MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DNNN 2
I. Nội dung ĐTPT trong doanh nghiệp 2
1. Khái niệm ĐTPT 2
2. Đặc điểm ĐTPT 2
3. Nội dung cơ bản ĐTPT 3
II. Nguồn vốn và huy động vốn ĐTPT trong doanh nghiệp 5
1. Nguồn vốn ĐTPT 5
1.1 Khái niệm 5
1.2 Nội dung 5
2. Huy động vốn ĐTPT trong doanh nghiệp 5
2.1 Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp 5
- Vốn góp ban đầu 6
- Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia 6
- Phát hành cổ phiếu 7
2.2 Nguồn vốn từ nợ doanh nghiệp 7
- Nguồn vốn tín dụng 7
- Nguồn vốn từ trái phiếu 8
III. Sử dụng nguồn vốn ĐTPT trong doanh nghiệp 8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐTPT TRONG CÁC DNNN Ở VIỆT NAM 10
I. Thực trạng huy động và sử dụng vốn ĐTPT 10
1. Nguồn vốn đầu tư trong nước 11
1.1 Vốn ngân sách Nhà nước 11
1.2 Vốn tín dụng ĐTPT 13
1.3 Vốn đầu tư DNNN 15
2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài 16
2.1 Vốn FDI 16
2.2 Vốn FPI 19
2.3 Vốn ODA 21
II. Kết quả đạt được của ĐTPT trong DNNN 24
III. Đánh giá ưu nhược điểm của hoạt động ĐTPT 26
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA DNNN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 29
I. Đối với nguồn vốn trong nước 29
II. Đối với nguồn vốn nước ngoài 31
KẾT LUẬN 32
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3001 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiết với nguồn vốn bố trí trong cân đối NSNN, thì tổng chi đầu tư phát triển từ năm 2007 ước đạt 31,7% tổng chi NSNN, chiếm 10,8% GDP. Nguồn vốn đầu tư của NSNN,cùng với vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đó giúp phần đưa tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2007 đạt 40,4% DGP, tăng 16,1% so với năm 2006. Năm 2007, nhiều chế độ chi tiêu NSNN và đổi mới quản lý tài chính trong các đơn vị sử dụng ngân sách đang tiếp tục được hoàn thiện hoặc triển khai thực hiện, bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh đó, việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước theo nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ; cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo các Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/09/2005 của Chính phủ. Chính sách khuyến khích xã hội hoá, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cung ứng dịch vụ ngoài công lập theo Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/05/2006 của Chính phủ đó được chú trọng, tạo bước chuyển mới trong hoạt động và quản lý tài chính đối với khu vực này. Công tác kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống láng phí trong sử dụng NSNN và tài sản công được tăng cường, góp phần củng cố kỉ cương, kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Với những nỗ lực cải cách thu chi hợp lý của CP, việc thu chi NSNN đang ngày càng trở nên hiệu quả hơn. Cơ cấu chi NSNN đã hợp lí hơn trước. Năm 2005, dự toán chi Ngân sách nhà nước là 229.750 tỷ đồng vượt 12,5% so với dự toán, tăng 19,5% so với thực hiện năm 2004. Chi đầu tư phát triển từ NSNN năm 2005 đạt 71000 tỷ đồng vượt 5005 tỷ đồng (7,6%) so với dự toán ,trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 66337 tỷ đồng, vượt dự toán 7,1 %, tăng 14,1% so với thực hiện 2004. Nhà nước đang tiếp tục ưu tiên manh mẽ cho những công trình hạ tầng kinh tế xã hội trọng điểm, công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng mang tính chiến lược cũng như các chương trình xoá đói, giảm nghèo. Bên cạnh đó, Ngân sách Nhà nước đã chủ động bố trí gần 4000 tỷ đồng thanh toán nợ trong xây dựng cơ bản. Từ năm 2001 đến nay, mỗi năm đã dành khoảng 30-31% tổng chi ngân sách nhà nước cho đẩu tư phát triển (giai đoạn 1996-2000 là 27,3%; mục tiêu đưa ra cho giai đoạn 2001-2005 là 25,26%). Đồng thời đã chủ động giảm bớt các khoản chi bao cấp từ Ngân sách Nhà nước, tập trung chỉ cho những nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và chi giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc.
