MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
PHẦN I. QUY HOẠCH CHUNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG 2
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 2
1.1. Giới thiệu chung về nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp 2
1.2. Mục tiêu của đồ án 4
1.3. Nội dung và nhiệm vụ của Đồ án 4
1.4. Các căn cứ thiết kế quy hoạch giao thông thành phố Bắc Ninh 6
1.5. Vị trí và giới hạn khu vực thiết kế 7
CHƯƠNG 2 8
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 8
2.1. Đặc điểm tự nhiên 8
2.2. Đặc điểm hiện trạng 12
CHƯƠNG 3. 35
QUY HOẠCH GIAO THÔNG THÀNH PHỐ BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020 35
3.1.Cơ sở cho việc quy hoạch mạng lưới giao thông 35
3.2. Tổ chức cơ cấu không gian quy hoạch Thành phố 56
3.3. Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật. 58
3.4. Quy hoạch mạng lưới giao thông 61
PHẦN II. QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU DÂN CƯ VÕ CƯỜNG 73
THÀNH PHỐ BẮC NINH 73
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG 73
1.1. Giới thiệu chung về khu vực thiết kế 73
CHƯƠNG 2. 75
QUY HOẠCH CHI TIẾT MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG Ở KHU VÕ CƯỜNG 75
2.1. Nguyên tắc khi quy hoạch chi tiết mạng lưới giao thông 75
2.2. Các giải pháp quy hoạch chi tiết khu dân cư 75
2.3. Thiết kế quy hoạch chi tiết mạng lưới giao thông khu nghiên cứu 1/2000 76
2.4. Cắm mốc xây dựng lưới đường 76
55 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 4362 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quy hoạch giao thông thành phố Bắc Ninh đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
795,3
76,8
Xã Võ Cường
14.762
795,3
76,8
Nguồn: Báo cáo điều tra thị xã Bắc Ninh (11/ 2004) của Cục thống kê.
Bảng 2.5. Hiện trạng dân số các xã liên quan trong khu vực dự kiến phát triến đô thị:
TT
Tên Xã
Dân Số (người)
Tổng
66.126
1
Xã Phong Khê
7.999
2
Xã Khúc Xuyên
3.009
3
Xã Vạn An
6.268
4
Xã Hòa Long
9.097
5
Xã Khắc Niệm
8749
6
Xã Vân Dương
4964
7
Xã Kim Chân
4355
8
Xã Phương Liễu
7399
9
Xã Hạp Lĩnh
6436
10
Xã Nam Sơn
7850
Nguồn: Báo cáo điều tra thị xã Bắc Ninh tháng 11năm 2004 của Cục thống kê
b) Hiện trạng Lao động
Dân số trong tuổi lao động khu vực nội thị thị xã Bắc Ninh năm 2004 khoảng: 41.387 người chiếm 60,5% dân số toàn Thị xã.
- Tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế khoảng 34.260 người.
Trong đó:
+ Lao động thuộc khu vực I (nông + lâm + ngư nghiệp): 9.873 người, chiếm 28,8 % số lao động làm việc;
+ Lao động khu vực II (công nghiệp + TTCN + xây dựng): 9.097 người, chiếm 26,6 % số lao động làm việc;
+ Lao động khu vực III (dịch vụ - thương mại- hành chính sự nghiệp): 15.287 người, chiếm 44, 6% số lao động làm việc.
+ Lao động thất nghiệp khoảng 3.220 người chiếm 7,8% số lao động cần bố trí việc làm.
2.2.2. Hiên trạng đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên trong khu vực nghiên cứu là 8.916,3 ha. Bao gồm Thành phố Bắc Ninh, xã Phong Khê, Khúc Xuyên, Vạn An, Hoà Long, Khắc Niệm, Vân Dương, Kim Chân, Phương Liễu, Hạp Lĩnh, Nam Sơn.
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn Thành phố hiện nay là 2.634,47 ha, trong đó đất nội thị là 1.839,5 ha, đất ngoại thị là 759,3 ha
Tổng diện tích đất xây dựng đô thị là 1.068 ha; Trong đó:
a) Đất xây dựng khu vực nội thị là 746 ha, bình quân 106 m2/người. Bao gồm:
+ Đất dân dụng là 546 ha, bình quân 78 m2/người;
+ Đất ngoài dân dụng là 200 ha – 28 m2/người.
