Đề tài Thực trạng mô hình quản lý điện nông thôn hà tây trước chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn theo nghị định 45 của chính phủ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, YÊU CẦU CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐIỆN

NÔNG THÔN 3

1. Khái niệm mô hình quản lý điện nông thôn 3

2. Các yêu cầu đối với mô hình quản lý điện nông thôn. 3

3. Vai trò của mô hình quản lý điện nông thôn 3

4. Tại sao phải chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn hiện nay 5

II. MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN THEO TINH THẦN NGHỊ ĐỊNH

 45 CP CỦA CHÍNH PHỦ 6

1. Về đối tượng chuyển đổi mô hình: 6

2. Về nội dung chuyển đổi: 6

3. Yêu cầu của quá trình chuyển đổi mô hình: 7

4. Thực chất của mô hình mạng lưới điện nông thôn theo tinh thần

của nghị định 45/NĐ-CP. 8

5. Các mô hình mạng lưới điện nông thôn 9

III. MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ TỈNH 12

1. Tỉnh Thái Bình 12

2. Tỉnh Hải Dương 13

3.Tỉnh Bắc Kạn 16

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN TỈNH

HÀ TÂY 19

 I. CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN TẬP TRUNG CỦA HÀ TÂY 19

II. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN HÀ TÂY TRƯỚC CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN THEO NGHỊ ĐỊNH 45 CỦA CHÍNH PHỦ 20

III. MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN HÀ TÂY SAU CHUYỂN ĐỔI 24

IV. Ví dụ về một phương án kinh doanh bán điện của một tổ chức

kinh doanh điện (Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động điện lực

của HTX nông nghiệp Dương Liễu) 35

1. Mục đích yêu cầu 35

2. Công tác tổ chức 35

3 .Công tác quản lý 36

4. Biện pháp chống tổn hao. 36

5. Chế độ

6. Công tác hạch toán và cơ cấu giá bán điện đến hộ.

V.NHÂN XÉT, ĐÁNH GIÁ

1. Thành tựu, nguyên nhân

2. Những tồn tại, nguyên nhân

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

I. GIẢI PHÁP 43

1. Tiếp tục khuyến khích phát triển các mô hình quản lý điện nông

 thôn cho phù hợp.

1.1 Mô hình hợp tác xã dịch vụ tổng hợp (HTX DV tổng hợp)

1.2 Mô hình HTX dịch vụ điện năng

1.3 Một số loại hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài.

1.4 Mô hình đại lý bán lẻ điện 45

2. Về lâu dài cần phải trích khấu hao TSCĐ theo đúng quy định của

nhà nước.

2.1 Cần xây dựng công thức xác định chi phí tổn thất điện năng tính

trong giá bán điện đến hộ dân ở nông thôn phù hợp.

2.2 Khuyến khích mô hình cho thuê lưới điện hạ áp

3. Các tổ chức cần nhanh chóng hoàn thành việc ký hợp đồng với hộ

dân nông thôn theo đúng pháp luật.

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Danh sách các từ viết tắt i

Mục lục các hình vẽ và bảng ii

Tài liêu tham khảo iii

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng mô hình quản lý điện nông thôn hà tây trước chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn theo nghị định 45 của chính phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o dân ngay trong hành lang bảo vệ lưới điện, có những nơi chính quyền và cơ quan quản lý nhà đất không chặt chẽ để dân lấn chiếm làm nhà ở hay do việc cải tạo, nâng cấp các công trình phúc lợi công cộng về giao thông, thuỷ lợi làm tăng cao độ của các công trình này. Ngoài việc vi phạm hành lang an toàn lưới điện, nhiều hộ dân còn thực hiện những hành vi từ cắt trộm đường dây và các thiết bị điện đến việc lấy cắp sản lượng điện, từ lấy cắp nhỏ lẻ, lén lút đến công khai, thậm chí móc ngoặc cả với nhân viên ngành điện để lấy cắp điện. Trong đó có nhiều vụ làm thiệt hại hàng chục, hàng trăm ngàn kWh (ở xã Liên Trung, huyện Đan Phượng). Nhiều nơi khi lực lượng công an và ngành điện đến kiểm tra, đối tượng trộm cắp phản ứng, chống lại, có vụ khi bị phát hiện đã ném đá vào đoàn kiểm tra làm vỡ máy ảnh, và lật đổ cả xe ô tô của đoàn (xảy ra tại xã Cát Quế, huyện Hoài Đức). Hoặc có vụ tụ tập anh em họ hàng bao vây, không cho tổ kiểm tra vào khu vực trạm biến áp để xoá dấu vết phạm tội (xã Viên An, huyện ứng Hoà). Nghiêm trọng hơn có vụ khi bị phát hiện đang trộm cắp điện chúng đã dùng súng bắn lại nhân viên quản lý điện (xã Đỗ Đông, huyện Thanh Oai) Thủ đoạn lấy cắp điện của chúng hết sức tinh vi, ngoài hình thức câu móc điện, họ còn can thiệp vào bên trong công tơ bằng cách cắt dây trung tính vào công tơ, sau đó dùng trung tính ngoài để điều chỉnh công tơ; đảo pha lửa vào cọc trung tính, pha trung tính vào cọc cuộn dòng điện của công tơ và dùng trung tính ngoài để điều chỉnh công tơ: thay đổi bộ số của công tơ; mài bánh răng của công tơ làm công tơ cứ quay đến đó là công tơ kẹt và dừng lại, dùng thiết bị quay ngược chỉ số công tơ hoặc giữ cho công tưo không lên số, có vụ vì sợ phát hiện việc điều chỉnh công tơ quay ngược hoặc không quay nên đã chôn thiết bị dưới nền nhà phân phối hạ thế, thay đổi sơ đồ đầu dây của hệ thống đếm điện để công tơ quay chậm, quay ngược chỉ số công tơ hoặc không lên chỉ số; lấy điện trước công tơ, thậm chí có trường hợp khách hàng cắt cầu dao cao thế câu điện ở cực hạ thế máy biến áp hoặc ở trong tủ điện hạ thế rồi đóng điện sử dụng: khoan vỏ công tơ để hãm đĩa quay ; phá chì tại công tơ để quay lùi bộ số rồi gắn lại bằng keo. Nghiêm trọng nhất là sau khi thực hiện hành vi lấy cắp điện các đối tượng còn phá huỷ hiện trường, phá hoại tài sản bằng cách gây chập cháy tủ điện, bảng điện kể cả công tơ đo điện Những việc làm trên đã gây thiệt hại cho Nhà nước hàng tỉ đồng. Chính do mô hình quản lý điện nông thôn phức tạp, các thành phần kinh tế tham gia bán điện cho nông dân phần lớn không có điều kiện ràng buộc về mặt chuyên môn đã tạo ra nhiều kẽ hở để đội ngũ quản lý điện nông thôn trục lợi. Bằng nhiều hình thức như: Không mở đủ sổ sách và ghi chép thống kê đầy đủ số liệu cần có để theo dõi hạch toán điện năng và thu chi tiền điện đến hộ dân, không xây dựng kết cấu giá bán điện từng cấp theo đúng quy định của nhà nước. Không tổ chức công khai với các hộ sử dụng điện về kết quả hạch toán điện năng và thu chi tiền điện hàng tháng, quý theo các quy định của nhà nước, của tỉnh và huyện đã ban hành Ban quản lý điện địa phương đã có những hành động tiêu cực để hưởng lợi riêng, trong khi đó các hộ vẫn phải chịu giá mua điện cao hơn thực tế phải trả. Một số địa phương tính lượng điện năng dùng cho bơm nước chung vào giá bán điện sinh hoạt nhưng khi thu thuỷ lợi phí của các hộ thì vẫn tính chi phí này để ban quản lý hưởng lợi riêng, hoặc không lập hợp hợp đồng mua bán điện với các hộ dân để thoái thác trách nhiệm của người quản lý điện Những lý do trên cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc các địa phương cố tình trì hoãn bàn giao lưới điện trung áp cho ngành điện quản lý. Những hành vi tưởng chừng rát đơn giản của họ đã làm thất thoát của nhà nước hàng chục tỷ đồng. Bên cạch đó, họ còn có hành độn can thiệp vào kỹ thuật để lấy cắp điện năng bằng cách trung tính máy biến áp sau đó đưa một pha vào trung tính để làm chảy hai cuộn áp công tơ, bẻ gẫy dây nhị thứ, cắt chỉ niêm phong công tơ và hòm bao bọc, mở hòm chống tổn thất để vân (quay ngược) lại bộ số và nối tắt mạch nhị thứ, dùng kim niêm phong giả để can thiẹp vào hệ thống đo đếm, dùng thiết bị tạo dòng điện ngược để làm hãm đĩa công tơ, cắt sợi cáp cấp điện áp cho công tơtừ máy biến áp vào, sau đó có thể điều khiển từ xa bằng cách cấp điện áp từ phía đường dây lên, hình thức này đã gây rất nhiều khó khăn cho quản lý, sau gần hai tháng theo dõi, điện lực mới phát hiện được hành vi vi phạm này. Hiện toàn tỉnh Hà Tây có 877/2814 công nhân quản lý điện chưa qua đào tạo (chiếm 31,16%), 617/2108 thợ điện đã được điện lực Hà Tây đào tạo nhưng chưa được địa phương bố trí làm công tác quản lý điện (chiếm 29,26%). Những con số trên cho thấy đội ngũ công nhân quản lý đông nhưng kém hiểu biết về điện nên đương nhiên dẫn đến hiệu quả quản lý thấp, dễ phát sinh tiêu cực và vi phạm. Trước tình hình quản lý điện nông thôn có nhiều phức tạp, nhất là về các mô hình quảm lý điện ở nhiều nơi bất cập và nảy sinh tiêu cực, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác phòng ngừa đấu tranh chống tiêu cực trong quản lý điện nông thôn và quy chế phối hợp quản lý điện nông thôn giữa công an tỉnh và điện lực tỉnh hà tây. Khi có những vấn đề phức tạp nảy sinh trong quản lý điện, công an tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn công an các huyện, thị xã tập trung giải quyết. Thông qua các hoạt động nghiệp vụ, các lực lượng công an đã tiến hành nhiều cuộc điều tra theo dõi tại 8 địa bàn rọng điểm về tiêu thụ điện, lập danh sách quản lý 12 đối tượng có nghi vấn, tổ chức gần 100 lượt phục kích, bẫy điện tử, kiểm tra hiện trường và điều tra xử lý các vụ việc vi phạm. Phát hiện xử lý 39 vụ trộm cắp điện, trong đó đã khởi tố và chuyển hồ sơ sang các cơ quan tư pháp truy tố 4 vụ gồm 14 đối tượng, số còn lại xử lý hành chính. Điển hình là vụ bắt giữ, xử lý trước pháp luật 5 nhân viên thầu điện (xã An Thượng, huyện Hoài Đức), bắt giữ và truy tố đối tượng vvi phạm nguyên là chủ tịch UBND xã đồng phú, huyện Chương Mỹ. Nhằm tuyên truyền vận động toàn dân tham gia bảo vệ an toàn nguồn điện, hai ngành công an, điện lực tỉnh phối hợp với đài truyền hình tỉnh, báo Hà Tây thường xuyên tuyên truyền các quy định về quản lý, sử dụng điện để tránh được những tai nạn tối thiểu do điện giật gây ra trong mùa mưa bão Đồng thời, phát động phong trào quần chúng nhằm phát hiện và tố giác những tập thể, cá nhân vi phạm và kịp thời biểu dương những gương người tốt, việc tốt, địa phương tốt, góp phần nhanh chóng lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý, sử dụng điện nông thôn. Điện lực Hà Tây cũng thường xuyên xây dựng kế hoạch, chủ động phối hợp với các ngành chức năng như sở tài chính vật giá, sở công nghiệp tổ chức kiểm tra việc quản lý, thực hiệngiá bán điện ở nông thôn theo đúng quy định của nhà nước, của tỉnh, hướng dẫn việc xây dựng các mô hình quản lý, chống tiêu cực trong nội bộ, chống thất thoát điện năng, hạch toán tài chính công khai đầy đủ. Điện lực Hà Tây cũng thuờng xuyên xây dựng kế hoạch, chủ động phối hợp với các ngành chức