MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 3
1.1 THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN: 3
1.1.1 Khái niệm thuế thu nhập cá nhân: 3
1.1.2 Đặc điểm của thuế TNCN: 3
1.1.3 Cơ sở tính thuế: 4
1.1.4 Vai trò của thuế TNCN: 4
1.2 QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN: 6
1.2.1 Các bước quản lý thuế TNCN: 6
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế TNCN: 7
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THUẾ TNCN Ở VIỆT NAM 9
2.1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG PHÁP LỆNH THUẾ TNCN Ở VIỆT NAM 9
2.1.1 Đối tượng nộp thuế: 9
2.1.2 Loại thu nhập phải chịu thuế và các khoản không thuộc diện chịu thuế, miễn thuế, chưa thu thuế: 10
2.1.3 Biểu thuế và cách tính thuế: 11
2.1.4 Các chính sách giảm thuế: 16
2.2 QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO Ở VIỆT NAM: 19
2.2.1 Đối với thu nhập cao thường xuyên là người VN: 19
2.2.2 Đối với thu nhập cao thường xuyên là người nước ngoài: 23
2.2.3 Đối với người có thu nhập cao không thường xuyên ở Việt Nam: 24
2.3 KẾT QUẢ, MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG LUẬT THUẾ TNCN VÀ NHỮNG BẤT CẬP TỒN ĐỌNG: 25
2.3.1 Kết quả về kinh tế: 25
2.3.2 Kết quả về xã hội: 26
2.3.3 Mục tiêu, quan điểm xây dựng Luật thuế TNCN: 27
2.3.4 Những bất cập, thiếu sót trong việc tính và thu thuế TNCN ở VN hiện nay: 28
2.3.5 Một số biện pháp khắc phục những bất cập, thiếu sót trong việc tính và thu thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay. 33
KẾT LUẬN 37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6400 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thuế thu nhập cá nhân và thực trạng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hay không kinh doanh và áp dụng một mức thuế suất chung là 25%. Mức thuế suất này cũng là hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trong thực tiễn không phải mọi trường hợp đều có thể xác định được thu nhập ròng nên đối với trường hợp không xác định được thu nhập ròng thì Dự luật qưy định thuế được tính bằng 0.1% trên giá chuyển nhượng, trên cơ sở xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bằng 0.4% trên giá chuyển nhượng nhân với thuế suất 25%
- Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, hiện thu thuế trên giá chuyển nhượng với thuế suất là 2% đối với đất nông nghiệp và 4% đối với đất khác. Dự luật dự kiến quy định thu một mức thuế suât thống nhất là 25% trên thu nhập ròng của loại thu nhập này để đẩm bảo động viên bình đẳng.
Trường hợp không xác định được thu nhập ròng thì dự luật thuế được tính bằng 8% trên giá chuyển nhượng, nhân với thuế suất 25%.
Đối với thu nhập từ bản quyền áp dụng thuế suất 5% , thu nhập từ trúng thưởng xổ sô áp dụng thuế suất 10% như hiện hành.Tuy nhiên, Để đảm bảo công bằng giữa người có thu nhập đến ngưỡng chịu thuế và người có thu nhập dưới ngưỡng chịu thuế, thuế chỉ tính trên phần vượt ngưỡng chịu thuế thay vì tính trên toàn bộ thu nhập như hiện hành.
Đối với thu nhập từ thừa kế,quà tặng hiện chưa thu đốivới thu nhập này. Để kiếmoát thu nhập và động vien một phàncho nhân sách nhà nước, Dự luật quy định áp dụng là 10% trên phần thu nhập vượt ngưỡng là 10triệu đồng.
Kê khai, thu nộp: Nguyên tắc khấu trừ tại nguồn: cơ quan chi trả thu thu nhập có nghĩa vụ khấu trừ tiền thu thúe trước khi chi trả thu nhậpc cho đối tượng nộp thuế để nộp thay tiền thuế vào ngân sách nhà nước
Cá nhân có thu nhập chịu thuế cỏ trách nhiệm kê khai,thuế đầy đủ , đungs thời hạn hành năm thực hiện quyết toán thuế đối với thu nhập thường xuyên theo quy định của bộ tài chính.
