Định hướng ôn luyện Văn 12

Đề 1. “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá tra thờng trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trớc cửa cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nớc dới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rời rợi”.

Từ những câu văn trên, anh (chị) có nhận xét gì về cách vào truyện của Tô Hoài ?

Gợi ý:

Tô Hoài vào truyện với những lời kể viết đẹp nh thơ, thoang thoảng hơng của những câu ca dao mở đầu bằng những tiếng “Ai về.”. Chỉ với hai câu văn đã đủ gợi lên hình ảnh của một con ngời thân phận thấp hèn, thờng ngồi cạnh tàu ngựa, chìm ngập trong công việc và nỗi buồn. Nhng cách hành văn ấy dờng nh đã làm cho bức tranh hiu hắt kia đợc nhuộm trong chất thơ, trong vẻ đẹp. Câu chuyện gợi cảm từ những dòng đầu. Bức chân dung thiếu phụ buồn nh hứa hẹn trớc một cốt truyện không chỉ đầy nỗi khổ, mà còn rất nên thơ.

Đề 2. Trong truyện có kể, khi bị bắt về nhà thống lí, Mị đã định tự tử bằng lá ngón, nhng rồi lại từ bỏ ý định vì thơng cha. Nhng đến khi cha Mị mất đi rồi, Mị lại không còn ý định tìm đến cái chết nữa. Vì sao vậy ?

Gợi ý:

ý muốn ăn lá ngón là một phản ứng trớc một cuộc sống không ra cuộc sống. Điều đó cho thấy, phải tha thiết sống lắm thì khi mất nó, ngời ta mới muốn chết ngay đi (cho nên, về sau này, trong một ngày tết đáng nhớ trong đời Mị, khi tình xuân bất chợt trở về bừng nở trong lòng thì Mị lại có ngay ý nghĩ: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa”).

 

doc136 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2913 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Định hướng ôn luyện Văn 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u lên Tây Bắc. Hình ảnh con tàu thực chất là hình ảnh biểu tợng, thể hiện khát vọng lên đờng và niềm mong ớc của nhà thơ đợc đến với mọi miền đất nớc. Tiếng hát con tàu, nh vậy, là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ - một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lý tởng, vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hóa thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống lớn của nhân dân. Đến với đất nớc, nhân dân cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca. Kiến thức cơ bản I. Giới thiệu chung Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Trớc cách mạng, tập thơ “Điêu tàn” của Chế Lan Viên xuất hiện giữa làng thơ nh một “niềm kinh dị” bởi cái tôi cô đơn, chìm đắm trong suy t siêu hình. Sau cách mạng, Chế Lan Viên đã làm một cuộc hành trình từ bỏ nỗi cô đơn để hòa nhập với cuộc đời; ông gọi đó là hành trình “từ thung lũng đau thơng đến cánh đồng vui”, “từ chân trời của một ngời đến chân trời của tất cả”. “Tiếng hát con tàu” là tiếng hát của một tâm hồn trên hành trình ấy. Đây cũng là một trong những thành công tiêu biểu của phong cách Chế Lan Viên - phong cách triết luận, tâm tình. Tác giả viết về hành trình đi đến Tây Bắc, đến với nhân dân trong cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi mà nh về với cội nguồn của cuộc sống, cội nguồn của thơ ca. Cảm hứng ấy khiến bài thơ không sa vào minh họa tuyên truyền phục vụ cho chủ trơng chính sách, vợt qua sự kiện một thời để đến với muôn đời. II. Phân tích 1. Nhan đề và khổ thơ đề từ mang tính biểu tợng chứa đựng xúc cảm chủ đạo Trong các tác phẩm, ta thờng hay gặp những nhan đề, lời đề từ giàu nghĩa biểu