Đồ án Thiết kế cầu kênh số 4

MỤC LỤC

 

 

PHẦN I : THIẾT KẾ SƠ BỘ CÁC PHƯƠNG ÁN

PHƯƠNG ÁN 1 : CẦU DẦM BTCT DỰ ỨNG LỰC I CĂNG SAU 9

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG ÁN 9

II. TÍNH TOÁN SƠ BỘ VỀ PHƯƠNG ÁN 10

II.1. Tính toán khối lượng lan can 10

II.1.1. Gờ lan can 11

II.1.2. Lan can thép 11

II.2. Tính khối lượng mố cầu 14

II.3. Tính khối lượng trụ cầu 17

II.4. Tính toán sơ bộ dầm chính 21

II.4.1. Đặc trưng hình học của dầm 21

II.4.2. Tính toán hệ số phân bố tải trọng 22

II.4.3. Tải trọng tác dụng lên dầm 26

II.4.4. Tổ hợp nội lực tại mặt cắt kiểm toán 30

II.4.5. Tính toán và bố trí cốt thép 30

II.5. Tính cọc cho mố 32

II.5.1. Tải trọng tác dụng lên mố 32

II.5.2. Tính số lượng cọc cho mố 34

II.6. Tính cọc cho trụ 40

II.6.1. Tải trọng tác dụng lên trụ 40

II.6.2. Tính số lượng cọc cho trụ 43

 

