Đồ án Hệ thống thông tin vệ tinh VSAT IPSTAR

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Lời nói đầu I

Mục lục II

Thuật ngữ viết tắt VII

Danh sách hình vẽ IX

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN VỆ TINH VSAT 1

1.1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1

1.2. KHÁI NIỆM VỀ MẠNG VSAT 1

 1.2.1. Giới thiệu chung 1

 1.2.2. Đặc tính của hệ thống VSAT 1

 1.2.3. Cấu hình trạm VSAT 2

 1.2.3.1. Giới thiệu 2

 1.2.3.2. Cấu hình modem TRES 3

 1.2.3.3. Cấu hình các trạm VSAT 6

1.3. ĐẶT ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG VSAT 7

1.4. ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG VSAT 8

 1.4.1. Các ứng dụng trong thông tin một chiều 8

 1.4.1.1. Phân phối dữ liệu và phân phối tín hiệu video 8

 1.4.1.2. Thu thập dữ liệu 8

 1.4.2. Các ứng dụng thông tin hai chiều 8

 1.4.2.1. Truyền dữ liệu 8

 1.4.2.2. Video hội nghị 9

1.5. CÁC ĐẶT TÍNH TIÊU BIỂU CỦA VSAT 9

 1.5.1. Kích thước mạng, số lượng VSAT trong một mạng. 9

 1.5.2. Các yêu cầu đối với phần không gian. 10

1.6. VẤN ĐỀ VỀ GIAO THỨC VÀ GIAO DIỆN MẶT ĐẤT CỦA MẠNG VSAT 11

 1.6.1. Mô hình giao thức mạng VSAT 11

 1.6.2. Kiến trúc bên trong của mạng VSAT và sự triển khai các giao thức 12

1.7. KẾT NỐI VỚI CÁC DTE ĐỊNH HƯỚNG GÓI CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG VÀ

 VỚI CÁC MẠNG DỮ LIỆU MẶT ĐẤT. 16

 1.7.1 Kết nối với các DTE của người sử dụng. 16

 1.7.2 Kết nối với các mạng dữ liệu mặt đất chuyển mạch gói (PSPDN). 18

1.8. KẾT LUẬN CHƯƠNG. 19

CHƯƠNG II: KỸ THUẬT TRẠM MẶT ĐẤT 21

2.1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG 21

2.2. VSAT-KỸ THUẬT TRẠM MẶT ĐẤT 21

 2.2.1. Cấu trúc chung 21

 2.2.2. Antenne trạm VSAT 22

 2.2.3. Các loại anten trạm mặt đất 22

 2.2.3.1. Anten Parabol có sơ cấp đặt tại tiêu điểm 22

 2.2.3.2. Anten Cassegrain 23

 2.2.3.3. Anten lệch (bù) 24

 2.2.4. Hệ thống bám vệ tinh 24

 2.2.5. Hệ số tăng ích của anten 25

2.3. KHỐI THIẾT BỊ BÊN NGOÀI (ODU) CỦA VSAT 26

 2.3.1. Bộ khuếch đại tạp âm thấp : (LNA - Low Noise Amplifier) 26

 2.3.2. Bộ khuếch đại công suất cao: (HPA - High Power Amplifier) 26

 2.3.3. Bộ đổi tần (FC: Frequency Converter) 27

 2.3.3. Bộ dao động nội 27

2.4. KHỐI THIẾT BỊ BÊN TRONG (IDU) CỦA VSAT. 28

 2.4.1. Bộ ghép kênh 28

 2.4.2. Kỹ thuật điều chế và giải điều chế 28

2.5. HỆ THỐNG KÊNH TRUYỀN 30

 2.5.1. Đa truy nhập 30

 2.5.2. Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA) 30

 2.5.3. Đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA) 31

 2.5.4. Đa truy nhập phân chia theo mã 32

2.6. KỸ THUẬT TRẠM MẶT ĐẤT HUB. 33

 2.6.1. Mô hình tổng quát của một trạm Hub. 33

 2.6.2. Thiết bị RF. 34

 2.6.3. Thiết bị Modem IF. 36

 2.6.4. Thiết bị băng gốc ở trạm Hub (HBE). 36

 2.6.5. Thiết bị điều khiển và xử lý phát (TX-PCE). 37

 2.6.6. Thiết bị điều khiển và xử lý thu (RX PCE). 37

 2.6.7. Thiết bị giao tiếp đường dây (LIE). 38

 2.6.8. Trung tâm điều khiển mạng (NNC). 38

2.7. PHÂN ĐOẠN KHÔNG GIAN 39

 2.7.1. Tải hữu ích (payload) 39

 2.7.2. Phần thân (Bus) 44

 2.7.2.1. Hệ duy trì vị trí và tư thế bay của vệ tinh 44

 2.7.2.2. Hệ giám sát,đo xa và điều khiển(TT và C) 45

 2.7.2.3. Hệ cung cấp điện năng 45

 2.7.2.4. Hệ thống điều hòa nhiệt 46

 2.7.2.5. Hệ đẩy 46

 2.7.2.6. Hệ thống khung vỏ 46

 2.7.2.7. Hệ thống đo xa bám và điều khiển vệ tinh trên mặt đất (TT&C) 47

2.8. VẤN ĐỀ VỀ NHIỄU TRONG ĐƯỜNG TRUYỀN 49

 2.8.1. Giới thiệu 49

 2.8.2. Các nguồn gây nhiễu 50

 2.8.3. Các đặc tính của anten có ảnh hưởng đến nhiễu. 50

 2.8.3.1. Các đặc điểm của anten VSAT 50

 2.8.3.2. Độ phân cách của anten 51

 2.8.4. Các yêu cầu về chia sẽ tần số và mức ngưỡng nhiễu. 52

 2.8.4.1. Tiêu chuẩn nhiễu trong mạng VSAT. 52

 2.8.4.2. Các kỹ thuật hạn chế nhiễu. 53

2.9. KẾT LUẬN CHƯƠNG. 53

CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU VỀ VSAT-IPSTAR 54

3.1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG 54

3.2. TỖNG QUAN VỀ MẠNG VSAT-IPSTAR 54

 3.2.1. Giới thiệu về VSAT IPSTAR 55

 3.2.2. Các ứng dụng của VSAT-IPSTAR 56

 3.2.3. Những ưu thế và nhược điểm 59

3.3. KỸ THUẬT CỦA MẠNG VSAT-IPSTAR 61

 3.3.1. Sử dụng kỹ thuật đa truy nhập theo tần số: FDMA 62

 3.3.2. Sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo thời gian TDMA 62

 3.3.3. Nguyên lý TDMA 63

 3.3.4. Ưu điểm của TDMA 64

 3.3.5. Sử dụng kỹ thuật mã FEC 65

 3.3.6. VSAT-IPSTAR sử dụng (FDMA/TDM) 65

 3.3.7. Ứng dụng kỹ thuật ghép kênh vào VSAT-IPSTAR 67

 3.3.8. Giao diện giao thức mạng mới 67

3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 68

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH VÀ TÍNH TOÁN ĐƯỜNG TRUYỀN 69