tợng. “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên là một bài thơ nh thế. Cho đến hôm nay, chúng ta vẫn cha có đờng tàu lên Tây Bắc. Vậy mà 40 năm trớc đây, Chế Lan Viên đã vẽ ra hình ảnh con tàu và ca lên tiếng hát trên hành trình của nó. Điều đó có vẻ phi thực tế. Dù Chế Lan Viên viết theo lối tợng trng hóa, không có nghĩa là nghệ thuật đợc phép bất chấp thực tế. Phải đặt bài thơ vào thời điểm ra đời mới hiểu và cắt nghĩa đợc chiều sâu ý tởng trong biểu tợng “con tàu Tây Bắc” của Chế Lan Viên. Đó là thời kì trên khắp đất nớc đang dấy lên những phong trào rầm rộ hành quân lên những miền xa xôi để xây dựng kinh tế mới, xây dựng cuộc sống mới. Trong không khí náo nức ấy, Chế Lan Viên đã tìm đến hình tợng đoàn tàu hăm hở, khẩn trơng để diễn tả cuộc hành trình của cá nhân mình và của toàn dân tộc trong sự chuyển mình lớn lao đó. Con tàu ở đây là biểu tợng cho khát vọng ra đi đến với nhân dân, đến với những miền xa xôi của đất nớc; đồng thời cũng là đến với mơ ớc, đến với những ngọn nguồn nghệ thuật. Còn Tây Bắc, ngoài nghĩa cụ thể của một vùng đất, còn gợi đến mọi miền xa xôi của Tổ quốc, nơi có cuộc sống gian lao mà nặng nghĩa tình của nhân dân, nơi ghi khắc những kỷ niệm kháng chiến không thể nào quên. Lời giục giã mời gọi lên Tây Bắc, ra đi cũng chính là trở về với chính lòng mình, tìm đến tâm hồn mình với những tình cảm sáng trong, nghĩa tình sâu nặng, gắn bó với nhân dân, đất nớc. Vì thế 4 câu thơ đề từ của bài (mà tác giả có ý định làm đề từ chung cho một chùm thơ) có tính khái quát rộng hơn vợt lên các sự việc cụ thể: “Tây Bắc  ? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hóa những con tàu, Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu ?” Lời đề từ vốn đợc coi nh chiếc chìa khóa, mở vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Trờng hợp lời đề từ bài thơ này của Chế Lan Viên là nh thế, khổ thơ đề từ đợc viết theo lối lý giải định nghĩa - một sự lý giải nghiêng về triết lí, biện chứng, mang đậm chất trí tuệ - phong cách Chế Lan Viên ở sức khái quát gợi mở và đa nghĩa của ngôn từ. Cái độc đáo ở chỗ không phải đến với Tây Bắc chỉ là về với nhân dân, Tổ quốc mà là đến với chính hồn mình. Tây Bắc ở trong mình - Tây Bắc trở thành một hình tợng đa nghĩa nh thế là vì nhà thơ đã dùng biện pháp tợng trng biến một vùng đất cụ thể hạn hẹp thành một hình tợng có ý nghĩa khái quát mang tính biểu tợng. Nhà thơ đã tìm thấy mối liên hệ giữa mình và cuộc sống. Mình là con tàu đang hăm hở đến với cuộc sống, đến với nhân dân, đến với những kỉ niệm trong 9 năm kháng chiến có nghĩa là trở về chính mình. Tây Bắc, là tất cả. Nó không còn là hình tợng mà trở thành biểu tợng, biểu tợng tập trung xúc cảm chủ đạo của bài thơ. 2. Diễn biến tâm trạng của tác giả qua bài thơ Bài thơ nh bản giao hởng hớng tâm trạng với 3 chơng khúc, từ “trăn trở” đến “hoài niệm” để rồi “lên đờng” ! Từ cấu tạo phi tuyến tính này, tính ra “trăn trở” và “hoài niệm” đã chiếm tỉ trọng khá lớn (11/15 khổ thơ). Có thể coi đó là phần chuẩn bị, phần khởi động của con tàu, đối với Chế Lan Viên đây cũng là phần quan trọng nhất: tự vợt lên chính mình. ở khúc hát thứ nhất, những trăn trở dằn vặt nhận thức đợc diễn tả bằng hình thức phân thân: Nhà thơ tách đôi mình ra bằng đại từ “anh” để khách thể hóa chủ thể, tạo một cuộc đối thoại giả định: “Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng ? Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi Ngoài cửa ô ? Tàu đói những vành trăng. Đất nớc mênh mông, đời anh nhỏ hẹp Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi ? Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia. Cái lõi của đối thoại ở đây lại là độc thoại, là cuộc tự vấn hối thúc giục giã với hệ thống câu hỏi riết róng: Anh đi chăng ? Anh có nghe ? Sao chửa ra đi ? Những câu hỏi cứ xoáy sâu vào chủ thể. Giọng điệu day dứt, tự gọt đến tận lõi tạo độ sâu đặc biệt cho cảm hứng trữ tình. Khúc hát đầu lấy đà cho sự nhận thức, khởi động cảm xúc cho con tàu tâm hồn trớc giờ lăn bánh vào cuộc hành trình lớn lao rất đỗi thiêng liêng này. Khúc “hoài niệm” chiếm đến 9 khổ thơ giữa cội nguồn sâu xa của khát vọng lên đờng là những kỉ niệm kháng chiến. Kỉ niệm bao giờ cũng nâng cánh cho ớc mơ; quá khứ tơi đẹp bao giờ cũng giúp con ngời vợt lên những ngáng trở hiện tại đến với tơng lai. Kỷ niệm kháng chiến không còn là kỉ niệm mà còn là nguồn ánh sáng diệu kỳ soi đờng chỉ lối vẫy gọi con ngời băng lên phía trớc: “Ơi kháng chiến ! Mời năm qua nh ngọn lửa Nghìn năm sau còn đủ sức coi đờng” Những con số “mời năm”, “nghìn năm” ... đó không đơn giản là những từ chỉ số. Đó là biên độ lớn rộng của kí ức sống động, lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ. Điều kì diệu nhất là kháng chiến tạo ra cuộc gặp gỡ lớn lao này: “Con gặp lại nhân dân nh nai về suối cũ, Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Nh đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đa Nếu hiểu Chế Lan Viên từng tự đay nghiến mình một thời lỡ nhịp với nhân dân: “có thể nào quên một thời thơ ấy, Tổ quốc ở trong lòng có cũng nh không, nhân dân quanh ta mà ta chẳng thấy, thơ xuôi tay nh nớc chảy xuôi dòng,... thì mới thấm thía hết giọng cảm động rng rng trong những câu thơ trên. Niềm hạnh phúc về với nhân dân đợc diễn tả bằng 5 phép so sánh, tạo thành chuỗi so sánh kép, thể hiện cờng độ hành phúc trong chuỗi hình ảnh lấp lánh vô tận. Tìm về với nhân dân là về với hạnh phúc của chính mình. Từ những xúc động chung, quá khứ sống dậy thật cụ thể mang xu thế triết lí khái quát từ những nếm trải sâu sắc của nhà thơ cùng Tây Bắc. “Nhớ bản sơng giăng nhớ đèo mây phủ, Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thơng ? Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn !” Hai câu đầu gợi nỗi nhớ về những miền đất xa xôi đã từng gắn bó thân thuộc với ngời cán bộ kháng chiến. Nỗi nhớ rất thực nhng cũng mộng ảo nhờ chất nhạc chủ đạo của câu thơ 8 chữ, nhờ hình ảnh của “sơng giăng, mây phủ” nơi đèo cao bản vắng. Từ cái nền vững chắc của nhạc, hoạ và cảm xúc, hai câu sau tỏa sáng một triết lý về qui luật của đời sống tâm hồn: khi gắn bó hết mình với cuộc sống ngoài mình, tới một lúc nào đó sự sống bên ngoài sẽ chuyển hóa thành sự sống bên trong. Khách thể đã hòa nhập chủ thể: “đất hóa tâm hồn”. Tâm hồn con ngời đợc trở nên phong phú, giàu có lại chính là nhờ gắn bó, tiếp nhận, chuyển hóa cái sự sống bao la muôn vẻ và vô tận của đời sống, mà trớc hết là đời sống của nhân dân, đất nớc. Quy luật của đời sống tâm hồn cũng chính là qui luật của sáng tạo nghệ thuật. Nhng kết tinh cao độ bút pháp nghệ thuật và xúc cảm của tác giả là ở khổ thơ sau: “Anh bỗng nhớ em nh đông về nhớ rét Tình yêu ta nh cánh kiến hoa vàng Nh xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hoá quê hơng. Một chùm hình ảnh so sánh liên