Đề tài Ý thức và vai trò của tri thức Khoa học Công nghệ đối với sự phát triển Kinh tế của Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Trang

Đặt vấn đề 1 giải quyết vấn đề 4

I. Nội dung lý luận Triết học: 4

1. Ý thức: 4

1.1.Nguồn gốc của ý thức: 4

1.2. Bản chất của ý thức: 6

1.3. Cấu trúc của ý thức: 7

1.4. Vai trò và tác dụng của ý thức: 8

2. Tri thức: 9

2.1. Tri thức khoa học: 9

2.2.Kinh tế tri thức: 10

II. Vai trò của tri thức Khoa học Công nghệ trong công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay 11

1. Xu thế tất yếu: 11

1.1. Xu thế tất yếu chung trên thế giới: 11

1.2. Xu thế tất yếu ở Việt Nam: 11

1.3. Mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010: 12

2. Vai trò của tri thức Khoa học Công nghệ trong sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay: 13

3. Nền kinh tế tri thức: 15

3.1.Vai trò của tri thức trong phát triển kinh tế: 15

3.2. Đóng góp của tri thức vào tăng GDP: 17

3.3.Kinh tế tri thức và công nghiệp hoá, hiện đại hoá: 17

4. Tổng kết hoạt động kinh tế, khoa học công nghệ và giáo dục của nước ta trong những năm qua: 19

Kết luận 21

Danh mục tài liệu tham khảo 23

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ý thức và vai trò của tri thức Khoa học Công nghệ đối với sự phát triển Kinh tế của Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữ, đó chính là nguồn gốc xã hội quyết định sự hình thành và phát triển ý thức. * Từ những điều đã trình bày trên đây, có thể khẳng định rằng, để cho ý thức xuất hiện phải cần và đủ bốn yếu tố: hiện thực khách quan, bộ não người, lao động và ngôn ngữ. Nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội. 1.2. Bản chất của ý thức: ý thức là phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động tinh thần phản ánh thế giới vật chất, diễn ra trong bộ óc người, được hình thành trong quá trình lao động và được diễn đạt nhờ ngôn ngữ. Vì vậy, ý thức không có đặc tính vật chất như quan niệm của chủ nghĩa duy vật tầm thường, và cũng không phải là cái gì thần bí, siêu tự nhiên, một thực thể độc lập như quan niệm của chủ nghĩa duy tâm. ý thức chỉ là đặc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Vậy ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan một cách tích cực chủ động và sáng tạo. * Phản ánh ý thức là phản ánh tích cực, chủ động, mang tính mục đích: Động vật phản ứng lại các tác động của môi trường mang tính trực tiếp; do vậy, theo một ý nghĩa nhất định, nó phải chấp nhận ân huệ của tự nhiên, lệ thuộc vào hoàn cảnh có tính chất bản năng. Nhưng con người khác hẳn con vật ở khả năng lựa chọn của sự phản ánh. Sự phản ánh của con người mang tính mục đích. C.Mác viết: "Con nhện làm những động tác giống như động tác của người thợ dệt, ... con ong còn làm cho một số nhà kiến trúc phải hổ thẹn. Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây dựng chúng ở trong đầu óc của mình rồi". Tính mục đích của sự phản ánh ý thức còn tạo ra khả năng phản ánh vượt trước hiên thực, hướng dẫn hoạt độngcủa con người cải tạo thế giới khách quan. Sự phản ánh đó không dừng lại ở cái trực tiếp bề ngoài , mà đi sâu vào nắm bắt bản chất, quy luật vận động và phát triển của sự vật. Từ đó con người dự báo được kết quả, lường trước được những tình huống tốt hoặc xấu ảnh hưởng đến kết quả hoạt động và điều chỉnh chương trình, dự kiến xu hướng phát triển của sự vật, xây dựng nên các mô hình lý tưởng, vạch ra phương pháp hoạt động thực tiễn nhằm đạt mục đích. * Phản ánh ý thức mang tính sáng tạo: Tâm lý động vật phản ánh nguyên xi thế giới bên ngoài theo nghĩa chúng chỉ lợi dụng những cái đã có sẵn trong tự nhiên. Còn "ý thức con người không phải chỉ phản ánh thế giới khách quan, mà còn tạo ra thế