Hiện trạng đất xây dựng đô thị thuộc khu vực nội thị có một số đặc điểm sau:
- Đất các đơn vị ở: Tổng diện tích đất các đơn vị ở là 306,7 ha bao gồm đất ở; đất công trình công cộng trong đơn vị ở như trường mầm non, tiểu học, THCS, UBND phường, công an phường, chợ khu vực; giao thông nội bộ, cây xanh trong khu ở - bình quân 44 m2/người (đặc điểm do điều chỉnh ranh giới nội thị thị xã QĐ số 86/2003/QĐ-UB ngày 25 tháng 9 năm 2003 về việc tổ chức lại bộ máy chính quyền các xã Vũ Ninh, Kinh Bắc, Đại Phúc thành bộ máy chính quyền các phường Vũ Ninh, Kinh Bắc, Đại Phúc thuộc thị xã Bắc Ninh nên chỉ tiêu đất đơn vị ở tính cho người dân tương đối cao). Tuy vậy các loại đất cây xanh sân chơi rất thiếu bình quân chỉ đạt 1 m2/ người, sân đường nội bộ và công trình công cộng trong đơn vị ở chỉ tiêu bình quân cũng rất thấp.
- Đất công trình công cộng đô thị 34 ha đạt chỉ tiêu 5 m2/người bao gồm các công trình công cộng phục vụ chung đô thị như bệnh viện, trường PTTH, nhà hát, bảo tàng, thư viện...
- Đất cây xanh TDTT hiện nay ở thị xã Bắc Ninh là 8 ha bao gồm các công viên trong Thị xã, chỉ tiêu đất cây xanh rất thiếu bình quân chỉ đạt 1 m2/ người
- Diện tích đất di tích lịch sử văn hoá là 5,7 ha, tập trung chủ yếu ở phường Vũ Ninh và Kinh Bắc
- Diện tích đất nghĩa địa còn tồn tại trong đô thị 23,2 ha.
- Đất an ninh quốc phòng trong đô thị có diện tích 83,5 ha tập trung ở phường Vệ An 31,18 ha (khu thành cổ), phường Vũ Ninh 36,6 ha.
b) Đất xây dựng tạo thị tại xã Võ cường 45 ha. Bao gồm: bệnh viện, cơ quan, trường chuyên nghiệp, các xí nghiệp, doanh nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp.
Bảng 2.6: Hiện trạng đất đai thị xã Bắc Ninh (2004).
TT
Hạng Mục
Hiện Trạng Năm 2004
Ha
%
m2/ng
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị xã
2,634.7
-
Tổng diện tích đất tự nhiên nội thị
1,839.5
- Đất xây dựng nội thị
836
- Đất khác
1,003
-
Tổng diện tích đất tự nhiên ngoại thị
795.3
- Đất xây dựng cơ sở kinh tế kỹ thuật
45
- Đất khác
751
I
Nội thị
A
Đât xây dựng đô thị
836
100
108
1
Đất dân dụng
546
65
71
-
Đất các đơn vị ở
307
37
40
-
Đất CTCC đô thị
34
4
4
-
Đất cây xanh, TDTT
8
1
1
-
Đất giao thông nội thị
197
24
26
2
Đất ngoài dân dụng
290
35
38
-
Đất CN, TTCN, kho tàng
43
5
6
-
Cơ quan, trường chuyên nghiệp không thuộc quản lý của đô thị
34
4
4
-
Đất cây xanh cách ly
-
-
Thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh
67
8
-
Đất chuyên dùng khác
33
4
-
An ninh quốc phòng
84
10
-
Đất di tích lịch sử văn hóa
6
1
-
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
23
B
Đất khác
1,003
-
Đất nông nghiệp
1,460
-
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
23
-
Đất lâm nghiệp
11
-
Đât chưa sử dụng
73
II
Ngoại thị
A
Đât xây dựng cơ sở kinh tế kỹ thuật tạo thị ở ngoại thị
45
6
B
Đất khác
751
94
Bảng 2.7: Hiện trạng đất đai các xã liên quan trong khu vực nghiên cứu.