tởng đột ngột, táo bạo, giàu ấn tợng, đậm tính triết lí đã dọn đờng cho một triết lí mới: Tình yêu làm đất lạ hóa quê hơng. Đó là quá trình biến hóa từ cái cụ thể nhng xa xôi thành cái trừu tợng mà thân thiết: “đất lạ hóa quê hơng”. Phép màu của sự biến đổi này là tình yêu. Phải chính nhờ tình yêu mà những câu thơ cô đúc nh những châm ngôn triết lý không khô khan giáo huấn, bởi nó xuất phát từ quy luật tình cảm, quy luật của trái tim và đợc cảm nhận bằng chính trái tim. Kết hợp cảm xúc và suy tởng, nâng xúc cảm tình cảm lên trong những suy ngẫm triết lý. Đó là thành công của đoạn thơ này và cũng là u điểm của thơ Chế Lan Viên trong những bài thành công nhất. Bốn khổ thơ cuối là khúc hát lên đờng đầy lôi cuốn, sôi nổi, mê say, nhng cũng tiếp tục phát triển mạch suy tởng của bài thơ lên một bớc nữa. Tiếng gọi của đất nớc của nhân dân của đời sống đã thành sự thôi thúc bên trong thành lời giục giã của chính lòng mình nên càng không thể chần chừ: “Đất nớc gọi ta hay lòng ta gọi Tình em đang mong tình mẹ đang chờ”. Từ giục giã trở thành nỗi khát khao: “Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga” - “Mắt ta nhớ mặt ngời, tai ta nhớ tiếng”. Trong đoạn này, cùng với âm hởng sôi nổi của cao trào cảm xúc là những hình ảnh phong phú, biến hóa sáng tạo, chủ yếu là hình ảnh biểu tợng và ẩn dụ. Hình ảnh con tàu trên đoạn đầu đợc trở lại thành hình ảnh trung tâm cùng với những “mùa nhân dân giăng lúa chín” gợi nên cảm giác đam mê ngây ngất. Sự tỉnh táo lí trí ở phần đầu đến đây nhờng chỗ cho cảm xúc lãng mạn, bay bổng. Đây là khổ thơ kết cũng là khổ thơ về đích. Tây Bắc - Biểu tợng cho đất nớc nhân dân, cho ngọn nguồn sáng tạo thơ ca, là cái ga tinh thần mà con tàu tâm hồn tác giả đang băng tới. 3. Đặc sắc nghệ thuật Nét đặc sắc nổi bật của nghệ thuật thơ trong bài này là sự sáng tạo hình ảnh. Có những hình ảnh tả thực đợc quan sát từng chi tiết: “Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách”; có khi là những bức tranh toàn cảnh: “bản sơng giăng, đèo mây phủ” cho đến những quan sát rất tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm: “lửa hồng soi tóc bạc”, “chim rừng lông trở biếc”... Nhng phong phú hơn cả là loại hình ảnh biểu tợng, hình ảnh ẩn dụ tợng trng “con tàu, vầng trăng”, “vàng ta đau trong lửa”, “trái đầu xuân”... có thể nói câu thơ Chế Lan Viên đợc cấu tạo bằng hình ảnh, thờng là xâu chuỗi liên kết thành chùm, hoặc tầng tầng lớp lớp. Tác giả sử dụng nhiều biện pháp xây dựng hình ảnh, so sánh và ẩn dụ đợc sử dụng rộng rãi, đa dạng, sức liên tởng và tởng tợng rất mạnh mẽ, nhiều khi bất ngờ tạo ra những so sánh mới lạ. Chế Lan Viên từng cho rằng thơ cần có ý cho ngời ta nghĩ, cần có hình cho ngời ta thấy, cần có tình để rung động lòng ngời: “Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý thì thơ sẽ sâu nhng dễ khô khan, rơi vào cái vực nhạc thì thơ dễ say nhng dễ nông cạn”. “Tiếng hát con tàu” đã kết hợp đợc cả ba yếu tố đó: Tình thơ thì vô cùng tha thiết, hình thơ thì vô cùng biến ảo, ý thơ thì sắc sảo suy tởng. Tất cả kết lên khúc hát lên đờng trên nền nhạc tâm tởng. Bài thơ đã đạt đợc sự nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và suy tởng - một u điểm của thơ Chế Lan Viên trong tập “ánh sáng và phù sa”, cũng là của thơ ca muôn đời trong sự kết hợp hài hòa giữa ý - tình - hình - nhạc. Định hớng đề và gợi ý giải Đề 1. Giải thích ý nghĩa của nhan đề bài thơ và khổ thơ đề từ (xem phần 1) Đề 2. Bình giảng khổ “Nhớ bản sơng giăng nhớ đèo mây phủ Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thơng ? Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn !” Dàn ý: I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích. II. Thân bài 1. Xác định vị trí đoạn trích (phần hồi tởng kỉ niệm kháng chiến) và đặc sắc đoạn thơ: vừa thể hiện cao trào đỉnh điểm của cảm xúc vừa trĩu nặng suy t nên rất tiêu biểu phong cách triết luận tâm tình của Chế Lan Viên. Sau khi gợi lại những hình ảnh thân thơng của nhân dân, dòng hoài niệm của nhà thơ về những năm tháng kháng chiến khái quát lại những trải nghiệm và soi thấu vào trong lòng mình để tìm thấy quy luật của tâm hồn. 2. Giảng : Câu đầu ngắt làm 2 vế, chữ Nhớ đặt dấu tổ chức mỗi vế thơ tạo ra âm hởng điệp khúc của những đợt sóng hoài niệm: Kỉ niệm này cha qua, kỉ niệm khác đã ùa đến. Hai câu thơ đầu gợi nỗi nhớ về những miền đất xa xôi đã từng gắn bó thân thuộc với ngời cán bộ kháng chiến. Nỗi nhớ rất thực nhng lại trở lên bồng bềnh trong những làn sơng giăng, mây phủ. Đỉnh điểm của xúc cảm đợc chuyển hóa thành suy t: ..... lòng lại chẳng yêu thơng... câu thơ vơn tới tầm khái quát nhng phải đến hai câu thơ tiếp theo nó mới thực sự là triết lí, xúc cảm đã kết tinh thành châm ngôn: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn. Cách điệp từ, điệp cấu trúc tạo giai điệu dồn dập, khẳng định mạnh mẽ, các điệu đợc vỡ lẽ qua trải nghiệm của chính mình. Lối đối xứng của hai câu thơ cũng góp phần khẳng định một qui luật nhân sinh, một sự kì diệu của tâm hồn: Đất hóa tâm hồn. Đây là phát hiện về sự kì diệu của tình cảm: Từ “đất” dạng thô sơ nhất của vật chất đã chuyển hóa thành “tâm hồn” dạng tinh tuý nhất của tinh thần. Hai câu cuối bật lên một khái quát triết lý về quy luật của đời sống tâm hồn con ngời: Khi sống gắn bó hết mình với đời sống ở ngoài mình thì tới một lúc nào đó sự sống ở bên ngoài đã in dấu, đã chuyển hoá thành sự sống bên trong. Khách thể đã hoà nhập vào chủ thể, “đất đã hoá tâm hồn”. Tâm hồn con ngời đợc trở nên phong phú, giàu có lại chính là nhờ gắn bó, tiếp nhận, chuyển hoá cái sự sống bao la muôn vẻ và vô tận của đời sống, mà trớc hết là đời sống của nhân dân, đất nớc. Cái quy luật này của đời sống tâm hồn cũng chính là một quy luật của sáng tạo nghệ thuật. 3. Bình: Khổ thơ đã khái quát một chân lí có tính phổ biến toàn nhân loại, làm rung động tâm linh của tất cả chúng ta. Những câu thơ cô đúc nh những châm ngôn triết lí nhng không khô khan giáo huấn vì nó nói về qui luật tình cảm và đợc cảm nhận bằng chính trái tim. VII. Kết luận Khổ thơ là một trong những đoạn hay nhất của bài thơ trong đó có những câu đợc xem là hay nhất của đời thơ Chế Lan Viên. ở đây những xúc cảm sâu lắng lại đợc một suy t sắc sảo nâng đỡ nên vừa có vẻ đẹp của ngôn từ, vừa trĩu nặng d vị triết lí. Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách Chế Lan viên: Triết học - Tâm tình. Đề 3: Đọc bài thơ: “Tiếng hát con tàu” có bạn cho rằng bài thơ nói về những kỷ niệm của chính tác giả với Tây Bắc và kêu gọi, cổ vũ phong trào đi xây dựng miền Tây Bắc. Em nghĩ nh thế nào về ý kiến ấy ? Từ đó hãy giải thích bốn câu đề từ của bài thơ. Gợi ý: Đúng là bài thơ tiếng hát con tàu có liên quan đến một sự kiện thời sự, kinh tế - xã hội: tác giả làm bài thơ này nhân phong trào vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế mới ở Tây Bắc vào những năm 1958 - 1960. Vì thế có ngời cho rằng đây là bài thơ cổ vũ phong trào đi xây dựng miền Tây. Trong bài lại có nhiều hình ảnh con ngời và cuộc sống thời kháng chiến chống Pháp đợc gợi ra nh những kỉ niệm với Tây Bắc của tác giả. Nhng thực ra không hoàn toàn đúng nh vậy. Với Chế Lan Viên, sự kiện kinh tế - xã hội kia chỉ là một gợi ý, một sự khơi gợi cảm hứng ở nhà thơ. T tởng và cảm hứng trong bài thơ Tiếng hát con tàu rộng hơn và sâu hơn sự kiện thời sự ấy. Cảm hứng bao trùm trong bài thơ là sự thôi thúc và niềm hân hoan của một tâm hồn thơ đợc về với nhân dân, đất nớc trong không khí khẩn trơng, sôi động xây dựng đất nớc sau những năm chiến tranh. Bài thơ còn là sự khẳng định một chân lí của sáng tạo nghệ thuật: Cuộc sống rộng lớn của nhân dân, đất nớc là cái nôi nuôi dỡng nghệ thuật phát triển, là suối nguồn của cảm hứng, sáng tạo cho nhà nghệ sĩ. Còn hình ảnh những con ngời Tây Bắc trong bài thơ chính là những hình ảnh tiêu biểu cho nhân dân (bà mẹ nuôi dỡng cán bộ, bộ đội, ngời du kích, em bé liên lạc, cô gái tiếp tế lơng thực cho bộ đội) mà ta có thể gặp ở mọi miền trong những năm kháng chiến. Nếu biết thêm về tác giả thì càng khẳng định rõ hơn nhận xét đó: trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Chế Lan Viên hoạt động văn nghệ và làm báo ở khu IV và chiến trờng Bình Trị Thiên chứ không phải ở Tây Bắc. Bốn câu thơ đề từ đã thể hiện rõ t tởng của tác phẩm “Tây Bắc ?... chứ còn đâu ?...” Bài thơ nói về Tây Bắc, nhng cũng là lời mời gọi của mọi miền đất nớc, của cuộc sống nhân dân và khi tiếng gọi của cuộc sống bên ngoài đã trở thành sự thôi thúc trong nội tâm, thành khát vọng lên đờng thì có thể tìm thấy Tây Bắc ở ngay nơi tâm hồn mình. Đề 4. Em hiểu nh thế nào về ý nghĩa biểu tợng của hình ảnh Con tàu trong bài thơ ? Phân tích hình tợng con tàu trong đoạn đầu và đoạn cuối bài thơ. Gợi ý : Hình ảnh con tàu trong bài thơ mang ý nghĩa biểu tợng. Sự thực thì cha có đờng tàu lên Tây Bắc nhng điều đó không ngăn cản nhà thơ viết: “Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng ?” con tàu là biểu tợng của những chuyến ra đi đến những miền xa, là lời mời gọi lên đờng. Với Chế Lan Viên, trong bài thơ này, con tàu còn là biểu tợng của niềm khát vọng trở về với cuộc sống của nhân dân, đất nớc. Con tàu là hình ảnh của chính tâm hồn nhà thơ: “Khi lòng ta đã hóa những con tàu”. Phân tích hình ảnh con tàu trong đoạn đầu và đoạn cuối bài thơ cần lu ý: ở đoạn đầu, con tàu là lời giục giã, mời gọi ra đi. Chú ý đến những câu hỏi dồn dập, thôi thúc: “Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng?” “Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?” ở đoạn cuối con tàu là sự hóa thân của chính tâm hồn nhà thơ, chứa chất những khát vọng và niềm say mê, niềm hạnh phúc dào dạt khi đến với nhân dân và đất nớc. Hình ảnh con tàu trở nên kì ảo, đầy màu sắc lãng mạn. Nó không chạy mà nh mọc cánh bay: “Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội”. Đó là con tàu mộng, con tàu đang bay trong thế giới huyền diệu của những vẻ đẹp kì ảo: “Lấy cả những cơn mơ, ai bảo con tàu không mộng tởng, mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng”. Đề 5: Phân tích hình ảnh nhân dân trong những hoài niệm về kháng chiến của bài thơ: Gợi ý : Nhân dân trong tâm cảm của nhà thơ không phải là một ý niệm trừu