MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích và yêu cầu 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Cơ sở lí luận của việc bón phân cho lúa 3
2.2 Vai trò của phân bón đối với cây trồng 4
2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa 6
2.4 Tình hình nghiên cứu về bón phân cho cây lúa trên thế giới và tại Việt Nam 12
2.5 Tình hình sử dụng phân bón lá cho cây lúa 22
3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 28
3.2 Nội dung nghiên cứu 28
3.3 Phương pháp nghiên cứu 29
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1 Nguồn gốc và một số đặc điểm của giống lúa PC6 35
4.2 Một số tính chất đất thí nghiệm 35
4.3 Ảnh hưởng của các công thức bón đến sinh trưởng và phát triển của giống lúa PC6. 36
4.3.1 Ảnh hưởng của các công thức bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây lúa. 37
4.3.2 Ảnh hưởng của các công thức bón đến động thái đẻ nhánh của cây lúa. 39
4.3.3 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống lúa PC6 41
4.4 Ảnh hưởng của các công thức phân bón tới đặc điểm sinh lý của giống lúa PC6 43
4.4.1 Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến chỉ số diện tích lá 43
4.4.2 Ảnh hưởng của các công thúc phân bón đến sự tích lũy chất khô trong cây lúa PC6 45
4.5 Ảnh hưởng của các công thức phân bón tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lúa PC6 48
4.6 Ảnh hưởng của các công thức phân bón tới chất lượng gạo của giống lúa PC6 51
4.6.1 Ảnh hưởng của các công thức phân bón tới chất lượng thương phẩm của giống lúa PC6 52
4.6.2 Ảnh hưởng của các công thức phân bón tới chất lượng xay xát của giống lúa PC6 53
4.6.3 Ảnh hưởng của các công thức phân bón tới chất lượng dinh dưỡng và chất lượng nấu nướng của giống lúa PC6 55
4.7 Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm 56
4.8 Một số tính chất đất sau thí nghiệm 57
5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59
5.1 Kết luận 59
5.2 Kiến nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 68
93 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7738 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xác định liều lượng phân bón thích hợp cho lúa PC6 trên đất phù sa sông Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình: Đó là thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng bắt đầu từ lúc cây lúa nảy mầm đến lúc cây lúa bắt đầu phân hóa đòng; thời kỳ sinh trưởng tiếp theo là thời kỳ sinh trưởng sinh thực bắt đầu từ lúc cây lúa phân hóa đòng và kéo dài đến lúc lúa chín.
Chính vì những đặc điểm trên, chúng tôi tiến hành theo dõi đặc điểm của cây mạ trước khi cấy trong vụ mùa của giống PC6. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.2
Bảng 4.2. Đặc điểm cây mạ PC6 trước khi cấy vụ mùa 2009
TT
Chỉ tiêu theo dõi
Giá trị
1
Tuổi mạ (ngày)
20 ngày
2
Chiều cao cây (cm)
20
3
Số lá
2 - 3
4
Màu sắc lá
Xanh nhạt
5
Sâu bệnh (điểm theo thang điểm của IRRI)
0
6
Khả năng chịu rét (điểm)
1 - 3
4.3.1 Ảnh hưởng của các công thức bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây lúa.
Mức độ tăng trưởng chiều cao của cây trồng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố ngoại cảnh như chế độ ánh sáng, chế độ nhiệt, chế độ nước... và đặc biệt là các mức phân bón.
Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Ngay trong cùng một giống lúa, nhưng ở các giai đoạn phát triển khác nhau, các loại phân bón khác nhau thì sự biểu hiện tốc độ tăng trưởng của cây lúa khác nhau. Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa.
Theo dõi sự sinh trưởng chiều cây của giống lúa PC6 ở các công thức bón khác nhau thu được kết quả được trình bày trong bảng 4.3 và hình 4.1.
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của các công thức bón tới động thái tăng trưởng chiều cao của cây lúa PC6 vụ mùa năm 2009
Đơn vị: cm
CT
Giai đoạn sinh trưởng của cây
Đẻ nhánh
Đẻ nhánh rộ
Trỗ
Trỗ hoàn toàn
Thu hoạch
1
28,3
48,1
65,3
81,2
91,9
2
31,1
50,4
69,7
84,0
96,1
3
31,9
52,9
73,1
86,3
95,8
4
34,5
57,2
77,8
90,2
101,9
5
35,3
58,5
79,1
92,6
103,5
6
33,9
53,6
74,2
88,9
103,5
7
33,8
54,5
75,2
89,9
105,0
CV%
7,6
5,4
5,6
4,1
4,7
LSD 05
4,4
5,2
7,3
6,4
8,3
Hình 4.1. Ảnh hưởng của các công thức bón tới chiều cao cây lúa PC6
Qua bảng 4.3 và hình 4.1 chúng tôi nhận thấy:
Cây lúa có sự thay đổi về chiều cao theo chiều tăng dần qua các giai đoạn sinh trưởng. Trong đó tăng nhanh nhất là giai đoạn từ đẻ nhánh đến đẻ nhánh rộ.
