MỤC LỤC
TRANG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 3
I. Lý luận chung về đầu tư phát triển 3
1. Khái niệm, và đặc điểm của đầu tư phát triển 3
1.1 Khái niệm: 3
1.2 Đặc điểm đầu tư phát triển 5
2. Vai trò của đầu tư phát triển trong nền kinh tế 6
2.1 Trên giác độ nền kinh tế của quốc gia 6
2.2 Trên giác độ đơn vị kinh tế của đất nước 8
3. Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển 9
3.1 Khái niệm vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển 9
3.2 Vốn trong nước 9
3.3 Vốn nước ngoài 10
3.4 Mối quan hệ giữa hai nguồn vốn 11
II. Lý luận chung về nghành thuỷ sản 12
1. Đặc điểm, vai trò của nghành thuỷ sản 12
1.1 Khái niệm về ngành thuỷ sản: 12
1.2 Đặc điểm của ngành Thuỷ sản 13
1.3 Vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế 14
2. Đặc điểm đầu tư phát triển trong nuôi trồng thuỷ sản 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN 19
I. Các nhân tố ảnh hưởng đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta và sự cần thiết phải đầu tư 19
1. Các nhân tố ảnh hưởng đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản 19
1.1. Điều kiện tự nhiên 19
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 22
2. Sự cần thiết phải đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản 23
II. Tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam 26
1. Tình hình thu hút vốn đầu tư thuỷ sản giai đoạn 1996-2001 26
1.1 Vốn đầu tư ngành thuỷ sản so với tổng vốn đầu tư cả nước 26
1.2 Vốn đầu tư cho thuỷ sản so với vốn đầu tư ngành nông nghiệp 26
2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển thuỷ sản 26
2.1 Đầu tư phát triển theo nguồn vốn đầu tư 26
2.2 Đầu tư theo lĩnh vực 26
2.4 Đầu tư nuôi trồng thuỷ sản theo vùng kinh tế 26
2.5 Đầu tư nuôi trồng thuỷ sản theo chương trình 773 26
III. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển ngành thuỷ sản từ năm 1996 đến nay 26
1. Kết quả và hiệu quả đầu tư 26
1.1 Sản lượng thuỷ sản 26
1.2 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 26
2. Đánh giá chung những kết quả đạt được 26
3. Những tồn tại và nguyên nhân trong đầu tư phát triển thuỷ sản 26
3.1 Thiếu quy hoạch cụ thể cho tiểu vùng sinh thái, vùng nuôi tập trung.26
3.2 Hệ thống sản xuất con giống chưa đáp ứng nhu cầu 26
3.3 Đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản chưa thích đáng. 26
3.4 Tổ chức quản lý nuôi trồng thuỷ sản còn thiếu hiệu quả, năng lực quản lý yếu 26
3.5 Chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư nuôi trồng thuỷ sản còn hạn chế 26
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 26
I. Quan điểm, mục tiêu đầu tư phát triển ngành thuỷ sản giai đoạn 2001-2010 26
1. Dự báo xu hướng phát triển thuỷ sản thế giới đến năm 2010 26
2. Quan điểm chỉ đạo phát triển thuỷ sản giai đoạn 2001-2010 26
3. Định hướng đầu tư phát triển thuỷ sản giai đoạn 2001-2010 26
II. Một số giải pháp đầu tư phát triển ngành thuỷ sản 26
1. Tăng cường thu hút vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản 26
1.1 Đối với nguồn vốn trong nước 26
1.2 Đối với nguồn vốn nước ngoài 26
2. Đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất 26
2.1. Phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế 26
2.2. Mở rộng phát triển sản xuất 26
2.3. Đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu 26
2.4. Tăng cường khoa học công nghệ cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 26
2.5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế 26
3. Đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ 26
3.1. Đối với thị trường trong nước 26
3.2. Đối với thị trường nước ngoài 26
4. Giải pháp về nhân lực 26
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất là sản phẩm hải sản tươi sống, cung cấp tại chỗ rất được ưu chuộng. Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của ngành thuỷ sản, đến năm 2010 tổng sản lượng thuỷ sản đạt trên 3,5 triệu tấn/ năm, trong đó ưu tiên cho xuất khẩu khoảng 40%. Theo số liệu của FAO sản phẩm thuỷ sản dành cho chăn nuôi 30% số còn lại sẽ dành cung cấp thực phẩm cho con người, ước tính của FAO hiện nay bình quân trên thế giới 13,4 kg/người, ở các nước phát triển là 27 kg/người thì ở nước ta chưa đáp ứng được. Vì vậy đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản để cung ứng số lượng thiếu hụt đó.
