Bạn nào nhắc lại tên biển báo nào?( 2-3 trẻ)
+ Cả lớp nhắc lại.
Cô cho xuất hiện các biển báo cấm ô tô, xe đạp, xe máy
+ Các con đã nhìn thấy các biển báo này chưa?
+ Đây là biển báo gì?
+ Vì sao con biết đây là biển báo cấm ô tô?
+ Bên trong có gì?
+ Bạn nào nhắc lại tên biển báo nào?
+ Cho lớp nhắc lạị.
Các biển báo cấm khác cô hỏi tương tự
=> Các biển báo cấm đều có dạng hình tròn, có viền đỏ, nền màu trắng, có một gạch chéo, bên trong có hình ảnh gì thì cấm theo nội dung của hình ảnh đó.
6 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 23056 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Trò chuyện tìm hiểu về một số biển báo giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
GIÁO ÁN
THAM GIA HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TỈNH
Đề tài: Trò chuyện tìm hiểu về một số biển báo giao thông
Độ tuổi: 4 - 5 tuổi
Ngày dạy: 24/03/2016
Hà Tĩnh, ngày 24 tháng 3 năm 2016
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
ĐỀ TÀI : Trò chuyện tìm hiểu về một số biển báo giao thông
Độ tuổi: 4 - 5 tuổi
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
* Kiến thức: Giúp trẻ nhận biết hình dáng, màu sắc, và hiểu nội dung của một số nhóm biển báo giao thông: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo chỉ dẫn
* Kỹ năng:
Chủ đề: Bé với các luật lệ giao thông
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề tài: Trò chuyện tìm hiểu về một số biển báo giao thông
Độ tuổi: 4 - 5 tuổi
Thời gian: 25 – 30 phút
I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
* Kiến thức: Giúp trẻ nhận biết hình dạng, màu sắc. Và đặc điểm cơ bản của một số nhóm biển báo giao thông: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo chỉ dẫn
* Kỹ năng:
- Quan sát, nhận dạng và vận dụng hiểu biết để thực hiện trò chơi
- Nêu được đặc điểm của từng biển báo (màu sắc, hình dáng, nội dung)
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, cách diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động.
* Thái độ: Giáo dục trẻ chấp hành luật giao thông, biết cùng mọi người góp phần hạn chế tai nạn giao thông xảy ra
II. CHUẨN BỊ
- Máy chiếu, máy vi tính.
- Nhạc về giao thông ( Bài hát: “ Đường em đi”, “Em đi qua ngã tư đường phố”, “Đi xe đạp”...)
- Các đồ dùng cho hoạt động: Mô hình ngã tư đường phố, các biển báo, lô tô về biển báo cấm, nguy hiểm, chỉ dẫn.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, cô tạo cảm xúc cho trẻ. (5 phút)
Cô lắc xắc xô cho cháu lại gần và hỏi trẻ: Chào các con, các con có thích đi chơi cùng với cô không? Vậy chúng mình cùng đi chơi nào. Cô mở nhạc hát bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố” trẻ đi cùng cô và gặp chú Cuội.
- Cho trẻ chào chú Cuội: Chúng cháu chào chú Cuội.
- Ừ! Cuội chào các bạn!
- Trẻ hỏi: Cuội đi đâu thế?
À! Hôm nay Cuội được đi chơi, tham quan thành phố Hà Tĩnh bằng xe đạp đấy, thôi tớ phải đi đây. Tạm biệt các bạn. Cuội vừa đi vừa hát
Đi xe đạp, không mỏi chân.
Bánh xe quay nhanh nhanh nhanh nhanh
Đi xe đạp vui thật vui
Bánh xe quay lăn lăn tròn tròn
Ôi!bên kia có nhiều trò chơi thích quá mình đi sang đường này thôi.
- Ôi!Cuội ơi! dừng lại thôi. Cuội đi sai đường rồi, chú công thổi phạt đấy. Cuội có biết vì sao không?
- Tớ không biết.
- Theo các con vì sao cuội không được đi vào đường này?
