- Mục đích của phân tích thống kê: Là xác định những vấn đề mà phân tích thống kê cần giải quyết trong một phạm vi nhất định.
- Lựa chọn đánh giá tài liệu dùng cho phân tích: Căn cứ vào mục đích phân tích để lựa chọn những tài liệu thật cần thiết gồm các tài liệu chính và các tài liệu có liên quan.
- Xác định các phương pháp, các chỉ tiêu phân tích: Thống kê học có nhiều phương pháp để phân tích như các nhóm phương pháp nghiên cứu các mức độ của hiện tượng ( số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân ), nhóm các phương pháp nghiên cứu sự biến động của hiện tượng ( phân bổ, phương pháp tương quan )
Để lựa chọn phương pháp phân tích cho từng trường hợp cụ thể phải chú ý các đặc điểm sau đây:
+ Phải căn cứ vào mục đích phân tích và đặc điểm tính chất của hiện tượng nghiên cứu để chọn phương pháp thích hợp.
+ Phải hiểu rõ ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng của từng phương pháp.
+ Phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để làm cho phân tích sâu sắc và toàn diện.
+ Khi phân tích phải xác định chỉ tiêu cần thiết phù hợp với mục đích nghiên cứu. Khi xác định chỉ tiêu cần chú ý:
. Phải lựa chọn chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh đúng đắn bản chất của hiện tượng nghiên cứu.
. Các chỉ tiêu thống kê phải có sự liên hệ bổ xung cho nhau.
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10180 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng chiều cao - cân nặng của trẻ mẫu giáo bé trường mầm non Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo bé trường mầm non Khánh Tiên - huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình.
II. MụC ĐíCH NGHIÊN CứU.
Với đề tài này em đã đi sâu tìm hiểu thực trạng số đo về chiều cao – cân nặng của trẻ mẫu giáo bé trường mầm non Khánh Tiên, sử dụng phương pháp toán thống kê phân tích số liệu đưa ra kết luận về sự phát triển chiều cao – cân nặng của trẻ mẫu giáo bé trường mầm non Khánh Tiên.
III. khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.
1. Khách thể nghiên cứu:
Khảo sát chiều cao - cân nặng của trẻ mẫu giáo bé trường mầm non Khánh Tiên – huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu số liệu về chiều cao - cân nặng của trẻ mẫu giáo bé trường mầm non Khánh Tiên – huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình.
IV. giả thuyết khoa học.
Nếu trong các trường mầm non hiện nay ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, còn phối hợp với các trung tâm y tế, các nhà tâm lý học, các ngành khoa học khác trong đó có toán thống kê thì việc chuẩn bị một số yếu tố cần thiết cho trẻ vào trường phổ thông sẽ có nhiều thuận lợi.
V.nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc sử dụng toán thống kê để điều tra chiều cao – cân nặng của trẻ mẫu giáo bé
Lịch sử, bản chất, nội dung… của toán thống kê liên quan đến chiều cao – cân nặng của trẻ.
- Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thực trạng, kết quả số đo về chiều cao, cân nặng của trẻ mẫu giáo bé. áp dụng một số phương pháp toán thống kê (biểu đồ tổ chức, giá trị tập trung, đồ thị…)để phân tích đánh giá thực trạng, đưa ra giải pháp phù hợp.
VI. giới hạn đề tài.
Em dùng phương pháp toán thống kê điều tra chiều cao - cân nặng của trẻ mẫu giáo bé trường mầm non Khánh Tiên – huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình.
VII. phương pháp nghiên cứu.
Em tiến hành điều tra thực trạng và làm thực nghiệm với trẻ mẫu giáo bé trường mầm non Khánh Tiên. Trong quá trình nghiên cứu em sử dụng các phương pháp sau:
1.Nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu tài liệu: đọc các tài liệu liên quan đến đề tài như: sách tâm lý học trẻ em, giáo dục học mầm non, chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, các quyết định của sở giáo dục tỉnh Ninh Bình, giáo trình lý thuyết thống kê.
2. Phương pháp quan sát:
Trực tiếp quan sát trẻ tại trường mầm non Khánh Tiên qua các hoạt động trong ngày.
3. Phương pháp điều tra bằng an két:
Điều tra bằng an két với một số giáo viên, phụ huynh của các khu, lớp trên địa bàn xã Khánh Tiên để tìm hiểu nhận thức của giáo viên và cha mẹ về vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho trẻ và tầm quan trọng của thể lực đối với hoạt động của trẻ.