TT
Loại Đất
Tổng
Xã Phong khê
Xã Khúc Xuyên
Xã Vạn An
Xã Hòa Long
Xã Khắc Niệm
Xã Vân Dương
Xã Kim Chân
Hạp Linh
Phương Liễu
Nam Sơn
Tổng diện tích đất
6.281,9
513,61
234,30
376,03
886,05
719,6
657,75
412,5
525,6
836,3
1120,2
1
Đất ở
268,5
27,5
21,7
42,6
68,0
32,2
18,7
20,5
37,3
38,13
51,7
2
Đất xây dựng
120,6
17,1
2,0
5,0
18,2
11,3
47,6
7,0
12,4
45,73
37,12
3
Đất Giao thông
230,8
29,1
8,0
20,1
40,6
40,2
31,2
10,1
51,5
21,1
56,8
4
Đất di tích lịch sử VH
3,3
0,2
0,2
1,2
1,0
0,3
0,4
1,4
1,2
5
Đất An Ninh QP
5,1
0,9
4,2
3,0
2,0
6
Đất làm VLXD
24,8
4,0
1,2
3,4
13,6
0,4
2,3
4,4
7
Đất chuyên dùng khác
27,3
1,8
0,7
4,0
15,6
5,3
0,0
51,7
8
Đất thủy lợi
344,6
43,6
17,0
20,5
62,9
49,4
41,4
71,3
38,5
63,4
52,8
9
Đất nghĩa trang
39,1
7,6
6,4
3,5
9,1
3,7
0,9
4,4
3,4
8,2
5,7
10
Đất nông nghiệp
2.843,3
305,1
157,4
249,8
584,8
559,5
383,1
256,8
346,9
629,6
718,9
11
Đất lâm nghiệp
67,5
0,6
2,0
62,4
2,5
12
Đất chưa sử dụng
350,6
77,9
21,1
29,2
80,7
17,0
52,5
41,8
30,4
21,5
109,0
- Trong đó đất bằng
8
0,6
3,6
1,8
1,8
2.2.3. Hiện trạng hạ tầng xã hội
a) Nhà ở:
Tính đến năm 2004 tổng quỹ nhà nội thị là 1.293.864 m2 trong đó nhà kiên cố là 712.919 m2, diện tích bình quân đầu người đạt 13 m2/người, tỷ lệ nhà kiên cố chiếm 55,1% tổng số nhà, tầng cao xây dựng 1- 5 tầng. Một số khu vực mới xây dựng theo hình thức nhà ở phân lô: 80 –120 m2/hộ.
b) Các công trình công cộng
* Trụ sở cơ quan: Các cơ quan hành chính – chính trị và các ban ngành chủ yếu đóng tại 3 khu vực chính:
- Khu vực đường Lý Thái Tổ: các cơ quan hành chính Chính trị và ban ngành Tỉnh
- Khu Suối Hoa, Ngô Gia Tự: các cơ quan hành chính ban ngành Thị xã
- Khu Thị Cầu - Đáp Cầu: các cơ quan hành chính ban ngành Thị xã
* Công trình giáo dục
+ Trường trung học chuyên nghiệp: có 2 trường của Trung ương, 1 trường dân lập, 2 trường thuộc Bộ Quốc phòng, 4 trường do địa phương quản lý.
+ Trường trung học cơ sở: theo số điều tra năm 2002 hiện trên toàn Thị xã có 11 trường với 161 lớp học với 6.782 học sinh.
+ Trường tiểu học: theo số điều tra năm 2002 hiện trên toàn Thị xã có 11 trường với 202 lớp học với 6.683 học sinh.
+ Trường mẫu giáo - nhà trẻ: theo số điều tra năm 2002 hiện trên toàn Thị xã có 13 trường trong đó nhà trẻ 228 nhóm với 1.330 cháu, mẫu giáo có 80 lớp học với 2.674 cháu.
* Công trình y tế: Hiện nay có 2 bệnh viên lớn, 1 trung tâm y tế thường xuyên và 9 trạm y tế đóng trên các phường xã thuộc Thị xã.
* Các công trình văn hoá - thể dục thể thao:
+ Nhà văn hoá, cung thiếu nhi, các rạp chiếu phim, sân khấu biểu diễn, trung tâm văn hoá quan họ.
+ Sân vận động đang được nâng cấp, 1 nhà thi đấu đạt tiêu chuẩn Quốc tế.
+ Hiện nay các công trình công viên cây xanh mới ở giai đoạn lập dự án.
(Chi tiết xem phần phụ lục).
2.2.4. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật
a) Nền xây dựng:
- Nền Xây dựng của toàn thị xã nhìn chung tương đối bằng phẳng. Hiện trạng xây dựng tại trung tâm thị xã tương đối dày đặc, xây dựng trên nền địa hình có cao độ (3,8÷4)m ( không bị úng ngập trong mùa mưa hoặc do ảnh hưởng thuỷ văn sông Cầu vì đã có đê bảo vệ và các trạm bơm tiêu).
- Cao độ địa hình vùng đồng bằng biến thiên từ 2,5m đến 7,5. Độ dốc địa hình nhỏ, trung bình từ 0,2% đến 0,5%.
- Cao độ địa hình tại các đồi bát úp biến thiên từ 8m đến 51m. Độ dốc sườn đồi từ 8% đến 15%.
- Các khu vực ruộng có cao độ từ (2,5÷3,5)m là khu vực trũng, thấp thường bị ngập úng trong mùa mưa. Khi xây dựng cần phải tôn nền.
b) Thoát nước mưa
+ Thành phố hiện đang sử dụng hệ thống thoát nước chung giữa nước mưa và nước bẩn tuy nhiên chưa hoàn chỉnh. Khu vực có các tuyến thoát nằm tập trung chủ yếu tại trung tâm thị xã với:
+ Tổng chiều dài các tuyến cống ngầm: ?(600-1500) là 20km
+ Tổng chiều dài tuyến mương hở với chiều rộng mương từ (800-1200)mm là 1,4km.