Bên cạnh đó sản phẩm xuất khẩu của ngành thuỷ sản của Việt Nam ngày càng được ưu chuộng ở nhiều nước trên thế giới và khu vực. Năm 1997 nước ta đã xuất khẩu sang 46 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đến 2003 đã xuất khẩu đến trên 50 nước và vùng lãnh thổ Điều đáng quan tâm là trong hàng xuất khẩu thuỷ sản thì tỷ trọng nhóm hàng tôm vẫn là mặt hàng chủ lực chiếm ngày càng cao, các đối tượng khác như: nhuyễn thể, cá hồng, cá basa, da trơn, baba, lươn, ếch xuất khẩu sống, trê phi đông lạnh. Hiện nay đang được ưu thích ở một số thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản và có xu hướng nhu cầu ngày càng tăng. Dự kiến đến năm 2005 cơ cấu sản phẩm thuỷ sản Việt Nam xuất sang các thị trường này sẽ là Nhật Bản 32%-34%, Bắc Mỹ là 20%-22%, EU là 16%-18%, Châu á (kể cả Trung Quốc) là 20%-22%, thị trường khác 8%-10%.
Thứ ba, Đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản góp phần phát triển kinh tế xã hội
Với đặc thù dân số đông, đặc biệt là vùng nông thôn ven biển, biên giới, hải đảo trình độ dân trí chưa cao, dân số hàng năm ngày càng có tỷ lệ gia tăng cao, lượng lao động dư thừa. Bên cạnh đó thực tế cho thấy một bộ phận ngư dân làm nghề khai thác thuỷ sản ven bờ, nguồn lợi khai thác ngày càng cạn kiệt nên từng bước chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Như vậy đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản góp phần làm chuyển đổi cho cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho nông dân ven biển, góp phần xây dựng trật tự xã hội an ninh nông thôn vùng biển, biên giới hải đảo.
Thứ tư, Xu hướng đầu tư nuôi trồng thuỷ sản trên thế hiện nay là đẩy nhanh tốc độ gia tăng sản lượng nuôi thuỷ sản so với sản lượng khai thác
Hiện nay các nước Thái Lan, ấn Độ, Indonesia, Đài Loan có giá trị xuất khẩu thuỷ sản lớn, đây cũng là những nước có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn. Các nước châu á coi trọng phát triển nuôi trồng thuỷ sản, là khu vực nuôi trồng thuỷ sản chính của thế giới. Các nước đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhằm cung cấp thực phẩm chứa đạm cho nhu cầu tiêu dùng của con người, đảm bảo an ninh thực phẩm, theo hướng nuôi bằng hình thức công nghiệp để nâng cao năng suất và sản lượng các đối tượng nuôi để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Qua phân tích trên, ta có thể thấy được nuôi trồng thuỷ sản là một nghề có lợi và sẽ phát triển, nuôi trồng thuỷ sản đã được chú ý đầu tư phát triển ở nước ta trong thời gian qua. Tuy nhiên với tiềm năng to lớn như vậy, đầu tư phát triển thuỷ sản nước ta chưa tương xứng và cần thiết phải đẩy mạnh đầu tư hơn nữa trong thời gian tới.
II. Tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam
1. Tình hình thu hút vốn đầu tư thuỷ sản giai đoạn 1996-2001
1.1 Vốn đầu tư ngành thuỷ sản so với tổng vốn đầu tư cả nước
Bảng 4: Vốn đầu tư thuỷ sản so với vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1997-2001
Chỉ tiêu
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Số vốn
Tỷ lệ
Số vốn
Tỷ lệ
Số vốn
Tỷ lệ
Số vốn
Tỷ lệ
Số vốn
Tỷ lệ
Số vốn
Tỷ lệ
%
%
%
%
%
%
Tổng vốn đầu
tư cả nước
87394
100
108370
100
117134
100
131171
100
145333
100
163500
100
Vốn đầu tư
cho thuỷ sản
627,7
0,718
1036,9
0,957
1747,2
1,49
2913,2
2,23
3715,5
2,56
4110
2,51
Nguồn: Niên giám thống kê 2001 Đơn vị tính: Tỷ đồng
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành thuỷ sản trong thời gian qua có được sự quan tâm đầu tư đúng mức và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Vốn đầu tư vào ngành thuỷ sản trong giai đoạn 1996-2001 tăng lên rõ rệt.