4. Phương pháp thử nghiệm:
Dùng hệ thống bài tập thực nghiệm để kiểm tra mức độ phát triển của trẻ.
5. Phương pháp đàm thoại:
Trao đổi với cán bộ quản lý của trường, cô nuôi về lượng calo của trẻ cần đạt trong ngày, mức thu tiền ăn và giá cả hiện tại.
Trao đổi với phụ huynh và giáo viên về đặc điểm phát triển của trẻ.
Đàm thoại với trẻ bằng một số câu hỏi, đưa ra một số bài tập trắc nghiệm để nắm được mức độ nhận thức của trẻ.
6. Phương pháp thống kê toán học.
- Xử lý số liệu thu thập được bằng phiếu điều tra phụ huynh học sinh.
- Xử lý số liệu về chiều cao – cân nặng của trẻ mẫu giáo bé ở trường mầm non Khánh Tiên.
Qua các kết quả trên, đánh giá thực trạng, tìm ra hạn chế, tồn tại, đề xuất một số biện pháp khắc phục góp phần nâng cao sức khoẻ cho trẻ, tạo điều kiện tốt cho trẻ về thể lực để vào trường phổ thông.
B – phần nội dung
Chương I
Cơ sở lý luận của đề tài
I. nghiên cứu cơ sở lý luận về việc đánh giá tình trạng sức khoẻ của trẻ.
1. Cơ sở đánh giá sức khoẻ trẻ em:
Khi đánh giá mức độ phát triển thể lực của cơ thể trẻ em có thể theo: trọng lượng cơ thể, chiều cao, vòng ngực và một số chỉ số khác như trạng thái và màu sắc của niêm mạc, sự phát triển của các mô mỡ dưới da, sự phát triển về trường lực cơ, tư thế Ngay cả trẻ em hoàn toàn khoả mạnh cũng tăng về chiều cao và cân nặng không đều đặn. ở giai đoạn này thì trẻ lớn nhanh hơn, ở giai đoạn khác trẻ lại chậm lớn hơn.
Những chỉ số phát triển thể lực thay đổi mạnh, nhất là trong những năm đầu. Sự phát triển này bị giảm nhiều khi trẻ bị ảnh hưởng của điều kiện sinh hoạt gia đình không thuận lợi, thiếu khí trời sạch sẽ, dinh dưỡng kém, thiếu ngủ, ít vận động, bị mắc bệnh… Vì vậy cần phải thường xuyên theo dõi sự phát triển thể lực của trẻ để kịp thời phát hiện những điều kiện không tốt trong thể trạng của trẻ.
Để đánh giá sự phát triển thể lực của cơ thể trẻ, người ta dùng phương pháp cân đo để đo chiều cao – cân nặng. Sự phát triển thể lực diễn ra không đồng đều và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, thường thay đổi theo những quy luật nhất định cho phép ta có thể xây dựng chuẩn của sự phát triển đó.
Đối với từng khu vực, có thể xây dựng chuẩn riêng căn cứ vào điều kiện sống của từng vùng. Sau một thời gian nhất định (5- 10 năm) cần xây dựng lại chuẩn về sự phát triển thể lực của trẻ.
Việc đánh giá sự phát triển thể lực của từng trẻ hoặc một tập thể trẻ được tiến hành đơn giản bằng cách so sánh, đối chiếu các chỉ số về sự phát triển thể lực so với chuẩn.
Cần có kế hoạch kiểm tra sự phát triển thể lực của trẻ nhỏ thường xuyên và có hệ thống để kịp thời phát hiện ra những thay đổi về thể lực của trẻ, và nhanh chóng tìm cách khắc phục.
2. Đánh giá sức khoẻ của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng.
Mức độ phát triển của cơ thể được biểu hiện bằng các chỉ số sau: chiều cao, cân nặng, chu vi vòng ngực, vòng đầu, vòng tay… Trong đó chiều cao, cân nặng là hai chỉ số cơ bản.
Sự tăng kích thước về chiều cao phụ thuộc vào sự phát triển của xương trong quá trình tăng trưởng, vào khối lượng toàn thân và sự phát triển của các cơ quan riêng rẽ. Sự phát triển về chiều cao tuy không đồng đều nhưng liên tục.