1.2. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển.
Tín dụng nhà nước về thực chất có thể coi như một khoản chi của ngân sách nhà nước, vì cho vay theo lãi suất ưu đãi, tức lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng, nên Nhà nước phải dành ra một phần ngân sách trợ cấp bù lãi suất. Song tín dụng nhà nước có những ưu thế riêng, phát triển hoạt động tín dụng nhà nước là đi liền với giảm bao cấp về chi ngân sách nhà nước trong điều kiện ngân sách cũng hạn hẹp, đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng vốn.
Tín dụng nhà nước là một bộ phận quan trọng trong đầu tư nhà nước-nguồn vốn cơ bản tạo ra sự phát triển dài hạn của nền kinh tế.
Trong 5 năm (2000-2004) Quỹ đã huy động vốn để đầu tư trên 3.8000 dự án với số vốn xấp xỉ 48.000 tỷ đồng. Với tư cách là “vốn mồi”, bằng việc đưa số tiền này, Quỹ đã động viên thêm khoảng 60.000-70.000 tỷ đồng vốn tín dụng thương mại, vốn tự có của các chủ đẩu tư dành cho đầu tư phát triển. Nếu tính cả số dự án được nhận bàn giao từ Tổng cục đầu tư phát triển thì tới cuối năm 2004, Quỹ đã quản lý trên 6.600 dự án, với số dư nợ trên 69.000 tỷ đồng, vốn trong nước trên 35.000 tỷ đông, vốn ODA cho vay lại gần 34.000 tỷ đồng. Điển hình là những chương trình dự án sau:
Các dự án phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước: Quỹ đã ký hợp đồng và đảm bảo vốn cho vay 13.000 tỷ đồng để đầu tư 126 dự án cầu đường; 4.366 tỷ đông để đầu tư 14 dự án trong lĩnh vực hàng không; 42.000 tỷ đồng để đầu tư 26 nhà máy phát điện; 7.8000 tỷ đồng để thực hiện 116 dự án cấp nước; 2.920 tỷ đồng để đầu tư 80 dự án xây dựng hạ tầng kinh tế cửa khầu, hạ tầng khu công nghiệp.
Các chương trình phát triển các ngành quan trọng của quốc gia: Qũy đầu tư trên 4.000 tỷ đồng cho chương trình tăng tốc phát triển ngành dệt may; gần 6.7000 tỷ đồng cho các dự án phát triển nông lâm thuỷ sản.
Các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn: Quỹ đã đầu tư 5.3000 tỷ đồng cho các địa phương để thực hiện chương trình 27.000 km kênh mương nội đồng, trên 28.000 km đường giao thông nông thôn được bê tông hoá; trên 1.800 tỷ đồng để hỗ trợ việc tôn tạo nền vượt lũ cụm tuyến dân cư Đồng bằng sông Cửu Long.
Các dự án phục vụ chiến lược xuất khẩu: Quỹ đã dành gần 17.000 tỷ đồng hỗ trợ trên 200 doanh nghiệp thực hiện thành công trên 5.500 hợp đồng xuất khẩu. Trên 6.500 tỷ đông vốn trung dài hạn để cho vay trên 700 dự án sản xuất hàng xuất khẩu.