PHƯƠNG ÁN 2 : CẦU DẦM BẢN RỖNG BTCT DƯL 49

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG ÁN 49

II. TÍNH TOÁN SƠ BỘ VỀ PHƯƠNG ÁN 50

II.1. Tính toán khối lượng lan can 50

II.1.1. Gờ lan can 51

II.1.2. Lan can thép 51

II.2. Tính khối lượng mố cầu 54

II.3. Tính khối lượng trụ cầu 57

II.4. Tính toán dầm bản rỗng 63

II.4.1. Đặc trưng hình học của dầm 63

II.4.2. Tính toán hệ số phân bố tải trọng 65

II.4.3. Tải trọng tác dụng lên dầm 66

II.4.4. Tính toán và bố trí cốt thép 70

II.5. Tính cọc cho mố 71

II.5.1. Tải trọng tác dụng lên mo 71

II.5.2. Tính số lượng cọc cho mố 74

II.6. Tính cọc cho tru 79

II.6.1. Tải trọng tác dụng lên tru 79

II.6.2. Tính số lượng cọc cho tru 82

SO SÁNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT 88

PHẦN II : THIẾT KẾ KỸ THUẬT

CHƯƠNG I : TÍNH TOÁN LAN CAN 91

I. Cấu tạo chung 91

II. Tính toán lan can 92

II.1. Sơ đồ tính lan can N2 92

II.2. Nội lực tác dụng lên lan can N2 92

II.3. Kiểm toán thanh lan can N2 92

II.4. Kiểm toán trụ lan can thép N1 93

II.5. Kiểm toán gờ chắn 94

CHƯƠNG II : TÍNH TOÁN BẢN MẶT CẦU 98

I. Số liệu tính toán 98

II. Trọng lượng các bộ phận 98

III. Tính tĩnh tải bằng phương pháp tương đương 98

IV. Nội lực do hoạt tải 100

V. Trạng thái cường độ I 101

VI. Trạng thái sử dụng 104

VII. Thiết kế bản hẫng 106

CHƯƠNG III : THIẾT KẾ DẦM NGANG 107

I. Các số liệu ban đầu 107

II. Tính toán nội lực dầm ngang 107

II.1. Giả thuyết tính toán 107

II.2. Tải trọng tác dụng lên dầm ngang 108

II.2.1. Xác định phản lực từ bản mặt cầu truyền xuống dầm ngang 108

II.2.1.1. Tĩnh tải truyền xuống 108

II.2.1.2. Phản lực truyền xuống dầm ngang do hoạt tải 108

II.2.2. Xác định nội lực trong dầm ngang 109

III. Kiểm toán TTGH cường độ I 110

CHƯƠNG IV : THIẾT KẾ DẦM CHÍNH 116

I. Số liệu tính toán 116

II. Thiết kế cấu tạo 116

III. Tính toán đặc trưng hình học tại các mặt cắt 118

III.1. Mặt cắt tại gối 118

III.2. Mặt cắt x1 = 0.72h 119

III.3. Mặt cắt x2, x3, x4 122

IV. Tải trọng tác dụng lên dầm chính 124

IV.1. Tĩnh tải kết cấu nhịp 124

IV.2. Hoạt tải tác dụng lên kết cấu nhịp 126

V. Tính toán nội lực tại các mặt cắt đang xét 127

V.1. Vẽ đường ảnh hưởng tại các mặt cắt 127

V.2. Momen và lực cắt ở các mặt cắt do tĩnh tải 128

V.3. Momen và lực cắt ở các mặt cắt do hoạt tải 129

V.4. Tính toán hệ số phân bố tải trọng 131

V.5. Tổ hợp tải trọng 133

VI. Tính toán và bố trí cốt thép 137

VII. Tính toán mất mát ứng suất 138

VII.1. Đặc trưng hình học ở 3 giai đoạn 138

VII.2. Tính các mất mát ưng suất 144

VII.2.1. Các mất mát tức thời 145

VII.2.1.1. Mất mát ứng suất do thiết bị neo 145

VII.2.1.2. Mất mát ứng suất do ma sát 145

VII.2.1.3. Mất mát ứng suất do co ngắn đàn hồi 147

VII.2.1. Các mất mát theo thời gian 148

VII.2.2.1. Mất mát ứng suất do co ngót 148

VII.2.2.2. Mất mát ứng suất do từ biến 149

VII.2.2.3. Mất mát ứng suất do tự trùng cốt thép 150

VIII. Kiểm toán các trạng thái 150

VIII.1. Trạng thái giới hạn sử dụng 150

VIII.1.1. Kiểm tra ứng suất trong bê tông 150

VIII.1.1.1. Tính mất mát dầm khi truyền lực 150

VIII.1.1.2. Tính ứng suất dầm sau mất mát 152

VIII.1.2. Kiểm tra biến dạng dầm 153

VIII.2. Trạng thái giới hạn mõi 156

VIII.3. Trạng thái giới cường độ I 158

CHƯƠNG V : TÍNH TOÁN MỐ 169

I. Số liệu thiết kế 169

II. Xác định tải trọng tác dụng lên kết cấu 171

III. Tổ hợp tải trọng 179

III.1. Tổ hợp tải trọng ở mặt cắt A – A 179

III.2. Tổ hợp tải trọng ở mặt cắt B – B 182

III.3. Tổ hợp tải trọng ở mặt cắt C – C 183

III.4. Tổ hợp tải trọng ở mặt cắt D – D 184

IV. Kiểm toán mặt cắt 185

IV.1. Kiểm toán mặt cắt B - B 185

IV.2. Kiểm toán mặt cắt C - C 191

IV.3. Kiểm toán mặt cắt D -D 195

V. Tính toán số lượng cọc cho mố 199

V.1. Số liệu địa chất 199

