Đề tài Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài. Trang 1

II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .2

III. Mục đích nghiên cứu . 4

IV. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.4

V. Đóng góp của đề tài . 4

VI. Phương pháp nghiên cứu. 5

VII. Cấu trúc khoá luận . 5

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT VÀ THỂ THƠ THẤT

NGÔN XEN LỤC NGÔN

I. Khái quát về thơ Nôm đường luật. 7

II. Những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của thơ Nôm

Đường luật . 8

1. Điều kiện văn học . 8

1.1. Về ngôn ngữ . 8

1.2. Về thể loại. 10

2. Điều kiện ngoài văn học. 10

2.1. Điều kiện lịch sử xã hội . 10

2.2. Điều kiện văn hoá, tư tưởng. 11

pdf59 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 5382 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như nỗi đau riêng của gia đình. Đất nước bị tàn phá dưới gót giày của bọn xâm lược, cha bị giải sang Trung Quốc. Ông luôn khắc sâu lời dặn của cha “con trở về lập chí, rửa thẹn cho nước, trả thù cho cha, như thế mới là đại hiếu”. Mười năm phiêu bạt, lúc bị bắt, lúc phải lẩn tránh ông luôn canh cánh trong lòng lời dặn của cha. Hiểu rõ tư tưởng của Lê Lợi, ông đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dùng hết tài năng của một nhà chiến lược, một anh hùng dân tộc cùng nghĩa quân đánh đuổi lũ giặc hung tàn. Với cái nhìn sáng suốt, đến với khởi nghĩa Lam Sơn, ông đã sống những ngày đầy ý nghĩa và đẹp đẽ nhất trong cuộc đời. Nguyễn Trãi trong khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1428) Đây là mười năm gian khổ nhưng cũng là mười năm hạnh phúc nhất của Nguyễn Trãi. Mười năm tài năng của ông được phát huy ở mức cao nhất để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Có thể coi, đây là giai đoạn nhà thơ - chiến sĩ trong cuộc đời Nguyễn Trãi. Thời kì đầu của khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi “Bình Ngô sách” với kế hoạch “mưu phạt tâm công”, được Lê Lợi chấp nhận và tiến hành thắng lợi. Giai đoạn tiếp theo, Nguyễn Trãi được giao nhiệm vụ quan trọng bên chủ tướng, giúp Lê Lợi soạn thảo các văn kiện chính trị, ngoại giao. Thời gian này, Nguyễn Trãi không quản gian khổ, hi sinh, góp phần to lớn cùng nghĩa quân làm nên nhiều thắng lợi. Đây cũng là thời kì hồn thơ Ức Trai mở rộng, bay bổng tuyệt vời với tâm hồn của người chiến sĩ: Thừa chỉ ai rằng thời khó ngặt Túi thơ chứa hết mọi giang san Chiến tranh sắp kết thúc, Nguyễn Trãi được bổ nhiệm chức Nhập nội hành khiển, phụ trách thượng thư bộ lại kiêm khu mật viện sự. Ông kiên trì, bền bỉ, kiên quyết và khôn khéo viết thư luận chiến với Vương Thông thuyết phục bọn chúng rút quân về nước chấm dứt chiến tranh. Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 20 Cuối năm1427 đầu 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng. Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô đại cáo”. Bản tuyên ngôn này được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (đầu năm 1428). Nguyễn Trãi sau khởi nghĩa Lam Sơn (1428 -1442) Sau những năm tháng đẹp đẽ, mang túi thơ đi khắp giang san là những năm tháng đầy đau buồn cũng không kém phần ý nghĩa đối với Nguyễn Trãi. Đây là giai đoạn “tùng bách kiên trinh” và “ tiếng thơ kêu xé lòng” trong cuộc đời nhà thơ. Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi – lúc này là Lê Thái Tổ đã nghe những lời sàm tấu của bọn nịnh thần sát hại những công thần như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo. Bản thân Nguyễn Trãi cũng bị nghi kị và bỏ tù tương truyền khoảng năm 1430. Mặc dù ngay sau đó ông được tha. Nhưng từ đây, lí tưởng, tài năng của ông không được xã hội phong kiến chấp nhận. Cuối năm 1437, do bất đồng ý kiến giữa các đại thần và đau lòng trước những cảnh trái tai gai mắt, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Khi Lê Thái Tông lớn lên, hiểu việc nước, việc đời, đã vời Nguyễn Trãi ra gánh vác công việc quốc gia với những chức tước quan trọng. Ông mừng đến chảy nước mắt. Mừng không chỉ cho bản thân mà mừng cho nước, cho dân. Ông cùng bạn bè một chí hướng mở lớp giảng sách, chủ trì khoa thi và trù tính nhiều việc ích nước lợi nhà. Rủi thay cho đất nước, Lê Thái Tông đi duyệt binh ở Chí Linh về ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, lệnh cho Nguyễn Thị Lộ - một người thiếp của Nguyễn Trãi, hộ giá vua về Thăng Long. Khi đi qua Trại Vải (Lệ Chi Viên) thì bị cảm đột ngột rồi chết. Bọn gian thần sẵn ghét vợ chồng ông, bèn vu cho ông tội giết vua và khép vào tội tru di tam tộc. Đó là ngày 16 – 8 – 1442. Năm ấy ông vừa tròn sáu mươi ba tuổi. Ông chết mà không thực hiện được trọn vẹn lí tưởng và tài năng của mình. Nguyễn Trãi suốt một đời đấu tranh cho độc lập của đất nước, hạnh phúc của nhân dân cuối cùng lại phải chịu rơi đầu dưới lưỡi dao của chính triều đình mà ông từng đem tâm huyết, sức lực để vun đắp, xây dựng. Hơn hai mươi năm sau (1464), Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng tước bá trù tán, bổ dụng Anh Vũ (con trai với người vợ lẽ Phạm Thị Mẫn trốn thoát sau vụ thảm hoạ) ra làm quan và cho người sưu tập lại thơ văn của ông. Về cái chết của Nguyễn Trãi, Phạm Văn Đồng bình luận: “Đối với triều đình nhà Lê lúc bấy giờ, sau khi “bốn biển đã yên lặng”, Nguyễn Trãi nhân nghĩa quá, trung thực quá, thanh liêm quá! Nguồn gốc sâu xa của thảm án vô cùng đau thương của Nguyễn Trãi bị tru di ba họ là ở đó” [Trần Tùng Chinh. 2003. 47]. Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 21 3. Sự nghiệp Sau khi mẹ mất, Nguyễn Trãi về Nhị Khê ở với cha. Cha ông thường khen: “Lục tuế nhi đồng phả ái thư” (con thơ sáu tuổi đà ham sách). Như vậy, ngay từ nhỏ, Nguyễn Trãi là người ham sách vở. Sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền với các hoạt động chính trị. Mỗi tác phẩm ra đời, đánh dấu một chặng đường lịch sử của đất nước và cả những biến động trong cuộc sống của ông. Sau thảm họa tru di, tác phẩm của Nguyễn Trãi bị thất lạc hoặc bị thiêu huỷ. Song vẫn có nhiều người vì quý mến tài đức của ông mà cất giấu. Nhờ đó mà Trần Khắc Kiệm khi được Lê Thánh Tông giao cho việc sưu tập lại thơ văn của Nguyễn Trãi đã có điều kiện tập hợp các tác phẩm còn lại của ông. Nhưng rồi, bộ sưu tập của Trần Khắc Kiệm cũng bị thất lạc. Mãi đến thế kỉ XIX, Dương Bá Cung mới sưu tập lại và cho khắc in vào năm 1868, dưới tên Ức Trai di tập, bao gồm 7 quyển. Những tác phẩm của Nguyễn Trãi còn giữ lại tuy chưa phải là tất cả sự nghiệp văn chương của ông, nhưng có phần chắc chắn đó là những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi. Quân trung từ mệnh tập khoảng 70 bài. Đây là những bức thư gửi cho tướng giặc và những tờ giấy giao thiệp với triều đình nhà Minh nhằm thực hiện kế “mưu phạt tâm công”. Ở đây cũng có một số bài chiếu viết theo lệnh Lê Thái Tổ để răn dạy thái tử và các quan lại hãy lấy việc chăm lo cho nước cho dân là đạo đức cao nhất. Năm 1428, cuộc khởi nghĩa chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo nổi tiếng. Bình Ngô đại cáo là lời tuyên bố trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về quá trình chiến đấu gian khổ để đi đến chiến thắng cuối cùng giành lại hòa bình cho đất nước. Lam Sơn thực lục do Nguyễn Trãi viết về Lê Lợi do Lam Sơn động chủ đề tựa năm 1432. Có thể nói, đây là một tập lịch sử kí sự về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và cuộc trường kì kháng chiến chống quân Minh. Những sự kiện lịch sử mà tác giả chứng kiến được trình bày một cách hệ thống với lối văn súc tích, ngắn gọn mà chứa chan tình cảm chân thành. Chí Linh sơn phú và Vĩnh Lăng bi kí đã nêu bật công trạng của Lê Lợi trong sự nghiệp cứu nước từ những ngày đầu gian khổ ở núi Chí Linh. Đồng thời, tác phẩm còn là lời nhắc nhở mọi người lúc hưởng thụ thái bình thì đừng quên lúc chiến đấu gian khổ. Năm 1434, theo yêu cầu của Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi làm sách Dư địa chí. Sách chỉ viết trong vòng mười ngày mà nói rất cụ thể, tỉ mỉ từng địa phương, sông núi, sản vật đến con người như thể Nguyễn Trãi đã từng sinh sống ở đó. Tình hình triều chính phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của ông. Biết rằng ở lại triều đình cũng chỉ chuốc vạ vào thân, ông bèn xin cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn. Nơi đây, ông đã cho ra đời tác phẩm Côn Sơn ca nổi tiếng cùng phần lớn các tác phẩm trong Quốc âm thi tập. Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 22 Biểu tạ ơn chính là bài văn Nguyễn Trãi dâng lên Lê Thái Tông khi nhà vua vời ông ra làm việc trở lại năm 1439. Tác phẩm nói lên nỗi vui mừng được phục vụ nhà vua, phục vụ đất nước. Tập Ức Trai thi tập là tập thơ chữ Hán duy nhất của Nguyễn Trãi. Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn thay vua viết nhiều chiếu, chế ban bố cho thần dân. Những chiếu, chế này sau được gọi tên chung là Ngọc Đường di cảo hay Ngọc Đường di phạm. Đến nay, Ngọc Đường di cảo cũng không còn trọn vẹn, chỉ còn một số bài trong phần văn của bộ Ức Trai di tập. II. Khái quát về tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi 1. Cấu trúc “Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm xưa nhất, dài nhất vào bậc hay nhất, cũng là tiêu biểu nhất cho bước khai sáng thời đại thơ Tiếng Việt và cho đại nghiệp văn chương của Ức Trai” [Bùi Duy Tân. 2001. 214 ]. Quốc âm thi tập không rõ nguyên bản gồm bao nhiêu bài nhưng trải qua nhiều biến động lịch sử, nhất là sau thảm án tru di tam tộc xảy ra với gia đình Nguyễn Trãi năm 1442. Cũng như nhiều tác phẩm khác, số lượng các bài thơ trong tập thơ này có lẽ cũng bị rơi rụng nhiều. Quốc âm thi tập hiện có hai loại văn bản: một loại gồm 254 bài thơ ở Viện nghiên cứu Hán Nôm, một loại gồm 70 bài ở thư viện Viện sử học. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng loại văn bản thứ nhất. Văn bản này do các ông Trần Văn Giáp và Phạm Trọng Điềm phiên âm và chú giải – nhà xuất bản Văn sử địa -1956. Trần Văn Giáp và Phạm Trọng Điềm đã căn cứ vào công trình sưu tập toàn bộ thi văn của Nguyễn Trãi do các nhà nho Dương Bá Cung, Nguyễn Định, Ngô Thế Vinh làm về đời Tự Đức và ấn hành năm 1868 dưới nhan đề Ức Trai di tập. Toàn bộ có 7 quyển. Quốc âm thi tập chép vào quyển thứ 7 gồm 254 bài, chia ra làm 4 phần ƒ Phần Vô đề: gồm 192 bài (từ bài 1 đến bài 192) là những bài thơ viết không có tựa đề riêng nhưng sắp xếp thành 14 tiểu mục. Đây là những bài tác giả giãi bày tâm trạng. ƒ Phần Môn thì lệnh : gồm 21 bài (từ bài 193 đến bài 213) viết về đề tài thời tiết, khí hậu, cảnh sắc bốn mùa trong 9 tiểu mục. ƒ Phần Môn hoa mộc: 34 bài trong 23 tiểu mục (từ bài 214 đến bài 247) viết về đề tài các loại cây cỏ, thảo mộc. ƒ Phần Môn cầm thú: 7 tiểu mục có 7 bài (từ bài 248 đến bài 254) đề tài về các loại thú vật. Trong mỗi phần lại có nhiều đề mục, tất cả có 53 đề mục. Một đề mục có thể chỉ gồm một bài thơ, nhưng có đề mục lại gồm một chùm thơ. Ví dụ như đề mục Ngôn chí có 21 bài, đề mục Mạn thuật có 14 bài... Những chùm thơ như vậy được sáng tác theo một mạch, rất có thể là trong cùng một giọng. Và trong từng chùm thơ, số bài nhiều hoặc ít có lẽ tuỳ thuộc vào nguồn cảm Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 23 hứng của tác giả về mỗi loại vấn đề. Trong các chùm thơ Nôm thì Bảo kính cảnh giới là lớn hơn cả: 61 bài; Tự thán lớn thứ hai: 41 bài. Ngoài những bài không có đầu đề, cũng có một số bài có đầu đề riêng và những cụm bài cùng chung một đầu đề như Thuật hứng, Tự thán, Bảo kính cảnh giới, Tùng, CúcQua đó, có thể thấy trong thơ Nôm, Nguyễn Trãi chỉ muốn để lại trong thơ Nôm một “tấm gương báu” để “tự răn mình”, biết tu dưỡng, giữ vững phẩm chất không bị ngả theo những thói xấu của thế gian và dè chừng những sự hiểm độc. Những bài thơ này không ghi chép về thời điểm sáng tác, song nếu căn cứ vào nội dung từng bài, ta có thể đoán định rằng đa số các bài thơ trong Quốc âm thi tập được làm trong thời kì Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn Sơn. Căn cứ vào hình thức tổ chức chất liệu ngôn ngữ, ta thấy Nguyễn Trãi làm thơ Nôm theo ba thể: ƒ Thể luật Đường: 42 bài (29 bài thất ngôn bát cú, 13 bài thất ngôn tứ tuyệt) ƒ Thể thất ngôn trong đó kiểu tiết tấu đường luật 4-3 dùng xen tiết tấu 3- 4 gồm 26 bài (loại thất ngôn bát cú 18 bài, loại tứ tuyệt 8 bài). ƒ Thể thất ngôn xen lục ngôn :186 bài (loại thất ngôn bát cú 161 bài, loại tứ tuyệt 25 bài) 2. Nội dung tập thơ Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi không những là nhân chứng cho những biến động bão táp của lịch sử thế kỉ XV mà còn là người trực tiếp tham gia vào chính những biến động đó. Ngay cả cuộc đời ông cũng là một cuộc đời đầy những bão táp, thăng trầm. Vì vậy, thơ ông thể hiện rõ một vốn sống đã ở độ chín, một suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời phức tạp, một tình cảm nhân hậu với thiên nhiên, con