giới khách quan". Nhưng, không được hiểu sự "sáng tạo" theo cách diễn đạt của các nhà duy tâm, sự sáng tạo hoàn toàn tách khỏi hiện thực vật chất. Phản ánh sáng tạo bao giờ cũng xuất phát từ hiện thực, trên cơ sơ của hiện thực, sáng tạo trong khuôn khổ và theo tính vật chất, quy luật của sự phản ánh. Phản ánh sáng tạo là đặc tính chỉ xuất hiện ở con người nhờ khả năng tư duy trừu tượng. Từ hiện thực vật chất đã có, con người sáng tạo ra những vật phẩm hoàn toàn mới đáp ứng nhu cầu của mình. ý thức ra đời, tồn tại và phát triển trên cơ sở hoạt động thực tiễn xã hội, do thực tiễn xã hội cùng các quy luật xã hội chi phối, quyết định; cho nên ý thức mang bản chất xã hội. Đây là sự khác biệt rất cơ bản của ý thức con người so với tâm lý động vật. Đây cũng là chỗ phân biệt về nguyên tắc ý thức của con người với cái gọi là "suy nghĩ" của máy móc. 1.3. Cấu trúc của ý thức: ý thức bao gồm rất nhiều nhân tố khác nhau mà có thể phân chia thành hai nhóm: * Những tri thức: có nhiều loại khác nhau như tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người. Tri thức có nhiều cấp độ khác nhau: tri thức thông thường được hình thành do hoạt động hàng ngày của mỗi cá nhân, mang tính chất cảm tính trực tiếp, bề ngoài và rời rạc. Tri thức khoa học phản ánh trình độ của con người đi sâu nhận thức thế giới hiện thực. Người ta lại chia tri thức khoa học thành tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận. * Những tâm lý người: bao gồm tình cảm con người, ý chí con người, khát vọng, vô thức và tiềm thức. Trong hai nhóm này thì những tri thức đóng vai trò là trung tâm do nhân tố tri thức thâm nhập vào tất cả các nhân tố tâm lý, trong mỗi một tình cảm của con người đều có tri thức, ngược lại, những nhân tố tâm lý cũng tác động trở lại nhân tố tri thức. 1.4. Vai trò và tác dụng của ý thức: Nói tới vai trò của ý thức về thực chất là nói đến vai trò của con người, bởi vì ý thức là ý thức của con người. Tría với các nhà triết học duy tâm muốn biến ý thức con người thành động lực lịch sử, C.Mác và Ph.ăngghen đã viết rằng: "Xưa nay, tư tưởng không thể đưa con người ta vượt ra ngoài trật tự thế giới cũ được; trong bất cứ tình huống nào, tư tưởng cũng chỉ có thể đưa người ta vượt ra ngoài phạm vi tư tưởng của trật tự thế giới cũ mà thôi. Thật vậy, tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết. Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn". Bởi vậy, vai trò tích cực của ý thức, tư tưởng không phải là ở chỗ nó trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà là nhận thức thế giới khách quan, từ đó hình thành được mục đích, phương hướng, biện pháp đúng đắn, đồng thời có ý chí, quyết tâm cần thiết cho hoạt động của mình. Sức mạnh của con người là ở chỗ xuất phát từ thực tế khách quan, căn cứ vào điều kiện vật chất đã có, phản ánh đúng quy luật khách quan để cải tạo thế giới khách quan một cách chủ động, sáng tạo với ý chí quyết tâm cao nhằm phục vụ lợi ích của con người và xã hội. Phản ánh đầy đủ chính xác thế giới khách quan thì cải tạo thế giới khách quan mới có hiệu quả. ở đây vai trò năng động, sáng tạo của ý thức, của nhân tố chủ quan của con người có vị trí hết sức quan trọng. Bảo thủ trì trệ, hoặc tiêu cực thụ động, ỷ lại, ngồi chờ chính là kìm hãm sự phát triển, triệt tiêu tính năng động tích cực, sáng tạo của ý thức. Tuy nhiên, phải thấy rằng, thế giới vật chất - với những thuộc tính và quy luật vốn có của nó - tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người thì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải "xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan". Không được chủ quan, duy ý chí, không được lấy ý muốn chủ quan, lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược hay sách lược cách mạng. Bệnh chủ quan duy ý chí thường nảy sinh khi xuất phát tù ý muốn chủ quan nóng vội, lấy ý chý áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực. 2. Tri thức: Tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu khác. Ngày nay, vai trò động lực của tri thức đối với sự phát triển kinh tế xã hội trở nên rõ ràng, nổi bật. Loài người đang bước vào nền kinh tế tri thức - là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập vả dụng tri thức đóng vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế tri thức, đa số các ngành kinh tếdựa vào tri thức, dựa vào thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, vì vậy, đầu tư vào tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn. 2.1. Tri thức khoa học: Nhận thức khoa học thuộc bất kỳ một lĩnh vực tri thức cụ thể nào, nếu được thực hiện ở mức độ đầy đủ, bao giờ cũng trải qua hai trình độ: kinh nghiệm và lí luận. * Tri thức kinh nghiệm: Tri thức nhận được từ các dữ kiện thí nghiệm nhờ "trực quan sinh động" là tri thức kinh nghiệm. Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết trực tiếp về mối liên hệ, quan hệ bề ngoài của đối tượng. ở trình độ nhận thức kinh nghiệm, chưa thể nắm được cái tất nhiên, mối quan hệ bản chất giữa các sự vật, hiện tượng, chưa phân biệt được cái cơ bản với cái không cơ bản, bản chất với hiện tượng. Nếu giáo điều hoá kinh nghiệm, cũng như mở rộng quá phạm vi ứng dụng các tri thức kinh nghiệm, sẽ không tránh khỏi những sai lầm của chủ nghĩa chủ quan, thực dụng, thiển cận và sớm muộn sẽ thất bại trong hoạt động thực tiễn. Vì thế nhận thức chân lý không thể dừng lại ở kinh nghiệm mà phải chuyển lên trình độ nhận thức lý luận. * Tri thúc lý luận: Tri thức nhận thức bằng những hiểu biết khái quát về khách thể trong tính khách quan cụ thể của nó, "trong tính tất yếu của nó, những quan hệ toàn diện của nó, trong sự vận động và mâu thuẫn của nó" là tri thức lý luận. Như vậy, so với tri thức kinh nghiệm thì tri thức lý luận khái quát hơn, thể hiện chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn và đầy đủ hơn, nghĩa là "có tính bản chất hơn". Do vậy, phạm vi áp dụng và ứng dụng tri thức lý luận cũng rộng hơn rất nhiều so với tri thức kinh nghiệm. Kinh nghiệm kết thúc ở đâu, thì lý luận bắt nguồn từ đó. Lý luận hình thành được nhờ có tổng kết kinh nghiệm, các tri thức kinh nghiệm giữ vai trò là cơ sở cho sự khái quát lý luận. Đồng thời những dữ kiện mới phát hiện được qua quan sát, thí nghiệm cũng đặt ra cho lý luận nhiều vấn đề mới đòi hỏi lý luận phải tiếp tục hoàn thiện, phát triển. Tri thức kinh nghiệm được tích luỹ ngày càng nhiều thì càng có cơ sở vững chắc, tin cậy cho sự khái quát mới về lý luận và phát triển hoàn chỉnh lý luận. 2.2. Kinh tế tri thức: Năm 1962, Fvitz Machlup làn đầu tiên đưa ra khái kiệm "công nghiệp tri thức". Công nghiệp tri thức là công nghiệp sản xuất phân phối tri thức dưới hình thức sản phẩm nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo, thông tin. Đến năm 1996, OECD đã có định nghĩa về nền kinh tế tri thức: là nền kinh tế dựa trực tiếp vào sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông tin. Đây là định nghĩa rất quan trọng về nền kinh tế tri thức. Nó nhấn mạnh về kết cấu của một nèn kinh tế tri thức. Một nền kinh tế đạt tới nền kinh tế tri thức khi nền kinh tế đó không chỉ dựa vào tri thức để phát triển, mà sản xuất tri thức, phân phối và sử dụng tri thức phải trở thành những ngành, những lĩnh vực kinh tế đặc thù. II. Vai trò của tri thức Khoa học Công nghệ trong công cuộc đổi mới của Việt Nam hiện nay: 1. Xu thế tất yếu: 1.1. Xu thế tất yếu chung trên thế giới: Đại hội IX của Đảng đã dự báo: thế