V.2. Tính sức chịu tải của cọc 201

V.2.1. Tính toán sức chịu tải cọc theo điều kiện đất nền 201

V.2.2. Sức chịu tải cọc theo vật liệu 203

V.2.3. Xác định số lượng cọc 204

V.3. Tính toán nội lực cọc 205

CHƯƠNG VI : TÍNH TOÁN TRỤ 215

I. Số liệu thiết kế 215

II. Xác định tải trọng tác dụng lên kết cấu 216

III. Tổ hợp tải trọng tại các mặt cắt 223

IV. Kiểm toán tại các mặt cắt 227

IV.1. Kiểm toán tại mặt cắt A – A 227

IV.2. Kiểm toán mặt cắt đỉnh bệ 231

V. Tính toán số lượng cọc cho mố 239

V.1. Số liệu địa chất 239

V.2. Tính sức chịu tải của cọc 240

V.2.1. Tính toán sức chịu tải cọc theo điều kiện đất nền 240

V.2.2. Sức chịu tải cọc theo vật liệu 243

V.2.3. Xác định số lượng cọc 244

V.3. Tính toán nội lực cọc 244

V.4. Kiểm toán cọc 253

VI. Tính thép cho bệ cọc 254

PHẦN III : THIẾT KẾ THI CÔNG

I. Bện pháp thi công những hạng mục chủ yếu 257

II. Trình tự thi công 263

III. Tính toán thi công 265

TÀI LIỆU THAM KHẢO 268

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3471 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Thiết kế cầu kênh số 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - BIỆN PHÁP THI CÔNG NHỮNG HẠNG MỤC CHỦ YẾU I.1 - Công tác thử cọc - Tại cầu cần thử 02 cọc để xác định sức chịu tải của cọc theo đất nền ứng với chiều dài cọc dự kiến, qua đó nếu cần thiết sẽ điều chỉnh lại số cọc, sơ đồ bố trí cọc và chiều dài cọc. - Thử động (PDA) 01 với cọc ở trụ đỡ nhịp dẫn (đường kính Ø100cm). - Vị trí thử cọc: dự kiến thử cọc trên bờ, cọc thử là một trong các cọc của trụ, mố. + Phương pháp thử : Dùng phương pháp thử tĩnh, các chi tiết kỹ thuật về thử cọc sẽ được thể hiện trong đề cương kỹ thuật riêng. + Công tác thử cọc cần được thực hiện sớm để có cơ sở quyết định tổ hợp và chiều dài đúc cọc đại trà, tổ hợp cọc trong bệ. Cọc thử phải được thi công và nghiệm thu đúng qui định. I.2 - Công nghệ thi công cọc khoan nhồi - Trình tự thi công cọc khoan nhồi được mô tả tóm tắt theo 5 bước như sau: Bước 1: Tiến hành hạ ống vách thép bằng búa rung và khoan lấy đất bên trong đến cao độ thiết kế. Bước 2: Làm sạch lỗ khoan bằng xói hút. Bước 3: Hạ khung cốt thép cọc vào bên trong ống vách. Bước 4: Kiểm tra cao độ mũi cọc, mức độ sạch bùn, tạp chất ở đáy lỗ khoan 15 phút trước khi đổ bêtông. Bước 5: Bơm vữa BT M300 lấp lòng cọc. Bêtông được cung cấp từ trạm trộn ở công hiện trường. - Dưới đây nêu một số khống chế bắt buộc cũng như những điều nên áp dụng có liên quan tới việc đảm bảo chất lượng thi công: - Công tác làm sạch đáy lỗ khoan trước khi hạ lồng cốt thép và đổ BT: Toàn bộ đất bùn hoặc dung dịch khoan ở dạng mềm nhão dưới đáy lỗ khoan đều phải được vét hết và làm sạch. Biện pháp làm sạch tùy theo phương pháp - thiết bị tạo lỗ. Tuy nhiên phù hợp hơn cả là dùng máy bơm hút, còn nếu tạo lỗ bằng gầu ngoạm thì có thể kết hợp gầu ngoạm với máy bơm hút để xử lý cặn lắng. Hiệu quả của việc xử lý cặn lắng được xác định như sau: Đất được hút hoặc vét lên ở công đoạn cuối trước khi kết thúc việc làm sạch đã là đất nguyên thổ của nền. Sau khi kết thúc việc làm sạch đo lại cao độ đáy lỗ để đối chiếu với cao độ đáy lỗ trước khi làm sạch. Cao độ sau khi làm sạch phải bằng hoặc sâu hơn một ít cao độ trước khi làm sạch. Việc kiểm tra lần cuối cùng được thực hiện trước khi đổ bêtông 15 phút. - Công tác cốt thép Chồng nối cốt thép chủ bằng bộ bulông neo Ø16 kết hợp với hàn đính và buộc dây, đầu nối cốt thép phải chịu được trọng lượng bản thân của các khung cốt thép thả xuống trước đó. Mối hàn cấu tạo giữa cốt thép đai và cốt thép chủ chỉ dùng mối hàn đính để không gây cháy cốt thép chủ. Khung cốt thép cọc phải luôn duy trì được khe hở với thành bên theo thiết kế, do đó cần làm các tai định vị cốt thép. Để tránh lệch tâm, số lượng dụng