Cân nặng cũng là một chỉ số phát triển quan trọng giữa chiều cao và cân nặng, không có sự phụ thuộc theo một tỷ lệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên thông thường trong cùng một lứa tuổi, những trẻ cao hơn thường có cân nặng lớn hơn. Cũng như chiều cao, nhịp độ tăng trọng lượng cơ thể lớn hơn trong năm đầu.
Trẻ em khoẻ mạnh thì lớn đều. Nếu trẻ được ăn uống đầy đủ, chăm sóc tốt không mắc bệnh gì thì cân nặng hàng tháng sẽ tăng đều. Trẻ lên cân chậm, không lên cân hoặc sụt cân là trẻ không khoẻ mạnh do không được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ hay mắc bệnh nào đó hoặc do cả hai nguyên nhân trên.
Thực tế các trường mầm non tổ chức cân đo định kỳ cho trẻ 3 lần/ năm học vào tháng 9, 12, 3. Mỗi trẻ được theo dõi bằng một biểu đồ tăng trưởng riêng. Việc cân thường xuyên và xác định các giá trị cân nặng trên biểu đồ tăng trưởng sẽ thấy rõ chiều hướng phát triển của trẻ. Từ đó cô giáo có kế hoạch phối hợp với cha mẹ trẻ chăm sóc sức của trẻ kịp thời.
II. những vấn đề lý luận về thống kê.
Sự ra đời và phát triển của thống kê học:
Thống kê học là một bộ môn khoa học xã hội có lịch sử phát triển từ lâuđời. Người ta đã tìm thấy một số di tích cổ tại Trung Quốc, Hy Lạp, La Mã,AiCập.
Chứng tỏ rằng ngay từ thời cổ đại con người đã biết làm công việc đăng ký và ghi chép số liệu. Tuy nhiên, các công việc này còn đơn giản, tiến hành trong phạm vi hẹp, chưa mang tính thống kê rõ nét.
Đến thời chiếm hữu nô lệ, các chủ nô thường tìm cách ghi chép và tính toán để nắm được tài sản của mình như: số nô lệ, số súc vật… Dưới chế độ phong kiến, công tác thống kê đã có nhiều bước phát triển.Hầu hết các quốc gia châu á, châu Âu đều đã tổ chức các cuộc đăng ký, kê khai trong phạm vi rộng, nội dung phong phú và có tính chất thống kê rõ rệt như: Đăng ký nhân khẩu, kê khai ruộng đất…Tuy đã có tính chất thống kê nhưng các hoạt động này chưa đúc kết thành lý luận và chỉ dừng lại ở thống kê mô tả.
Mãi đến thế kỷ thứ XVII thống kê học mới thực sự ra đời và chuyển sang giai đoạn thống kê phân tích. Các tài liệu, sách báo về thống kê đã ra đời và ở một số trường học bắt đầu giảng dạy lý luận thống kê.
Trong thời kỳ này, một số tác phẩm có tính chất phân tích thống kê ra đời như cuốn “Số học chính trị”(1676) của nhà kinh tế học người Anh WillamPetty(1623-1687).Ông đã có ý nghĩ sử dụng thống kê để nghiên cứu các hiện tượng kinh tế- xã hội. Đến năm 1759 giáo sư người Đức G.AchenWall ( 1719 – 1772) lần đầu tiên dùng từ “Statistir” để chỉ phương pháp nghiên cứu trên. Sau này người ta dịch là Thống kê.
Những thành tựu khoa học tự nhiên trong thời kỳ này, đặc biệt là sự ra đời của lý thuyết xác suất thống kê đã ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển của thống kê học.
Nghiên cứu sơ lược quá trình hình thành và phát triển của thống kê học, có thể thấy thống kê học ra đời và phát triển do nhu cầu của hoạt động thực tiễn xã hội.
Một số khái niệm thường dùng trong thống kê học:
*Thuật ngữ thống kê học: có hai nghĩa:
- Nghĩa thứ nhất: Thống kê là các con số được thu thập ghi chép để phản ánh các hiện tượng tự nhiên, xã hội.
- Nghĩa thứ hai: Thống kê là hệ thống các phương pháp thu thập ghi chép phân tích các con số.
