Đồ án Phương án đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2 ( km 0+00 – kmk 3+200) - Tỉnh Nam Định

Mục Lục

Mục Lục. i

Lời mở đầu . 1

Chương 1: Tổng quan vềlập dựán đầu tưxây dựng đường đô thị. 4

1.1 Tổng quan về đầu tưvà dựán đầu tư: . 4

1.1.1 Khái niệm, phân loại, vai trò và mục tiêu của đầu tư: . 4

1.1.2 Khái niệm, phân loại,vai trò và yêu cầu của dựán:ư. 6

1.1.3 Đặc điểm của dựán giao thông vận tải: . 10

1.1.4 Chu trình dựán đầu tưvà nội dung của dựán đầu tư: . 11

1.1.5. Thẩm định và phê duyệt dựán đầu tư. 15

1.1.6 Các hình thức quản lý dựán: . 19

1.2 Tổng quan về đường đô thị: . 20

1.2.1 Hệthống giao thông vận tải đô thị: . 20

1.2.2 Khái niệm, chức năng, phân loại và phân cấp đường đô thị: . 22

1.2.3 Các chỉtiêu nghiên cứu cơbản của đường đô thị: . 27

1.2.4 Các yếu tốcủa đường đô thị: . 30

Chương 2: Sựcần thiết đầu tưcải tạo tỉnh lộ490 đoạn từcầu Đò Quan đến tuyến S2(km