Theo số liệu trên ta có tổng vốn đầu tư của toàn xã hội năm 1996 là 87394 tỷ đồng thì vốn đầu tư cho thuỷ sản là 627,7 tỷ đồng, chiếm 0,718% so với vốn đầu tư cả nước; nhưng đến năm 2001 vốn đầu tư cho toàn xã hội 163500 tỷ đồng trong đó ngành thuỷ sản có vốn đầu tư là 4110 tỷ đồng chiếm 2,51%. Như vậy vốn đầu tư cho ngành thủy sản đã không ngừng tăng lên, tốc độ tăng vốn của năm 2001 so với năm 1996 là 654,8% điều này phản ánh ngành thuỷ sản đang ngày càng thu hút vốn đầu tư phát triển từ mọi thành phần kinh tế khác nhau với nhiều hình thức khác nhau
Tuy vậy cơ cấu vốn đầu tư hiện nay cho ngành thuỷ sản so với tổng vốn đầu tư tổng xã hội với tỷ lệ còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng mà ngành thuỷ sản nước ta hiện có. Do đó trong thời gian tới Bộ thuỷ sản cần phối hợp với Bộ đầu tư vạch ra chiến lược cụ thể trong thu hút vốn đầu tư phát triển thuỷ sản cũng như trong cơ cấu vốn đầu tư cho thuỷ sản so với vốn đầu tư cả nước để phát huy mọi lợi thé của ngành thuỷ sản.
1.2 Vốn đầu tư cho thuỷ sản so với vốn đầu tư ngành nông nghiệp
Bảng 5: Vốn đầu tư cho thuỷ sản so với vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp
Chỉ tiêu
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Số vốn
Tỷ lệ
Số vốn
Tỷ lệ
Số vốn
Tỷ lệ
Số vốn
Tỷ lệ
Số vốn
Tỷ lệ
Số vốn
Tỷ lệ
%
%
%
%
%
%
Tổng vốn đầu
tư nông lâm-thuỷ-sản
11399
100
14199,2
100
14970
100
18556
100
20934
100
24110
100
Vốn đầu tư
cho thuỷ sản
627,7
5,828
1036,9
7,303
1747,2
11,7
2913,2
15,7
3715,5
17,75
4110
17,05
,Nguồn: Niên giám thống kê 2001 Đơn vị tính: Tỷ đồng
Biểu đồ
Trong thời kỳ 1996-2001 chúng ta thấy rằng vốn đầu tư phát triển cho thuỷ sản chiếm tỷ trọng ngày càng tăng lên trong tổng vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp nước ta. Từ đại hội Đảng lần thứ V, Đảng và nhà nước ta đã xác định “nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” và đến đại hội Đảng lần thứ VI đã cụ thể hoá bằng kế hoạch 5 năm (1986-1990) với 3 chương trình lớn: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Từ chủ trương của đảng trong những năm qua ngành nông nghiệp nói chung, ngành thuỷ sản nói riêng đã chú trọng đầu tư phát triển.
Hiện nay nước ta xuất khẩu nông sản dứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan, riêng lĩnh vực thuỷ sản chúng ta là một trong 5 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu. Đây là kết quả của công cuộc đầu tư hợp lý trong những năm qua, mà bước đột phá từ năm 1996 đến nay, tỷ lệ vốn đầu tư cho thuỷ sản trong năm 1996 chỉ chiếm 5,828% vốn đâu tư cho ngành nông nghiệp, thì đến năm 2001 tỷ lệ này đã là 17,05%. Qua đây cho ta thấy ngành thuỷ sản đang dần khẳng định vai trò của mình đối với nền kinh tế đất nước trong quá trình thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần nền kinh tế vào ngành.
Bảng 6: Tình hình vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 1996-2000
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
Vốn đầu tư
nuôi trồng thuỷ sản
(tỷ đồng)
234,1
330,8
456,9
662,4
820,2
Tốc độ phát
triển so với
định gốc 1996
(%)
1
141,30713
195,173
282,956
350,363093
Nguồn: Vốn đầu tư nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 1996-2000 Bộ kế hoạch đầu tư
Biểu đồ
Nhìn vào biểu đồ ta thấy nguồn vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 1996 vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản la 234,1 tỷ đồng thì đến năm 2000 số vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản đã là 820,2 tỷ đồng tăng 350,36% so với năm 1996. Đầu tư đã chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng cho nghề nuôi trồng thuỷ sản, quá trình đầu tư được gắn liền với áp dụng khoa học công nghệ mới, quan tâm sản xuất giống và thức ăn.
Trong giai đoạn 1996-2000 nghề nuôi trồng thuỷ sản đã thu hút vốn đầu tư phát triển để chuyển hướng sang sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, chú trọng đầu tư phát triển nuôi trồng các loại thuỷ sản có giá trị xuất khẩu cao.