Thống kê học là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, ghi chép, phân tích các con số(mặt lượng) của các hiện tượng số lớn nhằm mục đích tìm hiểu bản chất quy luật phát triển của sự vật hiện tượng ( mặt chất).
* Tổng thể thống kê: Là một khái niệm quan trọng của thống kê học, nói rõ phạm vi nghiên cứu của hiện tượng đang là đối tượng nghiên cứu. Phạm vi ở đây hiểu theo nghĩa không gian và thời gian.
Ví dụ: Nghiên cứu cân nặng, chiều cao của trẻ em Việt Nam thì tổng thể thống kê là toàn bộ trẻ em Việt Nam trong một thời gian nhất định.
Trong tổng thể thống kê có khái niệm đơn vị của tổng thể.
Ví dụ: Nghiên cứu trẻ em Việt Nam thì đơn vị của tổng thể là trẻ em của các tỉnh.
Giữa tổng thể thống kê và đơn vị của tổng thể có quan hệ giống và quan hệ loài.
Ví dụ: Trẻ em Việt Nam là giống, trẻ em ở các tỉnh, thành phố là loài.
Việc tìm tổng thể thống kê đồng nghĩa với việc xác định đơn vị của tổng thể.
*Tiêu thức thống kê: Là các đặc điểm, các thuộc tính của đơn vị tổng thể.
Ví dụ: Cột họ tên, ngày sinh, giới tính…là các tiêu thức thống kê.
Càng nhiều tiêu thức thống kê thì đơn vị của tổng thể càng được phản ánh chi tiết.
Tiêu thức thống kê có hai loại:
-Tiêu thức thuộc tính (còn gọi là tiêu thức chất lượng) là tiêu thức không biểu hiện giá trị của nó bằng con số cụ thể, được phản ánh bằng ký tự.
VD: Giới tính, sở thích…
-Tiêu thức số lượng là tiêu thức có biểu hiện giá trị của nó bằng con số cụ thể.
VD: Tuổi, cân nặng, chiều cao…
*Chỉ tiêu thống kê: Là khái niệm phản ánh một cách tổng hợp mặt lượng trong quan hệ chặt chẽ với mặt chất của tổng thể trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Trong bản thân mỗi chỉ tiêu thống kê có hai mặt: Khái niệm và con số. Mặt khái niệm chính là tiêu thức thống kê. Chỉ tiêu thống kê bao giờ cũng liên quan đến một hoặc nhiều tiêu thức nào đó. Con số chỉ tiêu nêu lên mức độ của chỉ tiêu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
*Các thang đo: Có bốn loại thang đo.
- Thang đo định danh ( thang đo đặt tên).
VD: Giới tính ( trai – gái ) quy định bằng ký tự: Trai1, gái0.
Các số trong thang đo định danh không có quan hệ hơn kém, không được sử dụng phép toán.
-Thang đo thứ bậc: Là thang đo định danh các con số có quan hệ hơn kém nhưng các phép toán cũng không được thực hiện.
VD: + Lớp 1, 2, 3…
+ Huân chương loại I, II, III.
ở đây không có nghĩa là lớn hơn bé, mà lớn hơn hay bé hơn là do người quy định.
- Thang đo khoảng: Là thang đo thứ bậc nhưng các phép toán được thực hiện.
VD: Điểm 1, 2…10, có thể cộng, trừ, nhân, chia, cộng rồi chia lấy điểm trung bình.
- Thang đo tỷ lệ: Là thang đo khoảng nhưng có điểm không tuyệt đối.
VD: Đồ thi có điểm không tuyệt đối.
Theo thứ tự, thang đo sau chất lượng hơn thang đo trước nhưng sự phức tạp cũng cao hơn.
Vì vậy khi làm công tác thống kê cần cân nhắc việc chọn thang đo, cần chính xác đến đâu chọn thang đo đến đấy.
3. Quá trình nghiên cứu thống kê:
Việc thống kê là một công trình nghiên cứu khoa học nên cũng có đầy đủ các bước của một công trình khoa học. Nhưng vì nó là thống kê nên có những đặc thù riêng. Quá trình nghiên cứu thống kê có những bước sau:
- Xây dựng mục đích nghiên cứu, phân tích đối tượng nghiên cứu, xây dựng nội dung nghiên cứu.
- Xây dựng hệ thống khái niệm, chỉ tiêu thống kê, định hướng điều tra. Qua đó lập được các bảng biểu.