0+00 - km3+200) - tỉnh Nam Định .34

2.1 Điều kiện tựnhiên và đặc điểm kinh tế- xã hội khu vực tuyến đường:. 34

2.1.1 Điều kiện tựnhiên: . 34

2.1.2 Hiện trạng kinh tế- xã hội: . 36

2.2 Các quy hoạch, định hướng có liên quan đến dựán:. 38

2.2.1 Các quy hoạch liên quan đến dựán: . 38

2.2.2 Một số định hướng, chính sách của tỉnh liên quan đến tuyến đường cần nghiên cứu:. 41

2.3 Hiện trạng giao thông thành phốNam Định và khu vực tuyến nghiên cứu:. 42

2.3.1 Hiện trạng giao thông thành phốNam Định: . 42

2.3.2 Hiện trạng giao thông khu vực nghiên cứu: . 43

Mục lục

Hoàng ThịMinh Chinh – K45 ii

2.4 Hiện trạng vềtuyến đường:. 44

2.4.1 Hiện trạng phương tiện lưu thông trên tuyến đường này: . 44

2.4.2 Hiện trạng công tác tổchức điều hành giao thông trên tuyến . 44

2.4.3 Hiện trạng cơsởhạtầng trên tuyến:. 45

2.4.4 Dựbáo nhu cầu đi lại trên tuyến:. 51

2.5 Sựcần thiết phải lập dựán:. 58

Chương 3: Phương án đầu tưcải tạo tỉnh lộ490 đoạn từcầu Đò Quan đến tuyến S2

(km0+00 - km3+200)- tỉnh Nam Định .59

3.1 Các căn cứpháp lý: . 59

3.1.1 Những căn cứlập dựán đầu tư:. 59

3.1.2 Quy trình quy phạm áp dụng cho các phương án thiết kếcơsở: . 59

3.2 Giải pháp thiết kếtuyến: . 60

3.2.1 Cấp hạng đường:. 60

3.2.2 Giải pháp thiết kếtuyến:. 62

3.3 Giải pháp giải phóng đền bù: . 68

3.3.1 Đối với phương án 1: Khối lượng giải phóng mặt bằng bao gồm:. 68

3.3.2 Đối với phương án 2:. 69

3.4 Phương án khai thác: . 69

3.5 Lựa chọn phương án: . 70

3.5.1 Căn cứvào mục đích và sựcần thiết cải tạo tuyến đường: . 70

3.5.2 Ưu, nhược điểm từng phương án:. 70

3.6 Tổng mức đầu tư. 71

3.6.1 Các căn cứlập tổng mức đầu tư: . 71

3.6.2 Cấu thành tổng mức đầu tư:. 71

3.7 Phân tích hiệu quảkinh tế- xã hội của dựán: . 73

3.7.1 Xác định chi phí kinh tếcủa dựán: . 73

3.7.2 Lợi ích của dựán: . 76

3.7.3 Xác định các chỉtiêu hiệu quảkinh tếcủa dựán:. . 82

Mục lục

Hoàng ThịMinh Chinh – K45 iii

3.7.4 Phân tích độnhạy của dựán: ( được trình bày ởphụlục kèm theo) . 84

Kết luận và kiến nghị. 85

Tài liệu tham khảo. 87

pdf103 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2615 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phương án đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2 ( km 0+00 – kmk 3+200) - Tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đô thị Hoàng Thị Minh Chinh – K45 32 được vạch sơn để dẫn hướng, chỉ phạm vi phần xe chạy cho người lái, tăng an toàn giao thông. Kết cấu của dải mép được thiết kế như kết cấu phần xe chạy. Bề rộng của dải mép tuỳ thuộc vào tốc độ thiết kế của đường phố. - Tuỳ theo yêu cầu về chức năng mà quy hoạch định bề rộng dải phân cách, thiết kế kiểu dáng và cảnh quan. Luôn yêu cầu dải phân cách phải đạt được tính thẩm mỹ cao, phù hợp với kiến trúc cảnh quan đô thị. - Cấu tạo dải phân cách + Chiều rộng của dải phân cách được thiết kế tuỳ thuộc vào vị trí và chức năng đặt ra khi thiết kế nó. Khuyến khích mở rộng để dự trữ đất cho tương lai nhưng nên thiết kế cân xứng với kích thước phần xe chạy, hè đường, bảo đảm kiến trúc cảnh quan đô thị. + Phân cách có nhiều hình thức cấu tạo khác nhau .Các loại này có thể phủ kín mặt, có thể để đất và trồng cây xanh, thảm cỏ … trang trí. Có thể bố trí một dải rộng nhưng có thể chỉ cấu tạo bằng barie, vỉa, vạch sơn dọc đường tuỳ thuộc vào chức năng, yêu cầu sử dụng và điều kiện xây dựng f. Hè đường. - Hè đường có thể có nhiều chức năng như: bố trí đường đi bộ, bố trí cây xanh, cột điện, biển báo… Bộ phận quan trọng nhất cấu thành hè đường là phần hè đi bộ và bó vỉa. Hè đường chỉ được cấu tạo ở tuyến phố, mà không có trên đường ôtô thông thường. - Bề rộng hè đường: + Bề rộng hè đường được xác định theo chức năng được đặt ra khi quy hoạch xây dựng và thiết kế. + Căn cứ vào loại đường phố, yêu cầu quy hoạch kiến trúc không gian 2 bên đường phố để cân đối giữa bề rộng đường phố với chiều cao các công trình. - Đối với các đoạn hè đường bị xén để mở rộng mặt đường (điểm dừng đỗ xe