tợng mà là những con ngời cụ thể với những cuộc đời, những hành động và tình cảm cụ thể. Đó là ngời anh du kích hi sinh đêm công đồn còn nhờng lại chiếc áo nâu, là thằng em liên lạc “mời năm tròn, không mất một phong th”, là cô gái nuôi quân, là bà mẹ tóc bạc, nuôi cán bộ, bộ đội. Những cuộc đời ấy thật bình dị nhng tấm lòng thật rộng lớn, vị tha đến quên mình, hết lòng vì cách mạng và kháng chiến, nhân dân, đó là những hi sinh thầm lặng mà cao cả (ngời du kích lúc hi sinh còn cởi lại chiếc áo nâu, ngời mẹ thức suốt một mùa dài nuôi dỡng ngời cán bộ bị đau ốm phải nằm lại nhà dân). Khi nói về nhân dân, giọng thơ Chế Lan Viên thật chân tình, xúc động và dung dị, tác giả dùng những từ xng hô tạo ra quan hệ thân tình nh ruột thịt với những con ngời đại diện cho nhân dân (Con nhớ anh con, con nhớ em con, con nhớ mế). Những câu thơ này không chỉ gợi nên hình ảnh cụ thể, chân thực của nhân dân với những phẩm chất cao quí mà còn biểu lộ lòng biết ơn sâu nặng, sự gắn bó chân thành của nhà thơ với nhân dân qua những trải nghiệm trong cuộc kháng chiến dài lâu. Đề 6: Tham khảo đề 1 câu 1 phần giới thiệu đề thi Mùa lạc Nguyễn Khải Mục đích Nắm đợc cảm hứng chủ đạo, cảm hứng hồi sinh. Phân tích nhân vật Đào với quá trình đổi thay số phận và tính cách cùng triết lý nhân sinh. Những đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Khải. Kiến thức cơ bản: I. Giới thiệu chung: Nguyễn Khải thuộc thế hệ nhà văn chiến sĩ trởng thành trong kháng chiến chống Pháp, tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu trong văn xuôi chống Mĩ. Cho đến hôm nay, tên tuổi ông vẫn tiếp tục tỏa sáng trên văn đàn nh một trong những đại biểu đi tiên phong trên lĩnh vực đổi mới của văn học. Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và khám phá riêng đối với các vấn đề xã hội qua mối quan hệ giữa con ngời trong xã hội mới. Ngòi bút phân tích tâm lí tỉnh táo, năng lực khắc hoạ tính cách sắc sảo khiến Nguyễn Khải đặc biệt thành công với những nhân vật có số phận hẩm hiu bất hạnh nhng đã vợt lên khẳng định quyền sống hạnh phúc của chính mình. Nhân vật Đào trong tác phẩm Mùa Lạc của Nguyễn Khải là một nhân vật nh vậy. Mùa Lạc là truyện ngắn tiêu biểu nhất trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Khải xuất bản năm 1960. Tác phẩm lấy bối cảnh Điện Biên mấy năm sau chiến tranh, những chiến binh đã trở thành nông binh, những nông trờng đã đợc xây dựng trên chính cái nơi mới đây thôi là bãi chiến trờng lịch sử. Nhân vật trung tâm là Đào - một ngời phụ nữ đã dám vợt qua ranh giới mà cuộc đời đặt ra cho mình để đến với tơng lai. Miêu tả cuộc sống đang hồi sinh trên mảnh đất Điện Biên, cùng quá trình thay đổi tính cách, số phận Đào, Nguyễn Khải khái quát lên một triết lí nhân sinh sâu sắc: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình trong những hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đờng cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bớc qua những ranh giới ấy”. Đó cũng là chủ đề chính của thiên truyện. II. Phân tích: 1. Cảm hứng chủ đạo của “Mùa lạc” là cảm hứng về sự hồi sinh a) “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh” cảm hứng hồi sinh phả vào câu chữ khiến bao nhiêu hình ảnh lí thú nảy sinh dới ngòi bút nhà văn. “Màu xanh thẫm của đỗ, của ngô của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ của ớt chín” đang lặng lẽ nhng mau lẹ “lấn dần lên