Lời mở đầu 1
Phần I:Cơ sở lý luận chung 1
Phần I : Cơ sở lý luận chung 2
I. Tổng quan chung về Quảng cáo : 2
1. Khái niệm Quảng cáo : 2
2.Yêu cầu của Quảng cáo 2
3. Chức năng của Quảng cáo : 3
4. Vai trò của Quảng cáo : 4
5. Tác dụng của Quảng cáo : 4
II . Các yếu tố minh họa trong Quảng cáo : 5
1. Yếu tố mầu sắc: 5
2. Yếu tố hình ảnh : 7
3.Biểu trưng, Logo : 9
4.Yếu tố âm thanh 11
5.Yếu tố ngôn từ 13
Phần II : Thực trạng việc sử dụng các yếu tố minh họa trong xây dựng thông điệp Quảng cáo cho lĩnh vực kinh doanh nước giải khát ở thị trường Việt Nam 14
1. Khái quát về thị trường kinh doanh nước giải khát ở Việt Nam 14
2. Thực tế của việc sử dụng các yếu tố minh họa trong Quảng cáo 19
Phần III : Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố minh họa trong quảng cáo 22
24 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng việc sử dụng các yếu tố minh họa trong xây dựng thông điệp Quảng cáo cho lĩnh vực kinh doanh nước giải khát ở thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g biết được thông tin đầy đủ liên quan đến sản phẩm, để cho họ có một cái nhìn toàn diện hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhà sản xuất kinh doanh muốn quảng cáo.
- Quảng cáo tạo điều kiện cho sự tự do lựa chọn của người tiêu dùng, khi quảng cáo đã giúp cho người tiêu dùng có được những thông tin cụ thể về sản phẩm thì họ sẽ có sự so sánh giữa các mặt hàng để có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp với mình.
- Quảng cáo tạo điều kiện cho nhà kinh doanh bán được nhiều hàng, bán hàng được nhiều lần, đồng thời bên cạnh đó quảng cáo sẽ giúp làm tăng mức độ trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, khiến họ dần trở thành khách hàng độc quyền tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.
- Quảng cáo giảm chi phí sản xuất lưu thông, cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này có thể được nhận thấy khá rõ, khi có quảng cáo thì thông tin về sản phẩm sẽ tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng qua các phương tiện truyền thông và như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt được một phần chi phí trong quá trình sản xuất cũng như đưa sản phẩm vào lưu thông. Khi đã có được sự quan tâm của những người tiêu dùng, trong đó có những khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp thì bản thân doanh nghiệp sẽ luôn phải có sự cải thiện cũng như nâng cao chất lượng của sản phẩm để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
II . Các yếu tố minh họa trong Quảng cáo :
Yếu tố mầu sắc:
"Màu sắc là một yếu tố mang một ý nghĩa xúc cảm thị giác quan trọng nhất trên mọi sản phẩm có mặt trên thị trường". Trong một mẫu quảng cáo, cách phối hợp màu sắc thực sự quan trọng hơn ngôn từ bởi vì màu sắc là yếu tố đầu tiên thu hút sự quan tâm của công chúng nhận tin và kéo họ vào nội dung của mẫu quảng cáo.
Màu sắc là một tài sản thương hiệu quan trọng.Nó giúp khách hàng thực tế và khách hàng tiềm năng nhận ra công ty hay sản phẩm.Màu sắc có thể được sử dụng cho các mục tiêu sâu xa hơn chỉ là nhận biết.Nó được sử dụng để gây ra các cảm xúc và thiết lập những mối quan liên hệ quan trọng với khách hàng xung quanh thương hiệu.
Nguyên lý mầu sắc: các màu cơ bản :vàng, xanh, đỏ
Ta có thể xem xét các nguyên lý của màu sắc cũng như quy luật về phối hơp màu sắc dựa vào các yếu tố sau:
Thủy
Mộc Hỏa
Kim Thổ
Vàng
Cam Xanh lục
Đỏ Xanh
Tím
Các tính chất của màu sắc: Chiếu theo từng nền văn hóa thì các màu sắc có ý nghĩa khác nhau.Trong quảng cáo màu sắc vô cùng quan trọng vì bạn phải thiết kế mục quảng cáo để tạo sức thu hút đối với thị trường mục tiêu. Màu sắc không chỉ truyền đạt những tâm trạng mà còn truyền đạt cả ý nghĩa tượng trưng và thật thú vị khi mỗi màu sắc trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, trong mỗi nền văn hóa khác nhau lại mang một ý nghĩa tượng trưng riêng, có đôi khi còn có thể mang những ý nghĩa đối lập nhau.