Điểm mới trong dự thảo luật thuế TNCN là: đối với khoản thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất là cá nhân tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, kiểm soát.
Đối với các khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế còn lại áp dụng phương pháp thu thuế khẩu trừ tại nguồn: khi chi trả thu nhập cho người nộp thấp , cơ quan chi trả thu nhập thực hiẹn khấu trừ và nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Cuối năm cá nhân tổng hợp các khoản thu thực hiện quyết toán nếu có số thuế nộp thừa thì được thoái trả tiền thuế.
Các chính sách giảm thuế:
Đối với trưòng hợp miễn giảm trừ gia cảnh: Trước đây trong Luật thuế cũ không có điều khoản này. Ở dự thảo Luật thuế TNCN mới có quy định mức giảm trừ gia cảnh bao gồm hai phần:
♦ Đối với người nộp thuế có hai phương án:
- Trên 4 triệu đồng/ tháng
- Trên 5triệu đồng/ tháng
♦ Đối với người phụ thuộc:
50% đối với người tàn tật
40% đối với người dưới 18 tuổi
30% đối với người phụ thuộc khác.
Điểm mới trong dự thảo Luật thuế TNCN là mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc được áp dụng thống nhất là 40% thay cho ba mức 30%, 40%, 50% như dự thảo lần trước.Trước đó nhiều ý kiến cho rằng việc quy định mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ rất khó áp dụng, bởi sẽ kéo theo nhièu thủ tục hành chính phức tạp, từ đó dễ phát sinh tiêu cực. Bản dự thảo quy định mức giảm trừ mới cho người phụ thuộc là 1.6 triệu đồng/ tháng. Những người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật là con, vợ chồng, bố mẹ, ông bà… Trường hợp trong gia đình có nhiều người có thu nhập chịu thuế thì việc tính giảm trừ đối với người phụ thuộc vào thu nhập chịu thuế của người nào là do gia đình tự lựa chọn và đăng ký theo nguyên tắc mỗi nguời phụ thuộc chỉ tính cho một người nộp thuế. Phần giảm trừ cho những người phụ thuộc mà người nộp thuế phải nuôi dưỡng cao nhất không qua 10 triệu đồng/ tháng. Mức giảm trừ gia cảnh được áp dụng thống nhất cho cả người Việt Nam và người nước ngoài.
* Đối với việc đánh thúe tiền gửi tiết kiệm, thu nhập từ lãi cổ phiếu còn gây rất nhiều tranh cãi:
Đưa thu nhập từ lợi tức cổ phần, lợi tức từ các hình thức góp vốn kinh doanh bao gồm cả mua bán chứng khoán vào diệnc ịu thuế bởi tới đây cùng với sự phát triển nhanh chóng của các thị trường và trogn điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, số lượng người nắm giữ cổ phần của các doanh nghiệp tăng lên. Đánh thuế ngoài động viên cho NSNN còn đảm bảo quyền đánh thuế của Việt Nam đối với các cá nhân nước ngoài có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Đối với thu nhập từ lãi tiết kiệm, số người có thu nhập với mức từ 4 triệu đến 10 triệu mỗi tháng đã tăng đáng kể đòi hỏi có sự động viên phù hợp. Tuy vậy dự luật dự kiến chỉ thu đối với trường hợp có lãi tiền gửi tiết kiệm vượt trên 4-5 triệu đồng/ tháng.
Còn thu thuế đối với thu nhập từ thừa kế và quà tặng là nhằm kiểm soát sự chuyển dịch tài sản, khuyến khích mọi người lao động tự tạo ra thu nhập không trông chờ, ỷ lại vào người khác. Nhưng để phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, dự kiến chỉ đánh thuế đối với tài sản thừa kế, quà tặng là cổ phiếu, trái phiéu quyền sở hữu công ty, tài sản là nhà đất chỉ đưa vào diện chịu thuế trong trường hợp người đó đã có nhà ở.