- Điều tra thống kê đây là bước chính để thu thập các tài liệu mà người sử dụng cần dùng làm căn cứ cho tổng hợp, phân tích thống kê.
- Xử lý số liệu: Trình bày số liệu và phân tích thống kê sơ bộ.
- Lựa chọn phương pháp thống kê, chọn chương trình nhập số liệu, xử lý số liệu trên máy tính.
- Phân tích, tổng hợp, giải thích, khái quát số liệu thống kê ( chuyển đổi lượng thành chất) đề ra phương án tối ưu.
- Báo cáo truyền đạt kết quả nghiên cứu cho những kiến nghị cần thiết.
4. Trình bày số liệu thóng kê:
Sau khi điều tra thống kê chúng ta thu được các số liệu. Để những thông tin này có tác dụng cần phải phân loại sắp xếp trình bày số liệu theo một trật tự nhất định, phù hợp với mục đích nghiên cứu sử dụng. Khi các số liệu đã được trình bày sắp xếp thì người quản lý dễ dàng nhận ra bản chất, quy luật của hiện tượng, dễ dàng đưa ra những quyết định đúng đắn.
4.1. Sắp xếp số liệu và phân tổ thống kê
Sắp xếp lại số liệu có những ưu điểm sau:
- Dễ dàng tìm ra giá trị lớn nhất, nhỏ nhất.
- Dễ dàng nhìn thấy ngay mỗi giá trị xuất hiện bao nhiêu lần.
- Dễ dàng phân chia số liệu thành nhóm.
Số liệu sau khi đã sắp xếp thường quá chi tiết nên thường phân tổ, phân khoảng.
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hoặc một số tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ, các khoảng có tính chất khác nhau.
Có rất nhiều kiểu phân tổ:
- Phân tổ theo một tiêu chí gọi là bảng đơn giản.
- Phân tổ theo nhiều tiêu chí gọi là bảng phức tạp hay bảng phối hợp.
4.2. Bảng thống kê: Là hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý, rõ ràng nhằm biểu hiện các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng.
Bảng thống kê bao giờ cũng có những con số cộng và tổng cộng. Các con số này có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Bảng thống kê có tác dụng rất lớn trong công tác nghiên cứu và phân tích thống kê, giúp ta so sánh đối chiếu, phân tích theo các phương pháp khác nhau. Nếu biết cách trình bày và sử dụng tốt bảng thống kê thì việc chứng minh mọi vấn đề trở nên sinh động và có sức thuyết phục rất lớn.
Cấu trúc bảng thống kê người ta phân chi bảng thống kê theo hai tiêu chí:
* Hình thức: Bảng thống kê gồm có nhiều cột, chia ra thành các ô, các ô có địa chỉ (có số dòng và số cột). Số lượng dòng và số lượng cột của bảng thống kê phản ánh quy mô của bảng, nhiều dòng, nhiều cột thì quy mô lớn, công tác thống kê phức tạp.
* Nội dung: Bảng thống kê gồm có hai phần: Phần chủ đề và phần giải thích.
- Phần chủ đề thường đặt bên trái bảng, nêu lên đối tượng nghiên cứu của bảng thống kê nói về cái gì, gồm những đơn vị nào, tổ nào. Có khi là các địa phương hoặc thời gian nghiên cứu khác nhau của hiện tượng nghiên cứu.
- Phần giải thích thường đặt bên phải bảng gồm các chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, tức là giải thích phần chủ đề của bảng.
* Các loại bảng thống kê:
- Bảng đơn giản là bảng không phân tổ, chỉ sắp xếp các đơn vị tổng thể theo tên gọi, theo địa phương hoặc theo thời gian nghiên cứu.
- Bảng phân tổ là loại bảng thống kê trong đó đối tượng nghiên cứu trong phần chủ đề được phân toả theo một tiêu thức nào đó.
- Bảng kết hợp là loại bảng thống kê trong đó đối tượng nghiên cứu trong phần chủ đề được phân tổ theo 2,3…tiêu thức khác nhau.
* Khi lập bảng thống kê cần chú ý một số quy tắc sau:
- Quy mô bảng không nên quá lớn, quá phức tạp.
- Các tiêu đề cần ghi chính xác, dễ hiểu, rõ ràng.
- Các hàng và cột được ký hiệu bằng chữ hoặc số để tiện theo dõi.