Tại các công thức bón phân khác nhau có sự phát triển chiều cao cây của giống lúa PC6 khác nhau. Chiều cao cuối cùng tại các công thức bón dao động từ 91,9 cm đến 105,0cm. Trong đó, cao nhất là tại công thức 7 là 105,0cm và thấp nhất tại công thức đối chứng với 91,9cm. Tại các công thức bón phân, sự khác biệt chỉ xuất hiện ở công thức có liều lượng phân bón thấp với công thức có liều lượng phân bón cao nhất. Cụ thể với giá trị LSD05 là 8,3 ở giai đoạn trỗ hoàn toàn thì sự sai khác có ý nghĩa chỉ ở công thức 7 (140N:140P2O5:70K2O có phun Fito - Lúa) so với công thức 2 và 3 có nền phân bón vô cơ là 100N:100P2O5:50K2O.
Như vậy, tại các công thức phân bón khác nhau có tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây lúa PC6 khác nhau. Tốc độ tăng trưởng chiều cao tỷ lệ thuận với lượng phân bón qua các công thức. Sự sai khác có ý nghĩa chỉ xảy ra ở các công thức có nền phân bón thấp (không bón phân và bón 100N: 100P2O5:50K2O) với công thức có nền phân bón cao (140N:140P2O5:70K2O).
4.3.2. Ảnh hưởng của các công thức bón đến động thái đẻ nhánh của cây lúa.
Đẻ nhánh là một đặc tính của cây lúa, cây lúa chỉ đẻ nhánh được khi sinh trưởng tốt, được đảm bảo đầy đủ các nhu cầu thiết yếu như nước; dinh dưỡng; ánh sáng....
Đặc tính đẻ nhánh là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lúa, vì cây lúa đẻ nhánh nhiều và khỏe sẽ có số bông trên một đơn vị diện tích cao. Những giống lúa đẻ nhánh mạnh và tập trung thì có khả năng cho nhánh hữu hiệu cao, những giống đẻ nhánh kéo dài sẽ cho số nhánh hữu hiệu thấp vì dinh dưỡng nuôi những nhánh đẻ muộn không đủ để hình thành bông.
Theo dõi quá trình đẻ nhánh của giống lúa PC6 ở các công thức phân bón khác nhau thu được kết quả ở bảng 4.4 và hình 4.2.
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các công thức bón tới động thái đẻ nhánh của cây lúa PC6 vụ mùa năm 2009
Đơn vị: nhánh/khóm
CT
Động thái đẻ nhánh qua các giai đoạn sinh trưởng của cây
Đẻ nhánh
Đẻ nhánh rộ
Trỗ
Trỗ hoàn toàn
Nhánh hữu hiệu
Tỷ lệ % nhánh hữu hiệu
1
3,2
5,6
5,5
5,1
3,4
60,7
2
3,6
6,1
5,8
5,5
3,6
59,0
3
3,7
6,2
6,1
5,5
3,9
62,9
4
3,9
7,8
7,6
7,1
5,3
67,9
5
3,7
7,9
7,6
7,2
5,9
74,7
6
3,7
6,8
6,6
6,2
4,6
67,6
7
3,7
6,8
6,6
6,2
4,8
70,6
CV%
5,3
6,1
6,0
5,7
8,9
LSD 05
0,3
0,7
0,7
0,6
0,7
Hình 4.2. Số nhánh hữu hiệu của giống lúa PC6
Qua bảng 4.4 và hình 4.2 chúng tôi thấy:
Động thái đẻ nhánh của giống lúa PC6 tăng từ giai đoạn đẻ nhánh tới giai đoạn đẻ nhánh rộ, sau đó số nhánh giảm dần cho đến lúc lúa trỗ hoàn toàn. Trong đó, tăng nhanh nhất là giai đoạn từ đẻ nhánh đến giai đoạn đẻ nhánh rộ. Số nhánh tối đa ở các công thức bón phân khác nhau dao động từ 5,6 đến 7,9 dảnh/khóm, cao nhất là công thức 4 và công thức 5, thấp nhất là công thức 1.