Tuy nhiên, đối với lãi tièn gửi tiết kiệm, khi dự thảo luật đưa ra ý kiến này đã làm cho một số ngân hàng lo ngại về sự tác động đến quyền lơị của những “khách hàng bạc tỷ” của họ. Bà Trần Hải Anh-PTGĐ ngân hàng cổ phần Phương Nam cho biết: “ chúng tôi rất lo ngại về khả năng này. Tôi nghĩ người dân có thể sẽ không còn hứng thú với hình thức gửi tiền tiết kiệm nữa mà chuyển sang các kênh đầu tư khác”. Đó có thể là chuyển sang dầu tư vào vàng, giữ vàng, USD, bất động sản… nhưng đầu tư vào các loại này cũng có nhiều rủi ro, nhất là với những diẽn biến bất thường về giá trogn thời gian qua, hoặc người dân có thể chia nhỏ khoản tiền gửi tại nhiều ngân hàng, chia thành những khoản tiền gửi với những sổ tiết kiệm khác nhau hoặc nhờ người khác đứng tên. Nhưng với cách lách trên, người gửi tiền sẽ gặp phải những rủi ro khi nhờ người đứng tên, thiệt thồi khi chia nhỏ khoản tièn gửi, nếu từ 700-800 triệu trở lên thì lại bị đóng thuế tiếp. Dù thế nào thì nguời gửi tiền cũng sẽ bị thiệt thòi và tác động của chính sách thuế đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng sẽ rất lớn.. Để hạn chế, ngân hàng có thẻ chia sẻ với khách hàng của mình bằng cách tăng them một phần lãi suất , nhưng khả năng này rất khó, vì tăng lãi suất đầu vào lại phải tăng lãi suất cho vay đầu ra, bởi vậy sẽ làm khó cho các doanh nghiệp và ngưòi dân vay vốn. Tại ngân hàng Phương Nam lượng khách hàng có khoản tièn gửi từ 700 triệu trở lên đang chiếm tỉ trọng khoảng 50-60%. Vì vậy nếu đánh thuế tác động sẽ rất lớn.
Tuy vậy, trả lời những thắc mắc này, thứ trưởng bộ tài chính Trương Chí Trung- nguời trực tiếp tham gia soạn thảo dự thảo Luật thuế TNCN nói: “Ở đây đặt ra vấn đề rất nhạy cảm. Nhưng nhìn ở góc độ nào đó thì có sự hợp lý của nó. Nếu ở góc độ nguyên tắc thu thuế đối với mọi công dân thì người nào có thu nhập trên mức trung bình xã hội đều phải đống thuế. Nếu không đánh thuế vào lãi tiền gửi tiết kiệm, những người làm công ăn lương chỉ thu nhập khoảng 6-7 triệu/ tháng phải đóng thuế, trong khi người gửi tiết kiệm thu được từ lãi chục triệu một tháng chẳng hạn lại không phải đóng thuế thì sẽ mất công bằng. Mà Luật thuế TNCN đòi hỏi tính công bằng rất cao. Việc áp dụng thuế cần phải tính toán đến tốc độ lạm phát, sự biến động của tỷ giá đồng Việt Nam so với ngoại tệ mạnh và mặt bằng lãi suát huy động.Nếu không thuế thu nhập cá nhân có thể gây cản trở những dòng vốn mạo hiểm chạy vào thị truường chứng khoán, giảm tiền gửi tiết kiệm trong tình hình mặt bằng lãi suất của ta còn cao và dòng vốn nhàn rỗi chảy vào khu vực sản xuất bị ngăn cản và hạn chế. Trường hợp thực hiện như dự thảo luật thuế thì nhành thuế và cả Ngân hàng phải có một hệ thống công nghệ cực kỳ hiện đại, lọc toàn bộ dữ liệu của hàng chục triệu khách hàng để trách trường hợp “lách” thuế.
QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO Ở VIỆT NAM:
2.2.1 Đối với thu nhập cao thường xuyên là người VN:
Nước ta thống nhất áp dụng phương pháp khấu trừ tại nguồn đối với thuế thu nhập của người VN.
Mọi tổ chức cá nhân chi trả thu nhập có nghĩa cụ kháu trừ tiền thuế thu nhập để nộp vào ngân sách trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân.Một sổ trường hợp khác cơ quan thuể trực tiếp tổ chức thu.
Mọi cá nhân là người VN khi có thu nhập thường xuyên đến mức chịu thuế và cơ quan chi trả thu nhập có cá nhan thuộc diện chịu thuế thu nhập đều phải đăng kí với cơ quan thuế để được cấp mã số thuế.