- Cuội này, đây là biển báo cấm xe đạp. Cuội đã đi vào phần đường không dành cho xe đạp như vậy là vi phạm luật giao thông rồi.
- Ôi! thế à, vậy mà tớ không biết, bây giờ thì tớ đã biết rồi. Cảm ơn cô giáo, cảm ơn các bạn tớ đi chơi đây.
- Tạm biệt chú Cuội nhé.
Các con ạ! Để không vi phạm luật giao thông
giống như chú Cuội hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu một số biển báo giao thông, các con đồng ý không?
Cho trẻ hát “Em đi qua ngã tư đường phố”chuyển đội hình về 3 hàng ngang.
2. Hoạt động 2: (18 phút)
* Biển báo cấm:
- Cô có gì đây?
+ Đây là biển báo gì?
+ Ai có nhận xét gì về biển báo này?
+ Nó như thế nào?
+ Có dạng hình gì? Còn có gì nữa?
+ Bạn nào có ý kiến khác?
+ Nó còn có điều gì đặc biệt?
+ Vì sao con biết đây là biển báo cấm?( 3 – 4 trẻ)
=> Biển báo cấm có dạng hình tròn viền màu đỏ, nền màu trắng và đặc biệt là bên trong có một đường gạch chéo.
+ Bạn nào nhắc lại tên biển báo nào?( 2-3 trẻ)
+ Cả lớp nhắc lại.
Cô cho xuất hiện các biển báo cấm ô tô, xe đạp, xe máy
+ Các con đã nhìn thấy các biển báo này chưa?
+ Đây là biển báo gì?
+ Vì sao con biết đây là biển báo cấm ô tô?
+ Bên trong có gì?
+ Bạn nào nhắc lại tên biển báo nào?
+ Cho lớp nhắc lạị.
Các biển báo cấm khác cô hỏi tương tự
=> Các biển báo cấm đều có dạng hình tròn, có viền đỏ, nền màu trắng, có một gạch chéo, bên trong có hình ảnh gì thì cấm theo nội dung của hình ảnh đó.
* Biển báo nguy hiểm:
Các con nhìn xem cô có gì nữa đây?
+ Đây là biển báo gì? ( 3-4 trẻ)
+ Vì sao con biết ?
+ Các con thấy nó như thế nào?
+ Có dạng hình gì? Có gì đây ?Còn đây nữa?
=> Đây là biển báo nguy hiểm nó có dạng hình tam giác đều, nền màu vàng, viền màu đỏ.
+ Bạn nào nhắc lại tên biển báo nào? Ai nhắc lại nữa?( 2-3 trẻ) Cả lớp nhắc lại tên biển báo?
Cô cho xuất hiện các biển báo nguy hiểm phía trước có người đi bộ, phía trước có trẻ em
+ Con đã thấy biển báo này chưa? Ở đâu?
+ Đây là biển báo gì?
+ Vì sao con biết? Bên trong có gì?
- Đây là biển báo nguy hiểm phía trước có đường dành cho người đi bộ
+ Còn đây là biển báo gì?
+ Vì sao con biết?
- Đây là biển báo nguy hiểm phía trước có trẻ em. Vậy chúng mình có được chơi dưới lòng đường không?
=> Các biển báo nguy hiểm có dạng hình tam giác, viền màu đỏ, nền màu vàng, trên nền có hình vẽ màu đen, và đều được gọi là biển báo nguy hiểm.
* Các con nhìn xem cô có gì đây? Có gì khác nhau?
+ Một biển báo có dạng hình gì? Gọi là biển báo gì?
+ Còn biển báo này có dạng hình gì? Gọi là biển báo gì?...
* Biển báo chỉ dẫn
+ Các con nhìn xem cô còn có gì đây ? Biển báo gì?
+ Vì sao con biết?
+ Nó trông như thế nào ?
+ Hình gì ? Màu sắc của nó như thế nào ?
+ Bạn nào nhắc lại tên biển nào ? Cả lớp nhắc lại.