các thứ màu nham nhở man rợ của đất hoang”. Một bãi lạc mênh mông với sắc lá xanh lặng lẽ ẩn chứa một tiềm lực sống mãnh liệt. Bóng lá loáng mớt của rặng chuối ngời ngợi sắc xanh tơi mát của niềm hi vọng tơng lai. Một khúc tiêu mơ màng tan loãng vào không gian thơ mộng nâng vầng trăng nhô lên đỉnh núi Pú Hồng. Ngay cả đến những hình ảnh tả thực mà vẫn rất thơ: Mấy con ngỗng bì bạch, bóng dáng nặng nề của những chị phụ nữ có mang sắp đến ngày sinh ở khu gia đình... Hầu nh không có sự đẽo gọt cho thơ một vậy mà vẫn gây xúc động trong lòng độc giả bởi ý nghĩa của nó: Những mầm sống thiêng liêng nhất là hoài thai và sinh nở trên cái nơi còn đầy dấu tích chiến tranh. “ở đây trong những buổi lễ cới ngời ta tặng nhau: quả mìn nhảy tháo kíp làm giá bút, quả đạn cối tiện đầu thành bình hoa, ống khói thuốc mồi của quả bom tấn thành nơi đựng giấy giá thú, giấy khai sinh”. Những phơng tiện vốn dùng để tiêu huỷ sự sống nay trở thành những đồ vật chăm lo cho cuộc sống. Nhng sự hồi sinh đợc nói nhiều nhất, tha thiết nhất trong Mùa Lạc lại là sự hồi sinh diễn ra trong tâm hồn con ngời. Thể hiện qua quá trình thay đổi số phận và tính cách của nhân vật chính: chị Đào. 2. Nhân vật Đào “gặp một lần là nhớ mãi” Xa nay, nghệ sĩ thờng gửi gắm t tởng của mình qua nhân vật chính diện nh một phản ứng tâm lý thông thờng. Nguyễn Khải không phải là ngoại lệ. Có thể nói tiếp cận Mùa Lạc qua nhân vật Đào là cách tiếp cận hiệu quả nhất. Đào xuất hiện bằng ngôn ngữ tả với những nét khắc tạc đầy ấn tợng của Nguyễn Khải: “Hai con mắt hẹp dài, đa đi đa lại rất nhanh”, “gò má cao đầy tàn hơng” “cái đầu nhọn hoắt” cặp chân ngắn khỏe, bàn tay có những ngón rất to. Đào quả là ngời “gặp một lần là nhớ mãi”. Bút pháp tả thực của Nguyễn Khải cho ta thấy: những nét sắc khỏe đến bớng bỉnh ở Đào tạo nên một nét duyên ngầm chứa một khả năng bất tuân và không cam chịu, đã chữa lại cái bất hạnh nhan sắc của ngời đàn bà. Một bớc chân dung lấm láp chất đời, hừng hực sức sống “2 gò má đầy tàn hơng vẫn nhọn hoắt, bớng bỉnh và đôi mắt nhỏ tí vẫn ánh lên thách thức”. Một ngoại hình không bình thờng ở ngời phụ nữ 28 tuổi đủ dự báo một số phận bất thờng. Quả vậy, trớc khi lên Điện Biên, Đào đã trải qua nhiều phong trần đau khổ: lấy chồng từ năm 17 tuổi, làm nghề nông mà lại không có ruộng, Đào phải xoay xỏa đủ nghề: nấu rợu, làm đậu... để kiếm sống. Không may, ngời chồng sa vào cờ bạc, nợ nần nhiều, bỏ đi Nam mãi đến năm 50 mới về quê. Ăn ở lại với nhau đợc đứa con 2 tuổi thì chồng chết. Bao yêu thơng chị dồn hết cho con. Nhng chỉ vài tháng sau, đứa con lên sài không qua khỏi, bỏ chị mà đi. Chị thành ngời trắng tay, đau khổ nối tiếp đau khổ đẩy chị tới chỗ không gia đình. Ngời phụ nữ tần tảo lam lũ nhận ra mình chẳng còn ai để yêu thơng “sớm lo việc sớm, tối lo việc tối” đã rơi vào tuyệt vọng. Chị trở nên đáo để, cay độc, sống tạo bạo, liều lĩnh, luôn ghen tỵ với mọi ngời và hờn giận cho thân mình: “tóc đỏ quạch nh chết, răng phai không buồn nhuộm. Đào nh về hùa với số phận tàn phá nốt quãng đời còn lại. Đòn gánh trên vai, tối đâu là nhà, ngả đâu là giờng, không gìn giữ, tự lu đầy mình khỏi quê hơng, “khi Lào Cai, ... Cẩm Phả...” dấn thân vào nỗi cực nhọc, vất vả để quên đi nỗi bất hạnh của mình. Sống chỉ vì “đời còn dài cha chết đợc mà thôi”. Khác Mị k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐịnh hướng giải đề ôn luyện Văn 12.doc