người. Qua thơ Nguyễn Trãi, ta hiểu thêm rất nhiều điều về ông với những khát vọng lớn lao và những tâm trạng u uất về thời thế. Nếu như thơ văn chữ Hán của Nguyễn Trãi nghiêng hẳn về chính trị với những lập luận đanh thép “có sức mạnh như 10 quân” của một người yêu nước sâu sắc, mạnh mẽ, tha thiết, với tâm hồn và khí phách của thời đại thì thơ Quốc âm của ông lại nhẹ nhàng, sâu lắng, phản ánh một cách cụ thể và sinh động những tâm sự, tình cảm, khí tiết của ông với thế sự giang sơn, đất nước. 2.1. Lòng yêu thiên nhiên Đối với Nguyễn Trãi, thiên nhiên chính là nơi xuất phát của những tình cảm cao đẹp. Thơ ông, thiên nhiên chiếm cái phần phong phú nhất và cũng là thành công nhất. Với một tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, ông gửi tất cả tình cảm của mình vào việc miêu tả những bức tranh thiên nhiên cùng với sự thay đổi tinh tế của nó. Rất nhiều bài vịnh cảnh, vịnh hoa hiện lên với một vẻ đẹp riêng, yêu kiều mà giản dị của quê hương Việt Nam: Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 24 Nước biếc non xanh thuyền gối bãi Đêm thanh, nguyệt bạc khách lên lầu (Bảo kính cảnh giới 26) Với một tâm hồn đa cảm, dễ xúc động, thi nhân đã yêu thương ánh trăng, cành hoa, tiếng chim, dòng sôngthật sâu lắng. Nguyễn Trãi coi những vật vô tri ấy dường như có linh hồn, biết hòa điệu với trái tim thi nhân. Ông thực sự coi thiên nhiên là bạn hữu, là nguồn vui trong đời: Cây rợp tán che am mát Hồ thanh, nguyệt hiện bóng tròn Cò nằm, hạc lặn nên bầy bạn Ủ ấp cùng ta làm cái con (Ngôn chí 20) 2.2. Tấm lòng ưu dân, ái quốc sâu nặng Trong thơ Quốc âm, ta thường bắt gặp những từ “tiên ưu”, “ưu ái” Đây chính là nét nổi bật ngời sáng trong tâm hồn Nguyễn Trãi. Nhà thơ luôn ý thức được trách nhiệm và bổn phận của một vị tôi hiền, luôn cố gắng vượt qua những thăng trầm của cuộc đời làm quan bị ganh ghét, đố kị. Tuy vậy, Nguyễn Trãi vẫn giữ cho mình: Một tấc lòng son còn nhớ chúa Tóc hai phần bạc bởi thương thu. (Trần tình 7) Vấn đề lớn nhất làm ông quan tâm chính là ưu dân, ái quốc, lo cho đất nước và thương nhân dân. Chính điều đó đã làm tỏa sáng nhân cách lớn lao của một người anh hùng, một kẻ sĩ chân chính: Bui có một lòng trung liễn hiếu Mài chăng khuyết nhuộm chăng đen. (Thuật hứng 24) 2.3. Ca tụng cuộc sống trong sạch, thanh bần Sống hòa mình vào cuộc sống ở nông thôn, lúc nào Nguyễn Trãi cũng có thái độ thanh thản, mở rộng tâm hồn đón nhận tất cả những tinh hoa của trời đất. Trong cuộc sống còn nhiều khó khăn của dân tộc, ta phát hiện ra một Nguyễn Trãi bình dị, mộc mạc gắn bó chặt chẽ với đời sống lao động sản xuất: Ao cạn vớt bèo cấy muống Trì thanh phát cỏ ương sen (Mạn thuật 24) Quãng đời quy ẩn ở Côn Sơn, ông sống một cuộc sống thanh đạm, giản dị: Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 25 Bữa ăn dù có dưa muối Áo mặc nài chi gấm là (Ngôn chí 3) Cuộc sống sinh hoạt tuy còn thiếu thốn về vật chất nhưng bù lại, ông có sự thảnh thơi, vui thú cho tinh thần: Ngại ở nhân gian lưới trần Thời nằm thôn dã miễn yên thân Trúc mai chẳng phụ lòng quân tử Viên hạc đà quen bạn dật dân (Răn giận) 2.4. Băn khoăn đến một nền đạo đức luân lí Là một người sâu sắc, am hiểu lẽ đời, Nguyễn Trãi