năng như sở tài chính vật giá, sở công nghiệp tổ chức kiểm tra việc quản lý, thực hiện giá bán điện ở nông thôn theo đúng quy định của nhà nước, của tỉnh, hướng dẫn việc xây dựng các mô hình quản lý, chống tiêu cực trong nội bộ, chống thất thoát điện năng, hạch toán tài chính công khai đầy đủ. Có thể nói trong thời gian qua lực lượng công an và ngành điện đã chủ động phối hợp với các ngành hữu quan làm tốt công tác chống tiêu cực trong quản lý điện nông thôn góp phần giảm giá bán điện đến hộ dân ở nông thôn về dần mức giá quy định của nhà nước, hạ tỷ lệ tổn thất điện năng xuống còn 7,5% (quý 1/2002). Nhận rõ tầm quan trọng của công tác chống tiêu cực trong quản lý điện nông thôn, ngày 13-06-2002, điện lực hà tây đã đề xuất với uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức “Hội nghị chống tiêu cực trong quản lý điện nông thôn” với thành phần gồm đại diện lãnh đạo công an tỉnh, cục cảnh sát kinh tế (bộ công an), cục kiểm tra giám sát kỹ thuật an toàn Nhà nước, lãnh đạo tổng công ty điện lực Việt Nam, trưởng công an các huyện, thị xã, chủ tịch UBND xã và trưởng chi nhánh điện trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Mục đích của hội nghị: nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, của toàn dân trong việc chống tiêu cực trong quản lý điện nông thôn. Đẩy mạnh chuyển đổi các mô hình quản lý điện ở nông thôn, thống nhất theo đúng tinh thân nghị định số 45 của chính phủ là không sử dụng các mô hình như ban quản lý điện xã, thôn, tổ nhóm tự quản hoặc thầu khoán trong quản lý điện nông thôn. Đồng thời, hội nghị cũng nêu rõ chính quyền các huyện, thị xã, các xã, các tổ chức quản lý điện địa phương cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành điện và các ngành chức năng, các cơ quan bảo vệ pháp luật để quản lý và thực hiện giá bán điện đến hộ dân nông thôn theo đúng quy định của nhà nước, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm sử dụng điện để đảm bảo công bằng và quyền lợi của người dân nông thôn. Quản lý điện nông thôn Hà Tây sau chuyển đổi Qua điều tra khảo sát, tính đến cuối tháng 12/2002 chỉ có 9 xã, thị trấn thuộc Điện lực Hà Tây quản lý tiếp nhận lưới điện và quản lý bán điện ở nông thôn là đủ tư cách pháp nhân hoạt động điện lực và kinh doanh bán điện đến hộ dân nông thôn theo quy định 27/2002 của Bộ Công nghiệp, còn lại các tổ chức khác đều phải chuyển đổi mô hình hoặc củng cố hoàn thiện bổ sung đăng ký kinh doanh hoặc xin cấp đăng ký kinh doanh và xin cấp giấy phép hoạt động điện lực. Số tổ chức tuy đã hợp pháp hoá về pháp nhân (HTX) nhưng còn khoán thầu trung gian nhiều cấp bán điện cần phải được xoá bỏ để đưa về một cấp quản lý mua điện trực tiếp của ngành Điện và bán điện đến tận hộ dân. Xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác giúp đỡ các địa phương chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn, sau khi có quyết định của Bộ Công nghiệp yêu cầu chuyển đổi thành lập lại mô hình quản lý Điện nông thôn hợp pháp, thực hiện chỉ đạo của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực 1. Điện lực Hà Tây đã tích cực chủ động tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo triển khai công tác này. Tháng 6/2002 Điện lực Hà Tây đã cùng với Sở Công nghiệp báo cáo đề nghị và ngày 12/7/2002, UBND tỉnh Hà Tây đã ban hành chỉ thị về việc triển khai chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Ngày 20/9/2002, liên ngành: Công nghiệp, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính Vật giá, Điện lực Hà Tây đã có tờ trình báo cáo và ngày 25/12/2002 UBND tỉnh có quyết định thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi mô hình quản lý Điện nông thôn tỉnh Hà Tây gồm thủ tướng các ngành: Công nghiệp, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính Vật giá, Điện lực Hà Tây, Liên minh các HTX, nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục thuế tỉnh. Tiếp đó UBND tỉnh có quyết định thành lập Tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn của tỉnh gồm 10 thành viên chính của các ngành trong ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo đã đề ra chương trình, kế hoạch hạot động của mình và Tổ chuyên viên, phân công cụ thể trách nhiệm của từng ngành trong việc hướng dẫn, kiểm tra các địa phương và giao cho mỗi ngành, mỗi thành viên trong ban chỉ đạo phụ trách và chỉ đạo một số huyện, thị xã thực hiện công tác chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn. Hàng tháng ban chỉ đạo có giao ban định kỳ kiểm điểm kết qsủa và có thông báo gửi đến các huyện thị xã, yêu cầu các huyện, thị xã, các ngành liên quan thực hiện đúng kế hoạch, tiến độ của tỉnh. Sau một thời gian giao cho các chi nhánh tích cực điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình quản lý điện nông thôn trên địa bàn tỉnh, lựa chọn 15 xã/14 huyện thị xã triển khai thí điểm, Điện lực Hà Tây đã cùng các ngành trong Ban chỉ đạo tham mưu cho UBND tỉnh Hà Tây ban hành quyết định số 494 QĐ/UB quy định về chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn trên địa bàn Hà Tây và giao chỉ tiêu cho các huyện, thị xã thực hiện phấn đấu hoàn thành trong quý I/2004. Quá trình chuyển đổi, hoàn chỉnh tổ chức bán điện ở nông thôn phải đảm bảo các nguyên tắc: Đảm bảo cấp điện liên tục phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; Chỉ các tổ chức, hộ kinh doanh cá thể có đủ điều kiện theo quy định của UBND tỉnh mới được tham gia đăng ký kinh doanh bán điện; Thực hiện bán giao nguyên trạng cơ sở vật chất hiện có và giá bán điện sinh hoạt đến hộ dân nông thôn không được vượt quá giá trần do chính phủ quy định. Ngày 28/5/2003, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai quán triệt các văn bản, kế hoạch, tiến độ hoàn thành công tác chuyển đổi mô hình trên địa bàn tỉnh với Chủ tịch các huyện, thị xã, các ngành liên quan và các xã được chọn làm thí điểm. Từ tháng 8/2002, Điện lực Hà Tây đã có văn bản chỉ đạo các chi nhánh điện và Phòng Điện nông thôn chủ động phối hợp với Phòng Kinh tế hạ tầng nông thôn các huyện, thị xã đến làm việc với tất cả các xã, thị trấn đang có mô hình quản lý chưa đúng quy định, đề nghị các xã, thị trấn này sớm chuyển đổi sang mô hình quản lý điện nông thôn phù hợp, đúng quy định Nhà nước. Sau khi có quy định của tỉnh, các chi nhánh điện đã chủ động tham mưu cho UBND các huyện, thị xã thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn của huyện, thị xã. Vì vậy đến 18/8/2003, tất cả các huyện thị xã đã thành lập Ban chỉ đạo. Một số huyện: Phú Xuyên, ứng Hoà, Hoài Đức có Nghị Quyết, văn bản chỉ đạo của Thường vụ Huyện uỷ lãnh đạo công tác này. Tất cả các huyện đều có quyết định chọn xã thí điểm triển khai trước để rút kinh nghiệm và mở Hội nghị triển khai quán triệt các văn bản, quy định của Nhà nước và của tỉnh, kế hoạch thực hiện của huyện, thị xã. Ban chỉ đạo các huyện, thị xã đều có văn bản phân công trách nhiệm cụ thể của từng thành viên Ban chỉ đạo, thành lập Tổ công tác giúp việc cho Ban chỉ đạo. Quá trình triển khai thực hiện, Điện lực Hà Tây đã tổ chức nhiều cuộc họp phổ biến các văn bản chỉ thị của nhà nước và của tỉnh, tập huấn nghiệp vụ về công tác này cho tất cả các cán bộ có liên quan, xây dựng kế hoạch và giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể, tiến độ hoàn thành cho các đơn vị liên quan, đăc biệt là các chi nhánh điện. Điện lực đã tổ chức quán triệt tới từng CBCNV, xác định công tác giúp đỡ các địa phương chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn là một trong các nhiệm