Số nhánh hữu hiệu dao động từ 3,4 đến 5,9 dảnh/khóm. Trong đó cao nhất là công thức 4 và công thức 5 đạt từ 5,3 - 5,9 dảnh/khóm và tỷ lệ nhánh hữu hiệu từ 67,9 - 74,6%, thấp nhất là công thức 1 đạt 3,54 dảnh/khóm, tỷ lệ nhánh hữu hiệu chỉ có 64,36%.
Tại các nền phân bón khác nhau đều có ảnh hưởng tích cực tới số nhánh hữu hiệu ở mức sai khác ý nghĩa. Đạt cao nhất ở công thức 4 và 5 có nền phân bón là 120N:120P2O5:60K2O. Trong cùng một nền phân bón vô cơ, phân bón lá Fito - Lúa không có tác dụng lớn tới số lượng nhánh hữu hiệu.
Như vậy, ở các mức phân bón khác nhau đều ảnh hưởng tới động thái đẻ nhánh của cây lúa. Tất cả các công thức có bón phân đều có số dảnh/khóm cao hơn công thức đối chứng (công thức 1). Tại các công thức có bón phân thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê tới số nhánh hữu hiệu giữa các nền phân bón; cao nhất là nền phân bón (120N:120P2O5:60K2O) và (120N:120P2O5:60K2O có phun thêm Fito - Lúa); thấp nhất là nền phân bón (100N:100P2O5:50K2O).
4.3.3. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống lúa PC6
Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa dài hay ngắn tùy theo bản chất di truyền của mỗi giống lúa, phụ thuộc vào điều kiện thời vụ; thời tiết khí hậu, kỹ thuật canh tác và phân bón là một trong các yếu tố đó. Phân bón quy định một phần thời gian sinh trưởng, các loại phân bón khác nhau có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian sinh trưởng.
Thời gian sinh trưởng của cây lúa là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá phẩm chất của giống lúa. Thời gian sinh trưởng được tính từ khi cây lúa nảy mầm cho tới khi hạt lúa chín hoàn toàn. Trong toàn bộ thời gian sinh trưởng của lúa được chia thành hai thời kỳ là thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng được tính từ khi gieo cho đến khi lúa bắt đầu phân hóa đòng, thời kỳ này quyết định số bông/khóm lúa. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực tính từ khi bắt đầu phân hóa đòng cho đến khi hạt lúa chín hoàn toàn, thời kỳ này quyết định việc hình thành số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt. Có thể xem thời kỳ này có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa.
Theo dõi thời gian sinh trưởng của giống lúa PC6 ở các công thức phân bón khác nhau chúng tôi thu được kết quả được trình bày trong bảng 4.5
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các công thức phân bón tới thời gian sinh trưởng của giống lúa PC6 vụ Mùa năm 2009
Đơn vị: ngày
CT
Gieo – cấy
Cấy – trỗ hoàn toàn
Trỗ hoàn toàn – chín hoàn toàn
Thời gian sinh trưởng
1
20
49
26
95
2
20
49
26
95
3
20
48
28
96
4
20
49
26
95
5
20
47
29
96
6
20
49
26
95
7
20
48
28
96
Qua bảng 4.5 cho thấy:
Thời gian sinh trưởng của giống lúa PC6 ở giai đoạn mạ tại 7 công thức phân bón đều là 20 ngày. Bước sang giai đoạn từ lúc cấy cho đến khi cây lúa trỗ hoàn toàn, thời gian sinh trưởng giữa các công thức phân bón khác nhau đã có sự khác biệt và dao động từ 47 đến 49 ngày. Giai đoạn từ trỗ hoàn toàn đến chín hoàn toàn dao động trong khoảng 26 - 29 ngày. Tổng thời gian sinh trưởng của giống lúa PC6 là 95 - 96 ngày
Như vậy, ở các công thức bón phân khác nhau thì tổng thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa PC6 dao động rất nhỏ. Chứng tỏ, các công thức bón phân khác nhau không ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng và phát triển của giống lúa PC6.
4.4. Ảnh hưởng của các công thức phân bón tới đặc điểm sinh lý của giống lúa PC6
4.4.1. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến chỉ số diện tích lá
Lá lúa là bộ phận quan trọng của cây, lá lúa còn tiêu biểu cho sự sống của cây. Lá lúa góp phần cơ bản tạo ra sản phẩm quang hợp của cây trồng và quyết định 90 – 95% năng suất cây trồng. Do vậy việc tăng hay giảm chỉ số diện tích lá có ảnh hưởng trực tiếp tới quang hợp, tích lũy chất khô và năng suất cây trồng.