buýt...), bề rộng hè đường còn lại không được nhỏ hơn 2m, và phải tính toán đủ để đáp ứng nhu cầu bộ hành. g. Dải trồng cây: - Dải trồng cây có thể được bố trí trên hè đường, trên dải phân cách hoặc trên dải đất dành riêng ở 2 bên đường. Ở phạm vi bề rộng dải trồng cây thường kết hợp để bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật (cột điện, trạm biến áp nhỏ, hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, công trình ngầm…). Khi kết hợp thiết kế bố trí các công trình này, không được làm ảnh hưởng xấu tới điều kiện giao thông xe cộ và đi bộ. - Kích thước dải trồng cây: Kích thước chính của dải trồng cây trên trắc ngang lấy tuỳ Chương 1: Tổng quan về lập dự án đầu tư xây dựng đường đô thị Hoàng Thị Minh Chinh – K45 33 theo chiều rộng và công dụng của dải đất dành lại, có xét tới chiều rộng tối thiểu để trồng các loại cây khác nhau. Chương 2: Sự cần thiết đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2(km 0+00 – km 3+200) - tỉnh Nam Định Hoàng Thị Minh Chinh – K45 34 Chương 2 SỤ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ CẢI TẠO TỈNH LỘ 490 ĐOẠN TỪ CẦU ĐÒ QUAN ĐẾN TUYẾN S2 (KM 0+00 – KM 3+200) - TỈNH NAM ĐỊNH 2.1 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực tuyến đường: 2.1.1 Điều kiện tự nhiên: - Đoạn tuyến đi qua thuộc Phường Cửa Nam thành phố Nam Định (hiện nay đoạn đường này là đường Vũ Hữu Lợi) ranh giới khu vực tuyến đi qua như sau: + Phía Bắc giáp sông Đào. + Phía Đông giáp quốc lộ 21. + Phía Tây và Phía Nam giáp tuyến đường S2. - Phường Cửa Nam có diện tích đất tự nhiên 127,60 ha và 4228 nhân khẩu của xã Nam Phong ; 50 ha diện tích đất tự nhiên và 1300 nhân khẩu của xã Nam Vân. Phường Cửa Nam có 177,60 đất tự nhiên va 6.128 nhân khẩu. - Địa giới hành chính phường Cửa Nam : Đông giáp các xã Nam Phong, Nam Vân; Tây giáp các phường Năng Tĩnh, Trần Quang Khải; Nam giáp xã Nam Vân; Bắc giáp các phường Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo và xã Nam Phong. - Dân số trong khu vực nghiên cứu khoảng 8000 người, trong đó: khoảng 5000 dân trong độ tuổi lao động, 70% là lao động nông nghiệp. - Địa hình tuyến đi qua: Địa hình đồng bằng, bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ ít thay đổi. a. Khí hậu thuỷ văn: - Khu vực nghiên cứu (tỉnh lộ 490) nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, với các đặc trưng chủ yếu của khí hậu miền. Mùa đông chỉ có thời kỳ đầu tương đối còn khô, còn nửa cuối thì rất ẩm ướt, mưa nhiều. Tuy nhiên do địa hình thấp và bằng phẳng nên khí hậu ở đây cũng có đặc trưng riêng, nhất là về chế độ gió. - Một số đặc trưng chủ yếu của khí hậu dưới đây được phân tích theo tài liệu quan trắc tại trạm khí tượng văn lý. Chương 2: Sự cần thiết đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2(km 0+00 – km 3+200) - tỉnh Nam Định Hoàng Thị Minh Chinh – K45 35 b. Nhiệt độ không khí: - Nhiệt độ không khí thường cao nhất vào các tháng mùa hè (từ tháng IV đến tháng X), nhiệt độ thường thấp vào các tháng mùa đông (từ tháng X đến tháng III năm sau). Sau đây là một số đặc trưng về khí hậu: + Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 25,8 0 C. + Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 31,2 0 C. + Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 37,6 0 C. + Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 6,4 0 C. Bảng 2.1 : Nhiệt độ trung bình tháng, năm (0 C). Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Nhiệt độ (0C) 16,5 16,7 19,0 22,8 27,1 28,8 29,4 28,7 27,6 25,0 21,8 18,5 23,5 (Nguồn: Tham khảo số liệu của công ty cổ phần NADECO- Nam Định) c. Độ ẩm: - Khu vực nghiên cứu có độ ẩm tương đối cao, trung bình năm 85%. Thời kỳ độ ẩm cao kéo dài từ tháng II đến tháng IX, độ ẩm có thể đạt tới 91%. Thời kỳ khô thường kéo dài từ tháng X đến tháng II năm sau. Độ ẩm thấp nhất vào tháng I. Bảng 2.2 : Độ ẩm không khí trung bình tháng, năm (mb) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Trạm Văn Lý Độ ẩm 16,3 17,4 20,5 25,5 31,1 33,3 33,7 33,0 30,9 26,3 21,6 17,9 25,6 (Nguồn: Tham khảo số liệu của công ty cổ phần NADECO- Nam Định) d. Mưa: - Lượng mưa trung bình háng năm khoảng (1760 – 1800 ) mm và phân phối không đều giữa các tháng trong năm. Mùa mưa thường kéo dài trong 6 tháng (bắt đầu vào tháng V đến tháng X), hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VII, VIII, mùa ít mưa bắt đầu từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Chương 2: Sự cần thiết đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2(km 0+00 – km 3+200) - tỉnh Nam Định Hoàng Thị Minh Chinh – K45 36 - Lượng mưa 3 ngày lớn nhất đo được là 375,4 mm xảy ra vào ngày 8 / IX/ 2003. Chế độ mưa trong khu vực thường biến động từ năm này qua năm khác. Sau đây là lượng mưa ngày ứng với các tần suất thiết kế: Bảng 2.3: Lượng mưa ngày ứng với tần suất thiết kế Lượng mưa ngày (P) Thời đoạn X1 % (mm) X2 % (mm) X4 % (mm) X10 % (mm) Thời đoạn 1 ngày 409.20 367.30 326.75 267.00 Thời đoạn 3 ngày 667.50 589.20 515.75 411.50 Thời đoạn 5 ngày 729.50 647.00 569.20 458.30 Thời đoạn 7 ngày 896.60 775.80 664.75 512.00 (Nguồn: Tham khảo số liệu của công ty cổ phần NADECO- Nam Định) e. Gió: - Tốc độ gió trung bình trong năm 3,28 m/s. Hướng gió chủ yếu là gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam. Bảng2.4 : Tốc độ gió trung bình tháng, năm (mb) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Trạm Văn Lý Tốc độ gió 3.7 3.7 3.5 3.8 4.2 4.1 4.4 3.3 3.4 3.7 3.6 3.6 3.8 (Nguồn: Tham khảo số liệu của công ty cổ phần NADECO- Nam Định) 2.1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội: a. Tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Nam Định: - Nam Định nằm ở phía Nam vùng châu thổ Sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông Nam và phía Nam giáp với biển Đông và phía Tây giáp với tỉnh Ninh Bình. Tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố loại II trực thuộc tỉnh, 230 xã, phường, thị trấn, thành phố Nam Định là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá cách thủ đô Hà Nội 90 km. Chương 2: Sự cần thiết đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2(km 0+00 – km 3+200) - tỉnh Nam Định Hoàng Thị Minh Chinh – K45 37 - Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Nam Định là 163.740,3 ha bao gồm các loại: đất cát (ven sông và ven biển), đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất feralít, đất sỏi đá và đất mới biến đổi - Năm 2007, dân số tỉnh Nam Định khoảng 1.980 nghìn người (theo số liệu của tổng cục thống kê tỉnh Nam Định) - Thành phố Nam Định với chiều dày lịch sử trên 7 thế kỷ, là một trong ba Thành phố trung tâm của đồng bằng Bắc bộ, nằm trên hành lang tuyến QL10 và QL21; có quan hệ mật thiết về lịch sử, văn hoá, xã hội với các vùng dân cư vùng đồng bằng Bắc bộ. - Khu vực thành phố Nam Định có mối quan hệ với các đô thị trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc mà trọng tâm của ba trung tâm kinh tế lớn (Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh) qua các quốc lộ lớn QL1A và QL 10. Ngoài ra thành phố còn tiếp giáp với các tỉnh: Phủ Lý, Thái Bình, Ninh Bình…. Nam Định sẽ là nơi có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. - Theo niên giám thống kế tỉnh Nam Định năm 2007: GDP của tỉnh là 7953,519 tỷ đồng, tốc độ tăng GDP từ 11,5 %– 12 % (năm 2006, tốc độ tăng GDP: 9,15%). - Năm 2007, giá trị sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp đạt 2088,006 tỷ đồng, giá trị đánh bắt thuỷ sản đạt 257,673 tỷ đồng, công nghiệp khai thác mỏ: 53,723 tỷ đồng, công nghiệp chế biến: 1887,096 tỷ đồng. - Trong năm 2007, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 2.723,2 tỷ đồng, tổng thu ngân sách Nhà nước là 1.568,8 tỷ đồng và tổng chi ngân sách Nhà nước là 1.242,2 tỷ đồng. - Về xuất nhập khẩu của tỉnh, năm 2007 tổng giá trị xuất khẩu đạt 76.779 nghìn USD và kim ngạch xuất khẩu là 74.550 nghìn USD, mặt hàng chủ yếu để xuất khẩu: thịt đông lạnh (2.776 nghìn USD), tôm