MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ1
1. Tính cấp thiết của đề tài1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài2
PHẦN I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU3
1.1. Những vấn đề chung về Đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ3
1.1.1. Khái niệm đăng ký đất đai3
1.1.2. Vai trò của đăng ký đất đai4
1.1.3. Đặc điểm của đăng ký đất đai5
1.2 Lịch sử đăng ký đất đai5
1.2.1. Sơ lược đăng ký đất đai thời kì phong kiến cho đến trước năm 19455
1.2.2. Đăng ký đất đai sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay 7
2. HSĐC, tình hình thực hiện và kết quả thực hiện đăng ký đất đai, lập HSĐC và cấp GCNQSDĐ
2.1. HSĐC
2.1.1. Bản đồ địa chính
2.1.2. Sổ địa chính
2.1.3. Sổ mục kê
2.1.4. Sổ theo dõi biến động
2.1.5. GCNQSDĐ
2.1.5. Sổ cấp GCNQSDĐ
2.2. Tình hình thực hiện đăng ký đất đai cấp GCNQSDĐ của tỉnh Hà Nam trong thời gian gần đây
2.3.Kết quả thực hiện đăng ký đất đai cấp GCNQSDĐ của nước ta
3. Tình hình ứng dụng tin học trên thế giới và trong đăng ký đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ ở nước ta
3.1. Tình hình ứng dụng tin học trên thế giới
3.2. Đăng ký đất đai cấp GCNQSDĐ khi có hệ thống thông tin đất (LIS)
3.3. Tình hình ứng dụng tin học tại Việt Nam. Các phần mềm Địa chính
3.3.1.Tình hình ứng dụng tin học tại Việt Nam
3.3.2. Các phần mềm Địa chính
3.4. Giới thiệu phần mềm CILIS
3.4.1. Giới thiệu chung
3.4.2. Nội dung chức năng của phần mềm
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nội dung nghiên cứu
2. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường của huyện Duy Tiên
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
1.1.2. Địa hình
1.1.3. Khí hậu
1.1.4. Thủy văn
1.2. Tài nguyên thiên nhiên
1.2.1 Tài nguyên đất
1.2.2. Tài nguyên nước
1.2.3. Tài nguyên khoáng sản
1.2.4. Tài nguyên nhân văn
1.3. Cảnh quan môi trường
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.Tăng trưởng kinh tế chung
2.2. Thực trạng các ngành kinh tế
2.2.1. Ngành nông nghiệp
2.2.2. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – xây dựng
2.2.3. Ngành dịch vụ - du lịch
2.3. Thực trạng của hệ thống hạ tầng kĩ thuật
2.3.1. Giao thông
2.3.2. Thủy lợi
2.3.3. Năng lượng, Bưu chính viễn thông
2.2.4. Ngành giáo dục
2.2.5. Ngành y tế
2.2.6. Ngành văn hóa thông tin
2.3. Dân số, lao động, việc làm, đời sống dân cư
2.3.1 Dân số
2.3.2. Lao động, việc làm, đời sống dân cư
2.4. Đánh giá chung về điều kiên tự nhiên kinh tế, xã hội
2.4.1. Thuận lợi
2.4.2. Hạn chế
3. Tình hình quản lý đất đai và tình hình sử dụng đất
3.1.Tình hình quản lý đất đai
3.1.1. Địa giới hành chính
3.1.2. Công tác điều tra cơ bản, đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng
3.1.3. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
3.1.4. Công tác quản lý giao đất, cho thuê, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất
3.1.5 Tình hình đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ của huyện Duy Tiên
3.1.6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
3.1.7. Công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu tố về đất đai
3.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Duy Tiên
4. Các bước thực hiện của đề tài
4.1. Xử lý dữ liệu
4.1.1. Dữ liệu không gian (Dữ liệu bản đồ)
4.1.2. Dữ liệu thuộc tính (Đơn từ, sổ sách)
4.1.2.Các ứng dụng
5.Đánh giá kết quả ứng dụng tin học
5.1.Kết quả đăng ký cấp GCN của huyện Duy Tiên trước và sau khi ứng dụng CILIS
5.2. Những ưu điểm của phần mềm CILIS
5.3.Những tồn tại của phần mềm
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
4.2. Đề nghị
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3319 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng tin học trong công tác đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số xã thuộc huyện Duy Tiên- Tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo chính sách và quy hoạch chung đảm bảo sử dụng đất hợp pháp, tiết kiệm và hiệu quả.