Hiện nay nôi tôm đã trở thành phong trào sôi động của các tỉnh ven biển, góp phần vào mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Năm 2000 ngành thuỷ sản đã có nhiều dự án nuôi tôm theo mô hình công nghiệp, đến nay có 25 dự án nuôi tôm công nghiệp đã được phê duyệt với tổng số vốn đầu tư lên tới 953,4 tỷ đồng, trong đó vốn được cấp từ ngân sách là 521,3 tỷ đồng. Diện tích vùng dự án là 3.978 ha, diện tích nước nuôi 2.500 ha. Năng suất bình quân đạt từ 4-7 tấn/ha/năm.
Bên cạnh đó sản xuất tôm giống và cá giốn được đầu tư mạnh trong những năm qua. Năm 1995 cả nước có 840 cơ sơ sản xuất giống tì đến nay đã có tới 3120 cơ sở đáp ứng yêu cầu sản xuất, góp phần khắc phục tình trạng phụ thuộc vào giống vớt tự nhiên. Ngày 9/9/2000 thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 103/2000/QĐ-TTg với các chính sách: các khoản vay dưới 50 triệu đồng cho đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản không phải thế chấp tài sản, khuyến khích mọi tổ chức cá nhân và mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển vào lĩnh vực bảo vệ & phát triển giống thuỷ sản.
Về thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản, trước đây trong một thời gian dài nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình quảng canh, sự hiểu biết kỹ thuật nuôi bán thâm canh, thâm canh còn hạn chế nên chưa có nhu cầu sử dụng thức ăn công nghiệp cho nuôi trồng thuỷ sản. Trong những năm gần đây khi nuôi trồng thuỷ sản đã có bước phát triển mạnh thì việc sử dụng các loại thức ăn công nghiêp chứa nhiều protein vào nuôi trồng thuỷ sản đã mang lại năng suất và sản lượng cao. Hiện nay cả nước có trên 110 cơ sở sản xuất với công suất đạt 2.700.000 tấn/năm, phân bố như sau: miền Bắc có 16 cơ sở, miền Trung có 51 cơ sở, miền Nam có 43 cơ sở (Nguồn Vụ KH&ĐT- Bộ thuỷ sản).
2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển thuỷ sản
2.1 Đầu tư phát triển theo nguồn vốn đầu tư
Bảng 7: Nguồn vốn đầu tư phát triển trong 2 giai đoạn ngành thuỷ sản
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
Vốn (Tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Vốn (Tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Vốn (Tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Vốn (Tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Vốn (Tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Tổng mức đầu tư
234,1
100
330,8
100
456,9
100
622,4
100
820,2
100
A. Trong nớc
227,3
97,1
320,8
97
444,3
97,2
606,8
97,5
807,1
97,9
1.Ngân sách
32,4
13,8
46,5
14,4
68,9
15,1
90,2
14,5
120,7
14,6
2.Tín dụng
51,5
22
72,8
22
97,7
21,4
127,4
20,5
164
19,9
3.Huy động
143,4
61,3
201,5
60,9
277,7
60,7
389,2
62,5
522,7
63,4
B. Nước ngoài
6,8
2,9
10
3
12,6
2,8
12,9
2,5
13,1
2,1
1.ODA
3
1,3
3,9
1,2
4,8
1,1
5,9
1,4
5,1
1
2.FDI
3,8
1,6
6,1
1,8
7,8
1,7
7
1,1
8
1,1
Nguồn: Báo cáo tổng kết đầu tư xây dựng cơ bản 5 năm 1996-2000 của Bộ thuỷ sản
Qua biểu bảng trên ta thấy rằng nguồn vốn đầu tư cho thuỷ sản tăng lên rõ rệt nếu trong năm 1996 tổng vốn đầu tư 234,1 tỷ đồng thì đến năm 2000 số vốn này đã tăng lên 820,2 tỷ đồng tức là gấp hơn 4 lần. Điều này cho thấy ngành thuỷ sản đã quán triệt chủ trương đường lối của Đảng về phát huy nội lực trong đầu tư phát triển. Vốn đầu tư phát triển ngành chủ yếu là nguồn vốn trong nước (chiếm từ 97,1% đến 97,9 tổng mức vốn đầu tư) trong đó nguồn vốn huy động trong nhân dân (chiếm từ 61,3% đến 63,4% tổng vốn đầu tư).