- Các chỉ tiêu giải thích cần được sắp xếp theo thứ tự hợp lý, các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch bố trí gần chỉ tiêu kế hoạch, chỉ tiêu tương đối bố trí gần chỉ tiêu tuyệt đối.
* Cách ghi số liệu vào bảng thống kê:
- Đơn vị tính các số liệu cần phải rõ ràng, tránh bỏ sót.
- Trường hợp không ghi các số liệu vào các ô trong bảng thì dùng các ký hiệu quy ước sau:
+ Dấu gạch ngang (-): Có số liệu nhưng chưa ghi.
+ Dấu ba chấm (…) : Thiếu số liệu cần điều tra.
+ Dấu gạch chéo (x) : Số liệu này không có ( nếu có là vô lý ).
4.3. Biểu đồ tổ chức của một phân phối thống kê: Là một bảng thống kê quan trọng nhất.
- Khoảng hoặc giá trị của đối tượng : Ký hiệu xi
- Tần số tuyyệt đối: Ký hiệu Fi.
- Tần số tương đối: Ký hiệu fi.
- Tần số tích luỹ:
+ Tần số tích luỹ tiến: Fi ( ).
+ Tần suất tích luỹ tiến: fi ( ).
+ Tần số tích luỹ lùi: ( ).
+ Tần suất tích luỹ lùi: ( ).
4.4. Đồ thị thống kê: Là các hình vẽ đường nét hình học dùng miêu tả các tài liệu thống kê. Bảng thống kê chỉ dùng con số nhưng đồ thị thống kê sử dụng kết hợp hình vẽ, đường nét, mầu sắc cùng với các con số để miêu tả đặc điểm của hiện tượng. Đồ thị thống kê dễ thu hút sự chú ý của người đọc và người nghe, dễ dàng giúp người đọc nhận thức được bản chất của vấn đề.
Có nhiều loại đồ thị, sự phân loại căn cứ theo:
*Nội dung có thể chia đồ thị thành các loại:
- Đồ thị kết cấu.
- Đồ thị phát triển.
- Đồ thị hoàn thành kế hoạch.
- Đồ thị phân phối.
- Đồ thị so sánh.
* Hình thức có thể chia thành các loại sau:
- Biểu đồ tượng hình.
- Biểu đồ diện tích.
- Biểu đồ đường gấp khúc.
5. Phân tích thống kê:
Phân tích thống kê là giai đoạn của quá trình nghiên cứu thống kê, nó biểu hiện tập trung kết quả của toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê. Các tài liệu của điều tra và tổng hợp thống kê chỉ có qua phân tích sâu sắc và toàn diện mới nêu lên biểu hiện về lượng bản chất và tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu.
Nhiệm vụ chung của phân tích thống kê là nêu rõ bản chất, tính quy luật và sự phát triển của hiện tượng nghiên cứu.
* Những yêu cầu có tính nguyên tắc cần được tuân thủ trong phân tích thống kê:
- Khi phân tích thống kê phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để thấy được bản chất của hiện tượng trong quá trình phát sinh và phát triển.
- Khi phân tích phải căn cứ vào toàn bộ sự kiện và đặt chúng trong mối liên hệ tác động với nhau để tìm ra mối liên quan giữa các hiện tượng trong một tổng thể chung.
- Khi phân tích đối với các hiện tượng có tính chất và hình thức khác nhau phải áp dụng các phương pháp khác nhau, không thể áp dụng một phương pháp chung cho tất cả các hiện tượng.
* Những vấn đề chủ yếu trong phân tích thống kê:
- Mục đích của phân tích thống kê: Là xác định những vấn đề mà phân tích thống kê cần giải quyết trong một phạm vi nhất định.
- Lựa chọn đánh giá tài liệu dùng cho phân tích: Căn cứ vào mục đích phân tích để lựa chọn những tài liệu thật cần thiết gồm các tài liệu chính và các tài liệu có liên quan.
- Xác định các phương pháp, các chỉ tiêu phân tích: Thống kê học có nhiều phương pháp để phân tích như các nhóm phương pháp nghiên cứu các mức độ của hiện tượng ( số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân ), nhóm các phương pháp nghiên cứu sự biến động của hiện tượng ( phân bổ, phương pháp tương quan…)
Để lựa chọn phương pháp phân tích cho từng trường hợp cụ thể phải chú ý các đặc điểm sau đây:
+ Phải căn cứ vào mục đích phân tích và đặc điểm tính chất của hiện tượng nghiên cứu để chọn phương pháp thích hợp.