Ngoài ra, trong 5 năm hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho trên 1300 dự án, với số tiền hỗ trợ khoảng 750 tỷ đông, góp phần thu hút hàng chục nghìn tỷ đồng vốn từ các tổ chức tín dụng cho đầu tư phát triển.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch Đầu tư, bình quân các năm qua, số vốn đầu tư cho nền kinh tế từ Quỹ ĐTPT chiếm trên dưới 14,5% tổng mức đầu tư chung của toàn xã hội. Số vốn này được tập trung cho các dự án thuộc các ngành công nghiệp và xây dựng (59,6%), cơ sở hạ tầng các ngành nông nghiệp, nông thôn (18,1), cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (17,5%) và các ngành khác (4,75%). Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) dự kiến sẽ cung cấp 140.000-150.000 tỷ đồng cho nền kinh tế trong 3 năm 2008-2010, nâng tổng vốn tín dụng nhà nước (TDNN) đầu tư cho nền kinh tế trong giai đoạn 2006-2010 lên 200.000 tỷ đồng, tăng 60% so với giai đoạn 2001-2005.
Năm 2008, VDB dự kiến sẽ giải ngân 40.000 tỷ đông vốn TDNN. Số vốn này mặc dù tăng 6.200 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2007, nhưng so với dự kiến ban đầu lại giảm 5.000 tỷ đồng. Theo Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng, kế hoạch giao cho VDB không mang tính pháp lệnh, mà tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn của các dự án thuộc danh mục đầu tư được quy định cụ thể tại Nghị định 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước. Chính phủ không hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của VDB, vì nền kinh tế vẫn thiếu vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao sức canh tranh. Và hiện nay Chính phủ đang có nhiều nỗ lực để nâng cao hiệu quả của tín dụng nhà nước phù hợp với tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trước biến động tới 15% so với mức lãi suất từ 6,6% lên 7,8%/năm (trong khi lãi suất thực của các NHTM khoảng hơn 12%/năm). Mức lãi suất này được áp dụng cho các dự án ký hợp đồng tín dụng lần đầu kể từ nay trở đi được giữ nguyên trong suốt thời hạn vay vốn. Theo NĐ 106/2004/NNĐ-CP có 14 đối tượng dự án được hưởng ưu đãi khi vay nhưng sau 5 lần bổ sung đối tượng thì số lượng dự án ưu đãi đã mở rộng ra rất nhiều, tạo điều kiện gia tăng số lượng các dự án đầu tư vay vốn tín dụng.
Ngày nay khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các cơ quan có thẩm quyền cần nỗ lực trong việc cải tổ chính sách để khuyến khích các dự án sử dụng vốn ưu đãi tín dụng nhà nước đồng thời nhằm bảo đảm xóa dần trợ cấp, ưu đãi của chính phủ để tiến tới lộ trình mở cửa với Tổ chức thương mại thế giới, thực hiện đúng cam kết với WTO.
1.3. Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.
Sau một chặng đường dài sắp xếp, đổi mới đến nay cả nước có khoảng 3000 doanh nghiệp nhà nước các loại, đang nắm giữ gần 70% tài sản cố định quốc gia, 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, gần 50% tổng vốn đầu tư cẩu nhà nước, 70% tổng vốn vay các ngân hàng nước ngoài và gần 60% tổng lượng vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhà nước. Hàng năm khối DNNN đóng góp 40% thu thập trong GDP của cả nước.
Mặc dù quy mô vốn sản xuất kinh doanh bình quân một doanh nghiệp Nhà nước cao hơn khu vực doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (327,5 tỷ đồng so với 5,8 tỷ đồng và 132,5 tỷ đồng), nhưng tỷ trọng số vốn của doanh nghiệp Nhà nước trong tổng số vốn của các doanh nghiệp bị giảm mạnh (từ 55,9 % năm 2001 xuống còn 54,9% năm 2005), trong khi của doanh nghiệp dân doanh lại tăng lên (từ 12% lên 25%) và của doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm ít hơn (từ 22,1% xuống 20,1%).