Chỉ số diện tích lá là một chỉ tiêu phản ánh quá trình sinh trưởng, phát triển của quần thể ruộng lúa. Chỉ số diện tích lá thay đổi tùy từng giống và các biện pháp kỹ thuật về mật độ cấy; phân bón; điều kiện thời tiết.... Do đó, khi bón các loại phân khác nhau sẽ ảnh hưởng tới chỉ số diện tích lá. Chỉ số diện tích lá tăng dần trong suốt quá trình sinh trưởng dinh dưỡng, tăng nhanh nhất vào giai đoạn đẻ nhánh và đạt trị số tối đa vào thời kỳ đòng già.
Kết quả theo dõi sự thay đổi chỉ số diện tích lá của giống PC6 trong thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.6 và hình 4.3
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các công thức phân bón tới chỉ số diện tích lá của giống lúa PC6
Đơn vị: m2 lá/m2 đất
CT
Thời kỳ
Đẻ nhánh
Đẻ nhánh rộ
Đòng già
Trỗ hoàn toàn
1
1,9
2,9
4,6
2,6
2
1,9
3,5
4,7
2,7
3
1,9
3,6
4,8
2,8
4
2,3
5,7
6,0
3,7
5
2,3
5,7
6,0
3,8
6
2,1
5,2
5,7
3,5
7
2,1
5,4
5,7
3,6
CV%
3,8
6,4
5,5
8,8
LSD 05
0,1
0,5
0,5
0,5
Hình 4.3. Chỉ số diện tích lá của giống lúa PC6
Kết quả nghiên cứu trong bảng 4.6 và hình 4.3 cho thấy
Chỉ số diện tích lá của giống lúa PC6 ở tất cả các công thức tăng từ giai đoạn đẻ nhánh cho đến giai đoạn đòng già, sau chỉ số diện tích lá giảm từ giai đoạn đòng già cho đến giai đoạn trỗ hoàn toàn. Trong đó, chỉ số diện tích lá cao nhất ở giai đoạn đòng già, đây là giai đoạn tập trung các chất dinh dưỡng để tạo ra các chất hữu cơ tích lũy vào các bộ phận thân, bẹ lá của cây. Giai đoạn trỗ hoàn toàn chỉ số diện tích lá giảm đi là do trong giai đoạn này dinh dưỡng chủ yếu tập trung để nuôi hạt, nhiều lá vàng và lụi đi.
Tại các nền phân bón khác nhau, chỉ số diện tích lá có sự sai khác ý nghĩa giữa công thức 7 với công thức đối chứng và công thức 2,3. Khi nâng mức phân bón từ các nền 100N:100P2O5:50K2O trong công thức bón 2 và 3 lên mức phân bón cao hơn trong các công thức 4,5 với nền 120N:120P2O5:60K2O và công thức 6,7 với nền (140N:140P2O5:70K2O) đều cho thấy sự sai khác ở mức ý nghĩa thống kê. Trong cùng một nền phân bón, tác dụng của phân bón lá Fito - Lúa không có ảnh hưởng tích cực tới chỉ số diện tích lá.
Như vậy, chỉ số diện tích lá của giống lúa PC6 chỉ sai khác ở mức ý nghĩa thống kê khi tăng từ nền phân bón thấp (đối chứng hoặc có nền bón 100N:100P2O5:50K2O) lên nền phân bón cao hơn (120N:120P2O5:60K2O và 140N:140P2O5:70K2O).
4.4.2. Ảnh hưởng của các công thúc bón phân đến sự tích lũy chất khô trong cây lúa PC6
Khả năng tích lũy chất khô của cây lúa và sự vận chuyển vật chất trong cây là cơ sở cho việc tạo ra năng suất hạt. Hàm lượng chất khô tăng dần từ thời kỳ bắt đầu đẻ nhánh cho đến thời kỳ trỗ hoàn toàn.