Màu đỏ: đây là màu của sự hành động, ấm áp, quyền năng, sự hung hãn, nhiệt huyết, giận dữ, náo nhiệt, lửa, máu, tình yêu,hiểm nguy và sức nóng. Đỏ là mùa dễ thu hút nhất và có thể kích thích nhiều cảm giác khác nhau.
Màu cam: là màu của sự rực rỡ và vui nhộn. Nó phát triển trí tuệ, làm tăng sự ấm áp và hạnh phúc. Màu cam cũng làm tăng lượng oxy nuôi não.Sự hài lòng, sự sung túc và tráng kiện là những đặc trưng gắn với màu cam.
Màu vàng: là sắc màu hoàn hảo của ánh mặt trời,hạnh phúc, niềm hân hoan, vui thú, sự dễ chịu và lạc quan.Vàng là màu đầu tiên và rõ nhất mà mắt chúng ta cảm nhận được, do đó là màu thu hút sự chú ý nhanh hơn bất kỳ màu nào khác.
Màu xanh lá: Tượng trưng cho sự sống, thiên nhiên, môi trường, tuổi trẻ, tiền tài, sự đổi mới và hy vọng.Màu xanh lá giúp xoa dịu,làm nhẹ cơn đau và tạo cảm giác yên bình.
Màu xanh dương: Tạo cảm giác bình lặng, thanh thản, an lạc,là màu của trí tuệ và lòng trung tín. Nó giúp chúng ta biết chấp nhận mình để có thể giải quyết nhiều vấn đề.Màu xanh dương còn giúp tăng năng suất. Màu xanh dương còn thể hiện sự lạnh lùng, hoài niệm, định hướng, nội tâm.
Màu tím: là màu của sự tinh tế, sáng tạo,quý phái và thịnh vượng.là màu tạo cảm giác rạo rực,bồi hồi, xốn xang, bất ổn. Màu tím phảng phất xanh thường tạo cảm giác huyền bí,còn phảng phất đỏ lại biểu thị sáng tạo và tinh tế.Màu tím đỏ thường gây chú ý hơn.
Màu nâu: là màu của sự tin tưởng,vững chãi, trưởng thành và khoan khoái.Màu nâu được ưa chuộng như biểu tượng của sự giàu có và tráng kiện.
Màu đen: tượng trưng cho quyền lực, thanh thế, tao nhã, phong cách,sự tin cậy, giản dị và tinh tế.Màu đen là màu thể hiện thái độ nhiều hơn bất kỳ màu nào khác.Đó là màu của xu hướng,của sự hiện đại và công nghệ.màu đen còn là màu có khả năng truyền tải thông tin rất lớn.
Màu trắng: tượng trưng cho sự tinh khôi,sạch sẽ, đức hạnh, ngây thơ và trong sáng.màu đen và màu trắng còn được coi là hai màu định vị vì là màu vô sắc dễ kết hợp với các màu khác.
Có thể nói màu sắc là một lĩnh vực quan trọng trong mỹ thuật thiết kế vì mỗi màu sắc đều tạo ra những sự tiếp nhận khác nhau,đồng thời khi phối kết hợp màu sắc theo những cách khác nhau có thể tạo ra những sự khác biệt độc đáo,và khi đó màu sắc có ảnh hưởng trực tiếp tới sự cảm nhận của đối tượng nhận tin.
Khi xem xét về yếu tố màu sắc trong quảng cáo ta cũng cần phải lưu ý về sự cảm nhận màu sắc của mỗi đối tượng,Với mỗi đối tượng khác nhau thì quan niệm về màu sắc là khác nhau.
Yếu tố hình ảnh :
Hình ảnh nhãn hiệu có thể được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Những yếu tố ban đầu tạo nên hình ảnh nhãn hiệu xuất phát từ các lợi ích cảm tính mà người tiêu dùng có thể cảm nhận được thông qua truyền thông, mua sắm và thụ hưởng một sản phẩm hay dịch vụ.
