Đề thi khảo sát chất lượng lần 1 môn: Ngữ văn - Khối 10

II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm).

Câu 1 ( 2,0 điểm).

 Từ nội dung văn bản trên, anh/ chị hãy viết đoạn văn suy nghĩ về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.

Câu 2 ( 5,0 điểm).

 Anh/ chị hãy phân tích nhân vật An Dương Vương trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Từ bi kịch của nhân vật An Dương Vương, anh/ chị hãy rút ra bài học cho chính mình.

 

docx3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi khảo sát chất lượng lần 1 môn: Ngữ văn - Khối 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ----------- KỲ THI KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN; KHỐI: 10 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi có: 01 trang. ——————— I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm). Hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này). “Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu thương. Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. (Trích “Lời khuyên cuộc sống”) 1. Nêu nội dung chính của văn bản trên? 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? 3. Theo tác giả, cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là cái gì? 4. Tại sao lại nói: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”.  II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm). Câu 1 ( 2,0 điểm). Từ nội dung văn bản trên, anh/ chị hãy viết đoạn văn suy nghĩ về “cho” và “nhận” trong cuộc sống. Câu 2 ( 5,0 điểm). Anh/ chị hãy phân tích nhân vật An Dương Vương trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Từ bi kịch của nhân vật An Dương Vương, anh/ chị hãy rút ra bài học cho chính mình. --------------HẾT ----------- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ----------- KỲ THI KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2018 - 2019 HƯỚNG DẪN CHẤM: NGỮ VĂN; KHỐI: 10 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề. Hướng dẫn có: 02 trang. ——————— I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao. - Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm. II.Đáp án và thang điểm PHẦN Ý Nội dung Điểm I. 1 Nội dung văn bản: Bàn về cho và nhận trong cuộc sống 1,0 2. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 3. Theo tác giả, cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là: tình yêu thương 0,5 4. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất vì: cho đi là biểu hiện của hành động đẹp, của việc làm tốt, việc có ích. Vì thế, ngay khi cho đi, ta sẽ nhận được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn. 1,0 II. 1. Suy nghĩ về cho và nhận trong cuộc sống: - Cho là sự ban tặng, chia sẻ những điều tốt mà mình đang có cho người khác. - Nhận là giữ lại những điều tốt đẹp mà người khác ban tặng, chia sẻ cho mình. - Cho đi và nhận lại là hai mặt của cuộc sống. Con người thường sẻ chia với những người khó khăn hơn mình và cũng có lúc cũng nhận lại những sự sẻ chia của người khác. - Trong xã hôi, có rất nhiều người vị tha, bao dung, họ thường cho đi, sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh. Tuy nhiên, có nhiều người ích kỉ, chỉ biết nhận và không biết cho đi. - Là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần phải học cách cho và nhận để hoàn thiện nhân cách. 2,0 2. * Giới thiệu truyền thuyết và nhân vật An Dương Vương 0,5 * Phân tích nhân vật An Dương Vương: - An Dương Vương là vị vua anh minh, có tầm nhìn xa trông rộng: xây thành, chế nỏ để bảo vệ đất nước. - An Dương Vương chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và ngủ quên trên chiến thắng: chấp nhận cầu hòa và câu hôn của kẻ thù; ỉ lại vào sức mạnh của nỏ thần; giặc đến chân thành vẫn ung dung uống rượu, đánh cờ - An Dương Vương là người công tư phân minh, giải quyết thấu đáo mối quan hệ riêng – chung, mối quan hệ cá nhân với quốc gia, dân tộc: ADV chém chết Mị Châu - Nghệ thuật: các yêu tố lịch sử kết hợp với hư cấu 1,0 1,0 1,0 0,5 * Rút ra bài học cho chính mình: - Luôn cảnh giác trước mọi âm mưu của kẻ thù, không được chủ quan, ỉ lại và ngủ quên trên chiên thắng. - Tỉnh táo nhận ra kẻ thù và phân minh trong việc giải quyết các mối quan hệ riêng – chung. 0,5 0,5 Lưu ý: - Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải nêu đủ các ý trên, đạt được yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, diễn đạt rõ ràng thì mới được điểm tối đa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKSCL Lan 1_Văn 10_18.19.docx
Tài liệu liên quan