Kết quả theo dõi sự ảnh hưởng của các công thức bón tới sự tích lũy chất khô trên giống lúa PC6, được thể hiện trong bảng 4.7 và hình 4.4
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của các công thức bón tới sự tích lũy chất khô trên giống lúa PC6 vụ mùa năm 2009
Đơn vị: g/m2 đất
CT
Thời kỳ
Đẻ nhánh
Đẻ nhánh rộ
Bắt đầu trỗ
Trỗ hoàn toàn
1
152,9
253,8
405,8
641,7
2
161,1
272,0
473,4
717,0
3
160,4
270,8
477,8
733,6
4
171,0
327,7
531,4
847,4
5
171,6
335,9
540,6
854,1
6
165,8
306,0
490,4
779,2
7
166,0
305,8
495,5
788,8
CV%
2,5
3,5
3,9
3,1
LSD 0.5
7,3
18,3
33,6
41,8
Hình 4.4. Sự tích lũy chất khô của giống lúa PC6 giai đoạn trỗ hoàn toàn vụ Mùa 2009
Qua bảng 4.7 và hình 4.4 cho thấy:
Khả năng tích lũy chất khô của giống lúa PC6 ở các công thúc khác nhau tăng từ giai đoạn đẻ nhánh cho đến giai đoạn trỗ hoàn toàn. Khả năng tích lũy chất khô tăng nhanh nhất là giai đoạn lúa trỗ hoàn toàn.
Giai đoạn đẻ nhánh là giai đoạn sự tích lũy chất khô diễn ra chậm. Sự tích lũy chất khô trong giai đoạn này dao động từ 152,9 đến 171,6 g/m2 đất. Trong đó, cao nhất là công thức 5 (120N:120P2O5:60K2O có phun thêm Fito - Lúa) đạt 171,6 g/m2 đất, thấp nhất là công thức 1 đạt 152,9 g/m2 đất. Các công thức phân bón khác nhau có sự tích lũy chất khô khác nhau và đều cao hơn công thức đối chứng.
Giai đoạn đẻ nhánh rộ, sự tích lũy chất khô trong giai đoạn này dao động từ 253,8 đến 335,9g/m2 đất, cao nhất là công thức 5 và thấp nhất là công thức 1 (công thức đối chứng).
Giai đoạn trỗ, khả năng tích lũy chất khô trong giai đoạn này dao động trong khoảng từ 405,8 đến 540,6 g/m2 đất. Cuối cùng là giai đoạn trỗ hoàn toàn có sự tích lũy chất khô tại các công thức phân bón là cao nhất; dao động trong khoảng 641,7 đến 854,1 g/m2 đất.
Các công thức bón phân có sự sai khác ở mức ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng ở khả năng tích lũy chất khô. Sự sai khác ở mức ý nghĩa về khả năng tích lũy chất khô của giống PC6 còn xảy ra khi thay đổi các nền phân bón vô cơ khác nhau (từ nền 100N:100P2O5:50K2O sang các nền 120N:120P2O5:60K2O và nền 140N:10P2O5:70K2O)
Như vậy, sự tích lũy chất khô tăng dần từ giai đoạn đẻ nhánh cho đến giai đoạn trỗ hoàn toàn, cao nhất là giai đoạn trỗ hoàn toàn. Các công thức bón phân đều cho thấy sai khác có ý nghĩa thống kê với công thức đối chứng (không bón phân) và giữa các nền phân bón vô cơ với nhau. Khả năng tích lũy chất khô mạnh nhất tại các công thức 4 (120N:120P2O5:60K2O) và công thức 5 (120N:120P2O5:60K2O có phun Fito - Lúa)
4.5. Ảnh hưởng của các công thức bón phân tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lúa PC6
Đối với cây lúa nói riêng và các cây ngũ cốc nói chung, năng suất hạt là mối quan tâm hàng đầu của các nhà trồng trọt khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Khả năng sinh trưởng và phát triển của cây lúa tốt hay xấu được đánh giá bằng năng suất. Năng suất của lúa được cấu thành bởi các yếu tố như: Số bông/khóm, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc (%) và khối lượng 1000 hạt (g).