4.1. PHÂN TÍCH ĐƯỜNG TRUYỀN 69

 4.1.1. Giới thiệu chương 69

 4.1.2. Phân tích đường truyền tuyến lên 69

 4.1.2.1. Hệ số tăng ích Anten (G: Gain) 69

 4.1.2.2. Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (EIRP) 70

 4.1.2.3. Suy hao đường truyền 70

 4.1.3. Phân tích đường truyền tuyến xuống 71

 4.1.3.1. Nhiệt tạp âm 71

 4.1.3.2. Nhiệt tạp âm Anten 72

 4.1.3.3. Nhiệt tạp âm của hệ thống 74

 4.1.3.4. Hệ số phẩm chất (G/T) 75

 4.1.3.5. Tỉ số sóng mang trên tap âm (C/N) 76

 4.1.3.6. Tổng tỉ số sóng mang trên tạp âm (C/TT) 76

 4.1.4. Bộ phát đáp vệ tinh 76

 4.1.4.1. Điểm hoạt động của bộ phát đáp 76

 4.1.4.2. EIRP hoạt động của bộ phát đáp 77

 4.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đường truyền 77

 4.1.5.1. Suy hao 78

 4.1.5.2. Sự phân cực 79

4.2. TÍNH TOÁN ĐƯỜNG TRUYỀN 80

 4.2.1. Đặt vấn đề 80

 4.2.2. Tính công suất phát tối thiểu của trạm mặt đất Hà Nội 82

4.3. KẾT LUẬN 89

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3627 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Hệ thống thông tin vệ tinh VSAT IPSTAR, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể chỉnh hệ số khuếch đại và bộ tiền khuếch đại rồi mới đến bộ khuếch đại công suất cao HPA. Các bộ khuếch đại công suất cao HPA có nhiệm vụ cung cấp một công tín hiệu có công suất đủ lớn trước khi đưa ra anten phát để phát xuống đất trên tuyến xuống. Các bộ khuếch đại công suất cao trên vệ tinh thông tin sử dụng các đèn sóng chạy TWT (Traveling Wave Tube). Ưu điểm của đèn sóng chạy là khuếch đại dải tần rộng, hiệu suất cao đảm bảo yêu cầu cho việc truyền tín hiệu cao tần. Bộ tiền khuếch đại có thể dùng Diode Tunnel ở tần số 6GHz với các bộ phát đáp 6/4GHz và cho các bộ khuếch đại thông số ở tần số 14GHz trong các bộ phát đáp 14/12GHz. Bộ ghép kênh đầu ra OMUX Hình: 2-8. Sơ đồ bộ ghép kênh đầu ra OMUX Sau khi qua bộ khuếch đại công suất cao HPA, tín hiệu ở các kênh được tập hợp lại tại đầu ra của bộ phát đáp bằng các bộ ghép kênh tại đầu ra. Tín hiệu từ các kênh đi qua bộ lọc băng thông đến các bộ Circulator và được tập hợp lại. Lúc này tín hiệu trong dải tần 500 MHz đủ công suất và tần số sóng mang tuyến xuống, trước khi đưa ra anten phát chúng được đưa qua bộ lọc các sóng hài không mong muốn tạo ra bởi hiện tượng xuyên điều chế ở các bộ lock khuếch đại không hoàn toàn tuyến tính. b) Anten trên vệ tinh thông tin -Anten trên vệ tinh thông tin thực hiện chức năng nhận tín hiệu cao tần truyền lên từ các trạm mặt đất phát và phát tín hiệu cao tần xuống trạm mặt đất thu. Tuỳ theo chức năng vệ tinh có các loại anten sau: Anten dùng để đo xa và điều khiển từ xa, thường ở băng tần VHF. Anten siêu cao tần dùng cho hệ thống thông tin qua vệ tinh. Các vệ tinh địa tĩnh thường dùng loại anten phát tia bao trùm (Global Beam) có độ rộng tại mức suy hao 3 dB là 170 ÷ 180. Anten búp sóng nhọn chừng vài độ dung để phủ sóng một vùng hẹp nhất định gọi là Spot Beam, loại này đảm bảo công suất không thay đổi trong vùng bao phủ. Đối với vùng phủ toàn cầu sử dụng anten vòi phun ở dải tần 6/4 GHz. Các vòi phun này bức xạ trực tiếp tới bề mặt Trái Đất mà không cần mặt phản xạ. -Để điều khiển hình dáng vùng phủ trên mặt đất và công suất phát ra theo ý muốn, các anten trên vệ tinh được trang bị đầu thu phát sóng và kết cấu bề mặt phản xạ. Cũng có thể sử dụng anten mặt phản xạ có nhiều vòi phun ở tiêu điểm để tạo ra những búp sóng rời rạc trên vùng bao phủ. -Để đảm bảo yêu cầu chất lượng trong vùng phủ sóng và không gây can nhiễu ra các vùng khác ngoài vùng phủ sóng của vệ tinh, các anten trên vệ tinh có mặt phản xạ cấu trúc đặc biệt đảm bảo dạng vùng phủ sóng và chất lượng trong vùng phủ song theo yêu cầu, đồng thời phần ngoài biên mức giảm 3dB tín hiệu phải giảm rất nhanh. 