Một sản phẩm bột giặt chẳng hạn có thể mang lại lợi ích là làm áo quần trắng sạch, khiến người ta cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là lợi ích cảm tính chứ chưa phải là giá trị nhãn hiệu. Sau khi sử dụng nhiều lần và cảm nhận những giá trị nói trên một cách lâu dài và vô thức, người tiêu dùng thật sự cảm thấy gắn bó và thấy sản phẩm hay dịch vụ đó là không thể thay thế. Đó là lúc giá trị nhãn hiệu được khẳng định đối với bản thân họ. Càng có nhiều người cảm nhận như nhau thì giá trị hình ảnh nhãn hiệu càng cao.
Trong nhiều giá trị cảm tính, một số yếu tố được cảm nhận một cách khái quát và trừu tượng hơn, được "triết lý hóa". Khi đó ta có thể nói rằng giá trị hình ảnh nhãn hiệu đã nâng tầm giá trị vǎn hóa của nhãn hiệu. Trong thời đại truyền thông và phát triền công nghệ ngày nay, giá trị vǎn hóa của nhãn hiệu hình thành nhanh hơn trước đây rất nhiều.
Muốn xây dựng được hình ảnh nhãn hiệu có giá trị lâu bền và mang giá trị vǎn hóa thì phải hiểu được tâm lý tiêu dùng. Con người là một thực thể phức tạp. Người ta khó có thể phân định các trạng thái tâm lý mâu thuẫn với nhau của chính mình, giữa khả nǎng của bản thân và tham vọng, giữa cái tôi và tính khiêm tốn, giữa cá nhân và tập thể, sức khỏe và bệnh tật, nhu cầu và khả nǎng mua... Nhận thức và tư duy con người càng cao thì giá trị mà họ cảm nhận được càng tinh tế. Tất cả các yếu tố nói trên đều có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng.
Diễn biến hành vi tiêu dùng thực sự là một đề tài khá phức tạp hiện đang tiếp tục được các chuyên gia quốc tế nghiên cứu. Càng đi sâu, tìm hiểu và phân tích yếu tố tâm lý cộng đồng hay nhóm công chúng về hành vi tiêu dùng, chúng ta càng tìm ra nhiều cơ hội định vị nhãn hiệu và tạo lợi thế cạnh tranh cho nhãn hiệu so với đối thủ cùng nhóm. Những thông điệp hay và hấp dẫn luôn xuất phát từ một quá trình nghiên cứu công phu về hành vi và tâm lý nhóm mục tiêu.
Vai trò và chức năng của yếu tố hình ảnh: bên cạnh màu sắc thì hình ảnh là một yếu tố có thể thu hút đối tượng nhận tin ngay từ những cái nhìn đầu tiên và công chúng nhận tin thì luôn thích những quảng cáo ấn tượng, đẹp mắt và độc đáo.Do vậy một bức ảnh lớn có tác dụng hơn nhiều so với một bức ảnh nhỏ.
Bên cạnh việc sử dụng những hình ảnh minh họa sẵn có như hình ảnh về nhãn hiệu sản phẩm hay
3.Biểu trưng, Logo :
Khái niệm biểu trưng, logo: Biểu trưng là tín hiệu đại diện truyền đạt thông điệp qua kênh thị giác( được thiết kế thông qua các yếu tố đồ họa) để biểu thị cho một tổ chức, thậm chí một phong trào sự kiện hay đơn giản chỉ là một dòng sản phẩm về mặt triết lý, ý nghĩa một cách cô đọng và khác biệt.
Logo là một hình ảnh đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp, logo có thể được cấu truc bằng chữ,bằng kí hiệu hoặc bằng hình ảnh.Nhưng khác với tên hãng và tên nhãn hiệu, logo thường không lấy toàn bộ cấu hình chữ của tên hãng và tên nhãn làm bố cục. Nó thường dùng chữ tắt hoặc các kí hiệu,hình ảnh được cấu trúc một cách nghiêm ngặt, tạo thành một bố cục mang tính tượng trưng cao.
Tính chất của biểu trưng, logo: Ngày nay biểu trưng đã trở thành một thể loại đặc biệt, vừa mang tính nghệ thuật,vừa mang tính thực dụng.Giá trị nghệ thuật của biểu trưng không tách rời chức năng thông tin của chúng.Ta có thể xem xét một số tính chất của biểu trưng.