đưa vào thơ Quốc âm những bài học có giá trị giáo dục sâu sắc. Nó không phải là thứ đạo lí cứng nhắc mà nó phù hợp với đạo lí và truyền thống dân tộc: Giận làm chi tổn khí hòa Nào từng có ích nhọc mình ta Nếu đua khí huyết quên nhân nghĩa Hòa thất nhân tâm nát cửa nhà 3. Nghệ thuật Quốc âm thi tập là một trong những tài liệu văn học cổ nhất hiện nay còn lưu giữ được của nền văn học Quốc âm. Giá trị của nó không những được khẳng định ở mặt nội dung mà còn được thể hiện ở cả mặt nghệ thuật. Về mặt nghệ thuật, ta có thể thấy rõ nhất những đóng góp đáng trân trọng của Nguyễn Trãi về nhiều phương diện mà tiêu biểu nhất là về mặt ngôn ngữ và thể thơ. 3.1. Ngôn ngữ Bị chi phối bởi quan niệm thẩm mĩ của nền văn chương trung đại, thơ Nôm Nguyễn Trãi vẫn mang tính uyên bác, sử dụng nhiều điển tích, điển cố, các hình ảnh tượng trưng ước lệ. Tuy nhiên, nhờ sử dụng chữ Nôm, thơ Nguyễn Trãi đã ngày càng giản dị, tự nhiên gần gũi hơn với cuộc sống của người dân lao động. Từ ngữ trong thơ ông thường có sức gợi mạnh mẽ và độc đáo. Cũng nhờ sử dụng chữ Nôm, Nguyễn Trãi đã thành công khi đưa vào thơ ca bác học nguồn thi liệu vô cùng quý giá của tục ngữ, ca dao, thành ngữ. Tức là dùng kiểu nói của nhân dân hay tác động tới nhân dân bằng việc chuyển tải tư tưởng, tiếng nói của mình bằng tiếng nói của nhân dân. Quốc âm thi tập đánh dấu chặng đường phát triển của ngôn ngữ Việt Nam, một ngôn ngữ đã uyển chuyển, đã tinh tế trong việc diễn tả mọi tình ý, tư tưởng một cách độc đáo. Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 26 3.2. Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn Đây là một thể thơ được sáng tác dựa trên quy cách và cấu trúc của thơ Đường luật. Điểm khác biệt là ở hiện tượng xen kẽ những câu 6 tiếng với câu 7 tiếng trong cùng một bài bát cú hay tứ tuyệt. Số lượng các bài thơ được sáng tác theo hình thức này rất lớn (186/254) chứng tỏ Nguyễn Trãi hoàn toàn có ý thức khi vận dụng thể thơ này như một sự thử nghiệm cho việc tìm ra một thể thơ mới cho dân tộc, phần nào hạn chế những ảnh hưởng quá sâu sắc của thi ca Trung Quốc. III. Khảo sát chung về câu lục ngôn trong Quốc Âm thi tập 1. Số lượng Qua khảo sát và thống kê số liệu cho thấy: Quốc âm thi tập gồm 186 bài có câu lục ngôn dùng xen lẫn câu thất ngôn trên tổng số 254 bài thơ chiếm 73,22%. Thể thất ngôn bát cú có 161 bài, chiếm 86,56%. Thể tứ tuyệt có 25 bài chiếm 13,44%. Trong 1388 câu thơ của 186 bài có 433 câu lục ngôn chiếm 31,19%. Thể thất ngôn bát cú có 398 câu, chiếm 91,91%. Thể tứ tuyệt có 35 câu, chiếm 8.08%. Đáng lưu ý là trong Quốc âm thi tập có ba bài xuất hiện 7 câu lục ngôn trong cùng một bài. Không có bài nào hoàn toàn sử dụng câu lục ngôn (kể cả ở hai dạng bát cú và tứ tuyệt) Đa số các bài thất ngôn xen lục ngôn sử dụng từ hai đến ba câu lục. Số lượng câu lục dùng trong các phần của tập thơ cũng không đồng đều: ƒ Phần Vô đề: 146 bài thất ngôn xen lục ngôn, chiếm 78,6%. ƒ Phần Môn thời lệnh: 13 bài, chiếm 6,9%. ƒ Phần Hoa mộc môn: 21 bài, chiếm 11,3%. ƒ Phần Môn cầm thú: 6 bài, chiếm 3,2%. Như vậy, số lượng câu lục chiếm hơn 1/3 tổng số các bài trong tập thơ Quốc âm thi tập. Điều này có thể khẳng định: không phải Nguyễn Trãi vô