+ Tổng số ga thu nước trong thị xã là: 1090cái.
+ Tại khu vực chưa có hệ thống thoát, nước mưa tự thấm và thoát theo địa hình tự nhiên về các ruộng trũng, kênh mương thuỷ lợi.
+ Trong khu vực có hệ thống thoát nước: nước mưa tập trung dẫn về các kênh mương thuỷ lợi theo chế độ tự chảy thoát ra sông Cầu.Tại những thời điểm nước sông lên đến báo động cấp 1(ứng với mực nước 3,8m), các cống qua đê được đóng lại. Nước thải của thị xã thoát ra sông bằng hệ thống các trạm bơm tiêu.
+ Các công trình thuỷ lợi:
+ Đê điều : Thành phố Bắc Ninh thuộc lưu vực của sông Cầu, có hệ thống đê Quốc Gia bảo vệ. (tại thị xã Bắc Ninh có 5,5 km đê sông Cầu). Cao trình mặt đê từ (8÷8,5)m.
+ Hệ thống kênh mương cấp 1 và cấp 2 được điều tiết bởi các trạm bơm thuỷ lợi
+ Trạm bơm Cổ Mễ (lưu vực phía Bắc) có công suất: 10x1000m3/h
+ Trạm bơm Hữu Chấp (lưu vực phía Bắc) có công suất: 20x1000 m3/h
+ Trạm bơm Xuân Viên có công suất: 10x1000 m3/h
+ Trạm bơm Vũ Ninh có công suất 5x2400m3/h
+ Trạm Kim Đôi (lưu vực phía Nam) có công suất : 10x1000 m3/h
Đánh giá hiện trạng:
- Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho xây dựng, tuy nhiên do quỹ đất hạn chế, việc phát triển và xây dựng khu đô thị thường tập trung ở vùng đất canh tác thấp trũng, vì vậy vốn đầu tư cải tạo quỹ đất là tương đối lớn so với các điểm đô thị khác trong vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ.
- Những khu vực có địa hình thấp trũng (cao độ nền <3,8m) thường chịu ảnh hưởng ngập úng trong thời điểm mưa tập trung là do hệ thống thoát nước của thị xã chưa hoàn chỉnh, tuy vậy toàn thị xã đã được hệ thống đê Quốc Gia bảo vệ nên không bị ảnh hưởng lũ lụt do thuỷ văn sông Cầu.
c) Đánh giá đất xây dựng: (trong phạm vi 2634,7ha đã được đo đạc, thể hiện trong bản KT.03).
Căn cứ vào địa hình, hiện trạng, các cấp mực nước báo động của sông Cầu, sơ bộ phân loại đất xây dựng của thị xã làm 3 loại :
+ Đất xây dựng thuận lợi (loại 1) với các đặc điểm: không ngập úng, cường độ chịu tải R>1,5 kg/cm2.
+ Độ dốc nền I<10%
+ Cao độ nền: H?4,0m
Bao gồm 79.13ha, chiếm 2.43% tổng quỹ đất xây dựng.
+ Đất xây dựng ít thuận lợi (loại 2), với các đặc điểm:
+ Độ dốc nền : 10% <I<20%, bao gồm 55,15ha, chiếm 2,1% tổng quỹ đất xây dựng.
+ Cao độ nền: 2,5m<H<4m (cao độ đắp trung bình <1,5m), cường độ chịu tải R<1,5 kg/cm2, bao gồm 2381.6ha chiếm 73.28% tổng quỹ đất xây dựng.
+ Đất xây dựng không thuận lợi (loại 3)
+ Độ dốc nền: I>20% bao gồm 219.5ha chiếm 6.75% tổng quỹ đất xây dựng.
+ Cao độ nền: H1,5m), cường độ chịu tải R<1,5 kg/cm2, bao gồm 216,93ha chiếm 8,23% tổng quỹ đất xây dựng.
- Đất mặt nước: bao gồm 466,2ha, chiếm 17,69% tổng quỹ đất xây dựng.
2.2.5. Hiện trạng giao thông
- Giao thông đối ngoại
a) Đường sắt:
Tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn khổ 1m chạy qua thị xã có chiều dài 8750m, chia thị xã thành hai khu vực Đông và Tây. Dọc theo tuyến qua thị xã có 2 ga: ga hành khách ở trung tâm cũ và ga Thị Cầu là ga hàng hoá, chiều dài ga 600m.