Tính ẩn dụ: là tín hiệu thị giác được tổ chức bằng kí hiệu và hình ảnh,mỗi loại biểu trưng biểu thị cho một khái niệm khác nhau.Nó lấy cái có thể nhìn thấy được để diễn tả những cái tiềm ẩn không nhìn thấy được,thuộc về ý niệm tinh thần và giá trị xã hội. Mỗi biểu trưng là một chỉnh thể mang tính điển hình cao về mặt cấu đồ,hình thể,chữ và màu. Nó đòi hỏi người thiết kế, ngoài kĩ năng chuyên môn về mỹ thuật,,còn phải có tri thức nhiều mặt về khoa học như: kinh tế học, tâm lý học, ngôn ngữ hoc,mĩ học….Sáng tạo biểu trưng người ta thường phải sử dụng các kí hiệu hình ảnh mang tính ẩn dụ để biểu hiện một cách ước lệ những nội dung mà nó truyền tải.
Tính hàm súc: Biểu trưng diễn đạt nội dung bằng ngôn ngữ ẩn dụ ước lệ,đồng thời cũng là ngôn ngữ hàm súc.Nó thường gạn lọc, kết tinh, dồn nén các hình tượng vào một số cực ít các kí hiệu hình ảnh,làm cho lượng thông tin được nhân lên gấp bội. Trong các thể loại nghệ thuật, biểu trưng là thể loại đòi hỏi có tính cô đọng cao.Trên một diện tích thường là nhỏ bé,nó cần phải biểu hiện đầy đủ đặc trưng của đối tượng mà nó đại diện.
Tính độc đáo: Để đạt được giá trị nghệ thuật thì thể loại mỹ thuật nào cũng cần có hiệu quả độc đáo. Song với biểu trưng, tính độc đáo là một tiền đề cho sự hình thành và sự tồn tại tự thân của thể loại này.Vì chức năng cơ bản của biểu trưng là biểu thị những tín hiệu để nhận biết, nó phải gây được tính đặc trưng,tính loại biệt cho từng đối tượng. Mỗi biểu trưng phải là một bản thể độc lập,biểu trưng không cho phép sự trùng lắp,sự tương tự hoặc tương đồng.
Tính trang trong: Biểu trưng nói chung có đời sống vĩnh cửu. Với tư cách là đại diện ở mọi nơi mọi lúc cho một cơ cấu tổ chức hoặc một sự kiện xã hội,biiẻu trưng là hình ảnh thiêng liêng của các cơ cấu và sự kiện ấy.Danh hiệu của biểu trưng càng lớn thì việc biểu hiện của nó càng khó khăn, nặng nề, gương mặt của nó càng phải khả quan và trang trọng.Biểu trưng là một tín hiệu tĩnh so với các dạng tín hiệu khác(ánh sáng, các vật động…).TÍnh chất tĩnh của biểu trưng cũng thường gây một cảm giác trang nghiêm hơn là các tín hiệu động
Tính biểu cảm: Những hình ảnh biểu tượng được thể hiện mộtc cách chắt lọc và cô đúc của biểu trưng, tự nó đã mang trạng thái khác lạ,mới mẻ so với những hiện tượng thường thấy trong đời sống hàng ngày.Hơn nữa biểu trưng còn mang hàm nghĩa sâu xa, gây liên tưởng phong phú cho sự cảm nhận của con người.Điều đó tạo cho người được thưởng thức một cảm xúc đặc biệt về vẻ đẹp mang tính đặc thù của biểu trưng.Biểu trưng cần đạt được một hiệu quả đột xuất về sự khúc triết,thỏa đáng, có nét riêng nổi bật, gây ấn tượng sâu và dễ ghi nhớ.
Tính thời đại:Biểu trưng của thời đại nào cũng phản ánh phong cách của thời đại ấy.Ví dụ trong xã hội sản xuất thủ công, biểu trưng thường sử dụng các hình tượng với cách thể hiện khá tỉ mỉ, rườm rà.Từ cách mạng công nghiệp ở châu Âu,biểu trưng đã có sự thay đổi, đã mang tính giản dị và khái quát hơn.Theo đà phát triển của khoa học công nghệ và trình độ dân trí ngày càng cao,xu thế của biểu trưng cũng đổi khác.Sau đó trào lưu “hậu hiện đại” đã tác động đến thiết kế biểu trưng, đem lại cho nó nhiều nét cởi mở,phóng túng thậm chí diêm dúa và hài hước.Tuy nhiên xu hướng cơ bản trong sự phát triển của biểu trưng vẫn là xu hướng tinh giản hóa,trừu tượng hóa.