Ngày nay khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ theo xu hướng hội nhập, tự chủ, năng động, sáng tạo, thì các DNDD lại có phần lấn át DNNN. Và động thái được chú trọng và quan tâm nhất hiện nay là cổ phần hoá (CPH) các DNNN. Qua cổ phần hoá, DN được cơ cấu theo hướng tập trung quy mô lớn, hướng vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, quy mô của DNNN được tăng lên đáng kể năm 2001, vốn bình quân của DNNN khoảng 24 triệu đồng, nay tăng lên 63,6 tỷ đồng. Tài chính DN được lành mạnh hoá thông qua việc cơ cấu lại các khoản nợ, xử lý tài sản vật tư, hàng hoá ứ đọng, tồn kho, máy móc thiết bị cũ.
Qua thực tế hoạt động hơn 1 năm của 850 DN hoàn thành cổ phần cho thấy vốn điều lệ bình quân tăng 44%, doanh thu tăng 23,6%, lợi nhuận tăng 139,76%, nộp ngân sách tăng 24,9%, thu nhập người lao động tăng 12%, số lao động không những không giảm mà bình quân tăng 6,6%, đặc biệt cổ tức bình quân đạt 17,11% trong đó 71,4% số DN có cổ tức cao hơn lãi tiền gửi ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua khối các DNNN được đánh giá là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả thấp, bởi vậy việc kích cầu đầu tư vào khu vực này gặp nhiều hạn chế. Báo cáo năm 2005 của kiểm toán nhà nước về quyết toán ngân sách niên độ năm 2004 của 30 tỉnh thành trực thuộc TW (chiếm 28% về số thu và 40,5% về chi ngân sách địa phương ), của 11 bộ, cơ quan TW (chiếm 22,4 % tổng chi ngân sách TW). Riêng mảng DNNN báo cáo cũng khẳng định hiệu quả kinh doanh thấp, thậm chí thua lỗ kéo dài, 4/19(21%) đơn vị được kiểm toán, năm 2004 kinh doanh thua lỗ tới 124 tỷ đồng, 11/19 (58%) đơn vị có lỗ luỹ kế đến 31/12 2004 lên tới 1058 tỷ đồng. Xếp ngôi vô địch lỗ là tổng công ty dệt may Việt Nam 328 tỷ đồng, kế đến là Tổng công ty Giấy 200 tỷ đồng. Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp được kiểm toán đều rất thấp. Hiệu quả kinh tế thấp, thua lỗ kéo dài mà vẫn tồn tại được điều đó đồng nghĩa với vốn Nhà nước giao đã và đang mất dần.
2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài trong tổng vốn ĐTPT toàn xã hội tăng nhanh trong những năm gần đây:
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tỷ trọng (%)
22.6
25.3
31.3
37.7
38.0
37.7
40.7
( Nguồn: Thời báo Kinh Tế Việt Nam 2007 )
2.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng vốn ĐTPT toàn xã hội tăng. Cao nhất từ trước tới nay.
Năm
2004
2005
2006
2007
Số lượng (Triệu USD )
2852.5
3308.8
3956.3
4600
Tỷ trọng (%)
14.2
14.9
15.9
16.0
( Nguồn: Thời báo Kinh Tế Việt Nam 2007 )
Để thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, nhu cầu thu hút và sử dụng vốn là rất lớn. Trong 35% tổng nhu cầu về vốn đầu tư, vốn đầu tư trong nước chỉ đạt 20-22%, phần còn lại là cần phải thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tổng vốn đầu tư FDI trên thế giới hiện nay ước tính khoảng 1000 tỷ USD/năm, trong đó tính trung bình ở Việt Nam chỉ thu hút được khoảng trên 2 tỷ USD/năm, con số này quá nhỏ. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động thu hút FDI vào Việt Na đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới nhằm điều chỉnh chiến lược thu hút đầu tư thích ứng với những biến động kinh tế. Chúng ta có thể tóm tắt các tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đi kèm với những thay đổi trong một số chính sách như sau:
- Trước năm 1988: Nhận thức được sự cần thiết mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế và đầu tư, ngày 19/4/1977 Chính phủ đã ra nghị định 115/NĐ-CP ban hành điều lệ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Tinh thần chủ đạo của nghị định là: khuyến khích việc đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và cùng có lợi. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng Điều lệ đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam là văn bản đầu tiên thể chế hóa chính sách thu hút FDI của VN. Doanh số thương mại và đầu tư thời kỳ này giữa VN- Liên xô và các nước XHCN tuy tăng nhưng rất nhỏ.
