MỤC LỤC
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH:
1.1. CÁC THẾ HỆ MÁY TÍNH .trang 6
1.2. PHÂN BIỆT MÁY TÍNH XÁCH TAY VÀ MÁY BÀN trang 11
1.3. PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀN .trang 11
PHẦN 2. NHỮNG THÀNH PHẦN CƠ BẢN TRONG MÁY TÍNH:
2.1. MAINBOARD .trang 14
2.2. CPU .trang 20
2.3. RAM . .trang 23
2.4. Ổ ĐĨA CỨNG . . .trang 28
2.5. CD, CD-RW, DVD . .trang 38
2.6. FDD .trang 42
2.7. BÀN PHÍM , CHUỘT . .trang 43
2.8. MÀN HÌNH .trang 50
2.9. BỘ NGUỒN . trang 58
2.10. VỎ MÁY . trang 64
PHẦN 3. BẢO TRÌ , NÂNG CẤP MÁY TÍNH:
3.1. BẢO TRÌ MÁY TÍNH .trang 68
3.2. NÂNG CẤP MÁY TÍNH . .trang 70
- NÂNG CẤP CPU .trang 70
- NÂNG CẤP RAM trang 71
- NÂNG CẤP ROM BOIS .trang 73
- NÂNG CẤP HDD . trang 75
- NÂNG CẤP CD-ROM, CD-RW .trang 76
- NÂNG CẤP HỆ ĐIỀU HÀNH .trang 76
PHẦN 4. MỘT SỐ LỖI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC:
4.1. LỖI MAINBOARD .trang 78
4.2. LỖI Ổ CỨNG .trang 79
4.3. LỖI RAM .trang 79
4.4. LỖI CPU .trang 80
4.5. LỖI NGUỒN MÁY TÍNH .trang 81
4.6. LỖI MÀN HÌNH . .trang 81
4.7. LỖI MÁY TÍNH NHẬN BIẾT QUA ÂM THANH .trang 82
83 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3364 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu cấu trúc bảo trì máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố về thời gian trong ổ đĩa cứng
Thời gian tìm kiếm trung bình (Average Seek Time) là khoảng thời gian trung bình (theo mili giây: ms) mà đầu đọc có thể di chuyển từ một cylinder này đến một cylinder khác ngẫu nhiên (ở vị trí xa chúng). Thời gian tìm kiếm trung bình được cung cấp bởi nhà sản xuất khi họ tiến hành hàng loạt các việc thử việc đọc/ghi ở các vị trí khác nhau rồi chia cho số lần thực hiện để có kết quả thông số cuối cùng.Thông số này càng thấp càng tốt.
Thời gian tìm kiếm trung bình không kiểm tra bằng các phần mềm bởi các phần mềm không can thiệp được sâu đến các hoạt động của ổ đĩa cứng.
Thời gian truy cập ngẫu nhiên (Random Access Time): Là khoảng thời gian trung bình để đĩa cứng tìm kiếm một dữ liệu ngẫu nhiên. Tính bằng mili giây (ms).
Đây là tham số quan trọng do chúng ảnh hưởng đến hiệu năng làm việc của hệ thống, do đó người sử dụng nên quan tâm đến chúng khi lựa chọn giữa các ổ đĩa cứng. Thông số này càng thấp càng tốt.
Thời gian làm việc tin cậy MTBF: (Mean Time Between Failures) được tính theo giờ (hay có thể hiểu một cách đơn thuần là tuổi thọ của ổ đĩa cứng). Đây là khoảng thời gian mà nhà sản xuất dự tính ổ đĩa cứng hoạt động ổn định mà sau thời gian này ổ đĩa cứng có thể sẽ xuất hiện lỗi (và không đảm bảo tin cậy).
Một số nhà sản xuất công bố ổ đĩa cứng của họ hoạt động với tốc độ 10.000 rpm với tham số: MTBF lên tới 1 triệu giờ, hoặc với ổ đĩa cứng hoạt động ở tốc độ 15.000 rpm có giá trị MTBF đến 1,4 triệu giờ thì những thông số này chỉ là kết quả của các tính toán trên lý thuyết. Hãy hình dung số năm mà nó hoạt động tin cậy (khi chia thông số MTBF cho (24 giờ/ngày × 365 ngày/năm) sẽ thấy rằng nó có thể dài hơn lịch sử của bất kỳ hãng sản xuất ổ đĩa cứng nào, do đó người sử dụng có thể không cần quan tâm đến thông số này.
2.4.6. Bộ nhớ đệm:
Bộ nhớ đệm (cache hoặc buffer) trong ổ đĩa cứng cũng giống như RAM của máy tính, chúng có nhiệm vụ lưu tạm dữ liệu trong quá trình làm việc của ổ đĩa cứng.