Kết quả này phản ánh ngành thuỷ sản đã đánh giá đúng vai trò của nguồn vốn huy động từ dân cư cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên xét về cơ cấu vốn đầu tư phát triển thì nguồn vốn đầu tư do ngân sách nhà nước cấp còn hạn chế (chỉ chiếm 13,8% đến 14,6% tổng mức đầu tư) chưa tương xứng với tiềm năng và vai trò của ngành thuỷ sản.
Bên cạnh đó tuy ban đầu việc huy động vốn trong dân cư đã có kết quả song tỷ lệ huy động như vậy còn thấp so với tiềm năng của người dân. Tình hình đó đòi hỏi các cơ quan quản lý của ngành phải cụ thể hoá bằng luật khuyến khích đầu tư trong nước và luật khuyến khích đầu tư nước ngoài. Cần xây dựng chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư trong: nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt khai thác hải sản xa bờ, chế biến thuỷ sản và xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá nhằm thu hút mọi nguồn lực trong-ngoài nước cho đầu tư phát triển ngành, trong đó nguồn vốn trong nước luôn giữ vị trí quan trọng mà chủ yếu là vốn huy động từ dân cư và các thành phần kinh tế.
Mặc dù trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài vào nước ta, đặc biệt là trong các lĩnh vực sử dụng nhiều nhân công lao động như ngành thuỷ sản.. Nhưng tổng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực thuỷ sản còn hạn chế (chỉ chiếm 2,1% đến 2,9%). Điều này cho thấy đầu tư vào lĩnh vực thuỷ sản chưa thật hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như khả năng thu hút vốn của nước ta từ bên ngoài vào cho đầu tư phát triển ngành thuỷ sản chưa có hiệu quả, chúng ta chưa giới thiệu hết tiềm năng phát triển ngành thuỷ sản của đất nước với các nhà đầu tư nước ngoài. Trước tình hình đó đặt ra vấn đề cần thiết phải nghiên cứu, tìm hiểu các tiêu chí và những điều kiện, nguyên vọng của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào lĩnh vực này là gì? Để chúng ta ngày càng cải thiện môi trường đầu tư trong nước ngày một hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời xây dựng chính sách tạo điều kiện cho đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tất cả mọi lĩnh vực của ngành trong thời gian tới.
2.2 Đầu tư theo lĩnh vực
Bảng 8: Tình hình vốn đầu tư cho thuỷ sản theo lĩnh vực
Chỉ tiêu
1991-1995
1996-2000
Mức tăng (%)
Số vốn
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
Số vốn
(tỷ đồng)
Tỷ lệ
(%)
Tổng số
2.829,34
100
8.987,12
100
317,64
Nuôi trồng thuỷ sản
860,61
30,42
2.283,27
25,41
265,31
Khai thác thuỷ sản
902,02
31,88
2.497,3
27,79
276,86
Chế biến thuỷ sản
745,47
26,35
2.727,31
30,35
365,85
Hậu cần dịch vụ
321,24
11,35
1.479,24
16,45
460,49
Nguồn: Báo cáo tổng kết đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 1996-2000 của Bộ thuỷ sản
Từ chủ trương của Đảng và nhà nước ta về công nghiệp hoá-hiện đại hóa đất nước trong mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Ngành thuỷ sản đã tập trung đầu tư vào 3 chương trình trọng điểm mang tính chiến lược của ngành đó là: khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Có thể nhận thấy rằng lĩnh vực khai thác thuỷ sản là lĩnh vực lâu đời nhất nước ở nước ta xét trong ngành thủy sản, lĩnh vực này đang được đầu tư mạnh. Trong thời kỳ 1991-1995 tổng vốn đầu tư cho khai thác thuỷ sản là 902,02 tỷ đồng chiếm 31,88% đứng vị trí thứ nhất trong tổng vốn đầu tư cho toàn ngành, sang thời kỳ 1996-2000 tuy tỷ lệ vốn đầu tư chỉ đứng thứ hai sau chế biến thuỷ sản nhưng tỷ trọng vốn đầu tư cho lĩnh vực này vẫn chiếm khá lớn trong vốn đầu tư toàn ngành thuỷ sản trong giai đoạn này và sẽ giữ vững xu hướng này.