- Từ năm 1988-1990: Bước tiến quan trọng thể hiện quan điểm đổi mới và mở cửa trong lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam là ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại VN (1987), có hiệu lực năm 1988. Luật đầu tư nước ngoài ra đời được coi là khá hấp dẫn, nhưng rất mới do vậy không tránh khỏi sự thận trọng của nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư vào VN. Tuy nhiên với sự ra đời của Luật, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có những thành tựu đáng kể, 33 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng số 214 dự án và 1,58 tỷ USD vốn đăng ký.
- Từ năm 1991-1995: Chứng kiến những bước tăng trưởng ngoạn mục của FDI. Bước phát triển mới của tiến trình hội nhập là ban hành Hiến pháp 1992. Nhà nước khuyến khích các tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật VN và thông lệ quốc tế. Doanh nghiệp FDI không bị quốc hữu hóa, Nhà nước tạo điều kiện cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước. Cùng với sự gia nhập các tổ chức quốc tế, thời kỳ 1991-1995 là thời kỳ phát triển rực rỡ của hoat động đối ngoại. Các hoạt động kinh tế đi vào chiều sâu và hiệu quả. Đã có 1398 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 16,244 tỷ USD, mức tăng trưởng ngoạn mục năm 1995 gấp 5,3 lần năm 1991. Vốn thực hiện trong 5 năm là 7,153 tỷ USD, trong đó vốn của nước ngoài là 6,086 tỷ USD, bằng 32% số vốn cả nước. Có đến 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, hàng trăm dự án mới chờ thẩm định…
- Từ 1996-2000: Suy giảm hoạt động đầu tư ở Việt Nam. Chính cơ chế, chính sách, pháp luật và thủ tục hành chính làm cho FDI vào Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng, cộng thêm tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, hoạt động FDI của Việt Nam lâm vào tình trạng suy thoái. Vốn đăng ký giảm từ năm 1998, năm 1998 vốn đăng ký là 3,89 tỷ USD thì năm 1999 chỉ bằng 40,2% là 1,568 tỷ USD và năm 2000 là 2,018 tỷ USD.
- Từ 2001 đến nay: FDI của Việt Nam phục hồi một các chậm chạp. Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp mới: mở cửa thị trường vốn, điều chỉnh chính sách bảo hộ sản xuất trong nước có điều kiện, có thời hạn, thực hiện lộ trình giảm thuế, giảm thuế hàng rào phi thuế quan…Khuyến khích thu hút FDI thông qua chính sách thuế, giá cả dịch vụ, thực hiện cam kết trong AFTA, ASEAN, WTO…Việc ban hành Luật Đầu tư và Luật Doanh Nghiệp (năm 2005 ) là một bước tiến quan trọng khuyến khích đầu tư, tạo sân chơi bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp. Kết quả là hoạt động đầu tư nước ngoài thời kỳ này là: Vốn đăng kí năm 2001 là 2,592 tỷ USD bằng 128% năm 2000. Năm 2002 giảm còn 1,621 tỷ USD, năm 2003 là 1,914 tỷ USD. So với năm trước, năm 2005 Việt Nam đã thu hút 3,6 tỷ USD vốn đẩu tư mới. Và đến năm 2006, FDI Việt Nam ghi nhận những con số kỉ lục. Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 10 tỷ USD- cao nhất trong suốt gần 2 thập kỷ vừa qua kể từ khi thực hiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987.