=> Đây là biển bao chỉ dẫn. Nó có dạng hình vuông, hoặc hình chữ nhật, nền màu xanh dương. Cô cho xuất hiện các biển báo chỉ dẫn bến xe buýt, đường dành cho người đi bộ...
+ Cô có gì đây?
+ Đây là biển báo gì ? Vì sao con biết? Con đã nhìn thấy chưa?
Cô nhắc lại: Đây là biển báo chỉ dẫn dành cho người đi bộ. Bạn nào nhắc lại? Cả lớp nhắc lại tên biển báo?
Các biển báo chỉ dẫn khác cô hỏi tương tự nếu còn thời gian.
Nếu trẻ không biết cô có thể nói rõ tác dụng của từng biển báo cho trẻ hiểu.
* So sánh biển báo cấm với biển báo chỉ dẫn
+ Các con thấy hai biển báo này như thế nào?
+ Vì sao con thấy khác nhau? Đây là biển báo gì? Và đây?
Vừa rồi chúng mình làm quen với những biển báo nào? Ai nhắc lại cho cô? (cô cho trẻ xem lại 3 nhóm biển báo).
=> Mỗi nhóm biển báo đều có sự khác nhau về hình dạng, màu sắc và cả ý nghĩa đấy các con ạ.
- Khi cùng bố mẹ đi trên đường phố, nhìn thấy các biển báo mà mình không hiểu hãy nhờ bố mẹ hoặc người lớn hướng dẫn cho các con nhé.
- Các chú công an có rất nhiều biển báo chưa được phân loại theo nhóm, các chú ấy muốn nhờ chúng mình giúp các chú ấy phân loại thành các nhóm biển báo đấy. Ai đồng ý giúp các chú công nào? Vậy thì chúng mình cùng đi nào. Mở nhạc bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” chuyển về đội hình 3 hàng dọc.
3. Hoạt động 3: Trò chơi “ Thi xem đội nào nhanh” (7 phút)
* Cách chơi: Cô chia lớp làm 3 đội , mỗi đội có 1 biển báo ( Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo chỉ dẫn). Nhiệm vụ của các thành viên trong đội sẽ bật liên tục qua 4 vòng thể dục lên chọn các lô tô tương ứng gắn lên biển báo của đội mình, hết giờ tổ nào hoàn thành đúng và được nhiều lô tô sẽ là đội thắng cuộc.
* Luật chơi: Mỗi lần lên các thành viên chỉ được chọn một lô tô tương ứng gắn vào nhóm biển báo của đội mình. Nếu lô tô nào không đúng sẽ không được tính, thời gian dành cho cả 3 đội sẽ là một bản nhạc. Sau khi bản nhạc kết thúc thì các lô tô gắn sau sẽ không được tính.
Các con sẵn sàng chưa? Thời gian dành cho 3 đội bắt đầu.
Cho trẻ chơi 1 - 2 lần, sau mỗi lần chơi cô kiểm tra kết quả, nhận xét và động viên trẻ.
* Kết thúc: Cho cả lớp hát cùng cô bài hát “ Em đi qua ngã tư đường phố” và đi ra sân.
Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
Đi và hát cùng cô
Trẻ chào chú Cuội
Trẻ trả lời theo ý trẻ hiểu
Đi về chỗ ngồi
Trẻ trả lời theo ý trẻ hiểu
Lắng nghe
Trẻ trả lời theo ý trẻ hiểu
Trẻ trả lời theo ý trẻ hiểu
Trẻ trả lời theo ý trẻ hiểu
Trẻ trả lời theo ý trẻ hiểu
Trẻ xem các biển báo
Lắng nghe
Trẻ nhận xét
Trẻ trả lời theo ý trẻ hiểu
Trẻ trả lời theo ý trẻ hiểu
Trẻ trả lời theo ý trẻ hiểu
Trẻ trả lời theo ý trẻ hiểu
Trẻ trả lời theo ý trẻ hiểu
Trẻ chơi trò chơi
Trẻ thực hiện
Hát và đi ra sân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kham pha khoa hoc 4 tuoi_12308951.docx