Độ lớn của bộ nhớ đệm có ảnh hưởng đáng kể tới hiệu suất hoạt động của ổ đĩa cứng bởi việc đọc/ghi không xảy ra tức thời (do phụ thuộc vào sự di chuyển của đầu đọc/ghi, dữ liệu được truyền tới hoặc đi) sẽ được đặt tạm trong bộ nhớ đệm. Đơn vị thường bính bằng kB hoặc MB.
Hệ điều hành cũng có thể lấy một phần bộ nhớ của hệ thống (RAM) để tạo ra một bộ nhớ đệm lưu trữ dữ liệu được lấy từ ổ đĩa cứng nhằm tối ưu việc xử lý đối với các dữ liệu thường xuyên phải truy cập, đây chỉ là một cách dùng riêng của hệ điều hành mà chúng không ảnh hưởng đến cách hoạt động hoặc hiệu suất vốn có của mỗi loại ổ đĩa cứng. Có rất nhiều phần mềm cho phép tinh chỉnh các thông số này của hệ điều hành tuỳ thuộc vào sự dư thừa RAM trên hệ thống.
2. 5. CD, CD-RW, DVD:
Ngày nay ổ ghi CD (CD Burner) đã trở thành một thiết bị chuẩn trong các máy tính thế hệ mới và càng ngày càng có nhiều người say mê nhạc trang bị CD Burners cho hệ thống máy tính .
Đã hiểu được những yếu tố cơ bản trong công nghệ CD. CD lưu trữ nhạc và các file khác dưới dạng số (Digital), có nghĩa là các thông tin trên đĩa được thể hiện dưới dạng dãy các số 0 và 1. Trên đĩa CD thông thường, những số 0 và 1 được thể hiện bởi hàng triệu các điểm gồ lên (Bump) và các chỗ phẳng trên bề mặt phản xạ của đĩa. Các Bump và chỗ phẳng này được sắp xếp trên các rãnh liên tục chỉ rộng khoảng 0,5 micron và dài tới 5 km. Để đọc các thông tin này, CD Player sẽ chiếu các tia Laser lên bề mặt các rãnh này. Khi tia Laser chiếu vào một vùng phẳng trên rãnh, tia Laser được phản xạ trực tiếp tới bộ phận cảm biến quang (Optical Sensor) trên hệ thống Laser. Khi đó CD Player hiểu đó là số 1. Khi tia Laser chiếu lên các Bump, ánh sáng được phản xạ theo hướng khác và không tới được Optical Sensor, CD Player sẽ nhận ra đó là số 0.
Các Bump được sắp xếp thành hình xoắn ốc liên tục, bắt đầu từ phía tâm của đĩa. CD Player sẽ quay đĩa trong khi hệ thống Laser chuyển động từ phía gần tâm CD ra ngoài. Ở tốc độ ổn định, các Bump ở phía rìa CD chuyển động nhanh hơn các Bump phía tâm của CD. Để giữ các Bump chuyển động bất biến so với hệ thống Laser, CD Player phải làm giảm tốc độ quay của đĩa khi hệ thống Laser dịch chuyển dần ra ngoài.
Các máy chế tạo CD dùng tia Laser cường độ cao để khắc các sơ đồ Bump vào các đĩa thuỷ tinh được tráng vật liệu quang điện trở. Qua các quá trình công phu, các sơ đồ Bump này được “in” lên đĩa bằng chất liệu Acrylic. Sau đó chúng được tráng một lớp nhôm hoặc một kim loại khác để tạo bề mặt phản xạ có thể đọc được. Cuối cùng đĩa được tráng một lớp Plastic trong suốt để bảo vệ bề mặt kim loại phản xạ chống các vết xước và hỏng bề mặt.
Để có được một đĩa CD, nhà sản xuất phải thực hiện các công việc khá tinh vi và phức tạp bao gồm nhiều bước và sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau. Do quá trình sản xuất phức tạp nên CD không được sản xuất đơn lẻ. Nó chỉ khả thi trong việc sản xuất hàng loạt và các đĩa CD phải có cùng nội dung. Do vậy các CD truyền thống vẫn được coi là thiết bị lưu trữ “Read Only” cỡ trung bình đối với đa số người tiêu dùng giông như LP hay DVD thông thường.