2.2. Vốn đẩu tư gián tiếp nước ngoài (FPI).
Vốn đầu tư trực tiếp FDI được coi là nguồn vốn thích hợp đối với Việt Nam và vai trò của FDI trong những năm qua cũng đã khẳng định, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Cũng vì FDI được đánh giá quan trọng như thế cho nên khi nói đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài mọi người thường chú ý đến FDI mà ít để ý đến vốn đầu tư gián tiếp FPI. Nói rõ hơn là lâu nay chúng ta có khuynh hướng tiếp cận với các dßng vèn quốc tế thông qua các nguồn đầu tư FDI nhưng lại không chú ý đến việc thu hút đúng mức các nguồn vốn FPI. Với cách tiếp cận như thế đã dẫn đến hệ quả là “ bức tranh “ của thị trường tài chính Việt Nam sẽ không sáng sủa nó ươm đậm gam màu nghiêng về dòng vốn FDI với con số lên đến gần 26 tỷ USD trong khi dòng vốn FPI hiện không tới con số 300 triệu USD, Nhất là Việt Nam đang đứng trước thềm hội nhập, thị trường tài chính trong nước sẽ phải lâm vào tình thế không cân đối. Bởi vậy Chính phủ cần phải có những động thái tích cực, thu hút hơn nữa FPI vào Việt Nam để đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hòa trên thị trường tài chính.
Các giai đoạn đầu tư của FPI vào VN có thể được tóm tắt như sau:
- Giai đoạn I (1988-1997): Là thời kỳ mở đầu cho dòng vốn FPI vào Việt Nam theo xu hướng đổi mới và mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài diễn ra trong phạm vi cả nước và tạo động lực, hy vọng chung cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn này, ở Việt Nam đã có 7 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập với tổng số vốn được huy động khoảng 400 triệu USD.
- Giai đoạn 2 (1998-2002): Là thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính – Tiền tệ châu Á khiến các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài đổ vào châu á bị chững lại và Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng chung của xu hướng này với việc giảm sút và thu hẹp đáng kể quy mô thu hút của cả FDI va FPI. Trong số 7 quỹ đầu tư kể trên có 5 quỹ rút khỏi Việt Nam, 1 quỹ thu hẹp trên 90% quy mô quỹ, chỉ còn duy nhất quỹ Việt Nam enterprise investment fund được thành lập tháng 7 -1995 với quy mô vốn 35 triệu USD (nhỏ nhất trong số 7 quỹ ) là còn hoạt động cho đến nay.
- Giai đoạn 3 ( từ 20003-nay): Là thời kỳ phục hồi trở lại của dòng vốn FPI vào Việt Nam cùng với xu hướng tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, phát triển các định chế thị trường tài chính, trong đó có lập sàn giao dịch chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh tháng 7 -2000 và thị trường chứng khoán Hà Nội tháng 3-2005, đặc biệt là chủ trương và quyết tâm của chính phủ đẩy mạnh cổ phần hóa và nới lỏng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước lớn được cổ phần hóa (từ 30% đến 49%)…tính đến tháng 6-2006, cả nước đã có 19 quỹ đầu tư nước ngoài với tổng vốn 1,9 tỷ USD đang hoạt động ở Việt Nam. Tổng cộng đến nay, FPI mà Việt Nam thu hút được bằng khoảng 2-3%so với tỏng vốn FDI dã thu hút được trong cung thời kỳ ( so với tỷ lệ trung bình 30-40% của các nước khu cực thì đây là tỷ lệ khiêm tốn…). Tuy nhiên, có thế cảm nhận rõ rệt những triển vọng sáng sủa của dòng FPI đổ vào Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt từ sau khi Việt Nam triển khai các cam kết hội nhập WTO và thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn đang hoạt động trong các lĩnh vực độc quyền hoặc gần như độc quyền hiện nay.