cụ định vị cốt thép trên 1 mặt cắt là khoảng 4 cái, cự ly tương đối thích hợp giữa các mặt cắt định vị nên lấy từ 2 – 3m. Sau khi lắp dựng khung cốt thép xong nhất thiết phải kiểm tra cao độ đầu của cốt thép chủ. Đối với các cọc nằm sâu so cao độ thi công (so với miệng ống vách) cần bố trí các hệ neo tạm giữ lồng cốt thép. Hệ neo cần được gia công và liên kết đảm bảo giữ lồng thép luôn ổn định và đúng cao độ trong suốt quá trình thi công cọc. - Công tác bê tông Để đạt BT M300 theo thiết kế, cấp phối bê tông cần được thiết kế để cường độ chịu nén mẫu 15x15x15cm sau 28 ngày đạt tối thiểu 330 kG/cm2 , nghĩa là tăng thêm 10% cường độ. Độ sụt bê tông: dùng loại bê tông trộn dẻo có độ sụt trong khoảng 18cm ±2cm. Nhất thiết phải đổ hết bêtông trong thời gian 30 phút sau khi trộn xong nhằm tránh hiện tượng tắc ống dẫn do tính lưu động của bêtông giảm dần. Tốc độ đổ bêtông thích hợp vào khoảng 0.6 m3/phút. Trong 1 giờ tối thiểu phải đổ xong 4m dài cọc. Trong quá trình đổ bêtông đáy ống dẫn cần cắm sâu trong bêtông tối thiểu 2m và không quá 5m. Tốc độ rút hạ ống khống chế khoảng 1.5m/phút. Trong quá trình đổ bêtông cần thường xuyên thực hiện các công việc kiểm tra sau: Đo cao độ dâng lên của mặt bêtông trong lỗ sau mỗi lần đổ 1 xe bêtông. Từ đó xem xét để quyết định mức độ nhấc ống dẫn lên. Thường xuyên kiểm tra dây đo mặt dâng lên của bêtông tránh trường hợp dây bị dãn dài ra trong quá trình đo. Lưu ý phòng ngừa tốc độ đổ bêtông trong ống dẫn bị giảm khi đổ bêtông phần trên của cọc. - Đập sửa đầu cọc trước khi thi công bệ móng: cọc khoan nhồi sau khi đổ bêtông, trên đầu cọc thường có lẫn tạp chất và bùn nên cọc được đổ cao quá lên tối thiểu khoảng 1,2m so với cao độ đáy bệ. Sau khi đào đất hố móng xong, lớp bêtông xấu bên trên và phần thừa được đục bỏ hết đến cao độ thiết kế sau đó dùng nước rửa cho sạch mạt đá, cáùt bụi trên đầu cọc. - Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi trong quá trình thi công: nhằm hạn chế các khuyết tật do công nghệ thi công không thích hợp gây ra, trong quá trình thi công cần kiểm tra chặt chẽ các công đoạn thi công cọc bao gồm các điểm chính như sau: Kiểm tra dung dịch khoan: các thông số chủ yếu ban đầu của dung dịch vữa sét thường được khống chế như sau Hàm lượng cát : < 6%. Dung trọng : 1,05 - 1,15. Độ nhớt : 18 -45 sec (phương pháp phểu 500/700cc). Độ pH : 7 - 9. Khu vực xây dựng cầu nằm trong vùng nước mặn, do đó cần có biện pháp bảo vệ hố khoan để dung dịch khoan không bị nhiễm mặn trong suốt quá trình thi công. Ngoài ra có thể xem xét sử dụng phụ gia thích hợp để chống thoái hóa dung dịch khoan. Kiểm tra kích thước hố khoan: Đo chiều sâu: đáy hố khoan được coi như sạch nếu chiều sâu sau khi thổi rửa bằng hoặc sâu hơn một ít so với chiều sâu khoan. Kiểm tra độ thẳng đứng của lỗ khoan. Độ nghiêng không vượt quá 10 (1000:17). Trạng thái thành lỗ khoan. Kiểm tra sức kháng mũi cọc bằng cách đóng SPT: trước khi đổ bê tông lỗ khoan đầu tiên của từng trụ, mố phải tiến hành kiểm tra sức kháng mũi của đất nền bằng cách đóng SPT tại cao độ đáy lỗ khoan dự kiến để quyết định chiều dài cọc cho từng trụ, mố. Trị số SPT được xác định bằng 3 hiệp đóng. Kiểm tra bêtông trước khi đổ: bêtông thường được kiểm tra các thông số sau: Chọn thành phần cấp phối bêtông. Độ sụt cho từng xe đổ. Độ sâu ngập ống dẫn bêtông trong hỗn hợp bêtông. Khối lượng bêtông đã đổ trong lỗ cọc. - Ghi chép trong quá trình thi công: Trong quá trình thi công cần ghi chép thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc và các sự số xảy ra trong quá trình thi công các công đoạn sau: Đặt ống vách. Khoan tạo lỗ. Bơm dung dịch vữa sét. Thổi rửa đáy hố khoan. Kết quả đóng SPT. Đặt lồng thép. Đặt ống đổ bêtông. Rút ống vách. Thể tích bêtông cho từng cọc. Sự