vụ trọng tâm nhất trong công tác SXKD và phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương của đơn vị. Điện lực, Chi nhánh điện là đơn vị tiên phong có trách nhiệm hướng dẫn việc lựa chọn mô hình, giúp đỡ đăng ký mô hình chuyển đổi, giúp đỡ xác định vốn pháp định của tài sản, giúp đỡ xác định công nợ và hạch toán điện năng. Đồng thời gắn kết các phòng ban, các ngành của huyện và tỉnh trong việc giúp đỡ các tổ chức quản lý điện địa phương lập hồ sơ thủ tục chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn theo tinh thần 1 cửa ở ngay tại huyện, thị xã (địa phương). Điện lực đã phân công 2 cán bộ Phòng điện nông thôn tham gia Tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn của tỉnh. Đến 30/8/2003, tất cả các chi nhánh đều có quyết định thành lập Tổ công tác giúp đỡ các địa phương tiến hành chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn. Hàng tuần tại Điện lực và các đơn vị đều có tổ chức giao ban định kỳ, kiểm điểm tiến độ thực hiện, báo cáo tổng hợp chuyên đề về công tác này. Vì vậy mọi khó khăn vướng mắc của các địa phương đã được Điện lực kịp thời báo cáo và đề xuất hướng giải quyết với ban chỉ đạo chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn tỉnh. Thực hiện sự phân công của Ban chỉ đạo chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn tỉnh giao cho Điện lực Hà Tây giúp đỡ 3 huyện: Phú Xuyên, Thường Tín, Phúc Thọ, lãnh đạo Điện lực Hà Tây đã trực tiếp đến làm việc với lãnh đạo huyện uỷ, UBND và ban chỉ đạo chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn các huyện thị xã này thống nhất chương trình phối hợp giúp các xã, thị trấn thực hiện. Do đó đến 30/10/2003 cả 3 huyện này đã hoàn thành chuyển đổi và là những huyện, thị xã hoàn thành sớm nhất tỉnh. Huyện Phú Xuyên đã được Công ty Điện lực 1 khen thưởng 60 triệu đồng, huyện ứng Hoà đã được khen thưởng 30 triệu đồng. Để động viên Ban chỉ đạo các huyện, thị xã tích cực chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn trên địa bàn, Giám đốc Điện lực Hà Tây đã có văn bản thông báo thưởng cho ban chỉ đạo các huyện, thị xã với mức thưởng 10 triệu đồng cho huyện, thị nào xong trong tháng 9/2003; thưởng 5 triệu đồng cho các huyện, thị xong trong tháng 10/2003 và mức 3 triệu đồng cho huyện, thị nào xong trong tháng 11/2003. Để giúp các địa phương giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn, lãnh đạo Điện lực Hà Tây phối hợp với lãnh đạo các ngành trong ban chỉ đạo phụ trách các huyện này đã nhiều lần đến làm việc với ban chỉ đạo các huyện có khó khăn, tiến độ triển khai chậm như các huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức, Chương Mỹ để cùng xem xét nguyên nhân, tìm biện pháp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Điện lực Hà Tây đã phân công các cán bộ phòng Điện nông thôn thường xuyên xuống làm việc với Ban chỉ đạo các huyện, thị xã và biệt phái 2-3 cán bộ trực tiếp đến tất cả các xã, thị trấn có nhiều vướng mắc để giúp các xã, thị trấn này thực hiện đúng quy định, kế hoạch của tỉnh. Điện lực đã phối hợp với Báo Hà Tây, Đài PT-TH tỉnh và Đài truyền thanh các huyện, thị xã có nhiều tin, phóng sự, bài viết phản ánh tiến độ và kết quả thực hiện ở các địa phương, tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ quy định của nhà nước, lợi ích của việc chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn góp phần giải đáp những băn khoăn vướng mắc của người dân. Trên cơ sở thống kê, điều tra thực tế, đặc điểm tình hình quản lý điện hiện tại các địa phương, Phòng điện nông thôn và các chi nhánh điện đã tham mưu cho ban chỉ đạo chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn các huyện, thị xã xây dựng đề án, hướng dẫn các xã, thị trấn có mô hình chưa hợp pháp lựa chọn chuyển