+ Phải hiểu rõ ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng của từng phương pháp.
+ Phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để làm cho phân tích sâu sắc và toàn diện.
+ Khi phân tích phải xác định chỉ tiêu cần thiết phù hợp với mục đích nghiên cứu. Khi xác định chỉ tiêu cần chú ý:
. Phải lựa chọn chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh đúng đắn bản chất của hiện tượng nghiên cứu.
. Các chỉ tiêu thống kê phải có sự liên hệ bổ xung cho nhau.
*So sánh đối chiếu các chỉ tiêu:
So sánh đối chiếu các chỉ tiêu với nhau sẽ thấy được các đặc điểm, bản chất xu hướng phát triển và tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Khi so sánh đối chiếu các chỉ tiêu cần chú ý đảm bảo các tính chất có thể so sánh được.
* Đề xuất các quyết định quản lý:
Các quyết định quản lý được đề xuất trên cơ sở phân tích và khẳng định được ưu, nhược điểm và các tồn tại cần giải quyết. Các ý kiến đề xuất trong công tác quản lý phải có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và có khả năng thực hiện được.
Chương II
điều tra thực trạng chiều cao – cân nặng
của trẻ mẫu giáo lớncủa trường mầm non khánh tiên
Thực trạng của việc sử dụng toán thống kê trong việc điều tra chiều cao – cân nặng của trẻ mầu giáo lớn( 5 - 6 tuổi ) trường mầm non Khánh Tiên.
Tổng hợp thống kê cân nặng trẻ mẫu giáo
trường mầm non Khánh Tiên–huyện Yên Khánh–tỉnh Ninh Bình.
cân nặng
(kg)
gái
trai
tổng số
ghi chú
10
1
0
1
11
0
0
0
12
8
2
10
13
8
8
16
14
19
13
32
15
11
7
18
16
8
12
20
17
7
9
16
18
2
3
5
19
1
1
2
20
0
2
2
21
1
2
3
Tổng số
66
59
125
Tổng hợp thống kê chiều cao trẻ mẫu giáo bé
trường mầm non Khánh Tiên–huyện Yên Khánh–tỉnh Ninh Bình.
chiều cao
(cm)
gái
trai
tổng số
ghi chú
89
2
1
3
90
1
1
2
91
0
0
0
92
2
1
3
93
1
1
2
94
0
0
0
95
1
1
2
96
2
0
2
97
0
0
0
98
12
4
16
99
5
4
9
100
2
3
5
101
0
0
0
102
4
3
7
103
10
12
22
104
13
14
27
105
6
8
14
106
5
6
11
Tổng cộng
66
59
125
Biểu đồ tổ chức về cân nặng của 125 trẻ mẫu giáo bé
trường mầm non Khánh Tiên–huyện Yên Khánh–tỉnh Ninh Bình.
Xi
Fi
fi
Fi ()
fi ()
Fi ()
fi ()
XiFi
10
1
0,80
125
100,00
1
0,80
10
11
0
0,00
124
99,20
1
0,80
0
12
10
8,00
124
99,20
11
8,80
120
13
16
12,80
114
91,20
27
21,60
208
14
32
25,60
98
78,40
59
47,20
448
15
18
14,40
66
52,80
77
61,60
270
16
20
16,00
48
38,40
97
77,60
320
17
16
12,80
28
22,40
113
90,40
272
18
5
4,00
12
9,60
118
94,40
90
19
2
1,60
7
5,60
120
96,00
38
20
2
1,60
5
4,00
122
97,60
40
21
3
2,40
3
2,40
125
100,00
63
125
100,00
1.879
Cân nặng trung bình:= 15,03 kg
Dưới chuẩn có 11 cháu chiếm 8,8%.
Trong chuẩn có 102 cháu chiếm 81,6%.
Trên chuẩn có 12 cháu chiếm 9,6%.
Khoảng
Fi
fi
Fi ()
fi ()
Fi ()
fi ()
10 – 11
1
0,80
125
100,00
1
0,80
11 – 13
10
8,00
124
99,20
11
8,80
13 – 15
48
38,40
114
91,20
59
47,20
15 – 17
38
30,40
66
52,80
97
77,60
17 – 18
16
12,80
28
22,40
113
90,40
18 – 22
12
9,60
12
9,60
125
100,00
22 - 25
0
0
0
0
0
0
125
100,00
Dưới chuẩn có 11 cháu chiếm 8,80%.