Các yếu tố này được hình thành trong các thời điểm khác nhau, có những quy luật khác nhau, chịu tác động của các điều kiện khác nhau xong chúng lại có mối quan hệ lẫn nhau và đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh (đất đai, khí hậu), giống, phân bón, các kỹ thuật canh tác…
Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây về các chỉ tiêu sinh lý, do đó nó ảnh hưởng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một giống. Vì vậy muốn đạt năng suất cao, phẩm chất tốt thì phân bón đóng vai trò rất quan trọng.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón khác nhau tới năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa PC6 được trình bày trong bảng 4.8 và hình 4.5 như sau:
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của các công thức bón phân tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống lúa PC6 vụ Mùa năm 2009
CT
Chỉ tiêu
Số
bông/khóm
Số hạt/bông
Tỷ lệ
hạt chắc (%)
Khối lượng 1000 hạt (g)
Năng suất lý thuyết (tạ/ha)
Năng suất thực thu (tạ/ha)
1
3,1
136,3
80,0
20,7
35,8
21,3
2
3,3
138,9
80,0
21,2
39,1
31,0
3
3,5
140,6
81,4
21,3
41,8
34,0
4
4,1
146,1
86,1
24,0
60,9
48,5
5
4,4
150,3
87,4
25,0
71,2
52,5
6
3,9
143,3
82,0
22,1
50,3
40,6
7
4,0
147,0
85,7
22,3
55,7
43,9
CV %
8,8
5,4
7,2
9,6
10,0
LSD 0.5
0,6
13,7
2,9
8,7
6,9
Hình 4.5. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống lúa PC6 vụ Mùa 2009
Qua bảng 4.8 và hình 4.5 cho thấy :
Số bông/khóm và khóm/m2: Trong 4 yếu tố cấu thành năng suất lúa thì số bông/khóm là yếu tố có tính chất quyết định nhất và sớm nhất. Tại các nền phân bón khác nhau có ảnh hưởng tới số bông/khóm khác nhau, dao động trong khoảng từ 3,1 đến 4,4 bông/khóm. Sai khác có ý nghĩa chỉ có từ công thức 4, 5 của nền phân bón 120N:120P2O5:60K2O với công thức đối chứng và các công thức có nền phân bón 100N: 100P2O5:50K2O. Khi nâng mức bón từ nền phân bón 120N: 120P2O5:60K2O trong các công thức 4 và 5 lên nền phân bón là 140N: 140P2O5:70K2O trong các công thức 6 và 7 thì không làm tăng số lượng bông/khóm
Số hạt/bông của giống lúa PC6 trong từng công thức cũng dao động trong khoảng 136,3 đến 150,3 hạt/bông. Trong đó, cao nhất là công thức 5, thấp nhất là công thức 1. Các mức phân bón khác nhau không ảnh hưởng tới số hạt/bông.
Tỷ lệ hạt chắc (%): Các loại phân bón khác nhau thì tỷ lệ hạt chắc khác nhau. Tỷ lệ trong các công thức bón phân khác nhau dao động từ 80,0 đến 87,4%. Tỷ lệ hạt chắc bắt đầu có sự sai khác rõ rệt khi tăng liều lượng phân bón từ nền bón 100N: 100P2O5:50K2O lên mức bón 120N: 120P2O5:60K2O.
Khối lượng 1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống. Tuy nhiên khối lượng 1000 hạt có thể thay đổi khi điều kiện dinh dưỡng và điều kiện sinh thái thay đổi. Sự chênh lệch về khối lượng 1000 hạt của giống lúa PC6 giữa các công thức phân bón khác nhau là từ 20,7 đến 25,0g. Sự sai khác chỉ xuất hiện ở nền phân bón 120N: 120P2O5:60K2O có phun thêm Fito - Lúa với công thức đối chứng và công thức 2, 3 với nền phân bón là 100N:100P2O5:50K2O.
Năng suất lý thuyết (NSLT): được cấu thành bởi số bông/khóm, số khóm/m2, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc (%) và khối lượng 1000 hạt (g). Qua việc xác định năng suất lý thuyết được trình bày ở bảng 4.8 chúng tôi nhận thấy: Các công thức phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến NSLT và NSLT dao động từ 35,8 đến 71,2 tạ/ha. Các nền phân bón khác nhau đều có sự sai khác ở mức ý nghĩa thống kê, bắt đầu thấy sự sai khác khi tăng từ nền phân bón là 100N:100P2O5:50K2O lên nền phân bón 120N: 120P2O5:60K2O và nền 140N: 140P2O5:70K2O. Trong đó nền phân bón có năng suất lý thuyết cao nhất là nền 120N: 120P2O5:60K2O tại hai công thức 4 và 5.
Năng suất thực thu (NSTT): NSTT là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh năng suất chính xác nhất ở các công thức thí nghiệm. Qua việc xác dịnh năng suất thực thu ở các công thức bón khác nhau trên giống PC6 chúng tôi nhận thấy:
Các công thức bón phân khác nhau đã ảnh hưởng đến NSTT, NSTT ở các công thức phân bón khác nhau dao động từ 21,3 đến 52,5 tạ/ha. Trong đó, sự sai khác có ý nghĩa thống kê chỉ xảy ra giữa các nền phân bón vô cơ khác nhau. Cao nhất là nền phân bón ở công thức 4 và 5 (120N: 120P2O5:60K2O). Phân bón lá Fito- Lúa không ảnh hưởng nhiều tới năng suất thực thu trong cùng một nền phân bón.