đổi sang mô hình hợp pháp. Mặc dù quy định của UBND tỉnh có tới 5 loại mô hình hợp pháp căn cứ vào đặc thù của nông thôn Hà Tây, các huyện, thị xã đã chỉ đạo các xã chọn 3 loại mô hình: Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp (gồm Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân), HTX (bao gồm HTXNN có dịch vụ điện năng là chủ yếu. Các chi nhánh điện, phòng điện nông thôn đã liên tục sử cán bộ đến từng xã giúp các xã lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của địa phương, giải quyết các khó khăn khi sáp nhập hoặc tách các Tổ chức quản lý bán điện mới ở các xã, thị trấn. Để giúp các tổ chức quản lý điện nông thôn thuận lợi trong việc đăng ký kinh doanh và cấp giấy phép hoạt động điện lực, Điện lực Hà Tây đã đề xuất với Ban chỉ đạo chuyển đổi mô hình quản lý điện tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã, Sở Công nghiệp thực hiện cơ chế một cửa trong việc cấp phép. Phòng kinh tế hạ tầng các huyện, thị xã là quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ; Phòng Tài chính kế hoạch thẩm định trình UBND các huyện, thị xã cấp giấy phép kinh doanh (đối với loại hình HTX và hộ kinh daonh cá thể), phòng Kinh tế hạ tầng được uỷ quyền của Sở Công nghiệp thẩm định hồ sơ xin cấp phép hoạt động điện lực. Điện lực đã chủ động đề nghị và được UBND tỉnh chấp thuận miễn nộp lệ phí xin cấp phép hoạt động điện lực cho các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động điện lực trong năm 2003. Đồng thời Điện lực đã in ấn1500 bộ tài liệu tham khảo về chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn, in mẫu phương án kinh doanh cấp phát cho tất cả các Tổ chức quản lý điện ở các xã, thị trấn để các Tổ chức này thuận lợi trong việc lập hồ sơ thủ tục quy định, tiết kiệm thời gian. Nhiều chi nhánh như: Phú Xuyên, ứng Hoà, Thường Tín, Ba Vì, Đan Phượng liên tục bám sát các xã để giúp các xã trong vòng 1-2 ngày hoàn chỉnh hồ sơ sau khi địa phương đã lựa chọn được mô hình. Để giúp đỡ các xã, thị trấn có đủ đội ngũ thợ điện có trình độ chuyên môn về quản lý điện và tổ chức, cá nhân quản lý điện địa phương đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động điện lực, năm 2003 Điện lực Hà Tây tổ chức mở lớp đào tạo thợ điện nông thôn và đã cấp giấy chứng nhận cho 304 người thuộc 117 xã, thị trấn của 14 huyện thị xã nâng tổng số thợ điện nông thôn được Điện lực Hà Tây đào tạo từ năm 1994 đến nay là 2612 người (trung bình mỗi xã, thị trấn có 8 người). Trong quá trình chuyển đổi mô hình, Điện lực Hà Tây đã tham mưu cho các xã, thị trấn quan tâm củng cố kiện toàn đội ngũ thợ điện, ưu tiên sử dụng những người có trình độ chuyên môn về quản lý điện, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc được giao, có kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh điện ở địa phương và không gây mất ổn định về cấp điện, thanh toán tiền điện trong thời gian quá độ chuyển đổi tổ chức quản lý. Để giúp các tổ chức quản lý điện nông thôn có sổ sách theo dõi hạch toán trong quản lý kinh doanh bán điện ở địa phương và thực hiện đúng chế độ chính sách, làm nghĩa vụ thuế với nhà nước, Liên ngành Điện lực Hà Tây-Tài chính Vật giá ban hành Hệ thống mẫu biểu trong quản lý kinh doanh điện năng ở nông thôn và Điện lực đã in cấp cho tất cả các tổ chức quản lý điện nông thôn 01 bộ mẫu, phát toàn bộ cho 15 xã điểm với tổng kinh phí trên 80 triệu đồng. Năm 2003, Điện lực Hà Tây đã tập trung ưu tiên kiểm định cho các xã thí điểm chuyển đổi mô hình được 16626 công tơ cho 20 xã thuộc 9 huyện theo giá bảo trợ (2000 đồng/1 công tơ), trong đó có 195 công tơ thuộc đối tượng chính sách không thu tiền: Công tác này đã góp phần giúp đỡ giảm tổn thất điện năng, đảm bảo công bằng trong mua bán điện năng và hạch toán