Vậy để tiến hành đăng ký đất đai cần điều tra chính xác các yếu tố có liên quan đến thửa đất. Để có được những thông tin về diện tích, loại đất hạng đất, người sử dụng yêu cầu ta phải điều tra, phân tích, đo đạc rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Nhưng khi có hệ thống thông tin đất thì các thông tin đó được xác định một cách nhanh chóng, rõ ràng và chính xác cụ thể.
Trong đăng ký đất đai có hệ thống thông tin dễ sử dụng, dễ xử lý sẽ giúp cho chúng ta tránh nhầm lẫn, dễ sử dụng trong tra cứu thông tin, thông tin có thể sử dụng lâu dài. Dữ liệu không có sự thay đổi, có khả năng cập nhật một cách nhanh chóng, các thông tin không có sự trùng lặp.
3.3. Tình hình ứng dụng tin học tại Việt Nam. Các phần mềm Địa chính
3.3.1.Tình hình ứng dụng tin học tại Việt Nam
Hiện nay, trong hầu hết các cơ quan Nhà nước hay các viện nghiên cứu đã ứng dụng GIS trong việc thực thi các kế hoạch, các dự án khoa học. Khả năng phát triển các ứng dụng của GIS sẽ được cộng hưởng mạnh hơn khi kết hợp với viễn thám.
Được trang bị các phần mềm hiện đại của GIS, Trung tâm Viễn thám thuộc Tổng cục Địa chính đã xây dựng được nhiều cơ sở dữ liệu GIS như
nguồn ảnh vệ tinh SPOT phủ trùm toàn quốc. Hiện nay tại trung tâm đang sử
dụng phần mềm ARC/INFO, ARCVIEW, MAPINFO.
Viện tư liệu và Bảo tàng Địa chất đã xây dựng được các cơ sở dữ liệu địa chất, cơ sở dữ liệu về khả năng quan trắc nước ngầm toàn quốc, bản đồ địa chính Việt Nam, các loại tỷ lệ và dựa trên MAPINFO và ARC/INFO.
Khi tiến hành điều tra thu thập dữ liệu về lâm nghiệp trên quy mô lớn, Viện điều tra quy hoạch rừng đã ứng dụng phần mềm ILWIS, MAPINFO và
sử dụng các công cụ thông tin hiện đại để thu thập, xử lý và khai thác rừng.
Riêng Viện Địa lý thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia hiện đang sử dụng các phần mềm của GIS để đáng giá tiềm năng khai thác sử dụng đất bảo vệ môi trường, xử lý các chất thải cho các tỉnh và các vùng kinh tế trọng điểm.
Được sự hỗ trợ của hai hãng sản xuất phầm mềm GIS là ESRIS (ARC/INFO)và INTERGRAPH, trung tâm công nghệ thông tin địa lý thuộc trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội thực hiện các dự án về xây dựng cơ sỏ dữ liệu GIS cho các cơ quan Nhà nước hay ở các địa phương trên toàn quốc.
3.3.2. Các phần mềm Địa chính
Khoa học công nghệ có những bước tiến vượt trội trong thời gian qua. Việc đưa những thành tựu của khoa học vào áp dụng trong thực tế đã mang lại những kết quả mang tính ưu việt, hiệu quả và kinh tế. Không ngoại lệ đối với Ngành Địa chính, những ứng dụng của tin học đã góp phần quan trọng trong việc quản lý khối dữ liệu khổng lồ là các thông tin về đất đai.
Thời điểm hiện nay thực sự thuận lợi cho việc xây dựng một hệ thống
thông tin đất với nhiệm vụ trọng tâm là đo đạc, lập bản đồ địa chính và đăng
ký đất đai lập HSĐC. Bản chất của quá trình này chính là thu thập dữ liệu cho
hệ thống thông tin đất đai LIS, thông qua đó ứng dụng tiến bộ của công nghệ
thông tin vào trong Ngành Địa chính.
Theo xu hướng số hóa hiện nay, bản đồ được xây dựng theo dây truyền công nghệ từ bản đồ giấy ta quét sau đó nắn chuyển tọa độ, số hóa bản đồ, biên tập bản đồ. Kết hợp với các dữ liệu HSĐC đã thu thập được để tạo ra sản phẩm truyền thống là sổ sách, GCNQSDĐ ... lại vừa tạo ra các dữ liệu dạng số để có thể lưu lại sử dụng. Nhiều địa phương trên toàn quốc đã xây dựng phương án để chuyển một khối lượng lớn các dữ liệu sang dạng số để có thể lưu trữ sử dụng sau này.