Để biểu trưng có thể trở thành tín hiệu bắt mắt nhanh chóng và được bảo lưu lâu bền trong trí nhớ, nó cần phải rất đơn giản,cô đọng.Càng tinh giản và hàm súc thì càng dễ phân biệt với những cái đồng lọai và càng dễ in ssau trong kí ức của con người.Sự tối giản là đặc điểm nổi bật của biểu trưng thời nay. Con mắt chúng ta khi tiếp xuc với thế giới xung quanh có một hạn chế nhất định về khả năng bao quát,nó chỉ có thể tiếp thu một cách chon lọc những cái gì có sức thu hút mạnh đối với thị giác.
4.Yếu tố âm thanh
Trong thiết kế thông điệp quảng cáo, đặc biệt là đối với các mẫu quảng cáo trên đài truyền hình hoặc qua đài phát thanh thì yếu tố âm thanh là thực sự cần thiết vì nó tạo cho người tiếp nhận thông tin sự liên tưởng đến sản phẩm từ những thông tin mà họ nghe được, hoặc những đoạn giới thiệu,những đoạn nhạc hoặc đoạn bài hát dễ nhớ sẽ nhanh chóng đi sâu vào tâm trí họ và ghi lại hình ảnh về sản phẩm được quảng cáo.
Yếu tố âm thanh tác động trực tiếp đến thính giác của con người, nếu yếu tố âm thanh càng sống động bao nhiêu thì sự liên tưởng của người nhận tin về sản phẩm sẽ càng sinh động bấy nhiêu.
Sự đồng nhất thiết bị âm thanh của thương hiệu đã đạt tới mức mà không một thiết bị truyền đạt nào có thể đạt tới được. Hãy thử nghĩ tới bạn có thể dễ dàng nhận ra tiếng của T-Mobile, của Intel hay tiếng gào khác biệt của Harley-Davidson. Với công nghệ truyền tải trực tiếp tới tai của người tiêu dùng tốt hơn hẳn trước kia, thương hiệu âm thanh là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất trên thị trường.Cho tới gần đây, khi mọi người có xu hướng nghe âm nhạc dạng chuông ngắn hay những bài hát được biết đến trong các loạt chương trình quảng cáo. Tuy nhiên, với sự phát triển của Internet, điện thoại di động và các sản phẩm và công nghệ truyền tải âm thanh, các thương hiệu càng cần phải phát triển thêm các thể loại khác nữa để hấp dẫn tai nghe của khách hàng.Sự phát triển trong thời đại tốc độ của âm thanhSự phát triển của các thương hiệu âm thanh đã trở thành một hiện tượng. Khi tôi khởi nghiệp cho công ty của mình vào năm 2001 thì cũng có một công ty cung cấp dịch vụ tương tự như vậy ở Anh Quốc, một ở Mỹ và một ở Thuỵ Sỹ. Tới năm 2006 thì có tới hơn 30 công ty thương hiệu âm thanh thành lập chỉ riêng ở Châu Âu. Rita Clifton, Chủ tịch của Interbrand tại Anh Quốc cho biết: “Những vấn đề thương hiệu âm thanh ngày càng tăng do nhu cầu của khách hàng. Thị trường này ngày càng trở nên cạnh tranh. Các thương hiệu phải sử dụng hết năng lực của mình để tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp với người tiêu dùng. Trước đây, thương hiệu âm thanh nghe có vẻ xa xỉ nhưng ngày nay nó đã trở nên cần thiết.”Sự phát triển này không có gì là đáng ngạc nhiên. Âm nhạc và âm thanh đều có khả năng tác động tới não người, tác động tới trí nhớ và các cảm giác bên trong của chúng ta sau đó lưu lại trong trí nhớ của chúng ta trong một thời gian ngắn như một bản ghi âm cuộc sống của chúng ta. Nó vượt qua ranh giới ngôn ngữ, những rào cản văn hoá và có khả năng tới với mọi người ở hầu hết mọi nơi, thậm chí nếu người nghe không chú ý lắng nghe. Bạn không cần phải lắng nghe nhưng phải nhìn để thấy.Một yếu tố dễ nhận thấy nhất của nhận dạng âm thanh có thể là logo của âm thanh. Hợp âm DUM! Dum dum dum dum! của Intel ra mắt vào giữa thập kỷ 90 đã tạo nên một cuộc cách mạng trong việc áp dụng âm thanh vào các thương hiệu. Nếu bạn có thể tạo ra một thiết bị như vi mạch với một chút âm thanh và tiếp tục phát triển nó thì các thương hiệu và sản phẩm khác cũng có thể có những thành công tương tự.