kinh doanh đúng đủ, có tác dụng giữ ổn định giá bán điện đến hộ dân nông thôn. Để giúp các địa phương giảm bớt khó khăn trong việc đầu tư, sửa chữa, cải tạo lưới điện trung áp nông thôn do đó giảm được chi phí trong quản lý kinh doanh bán điện. Đến 28/10/2003 Điện lực Hà Tây đã chính thức tiếp nhận lưới điện trung áp nông thôn còn lại của 48 xã, thị trấn với tổng khối lượng 29109km đường dây trung áp từ 6 đến 35kV; 71 trạm biến áp có tổng công suất là157443 kVA, giá trị tài sản giao nhận là: 7,949 tỷ đồng, trong đó có 5 công trình xây dựng trước 28/2/1999 được hoàn trả vốn với số tiền là: 291 triệu đồng. Năm 2003, Điện lực đã xây dựng thêm 56 TBA nông thôn và nâng công suất 25 TBA bị quá tải ở các xã, góp phần quan trọng trong việc giúp các xã, thị trấn có đủ công suất cấp điện cho các hộ dân, nâng cao chất lượng điện và giảm tổn thất điện năng. Với sự chỉ đạo kiên quyết cua UBND tỉnh, Ban chỉ đạo chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn tỉnh và các huyện, thi xã chủ động tích cực, tiên phong đi đầu trong việc giúp đỡ các địa phương của Điện lực Hà Tây; phối hợp chặt chẽ các ngành trong ban chỉ đạo chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn, nhất là Sở Công nghiệp - Điện lực Hà Tây với UBND các huyện, thị xã. Đến 30/11/2003 tất cả 508 Tổ chức quản lý điện nông thôn ở 291 xã trên địa bàn tỉnh thuộc đối tượng phải chuyển đổi mô hình, củng cố hoàn thiện mô hình đã hoàn thành việc chuyển đổi đăng ký kinh doanh và xin cấp phép hoạt động điện lực theo đúng quy định của Bộ Công nghiệp. Điện lực Hà Tây dã ký xong toàn bộ hợp đồng mua bán điện với các tổ chức này. Quá trình chuyển đổi đã đảm bảo đúng quy định về chuyển giao- đăng ký- cấp phép và cấp điện ổn định cho dân với giá điện sinh hoạt nhỏ hơn hoặc bằng 700 đ/kWh. Tỉnh Hà Tây là tỉnh có số lượng xã lớn thứ hai ở miền Bắc đã hoàn thành công tác chuyển đổi mô hình trước 7 tháng theo quy định của Bộ Công nghiệp. Phát huy kết quả đã đạt được, hiện nay Điện lực Hà Tây đang tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các tổ chức QLĐNT sau chuyển đổi hoạt động quản lý kinh doanh bán điện có hiệu quả, đúng quy định Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của hộ sử dụng điện và có tích luỹ đầu tư phát triển lưới điện góp phần xây dựng nông thôn mới thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước. Dưới đây là một số báo cáo tổng hợp tình hình quản lý điện nông thôn Hà Tây tính đến tháng 3 năm 2004:(*) Báo cáo tổng hợp điện nông thôn (Tháng 03 năm 2004), Giám đốc điện lực Hà Tây đã ký Biểu - 1 Điện khí hoá nông thôn Tháng 3 năm 2004 S T T Huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Có điện lưới Trong đó Hộ dân nông thôn (Chỉ tính các xã) Thị trấn Xã Tổng (tt) Có điện (tt) Tổng (xã) Có điện (xã) Đạt tỷ lệ (%) Tổng Hộ có điện (hộ) Đạt tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tổng cộng: 14 14 14 300 300 100 501.616 501.526 99.98 1 Thị xã Hà Đông 1 0 0 5 5 100 100.00 2 Thị xã Sơn Tây 1 0 0 9 9 100 100.00 3 Huyện Ba Vì 1 1 1 31 31 100 99.81 4 Huyện Phúc Thọ 1 1 1 22 22 100 100.00 5 Huyện ĐanPhượng 1 1 1 15 15 100 100.00 6 Huyện Thạch Thất 1 1 1 19 19 100 100.00 7 Huyện Hoài Đức 1 1 1 20 20 100 100.00 8 Huyện Quốc Oai 1 1 1 19 19 100 100.00 9 Huyện Chương Mỹ 1 2 2 31 31 100 100.00 10 Huyện Thanh Oai 1 1 1 22 22 100 100.00 11 Huyện Thương Tín 1 1 1 28 28 100 99.99 12 Huyện Mỹ Đức 1 1 1 21 21 100 100.00 13 Huyện ứng Hoà 1 1 1 28 28 100 100.00 14 Huyện Phú Xuyên 1 2 2 26 26 100 100.00 Biểu – 2 Giá bán điện nông thôn Tháng 03 năm 2004 Số thứ tự Huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Xã có giá bán điện đến hộ dân nông thôn Tổng cộng (3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0028.doc
Tài liệu liên quan