Sản phẩm được tạo ra theo một mẫu chuẩn thống nhất, mang tính chính xác hóa cao, độ tin cậy lớn. Các phần mềm tin học vẫn mang tính chất đơn lẻ, dữ liệu phân theo từng xã, tổ chức theo hệ thống file. Điều cần chú ý bây giờ là cần phải thiết lập được một hệ thống quản lý, lưu trữ trên một quy mô lớn thuận lợi cho khai thác, cập nhật và sử dụng lâu dài.
Trong thời gian gần đây nước ta cho ra đời nhiều phần mềm mới phục vụ cho các chuyên ngành về đất đai. Đối với điều kiện kinh tế như nước ta hiện nay hầu hết các phần mềm được thiết kế cho phù hợp với các máy tính có cấu hình thấp. Điều này hoàn toàn dễ hiểu với một nước nghèo như Việt Nam. Nước ta vẫn còn đang đứng ở quá gần điểm xuất phát của cuộc cách mạng khoa học thông tin.
TRIMMAP (Mỹ), SDR (NewZealand), ITR (Hungary) đang được sử dụng trong ngành Địa chính. CIREN là một trong những trung tâm đưa ra nhiều phần mềm ứng dụng trong công tác đăng ký đất đai cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC. CILIS và VILIS… là một trong những phần mềm đang được thử nghiệm, hoàn thiện tại các tỉnh trong cả nước. Nhưng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay phải kể đến các phần mềm Microstation, Mapping Office, Famis và Caddb.
Microstation là một môi trường đồ họa cao cấp làm nền để chạy các phần mềm của INTERGRAPH. Các công cụ làm việc với đối tượng đồ họa trong Microstation rất đầy đủ và mạnh, giúp thao tác với dữ liệu đồ họa nhanh hơn, đơn giản, giao diện rất thuận tiện cho người sử dụng.
Mapping Office là một bộ phần mềm cung của INTERGRAPH bao gồm các phần mềm công cụ phục vụ cho việc xây dựng và duy trì các đối tượng địa lý thuộc một trong hai dnạg dữ liệu đồ họa và phi đồ họa.
Mapping Office gồm nhiều phần mềm ứng dụng được tích hợp trong một môi trường thống nhất Microstation phục vụ cho việc duy trì dữ liệu.
Bao gồm:
- I/RAS C: cung cấp đầy đủ các chức năng hiển thị và xử lý ảnh hàng
không, ảnh viễn thám thông qua máy quét ảnh hoặc đọc trực tiếp nếu là ảnh số.
- I/RAS B: là hệ phần mềm hiển thị và biên tập dữ liệu raster (ảnh đen trắng), các công cụ trong I/RAS B sử dụng để làm sạch các ảnh quét vào từ tài liệu cũ, cập nhất các bản vẽ cũ bằng các thông tin mới phục vụ cho phần mềm vector hóa bán tự động I/GEOVEC chuyển đổi dữ liệu raster sang vector.
- I/GEOVEC thực hiện chuyển đổi bán tự động dữ liệu raster sang vector theo các đối tượng. Với công nghệ dượt đường bán tự động cao cấp, nên I/GEOVEC giảm được khá nhiều thời gian cho quá trình xử lý chuyển đổi tài liệu cũ sang dạng số.
- MSFC: môdun này cho phép người dùng khai báo và đặt các đặc tính đồ họa cho các lớp thông tin khác nhau của bản đồ phục vụ cho quá trình số hóa đặc biệt là số hóa trong GEOVEC. Ngoài ra MSFC còn cung cấp một loạt các công cụ số hóa trên nền Microstation.
Ngoài các phần mềm trên thì Mapping Office còn có các phần mềm
MRFCLEAN và MRFFLAG để sửa lỗi tự động và hiển thị lên màn hình những lỗi không sửa được tự động để cho người dùng tự sửa.
Là hai phần mềm được viết bằng Tiếng Việt đang được sử dụng nhiều
nhất hiện nay, Famis và Caddb cho ra sản phẩm cuối cùng là một bộ HSĐC
hoàn chỉnh.
Famis và Caddb đã giải quyết được những vấn đề còn tồn tại hiện nay là xây dựng chuẩn hóa cho từng cơ sở dữ liệu thành phần để tích hợp và trao đổi dữ liệu quốc gia . Nó hướng dẫn các ngành đơn vị thành lập quản lý bản đồ và HSĐC thống nhất trong cùng một môi trường hệ thống đồ họa, giúp Nhà nước quản lý đất đai được hiệu quả.