Các cá nhân nộp thuế thu nhập thường xuyên thông qua cơ quan chi trả thu nhập nộp tờ khai đăng kí thuếTNCN cho cơ quan chi trả thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp tờ khai đăng kí thuế thu nhập của từng cá nhân và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được cấp mã thuế cho từng cá nhân.Cá nhân nộp thuế thu nhập trực tiép cho cơ quan thuế nộp tờ khai đăng kí thuế TNCN cho cơ quan tthuế để được câp mã su thuế.
Cơ quan chi trả thu nhập, cá nhân nộp thuế thu nhập phải thực hiện đăng kí thu nhập ngay sau khi phát sinh thu nhập chịu thuế thu nhập. Các đối tượng nộp thuế thu nhập đã được cấp mã số thuế, khi kê khai nộp thúê phải tự ghi mã số thuế trên tờ khai nộp thuế.
Mỗi cá nhân chỉ phải đăng kí để được cấp mã số thuế thu nhập một lần cà được cấp một má số duy nhất.Cá nhân đã được cấp mã số thuế sẽ sử dụng mã số thuế cho việc khai báo nộp thuế vớic quan thuế.
♦ Đối với quá trình kê khai thuế thì mọi cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm chủ động khai báo về thu nhập với cơ quan chi trả thu nhập hiọăc cơ quan thuế tại địa phương nơi làm việc.
Đối với cơ quan chi trả thu nhập do cơ quan thuế cấp cục hoặc cấp chi cục quản lý thu thuế (thuế GTGT, thuế TNDN) thì kê khai nộp thuế TNCN với cấp quản lý thuế tươnmg ứng.
♦ Đối với cơ quan chi trả thu nhập không thuộc đối tượng do cơ quan thuế quản lý thu thuế GTGT, thuế TNDN (không hoạt động sản xuất kinh doanh) thì kê khai nộp thuế TNCN tcị Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi đơn vị đóng trụ sở.
Các khoản thu nhập thường xuyên thì các đối tượng phải thực hiện kê khai tạm nộp thuế hang tháng.
♦ Đối với cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thu nhập thường xuyên tính trên số thu nhập chịu thuế do cơ quan trực tiếp chi trả cho cá nhân trong tháng. Cơ quan chi trả phải lập tờ khai thuế thu nhập hàng tháng, n kê các khoản chi trả cho từng cá nhân để nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế. Thời hạn nộp tờ khai cho cơ quan thuế là trước ngày 15 của tháng sau. Trường hợp số lượng nộp thuế hang tháng trên 200 người thì cơ quan chi trả thu nhập được kê khai vào bảng tổng hợp thu nhập của từng phòng, ban, tổ sản xuất. Khi cơ quan thuế yêu cầu kê khai chi tiết thì cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm báo cáo.
Đối với các khoản thu nhập thường xuyên ngoài tiền lương, tiền công như thu nhập do tham gia các hoạt động kinh doanh dịch vụ không thuộc diện chịu thuế TNDN: dịch vụ tư vấn theo hợp đồng dài hạn, dạy học, dạy nghề, luyện thi, biểu diễn văn hoá nghệ thuật đo đặc điểm nhận không đều đặn hàng tháng, để đảm bảo tổ chức thu nộp kịp thời, sau mỗi lần chi trả thu nhập tạm thời khấu trừ 10% trên tổng số thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm kê khai nộp thuế và cấp biên lai thuế cho cá nhân có thu nhập chịu thuế.
♦ Đối với công tác nộp thuế và quyết toán thuế thì có những quy đinh cụ thể như sau:
Tổ chức cá nhân chi trả thu nhập, các đối tượng nốp thuế sau khi nộp tờ khai thuế có trách nhiệm nộp thuế vào NSNN ngày sau khi kê khai thuế. Thời hạn nộp thuế chậm nhất không được quá 25 tháng sau, quá thời hạn trên sẽ bị phạt nộp chậm tiền thuế theo quy định.
Căn cứ vào thực tế chi trả thu nhập hàng tháng, cơ quan chi trả thu nhập thực hiện việc khấu trừ tiền thuế và nộp thuế vào NSNN sau khi giữ lại tiền thù lao được hưởng.