cố và cách xử lý (nếu có). I.3 Công tác chế tạo dầm : I.3.1 Yêu cầu về công tác ván khuôn Ván khuôn phải đáp ứng được những yêu cầu sau: - Ổn định, không biến hình khi chịu tải do trọng lượng và áp lực ngang của vữa bêtông mới đổ cũng như tải trọng khác trong quá trình thi công nhằm đảm bảo đường bao kết cấu đúng thiết kế. - Phải ghép kín tránh không cho vữa chảy ra. - Đảm bảo không tạo các vết sọc lồi lõm, rỗ trên bề mặt bêtông. - Độ võng của các bộ phận chịu uốn của ván khuôn không được vượt quá 1/400 chiều dài tính toán đối với các bộ phận bố trí ở bề mặt ngoài và 1/250 chiều dài tính toán đối với các bộ phận khác. - Bảo đảm đặt cốt thép và đổ bêtông được an toàn và thuận tiện. - Phải dùng được nhiều lần cho các bộ phận kết cấu cùng kích thước. * Để đảm bảo các yêu cầu nêu trên, toàn bộ ván khuôn dầm đều phải được gia công bằng thép. * Ván khuôn thành có thể được tháo khi cường độ bê tông đạt trên 25daN/cm2. Khi bê tông đạt trên 70% cường độ có thể tháo ván khuôn chịu lực I.3.2. Công tác cốt thép : - Cốt thép thường được gia công và đan buộc thành lưới, thành khung sườn trước khi cẩu lắp vào đúng vị trí. Cốt thép chỉ được gia công uốn nguội. - Mối nối cốt thép bằng nối buộc. Số mối nối trên 1 mặt cắt không quá 50% số lượng cốt thép. Các mối nối phải được đặt so le nhau tối thiểu bằng 25 lần đường kính và không đặt mối nối ở các vị trí chịu lực. - Các mối hàn của thép chịu lực cần phải được kiểm nghiệm chất lượng, cường độ của mối nối không được thấp hơn cường độ thép. - Chiều dày lớp bảo vệ cần được bảo đảm bằng cách kê các viên đệm vữa xi măng có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ. I.3.3. Các ống gen đặt cáp dự ứng lực : - Dùng các loại ống thép vỏ nhăn hình sóng, ống không được thủng lỗ hoặc rạn nứt. - Các ống gen đặt cáp dự ứng lực phải được cố định vào lồng cốt thép, đảm bảo. Khoảng cách theo thiết kế và không bị xê dịch trong quá trình đổ bê tông. I.3.4. Công tác bê tông : - Tất cả các vật liệu cấu thành từ Bêtông phải tuân thủ theo quy định hiện hành của TCVN 1770-86 và TCVN 4453-95 hoặc các quy trình tương đương. - Các yêu cầu về vật liệu : + Ximăng : Dùng ximăng Pooclăng PC30 hoặc PC40 phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành TCVN2982-92 + Cát : Dùng cát vàng hoặc cát có môđun độ nhỏ lớn hơn hoặc bằng 2.5 và theo qui định của Tiêu chuẩn vật liệu xây dựng TCVN4453-95 hoặc các tiêu chuẩn tương đương. + Đá : Dùng đá có có thành phần hạt Dmin= 5 à Dmax=25 , phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN4453-95 hoặc các tiêu chuẩn tương đương hiện hành . + Nước : Nước uống được là nước dùng để sản xuất Bêtông và phù hợp với tiêu chuẩn TCVN4506-87. + Phụ gia : Phụ gia dùng trong sản xuất Bêtông nhằm hai mục đích chính : Tăng tính công tác của Bêtông ( tăng độ sụt mà vẫn giữ nguyên tỷ lệ N/X) Kéo dài thời gian ninh kết của Bêtông , để phù hợp với khả năng cung cấp Bêtông. Việc sử dụng phụ gia phải tuân theo hướng dẩn của nhà sản xuất .Yêu cầu của phụ gia là không được chứa các tạp chất có thể ăn mòn cốt thép, làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của Bêtông cũng như chất lượng công trình . + Bêtông sản xuất ra phải đảm bảo các yêu cầu sau: Độ sụt . Độ đồng đều Thời gian sơ ninh kết tối thiểu là 8 giờ.