( Cầu chui qua đường sắt ).
( Hiện trạng đường sắt )
b) Đường bộ
- QL1A cũ: Chạy song song với đường sắt về phía Đông, đoạn qua thị xã có chiều dài 9020m. Đoạn ngoài trung tâm có mặt đường rộng 7m, nền rộng 12m, đoạn chạy qua trung tâm có mặt đường 12m hè hai bên mỗi bên 4 dến 5m.
- QL1 mới: Là tuyến đường mới được xây dựng, đoạn qua thị xã có chiều dài 11850m, đạt tiêu chuẩn đường cao tốc cấp 120.
- Giao giữa QL 1B với đường của đô thị:
- QL18: Đoạn qua thị xã có chiều dài 4070m, nối thị xã Bắc Ninh với thành phố Hạ Long, hiện đã được nâng cấp, chất lượng tốt.
- QL38 đi Tân Chi: Đoạn qua thị xã có chiều dài 2870m, hiện đã được nâng cấp chất lượng tốt.
- Hiện thành phố có 1 bến xe o trung tâm
c) Đường thuỷ
Dọc sông Cầu là hệ thống cảng chuyên dùng, độ sâu sông 1,4 – 3,0m, dùng cho tàu và xàlan có tải trọng 300-400tấn, bao gồm:
+ Cảng nhà máy kính Đáp Cầu, công suất 0,3-0,5 TR.T/năm
+ Cảng Trung ương: cảng than công suất 0,3 TR.T/năm
+ Cảng địa phương: cảng vật liệu xây dựng công suất 0,3 TR.T/năm.
- Giao thông nội thị:
+ Khu vực phía Tây đường sắt: Mạng đường giao thông chạy theo thành cổ, có mặt cắt ngang hẹp, chất lượng tương đối tốt.
+ Khu vực phía Đông đường sắt: Mạng đường hiện đại, được đầu tư xây dựng đồng bộ theo quy hoạch năm 1997.
* Phân tích đánh giá hiện trạng:
Nhìn tổng thể thì giao thông Bắc Ninh có 1 số đặc điểm cơ bản sau đây:
- Về mạng lưới đường: được hình thành từ nhiều năm trước đây, với mạng lưới rộng khắp phân bổ đồng đều giữa các vùng, giao thông ở Bắc Ninh đã có thể đảm bảo cho xe ôtô từ Thành phố tới các xã các thôn trong toàn tỉnh. Mạng lưới đường giao thông Quốc gia trên địa bàn được nhà nước đầu tư với quy mô lớn và toả đi 4 hướng vô cùng thuận lợi. Liên hệ với đường sắt và đường sông thuận tiện, đã có các tuyến đường bộ được nối với cảng. các ga các bến bãi ven sông. Tuy nhiên mối liên hệ với nhau còn hạn chế chưa phát huy được hiệu quả.
- Các tuyến đường Quốc lộ trên địa bàn đã và đang được Trung ương đầu tư với quy mô hiện đại như QL1A, QL 18, QL38.
- Các tuyến đường tỉnh lộ nhìn chung xấu, nền đường, mặt đường đều hẹp, hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng đang phải tập trung đầu tư nâng cấp cải tạo, tình hình lấn chiếm lòng đường thường xuyên xảy ra mà chưa có giải pháp khắc phục triệt để.
- Thị xã Bắc Ninh nằm trên hành lang giao thông Hà Nội – Quảng Ninh, Hà Nội – Lạng Sơn, do vậy có hệ thống giao thông đối ngoại (đường sắt, đường bộ) thuận tiện. Tuy nhiên cũng chịu tác động ngược lại của hệ thống giao thông này đối với môi trường cũng như mức độ an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông.
- Tuyến đường sắt chạy qua trung tâm đô thị làm cản trở giao thông nội thị giữa hai khu vực Đông và Tây. Nhưng hiện tại việc đưa đường sắt ra ngoài đô thị gặp rất nhiều khó khăn. Ga Thị Cầu có diện tích nhỏ, khó có khả năng nâng cấp mở rộng khi dân cư đô thị phát triển.
2.2.6. Hiện trạng cấp nước
Khu vực thị xã Bắc Ninh được đầu tư cấp nước từ nhà máy nước công suất 11000m3/ngđ dùng nguồn nước ngầm
Các hạng mục công trình đã được xây dựng:
- Khoan khai thác 8 giếng công suất mỗi giếng 80 m3/h, giếng có độ sâu trung bình 25 –31m. Hiện tại có 6 giếng làm việc, 2 giếng dự phòng).
- Xây dựng và lắp đặt 8 trạm bơm giếng.
- Khu xử lý bao gồm:
+ Thiết bị làm thoáng tải trọng cao.