Do nhu cầu lưu trữ thông tin ngày càng lớn trong khi dung lượng các đĩa mềm sử dụng trong máy tính không đáp ứng được, vào đầu thập kỷ 90 các chuyên gia trong lĩnh vực này đã cố gắng tìm cách để tạo ra các đĩa CD có khả năng ghi dữ liệu dạng số. Để đáp ứng nhu cầu này các hãng sản xuất điện tử đã giới thiệu một giải pháp cho phép mã hoá CD với các bước đơn giản. CD-R (CD Recordable Disc) không có bất kỳ Bump hay vùng phẳng nào trên bề mặt. Thực chất nó có một lớp kim loại phản xạ trơn nằm trên một lớp mạ chất cảm quang.
Khi đĩa chưa được ghi thông tin gì (Blank Disc) lớp mạ có mầu trong mờ, ánh sáng có thể đi qua và phản xạ trên bề mặt kim loại. Nhưng khi lớp mạ này được làm nóng với tia sáng hội tụ có tần số đặc biệt và cường độ mạnh nó sẽ chuyển thành đục và ánh sáng không thể xuyên qua được. Bằng cách tạo ra các điểm mờ liên tục trên rãnh CD đồng thời với các vùng trong mờ, chúng ta có thể tạo ra một sơ đồ số mà CD Player chuẩn có thể đọc được. Ánh sáng Laser sẽ phản xạ trở lại bộ cảm biến khi chiếu lên lớp mạ trong mờ giống như khi nó phản xạ lại từ các vùng phẳng ở CD thông thường.
Công việc của CD Burner là tạo ra (Burn) các sơ đồ số trên đĩa CD trắng. Do các dữ liệu được mã hoá chuẩn xác trên bề mặt nhỏ như vậy nên hệ thống ghi phải hoạt động cực kỳ chính xác. CD Burner điều khiển hệ thống Laser hệt như CD Player nhưng ở CD Burner chúng không gọi là “Read Laser” mà là “Write Laser”. Write Laser mạnh hơn Read Laser và tác động lên đĩa hoàn toàn khác: thay đổi bề mặt chứ không phản xạ lại ánh sáng. Read Laser không đủ mạnh để làm đục lớp mạ nên có thể chạy đĩa CD-R trên ổ CD mà không sợ bị phá huỷ dữ liệu ghi trên đó.
Write Laser cũng di chuyển từ phía gần tâm ra ngoài một cách chính xác như Read Laser khi đĩa quay. Lớp Plastic ở dưới cùng của đĩa có các đường rãnh được chế tạo sẵn sẽ hướng dẫn hệ thống Laser đi theo đường chính xác. Để đồng nhất tốc độ quay với chuyển động của hệ thống Laser, CD Burner giữ cho tia Laser đi theo rãnh ghi ở một tốc độ không đổi. Để ghi dữ liệu, CD Burner dễ dàng bật tắt Laser Writer đồng bộ với sơ đồ 1 và 0. Các điểm đục được mã hoá thành 0 còn các vùng trong mờ được mã hoá thành 1.
Hầu hết các CD Burner đều có thể tạo ra các đĩa CD hoạt động được ở nhiều tốc độ (Multiple Speed). Ở tốc độ 1X, tốc độ quay của CD bằng với tốc độ khi nó được đọc bởi CD Player có nghĩa là phải mất đúng 60 phút để ghi đoạn nhạc dài 60 phút. Trong khi với tốc độ 2X chỉ cần nửa giờ là có thể ghi được đoạn nhạc trên. Ở những tốc độ ghi lớn, CD Burner phải có hệ thống điều khiển Laser đặc biệt đồng thời tốc độ kết nối giữa CD Burner và máy tính phải được đảm bảo. Ngoài ra loại đĩa trắng dùng để ghi cũng phải được thiết kế phù hợp với việc ghi dữ liệu ở tốc độ này.
Ưu điểm chính của đĩa CD-R là nó có thể được dùng với hầu hết các loại CD Player và CD-ROM đang được sử dụng rất nhiều để lưu trữ nhạc và dữ liệu. Thêm vào đó nó có khả năng lưu trữ lớn và tương đối rẻ. Trở ngại chính của kiểu công nghệ này là không thể sử dụng lại được đĩa đã ghi. Một khi đĩa trắng đã được ghi dữ liệu, nó không thể xoá và ghi lại được. Trong những năm giữa thập kỷ 90, các hãng điện tử lại giới thiệu một dạng CD mới giải quyết được vấn đề này đó là CD-RW (CD Rewritable).