Quyết toán thuế thu nhập được thực hiện theo năm dương lịch, cuối năm hoặc sau khi hết hạn hợp đồng, cá nhân tổng hợp tất cả các nguồn thu nhập trong năm thực hiện kê khoa thuế thu nhập và nộp tờ khai quyết toán thuế cho cơ quan chi trả thu nhập nếu chỉ nhận thu nhập ở một nơi. Trường hợp cá nhân trong cùng thời gian của năm đồng thời làm việc và có thu nhập từ nhiều nơi thì phải tổng hợp kê khai, quyết toán thuế thu nhập tại nơi có thu nhập ổn định hoặc nộp tờ khai và thực hiện quyết toán thuế tạo cơ quan thuế.
Cơ quan chi trả thu nhập hoặc đối tượng nộp thuế tính số thuế phảo nộp trên tờ khai cá nhân, đối chiếu với số đã nộp để xác định số thuế thiếu phải nộp thêm hoặc số thuế nộp thừa được trừ vào số phải nộp của kỳ sau hoặc hoàn lại và lập bảng tổng hợp quyết toán thuế. Cơ quan chi trả thu nhập hoặc cá nhân thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế chậm nhất không quá ngày 28/2 năm sau hoặc 30 bgày kể từ khi kết thúc hợp đồng.
Trường hợp cá nhân trong thời gian khác nhau của năm mà làm việc nhiều nơi thì thuế thu nhập hàng tháng được khấu trù tạo nguồn, hết năm phải kê khai, quyết toán tại nơi làm việc cuối cùng của năm.
Trường hợp cá nhân trong năm có thu nhập do tham gia các hiệp hội kinh doanh, Hội đồng quản trị hoặc có thu nhập thường xuyên khác ngoài thu nhập nơi làm việc chính thì tổng hợp kê khai thu nhập của mình với thu nhập tại nơi làm việc chính để nộp thuế, quyết toán số thuế thu nhập theo chế độ.
Trường hợp cá nhân đăng ký nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhập, nhưng trong năm có các khoản thu nhâp thường xuyên chịu thuế ở nơi khác thì kê khai bổ sung với cơ quan chi trả thu nhập để cơ quan chi trả tổng hợp quyết toán thuế hoặc khai báo với cơ quan thuế để được quyết toán với cơ quan thuế. Nếu quyết toán tại cơ quan thuế thì đối tuợng nộp thuế phảo khai báo với cơ quan chi trả thu nhập để cơ quan chi trả thu nhập xác định số thuế đã khấu trừ, số thuế đã nộp và biên lai nộp thuế thu nhập.
Quyết toán thuế thu nhập thường xuyên được tính trên số thu nhập thực tế trong năm. Trường hợp trong năm chỉ làm việc một số tháng sau đó không làm việc tại cơ quan chi trả thu nhập thì cá nhân thực hiện quyết toán thuế thu nhập đối với cơ quan chi trả thu nhập cho số tháng đã làm việc để cơ quan chi trả cấp biên lai thuế thu nhập. Thời gian còn lại trong năm nếu làm việc ở nơi khác có thu nhập thì thực hiện kê khai thu nộp tại đơn vị mới và thực hiện quyết toán thuế thu nhập tại nơi đang làm việc. Nếu không làm việc tiếp trong năm thì cuối năm thực hiện kê khai và quyết toán tại cơ quan thuế.
Trong năm, cá nhân chỉ làm việc ở trong nước thì cá nhân phải tổng hợp kê khai toàn bộ thu nhập thường xuyên trong năm dương lịch chia cho 12 tháng để tính thu nhập chịu thuế bình quân tháng, nếu một số tháng không có thu nhập thì cũng phải kê khai để tính thu nhập bình quân. Căn cứ thu nhập chịu thuế bình quân tháng, khi quyết toán thuế cả năm, đối chiếu với số đã nộp hàng tháng, xác đinh số thuế còn thiếu phải nộp thêm ( hoặc số nộp thừa cần hoàn lại).
Trường hợp trong năm cá nhân có một số thời gian được cử đi học, công tác ngắn hạn ở nước ngoài chỉ được đài thọ tiền công tác phí hoặc về đi lại, ăn ở trong thời gian này không tính vào thu nhập chịu thuế.