(Không tính thời gian vận chuyển từ nơi khác đến) - Thi công đổ Bêtông: + Bê tông được cung cấp từ trạm trộn cố định hay từ máy trộn ở công trường. Kiểm tra mỗi mẻ đổ về độ sụt, thành phần cấp phối, khối lượng bê tông và được lấy mẫu thử tùy theo khối lượng bê tông được đổ. + Bê tông được đổ liên tục theo phương xiên góc 30o, phân lớp, phân đoạn (bầu dầm, bụng dầm, mặt dầm) bề dày mỗi lớp 20cm. + Khi đổ bê tông nên sử dụng các loại đầm dùi, đầm bàn, bố trí đầm cạnh (đầm rung) gắn trên thành ván khuôn. Lưu ý đầm chặt các vị trí bê tông ở bản đáy, bản bụng, các vị trí góc cạnh của tiết diện, các vị trí đặt, neo cáp dự ứng lực, vị trí có cốt thép dày đặc. + Việc đổ bê tông phải tiến hành liên tục, thời gian gián đoạn phải ít hơn thời gian sơ ninh kết. Thông thường thời gian tạm ngừng đổ bê tông không quá 45 phút, thời gian đổå bê tông mỗi phiến dầm không kéo dài quá 5 giờ. + Nhiệt độ môi trường khi đổ bê tông không quá 30°C. + Bảo dưỡng bê tông: bê tông sau khi đổ xong, ngay khi se vữa phải nhanh chóng phủ đậy và tưới nước bảo dưỡng liên tục trong thời gian thông thường là 7 ngày, khi phủ đậy không làm tổn thương và bôi bẩn bề mặt bê tông. Nước để bảo dưỡng bêtông phải cùng loại nước đổ bêtông. Đối với thời tiết hanh khô thì ít nhất là 3 giờ tưới một lần , ban đêm ít nhất 2 lần. I.3.5. Công tác căng cáp dự ứng lực : - Sau khi kết thúc đổ bê tông cho dầm, chờ cho bê tông đạt 90% cường độ thiết kế mới tiến hành căng kéo cáp dự ứng lực. - Khi căng cáp theo mặt cắt ngang dầm, cần tiến hành đối xứng để tránh hiện tượng xoắn vặn dầm. - Việc căng kéo được thực hiện bằng hai kích đặt ở hai đầu đoạn dầm và được thực hiện tuần tự trên từng đầu một, nghiêm cấm việc thực hiện căng kéo đồng thời trên hai kích. - Trước khi tiến hành căng kéo, cần làm vệ sinh các ống gen bằng cách bơm nước rửa sạch ống, sau đó làm khô ống. - Trình tự căng kéo được tiến hành theo các bước cấp tải như sau: + Bước 1 - Căng so dây: lực căng so dây là lực nhỏ thường không xác định được rõ ràng nhưng dấu hiệu của việc đã so dây là kim đồng hồ hết dao động và bắt đầu tăng đều. Đánh dấu để đo độ dãn dài của cáp. + Bước 2: Căng cáp theo từng cấp 20%Ptk đến khi đạt 80%Ptk, dừng lại 5 phút và đo độ dãn dài của cáp. + Bước 3: Căng đến 100%Ptk, dừng lại 5 phút và đo độ dãn dài của cáp, nghỉ 10 phút. + Bước 4: Căng đến 105%Ptk, dừng lại 5 phút và đo độ dãn dài của cáp, nghỉ 10 phút để ứng suất căng kéo đạt tới ổn định mới đóng neo cáp, sau đó hồi kích về 0. Việc hồi kích phải tiến hành từ từ, tránh tình trạng hồi kích nhanh gây dãn cáp, dẫn đến mất mát ứng suất trong thép cường độ cao. (Ptk – lực căng theo thiết kế: 13.2 T/1 sợi 12.7sợi mm) - Số lượng sợi cáp bị đứt, dịch trượt của mỗi bó sợi không quá 1 sợi và không vượt quá 1% tổng số sợi của mặt cắt. Nếu vượt quá số cho phép thì phải thay thế bằng sợi cáp khác. I.3.6. Công tác bơm vữa bảo vệ cáp dự ứng lực : - Vữa bơm lấp lòng ống tạo lỗ gồm: xi măng và nước có kết hợp với phụ gia hóa dẻo, phụ gia trương nở (có thể thàm khảo phụ gia INTRAPLAST “Z” của hãng SIKA), không dùng phụ gia đông cứng nhanh. Vữa bơm không có các chất xâm thực làm gỉ cốt thép, ít co ngót; độ linh động của vữa khoảng 13-15 giây. Cường độ vữa R28= 500KG/cm2. - Việc bơm vữa phải tiến hành ngay sau khi căng kéo cáp để tránh gỉ cốt thép, không được chậm quá 4 ngày. - Tiến hành bơm vữa từ đầu thấp lên đầu cao của một ống tạo lỗ với áp lực khoảng 10KG/cm2, trường hợp cao độ hai đầu ống gen bằng nhau phải lắp ống ven vữa vào phía đầu thoát khí và nâng cao độ miệng ống ven lên cao hơn cao độ phía đầu lắp ống bơm vữa. - Lắp 2 van vào bản đệm neo ở hai đầu bó cáp. Van nối với ống dẫn vữa của máy bơm gọi là cửa vào, van đầu bên kia gọi là cửa ra. Bơm liên tục vào ống cho đến khi vữa đầy trong lỗ và thoát ra ở cửa ra thì khóa van cửa ra lại, giữ máy một thời gian nhất định (tối thiểu 5 phút) với đồng hồ áp lực đạt (6-7kG/cm2), sau đó khóa van cửa vào. - Trường hợp ống bơm vữa bị tắc, áp lực bơm vượt quá áp lực cho phép thì cần tiến hành dừng bơm và xôùi rửa ống tạo lỗ bằng máy bơm nước áp lực cao từ phía ngược chiều cho đến khi sạch vữa hoàn toàn mới tiến hành lại công tác bơm vữa. I.3.7. Đổ bê tông bịt đầu đầu dầm : - Sau khi bơm vữa và tháo van xong, làm vệ sinh và làm nhám