Để có được hiệu quả khi sử dụng yếu tố âm thanh,thì người thiết kế thông điệp quảng cáo cần phải thực sự cẩn thận trong việc lựa chọn cũng như quyết định sẽ sử dụng loại âm thanh nào cho phù hợp với mục đích của quảng cáo, và đạt được điều mà quảng cáo mong muốn đó là đưa thông tin về sản phẩm đến với khách hàng và thúc đẩy họ tiêu dùng sản phẩm đó.
5.Yếu tố ngôn từ
Bên cạnh các yếu tố minh họa như màu sắc,hình ảnh,logo hay âm thanh thì ngôn từ cũng là một yếu tố minh họa nhằm làm rõ được những thông tin liên quan đến sản phẩm cũng như doanh nghiệp được nhắc đến trong quảng cáo.
Các nhà sản xuất thường thích nói về các tính năng ưu viêt của sản phẩm mới,và họ cũng muốn khi thực hiện quảng cáo có thể đạt được điều họ mong muốn đó.Tuy nhiên người tiêu dùng lại chỉ căn cứ vào nhu cầu bản thân, đi tìm lợi ích họ có thể có được trong các sản phẩm định mua.Do vây ngôn từ trong quảng cáo phải hướng về lợi ích của người mua.Trong yếu tố ngôn từ thì cần lưu ý một số điều sau:
Ngôn từ phải được viết một cách rõ ràng.Điều quan trọng là viết để cho người tiép nhận hiểu được quảng cáo chứ không phải gây ấn tượng về văn phong.hãy dùng ngôn từ giản dị,từ ngữ cụ thể,câu văn đơn giản, ngắn gọn.có thể sử dụng những câu đặc biệt trong trường hợp muốn gây sự chú ý,tạo sự bất ngờ, tuy nhiên không nên quá lạm dụng điều này.Cần đảm bảo lời quảng cáo phải rõ ràng để không gây hiểu nhầm cho người tiếp nhận thông tin quảng cáo.
Cần phải lựa chọn từ ngữ cẩn thận,vì nếu như không cân nhắc kĩ trước khi sử dụng một từ ngữ nào vì rất có thể sẽ dẫn đến sự hiểu sai,không đúng với những gì quảng cáo muốn truyền đạt.
Luôn viết ở thể chủ động
Hãy viết một cách súc tích,thông thường lời quảng cáo càng ngắn gon càng tốt miễn sao nó truyền tải được hết nội dung cần thiết.Tuy nhiên không phải lúc nào cũng phải ngắn gon vì điều đó còn tùy thuộc vào sản phẩm cần quảng cáo là sản phẩm gì?và người tiêu dùng cần có lượng thông tin như thế nào về sản phẩm đó để có thể giúp cho quyết định mua của họ.
Viết lời quảng cáo một cách sinh động: Nên chọn những từ ngữ chính xác,dễ nhớ,dễ kết hợp để tạo thành một hình ảnh khắc ghi trong tâm trí người tiêu dùng.
Tránh dùng những từ ngữ sáo rỗng trong quảng cáo
Tránh những điều quá rõ ràng
Sử dụng phương pháp so sánh để có thể nâng tầm quan trọng và hữu dụng của sản phẩm cần được quảng cáo.
Chỉnh sửa lại lời cho phù hợp với người tiếp nhận thông tin,người viết thông điệp quảng cáo cần đặt mình vào vị trí của người nhận thông tin cũng như hiểu rõ mình đang sử dụng phương tiện truyền thông nào để có thể có những chỉnh sửa cho phù hợp.