Trường hợp trong năm cá nhân vừa làm việc ở nước ngoài vừa làm việc ở trong nước, thu nhập chịu thuế được tính bình quân tháng trên cơ sở tổng thu nhập cả năm chia cho 12 tháng và xác định số thuế phải nộp theo biểu thuế tương ứng. Nếu trong tháng có số ngày ở Việt Nam và ở nước ngoài thì tính bình quân số thuế phải nộp theo biểu thuế tương ứng để xác định số thuế phải nộp của số ngày ở Việt Nam hay ở nước ngoài.
Cơ quan chi trả thu nhập sau khi nộp tờ khai quyết toán với cơ quan thuế, nếu xác định số thuế phải nộp lớn hơn số đã nộp thì cơ quan chi trả thu nhập phải khấu trừ, thu tiếp số thiếu để nộp vào NSNN chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày quyết toán. Trường hợp số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì được hoàn lại tiền thuế bằng cách trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau. Trường hợp cá nhân trong cơ quan chi trả thu nhập, khi quyết toán có số thuế nộp thừa nhưng cá nhân đó không làm việc tại cơ quan chi trả thu nhập nữa thì việc làm các thủ tục xin hoàn thuế được thực hiện tại cơ quan thuế; cá nhân phải làm đơn kê khai số thuế phải nộp, số thuế đã khấu trừ, số thuế đề nghị hoàn, biên lai nộp thuế thu nhập có dấu xác nhận của cơ quan chi trả thu nhập gửi cơ quan thuế để làm các thủ tục hoàn trả.
Đối với cá nhân trực tiếp quyết toán tại cơ quan thuế phải nộp số thuế còn thiếu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp tờ khai quyết toán thuế, trường hợp nộp thừa so với số thuế phải nộp thì được hoàn lại bằng cách trừ vào số thuế phải nộp của kì sau, nếu không có tiền thuế phải nộp của kì sau thì được hoàn trả.
Đối với thu nhập cao thường xuyên là người nước ngoài:
Về tổ chức quản lý thu và công tác kê khai thuế thỉ gần tương tự như đối với người Việt Nam chỉ có những điểm khác biệt sau:
Thuế thu nhập đối với thu nhập thường xuyên của ngưòi nước ngoài được kê khai quyết toán theo tiêu thức cư trú.
Ngưòi nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 30 đến 182 ngày trong năm tính thuế; kê khai tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam và quyết toán số thuế phải nộp theo thuế suất thống nhất là 25%.
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở nên trong năm tính thuế kê khai tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam trong năm tính thuế chia cho 12 tháng để tính thu nhập bình quân tháng và quyết toán số thuế phải nộp.
Trường hợp quyết toán thuế cho năm tính thuế thứ hai mà có một số thời gian đã được xác định vào thời gian tính thuế của năm đầu tiên theo thuế suất thống nhất 25% thì năm tính thuế thứ hai số thuế cho thời gian này vẫn được áp dụng thuế suất thống nhất 25% nhưng thời gian cư trú được cộng trong tổng số ngày có mặt để tính cư trú cho năm dương lịch thứ hai.
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam khi kê khai quyết toán thuế phải thực hiện lập bảng kê số ngày cư trú tại Việt Nam trong năm tính thuế.
Người nước ngoài là đối tượng cư trú tại Việt Nam có trách nhiệm kê khai thu nhập toàn cầu. Để có cơ sở xác định đúng thu nhập chịu thuế, cá nhân người nước ngoài có trách nhiệm xuất trình chứng từ chi trả thu nhập ở nước ngoài.
Đối với người có thu nhập cao không thường xuyên ở Việt Nam:
Thuế thu nhập đối với thu nhập không thường xuyên nộp cho từng lần phát sinh thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập cấp tờ khai cho người có thu nhập để kê khai thu nhập chịu thuế và thực hiện tính thuế, khấu trừ tiền thuế trước khi chi trả thu nhập. Việc quyết toán thuế giữa người nộp thuế và cơ quan chi trả thu nhập được thực hiện ngay trên tờ khai.
Hàng tháng chậm nhất là 15 ngày, cơ quan chi trả thu nhập phải lập bảng kê số liệu của tháng trước về số người, số thu nhập, số tiền thuế đã khấu trừ, số tiền thù lao được hưởng, số tiền thuế phải chuyển nộp vào NSNN.