kỉ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. trong đó có những dự báo về sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng mạnh mẽ trên toàn cầu, từ đó ta thấy được vai trò của tri thức khoa học công nghệ, như : Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Với tốc độ phát triển như vũ bão hiện nay, khoa học và công nghệ trong thế kỷ XXI chắc chắn có nhiều kỳ tích, đặc biệt trong những lĩnh vực: điện tử, tin học, sinh học, vật liệu mới, năng lượng, nghiên cứu vũ trụ... Sự phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào trình độ phát triển trí tuệ của con người, vào hàm lượng công nghệ trong sản phẩm (kinh tế tri thức) có vai trò ngày càng nổi bật. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, đang bị một số nước tư bản phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác,vừa có đấu tranh. 1.2. Xu thế tất yếu ở Việt Nam: Đại hội IX đã khẳng định: trước mắt nhân dân ta có cả cơ hội lớn và thách thức lớn. * Cơ hội lớn được tạo ra bởi những nhân tố chủ yếu sau đây: Cùng với những tháng lợi đã giành được từ trước, những thành tựu to lớn và rất quan trọng của 15 năm đổi mới làm cho thế và lực của nước ta lớn mạnh lên nhiều. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường. Đất nước còn nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên, lao động. Nhân dân ta có phẩm chất tốt đẹp. Tình hình chính trị xã hội cơ bản ổn định. Môi trường hoà bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. * Thách thức: Bốn nguy cơ mà Đảng ta từng chỉ rõ: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng Xã hội chủ nghĩa , nạn tham nhũng và tệ quan liêu, "diễn biến hoà bình" do các thế lực thù địch gây ra đến nay vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Trong đó, một trong những điều cần nhấn mạnh là: nước ta vẫn còn là nước kinh tế kém phát triển, trong khi đó cuộc chanh tranh về công nghệ kỹ thuật trên thế giới ngày càng hiện đại và nhanh như vũ bão, nếu cúng ta không nhanh chóng vươn lên bắt kịp nhịp độ đó thì sẽ càng tụt hậu xa hơn về kinh tế. 1.3. Mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010: Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng ít nhất gấp đôi so với năm 2000. ổn định kinh tế vĩ mô. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và nền kinh tế. Cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh. Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP. Nhịp độ tăng xuất khẩu gấp hơn hai lần nhịp độ tăng GDP. Tỉ trọng trong GDP của nông nghiệp 16 - 17%, công nghiệp 40 - 41%, dịch vụ 42 - 43%. Tỉ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50% Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI). Tốc độ tăng dân số năm 2010 con khoảng 1,1%. Xoá hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo. Giải quyết tốt việc làm (ở thành thị thất nghiệp dưới 5%, ở nông thôn năng thời gian lao đông lên 80 - 85%); tỉ lệ của người lao động được đào tạo nghề khoảng 40%. Trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường; hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trong cả nước. Người có bệnh được chữa trị; giảm tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống khoảng 20%, tăng tuổi thọ trung bình lên 71. Chất lượng đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần được nâng lên rõ rệt. Năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ đủ khả năng áp dụng các công nghệ hiện đại. Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hôi, quốc phòng, an ninh và có bước đi trước. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được tăng cường, chi phối các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa được hình thành về cơ bản và vận hành thông suốt, có hiệu quả. 2. Vai trò của tri thức Khoa học Công nghệ trong sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hôi từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. * Đặc điểm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta: Đặc điểm thứ nhất: công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta được tiến hành trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu, bình quân ruộng đất thấp (0,1 ha/người), dân số đông, gần 80% số dân sống ở nông thôn và làm nông nghiệp, thu nhập thấp, sức mua hạn chế. Do đó, công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải là nhiêm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ tiến lên Chủ nghĩa Xã hội. Đồng thời, phát triển nông nghiệp và nông thôn là một trong những nhiệm vụ trong yếu của công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đặc điểm thứ hai: Công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta diễn ra trong điều kiện Cách mạng Khoa hoc và Công nghệ phát triển nhanh chóng. Những nước có trình độ phát triển tiên tiến đã chuyển sang giai đoạn "hậu công nghiệp" và không ngừng hiện đại hoá nền kinh tế nhờ vậy đã tạo nên những bước tiến đắng kể về lực lượng sản xuất xã hội. Trong bối cảnh này, quá trình công nghiệp hoá ở nước ta phải gắn với hiện đại hoá và Khoa học - Công nghệ, giáo dục, đào tạo phải đóng vai trò là nền tảng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá dất nước. Đặc diểm thứ ba: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta tiến hành gắn bó với quá trình chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Kế hoạch chủ yếu mang tính định hướng. Thị trường phản ánh nhu cầu xã hội và có "tiếng nói" quyết định trong việc phân bố các nguồn lực cho sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế mới trên cơ sở lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước đo. Đặc điểm thứ tư : Công nghiệp hoá, hiện đậi hoá ở nước ta hiện nay là sự nghiệp của toàn dân, với sự tham gia tích cực của tất cả các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đồng thời thực hiện đa dạng hoá và đan xen các loại hình thức sở hữu. Đặc điểm thứ năm: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta diến ra trong bối cảnh xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế đang phất triển mạnh mẽ. Do đó, công nghiệp hoá, hiện đại hoá được tiến hành trong chiến lược phát triển nền kinh tế mở cả trong nước và với bên ngoài trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền. Trong quan điểm chỉ đạo sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta đã nêu rõ vai trò quan trọng của tri thức khoa học công nghệ. Đó là: Khoa học và công nghệ là nền tảng của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kết hợp công nghệ truyền thôngvới công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định. Chú trọng phát triển khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp toàn diện, phát triển nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ. Ưu tiên các hướng nghiên cứu ứng dụng, đồng thời chú trọng đúng mức những nghiên cứu cơ bản, nhất là về khoa học xã hội và nhân văn. * Đẩy mạnh áp dụng tri thức khoa học công nghệ vào sản xuất, quản lý và đời sống xã hội: Đảng ta đã xác định rằng: cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ở nước ta phải là then chốt, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Chính sách đối với khoa học và công nghệ, đối với con người phải là quốc sách hàng đầu trong các quốc sách. Từ đó ta thấy được Đảng đã rất nhấn mạnh về cuộc cách mạng khoa học công nghệ, hay chính là tri thức khoa học công nghệ trong mỗi con người trong thời kì mới này. Những giải pháp để áp dụng tri thức khoa học công nghệ vào sản xuất: Một mặt phải phát huy vai trò của nhà