đông lạnh (77 tấn), dược liệu và tân dược (761 nghìn USD), hàng may mặc (57.545 nghìn USD). Còn tổng giá trị nhập khẩu của tỉnh đạt 71.716 nghìn USD, mặt hàng chủ yếu được nhập khẩu: thuốc tân dược (2.736 nghìn USD), nguyên phụ liệu may (59,134 nghìn USD). - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Trú trọng phát triển ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp truyền thống như: Khai thác và sản xuất vật liệu, công nghiệp dệt may, đồ gỗ, … Bên cạnh đó là đầu tư vào các ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng: Công nghiệp điện, đóng tàu, cơ khí, chế tạo máy, … Thành phố còn có các khu công nghiệp nằm dọc 2 bên quốc lộ 10 đã và đang thu hút sự đầu tư trong và ngoài khu vực: Khu công nghiệp Hoà Xá, khu công nghiệp An Xá, khu công nghiệp Mỹ Trung… - Theo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm là 12,7% đến 13%. Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển đổi theo Chương 2: Sự cần thiết đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2(km 0+00 – km 3+200) - tỉnh Nam Định Hoàng Thị Minh Chinh – K45 38 hướng công nghiệp, dịch vụ với tỷ lệ cơ cấu sản xuất công nghiệp chiếm 37 -39 % tổng GDP; thương mại dịch vụ từ 59 – 61 %; nông nghiệp chiếm 1 %. - Một số chỉ tiêu xã hội năm 2007: số trường mẫu giáo (256 trường), trường trung học phổ thông (583 trường), cơ sở y tế (251 cơ sở, trong đó có 18 bệnh viện). - Nam Định có 1 hệ thống các điểm khai thác du lịch phong phú như: Đền Trần, Phủ Dày, Chùa Cổ Lễ, Hội chợ Viềng, Đền Gôi… Khu di tích nhà Trần nằm trong hệ thống các tuyến du lịch quan trọng của vùng du lịch Bắc bộ. Là một trong các địa bàn thu hút khách du lịch từ Hà Nộ và các vùng phụ cận như: Hà Tây, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Hoà Bình. * Như vậy, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong tương lai Nam Định được giao lưu hợp tác phát triển kinh tế– xã hội, văn hoá du lịch và sẽ là nơi được các nhà đầu tư chú ý đến. b. Tình hình kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu: - Khu vực nghiên cứu nằm trong phạm vi phường Cửa Nam của thành phố. Đây là 1 phường mới được thành lập của thành phố (theo Nghị định của Chính Phủ về việc thành lập phường thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định số 17/2004/NĐ-CP, ngày 09/01/2004), với 70% người dân làm nông nghiệp. Tuy nhiên, cùng với quá trình đô thị hoá và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm qua (khu vực gần tuyến đường nghiên cứu có một số khu công nghiệp), đời sống của người dân đã được nâng cao. - Hiện nay, hầu hết hai bên tuyến đường Vũ Hữu Lợi người dân đều buôn bán với nhiều mặt hàng (hàng tiêu dùng, một số sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm của ngành cơ khí, vật liệu xây dựng…). Trong 2,3 năm nay người dân tập trung xây dựng nhà cửa hai bên tuyến bên cạnh đó hoạt động buôn bán diễn ra cũng sầm uất hơn giữa khu vực với các huyện khác trong tỉnh và với các thành phố, tỉnh khác. - Với 1 số chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội khu vực (xây dựng bệnh viện phía Nam sông Đào, xây dựng khu chung cư, cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường quanh khu vực, xây dựng 1 số trường học đại học cao đẳng…), điều kiện sống và sinh hoạt của người dân sẽ được cải thiện, nâng cao. Trong tương lai, khu vực hứa hẹn sẽ là nơi giao lưu hợp tác phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá du lịch, thu hút sự đầu tư hợp tác của trong và ngoài nước đến khu vực. 2.2 Các quy hoạch, định hướng có liên quan đến dự án: 2.2.1 Các quy hoạch liên quan đến dự án: a. Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Nam Định đến năm 2010: Chương 2: Sự cần thiết đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2(km 0+00 – km 3+200) - tỉnh Nam Định Hoàng Thị Minh Chinh – K45 39 - Dự kiến đến năm 2010 thành phố mở rộng một phần về phía Đông - Bắc và phía Nam sông Đào (có tỉnh lộ 490 chạy qua). ™ Xây dựng mới: - Xây dựng đường nối quốc lộ 21 với quốc lộ 10 tạo thành tuyến vành đai Tây Nam thành phố Nam Định với mặt cắt đường 46 m theo lộ trình từ cầu vượt đến nút giao thông Lộc An nhập vào đường 10 đoạn từ nút giao thông Lộc An cắt qua đường sắt Bắc – Nam bằng cầu vượt đi qua địa phận huyện Vụ Bản vượt qua sông Đào bằng cầu bê tông cốt thép vĩnh cửu giao với đường 55 cũ (giờ là đường tỉnh lộ 490) và nối vào đường 21 tại vị trí km 152 + 600. ™ Cải tạo và nâng cấp: - Quốc lộ: + Quốc lộ 21: quy hoạch đường cấp III đồng bằng, riêng đoạn từ cầu Họ đến cầu Vòi thành đường cấp II đồng bằng (B=24m), đưa tuyến qua thành phố Nam Định ra vành đai phía Tây Nam, nắn chỉnh tuyến tại cầu Lạc Quần và thị trấn Yên Định. - Tỉnh lộ: + Đường 490 (đường 55 cũ): Nâng cấp thành cấp III đồng bằng. Đoạn qua thành phố Nam Định có mặt cắt B = 22,5 m. Nắn chỉnh đoạn qua thị trấn Nam Giang sang phía phải đường cũ có mặt cắt B = 30 m, đoạn qua thị trấn Liễu Đề có mặt cắt 17,5m. + Đường 489 (đường 54 cũ): Nâng cấp thành đường cấp III đồng bằng nắn chỉnh đoạn từ cầu Lạc Quần đến huyện lị Xuân Trường. Bổ xung vào tuyến trên đoạn từ cống Giao An đi nhà Môi trường. + Đường 487 (đường 38 A cũ ): Nâng toàn tuyến lên cấp III đồng bằng. Mở thêm tuyến mới kéo dài đường Vị Hoàng cắt qua đường Trường Chinh đi song song với đường 38 cũ nối với đường quốc lộ 10, mặt cắt ngang 50 m. b. Theo hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Nam Định đến năm 2020: ™ Định hướng quy hoạch xây dựng đô thị đến năm 2020: - Quy mô dân số: + Năm 2020: Toàn thành phố 375.000 người, nội thành 330.000 người; tốc độ tăng dân số trung bình của toàn thành phố 1,7%/năm, nội thị 1,9%/năm (trong đó tăng tự nhiên: 0,7%). - Quy mô đất đai xây dựng đô thị: Chương 2: Sự cần thiết đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2(km 0+00 – km 3+200) - tỉnh Nam Định Hoàng Thị Minh Chinh – K45 40 + Năm 2020: tổng diện tích đất xây dựng đô thị là 2600 ha, chỉ tiêu 78,8 m2/người; trong đó đất dân dụng 2042 ha, chỉ tiêu 61,9 m2/người. ™ Định hướng phát triển không gian đô thị: - Hướng chọn đất phát triển, mở rộng thành phố theo 2 hướng chính: + Hướng về phía Bắc, Đông - Bắc thuộc xã Lộc Vượng, Lộc Hạ và Tây, Tây - Bắc thuộc xã Lộc Hoà, Mỹ Xá, Lộc An để tiếp cận đến QL 10, về phía Đông tiếp cận dần đến cầu Tân Đệ, sông Hồng. + Hướng phát triển về phía Nam sông Đào thuộc các xã Nam Phong, Nam Vân (nay là phường Cửa Nam thành phố Nam Định). - Phân vùng chức năng: + Dự kiến đến năm 2020 cơ cấu quy hoạch thành phố Nam Định dự kiến hình thành 4 khu đô thị tương lai là cơ sở hình thành các quận. Bảng 2.5: Tổng hợp các khu đô thị thành phố Nam Định Ký hiệu khu đô thị Tên khu đô thị (quận) Đất xây dựng đô thị (ha) Vị trí trong đô thị A B C D Khu Trung tâm Khu Lộc Vượng - Lộc Hạ Khu Lộc Hoà - Mỹ Xá - Lộc An Khu Nam Vân – Nam Phong 415 830 780 575 Khu vực các khu phố cũ Phía Bắc đường Trường Chinh Phía Tây khu trung tâm Phía Nam Sông Đào. Tổng 2600 (Nguồn: Hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Nam Định đến năm 2020) Chương 2: Sự cần thiết đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2(km 0+00 – km 3+200) - tỉnh Nam Định Hoàng Thị Minh Chinh – K45 41 ™ Định hướng phát triển giao thông đường bộ của tỉnh Nam Định đến năm 2020: - Với vị trí là đô thị trung tâm phía Nam của vùng đồng bằng sông Hồng, trong tương lai thành phố Nam Định cần có một mạng lưới giao thông đường bộ thuận lợi vơi hai hành lang vận tải chính là quốc lộ 21 và quốc lộ 10, tạo động lực phát triển đô thị: + Quốc lộ 21: Mặt đường dự kiến mở rộng đạt 4 làn xe là 15 m, hành lang mỗi bên rộng 20 m, chỉ giới đường đỏ rộng 55 m, hướng tuyến theo đường hiện có. + Quốc lộ 10: Tiêu chuẩn cấp đường đoạn qua thành phố Nam Định đạt cấp I với mặt đường 4 làn xe. Đoạn chạy qua khu phát triển đô thị sẽ xây dựng đường địa phương, khu vực ngoài đô thị cần có hành lang mỗi bên rộng 20 m. + Các tuyến tỉnh lộ 38, tỉnh lộ 55 (tỉnh lộ 490 bây giờ), tỉnh lộ 12 cần được mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Mặt cắt ngang nền đường rộng 12 m (2,5m +7 m+ 2,5 m). Đoạn chạy trong nội thị sẽ được mở rộng theo tiêu chuẩn phân loại đường đô 2.2.2 Một số định hướng, chính sách của tỉnh liên quan đến tuyến đường cần nghiên cứu: - Đoạn tuyến cần nghiên cứu được xây dựng sẽ trở thành tuyến vành đai Tây Nam của thành phố. - Một số định hướng, chính sách của tỉnh trong thời gian tới nhằm phát triển khu vực quanh tuyến đường tỉnh lộ 490: + Tỉnh sẽ xây dựng tại khu vực này các cụm công nghiệp, khu đô thị mới góp phần xây dựng thành phố thành trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Nam đồng bằng Sông Hồng. hút đầu Khu vực xây dựng mới nằm dọc 2 bên đường vành đai ngoài, phía Tây Nam thành phố Nam Định (đường S2), với tổng diện tích 485,57 ha. Ngoài quy hoạch trên, tại khu vực phía Tây Nam thành phố, Nam Định cũng nghiên cứu mở rộng quy hoạch Khu công nghiệp Nghĩa An 150ha vì đây là nơi tập trung cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh; ưu tiên dành diện tích đất cho một số trường đại học, mỗi trường 15 đến 20ha; bố trí ít nhất 6 khu tái định cư trở lên... + Bên cạnh đó, UBND tỉnh và tập đoàn tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã ký biên bản ghi nhớ về chủ trương đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình, tiến tới xây dựng Khu kinh tế Ninh Cơ tại vùng hạ lưu sông Ninh Cơ thuộc địa bàn hai huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng.Theo đó, Vinashin dự kiến xây dựng quy hoạch cụm đô thị - công nghiệp – cảng Lạch Giang. Quy hoạch hệ thống đường bộ chính gồm đường ngầm qua kênh thông tuyến tại đò mười với các nút giao thông 2 đầu đường hầm nối với tỉnh lộ 490. Vùng hữu ngạn sông Ninh Cơ thuộc huyện Nghĩa Hưng, xây dựng một cảng tổng hợp, khu chế xuất suốt chiều dài cảng, khu công nghiệp hóa dầu nằm giữa tỉnh lộ 490 và khu chế xuất và kho xăng dầu ven sông phía hạ lưu cảng… Chương 2: Sự cần thiết đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2(km 0+00 – km 3+200) - tỉnh Nam Định Hoàng Thị Minh Chinh – K45 42 Trước mắt hai bên tập trung cao độ cho xây dựng các công trình chỉnh trị cửa Lạch Giang, càng LASH số 1 và cảng tổng hợp số 2, xây dựng tỉnh lộ 490 dài 48 km từ chân cầu Đò Quan – Nam Định đến khu kinh tế, đường 4 làn xe, có hành lang xanh hiện đại. + Vì đường tỉnh lộ 490 là tuyến đường nối thành phố Nam Định với huyện Nghĩa Hưng, biển Thịnh Long (Hải Hậu) nên tuyến có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch và kinh tế biển của tỉnh.Điều chỉnh quy hoạch chi tiết 2 khu nghỉ mát Thịnh Long và Quất Lâm, trong tương lai tuyến đường này sẽ thu hút một số lượng hành khách lớn đến với Nam Định. (năm 2007 thu hút > 700 nghìn lượt hành khách đến tham quan du lịch). 2.3 Hiện trạng giao thông thành phố Nam Định và khu vực tuyến nghiên cứu: 2.3.1 Hiện trạng giao thông thành phố Nam Định: a. Giao thông đối ngoại: ™ Đường bộ: - Mạng lưới giao thông đối ngoại hiện nay của thành phố đã hình thành khá thuận lợi, cơ cấu theo dạng hướng tâm với 5 tuyến chính gồm hai tuyến quốc lộ QL10 và QL 21A và 3 tuyến tỉnh lộ là TL21, TL38, TL55. + Tuyến quốc lộ 21A từ thành phố đi Phủ Lý và Hải Hậu đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp II, chất lượng tốt. + Tuyến quốc lộ 10 đoạn qua thành phố Nam Định đã được xây dựng vào năm 2003, nối thành phố với các tỉnh:Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh…Tuyến này có ý nghĩa quan trọng về kinh tế - xã hội. - Cầu: Hiện thành phố có 1 hệ thống các cầu bắc qua sông Đào và sông Hồng. ¾ Qua sông Đào có 2 cầu: + Cầu Đò Quan: xây dựng năm 1996, chiều rộng cầu 13 m, dài 700 m. + Cầu Nam Định: vừa xây dựng năm 2007, chiều rộng cầu 25 m. Cầu Nam Định từ QL 10 nối với đường S2 và các huyện phía Nam của tỉnh. ¾ Qua sông Hồng: có Thái Bình.cầu Tân Đệ, dài 1.016m nối thành phố Nam Định với tỉnh ¾ Dự kiến trong tương lai tỉnh sẽ xây dựng thêm 2 cầu mới qua sông Đào: + 1 cầu theo