+ Cụm lắng lọc hợp khối.
+ Trạm bơm nước sạch + rửa lọc
+ Trạm Cloratơ.
+ Bể chứa nước sạch 2000m3.
+ Trạm bơm cấp II
+ Khu xử lý bùn.
+ Đài nước 1500m3 trên núi Pháo đài.
- Mạng lưới đường ống dẫn nước:
+ Ống gang dẻo Ø80 ÷ 500mm, chiều dài 4826 m.
+ Ống nhựa PVC Ø100 ÷ 250mm, chiều dài 17150 m.
Hệ thống cấp nước này cấp được cho 12000 hộ dân, 134 cơ quan, 3 bệnh viện với tiêu chuẩn cấp nước 70l/người-ngđ. Lượng nước thất thoát khoảng 35%.
Ngoài ra trên địa bàn thị xã còn có các trạm cấp nước nhỏ sau:
+ Trạm cấp nước nhà máy kính Đáp Cầu, công suất 3000m3/ngđ. Thực tế khai thác 2000m3/ngđ (nguồn nước ngầm tại làng Đẩu Hàn)
+ Trạm cấp nước nhà máy thuốc lá Bắc Sơn, công suất 1000m3/ngđ (lấy nước sông Cầu 500m3/ngđ và nước ngầm 500m3/ngđ).
Các trạm cấp nước riêng lẻ có công suất nhỏ, công trình xử lý xây dựng từ lâu, lạc hậu, thiết bị cũ, dẫn đến chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
2.2.7. Hiện trạng cấp điện
a) Nguồn điện:
+ Thị xã Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh đang được cấp điện từ lưới điện quốc gia 110KV khu vực miền Bắc, trưc tiếp từ các trạm nguồn:
+ Trạm 110KV Võ Cường: 110/35/22(10)Kv - (3x25)MVA;
+ Trạm 110KV Khắc Niệm: 110/35KV-1x20MVA;
+ Trạm 110KV KCN Quế Võ: 110/22KV-1x40MVA;
+ Trạm 110KV kính Đáp Cầu: 110/6Kv-2x6,3MVA (trạm khách hàng);
+ Trạm 110KV NM kính nổi: 110/6Kv-2x10MVA, (trạm khách hàng).
b) Lưới điện:
* Lưới điện 110KV:
Trên địa bàn thị xã Bắc Ninh có các đường dây sau:
- Đường dây 110KV Phả Lại - Đông Anh, cấp điện cho trạm 110KV Võ Cường, lộ kép với dây dẫn 3AC-185;
- Đường dây 110KV Đông Anh - Bắc Giang, cấp điện cho trạm 110KV nhà máy Kính.
* Lưới điện 35Kv:
Từ trạm 110KV Võ Cường có các xuất tuyến 35KV sau:
- Tuyến 372, 373, 376: cấp điện cho khu vực huyện Tiên Sơn.
- Tuyến 371: cấp điện cho một phần phía Đông thị xã và Huyện Quế Võ.
- Tuyến 374 cấp điện cho trạm TG Bắc Ninh, TG nhà máy Kính và đi Đặng Xá...
- Tuyến 378 cấp điện cho khu vực Thị Cầu, Đáp Cầu ..
c) Trạm biến áp phân phối.
Thị xã Bắc Ninh chủ yếu sử dụng các trạm biến áp phân phối loại treo. Hiện tại toàn thị xã có 223 trạm biến áp lưới 35/0,4Kv và 22(10, 6)/0,4Kv với tổng dung lượng đặt máy đạt 60.262 KVA.
- Lưới điện hạ thế 0,4 Kv: Thị xã sử dụng lưới điện nổi 380/220V ba pha bốn dây trung tính nối đất. Lưới điện hạ thế trong khu vực Thị xã chủ yếu vẫn là lưới điện tạm, do đó cần phải quy hoạch cải tạo lại mới đảm bảo đáp ứng được cho nhu cầu phát triển và an toàn cấp điện của các hộ phụ tải ở những khu vực này.
- Lưới điện chiếu sáng: Lưới điện chiếu sáng hiện đã được xây dựng trên hầu hết các trục đường chính của Thị xã với đèn chiếu sáng chủ yếu là đèn thuỷ ngân cao áp, có công suất từ 220V-1x75W đến 220V-1x300W.
- Nhận xét đánh giá hiện trạng mạng lưới cấp điện
- Nguồn điện:
Trạm 110KV Võ Cường hiện đã đầy tải, không đáp ứng được cho nhu cầu của các hộ phụ tải điện trong tương lai.
Trạm 110Kv Khắc Niệm được xây dựng từ thời chiến tranh, hiện tại phần lớn thiết bị đã cũ, cần có phương án cải tạo lại để đáp ứng cho nhu cầu phát triển phụ tải.