Như vậy, các hai công thức 4 (120N: 120P2O5:60K2O) và công thức 5 (120N:120P2O5:60K2O có phun thêm Fito - Lúa) ở tất cả các chỉ tiêu đều cho giá trị cao nhất.
4.6. Ảnh hưởng của các công thức bón phân tới chất lượng gạo của giống lúa PC6
Chất lượng gạo của một giống lúa không chỉ phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống lúa mà còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khác như: Điều kiện ngoại cảnh; chế độ canh tác; điều kiện chăm sóc; điều kiện thổ nhưỡng, chế độ dinh dưỡng và loại phân bón cho lúa.
Phân bón có ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng gạo. Bao gồm chất lượng thương phẩm, chất lượng xay xát, chất lượng nấu nướng và chất lượng dinh dưỡng của giống lúa lúa PC6
4.6.1. Ảnh hưởng của các công thức bón phân tới chất lượng thương phẩm của giống lúa PC6
Chất lượng thương phẩm là nhóm chỉ tiêu quan trọng được các nhà sản xuất gạo chú ý nhiều. Chất lượng thương phẩm có ý nghĩa to lớn trong việc quyết định giá thành sản phẩm.
Chất lượng thương phẩm được phản ánh bởi các chỉ tiêu sau: Chiều dài hạt gạo, tỷ lệ dài/rộng, độ bạc bụng. Qua bảng số liệu 4.9 cho thấy hình thái hạt gạo ở cả 7 công thức thể hiện như sau:
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của các công thức bón tới chất lượng thương phẩm của giống lúa PC6
CT
Chỉ tiêu
Chiều dài hạt gạo
(mm)
Tỷ lệ
dài/rộng (D/R)
Xếp loại chiều dài
Độ bạc bụng (điểm)
Xếp loại
nội nhũ
CT1
6,8
2,4
TB
6,4
trắng trong
CT2
6,7
2,5
TB
7,9
trắng trong
CT3
6,7
2,5
TB
8,0
trắng trong
CT4
7,0
2,7
TB
11,0
trắng trong
CT5
7,0
2,7
TB
11,5
trắng trong
CT6
6,9
2,7
TB
12,3
trắng trong
CT7
7,0
2,7
TB
12,4
trắng trong
CV %
6,0
4,2
9,0
LSD 0.5
0,5
0,1
1,6
Qua bảng 4.9 cho thấy:
Chiều dài hạt gạo của các công thức là tương đương nhau, có chiều dài hạt gạo trong khoảng 6,7 - 7,0mm, như vậy được xếp vào nhóm có chiều dài hạt gạo trung bình. Công thức 4, công thức 5 và công thức 7 có chiều dài hạt gạo cao nhất là 7,0mm.
Tỷ lệ dài/rộng (D/R) từ công thức 4 đến công thức 7 có giá như nhau là 2,7, thấp nhất là công thức 1 chỉ đạt 2,4. Cả 7 công thức đều có tỷ lệ dài/rộng nằm trong khoảng (2<D/R<3), các công thức này đều được xếp vào nhóm có dạng hạt thon trung bình.
Độ bạc bụng của 7 công thức không có sự khác biệt nhiều, đều có tỷ lệ bạc bụng dao động trong khoảng từ 6,4 đến 12,4. Và đều được xếp trong nhóm có nội nhũ trắng trong.
Theo kết quả trên cho thấy chất lượng thương phẩm của giống lúa PC6 ít phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh trong đó có yếu tố phân bón. Như vậy, các chỉ tiêu này phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống.
4.6.2. Ảnh hưởng của các công thức bón phân tới chất lượng xay xát của giống lúa PC6
Chất lượng xay xát của giống lúa rất được sự quan tâm không những của nhà chọn tạo giống lúa, mà còn là sự quan tâm của các nhà sản xuất gạo. Chất lượng xay xát của gạo rất có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của hạt gạo.
Chất lượng xay xát bao gồm nhóm chỉ tiêu như tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo xát, tỷ lệ gạo nguyên. Qua nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả được trình bày trong bảng 4.10.