2.7.2.Phần thân (Bus) -Phần thân không tham gia trực tiếp vào quá trình phát lặp của hệ thống thông tin vệ tinh. Nhưng nó đảm bảo các điều kiện yêu cầu cho tải hữu ích thực hiện chức năng của một trạm phát lặp. Phần thân có 6 hệ con: 2.7.2.1.Hệ duy trì vị trí và tư thế bay của vệ tinh Ổn định tư thế bay của vệ tinh Tư thế bay của vệ tinh liên quan đến việc định hướng trong không gian, phần lớn các thiết bị mang trên tàu vũ trụ là nhằm hỗ trợ cho việc điều khiển tư thế bay của vệ tinh. Tư thế của vệ tinh có thể bị thay đổi do ảnh hưởng bởi trường hấp dẫn của Trái Đất, của mặt trăng, các bức xạ mặt trời và sự va chạm các thiên thạch. Việc điều khiển tư thế vệ tinh cần phải biết các thông số của việc định hướng vệ tinh trong không gian và một vài chiều hướng dịch chuyển. Để phát hiện những sai lệch tư thế người ta dùng một hệ thống các bộ cảm biến (sensor) như: cảm biến Trái Đất (theo bức xạ hồng ngoại, sóng vô tuyến điện), cảm biến mặt trời (theo ánh sáng), con quay hồi chuyển (phát hiện những thay đổi so với hướng quán tính của trục quay). Bất kỳ sự sai lệch tư thế nào đều được phát hiện bởi các bộ cảm biến và tín hiệu điều khiển được chuyển đến hệ thống tự điều khiển của vệ tinh và hệ thống điều khiển ở mặt đất để xử lý. Trong số các biện pháp có hiệu quả đối với sự ổn định tư thế vệ tinh, phương pháp điển hình hiện nay là ổn định 3 trục và ổn định quay. - Phướng pháp ổn định 3 trục: Tư thế vệ tinh được duy trì theo một hệ thống 3 trục toạ độ mà gốc toạ độ là trọng tâm của vệ tinh. Trục YaW hướng vào tâm Trái Đất. Trục Pitch vuông góc với trục YaW và hướng về phía Nam. Trục Roll vuông góc với mặt phẳng chứa 2 trục kia và hướng dọc theo véc tơ tốc độ chuyển động của vệ tinh. Phương pháp ổn định này dùng các động cơ phản lực trên vệ tinh để điều chỉnh lại tư thế vệ tinh. - Phương pháp ổn định quay: phương pháp ổn định quay sử dụng ở trên các vệ tinh hình trụ, dùng nguyên lý con quay ở tốc độ cao duy trì một trạng thái không đổi. Vệ tinh có cấu tạo sao cho cân bằng về mặt cơ khí quanh một trục đặc biệt (trục quay) và vệ tinh quay xung quanh trục đó. Momen xoắn tạo ra bởi con quay được dùng để hạn chế tác động của các ảnh hưởng bên ngoài và ổn định tư thế vệ tinh. Do vệ tinh ổn định bằng con quay sẽ quay xung quanh trục quay, nên với các vệ tinh thông tin cần có mô tơ để chống lại sự quay của anten đảm bảo hướng của anten luôn cố định. Ổn định vị trí vệ tinh Vệ tinh địa tĩnh cần được duy trì vị trí đúng khe quỹ đạo. Vệ tinh địa tĩnh trên quỹ đạo thường bị xê dịch do những nguyên nhân: đường xích đạo của Trái Đất không phải là tròn lý tưởng, tác động trọng trường của mặt trời - mặt trăng … do vậy phải dùng các động cơ phản lực để đưa vệ tinh trở lại đúng vị trí. Thông thường dung sai cho phép là 0,050 theo hướng Bắc – Nam và 0,050 theo hướng Đông – Tây. -Để xác định sự sai lệch vị trí vệ tinh dùng các anten bám sát tại các trạm mặt đất. Khi có sự sai lệch vị trí các trạm điều khiển ở mặt đất (TT&C) sẽ đưa lệnh điều khiển lên vệ tinh điều khiển các tên lửa đẩy trên vệ tinh đưa nó về đúng vị trí. 2.7.2.2.Hệ giám sát, đo xa và điều khiển (TT&C) Hệ TT&C rất cần thiết cho sự vận hành có hiệu quả của vệ tinh thông tin, nó là một phần trong nhiệm vụ quản lý vệ tinh. Nó thực hiện các chức năng chính sau: - Cung cấp các thông tin kiểm tra các phân hệ (hay còn gọi là các hệ con) trên vệ tinh cho trạm điều khiển mặt đất. - Nhận lệnh điều khiển vị trí và tư thế của trạm điều khiển ở mặt đất. - Giúp trạm điều khiển ở mặt đất theo dõi tình trạng thiết bị trên vệ tinh. 2.7.2.3.Hệ cung cấp điện năng Nguồn điện dùng để cung cấp cho các thiết bị trên vệ tinh được lấy chủ yếu từ các tế bào pin mặt trời. Pin mặt trời có thể làm bằng Si hoặc GaAs. Có 2 dạng pin mặt trời: - Pin mặt trời dạng hình trụ, thường sử