnh vực nghiên cứu của hệ thống, nhưng có trao đổi thông tin về hệ thống. Tác nhân trong: Là một chức năng xử lý khi hệ thống được mô tả ở một nơi khác trong mô hình biểu diễn. Luồng dữ liệu: Là luồng thông tin vào ra của một quá trình hoặc một chức năng xử lý, mũi tên chỉ ra hướng của luồng thông tin. Kho dữ liệu: Là luồng thông tin lưu trư trong một khoảng thời gian để một hay nhiều chức năng truy nhập vào, chúng có thể là các kho dữ liệu được lưu trong máy tính. 2.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh Quản lý điểm học sinh Phòng giáo vụ Học sinh Giáo viên Hình 12: Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh 2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh Tìm kiếm Báo cáo thống kê Quản lý hồ sơ Quản lý điểm Ban giám hiệu Giáo viên Phòng giáo vụ Học sinh Lớp Hồ sơ gv Hồ sơ hs Điểm Hồ sơ hs Điểm Hình 13: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Quản lý hồ sơ Phòng giáo vụ Cập nhật hồ sơ học sinh Cập nhật hồ sơ giáo viên Cập nhật danh mục lớp Lớp Hồ sơ gv Hồ sơ HS Hình 14: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Quản lý hồ sơ 2.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Quản lý điểm Cập nhật điểm học tập Xếp loại học sinh Cập nhật danh mục môn học Cập nhật hạnh kiểm Phòng giáo vụ Xử lý điểm Môn học ĐTBCN Hồ sơ hs Điểm ĐTBHK Hình 15: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Quản lý điểm 2.5. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Tìm kiếm Phòng giáo vụ Tìm kiếm học sinh Tìm kiếm giáo viên Tìm kiếm điểm học tập Hồ sơ GV Hồ sơ HS Điểm Học sinh ĐTBHK ĐTBCN Giáo viên Ban giám hiệu Hình 16: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Tìm kiếm 2.6. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Báo cáo thống kê Phòng giáo vụ Lập bảng điểm cá nhân học kỳ Lập bảng xếp loại của lớp học kỳ Lập bảng điểm cá nhân cả năm L ập bảng xếp loại của lớp cả năm Lớp Điểm Hồ sơ HS TBHK TBCN Ban giám hiệu Hình 17: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Báo cáo thống kê Phần 3 THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG 1.Từ điển dữ liệu Định nghĩa tệp dữ liệu Tên bảng: Hồ sơ học sinh Kí hiệu: Hocsinh Mô tả: Lưu trữ các thông tin về học sinh Tổ chức: Tuần tự theo Mahs Các xử lý liên quan: Cập nhật hồ sơ học sinh Lập ngày: 20/2/2008 Bởi: Trần Thị Hà Tên trường Kiểu dữ liệu Độ dài Ghi chú Mahs Text 50 Mã học sinh Hoten Text 30 Họ tên học sinh Ngaysinh Date/time Ngày sinh Noisinh Text 30 Nơi sinh Gioitinh Yes/no Giới tính Dantoc Text 10 Dân tộc Tongiao Text 50 Tôn giáo Hotencha Text 30 Họ tên cha Nghenghiepcha Text 20 Nghề nghiệp cha Hotenme Text 30 Họ tên mẹ Nghenghiepme Text 20 Nghề nghiệp mẹ Noithuongtru Text 30 Nơi thường trú Sodienthoai Text 12 Số điện thoại Định nghĩa dữ liệu sơ cấp Tên bảng: Bảng điểm học sinh Kí hiệu: Diem Mô tả: Lưu trữ thông tin về điểm các môn học Các xử lý liên quan: Cập nhật điểm các môn học của học sinh Lập ngày:20/2/2008 Bởi: Trần Thị Hà Tên trường Kiểu dữ liệu Kích cỡ Ghi chú Malop Text 5 Mã lớp Mahs Text 50 Mã học sinh Mamon Text 20 Mã môn học Hocky Text 50 Học kỳ Namhoc Text 9 Năm học Dm1 Number Integer Điểm miệng 1 Dm2 Number Integer Điểm miệng 2 Dm3 Number Integer Điểm miệng 3 D15p1 Number Integer Điểm 15 phút 1 D15p2 Number Integer Điểm 15 phút 2 D15p3 Number Integer Điểm 15 phút 3 D15p4 Number Integer Điểm 15 phút 4 D1t1 Number Integer Điểm một tiết 1 D1t2 Number Integer Điểm một tiết 2 D1t3 Number