tình sử dụng các câu lục ngôn trong thơ của mình. Phần lớn những câu lục ngôn được sử dụng trong phần vô đề (78,6%). Đây là phần nhà thơ tự giãi bày tâm trạng, tình cảm của mình. Một tâm trạng lúc nào cũng băn khoăn, trăn trở về nhân tình thế thái và một tâm hồn rộng mở với thiên nhiên, con người. Nó được phản ánh ngay trên tên của những đề mục như Tự thán, Tự thuật, Bảo kính cảnh giới, Tự sức... Đối chiếu việc sử dụng các câu lục ngôn với các tác giả tiêu biểu của thể thơ Nôm Đường luật, ta thấy: Số bài có câu lục giảm dần từ Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương. Trong Hồng Đức quốc âm thi tập có 134 bài thơ làm Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 27 theo thể thất ngôn xen lục ngôn trên tổng số 328 bài (chiếm 40,8%), Bạch Vân quốc ngữ thi tập có 96 bài trên tổng số 161 bài (chiếm 60,8%). Thơ Hồ Xuân Hương có 3 trên 40 bài (chiếm 7,5%). Đến Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến và Tú Xương thì câu lục ngôn không xuất hiện. [Lã Nhâm Thìn. 1997. 208] Tổng số câu lục trong từng tập cũng giảm dần. Hồng Đức quốc âm thi tập có 310 câu lục ngôn trên tổng số 2580 câu (chiếm 12%), Bạch Vân quốc ngữ thi tập có 219 câu trên 1276 câu (chiếm 17,2%), thơ Hồ Xuân Hương 3 trên 268 câu (chiếm 1,1%).[Lã Nhâm Thìn. 1997. 208] Đặc biệt ở Hồng Đức quốc âm thi tập xuất hiện một bài hoàn toàn sử dụng câu lục ngôn (bài Chùa non nước). Hiện tượng này hầu như không lặp lại ở bất cứ tác phẩm thơ Nôm Đường luật nào. Tóm lại, Nguyễn Trãi là người đầu tiên sử dụng rộng rãi câu lục ngôn trong các tác phẩm của mình với một số lượng khá lớn (73,22%). Những câu lục ngôn trong Quốc âm thi tập đã góp phần tạo nên một diện mạo mới cho thơ ca nền văn học trung đại nói riêng và cho nền văn học Việt Nam nói chung. 2. Vị trí Trong bố cục bài thơ thể thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trãi, câu lục ngôn thường không cố định mà nó xuất hiện ở mọi vị trí. Dùng nó vào dòng thứ mấy dường như còn tuỳ thuộc vào nội dung ý tứ, cảm xúc của từng bài thơ. Chẳng hạn ở đề tài “Tùng”, tác giả viết ba bài tuyệt cú liên hoàn, mỗi bài có một câu lục ngôn, nhưng vị trí câu lục lại khác nhau. Bài một dùng ở dòng hai, bài hai dùng ở dòng ba, bài ba dùng ở dòng bốn. Ở đề tài “Trúc” thì lại ngược lại, bài một dùng ở dòng bốn, bài hai dùng ở dòng một, bài ba dùng ở dòng hai. Sự phân lượng câu lục ngôn ở các dòng như sau: - Trong 25 bài tứ tuyệt có 35 câu sáu tiếng được phân bố như sau: dòng 1: 8 câu dòng 2: 9 câu dòng 3: 8 câu dòng 4: 10 câu - Trong 161 bài bát cú có 398 câu sáu tiếng được phân bố như sau: dòng 1: 53 câu dòng 2: 45 câu dòng 3: 57 câu dòng 4: 57 câu dòng 5: 52 câu dòng 6: 53 câu dòng 7: 38 câu dòng 8: 43 câu Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 28 Để thấy rõ hơn vị trí của câu lục ngôn, chúng tôi đã tiến hành thống kê xác định vị trí và tần số xuất hiện của chúng theo bảng sau: Bài tứ tuyệt: Bài bát cú: Vị trí câu Dạng bài 1 2 3 4 5 6 7 8 1 13 8 0 0 0 0 8 10 2 13 11 16 16 11 11 11 11 3 12 8 17 17 15 15 7 7 4 4 7 6 8 10 12 4 5 5 4 3 7 7 6 6 1 6 6 4 4 5 5 5 5 2 0 7 3 1 3 3 3 3 3 2 8 0 0 0 0 0 0 0 0 Như vậy, ở bài tứ tuyệt, câu lục ngôn chỉ xuất hiện từ một đến 