Famis có khả năng xử lý, quản lý Bản đồ địa chính số đảm nhiệm công đoạn xử lý ngoại nghiệp sau khi đo vẽ hoàn chỉnh một số hệ thống bản đồ địa chính số và tạo ra các tài liệu kĩ thuật liên quan như: hồ sơ kĩ thuật thửa đất, trích lục thửa đất… Famis có hai chức năng làm việc chính là chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo; Chức năng làm việc với dữ liệu bản đồ địa chính.
Còn Caddb là hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu HSĐC hỗ trợ công tác tra cứu, thanh tra, quản lý sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ, thống kê tình hình sử dụng đất. Sản phẩm của Caddb gồm: sổ mục kê, sổ địa chính, GCNQSDĐ, sổ cấp GCNQSDĐ.
3.4. Giới thiệu phần mềm CILIS
3.4.1. Giới thiệu chung
Được CIREN xây dựng và phát triển, CILIS tên đầy đủ là CIREN Land Iformation System - Hệ thống thông tin đất đai, là một bộ phận các phần mềm được ứng dụng trong việc xây dựng Hệ thống thông tin đất (LIS). Nó có vài đặc điểm chính như sau:
- Nhập, xuất dữ liệu (bản đồ, thông tin) từ nhiều nguồn dữ liệu (dạng giấy, dạng số), trên nhiều định dạng dữ liệu khác nhau là các chức năng của CILIS. Thêm nữa, phần mềm này còn có các chức năng phục vụ tác nghiệp quản lý đất đai như xây dựng, quản lý HSĐC,cấp GCNQSDĐ; Cập nhật chỉnh lý thông tin biến động đất đai.Ngoài ra CILIS còn có các chức năng về tra cứu, thông tin trên mạng cục bộ, mạng diện rộng và Internet.
Có thể thấy CILIS mang đầy đủ các chức năng và các công cụ của một Hệ thống thông tin đất đai.
- CILIS dễ dàng sử dụng trên nhiều nền tảng cơ sở dữ liệu khác nhau
như MSAcsess, MS-SQLServer, Oracle. Đây chính là đặc điểm thể hiện sự thuận lợi trong khi sử dụng phần mềm này.
- CIREN đã thiết kế phần mềm này có thể linh hoạt các nền tảng của GIS để có thể quản lý và phân phối bản đồ tuỳ thuộc vào quy mô và mục đích của các ứng dụng. Lợi ích thu được từ việc này là giảm thiểu chi phí bản quyền phần mềm gốc GIS.
- Là một phần mềm dễ sử dụng với giao diện tiếng Việt thân thiện, các chức năng của CILIS được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp quy mới nhất và kinh nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển tại nhiều địa phương trên toàn quốc.
Chương trình không đòi hỏi máy tính phải có cấu hình cao.Cấu hình tối thiểu để chương trình có thể chạy là: CPU : Pentium III, tốc độ 450 MHZ; RAM : 32 MB; HDD : 10 GB; Màn hình độ phân giải tối
thiểu là 600 X 800; HĐH : WindowsNT.Cấu hình đề nghị là: CPU : Pentium III, tốc độ 700 MHZ; RAM : 128 MB; HDD : 20 GB; Màn hình độ phân giải tối thiểu là 1024 X 768; HĐH: WindowsNT4.0, Windows2000.
3.4.2. Nội dung chức năng của phần mềm
a, Nhóm chức năng hệ thống
Quản lý các thông tin liên quan trực tiếp đến hệ thống bao gồm các công việc như: Đi vào hệ thống, ra khỏi hệ thống, quản lý người sử dụng. Tạo mới dữ liệu, mở dữ liệu, đóng dữ liệu.
- Đăng nhập dữ liệu và khóa hệ thống:
+ Đăng nhập hệ thống: Đây là một công việc mang tính bắt buộc, chúng ta sẽ không thể sử dụng các chức năng còn lại của chương trình khi không có mật khẩu truy nhập hệ thống. Bạn có thể có các quyền khác nhau
đối với chương trình, tùy thuộc vào mật khẩu mà bạn sử dụng.
+ Khóa hệ thống: Công việc này bạn sẽ thực hiện khi kết thúc hoặc tạm thời dừng phiên làm việc.
- Quản trị người dùng:
Chỉ có những người có trách nhiệm mới có quyền can thiệp vào dữ liệu của chương trình. Nguyên nhân là do đối tượng áp dụng của phần mềm này khá đặc biệt, đất đai và các thông tin về đất luôn cần đảm bảo độ chính xác và độ an toàn của dữ liệu. Thêm nữa, bản chất của chương trình này chính là thu thập dữ liệu, nên việc để bất kì ai cũng có thể truy nhập, sử dụng, can thiệp để thay đổi dữ liệu là rất nguy hiểm.