dụng cho các vệ tinh ổn định trạng thái bằng phương pháp trục quay. - Pin mặt trời dạng cánh mỏng (gọi là cánh pin mặt trời) thường dùng cho vệ tinh ổn định bằng phương pháp 3 trục. Công suất của pin cung cấp phụ thuộc vào cường độ ánh sang chiếu vào, nó đạt công suất cực đại khi tia sáng mặt trời chiếu tới vuông góc với mặt pin, khi các tia sáng đi song song với mặt cánh pin thì công suất bằng không. Để các cánh pin luôn hướng về phía mặt trời đảm bảo cung cấp năng lượng cho các thiết bị thì phải dùng các mô tơ điều khiển tư thế. 2.7.2.4.Hệ thống điều hoà nhiệt -Khoảng không vũ trụ là một môi trường nhiệt độ rất khắc nghiệt, vệ tinh trên quỹ đạo có độ chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa một bên chịu ảnh hưởng của bức xạ mặt trời và một bên là vùng bị che khuất tiếp xúc với không gian. Thêm vào đó vệ tinh cũng nóng lên vì nhiệt do các thiết bị của nó toả ra và các bức xạ của các thiên thể khác. -Nhiệm vụ của hệ điều hoà nhiệt là luôn duy trì cho các thiết bị trên vệ tinh được làm việc trong dải nhiệt độ thích hợp, ổn định. Người ta khống chế nhiệt độ các phần khác nhau trên vệ tinh bằng cách cho trao đổi nhiệt giữa các điểm có nhiệt độ khác nhau (sử dụng ống dẫn khí hoặc chất lỏng để dẫn nhiệt tới các bộ toả nhiệt) hoặc tăng nhiệt (sử dụng các bộ nung) hoặc sử dụng các bề mặt có tính quang nhiệt (dễ phản xạ nhiệt hoặc hấp thụ nhiệt). 2.7.2.5.Hệ đẩy Có hai loại bộ đẩy phản lực trên vệ tinh: - Những bộ đẩy công suất thấp (từ vài mN đến và N) để hiệu chỉnh vị trí vệ tinh trên quỹ đạo. Loại bộ đẩy này thường là các tên lửa đẩy nhỏ sử dụng nhiên liệu lỏng. - Những bộ đẩy công suất trung bình và lớn (khoảng vài trăm N đến hàng trục ngàn N) chẳng hạn như các mô tơ cận điểm và viễn điểm. Các bộ đẩy này thường là những động cơ dùng nhiên liệu lỏng. 2.7.2.6.Hệ thống khung vỏ -Hệ thống khung cơ học của vệ tinh là nơi gá lắp tải hữu ích, buồng chứa nhiên liệu, các hệ cơ khí, điện tử, anten, dàn pin mặt trời, ắc quy …Vỏ của vệ tinh bảo vệ các thiết bị đối với các bức xạ vũ trụ và bụi vũ trụ.Để giảm trọng lượng vệ tinh , khung vỏ hết sức nhẹ nhưng phải chịu các điều kiện hết sức khắc nghiệt: - Lúc phóng gây chấn động và áp lực lớn. - Trong thời gian vệ tinh ở trên quỹ đạo nhiệt độ thay đổi trong một phạm vị rộng (phía mặt trời chiếu +200 0C, phía trong bóng râm -150 0C) gây biến dạng vật liệu. - Sự va đập với các hạt sạn trong vũ trụ khu vệ tinh bay với tốc độ rất lớn. 2.7.2.7.Hệ thống đo xa, bám và điều khiển vệ tinh trên trạm mặt đất TT&C Hình:2-9. Cấu hình trạm mặt đất TT&C -Hệ thống TT&C rất cần thiết cho sự vận hành có hiệu quả của vệ tinh thông tin. Nó là một hệ thống được xây dựng trên mặt đất thực hiện nhiệm vụ quản lý vệ tinh, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho vệ tinh trên quỹ đạo hoạt động bình thường trong hệ thống thông tin vệ tinh. Chức năng chủ yếu trong vấn đề quản lý vệ tinh là giám sát quỹ đạo và tư thế vệ tinh, theo dõi trạng thái của các cảm biến và các hệ con trên vệ tinh. Trên các vệ tinh địa tĩnh cỡ lớn, có thể định hướng lại vài anten theo lệnh của TT&C. Các hoạt động của hệ thống TT&C: - Thu các tham số đo của vệ tinh. - Phát các lệnh điều khiển lên vệ tinh. - Cung cấp các số liệu định khoảng cách. - Điều khiển và giám sát các thiết bị của hệ thống vệ tinh thông tin. a) Đo xa (Telemetry) -Hệ đo xa thu thập số liệu từ nhiều bộ cảm biến trên vệ tinh và chuyển các số liệu này về trạm điều khiển mặt đất. Các trạng thái của tất cả các chi tiết trên vệ tinh đều được hệ đo xa báo cáo về trạm mặt đất nhờ các bộ cảm biến. Khi có chi tiết nào hỏng thì trạm điều khiển lập tức ra lệnh thay thế bằng các thiết bị dự phòng đảm bảo cho vệ tinh hoạt động bình thường. Số liệu đo xa được số hoá và điều chế (FSK hay PSK) rồi dùng kỹ thuật