Integer Điểm một tiết 3 D1t4 Number Integer Điểm một tiết 4 D1t5 Number Integer Điểm một tiết 5 DthiHK Number Integer Điểm thi học kỳ DTBmonHK Text 10 Điểm trung bình môn HK Định nghĩa dữ liệu sơ cấp Tên bảng: Môn học Kí hiệu: Monhoc Mô tả: Chứa các thông tin về các môn học Các xử lý liên quan: Cập nhật môn học, hệ số điểm của các môn học Lập ngày:20/2/2008 Bởi: Trần Thị Hà Tên trường Kiểu dữ liệu Kích cỡ Ghi chú Mamon Text 20 Mã môn Monhoc Text 20 Tên môn học Hsmon Number Integer Hệ số môn Namhoc Number Integer Năm học Định nghĩa tệp dữ liệu Tên bảng: Danh mục lớp Kí hiệu: Lop Mô tả: Chứa các thông tin về lớp học Tổ chức: Tuần tự theo Malop Các xử lý liên quan: Cập nhật lớp học Lập ngày: 20/2/2008 Bởi: Trần Thị Hà Tên trường Kiểu dữ liệu Kích cỡ Ghi chú Malop Text 5 Mã lớp Lop Text 10 Tên lớp Gvcn Text 10 Giáo viên chủ nhiệm Namhoc Number Integer Năm học Định nghĩa tệp dữ liệu Tên bảng: Giáo viên Kí hiệu: Giaoviên Mô tả: Chứa các thông tin về hồ sơ giáo viên Hợp thành: Mã gv, tên gv, chuyên môn, hệ số lương Tổ chức: Tuần tự theo Magv Các xử lý liên quan: Cập nhật hồ sơ giáo viên Lập ngày: 20/2/2008 Bởi: Trần Thị Hà Tên trường Kiểu dữ liệu Kích cỡ Ghi chú Magv Text 10 Mã giáo viên Hoten Text 50 Họ tên giáo viên Giotinh Yes/no Nam/nữ Ngaysinh Date/time Ngày sinh Dantoc Text 20 Dân tộc Hocvi Text 30 Học vị Chuyenmon Text 50 Chuyên môn Chucvu Text 30 Chức vụ Sodt Text 12 Số điện thoại Diachi Text 50 Địa chỉ Status Yes/no Tình trạng hôn nhân Định nghĩa tệp dữ liệu Tên bảng: Điểm trung bình các môn trong một học kỳ Kí hiệu: DTBHK Mô tả: Chứa các thông tin về điểm trung bình, hạnh kiểm, xếp loại trong một học kỳ Tổ chức: Tuần tự theo Mahs Các xử lý liên quan: Cập nhật điểm trung bình học kỳ, hạnh kiểm, xếp loại học lực trong một học kỳ Lập ngày: 20/2/2008 Bởi: Trần Thị Hà Tên trường Kiểu dữ liệu Kích cỡ Ghi chú Malop Text 5 Mã lớp Mahs Text 50 Mã học sinh Hocky Text 5 Học kỳ Namhoc Number Integer Năm học TBHK Text 5 Điểm trung bình học kỳ Hanhkiem Text 30 Hạnh kiểm trong một học kỳ Xeploai Text 30 Xếp loại trong một học kỳ Định nghĩa tệp dữ liệu Tên bảng: Điểm trung bình các môn cả năm Kí hiệu: ĐTBCN Mô tả: Chứa các thông tin về điểm trung bình, hạnh kiểm, xếp loại trong một năm học Tổ chức: Tuần tự theo Mahs Các xử lý liên quan: Cập nhật điểm trung bình, hạnh kiểm, xếp loại học lực trong một năm học Lập ngày: 20/2/2008 Bởi: Trần Thị Hà Tên trường Kiểu dữ liệu Kích cỡ Ghi chú Mahs Text 50 Mã học sinh Malop Text 5 Mã lớp Namhoc Text 50 Năm học TBCN Text 5 Điểm trung bình cả năm Hanhkiem Text 30 Hạnh kiểm cả năm Xeploai Text 30 Xếp loại cả năm 2. Mô hình thực thể liên kết 3. Thiết kế chương trình 3.1. Thiết kế menu 3.2. Một số form cập nhật * Form cập nhật hồ sơ học sinh * Form cập nhật hồ sơ giáo viên * Form cập nhật danh mục lớp học * Form cập nhật danh mục môn học * Form cập nhật điểm * Form xếp loại học sinh * Form cập nhật hạnh kiểm * Form tìm kiếm học sinh * Form tìm kiếm giáo viên * Form tìm kiếm điểm học tập TÀI LIỆU THAM KHẢO Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin_ Nguyễn Văn Ba_ Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin_ Thạc Đình Cường_ Bài giảng ĐHBK Hà Nội năm 2000. Giáo trình Microsoft Access_ Nguyễn Hữu Mộng_ Học viện kỹ thuật quân sự năm 1999. 4. Những bài thực hành Visual Basic 6.0 cơ bản_Đậu Quang Tuấn_Nhà xuất bản Thống kê. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquan ly diem hoc sinh.doc