Tuy nhiên trong thời kỳ 1996-2000 chế biến thuỷ sản đang được ưu tiên đầu tư hơn các lĩnh vực khác với mục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với vốn đầu tư 2.727,31 tỷ đồng, đứng vị trí thứ nhất so với tổng vốn đầu tư toàn ngành, tăng 365,85% so với vốn đầu tư cho lĩnh vực này giai đoạn 1991-1995. Chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất nhưng chưa hướng tới đầu tư cho thị trường đầu ra, mà chủ chủ yếu là thị trường nội địa va xuất khẩu. Vì vậy trước yêu cầu đó ngành thuỷ sản đã đầu tư cho lĩnh vực hậu cần dịch vụ và tìm kiếm thị trường đầu ra với mức vốn tăng lên đáng kể, nếu thời kỳ1991-1995 là 321,24 tỷ đồng thì trong giai đoạn 1996-2000 là 1.479,24 tỷ đồng, tỷ lệ vốn tăng giữa hai thời kỳ này là 460,49%. Điều này đã góp phần nâng cao hiểu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm sau khi khai thác và chế biến, nâng giá trị sản phẩm khi xuất ra thị trường tiêu dùng và xuất khẩu.
2.3 Đầu tư theo các đối tượng nuôi trồng thuỷ sản
Bảng 9: Tổng hợp vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 1996-2000
Các đối tượng
Vốn đầu tư của năm
Thời kỳ 1996-2000
1996
2000
Mức tăng %
Số vốn
Tỷ lệ %
Tổng
521,56
820,15
157,25
2.283,27
100
A. Nuôi nước lợ, mặn
392,63
665,4
169,47
1.718,84
75,28
Tôm: lợ, mặn
342,41
578,14
168,84
1.497,56
64,8
Cá biển
41,72
63,89
153,14
202,07
8,85
Nhuyễn thể
7,98
12,65
158,52
34,93
1,53
Rong biển
0,52
0,72
138,46
2,28
1,1
B. Nuôi nước ngọt
128,93
164,75
127,78
564,43
24,72
Tôm nước ngọt
29,5
49,2
166,78
125,36
5,49
Ao hồ nhỏ
69,15
75,53
109,23
302,41
13,25
Ruộng trũng
23,73
31
130,64
109,89
4,81
Nuôi khác
6,55
9,02
137,74
26,77
1,17
Nguồn: Dự thảo báo cáo tổng kết vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 1996-2000 Bộ thuỷ sản
Trong những năm qua ngành thuỷ sản đã đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo các đối tượng, đã góp phần làm chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế nông thôn và các vùng ven biển tạo việc làm tăng thu nhập cải thiện đời sống cho ngư dân. Từ biểu bảng trên ta thấy rằng từ 1996-2000 nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển mạnh trên phạm vi toàn quốc trên tất cả các dạng mặt nước: nước mặn, nứơc lợ, nước ngọt, ở các khu vực thuỷ nội địa với mục tiêu đảm bảo an ninh thực phẩm tạo nguồn hàng xuất khẩu đảm bảo nguyên liệu cho chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động.
Có thể thấy rằng các đối tượng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn-lợ là các đối tượng có khả năng cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu đã được đầu tư trong giai đoạn 1996-2000 với số vốn 1.718,84 tỷ đồng. Nhìn chung vốn đầu tư cho các đối tượng nuôi trồng thuỷ sản cũng tăng lên đáng kể mà điển hình nhất là nuôi tôm. Trong năm 1996 mức vốn đầu tư cho nuôi tôm là 342,41 tỷ đồng thì đến năm 2000 số vốn đã tăng lên 578,14 tỷ đồng tăng 68,84% và chiếm tỷ trọng 64,8% tổng số vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản. Qua đây ta thấy được nghề nuôi tôm đang từng bước phát triển ổn định và đã khẳng định được tính hiệu quả của mình trong việc thu hút vốn đầu tư của nhiều thành phần kinh tế khác nhau vào lĩnh vực này. Bên cạnh đó, hiện nay nuôi tôm đang là lĩnh vực có lợi nhuận khá cao nên các hộ nông dân ven biển đã sử dụng hầu hết diện tích mặt nước các vùng bãi triều ven sông, ven đầm để nuôi vào khai thác nuôi tôm.
Trong khi đó cá biển là đối tượng là đối tượng đang được đầu tư đáng kể với các hình thức nuôi lồng bè trên biển, ở đầm, phá, vịnh.. một số địa phương điển hình như Quảng Ninh, Phú Yên, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu.. Tổng mức vốn đầu tư cho cá biển năm 1996 là 41,72 tỷ đồng thì đến năm 2000 đã là 63,8 tỷ đồng tỷ lệ tăng đạt 53,14%. Bên cạnh đó nhuyễn thể là một loài có giá trị kinh tế cao và đặc biệt được dùng chủ yếu cho xuất khẩu nên trong những năm qua đang được chú ý đầu tư phát triển, tổng mức vốn đầu tư cho nhuyển thể giai đoạn 1996-2000 lên tới 34,93 tỷ đồng. Hiện nay nuôi trồng rong biển đang được xem như là biện pháp tao công ăn việc làm cho người lao động ven biển, tạo nguyên liệu chế biến thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu đồng thời đây cũng là giải pháp xử lý làm sạch môi trường trong các ao nuôi tôm cá nên rất được người nuôi trồng thuỷ sản quan tâm đầu tư phát triển.