2 câu trên một bài. Không có dạng bài nào chứa 3 đến 4 câu. Tỉ lệ câu 6 chữ xuất hiện tương đối đều giữa các vị trí câu trong bài. Câu lục ngôn xuất hiện nhiều nhất ở dòng thứ tư (10 câu). Còn đối với bài bát cú, câu lục ngôn xuất hiện nhiều nhất vào cặp câu thực và cặp câu luận. Dạng bài có từ 2 đến 3câu xuất hiện khá nhiều. Dạng bài có 7 câu xuất hiện ít nhất. Từ đó, ta có thể khẳng định, câu lục ngôn được xuất hiện ở mọi vị trí khác nhau. Nhìn một cách tổng thể, ta thấy hơn một nửa tổng số các câu 6 tiếng được sử dụng ở những vị trí những dòng theo quy cách luật Đường phải đối. Vị trí câu Dạng bài 1 2 3 4 1 5 3 4 3 2 3 6 4 7 3 0 0 0 0 4 0 0 0 0 Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 29 Tức là những dòng thứ 3 và 4, 5 và 6 – là những phần thân bài bát cú, hình thành một quy luật bất biến: hễ dòng thứ ba là câu 6 tiếng thì dòng thứ 4 cũng phải là câu 6 tiếng. Quan hệ giữa dòng 5 và dòng 6 cũng như vậy. Xét từng trường hợp cho ta kết quả: - Bài bát cú: Sự phân bố câu lục ngôn được rải đều từ dòng một đến dòng tám. Nếu là bài có một câu lục ngôn thì câu lục ngôn thường ở vị trí: câu 1 (13 câu), câu 2 (8 câu), câu 7 (8 câu), câu 8 (10 câu). Tức là nó xuất hiện ở những vị trí không đối. Có thể nói, những câu thơ này đã tiếp thu thơ Đường luật, bởi đây cũng là những vị trí không có đối trong thơ Đường. Ở các vị trí đầu, cuối; ta thấy sự sáng tạo của tác giả; phá cách về nhịp để tạo điểm nhấn về cảm xúc của nhân vật trữ tình. Không thấy trường hợp nào một câu lục ngôn lại nằm ở các dòng 3 - 4 hay 5 - 6. Nếu là bài có hai câu lục ngôn thì nó thường được ưu tiên cho các vị trí câu đối ngẫu: câu 3 và câu 4 (mỗi vị trí đều có 57 câu) và câu 5 và 6 (mỗi vị trí có 52 câu). Các vị trí câu còn lại phân bố tương đối đều.Với tỉ lệ xuất hiện khá cao ở hai cặp câu thực và luận cho thấy thể thơ thất ngôn xen lục ngôn vẫn đi theo luật đối của thơ Đường luật (ở các cập thực, cặp luận). Và cũng chính ở vị trí thể hiện rõ nét đặc trưng của thơ Đường luật, Nguyễn Trãi đã tạo nên thế đối của hai cặp câu lục. Điều này sẽ làm thay đổi cấu trúc tổng thể của bài thơ. Đây là điểm nổi bật hơn cả về sự sáng tạo của Nguyễn Trãi. Các bài có từ ba câu lục ngôn trở lên, ngoài quy luật ưu tiên tối đa cho các câu đối ngẫu, các câu lục ngôn được phân bố vào tất cả các vị trí còn lại. Ta có thể khẳng định: Tất cả các câu thất ngôn đều có khả năng biến đổi để trở thành câu lục ngôn. Nó tuỳ thuộc vào yêu cầu diễn đạt những trạng thái tình cảm mà câu thất ngôn không thể đáp ứng. Tức là, câu lục ngôn đóng vai trò của những “nút tiếng vọng” ( Nguyễn Phạm Hùng) [Tạp chí văn học. 2001. 49] trong bài thơ. - Bài tứ tuyệt Do yêu cầu của thể loại nên thể thơ này thường không dùng lối đối ngẫu. Chính vì thế câu 6 tiếng được dùng ở mọi vị trí với số lượng tương đối đồng đều. Trong số 25 bài thất ngôn tứ tuyệt, thể thất ngôn xen lục ngôn chỉ có một bài (bài 200) là sử dụng hai câu 6 tiếng đối nhau ở cặp dòng 1 – 2 (Dịp trúc còn khoe tiết cứng / Rầy liễu đã rủ tơ mềm). Về hiện tượng của bài thơ này, giới nghiên cứu đánh giá vẫn thừa nhận rằng bài thơ này được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1277.pdf
Tài liệu liên quan