phân đường truyền theo thời gian (TDM) truyền về trạm điều khiển mặt đất. Một máy tính tại trạm điều khiển mặt đất lưu trữ và giải mã các số liệu đo xa để cho trạm mặt đất biết ngay trạng thái của bất kỳ cảm biến hay hệ con nào trên vệ tinh. b) Bám (Tracking) -Bằng phép phân tích số liệu mà các bộ cảm biến tốc độ và gia tốc trên vệ tinh có thể xác định sự thay đổi vị trí của vệ tinh trên quỹ đạo so với vị trí tại thời điểm gần nhất trước đó. Trạm điều khiển mặt đất có thể thông qua di tần Doppler của tải tần đo xa hay tải tần của một máy phát tín hiệu (Beacon) trên vệ tinh để xác định tốc độ thay đổi cự ly. Dùng giá trị cự ly này, cùng với kết quả những phép đo góc chính xác bằng anten của trạm điều khiển ở mặt đất, có thể tính ra các thông số quỹ đạo. Cũng có thể xác định sự thay đổi vị trí của vệ tinh bằng cách đo cự ly từ trạm mặt đất phát đến vệ tinh và so sánh với lần đo cự ly trước. Nguyên lý của phương pháp này là phát một xung hoặc một chuỗi xung lên vệ tinh và đo khoảng thời gian giữa xung phát đi và xung trả lời. Với phương pháp này phải biết chính xác thời gian trễ của bộ phát đáp trên vệ tinh và phải tiến hành bằng vài trạm mặt đất cùng đo cự ly như vậy. c) Điều khiển (Command) -Đảm bảo một hệ điều khiển hữu hiệu và tin cậy là điều then chốt cho việc phóng thành công và vận hành có hiệu quả vệ tinh thông tin trên quỹ đạo. Hệ điều khiển dùng để thay đổi tư thế và hiệu chỉnh vị trí vệ tinh trên quỹ đạo, cũng như giám sát hoạt động của hệ thống thông tin. Khi phóng vệ tinh lên, hệ này điều khiển việc điểm hoả môtơ viễn điểm và làm quay vệ tinh hình trụ hoặc triển khai các cánh pin mặt trời của vệ tinh. Cấu trúc điều khiển phải có biện pháp đề phòng những thao tác vô lý do sai lầm trong khâu nhận lệnh điều khiển gây ra. Thiết bị đầu cuối máy tính phát lệnh điều khiển, mã điều khiển được đổi thành từ lệnh gửi theo khung TDM lên vệ tinh. Sau khi vệ tinh nhận được và kiểm tra tính xác thực, từ lệnh này được gửi trả trở lại trạm điều khiển dưới mặt đất để máy tính kiểm tra lại. Nếu thấy trên vệ tinh đã nhận đúng thì sẽ có một lệnh thi hành được gửi lên vệ tinh. Quá trình có thể kéo dài 5÷10 phút nhưng loại trừ được những lệnh điều khiển sai có thể gây phương hại đến hoạt động của vệ tinh. Các tuyến điều khiển và đo xa thường tách riêng khỏi hệ thông tin, tuy hoạt động trong cùng băng tần. Để giám sát toàn bộ hoạt động của trạm mặt đất người ta xây dựng một hệ thống Control Monitoring and Alarm System – Hệ thống điều khiển và giám sát (CMA) điều khiển bằng hệ thống máy tính tính năng cao. Chúng thực hiện các công việc: - Theo dõi và điều khiển công suất phát theo tiêu chuẩn. - Theo dõi mức công suất tín hiệu thu. - Theo dõi và điều khiển hệ thống tự động bám sát. - Theo dõi các thiết bị xử lý tín hiệu. 2.8.VẤN ĐỀ NHIỄU TRONG ĐƯỜNG TRUYỀN: 2.8.1 Giới thiệu: Vấn đề đặc biệt đối với hoạt động của VSAT chính là việc chia sẽ tần số giữa các mạng vệ tinh cố định. Ở một mạng hình sao điển hình, đường truyền VSAT đến Hub và từ Hub đến VSAT là rất không công bằng về mặt công suất sóng mang. Đường truyền từ VSAT đến Hub có mật độ công suất tương đối thấp, trong khi công suất từ Hub đến VSAT có mật độ cao hơn. Lý do là kích thước anten của trạm VSAT nhỏ hơn của trạm Hub nhiều. Vì vậy, các sóng mang đến VSAT (đường xuống) và từ VSAT (đường lên) tỏ ra nhạy với nhiễu hơn so với các sóng mang tương ứng của Hub. Việc sử dụng anten có kích thước nhỏ ở trạm VSAT làm nảy sinh những vấn đề về nhiễu rất đặc biệt bới anten nhỏ có khả năng kháng nhiễu hạn chế. 2.8.2.Các nguồn gây nhiễu: Các nguồn nhiễu chính cần phải quan tâm: Đường lên: Các thành phần nhiễu xuyên điều chế tạo ra tại các trạm mặt đất cùng truy cập vào một vệ tinh. Các bức xạ giã tạo của các trạm mặt đất cùng truy cập vào một