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng trên cho thấy tỷ lệ gạo lật ở các công thức thay đổi không nhiều. Tuy nhiên so sánh giữa các công thức với nhau cũng có sự thay đổi đáng kể. Thấp nhất là công thức 1 (không bón phân) tỷ lệ này là 76,2%, cao nhất là công thức 5 (120N:120P2O5:60K2O có phun Fito - Lúa) là 85,1%.
Tỷ lệ gạo xát cũng khác nhau qua các công thức phân bón dao động trong khoảng 69,6 đến 74,7%. Và tỷ lệ gạo nguyên hạt dao động từ 78,6 đến 82,5%. Các công thức có tỷ lệ gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên hạt cao nhất là công thức 4 (120N:120P2O5:60K2O) và công thức 5 (120N:120P2O5:60K2O có phun Fito - Lúa)
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của các công thức bón phân tới chất lượng xay xát của giống lúa PC6
CT
Tỷ lệ %
Gạo lật
Gạo xát
Gạo nguyên hạt
CT1
76,2
69,6
78,6
CT2
77,7
70,3
80,5
CT3
78,6
70,6
80,8
CT4
84,5
73,3
82,0
CT5
85,1
74,7
82,5
CT6
82,4
72,2
81,0
CT7
82,5
72,9
81,8
CV %
4,8
3,6
3,5
LSD 0.5
6,9
4,6
5,1
Như vậy từ các công thức phân bón cho thấy tỷ lệ gạo lật, gạo nguyên, gạo xát chỉ xuất hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê khi nâng liều lượng phân bón từ nền vô cơ là 100N: 100P2O5:50K2O lên nền phân bón cao hơn 120N: 120P2O5:60K2O; từ nền phân bón 120N: 120P2O5:60K2O lên nền phân bón 140N: 140P2O5:70K2O thì sự sai khác không có ý nghĩa. Trong cùng một nền phân bón thì sự ảnh hưởng của phân bón lá Fito - Lúa không có ý nghĩa thống kê lên tỷ lệ gạo sát, gạo lật và gạo nguyên.
4.6.3. Ảnh hưởng của các công thức bón tới chất lượng dinh dưỡng và chất lượng nấu nướng của giống lúa PC6
Ngày nay, với mức sống của xã hội ngày càng được nâng cao thì nhu cầu ăn ngon của người dân cũng tăng lên. Bởi vậy trong tất cả các yếu tố chất lượng thì yếu tố chất lượng dinh dưỡng và chất lượng nấu nướng đang là những yếu tố được quan tâm hàng đầu của rất nhiều nhà chọn tạo giống trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng khó tính.
Chất lượng dinh dưỡng và chất lượng nấu nước bao gồm nhóm chỉ tiêu sau: Nitơ tổng số, Nitơ protein, Protein, tinh bột và Amylose.
Qua nghiên cứu hai chỉ tiêu đại diện cho chất lượng dinh dưỡng, chất lượng nấu nướng là Nitơ tổng số và amylose số liệu được chúng tôi thể hiện trong bảng 4.11 như sau:
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của các công thức bón tới chất lượng dinh dưỡng và chất lượng nấu nướng của giống lúa PC6 vụ mùa 2009
CT
Hàm lượng Protein tổng số (%)
Hàm lượng amylose (%)
CT1
7,9
12,5
CT2
8,1
12,4
CT3
8,2
12,3
CT4
8,3
12,1
CT5
8,3
12,0
CT6
8,5
12,3
CT7
8,5
12,2
CV %
3,2
8,0
LSD 0.5
0,5
1,1
Qua bảng 4.11 chúng tôi nhận thấy hàm lượng protein tổng số ở các công thức không có sự sai khác nhiều dao động trong khoảng 7,9 đến 8,5%, hàm lượng amylose của các công thức cho thấy tỷ lệ này giảm dần từ công thức 1 đến công thức 5. Cụ thể công thức 1 là cao nhất 12,5%, công thức 5 là thấp nhất 12,0%. Nhưng nhìn chung, tại các công thức phân bón khác nhau đều không ảnh hưởng nhiều tới sự sai khác về chất lượng dinh dưỡng và chất lượng nấu nướng của giống lúa PC6.
4.7. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm
Khi tiến hành tiến hành một thí nghiệm thì hiệu quả kinh tế sẽ là yếu tố quan trọng nhất để từ đó đưa ra các loại phân bón thích hợp nhất cho từng giống cây trồng.
Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế cho từng công thức bón khác nhau được trình bày trong bảng 4.12 n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuyen_27_10_1505.doc