- Lưới điện:
Lưới điện phân phối của Thị xã Bắc Ninh đang sử dụng nhiều cấp điện áp (35Kv, 22Kv, 10Kv và 6Kv), phần lớn trong đó là lưới điện tạm với tiết diện dây dẫn nhỏ (AC -70, AC-50). Cần cải tạo thành cấp điện áp phân phối chuẩn 22Kv theo quy định của toàn quốc.
Lưới điện hạ thế hiện có ở nhiều nơi vẫn còn là lưới điện tạm, cần phải có quy hoạch cải tạo xây dựng lại mới đáp ứng được cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
Lưới điện chiếu sáng hiện đã có ở hầu hết các trục đường chính thị xã. Cùng với việc phát triển đô thị Bắc Ninh, cần thiết phải cải tạo chỉnh trang lưới điện chiếu sáng để tạo bộ mặt khang trang cho Thị xã và đảm bảo an toàn giao thông đô thị.
2.2.8. Hiện trạng thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường
a) Hiện trạng thoát nước bẩn
Tại thị xã Bắc Ninh sử dụng hệ thống cống thoát nước chung với khoảng 17 km đường cống các loại được xây dựng qua nhiêu thời kỳ khác nhau và đã hư hỏng rất nhiều. Các tuyến cống mới xây gần đây có chất lượng tốt hơn tuy nhiên do chúng được xây dựng nhằm mục đích giải quyết các mục đích trước mắt do đó không đồng bộ. Hướng thoát chính của khu vực phía Nam đường sắt là đổ vào các sông hồ trong thị xã rồi dẫn về kênh Kim Đôi và xả ra sông Cầu. Hướng thoát chính của khu vực phía Bắc là đổ ra sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu qua kênh Cổ Mễ.
Nước bẩn từ các đối tượng thải nước đều chỉ được xử lý sơ bộ trong bể tự hoại, xí hai ngăn... rồi xả ra hệ thống mương, cống thoát nước chung.
b) Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn chưa được phân loại tại khâu thu gom. Chất thải rắn công nghiệp độc hại, chất thải y tế chưa được xử lý riêng.
Tại thị xã Bắc Ninh việc thu gom chất thải rắn do Công ty môi trường và công trình đô thị Bắc Ninh đảm nhận. Công ty hiện có khoảng 110 công nhân, 3 xe tải, hơn 100 xe đẩy tay.. và đã thu gom được 45 – 65 T/ngày chiếm 60 – 70% lượng chất thải rắn toàn thị xã, phần chất thải rắn còn lại được sử dụng chôn lấp tại chỗ hoặc để tự phân huỷ. Chất thải rắn sau khi thu gom được đưa về bãi chôn lấp Đồng Ngo tại xã Đại Phúc có quy mô 2,5 ha (hiện nay đã đóng cửa). Công nghệ xử lý tại bãi chất thải rắn này là đổ rác tự nhiên và phun các chế phẩm khử mùi. Bãi có thiết kế hệ thống xử lý nước rác qua bể lọc sinh vật và hồ sinh vật.
c) Các vấn đề môi trường khác
Tại thị xã Bắc Ninh hiện nay đang sử dụng khu nghĩa trang Ba Huyện thuộc xã Vũ Ninh quy mô khoảng 3,7 ha. Ngoài ra, trong khu vực nội thị có một vài điểm chôn cất có tính chất tự phát hình thành tự nhiên, lâu đời, cho đến nay đã hết đất sử dụng và không có khả năng mở rộng như khu nghĩa địa Núi Đinh (phục vụ dân cư khu Thị Cầu, Đáp Cầu). Khu chùa Đèo và cánh đồng Bối đã hết đất sử dụng. Các khu Tiền An, Ninh Xá, Vệ An không có nơi chôn cất, hiện phải chôn nhờ, thuê đất, thủ tục hết sức phiền hà tốn kém.
Tình trạng chôn cất tuỳ tiện trước đây đã có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi sinh, môi trường, cảnh quan, ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác, gây khó khăn phức tạp cho việc quản lý đất đai.
CHƯƠNG 3.