Phần II : Thực trạng việc sử dụng các yếu tố minh họa trong xây dựng thông điệp Quảng cáo cho lĩnh vực kinh doanh nước giải khát ở thị trường Việt Nam
Khái quát về thị trường kinh doanh nước giải khát ở Việt Nam
Thị trường kinh doanh nước giải khát ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể, đã có rất nhiều các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nước giải khát,trong đó bao gồm cả những doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài,những doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp nhà nước.Về doanh nghiệp nước ngoài ta có thể nhắc đến những tên tuổi lớn như:
CÔNG TY NƯỚC GIẢI KHÁT QUỐC TẾ PEPSICO VIỆT NAM
Công ty Nước Giải khát Quốc tế PEPSICO Việt Nam được thành lập theo quyết địnhsố 291/GP ngày 24/12 năm 1991 của Ủy Ban Nhà Nước về hợp tác và đầu tư. Tiền thân là một công ty liên doanh giữa SP.Co và Công ty Macondray - Singapore.
Năm 1994, có thêm một thành viên mới gia nhập vào công ty đó là Công ty Pepsico Global Investment. Tỉ lệ vốn bây giờ là: Công ty SP. Co. 40%, Macondray Company Inc 30% và Pepsi Cola International 30%.
Năm 1998, do yêu cầu đầu tư vốn và phát triển kinh doanh, cổ phần công ty lại thay đổi một lần nữa: Pepsi Cola International 97% và SP.Co 3% theo như quyết định số 291/GPDC7 ngày 28 tháng 12 năm 1998. Vốn đầu tư là 110 triệu đô la, vốn pháp định là 70 triệu đô la.
Ngày 28 tháng 4 năm 2003 Pepsico Global Investment đã mua lại 3% cổ phần của Việt Nam, Công ty nước giải khát Quốc tế đã trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngòai và đổi tên là Công Ty Nước Giải Khát Quốc Tế PEPSICO Việt Nam.
PepsiCo Vietnam sau khi vượt qua nhiều thị trường khác trên toàn thế giới với các chỉ số thực hiện rất đáng tự hào trong vòng 3 năm qua như sản lượng tăng bình quân 21.5% mỗi năm, thị phần tăng gần 6% trong 3 năm 2001-2004 đối với nước giải khát có ga và trở thành công ty nước giải khát đứng đầu về thị phần tại Việt Nam với tổng số lợi nhuận tăng nhanh vượt kế hoạch, đã hãnh diện được chọn vào danh sách chung kết cùng với 21 thị trường khác trên toàn thế giới – là 1 trong 3 thị trường được xếp đầu trong nhóm thị trường nước giải khát nhỏ đang phát triển.
Công ty có 2 nhà máy ở Hóc Môn (5 dây chuyển lon và chai, công suất 220 triệu lít/năm), Điện Bàn (1 dây chuyền chai công suất 30 triệu lít/năm) với hệ thống vô chai, đóng lon hoàn toàn tự động, có hệ thống kiểm tra chất lượng vệ sinh thực phẩm đạt trình độ tiên tiến trên thế giới. Sản phẩm của PepsiCo Vietnam với các nhãn hiệu Pepsi, 7-up, Mirinda, Evervest, Sting, Aquafina, Twister đạt tiêu chuẩn quốc tế và thỏa mãn nhu cầu nội địa và xuất khẩu
PEPSI - Sự lựa chọn của thế hệ mới
Ngày nay, Pepsi đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Theo khảo sát thì cứ trong 4 sản phẩm nước uống có gas được bán trên thế giới thì có một sản phẩm của Pepsi, tổng cộng là một ngày Pepsi bán được hơn 200 triệu sản phẩm và con số này còn tiếp tục tăng.
Tính trên toàn thế giới thì khách hàng chi khoảng 32 tỉ đô la cho các mặt hàng nước giải khát của Pepsi-Cola. Hàng năm, một người tiêu dùng ở Mỹ uống khoảng 55 ga-lông nước có gas, điều khiến cho Mỹ trở thành quốc gia có lượng tiêu thụ nước giải khát lớn nhất thế giới.
Ở Châu Âu thì con số này khiêm tốn hơn, khoảng gần 12 ga-lông nước có gas nhưng lượng tiêu thụ đang tăng lên một cách đều đặn - nước uống có gas đang dần dần trở thành một phần quan trọng trong lĩnh vực nước giải khát ở đây.
THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
Công ty Pepsi-Cola với trụ sở chính ở Purchase, New York, là một phần của tập đoàn nước giải khát toàn cầu PepsiCo,Inc. Năm ngoái, PepsiCo đạt doanh thu hơn 200 tỉ đôla Mỹ và trở thành nhà cung cấp hàng đầu về doanh số bán hàng và lãi ròng cho các nhà bán lẻ ở nước Mỹ.
Caleb Bradham, một người bán dược phẩm ở New Bern, bắc Carolina phát minh ra Pepsi vào những năm đầu của thế kỉ 20. Việc pha chế ra một loại soda của ông đã đạt được thành công ngay lập tức và sau đó không lâu, công ty Pepsi-Cola được thành lập.
Từ những khởi nguồn hết sức bình thường, Pepsi đã sống sót sau hai lần phá sản và trở thành công ty nước giải khát lớn thứ 2 trên thế giới. Ngày nay, biểu tượng toàn cầu của Pepsi là một trong những logo được biết tới nhiều nhất trên toàn thế giới. Các loại nước giải khát của Pepsi-Cola có thể được tìm thấy khắp nơi ở hơn 195 quốc gia trên thế giới.
Công ty Coca-Cola
Coca-Cola được giới thiệu lần đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1960 và đã trở lại từ tháng 2 năm 1994, sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại
Công ty Coca-Cola trên toàn quốc đã tuyển dụng trực tiếp và huấn luyện 1.378 nhân viên. Ước tính có khoảng 16.000 việc làm được gián tiếp tạo ra trong các ngành liên quan.
Giá trị đầu tư: Công ty Coca-Cola đã đầu tư đáng kể ở Việt Nam, tổng cộng trên 150 triệu đô la Mỹ từ năm 1994 để phát triển thị trường.
CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN TRIBECO
Từ những năm 1990, thị trường nước giải khát tại Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng đã rất quen thuộc với các nhãn hiệu trong nước. Thương hiệu TRIBECO cũng nổi bật lên trong giai đoạn này. Không chỉ được người tiêu dùng biết đến do những đột phá về mẫu mã bao bì, về chất lượng sản phẩm mà TRIBECO còn nổi bật với hương vị phù hợp với thị hiều người tiêu dùng cùng nhiều chương trình quảng bá thương hiệu Tribeco qua tài trợ các hoạt động văn hoá, xã hội thể thao như cúp xe đạp truyền hình, tiếng hát truyền hình và nhiều chương trình khác … tạo cho thương hiệu và sản phẩm TRIBECO nhanh chóng đi vào lòng người. Không dừng ở những thành quả đó, nhất là trong cuộc cạnh tranh không khoan nhượng của các đối thủ hàng đầu thế giới, TRIBECO không ngừng đầu tư đổi mới về công nghệ, về sản phẩm, về tổ chức mạng lưới phân phối …Năm 1995: TRIBECO đầu tư 25 tỳ để trang bị 2 dây chuyền công nghệ Mỹ sản xuất chai, lon tự động cho nước ngọt có ga với công suất 300 lon/phút và 600 chai/phút.Tháng 10/1997: TRIBECO tung ra thị trường sữa đậu nành đóng chai với công suất 300 chi/phút và sản phẩm đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Đay là một trong những dây chuyền công nghệp hiện đại đầu tiên của cả nước.Tháng 10/1998: TRIBECO đầu tư 2 dây chuyền đóng hộp giấy Tetra Pak công nghệ Thụy Điển. Đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nayđược sử dụng theo tiêu chuẩn tự động hóa, cài đặt chương trình hoạt động sản xuất bằng bộ xử lí phần mềm vi tính. Những sản phẩm mang tên “Thức uống xanh” có nguốn gốc dược thảo từ dây chuyền này như sữa đậu nành, sữa đậu nành ca cao, trà chanh, trà cúc, trà đào. Đã làm ngạc nhiên rồi hài lòng người tiêu dùng trên cả nước.Năm 1999: dây chuyền sản xuất chai nước ngọt 200ml được cải tiến để tham gia thị trường loại chai mới dung tích 285ml với các sản phẩm mới như Sarsi, Cola, Cam và Sôđa.Năm 2000: TRIBECO cải tiến toàn bộ mẫu mã các sản phẩm nước ngọt có ga đóng trong lon nhôm 330ml và tung ra thị trường nhiều loại hương mới. Chuỗi sản phẩm lon của TRIBECO gồm Sarsi, Cola, Cam, Chanh, Soda với
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- F0183.doc