Phần mềm chia người sử dụng thành 3 nhóm:
+ Nhóm quản trị: Nhóm này có thể can thiệp vào cơ sở dữ liệu (Nhập và sửa dữ liệu, quản trị người sử dụng, tra cứu thông tin. Có thể nói đây là nhóm có nhiều quyền lợi nhất đối với chương trình.
+ Nhóm sử dụng: Là nhóm có quyền Nhập dữ liệu và tra cứu thông tin.
+ Nhóm tra cứu : Nhóm này chỉ duy nhất có quyền tra cứu thông tin.
- Chức năng cơ sở dữ liệu:
+ Tạo file dữ liệu mới: Muốn làm việc với một đơn vị hành chính,
việc cần làm là tạo một dữ liệu trắng của đơn vị hành chính đó. Sau đó, có
thể nhập các thông tin và thao tác trên đó.
+ Mở dữ liệu: Trước khi bắt đầu tiến hành thao tác với dữ liệu của một xã thì cần phải mở file dữ liệu của xã đó.
+ Đóng dữ liệu: Đóng dữ liệu để kết thúc phiên làm việc.
b, Nhóm chức danh mục năng quản lý
Nhóm chức năng này quản lý các thông tin liên quan đến các danh mục bao gồm: Danh mục khu vực hành chính; Danh mục địa danh; Danh mục thôn xóm; Danh mục tờ bản đồ; Danh mục loại đất; Danh mục nguồn gốc thửa đất; Danh mục loại thửa đất.
c, Nhóm chức năng quản lý dữ liệu thuộc tính đầu vào
d, Nhóm chức năng quản lý bản đồ địa chính
e, Nhóm chức năng xử lý HSĐC
f, Nhóm chức năng xử lý biến động
g, Nhóm chức năng tiện ích
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu.
- Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam.
- Đánh giá tình hình đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ ở một số xã thuộc huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam.
- Ứng dụng tin học trong công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ và quản lý HSĐC của xã. Dùng phần mềm CILIS để xử lý dữ liệu và đưa ra các sản phẩm về GCNQSDĐ và bộ HSĐC của một số xã trọng điểm.
- Đánh giá việc ứng dụng phần mềm tại địa phương trong việc đăng ký đất đai cấp GCN.
Kết quả thu được bao gồm bản đồ địa chính, các loại sổ cơ bản trong bộ HSĐC.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lý luận: nghiên cứu các ứng dụng tin học trong Đăng ký đất đai cấp GCNQSDĐ, trong việc quản lý HSĐC để giải quyết các vấn đề cụ thể trong công tác quản lý HSĐC.
- Phương pháp sử dụng tư liệu sẵn có: các số liệu, đơn từ giấy tờ của
địa phương.
- Phương pháp điều tra thực địa: tìm hiểu thu thập, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất của huyện đồng thời điều tra thu thập các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính để chuẩn bị cho các bước xử lý nội nghiệp.
- Phương pháp xử lý nội nghiệp:
+ Kiểm tra các số liệu thuộc tính được nhập bằng Famis – Caddb.
+ Tiến hành nhập bản đồ địa chính từ Microstation sang CILIS.
+ Nhập dữ liệu dạng sổ sách đơn từ vào CILIS.
+ In GCN và bộ HSĐC.
* Phạm vi nghiên cứu:
Khi bắt đầu thực hiện đề tài, địa phương cũng đang tiến hành ứng dụng đưa CILIS vào việc đăng ký cấp GCN. Được sự đồng ý của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Duy Tiên, tôi được tham gia vào việc hoàn thiện việc in GCN và bộ HSĐC của 2 xã Trác Văn và Xã Tiên Nội. Cụ thể là làm việc trên 2 tờ bản đồ địa chính là tờ Phụ lục 15 của xã Trác Văn và Phụ lục số 1 của xã Tiên Nội.
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường của huyện Duy Tiên
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Duy Tiên nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hà Nam, trung tâm huyện cách thị xã Phủ Lý 17 km, có diện tích tự nhiên là 13.757,31 ha, nằm trong tọa độ địa lý từ 105o53’26’’ đến 106o02’43’’ độ Bắc từ 20o32’37’’ đến 20o42’09’’ kinh độ Đông .
- Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tây.
- Phía Đông giáp huyện Lý Nhân và tỉnh Hưng Yên.
- Phía Nam giáp thị xã Phủ Lý, huyện Thanh Liêm và huyện Bình Lục.