đường vành đai S2 qua xã Nam Mỹ lên xã Nam Phong qua sông Đào sang khu vực Mỹ Tân rồi nối vào QL 10. Chương 2: Sự cần thiết đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2(km 0+00 – km 3+200) - tỉnh Nam Định Hoàng Thị Minh Chinh – K45 43 + 1 cầu từ đường Trần Nhân Tông kéo dài qua sông Đào sang xã Nam Vân. Cầu này nằm giữa cầu Đò Quan và cầu Nam Định. ™ Đường sắt: Đường sắt qua thành phố Nam Định nằm trong mạng lưới đường sắt quốc gia, trên tuyến Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh, khổ đường 1 m. Ga Nam Định nằm ở trung tâm thành phố khá thuận tiện cho hành khách đi lại. Tuy vậy cũng gây trở ngại cho giao thông nội thị với 3 điểm giao cắt đường phố chính. Lưu lượng tầu qua ga hàng ngày gồm có 15 đôi tàu khách, 12 đôi tàu hàng. ™ Đường thuỷ: Thành phố Nam Định có sông Đào chảy qua nối sông Hồng với sông Ninh Cơ ra biển. Hiện nay đã hình thành một cảng hàng hoá và một cảng hành khách nằm phía hạ lưu cầu treo cũ. Tầu vận tải cập cảng có trọng tải từ 40 tấn đến 400 tấn. Công suất cảng hiện nay đạt 275.000 tấn / năm. ™ Giao thông tĩnh: Hiện tại thành phố Nam Định có 2 bến xe khách. 1 bến xe khách phía Nam tỉnh nằm ở vị trí ngã ba đường Giải Phóng – QL 21A. Lưu lượng đạt 15000 – 20.000 HK/ ngày, và 1 bến xe khách Đò Quan nằm trên đường tỉnh lộ 490, lưu lượng hành khách đạt 7.000 – 8.300 HK/ ngày. Trong tương lai lưu lượng hành khách ở bến xe khách Đò Quan sẽ tăng lên do sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. b. Giao thông nội thị: - Mạng đường nội thị hiện tại được tổ chức theo dạng ô bàn cờ gồm khoảng 50 đường phố với tổng chiều dài 80,70 km. Kết cấu mặt đường chủ yếu là bê tông nhựa. Mật độ chính đạt 7,12 km/km2, với tổng diện tích đất giao thông là 101 ha. 2.3.2 Hiện trạng giao thông khu vực nghiên cứu: - Mạng lưới giao thông trong khu vực nghiên cứu: + Hệ thống đường quốc lộ dài 231 km gồm: QL 10, QL 21 A, QL 21B đã và đang được xây dựng nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. + Đoạn tuyến nối QL 21 với QL 10 mới được xây dựng với mặt cắt ngang 46 m. + Hệ thổng tỉnh lộ dài 543 km theo tiêu chuẩn đường cấp IV - cấp VI đang được quy hoạch, đầu tư, nâng cấp: Đoạn tuyến 490, đoạn tuyến 489, đoạn tuyến 480, đoạn tuyến 482… + Hệ thống nội thị đã và đang được đầu tư, nâng cấp cải tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của khu vực. + Giao thông nông thôn: Đường huyện lộ, liên xã, liên thôn xóm với tổng chiều dài 10.907 km hầu hết đã được rải nhựa bê tông và bê tông. Chương 2: Sự cần thiết đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu Đò Quan đến tuyến S2(km 0+00 – km 3+200) - tỉnh Nam Định Hoàng Thị Minh Chinh – K45 44 + Hệ thống giao thông đường thuỷ: Với những con sông lớn do Trung ương quản lý (sông Hồng, sông Đào, sông Ninh Cơ, sông Đáy), các sông nhỏ do địa phương quản lý (sông Châu Giang, sông Sắt…) và các kênh mương dày đặc. Hệ thống giao thông đường thuỷ của khu vực tạo thành một mạng lưới giao thông giàu tiềm năng. Nếu được khai thác tốt sẽ tạo thuận lợi to lớn cho việc phát triển kinh tế. + Công tác Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông của khu vực khá hoàn chỉnh, nối liền từ tỉnh đến huyện, xã tạo sự giao thương thuận lợi giữa tỉnh Nam Định vơi các tỉnh thành lân cận và cả nước. Góp phần thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế xã hội của khu vực… 2.4 Hiện trạng về tuyến đường: 2.4.1 Hiện trạng phương tiện lưu thông trên tuyến đường này: - Qua khảo sát thực tế trên tuyến phương tiện lưu thông trên tuyến khá đông với nhiều phương thức (xe đạp, xe máy, ô tô con, ô tô khách, xe buýt, xe tải…). Do mặt đường nhỏ nên khi hai, ba phương tiện có kích thước cùng qua một mặt cắt thì khó khăn làm giảm thời gian lưu thông trên đoạn tuyến này. - Vì trên đoạn đường này có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhương án đầu tư cải tạo tỉnh lộ 490 đoạn từ cầu đò quan đên tuyến s2 (km0+00 - km3+200) tỉnh nam định.pdf
Tài liệu liên quan