vệ tinh. Phát xạ lệch trục của các trạm mặt đất truy cập vào các vệ tinh kế cận. Các tín hiệu được truyền đến bộ phát đáp dùng cùng tần số được phân cực vuông góc của cùng một vệ tinh. Các tín hiệu từ các hệ thống VIBA mặt đất có cùng tần số. Đường xuống: Các tín hiệu được truyền đi từ các vệ tinh kế cận. Các tín hiệu được truyền đi trên bộ phát đáp dùng cùng tần số được phân cực vuông góc. Các phát xạ ngoài băng từ các bộ phát đáp kế cận trên cùng một vệ tinh. Các phát xạ giả tạo do bề mặt quả đất tạo ra và được anten trạm mặt đất thu vào. Các tín hiệu truyền từ các hệ thống VIBA có cùng tần số. 2.8.3 Các đặc tính của anten có ảnh hưởng đến nhiễu. 2.8.3.1 Các đặc điểm của anten VSAT. FSS (mạng vệ tinh cố định) đã đạt được một hiệu quả hoạt động rất cao nhờ vào sự sử dụng các anten ở trạm mặt đất có khả năng kháng nhiễu rất đáng kể. Ở đây phạm vi kháng nhiễu được định nghĩa là tỉ số giữa độ lợi búp sóng chính của anten và búp sóng phụ của nó. Kết quả là có thể di trì một sự phân cách tương đối nhỏ giữa các vệ tinh trên quỹ đạo địa tĩnh mà không xẩy ra mức nhiễu quá lớn giữa các hệ thống vệ tinh. Điều này đặc biệt quan trọng ở những vùng dịch vụ chồng lấn lên nhau hoặc gần sát nhau, dẫn đến sự phân biệt của anten trên vệ tinh là không rỏ ràng hoặc rất hạn chế. Trong những trường hợp này, phương thức chủ yếu để tránh nhiễu đều nhờ vào đặc tính kháng nhiễu của các anten trạm mặt đất. Hai đặc tính quan trọng nhất của anten liên quan đến khả năng kháng nhiễu: Kích thước anten, trong đó đối với một tần số hoạt động cho trước thì độ lợi là một hàm của kích thước góc mở. Độ lợi búp sóng phụ là hàm rất phức tạp của nhiều thông số thiết kế. Theo qui định, các trạm VSAT sử dụng các anten nhỏ và có độ lợi trục giới hạn. Chính điều này làm hạn chế khả năng kháng nhiễu của anten. Vì vậy các quá trình phát triển công nghệ VSAT đã chú trọng vào việc giảm độ lợi của búp sóng phụ. Đường kính của anten trạm mặt đất thường nằm trong khoảng 1 ÷ 3m đối với băng tần hoạt động 14/11-12 Ghz. Các anten có kích thước nhỏ hơn cũng đã được sử dụng trong một số ứng dụng đặc biệt trong đó sử dụng kỹ thuật điều chế sóng mang trải phổ. Tuy nhiên các ứng dụng này không được phổ biến lắm trong hệ thống FSS vì chúng yêu cầu băng tần rộng hơn cho một sóng mang với một dữ liệu nhất định. Ngoài ra do độ rộng của búp sóng chính tương đối lớn ở các anten kích thước nhỏ, cho nên chúng có xu hướng gây nhiễu cho các vệ tinh kế cận trên quỹ đạo địa tĩnh GEO trên một khoảng quỹ đạo rộng hơn so với các mạng sử dụng các anten lớn hơn. 2.8.3.2 Độ phân cách của anten: Để giải quyết các vấn đề về môi trường nhiễu các hệ thống VSAT cần xác định các giới hạn về độ phân cách anten VSAT Trong vài trường hợp, các gía trị có độ phân cách kém hơn có thể kém chất lượng hơn so với dự đoán. Bởi vì anten nhỏ hơn sẽ có các góc mở búp sóng chính lớn hơn và sẽ chồng lấn sang vệ tinh kế cận trên quỷ đạo. Ví dụ một anten có đường kính 1m, hoạt động ở băng tần 12Mhz, có D/l=40, nó tương đương với yêu cầu về độ phân cách vệ tinh xấp xỉ 2,50 (1/2 góc mở búp sóng chính) để tránh trường hợp búp sóng chính của các anten VSAT chồng lấn lên các thông tin kế cận. 2.8.4 Các yêu cầu về chia sẽ tần số và mức ngưỡng nhiễu. 