nước, mặt khác cần coi trọng vai trò của doanh nghiệp với thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ. Nhà nước đóng vai trò định hước tiến bộ khoa học công nghệ cho các ngành, chú trọng một số hướng công nghệ trọng điểm, mũi nhọn; tăng hướng đầu tư cho khoa học công nghệ và xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý đối với khoa học công nghệ. Huy động và sử dụng tốt năng lực và nguồn lực cán bộ khoa học công nghệ của đất nước vào nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là nâng cao vai trò của các trường đại học. Phát triển công nghệ cao là khâu đột phá để đảy nhanh tiến bộ khoa học công nghệ và công nghệp hoá, hiện đại hoá nhanh và rút ngắn. Công nghệ cao là công nghệ dựa trên cơ sở của khoa học hiện đại. Nhà nước ưu tiên đầu tư nhân tài vật lực và khuyến khích các ngành, các doanh nghiệp phát triển và ứng dụng công nghệ cao: công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới,... Phát triển thị trường khoa học công nghệ. 3. Nền kinh tế tri thức: 3.1. Vai trò của tri thức trong phát triển kinh tế: Vai trò quan trọng của tri thức trong phát triển kinh tế đã được các nhà kinh tế thấy từ lâu. Tri thức là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất không khác gì lao động và công cụảan xuất.. Như chúng ta thấy là 20 - 30% tốc độ phát triển kinh tế Mỹ là do tri thức mang lại, phần này không phải là do việc tăng tích luỹ tư bản ( công cụ sản xuất kể cả công cụ công nghệ thông tin) hay tăng khối lượng hay chất lượng lao động mang lại. Tri thức có vai trò đặc biệt quan trọng trong tăng năng suất lao động. ở Việt Nam khi quyền chủ động sản xuất được thiết lập lại và giá cả tự do, năng suất lúa trên đầu lao động tăng gần 10% ngay trong năm 1989 mà công cụ sản xuất không tăng. Nếu so với sự kiện là năng suất giảm suốt trong thời kì đó thì việc tăng này là đóng góp của tri thức. Tri thức ở đây chính là tri thức về tổ chức quản lý. Tăng khối lượng công cụ sản xuất nhằm tạo việc làm cho số lao động chưa có việc làm sẽ làm tăng GDP, nhưng GDP theo giờ lao động làm ra không thay đổi nếu như không có sự thay đổi về kỹ thuật. Kỹ thuật được phản ánh trong tri thức về kỹ thuật của người lao động và ở trong công cụ lao động. Nói một cách tổng quát, các lý thuyết về phát triển kinh tế cho rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người lao động là phương trình của những yếu tố sau: GDP = f(công cụ sản xuất, lao động, tri thức kỹ thuật, tri thức quản lý) Thông thường những người không thông thạo về kinh tế chỉ nhìn tốc độ tăng của hệ số năng suất, tức là GDP/1 người lao động hay khá hơn là GDP/giờ lao động, để đánh giá. Chẳng hạn như thời gian vài năm gần đây, khi thấy rằng năng suất lao đông Mỹ tăng khoảng 2,5% 1 năm hơn hẳn tốc độ tăng trung bình 1% 1 năm của thời gian 20 năm trước đây, có người đã cho răng kỹ thuật mới đã tạo ra sự phát triển thần kì. Nhưng nếu chỉ nhìn vào phương trình trên ta phải tự hỏi lag năng suất lao đông này tăng là do tăng đầu tư vào công cụ có thể là do chính sách thắt lưng buộc bụng (kiểu Liên Xô trước đây) hoặc không chiu tiêu dùng như ở Nhật hiện nay, hoặc hay do nguồn vốn nước ngoài đổ vào như ở Mỹ, Việt Nam. Và như vậy nguồn vốn có tiếp tục đổ mãi vào không? Chỉ khi nào tăng năng suất do tri thức mang lại thì nền kinh tế mới phát triển bền vững. Và khi nào tăng năng suất là do tri thức mang lại có sự phát triển đột biến và quan trong ta mới có thể thấy rằng kỹ thuật mới đã đi vào thời kì mang lại hiệu quả và hiệu quả đó mới là quan trọng. 