- Phía Tây giáp huyện Kim Bảng.
Thị trấn Hòa Mạc là Trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện nằm trên quốc lộ 38 nối liền Duy Tiên với các huyện Lý Nhân, Kim Bảng, thị xã Hưng Yên. Trung tâm huyện nằm gần sông Hồng nên rất thuận tiện cho giao lưu buôn bán với các địa phương khác bằng đường thủy và đường bộ. Ngoài ra huyện còn có thị trấn Đồng Văn nằm trên trục đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam, hiện có khu công nghiệp Đồng Văn đã và đang được đầu tư phát triển với quy mô rộng lớn.
1.1.2. Địa hình
Huyện có địa hình đặc trưng chủ yếu của vùng đồng bằng thuộc khu vực châu thổ sông Hồng chủ yếu là vàn, vàn cao và tương đối bằng phẳng, không có vùng trũng điển hình. Nhìn chung huyện có địa hình tương đối thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng cây
vụ đông. Và địa hình của huyện được chia thành 2 tiểu địa hình:
+ Vùng ven đê sông Hồng và sông Châu Giang bao gồm các xã Mộc
Nam, Mộc Bắc, Châu Giang, Yên Nam, Đọi Sơn… có địa hình cao hơn, đặc biệt là khu vực núi Đọi, núi Điệp thuộc xã Đọi Sơn và Yên Nam.
+ Vùng địa hình thấp bao gồm các xã nội đồng chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện độ cao phổ biến từ 1-2m, bằng phẳng, xen kẽ là các gò nhỏ, ao, hồ, đầm.
1.1.3. Khí hậu
Huyện Duy Tiên có khí hậu đặc trưng của Đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khí hậu nhiệt đới gió mùa và được chia làm bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa hạ thời tiết nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông trời lạnh khô và mưa ít. Theo chế độ mưa có thể chia khí hậu của huyện thành 2 mùa chính: Mùa mưa; Mùa khô.
Các yếu tố khí hậu chính của huyện:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm: 24o C; Nhiệt độ cao tuyệt đối: 39o C; Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 6o C; Biên độ nhiệt trong ngày nhỏ hơn 10o C; Lượng bức xạ mặt trời trung bình năm từ 100 Kcal/cm2 ; Tổng tích ôn khoảng 8.300o C - 8.500o C.
+ Lượng mưa hàng năm từ 1.800m – 2.000m. Mưa tập trung vào các tháng 7,8,9 với gần 80% tổng lượng mưa trong năm. Ngày có lượng mưa
cao nhất lên đến 200 – 250 mm.
+ Độ ẩm không khí trung bình trong cả năm dao động trong khoảng
83 – 85%. Các tháng có độ ẩm không khí cao là tháng 7 và tháng 8 (92%),
thấp nhất vào các ngày có gió Tây Nam, có khi xuống dưới 80%.
+ Nắng: Số giờ nắng trung bình năm 1.685 giờ, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng nhiều vụ trong năm. Mùa hè khoàng 6 -7 giờ/ngày; Mùa đông 2-3 giờ/ ngày. Số ngày nắng trung bình trong một tháng khoảng 20 ngày.
+ Gió bão: Địa bàn huyện chịu ảnh hưởng của hai laọi gió chính: gió Đông Bắc thổi vào mùa lạnh, gió Đông Nam thổi vào mùa nóng. Ngoài ra, huyện còn chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của 5 đến 7 cơn bão/năm với sức gió mạnh và lượng mưa lớn, thường xuất hiện vàp các tháng 8, 9 và 10. Tốc độ gió trung bình 2,3 m/s; Tốc độ gió lớn nhất 28 m/s; Sức gió trung bình cấp 7 đến cấp 8.
1.1.4. Thủy văn
Huyện Duy Tiên có mạng lưới sông ngòi dày đặc với 3 con sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Châu Giang và sông Nhuệ và mạng lưới các sông ngòi nhỏ với các ao, hồ, đầm là nguồn bổ sung nước quan trọng khi mực nước các con sông chính xuống thấp vào mùa hạn.
Mật độ sông khá dày, nhưng đều chảy theo hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam. Do địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ nên khả năng tiêu thoát nước chậm. Đặc biệt vào mùa lũ, mực nước các con sông chính lên cao cùng với mưa lớn tập trung thường gây ngập úng cục bộ cho vùng địa hình trũng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
1.2. Tài nguyên thiên nhiên
1.2.1 Tài nguyên đất
Đất đai trong huyện chủ yếu được hình thành do quá trình bồi lắng phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Châu Giang. Theo nguồn gốc phát sinh có thể chia đất của huyện thành 3 nhóm chính:
- Nhóm đất phù sa: Đây là loại đất chính của huyện được có độ phì tương đối khá, được phân bố ở hầu hết các xã với diện tích 6.679.36 ha chiếm 49,84% tổng diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất glây: Với diện tích 1.839,62 ha (chiếm 13.72%) có thành phần cơ giới nặng, hàm lượng mùn cao.