Như vậy cán cân đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tuy còn nghiêng hẳn về FDI nhưng cũng đang dần có một số thay đổi đáng mừng. Chín phủ Việt Nam đã có 2 thay đổi đáng kể để thu hút FPI vào Việt Nam đó là nâng cao tỷ lệ đầu tư gián tiếp của người nước ngoài trong các doanh nghiệp cổ phần từ 30% lên 49% và phát hành một đợt trái phiếu trị giá 750 triêu USD. Trong thời gian khoảng hơn 12 năm đầu tiên, từ năm 1988 cho đến 2000, thì Nhà nước chỉ cấp phép cho các công ty nước ngoài có đầu tư trực tiếp nghĩa là trực tiếp bỏ vốn vào để đầu tư thành lập các doanh nghiệp liên doanh hay 100% vốn nước ngoài. Hai hình thức đó đều có hạn chế với nhà đâu tư. Hơn nữa khi số vốn Nhà nước cần huy động lên đến hàng tỷ USD thì chỉ có các nhà đầu tư nước ngoài mới có khả năng do đó nhà nước đã nâng lên 49% tỷ lệ cổ phần mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm giữ, điều này đã giúp nhà nước nhanh chóng huy động thêm 300 triệu USD. Nhà nước đã có thể bán được rất nhiều cổ phần của hàng ngàn các doanh nghiệp, có thêm 1500 DN thông báo bán cổ phần, số vốn huy động lên đến hàng tỷ USD. Việc nhà nước bán thành công 750 triệu USD trái phiếu Chính Phủ cũng gây được chú ý với các nhà đầu tư, và vấn đề đặt ra lúc này là làm cách nào để có thế hấp thu được một cách hiệu quả nguồn vốn đó.
Năm 2006 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK), theo đà đó sang năm 2007 Việt Nam thu hút gần 20 tỉ USD từ FPI. Trong số vốn FPI có 7,6 tỉ USD tham gia trên TTCK chính thức, phần còn lại được thực hiện trên thị trường OTC. Hiện này có khoảng 7500 tài khoản của các nhà đầu tư nước ngoài , trong đó có 300 tài khoản là nhà đầu tư tự tổ chức. Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 25-30% số cổ phiếu các công ty niêm yết, doanh số giao dịch chiếm 18% thị trường. Nhiều giải pháp đột phá đã được thực hiện từ năm 2002 như đẩy mạnh cải cách hành chính, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy phát triển TTCK, tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài ở công ty niêm yết lẫn công ty chưa niêm yết. Đặc biệt việc ban hành Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật chứng khoán với nhiều quy định thông thoáng hơn, bình đẳng hơn giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Những chính sách này đã làm cho môi trường đâu tư ở Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong con mắt của nhà đâu tư nước ngoài. Hiện có quỹ đầu tư nước ngoài với tổng số vốn lên đến 1,9 tỷ USD, tham gia đầu tư vào thị trường Việt Nam. Nhiều chuyên gia tài chính nhận định đang xuất hiện làn sóng FPI mới vào Việt Nam, sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Tuy nhiên vẫn còn một vài điểm đáng chú ý về việc thu hút FPI vào Việt Nam. Bởi các nhà đầu tư chỉ thực sự muốn bỏ vốn khi thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam phát triển một cách chắc chắn. Và việc họ quyết định số vốn đầu tư vào khu vực này nhiều hay ít còn phụ thuộc rất nhiều vào chỉ số độ lớn của các thị trường vốn. Trong khi đó thì thị trường vốn Việt Nam hiện nay còn quá mỏng mặc dù tiềm năng rất lớn. Hơn nữa một vấn đề muôn thủa với Việt Nam đó chính là thủ tục rườm rà, phức tạp, nó thực sự trở thành rào cản lớn cho các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. Một khi loại bỏ những qui định, những rào cản không cần thiết như đã nêu trên thì chắc chắn một ngày không xa Việt Nam có thể thu hút vốn FPI gấp 4 lần như hiện nay.