Đối với các khoản thu nhập bằng hiện vật thì cơ quan chi trả thu nhập phải thu đủ tiền thuế thu nhập trước khi chi trả thu nhập.
Các khoản thu nhập mà người nhận thu nhập không có sự hiện diện như tiền chuyển giao công nghệ, tiền bản quyền… thì cơ quan chi trả thu nhập phải kê khai thay cho người có thu nhập, thực hiện khấu trừ tiền thuế để nộp NSNN trước khi chi trả thu nhập và thông báo cho người chịu thuế biết.
Người chuyển hộ quà biếu, quà tặng bằng hiện vật từ nước ngoài chuyển về phải kê khai và nộp thuế thay cho người nhận quà biếu, quà tặng.
Các trường hợp có thu nhập về thiết kế kỹ thuật công nghiệp, xây dựng… tiền thuế khấu trừ theo số tiền được nhận từng lần và kê khai, quyết toán tiền thuế theo giá trị quyết toán hợp đồng.
KẾT QUẢ, MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG LUẬT THUẾ TNCN VÀ NHỮNG BẤT CẬP TỒN ĐỌNG:
2.3.1 Kết quả về kinh tế:
Hiện nay hơn 180 nước đã áp dụng thuế TNCN. Theo xu hướng phát triển của thế giới thì thuế thu nhập chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng số thu ngân sách. Đặc biẹt là các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp…có tỉ trọng thuế thu nhập chiếm khoảng 30-40% tổng thu ngân sách, số còn lại từ thuế giá trị gia tăng. Một số nươc trong khối ASEAN như Thái lan, Malaysia, Philippin thuế TNCN chiếm khoảng 13-14% tổng thu NSNN. họ không trông chờ vào thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp như ở nước ta. Nhờ đó họ dễ áp dụng những chính sách ưu đãi khác nhau cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho họ ăn nên làm ra. Khi ấy họ sẽ tăng lương cho người lao động, người sau sẽ đóng thuế nhiều hơn. Các chính phủ ấy có phương tiện tác động làm cho nền kinh tế quốc dân phát triển. Trong khi đó ở VN số thu từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chỉ chiếm khoảng 2.5% tổng thu ngân sách.Nếu tính cả số thu từ cá nhân, hộ kinh doanh và cá nhân chuyển quyền sử dụng đất thì tổng số thu thuế thu nhập từ các đối tượng này cũng chỉ chiếm khoảng 4% tổng thu ngân sách nhà nước.
Ta có thể thấy được điều đó khi nhìn vào bảng số liệu sau:
Bảng : Thu thuế TNCN ở VN từ 1996-2001
Đơn vị: Tỉ VNĐ
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Tổng thu ngân sách
62387
65352
72965
78489
90749
100900
Thu từ thuế
53988
54723
60299
67916
78287
88005
Tỉ trọng thuế so với tổng thu
86.5
83.7
82.6
86.5
86.3
87.2
Thuế TNCN
1354
1482
1782
1856
1832
1932
GDP
272036
313623
361016
399942
444139
% thuế TNCN trên GDP
0.498
0.473
0.494
0.464
0.412
% thuế TNCN tên tổng thu thuế
2.5
2.71
2.96
2.73
2.3
2.4
Thuế TNCN trước hết đã đóng vai trò tăng nguồn thu ngân sách. Năm đầu tien khi pháp lênh mới ra đời thì số thu này chỉ là 62 tỉ VNĐ. Nguồn thu từ thuế TNCN đã đặc biệt tăng mạnh sau năm 1996; từ 510 tỉ VNĐ năm 1995 tăng vọt đến 1354 tỉ VNĐ năm 1996, đến năm 2001 thì só thu từ thuế TNCN đã là 1930 tỉ VNĐ. Số người nộp thuế TNCN cũng đã tăng lên nhiều so vvới những năm đầu khi pháp lệnh mới ra đời, năm 2001 có khoảng xấp xỉ 300.000 người nộp thuế trong khi đó năm 1999 chỉ có khoảng 200.000 người nộp thuế. Điều đó chứng tỏ diện điều tiết của thuế TNCN đang ngày càng được mở rộng. Số cá nhân nộp thuế TNCN tập trung chủ yếu là người nước ngoài và người VN làm việc trong các doanh nghiệp và văn phòng đại diện của nước ngoài. Đây là khu vực làm việc với nước ngoài và thu nhập tương đối cao so mức bình quân của xã hội. Chính vì vậy khi mà mức khởi điểm của thu nhập chịu thuế nước ta còn cao so với thu nhập bình quân của dân cư thì số đối tượng làm việc trong khu vực nước ngoài sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc đóng góp nguồn thu từ thuế TNCN.