Đầu tư phát triển các đối tượng nuôi các nước ngọt ở các vùng trũng ao hồ nhỏ ngoài mực tiêu xuất khẩu còn phục vụ cho mực tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm cung cấp một phần đáng kể nguồn đạm và tăng thêm thu nhập cho người dân từ việc bán các sản phẩm góp phần xoá đói giảm nghèo. Hiện nay nuôi với quy mô ao hồ nhỏ đang chiếm tỷ trọng lớn với 13,25% với tổng mức vốn đầu tư trong giai đoạn 1996-2000 là 302,41 tỷ đồng. Từ những kết quả đã đạt được cho thấy tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản ở ao hồ, ruộng trũng cần được quan tâm đầu tư và phát triển trong thời gian tới.
2.4 Đầu tư nuôi trồng thuỷ sản theo vùng kinh tế
Bảng 10: Vốn đầu tư cho thuỷ sản theo vùng kinh tế giai đoạn 1996-2000
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Vùng kinh tế
1996
1997
1998
1999
2000
Vốn (Tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Vốn (Tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Vốn (Tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Vốn (Tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Vốn (Tỷ đồng)
Tỷ lệ (%)
Tổng
234,1
100
330,8
100
456,9
100
622,4
100
820,2
100
Miền núi phía Bắc
5,9
2,5
7,3
2,2
9,00
2,00
11,2
1,8
13,7
1,7
Đồng bằng Bắc Bộ
47,1
20,1
67,2
20,3
92,8
20,3
112,3
18
114,6
14
Miền Trung
46,6
19,9
66,2
20
93,7
20,5
129,5
20,8
168,1
20,5
Tây Nguyên
1,6
0,7
2,3
0,7
3
0,7
3,7
0,6
3,8
0,5
Đông Nam Bộ
16,2
6,9
23,2
7
32,2
7,1
38,5
6,2
40,1
4,9
Đồng bằng sông Cửu Long
116,7
49,9
164,6
49,8
226,2
49,4
327,2
52,6
479
58,4
Nguồn: Dự thảo báo cáo tổng kết đầu tư cho phát triển cho nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 1996-2000 Bộ thuỷ sản.
Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng vốn đầu tư khác nhau rõ nét giữa các vùng.
ỉ Miền núi phía Bắc : bao gồm những tỉnh nằm sâu trong đất liền vì thế việc nuôi trồng thuỷ sản được tiến hành ở loại hình nước ngọt. Với đặc điểm địa lý của vùng đã hình thành nên nhiều sông suối tự nhiên như hồ Núi Cốc, hồ Ba Bể.. đồng thời có hệ thống sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Đà nên thuận lợi cho nuôi trồng nước ngọt. Tuy vậy trong thời gian qua nguồn thuỷ sản cung cấp chính cho tiêu dùng vẫn là đánh bắt tự nhiên, một số loài cá tôm được nuôi với quy mô nhỏ chỉ đáng ứng nhu cầu tạm thời cho một bộ phận nhỏ dân cư. Điều này đã phản ảnh nguồn vốn đầu tư nuôi trồng thuỷ sản trong vùng còn khiêm tốn. Năm 1996 vốn đầu tư là 5,9 tỷ đồng đến 2000 là 13,7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng vốn thấp so với tổng vốn đầu tư của ngành trong phạm vi cả nước với tỷ lệ từ 1,7% đến 2,5%
ỉ Đồng bằng Bắc Bộ, đây là vùng gồm các tỉnh nằm sâu trong đất liền và các tỉnh ven biển nên việc nuôi trồng thuỷ sản tiến hành trên cả ba loại hình nước ngọt, nước lợ, nước mặn với đối tượng nuôi trông tương đối phong phú như tôm, cá, nhuyễn thể, rong biển.. đặc biệt tỉnh Quảng Ninh, Hạ Long là một trong hai khu vực nuôi cấy tray ngọc đã phát triển trong những năm gần đây.