3.2. Đóng góp của tri thức vào tăng GDP: Đóng góp của tri thức vào tăng GDP được tính như sau: Tốc độ tăng GDP = (tốc độ tăng giờ lao động x phần chia GDP cho lao động) : (tốc độ tăng dịch vụ tư bản x phần chia cho chủ tư bản) : tốc độ tăng do đóng góp của tri thức. Nhưng vì tri thức không thể đo lường thẳng được nên phẩn đóng góp của tri thức phải tính bằng số dư, sau khi trừ đi phần tăng GDP tạo ra do việc tăng lao động và dịch vụ tư bản, tức là : Tốc độ tăng GDP do đóng góp của tri thức = tốc độ tăng GDP - tốc độ tăng do đóng góp của lao động - tốc độ tăng do đóng góp của tư bản. Ta hãy giả thiết là phẩn chia GDP cho lao động là 80% và chủ sở hữu tư bản là 20% ( phản ánh tình hình ở Mỹ), nếu tăng tốc độ phát triển GDP là 3% và tốc độ tăng giờ lao đông là 2%, và tốc độ tăng dịch vụ tư bản là 5,5% thì : Tốc độ tăng do đóng góp của lao động = 0,80 x 2% = 1,6% Tốc độ tăng do đóng góp của tư bản= 0,20 x 5,5% = 1,1% Tốc độ tăng do đóng góp của tri thức = 3% - 1,6% - 1,1% = 0,30% Như vậy tri thức đóng góp vào tốc độ tăng GDP là 10%; 53% là do tăng lao động và 37% là do tăng tư bản theo cách tính của lý thuyết kinh tế tân cổ điển. 3.3. Kinh tế tri thức và công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Bước chuyển kinh tế từ nông nghiệp chậm phát triển sang kinh tế phát triển được thực hiện bơỉ một quá trình với hai nội dung: xác lập kinh tế thi trương và cách mạng công nghiệp. Quá trình này làm thay đổi cách mạng trong phương thức sản xuất và kết cấu kinh tế, xác lập hệ kinh tế thị trường công nghiệp cho sự phát triển. Bước chuyển kinh tế từ chậm phát triển sang phát triển với quá trình thị trường hoá và công nghiệp hoá nền kinh tế diễn ra đầu tiên ở nước Anh và cho đến nay đã gần 300 năm. Những bước tiến hành cách mạng công nghiệp thế hệ thứ nhất : Anh, bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật ngày nay đã chuyển sang giai đoạn phát triển hiện đậi, giai đoạn hậu công nghiệp, giai đoạn chuyển sang kinh tế tri thức. Cũng chính sự phát triển này đã thúc đẩy hình thành nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh phát triển hiện đại này, một bộ phận lớn các nước trên thế giới vẫn còn đang trong trạng thái kinh tế chậm phát triển và đang phát triển. Sự phát triển của các nước châm phát triển và đang phát triển trong điều kiện thế giới đang diễn ra sự phát triển hiện đại và xác lập nền kinh tế toàn cầu, một mặt, tất yếu phải thực hiện bước chuyển biến cách mạng mang tính lịch sử trong nền kinh tế của mình ở phương diện phương thức sản xuất và kết cấu kinh tế với hai tiến trình: xác lập kinh tế thị trường và công nghiệp hoá nền kinh tế. Mặt khác, tiến hành thị trường hoá, công nghiệp hoá nền kinh tế trong mối quan hệ chuyển nền kinh tế sang kinh tế thị trường - công nghiệp trong điều kiện phát triển hiện đại cũng tất yếu sẽ khác với thị trường hoá và công nghiệp hoá thế hệ công nghiệp hoá thứ nhất, tức công nghiệp hoá cổ điển. Cái làm thành sự khác biệt và quyết định sự khác biệt giữa công nghiệp hoá cổ điển và công nghiệp hoá hiện nay chính là tính chất của thời đại phát triển. Đó là phát triển cổ điển và phát triển hiện đại. Trên đây ta đã nêu, phát triển hiện đại được đặc trưng bởi ba điểm then chốt: kinh tế thị trường hiện đại, cách mạng khoa học công nghệ bậc cao và quốc tế hoá kinh tế, biến thế giới thành một nền kinh tế toàn cầu. Trong cấu trúc của kinh tế toàn cầu, kinh tế ở mỗi quốc gia ở mỗi trình độ phát triển khác nhau đều mang các quan hệ phát triển hiện đại, chịu sự chi phối của các tất yếu và các quy luật kinh tế của hệ kinh tế thị trường hiện đại, kinh tế toàn cầu. Trong điều kiện này, sự phát triển của các nước đang phát triển, tức là chuyển từ kinh tế chậm phát triển sang kinh tế phát triển có một hình thái đặc thù: một mặt, qua trình phát triển đó phải giải quyết vấn đề đư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35543.doc
Tài liệu liên quan