mặt bêtông khu vực hốc neo, lắp ván khuôn và tiến hành đổ bêtông bịt đầu neo. - Bêtông bịt đầu neo là dùng bêtông có phụ gia trương nở và cùng mác với bêtông dầm. - Việc bảo dưỡng tương tự như bê tông dầm. - Trong thi công tuyệt đối không được hàn cốt thép bịt đầu dầm vào neo. II. TRÌNH TỰ THI CÔNG : Công tác chuẩn bị bao gồm các công tác san lấp mặt bằng, chuẩn bị bến tạm, bãi tập kết vật liệu, tổ chức trạm trộn bê tông, hệ thống đà giáo phục vụ đổ bê tông, tập kết các thiết bị thi công như sà lan, cẩu các loại, phểu đổ bê tông, các vật tư như cát, đá, xi măng, chất phụ gia, cốt thép thường, cáp dự ứng lực … II.1. Thi công mố : Bước 1 : Chuẩn bị mặt bằng thi công - Chuẩn bị vật tư, máy móc thi công - Xác định phạm vi thi công, dùng máy ủi để san tạo mặt bằng thi công đến cao độ thi công là +1.88m Bước 2 : Hạ ống vách và khoan cọc - Xác định chính xác vị trí cọc - Dùng búa rung, rung hạ ống vách với đỉnh ống vách cánh mặt đất 1m và đáy ống vách gần qua lớp 1 đất yếu với chiều dài ống vách là 22m - Khoan tạo lỗ kết hợp vữa bentonit để giữ ổn định thành vách Bước 3 : Hạ lồng cốt thép và đổ bê tông cọc - Làm vệ sinh hố khoan - Hạ lồng cốt thép bằng cẩu 70T - Tiến hành đổ bê tông cọc bằng phương pháp rút ống thẳng đứng - Lặp lại các bước trên đến khi xong tất cả các cọc - Kiểm tra chất lượng cọc Bước 4 : Đào hố móng và đổ bê tông mố - Tiến hành đào hố móng kết hợp với thủ công đến cao độ -0.62m - Làm vệ sinh hố móng, đổ lớp vữa đệm dày 10cm - Đập đầu cọc, uốn cốt thép đầu cọc - Lắp dựng ván khuôn, bố trí cốt thép cho bệ - Tiến hành đổ bê tông bệ - Lắp dựng đà giáo, ván khuôn và bố trí thép cho thân mố - Đổ bê tông thân mố - Lắp dựng ván khuôn cho tường đỉnh, tường cánh và các thiết bị phụ tạm - Đổ bê tông cho tường đỉnh, tường cánh và đá kê gối - Thu dọn mặt bằng, hoàn thiện mố - Tháo dỡ đà giáo ván khuôn, thi công bản quá độ, đắp nón mố, các thiết bị phụ tạm II.2. Thi công trụ : Bước 1 : Chuẩn bị mặt bằng thi công - Chuẩn bị vật tư, máy móc thi công - Xác định phạm vi thi công - Nạo vét lòng sông tại trụ đến cao độ -3.88m - Lặp dựng giá búa đóng cọc định vị trên xà lan 600T - Tiến hành đóng cọc định vị dài 22m và khung dẫn hướng ống vách Bước 2 : Hạ ống vách và thi công cọc khoan nhồi - Dùng búa rung, rung hạ ống vách với đỉnh ống vách cánh MNTT là 2m và đáy ống vách gần qua lớp 1 đất yếu với chiều dài ống vách là 22m - Khoan tạo lỗ kết hợp vữa bentonit để giữ ổn định thành vách - Thổi rửa lỗ khoan và hạ lồng cốt thép - Tiến hành đổ bê tông cọc bằng phương pháp rút ống thẳng đứng - Lặp lại các bước trên đến khi xong tất cả các cọc - Kiểm tra chất lượng cọc Bước 3 : Đóng cọc ván thép - Dùng búa 3.5T đóng cọc định vị 2I450 - Lắp ráp vành đai khung chống làm khung định vị đóng cọc ván thép - Dùng búa 3.5T đóng cọc ván thép cừ LARSEN Bước 4 : Thi công bệ trụ - Đổ bê tông bịt đáy bằng phương pháp vữa dâng - Khi bê tông bịt đáy đạt cường độ, dung máy bơm hút nước làm khô hố móng - Lắp dựng ván khuôn bệ trụ và bố trí thép cho bệ trụ - Tiến hành đổ bê tông bệ trụ Bước 5 : Thi công thân trụ, xà mũ - Lắp dựng đà giáo, ván khuôn thân trụ và bố trí thép thân trụ - Tiến hành đổ bê tông thân trụ - Lắp dựng đà giáo, ván khuôn xà mũ và bố trí thép xà mũ - Tiến hành đổ bê tông xà mũ - Bảo dưỡng bê tông trụ và hoàn thiện - Tháo dỡ vòng vây cọc ván thép và khung định vị. II.3. Thi công kết cấu nhịpï : Bước 1 : Thi công nhịp 1 - San lấp mặt bằng làm đường công vụ - Xác định vị trí đứng của cần cẩu và đưa cần cẩu 70T vào vị trí - Đưa dầm vào tầm với của cần cẩu - Cần cẩu lấy dầm và đưa về gối đặt đúng vị trí - Cần cẩu lùi để lấy và lắp dầm tiếp theo cho đến hết nhịp 1 Bước 2 : Thi công nhịp 2 - Đưa dầm và cẩn cẩu lên xà lan 600T - Xác định vị trí đứng của cần cẩu trên xà lan 