Việc đánh bắt đã trở thành truyền thống trong khai thác thuỷ sản tại nhiều nơi trong vùng. Tuy nhiên khi người dân nhận thức được nguy cơ cạn kịêt nguồn lợi thủy sản và nhà nước có chính sách phù hợp phát triển nuôi trồng thuỷ sản nên đã thúc đẩy nhân dân đầu tư vào nuôi trồng. Vốn đầu tư của vùng tăng khá năm 1996 là 47,1 tỷ đồng đến năm 2000 là 114,6 tỷ đồng tăng 234,31% đứng thứ 3 trong cả nước.
ỉ Miền Trung, gồm các tỉnh ven biển với hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa với địa thế có bờ biển dài đã tạo điều kiện thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản với những thế mạnh riêng của vùng. Miền trung có diện tích trải dài theo chiều dọc của đất nước có nhiều sông ngòi đầm, phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản trên cả ba loại hình nước mặn, nước lợ, nước ngọt với một số sản phẩm là thế mạnh của vùng như tôm sú, rau câu, cá đối, cá hồng, cá chim... Trên nền tảng đó trong những năm qua miền trung được quan tâm đầu tư nếu năm 1996 vốn đầu tư chỉ có 46,6 tỷ đồng thì năm 2000 là 168,1 tỷ đồng với tốc độ tăng 360,73% đứng thứ hai cả nước.
ỉ Tây Nguyên, bao gồm các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum, Lâm Đồng... là các tỉnh miền núi có khí hậu hai mùa khô và mưa rõ rệt trong đó mùa khô kéo dài gây hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng là yếu tố bất lợi cho nuôi trồng đầu tư cho thuỷ sản. Trong cả giai đoạn 1996-2000 vốn đầu tư thấp năm 1996 1,6 tỷ đồng, năm 2000 vốn đầu tư 3,8 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 0,5% đến 0,7%) so với cả nước chủ yếu là đầu tư vào nuôi trồng ở các ao hồ theo mô hình trang trại VAC
ỉ Đông Nam Bộ đây là vùng quy tụ các khu công nghiệp nhiều nhất nước ta cũng là nơi có mật độ dân cư đông nhất cả nước. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản hàng ngày ngoài đánh bắt và đưa từ nơi khác đến thì việc nuôi trồng thuỷ sản trong vùng đã được đầu tư từ rất lâu. Nuôi trồng thuỷ sản tiến hành trên cả 3 lại hình mặt nước : nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Trong giai đoạn 1996-2000 vốn đầu tư vào nuôi trồng thuỷ sản trong vùng tăng khá mạnh, năm 1996 số vốn là 16,2 tỷ đồng thì năm 2000 là 40,1 tỷ đồng tăng 247,53% so với năm 1996 tốc độ tăng vốn đầu tư trong gian đoạn này đứng thứ 4 cả nước nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản so với cả nước từ 4.9% đến 6,9%.
ỉ Đồng bằng sông Cửu Long: Có thể nói rằng vùng đồng bằng sông Cửu Long có vị trí rất thuận lợi cho việc đầu tư nuôi trồng thuỷ sản trên cả ba loại hình nước: mặn, lợ, ngọt. Ngoài hai hệ thống sông lớn là sông Tiền và sông Hậu còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt phía Đông và Nam đều giáp biển, lại có hệ thống rừng ngập mặn lớn... Những điều kiện tự nhiên của vùng đã tạo thế mạnh cho nuôi trồng thuỷ sản và thu hút khá lớn nguồnvốn đầu tư phát triển thuỷ sản của vùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Tổng vốn đầu tư của vùng trong năm 1996 vốn đầu tư là 116,7 tỷ đồng, thì đến năm 2000 là 479 tỷ đồng đứng đầu cả nước trong thu hút vốn đầu tư.
2.5 Đầu tư nuôi trồng thuỷ sản theo chương trình 773
Bảng 11: Tổng hợp tình hình phê duyệt và thực hiện dự án nuôi trồng thuỷ sản chương trình 773 thời kỳ 1996-2000
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kế hoạch
Thực hiện
Tỷ lệ %
thực hiện so
với kế hoạch
A. Diện tích dất hoang hoá đưa vào sản xuất
Ha
148.575
75.411
50,76
1. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản
Ha
107.058
52000
48,57
2. Diên tích nông nghiệp
Ha
21.342
12.545
58,78
3. Diện tích rừng
Ha
20.175
10.866
53,85
B. Tổng vốn đầu tư
Tỷ đồng
1.271,65
621
48,82
1. Vốn ngân sách
Tỷ đồng
541
317
58,7
2. Vốn vay
Tỷ đồng
398
89
23,46
3. Vốn huy động
Tỷ đồng
316
196
61,97
4. Vốn khác
Tỷ đồng
36
19
52,46
C. Một số hạng mục công trình
1. Kè
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16000.DOC