2.3.2 Kết quả về xã hội:
Sắc thuế đã góp phần phân phối lại thu nhập từ những người có thu nhập quá cao trong xã hội, chuyển vào ngân sách nhà nước rồi thông qua đó sử dụng vào các chương trình kinh tế nhằm mục tiêu phát triển chung, đồng thời cũng nhằm thực hiện các chương trình hỗ trợ người nghèo. Số thu là xấp xỉ 2.000 tỉ VNĐ trên tổng số là 300.000 người đóng góp. Đây là một mức đóng góp không nhỏ, rõ ràng nhờ sắc thuế này mà sự phân phối của cải trong xã hội sẽ được thực hiện một cách hiệu quả và chính xác hơn, đem lại tổng lợi ích lớn nhất cho xã hội. Nếu như không có sắc thuế này thì chắc chắn 2.000 tỉ VNĐ này sẽ không được dùng hoàn toàn cho mục tiêu phát triển chung của xã hội, mà thay vào đó có thể là các hoạt động tiêu dùng cho một nhóm cá nhân trong xã hội.. Bên cạnh đó ta có thể thấy rằng việc ra đời sắc thuế này cũng giúp cho người dân phần nào hiểu hơn và làm quen dần với thuế TNCN. Điều đó có thể minh chứng cho số đơn vị chi trả thu nhập tăng lên không ngừng, đồng thời số đối tượng nộp thuế cũng tăng lên đáng kể. Sắc thuế này sẽ dần mang tính xã hội hơn. Vì vậy ta có thẻ khắng định một điều dù ít hay nhiều thì sắc thuế này cũng góp phần vào việc phân phối lại của cải và công bằng trong xã hội, giúp giảm bớt phần nào sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.
Kết quả đạt được trong 10 năm thực hiện thuế TNCN đối với người có thu nhập cao thực sự đã đạt được những kết quả khả quan.Tuy nhiên bản dự thảo mới nhất về luật thuế TNCN sẽ được tình quốc hội cho ý kiến trong kỳ họp vừa qua. So với bản dự thảo trước đây, bản dự thảo này đã có nhiều điểm mới dựa trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân dân và các cơ quan liên quan. Nguyên nhân về sự thay đổi, gia tăng thuế TNCN là:
- Sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong nước đặc biệt từ năm 1993-1996 với tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức cao đã góp phần gia tăng thu nhập thực tế của dân cư, qua đó làm taêng khả năng đóng góp vào nguồn thu ngân sách cua rnhà nước thông quqa thuế TNCN của người có thu nhập cao. Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế làm gia tăng thu nhập đòng thời cũng kéo theo sự phân hoá giàu-nghèo ngày càng mạnh hơn.
Cùng với nó là số lượng người nước ngoài làm việc tại VN gia tăng theo thời gian qua cũng góp phần làm tăng số thuế thu nhập thu được. Đây lại là đối tượng có khả năng đóng thuế thu nhập nhiều, chính vì vậy khi mà quản lý được số đối tượng này một cách tương đối đầy đủ thì sẽ tăng được nguồn thu đáng kể.
Một nguyên nhân hết sức quan trọng là việc điều chỉnh nội dung pháp lệnh đã thực hiện tỏ ra có hiệu quả. Việc điều chỉnh mức thu nhập khới điểm chịu thuế và các bậc trong biểu thuế đã khiến người nộp thuế cảm thấy thoải mái hơn.
Đồng thời, cơ quan thuế đã có những biẹn pháp cụ thể và hũư ích trong việc thu thuế TNCN.
2.3.3 Mục tiêu, quan điểm xây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 68756.DOC