Trong chuẩn có 102 cháu chiếm 81,60%.
Trên chuẩn có 12 cháu chiếm 9,60%.
Khoảng
Fi
fi
Fi ()
fi ()
Fi ()
fi ()
10 -13
11
8,80
125
100,00
11
8,80
13 – 18
102
81,60
114
91,20
113
90,40
18 – 25
12
9,60
12
9,60
125
100,00
Tổng
125
100,00
Dưới chuẩn có 11 cháu chiếm 8,80%.
Trong chuẩn có 102 cháu chiếm 81,60%.
Trên chuẩn có 12 cháu chiếm 9,60%.
Biểu đồ tổ chức về chiều cao của 125 trẻ mẫu giáo bé
trường mầm non Khánh Tiên–huyện Yên Khánh–tỉnh Ninh Bình.
Xi
Fi
fi
Fi ()
fi ()
Fi ()
fi ()
XiFi
89
3
2,40
125
100,00
3
2,40
267
90
2
1,60
122
97,60
5
4,00
180
91
0
0,00
120
96,00
5
4,00
0
92
3
2,40
120
96,00
8
6,40
276
93
2
1,60
117
93,60
10
8,00
186
94
0
0,00
115
92,00
10
8,00
0
95
2
1,60
115
92,00
12
9,60
190
96
2
1,60
113
90,40
14
11,20
192
97
0
0,00
111
88,80
14
11,20
0
98
16
12,80
111
88,80
30
24,00
1.568
99
9
7,20
95
76,00
39
31,20
891
100
5
4,00
86
68,80
44
35,20
500
101
0
0,00
81
64,80
44
35,20
0
102
7
5,60
81
64,80
51
40,80
714
103
22
17,60
74
59,20
73
58,40
2.266
104
27
21,60
52
41,60
100
80,00
2.808
105
14
11,20
25
20,00
114
91,20
1.470
106
11
8,80
11
8,80
125
100,00
1.166
125
100,00
12.674
Chiều cao trung bình: = 101,39 cm
Dưới chuẩn có 10 cháu chiếm 8%.
Trong chuẩn có 90 cháu chiếm 72%.
Trên chuẩn có 25 cháu chiếm 20%.
Khoảng
Fi
fi
Fi ()
fi ()
Fi ()
fi ()
86 – 90
3
2,40
125
100,00
3
2,40
90 – 94
7
5,60
122
97,60
10
8,00
94 – 97
4
3,20
115
92,00
14
11,20
97 – 100
25
20,00
111
88,80
39
31,20
100 – 104
34
27,20
86
68,80
73
58,40
104 – 109
52
41,60
52
41,60
125
100,00
109 - 116
0
0
0
0
0
0
125
100,00
Khoảng
Fi
fi
Fi ()
fi ()
Fi ()
fi ()
88 – 94
10
8,00
125
100,00
10
8,00
94 – 104
63
50,40
115
92,00
73
58,40
104 - 118
52
41,60
52
41,60
125
100,00
125
100,00
Dưới chuẩn có 10 cháu chiếm 8,00%.
Trong chuẩn có 63 cháu chiếm 50,40%.
Trên chuẩn có 52 cháu chiếm 41,60%.
C. Kết luận
I. Kết luận chung.
Sau khi điều tra thống kê về cân nặng, chiều cao của 125 cháu mẫu giáo bé trường Mầm non Khánh Tiên – Huyện Yên Khánh – Tỉnh Ninh Bình, thu được kết quả như sau:
1.Về cân nặng:
- Dưới chuẩn: 11 cháu chiếm 8,8 %.
- Trong chuẩn: 102 cháu chiếm 81,6%.
- Trên chuẩn: 12 cháu chiếm 9,6%.
2. Về chiều cao:
- Dưới chuẩn: 10 cháu chiếm 8,00 %
- Trong chuẩn: 63 cháu chiếm 50,40 %
- Trên chuẩn: 52 cháu chiếm 41,60%.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển thể lực cho trẻ ở trường mầm non để giúp trẻ đạt chuẩn về chiều cao - cân nặng của lứa tuổi.doc