2.3. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Mục tiêu giai đoạn 2006-2010 cam kết ODA vào khoảng 20 tỷ USD. Năm 2007 vốn ODA hỗ trợ cao nhất từ trước tới nay, cụ thể qua các năm như sau:
Năm
2005
2006
2007
Tỷ USD
3.74
4.45
5.42
( Nguồn: Thời báo Kinh Tế Việt Nam 2007 )
Với những ưu điểm qui mô vốn lớn, lãi suất thấp ( trung bình 1-2%/năm), thời gian cho vay và thời gian đáo hạn dài (25-40 năm) mới phải hoàn trả, ODA đã đóng góp một vai trò quan trọng trong chiến lược tăng trưởng, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, cải ách thể chế, thúc đấtr phát triển KT-XH nước ta, đồng thời góp phần không nhỏ cho sự thành công của các công trình quốc gia. Với tầm quan trọng như vậy, vấn đề thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả đã và đang là vấn đề cấp bách đối với chúng ta. Trong bối cảnh hiện nay, khi nguồn vốn ODA gia tăng và nhu cầu phát triển đòi hỏi nguồn vốn này rất lớn, Chính phủ Việt Nam cam kết chặt chẽ với các nhà tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.
Từ năm 1993-2001 Việt Nam đã nhận được tài trợ từ 25 nhà tài trợ song phương, 24 nhà tài trợ đa phương, 350 tổ chức và chính phủ với khoảng 34,6 tỷ USD vốn ODA cam kết. Để sử dụng nguồn vốn ODA đã cam kết, chính phủ Việt Nam đã ký kết với các nhà tài trợ các điều ước quốc tế cụ thể về ODA trị giá 14,72 tỷ USD, đạt khoảng 73,8% tổng vốn ODA đã cam kết tính đến hết năm 2001, trong đó, ODA vốn vay khoảng 12,35 tỷ USD (84%) và ODA vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 2,37 tỷ USD(16%). Tình hình thực hiện ODA đã có bước tiến triển khá, năm sau cao hơn năm trước và thực hiện tương đối tốt một số mặt về kế hoạch giải ngân năm. Từ năm 1993 tới hết năm 2001 vốn ODA giải ngân khoảng 9,5 tỷ USD, tương đương 54% tổng nguồn vốn đã cam kết. Sang giai đoạn 2001-2004 tổng giá trị điều ước quốc tế về ODA đã được ký kết đạt 8,781 triệu USD, trong đó 7,385 triệu USD vốn vay và 1,396 triệu USD viện trợ không hoàn lại, chiếm khoảng 78% tổng nguồn vốn ODA đã được cam kết trong cùng giai đoạn. ODA mang lại những hiệu quả tích cực như: ODA bổ sung 22-25% cho NSNN để đầu tư phát triển, ODA đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển nông nghiệp nông thôn và xóa đói giảm nghèo, số liệu các cuộc điều tra về mức sống cho thấy tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ mức 58% vào năm 1983 xuống cồn 37%/năm 1998; 28,9% năm 2002 và ước tính dưới 10% năm 2005. ODA còn đóng góp cho việc cải thiện chỉ số phát triển con người ở Việt Nam, tổng ODA cho giáo dục và đào tạo ước chiếm khoảng 8,5-10% tổng kinh phí giáo dục và đào tạo, góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này.
Có được những thành tựu đáng kể trên một phần đáng kể là do nỗ lự kích cầu của Chính phủ trong việc cải thiện các chính sách, thủ tục.
Chính phủ luôn coi trọng việc hoàn thiện môi trường pháp lý để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, tiếp theo nghị định 20/CP của Chính phủ ban hành năm 1993, Nghị định 87/CP ban hành năm 1997 về quản lý và sử dụng ODA, năm 2001 CP ban hành Nghị định số 17/2001/NĐ-CP thay thế cho CĐ 87/CP. Bên cạnh đó nhiều văn bản pháp quy khác cũng được ban hành nhằm quản lý và tạo điều kiện thực hiện nguồn vốn ODA như NĐ 90/1998/NĐ-CP về Quy chế vay và trả nợ nước ngoài, QĐ 22
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24730.doc