600T - Đưa xà lan 600T vào vị trí - Cần cẩu lấy dầm và đưa về gối đặt đúng vị trí - Cần cẩu lùi để lấy và lắp dầm tiếp theo cho đến hết nhịp 2 Bước 3 : Thi công nhịp nhịp giữa và các nhịp còn lại - Di chuyển xà lan tới đúng vị trí nhịp giữa - Cần cẩu lấy dầm và đưa về gối đặt đúng vị trí - Cần cẩu lùi để lấy và lắp dầm tiếp theo cho đến hết nhịp giữa - Tương tự lắp nhịp 4 và 5 giống như nhịp 2 và 1 Bước 4 : Hoàn thiện - Lắp đặt ván khuôn cho dầm ngang và bản mặt cầu - Tiến hành đổ bê tông dầm ngang, bản mặt cầu, lớp tạo dốc, lớp phủ mặt cầu và khe co giãn - Hoàn thiện III. TÍNH TOÁN THI CÔNG : 1. Tính ván khuôn dầm : - Ta có : + Trọng lượng riêng của thép làm ván khuôn: gs= 7.85 T/m3 + Cường độ của thép làm ván khuôn : fy = 280 Mpa =28000T/m2 + Trọng lượng riêng của bêtông cốt thép : gc = 2.5T/m3 - Chọn sơ bộ kích thước ván khuôn: +Chiều dài ván khuôn: 1 m +Chiều cao ván khuôn bằng chiều rộng đáy dầm : 0.6 m +Dự kiến chiều dày ván khuôn : 10mm Trọng lượng bản thân của ván khuôn: =>Trọng lượng bản thân của ván khuôn phân bố trên 1 m dài : + Trọng lượng bêtông tác dụng lên ván khuôn: =>Trọng lượng bêtông phân bố trên 1 m dài : - Các hoạt tải tác dụng lên ván khuôn: +Lực động do bêtông đổ xuống ván: 0.2 (T/m2) +Trọng lượng do người và thiết bị : 0.25(T/m2) +Trọng lượng do đầm rung : 0.2(T/m2) +Trọng lượng đơn vị cốt thép : 0.1(T/m2) Þ Tổng các hoạt tải : 0.75(T/m2) Hoạt tải phân bố trên 1 m dài ván khuôn: q3=0.75x1=0.75(T/m) Þ Tổng các lực phân bố tác dụng lên ván khuôn: q=q1 + q2 + q3 = 0.0471 + 1.5 + 0.75 =2.2971 (T/m) - Sơ đồ tính ván khuôn: + Ta có môment lớn nhất : + Ta có công thức tính cường độ của thép làm ván khuôn : Với W : là môment kháng uốn. Ta có : Vậy bề dày ván khuôn tính toán gần bằng bề dày ván khuôn dự kiến , nên ta lấy bề dày ván khuôn đáy là b = 10mm. 2. Tính chiều dày lớp bê tông bịt đáy : Lực ma sát giữa bê tông và cọc phải cân bằng với lực đẩy Archimet. Do đó chiều dày lớp bê tông bịt đáy xác định theo công thức sau : gc*h*F + n*U*t*h ³ gn*(h+h1)*F Trong đĩ : gc : trọng lượng riêng của bê tông, gc = 2.5T/m2 gn : trọng lượng riêng của nước, gn = 1 T/m2 h : chiều dày lớp bê tông bịt đáy h1 : chiều cao từ MNTT đến đáy bệ, h1 = 4.31 m n : số cọc trong hố, n = 5 cọc U: chu vi cọc khoan nhồi U = pd = 3.14*1 = 3.14 m F : diện tích hố móng ( mở rộng thêm mỗi bên 2m để thuận tiện cho thi công) F = 9* 12 = 108 (m2) t : lực ma sát giữa bê tông và cọc t = 20 T/m2 Ta có : 2.5*108*h + 5*3.14*2* h ³ 1*(h + 4.31) *108 Þ Chọn chiều dày lớp bê tông bịt đáy là 1 m. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS Lê Đình Tâm Cầu bê tông cốt thép trên đường ô tô (tập 1). ( NXB XD ) 2. GS.TS Nguyễn Viết Trung Ví Dụ Tính Toán Mố Trụ Cầu ( NXB GTVT ) 3. GS.TS Nguyễn Viết Trung – PGS.TS Hoàng Hà Các Ví Dụ Tính Toán Dầm Cầu Chữ I, T, Super-T BTCT DƯL ( NXB XD ) 4. GS. TSKH. Bùi Anh Định – PGS. TS Nguyễn Sỹ Ngọc – Th.S Đào Duy Lâm Nền Và Móng Công Trình Cầu Đường ( NXB XD) 5. Châu Ngọc Ẩn Nền Móng ( NXB ĐHQG T.PHCM ) 6. Phạm Huy Chính Tính Toán Thiết Kế Thi Công Cầu ( NXB XD ) 7. Quy Trình Thiết Kế + Tiêu Chuẩn Thiết Kế Cầu 22TCN 272 - 05 + Tiêu Chuẩn Thiết Kế Móng Cọc TCXD 205 – 1998 + Kết Cấu Bê Tông Cốt Thép Theo Quy Phạm Hoa Kỳ – ACI 318 8. Internet

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTCTC.doc
  • xlsbmc - dam ngang.xls
  • dwgcoc KN.dwg
  • dwgdam chinh.dwg
  • dwgdam ngang.dwg
  • xlsdamchinh.xls
  • dwgGIOI THIEU.dwg
  • dwglan can.dwg
  • docloi cam on.doc
  • dwgmo.dwg
  • xlsmocau.xls
  • docmuc luc.doc
  • xlsso bo pa1.xls
  • xlsso bo pa2.xls
  • docso sanh 2pa.doc
  • dwgSOBO PA1.dwg
  • dwgSOBO PA2.dwg
  • dwgTHI CONG KCN.dwg
  • dwgTHI CONG MO.dwg
  • dwgthi cong tru.dwg
  • docTRANG BIA.doc
  • dwgtru.dwg
  • xlstrucau.xls