- Nhóm đất tầng mỏng: Có diên tích không đáng kể khoảng 5,18 ha (chiếm 0,04%) là đất thịt pha cát, hàm lượng mùn và đạm thấp.
1.2.2. Tài nguyên nước.
+ Tài nguyên nước mặt: Trên địa bàn huyện có sông Hồng chảy qua và hai nhánh sông khác là sông Châu Giang và sông Nhuệ và còn có một số hồ đập nhỏ khác. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi cho huyện trong việc giao thông đường thủy và đặc biệt còn là nguồn cung cấp nước tưới và bồi đắp một phần phù sa cho đồng ruộng. Ngoài ra nó còn là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp trong tương lai của huyện.
+ Tài nguyên nước ngầm: Theo tài liệu về đánh giá hiện trạng tài nguyên nước ngầm tỉnh Hà Nam cho thấy Duy Tiên có một nguồn nước ngầm khá dồi dào có thể khai thác và sử dụng ở hầu hết các xã trong huyện. Tuy vậy, nguồn nước ngầm này hiện nay chủ yếu sử dụng cho sinh hoạt mà chưa khai thác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp một cách hiệu quả.
1.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Vùng ven sông Châu Giang có các mỏ sét ở ruộng có độ sâu từ 0,5 – 1,5 m, có thể khai thác sử dụng làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên trữ lượng không nhiều và phụ thuộc vào dòng chảy hàng năm của sông.
1.2.4. Tài nguyên nhân văn
Duy Tiên là một mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Ngay từ thời Hùng Vương dựng nước, người Lạc Việt đã đến lập nghiệp ở đây. Trong các di chỉ khảo cổ học được khai quật ở khu mộ cổ Yên Từ ( xã Mộc Bắc) và Đọi Nhất (xã Đọi Sơn) đã tìm thấy nhiều vât quý như: Giáo đồng, mai sắt… Ngoài ra còn tìm trống đồng Vũ Xá, trống đồng Văn Xá, trống đồng Lũng Xuyên và các công cụ sản xuất nông nghiệp khác tại cánh đồng Quan thuộc xã Yên Bắc.
Từ xa xưa, nơi đây đã có tên gọi là Phù Vân, sau đó được đổi tên là Duy Tân. Duy Tiên là tên được gọi từ thời vua Lê Kính Tông.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, nhân dân từ bao đời nay đã phải
chống chọi với thiên tai, giặc dã. Để chiến thắng, họ đã phải đoàn kết với nhau, lao động, cần cù sáng tạo. Chính vì vậy đã hun đúc nên tình yêu quê hương, ý chí kiên cường và lòng dũng cảm của nhân dân nơi đây. Đức tính đó càng được nhân lên gấp bội khi có giặc ngoại xâm tràn vào đất nước.
Hiếu học cũng là truyền thống quý báu của người dân Duy Tiên. Tính siêng năng khắc phục khó khăn trong học tập, nâng cao trí lực đã góp phần làm giàu sức sống của quê hương.
Người dân trong huyện đều là dân tộc Kinh, tôn giáo chủ yếu là đạo Phật và đạo Thiên Chúa.
Duy Tiên còn là cái nôi của nhiều nghề thủ công truyền thống nổi tiếng: Làm trống Đọi Tam, dệt lụa Nha Xá, mây giang đan Ngọc Động… Đây không chỉ là ngành nghề kinh tế mà còn là nét văn hóa độc đáo của Duy Tiên.
1.3. Cảnh quan môi trường
Với địa hình tương đối bằng phẳng, ruộng đồng và các điểm dân cư phân bố hài hòa. Cơ sở hạ tầng được xây dựng mang đậm nét đặc trưng của làng xã vùng đồng bằng sông Hồng từ hình thái kiến trúc đến tập quán sinh
hoạt trong cộng đồng dân cư. Đan xen trong làng xóm có hàng trăm ngôi đền, chùa, nhà thờ xứ, nhà thờ họ mang dấu ấn kiến trúc của các thời kỳ lịch sử. Nơi đây có núi Đọi soi bóng xuống dòng sông Châu trong xanh, ngự trên đỉnh là ngôi chùa Long Đọi Sơn cổ kính. Đền Lảnh Giang là nơi thờ Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung có một kiến trúc nghệ thuật độc đáo.