2.8.4.1 Tiêu chuẩn nhiễu trong mạng VSAT. Nội dung thảo luận về việc chia sẽ tần số giữa các mạng FSS và về các ngưỡng nhiễu khiến nghị cho các dịch vụ FSS khác. Một phương pháp khác để xác định các giới hạn nhiễu giữa các mạng vệ tinh kế cận chính là sự thiết lập các tỉ số sóng mang trên nhiễu (C/N) tối thiểu cho các kiểu dịch vụ FSS khác nhau. Tiêu chí này được xác định cho trường hợp các hoạt động của FSS trong các khoảng cách phân cách không gian vệ tinh tương đối gần trên quỷ đạo địa tĩnh. Đối với tín hiệu hai pha không có mã sửa lỗi (độ rộng băng tần sóng mang bằng với tốc độ bit) thì thông số C/N tương đương là 20dB. Việc trải phổ băng tần sóng mang bằng cách mã hoá sửa lỗi hay bằng các phương pháp khác đều làm giảm bớt đitương ứng thông số C/N theo yêu cầu. Ngược lại bất kỳ sự thu hẹp băng tần sóng mang đều, chẳng hạn như mã hoá pha cầu phương, sẽ làm tăng tương ứng thông số (C/N) theo yêu cầu. Nhiễu đến từ các hệ thống khác có thể lớn hơn tạp âm nhiệt. Nhiễu có thể đến từ: Các phát xạ lệch trục của một trạm đang làm việc với một vệ tinh kế cận (trong trường hợp đường lên) hay của một vệ tinh đang làm việc với một trạm mặt đất kế cận (trong trường hợp đường xuống). Nhiễu do phát xạ phân cực vuông góc (sự phân cách hạn chế, đối với cả đường lên lẫn đường xuống). Nhiễu có cùng sự phân cực từ các thành phần nhiễu xuyên điều chế của các trạm mặt đất khác hoặc sự tăng trưởng trở lại của phổ (đường lên). Nhiễu xuyên điều chế ở bộ phát đáp 2.8.4.2 Các kỹ thuật hạn chế nhiễu. Có nhiều yếu tố khác nhau để có thể góp phần làm giảm nhiễu trong mạng VSAT, phổ biến nhất là: Dùng các phương pháp tách kênh để các tần số trung tâm của các sóng mang trong các hệ thống vệ tinh kế cận không trùng nhau. Ứng dụng kỹ thuật phân cực vuông góc. Ứng dụng kỹ thuật mã hoá để giảm độ nhạy nhiễu ở đầu máy thu. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các nguồn nhiễu đến từ các sóng mang có cùng tần số với các mật độ phân bố công suất tương đối cao. Xấu nhất là ảnh hưởng tín hiệu nhiễu từ FM/TV tương tự vào các tín hiệu số băng hẹp. Các đề án khảo sát mở rộng đang được tiến hành để đo các ảnh hưởng của nhiễu giữa hai sóng mang này và để xác định độ lệch cần thiết để giới hạn nhiễu đến mức cho phép. 2.9. KẾT LUẬN CHƯƠNG. Theo một số thông tin về hệ thống thông tin vệ tinh muốn có một vệ tinh đủ lớn để đáp ứng được tất cả các nhu cầu hiện tại của các ngành trong nước và cho thuê cũng như các nhu cầu trong tương lai. Tuy nhiên nó gây ra cho chúng ta nhiều khó khăn mà chúng ta cân nhắc khi muốn thực hiện. Thông thường khi bắt tay vào làm một dự án thông tin vệ tinh VSAT người ta phải xét đến hiệu quả kinh tế đầu tiên. Dựa trên dự báo nhu cầu người sử dụng và khu vục về thông tin vệ tinh người ta xác định được các tham số của vệ tinh như số lượng luồng (phát đáp) trong từng dải tần, vùng phủ sóng, tham số trạm mặt đất để thiết kế trạm mặt đất (cả Hub lẫn tạm từ xa) cho phù hợp với yêu cầu. CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU VỀ VSAT-IPSTAR 3.1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG. Theo các nhà phân tích thì giờ đây các trạm mặt đất và trạm VSAT đã là các sản phẩm hoàn hảo, cơ hội phát triển trên thị trường là khả quan. Tuy nhiên để cạnh tranh với các phương tiện khác, đặc biệt là cáp quang, cần phải tiếp tục mở rộng sự ứng dụng của VSAT (tức là các kết nối trực tiếp của người sử dụng thông qua vệ tinh) dựa vào những ưu điểm về phạm vi và sự tinh tế của các ứng dụng. IP-STAR (Internet Protocol- Slotted Aloha TDMA Aloha Return Link :sử dụng giao thức Internet-), là vệ tinh băng rộng đầu tiên trong khu vực châu á - Thái Bình Dương do tập đoàn Shin Satellite Plc của Thái Lan vận hành và khai thác. Mục đích chính của chương này cung cấp cho ta cái nhìn tổng quan về hệ thống VSAT-IPSTAR .Vì vậy trọng tâm của chương này là nêu lên tính linh động trong các chế độ hoạt động của nó và tính tương thích với chiến lược kết nối đa phương tiện như: Tốc độ bít cao hơn. Các tốc độ bít truyền dẫn được đa dạng hóa (từ thấp đến cao). Luồng dứ liệu không đối xứng. Các chế độ truyền dẫn điểm đối đa điểm, quản bá toàn diện và đa quản bá (định hướng toàn phần đến các nhóm được đánh địa chỉ). Truyền dẫn ở chế độ kênh hay chế độ gói. Khả năng tương thích khi kết nối với các mạng mặt đất. 3.2.TỔNG QUAN VỀ MẠNG VSAT IPSTAR Hệ thống VSAT-IPSTAR (Internet Protocol - Slotted Aloha TDMA Aloha Return Link :Sử dụng giao thức Internet-) cung cấp các dịch vụ viễn thông trên nền IP băng rộng qua vệ tinh bằng các trạm mặt đất cỡ nhỏ (VSAT). Hệ thống VSAT–IPSTAR được thiết kế theo cấu trúc mạng hình sao với các thành phần cơ bản gồm trạm cổng (Gateway), các trạm VSAT thuê bao (UT- User Terminal) liên lạc với nhau qua vệ tinh địa tĩnh IPSTAR. 