QUY HOẠCH GIAO THÔNG THÀNH PHỐ BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020
3.1.Cơ sở cho việc quy hoạch mạng lưới giao thông
3.1.1. Dự kiến phát triển kinh tế xã hội và phát triển dân số đến 2020
3.1.1.1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu quy hoạch giao thông Thành phố Bắc Ninh được giới hạn:
+ Phía Bắc giáp xã Hoà Long huyện Yên Phong và sông Cầu;
+ Phía Nam giáp xã Vân Tương, Khắc Niệm huyện Tiên Du;
+ Phía Đông giáp xã Kim Chân huyện Quế Võ;
+ Phía Tây giáp xã Khúc Xuyên huyện Yên Phong
3.1.1.2. Vị trí và liên hệ vùng:
Với vị trí vô cùng thuận lợi, Thành phố Bắc Ninh cách Hà Nội 30km về phía Bắc, cách Thành phố Bắc Giang 20km về phía Nam, có các trục Quốc lộ 1B, đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn và Quốc lộ 18 đi qua, Thành phố Bắc Ninh đang ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển xây dựng đô thị. Đây cũng là vị trí rất quan trọng về an ninh Quốc phòng cửa ngõ phía Đông- Bắc vùng Thủ đô Hà nội. Đặc biệt trong tương lai với việc phát triển của không gian vùng thủ đô Hà nội thì việc giao lưu quan hệ giữa Bắc Ninh và Hà Nội là hết sức thuận tiện trong phát triển kinh tế xã hội cũng như các đầu tư cho phát triển đô thị.
Thành phố Bắc Ninh là đô thị tỉnh lỵ nằm trong vùng ảnh hưởng của Thủ đô Hà nội và nằm trong khu trọng điểm Bắc Bộ, có vai trò cung cấp và đáp ứng các dịch vụ chất lượng cao cho thủ đô như dịch vụ vui chơi, nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội, tâm lịch, du lịch sinh thái, đặc biệt thị xã Bắc Ninh là quê hương của các làn điệu dân ca quan họ. Do vậy Bắc Ninh có thể đáp ứng các nhu cầu về du lịch văn hoá cho Hà nội và các tỉnh lân cận.
Thành phố Bắc Ninh là đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực Bắc Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Hạ Long. Trong quy hoạch sẽ có đường xuyên á đi qua, cách sân bay Quốc tế Nội Bài-Hà Nội 30km. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi về đường bộ, đường không trong việc giao lưu quan hệ trong nước và Quốc tế.
Các cơ sở kinh tế kỹ thuật phát triển đô thị
Thương mại dịch vụ: Đặc biệt khả năng hình thành những dự án lớn như khu trung tâm thương mại triển lãm Quốc tế quy mô khoảng 100 ha; dự án sân tập Golf quy mô khoảng 20-60 ha; dự án khu dịch vụ đầu mối và TTCN quy mô khoảng 50–70 ha...
Văn hoá giáo dục: Hiện nay Dự án khu đào tạo khoa học và công nghệ quy mô khoảng 100-120 ha. Khu du lịch Đồng Trầm quy mô khoảng 70 ha, khu du lịch văn hoá quan họ Cổ Mễ quy mô 7 ha.
Công nghiệp: Khu công nghiệp tập trung Quế Võ được Chính phủ phê duyệt tháng 9 năm 1998 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép mở rộng ranh giới Khu công nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp làng nghề... sẽ tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị.
Hạ tầng kỹ thuật: Các dự án vùng đã tác động mạnh tới sự tăng trưởng kinh tế – xã hội của Thị xã như: Xây dựng mới hệ thống hạ tầng QL 1 mới, QL 18 mới và các nút giao cắt khác cốt, cải tạo QL 1A (cũ), QL 18A, đường 38. Sân bay Quốc tế Nội Bài - Hà Nội 30km.
3.1.2. Tính chất đô thị
- Là Thành Phố tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế chính trị văn hoá khoa học kỹ thuật của tỉnh.
- Là đô thị nằm trong vùng ảnh hưởng vủa Thủ đô Hà Nội;
- Là đầu mối giao thông trong khu vực Bắc Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Có vị trí quốc phòng quan trọng và là cửa ngõ bảo vệ của Thủ đô Hà Nội.
- Là một trong những trung tâm đào tạo, du lịch, thương mại, dịch vụ trong khu vực.
3.1.3. Quy mô dân số lao động xã hội:
3.1.3.1. Quy mô dân số
Đồ án quy hoạch lập năm 1997 dự báo dân số đến năm 2010 là 120.000 người. Hiện nay dân số khu vực nội thị là 101.036 người trong đó dân số thực tế thường trú khu vực nội thị là 77.072 người, dân số khu vực nội thị tạm trú quy đổi là 23.964 người. (nguồn: Cục thống kê Thị xã Bắc Ninh tháng 11 năm 2004).
Đồ án điều chỉnh QHC đến năm 2020 lập năm 2005 nghiên cứu dự báo dân số Thị xã theo phương pháp ngoại suy, phương pháp dự báo tổng nhu cầu lao động và phương pháp chuyên gia.
Cơ sở dự báo:
- Tỷ lệ tăng tự nhiên của thị xã: năm 2004 là 0,91%, nếu kiểm soát mức sinh