Duy Tiên đang trong thời kỳ phát triển. Các khu công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ làm cho môi trường sinh thái bắt đầu xuất hiện ô nhiễm do khí thải và nước thải công nghiệp, rác thải từ khu dân cư. Việc đưa phân hóa học, thuốc trừ sâu vào sản xuất nông nghiệp gây tác động không nhỏ đến môi trường đất, nước, không khí.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.Tăng trưởng kinh tế chung
Thực hiện chính sách đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước, kinh tế huyện Duy Tiên cũng có những bước phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện trong những năm vừa qua đạt 9,4%/năm (cao hơn mức bình quân của tỉnh). Trong đó: Ngành nông nghiệp - thủy sản tăng 6,9%/năm; Ngành công nghiệp - xây dựng tăng 34,8%/năm; Ngành dịch vụ du lịch tăng 12,68%/năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng phát triển của cả nước và xu thế chung của nền kinh tế hàng hóa. Tỷ trọng ngành sản xuất nông nghiệp - thủy sản giảm dần đồng thời tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại tăng đều qua các năm.
Cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp chiếm 38,6%; Công nghiệp - xây dựng là 28,6%; Còn lại là ngành dịch vụ - thương mại với 32,6%.
2.2. Thực trạng các ngành kinh tế
2.2.1. Ngành nông nghiệp
Dù tỷ trọng của ngành có giảm trong cơ cấu kinh tế chung, nhưng sản
xuất nông nghiệp vẫn đạt mức tăng trưởng ổn định và tiếp tục được xem là
ngành kinh tế quan trọng.
- Trồng trọt: Cây trồng chính vẫn là lúa. Trong những năm gần đây, cơ
cấu giống lúa, cây trồng vụ đông, cây công nghiệp đã có sự thay đổi về cả số lượng lẫn chất lượng,các giống lúa năng suất cao đang được nhân rộng trên diện tích đất canh tác. Năng suất lúa bình quân giai đoạn 2001 – 2005 đạt 110,97 tạ/ ha. Duy Tiên được công nhận là huyện có năng suất lúa cao nhất tỉnh Hà Nam. Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 77.334 tấn. Bình quân lương thực trên đầu người đạt 589 kg/người/năm. Giá trị sản xuất bình quân đất canh tác đạt 30,5 triệu đồng/ha/năm, đã xây dựng được 13 cánh đồng đạt 50 triệu đồng/ha/năm. Toàn huyện chuyển được 372 ha ruộng trũng
sang đất đa canh.
- Chăn nuôi phát triển khá đa dạng, những tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng ngày càng rộng rãi và đã tạo ra nguồn thu nhập lớn. Giá trị sản xuất do chăn nuôi mang lại đều tăng hàng năm trong cơ cấu chung của ngành sản xuất nông nghiệp. Hệ số chu chuyển của đàn lợn thịt phổ biến đạt từ 2,2 – 2,5 lần, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng hàng năm đạt bình quân 1.858 tấn. Chăn nuôi chiếm 39,3% giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Thủy sản: Với diện tích nước mặt chiếm 14,3% diện tích tự nhiên trong đó khoảng 929,51ha chuyên nuôi thả cá. Sản lượng cá hàng năm ước tính đạt 1.000 tấn, tương đương với giá trị sản xuất 10,95 tỷ đồng trong đó giá trị nuôi trồng chiếm 91% còn lại là khai thác tự nhiên.
2.2.2. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – xây dựng
Trong cơ cấu kinh tế chung ngành này có xu hướng tăng tỷ trọng. Giá trị sản lượng bình quân tăng 148,85% trong vòng 5 năm qua, trong đó giá trị hàng xuất khẩu tăng 97%.
Huyện hiện có 120 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong đó có 77 doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trên địa bàn huyện có khu công nghiệp Đồng Văn, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Cầu Giát, Tiên Tân, Ngọc Động, Nha Xá đã thu hút được 23.224 lao động tham gia. Các ngành nghề truyền thống như: dệt lụa, dệt đũi, mây giang đan… luôn có thị trường tương đối ổn định và có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới. Nghề dệt có ở 6/21 xã, mây giang đan phát triển ở 19/21 xã.
2.2.3. Ngành dịch vụ - du lịch
Ngành này đang có nhiều chuy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7912ng d7909ng tin h7885c trong cng tc 273259ng k 2737845.doc