3.2.1 Giới thiệu về VSAT IPSTAR: Trên cơ sở hạn chế của các mạng VSAT băng hẹp hiện nay chỉ cung cấp dịch vụ thoại và truyền số liệu tốc độ thấp. Do đó cần triển khai mạng VSAT băng rộng thế hệ mới, cung cấp đa dịch vụ trên một thiết bị đầu cuối trên nền IP tốc độ cao. Tính năng của các dịch vụ cung cấp trên mạng VSAT băng rộng cũng giống như các dịch vụ trên nền IP hiện có trên các mạng mặt đất như :Thoại (VoIP); truy nhập Internet tốc độ cao (MegaN); Mạng riêng ảo (MegaWAN),... và các dịch vụ gia tăng trên nền IP khác, chỉ khác là phương thức truyền ở đây sử dụng vệ tinh (truyền vô tuyến). VSAT IPSTAR là một mạng băng rộng thế hệ mới sử dụng hệ thống vệ tinh IPSTAR, cung cấp đa dịch vụ từ một thiết bị đầu cuối trên nền IP tốc độ cao áp dụng công nghệ phủ sóng nhiều búp hẹp (spot beams) để tái sử dụng tần số, mở rộng phổ tần làm việc rộng hơn rất nhiều so với các vệ tinh thông thường, tăng công suất cho từng spot beam. Nó gồm ba thành phần cơ bản là: trạm cổng (Gateway), vệ tinh IPSTAR và các trạm vệ tinh thuê bao (User Terminal-UT). Hình.3-1. VSAT IPSTAR với công nghệ phủ sóng nhiều búp hẹp (spot beams) Dịch vụ VSAT IPSTAR là dịch vụ VSAT sử dụng hệ thống thông tin vệ tinh băng rộng IPSTAR để cung cấp các dịch vụ viễn thông trên nền giao thức IP. Thiết bị gọn nhẹ (đường kính Ăng-ten từ 0,75m đến 1,2m; thiết bị trong nhà nặng 1,7kg), dễ lắp đặt.Thời gian cung cấp dịch vụ nhanh chóng, độ tin cậy cao, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Là phương tiện liên lạc lý tưởng cho những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. 3.2.2 Các ứng dụng của VSAT IPSTAR: - DV VSAT là DV cố định vệ tinh cho phép người sử dụng với anten vệ tinh cỡ nhỏ có kích thước từ 1,2m đến 1,8m có thể sử dụng các loại hình DV viễn thông, truyền thông trực tiếp từ mạng VSAT thông qua đường truyền dẫn vệ tinh. - DV VSAT IP là DV VSAT sử dụng hệ thống thông tin vệ tinh băng rộng iPStar để cung cấp các DV viễn thông trên nền giao thức IP (Internet Protocol). Các vệ tinh iPStar sử dụng công nghệ nhân băng tần bằng việc dùng nhiều búp sóng nhỏ (spot beam) phủ chụp để truyền tải, tạo ra băng thông lớn hơn nhiều so với vệ tinh thông thường. Các máy trạm tại mặt đất nhận sóng của vệ tinh, chuyển tải để hoạt động như các máy trạm bình thường của mạng mặt đất. Phương thức truyền tải trên mạng VSAT sử dụng vệ tinh (truyền vô tuyến). Trạm VSAT thực chất như một tổng đài, chỉ khác về phương pháp truyền tải không qua cáp quang, dây nối như mạng mặt đất, mà dùng sóng vệ tinh nhưng vẫn đảm bảo được độ lớn băng thông và chất lượng truyền tải dữ liệu bằng công nghệ tiên tiến. - VSAT-IP được thiết kế để truyền tốc độ rất cao, tích hợp các ứng dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi tổ chức, tập đoàn lớn cần có băng thông rộng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu băng tần cao tùy lúc, và người dùng cá nhân muốn sử dụng DV truy nhập băng rộng. Với VSAT-IP, tạo ra một dạng kết nối băng rộng có chi phí băng tần hợp lý, linh hoạt cho nhiều ứng dụng như download và upload nhanh chóng file có dung lượng lớn, DV truyền hình hội nghị, DV thoại, DV truyền dẫn phát sóng, kênh thuê riêng, mạng riêng ảo – VPN, DV Internet không dây trong một tòa nhà văn phòng hay chung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26955.doc
Tài liệu liên quan