Công nghệ CD-R cho phép tạo ra đĩa CD-R lưu trữ được rất nhiều dữ liệu. Chúng có thể làm việc với hầu hết các loại CD Player và giá tươg đối rẻ. Tuy nhiên, không giống như các thiết bị lưu trữ khác như băng hay đĩa mềm, CD-R không thể ghi lại lần nữa một khi đã lưu dữ liệu vào. Đĩa CD-RW là một bước tiến so với CD-R, nó được xây dựng thêm chức năng xoá (Erase Function) cho phép ghi đè lên toàn bộ dữ liệu cũ dựa trên công nghệ Phase-Change Technology. Trong đĩa CD-RW, phần tử Phase-Change là một hợp chất hóa học của Bạc, Telua, Antimon và Indi. Với tác động vật lý, định dạng của hợp chất này sẽ thay đổi khi được làm nóng ở một nhiệt độ nào đó. Khi hợp chất này được làm nóng đến nhiệt độ nóng chảy (khoảng 600 độ C) nó sẽ chuyển sang dạng lỏng còn ở nhiệt độ kết tinh (khoảng 200 độ C) nó sẽ chuyển sang thể rắn. Khi làm nóng hợp chất trong đĩa CD-RW đến nhiệt độ nóng chảy rồi làm lạnh thật nhanh nó sẽ vẫn còn ở dạng lỏng và không định hình ngay cả khi ở dưới nhiệt độ kết tinh. Để kết tinh hợp chất này, phải giữ hợp chất ở đúng nhiệt độ kết tinh một khoảng thời gian nào đó để chúng chuyển sang trạng thái rắn trước khi làm lạnh lại.
Hợp chất dùng trong đĩa CD-RW khi ở trạng thái kết tinh sẽ trong mờ và khi ở dạng lỏng không định hình sẽ hấp thu được hầu hết ánh sáng. Với một CD trắng mọi chất liệu trên vùng ghi dữ liệu đều ở thể kết tinh, ánh sáng sẽ chiếu qua lớp này đến lớp kim loại và phản xạ lại bộ cảm biến ánh sáng. Để mã hoá thông tin trên đĩa, CD Burner dùng Write Laser làm nóng hợp chất đến nhiệt độ nóng chảy. Kết quả là đối với CD-R các đốm đục được tạo ra còn đối với CD thông thường là các Bump, chúng không phản xạ trở lại các tia Laser trên lớp kim loại. Mỗi vùng không phản xạ được tia Laser trên đĩa được biểu thị bằng số 0 còn các điểm vẫn kết tinh và phản xạ lại tia Laser được biểu thị bằng số 1Với CD-R, Read Laser không đủ mạnh để thay đổi trạng thái lớp vật liệu dùng để ghi dữ liệu và yếu hơn Write Laser. Khi Erase Laser không đủ mạnh để làm nóng chảy hợp chất trên CD-WR, nó có cường độ cần thiết để làm nóng hợp chất đến điểm kết tinh. Bằng cách giữ hợp chất ở nhiệt độ này, Erase Laser làm hợp chất trở về trạng thái kết tinh và kết quả là nó xoá bỏ mọi vùng hiển thị số 0. Giờ đây đĩa đã xoá có thể dùng để lưu dữ liệu mới. Do đĩa CD-RW không phản xạ tia sáng nhiều như dạng CD cũ nên không thể đọc nó bởi CD Player và CD-ROM kiểu cũ và chủ yếu được dùng để Backup dữ liệu.
2.6. FDD:
Là thiết bị dung để đọc và ghi đĩa mền , ứng với mỗi loại kích thước của mỗi loại đĩa mền ta sẽ có một loại ổ đĩa mền khác nhau do người ta sản xuất loại đĩa mền kích thước khác nhau và hỗ trợ dung lương cao .
Lịch sử phát triển : lịch sử phát triển của ổ đĩa mềm luôn song hành với sự phát triển của đĩa mền , nhưng trong quá trình phát triển đĩa mền do có các phương tiện lưu trữ dữ liệu khác có nhiều ưu điển hơn hẳn so với lưu trữ bằng đĩa mền lên đĩa mền hiến khi còn được sử dụng chúng biến mất khỏi các máy tính ngay nay.
Cấu tạo và hoạt động :các đĩa mền lưu trữ dữ liệu thông qua lưu trữ trên bề mặt , do đó ổ đĩa mền dựa trên nguyên lý đọc và ghi theo tính chất từ . ổ đĩa mền có cấu tạo một phần giống như các ổ đĩa cứng , nhưng mọi chi tiết bên trong nó có yêu cầu thấp hơn ổ đĩa cứng , tất cả các cách làm việc với đĩa mềm đều qua một khe hẹp của đĩa mền .
2.7. BÀN PHÍM , CHUỘT MÁY TÍNH :
2.7.1. chuột máy tính :
2.7.1.1. Cơ chế cảm ứng :
2.7.1.1.1. cơ học:
Bất cứ ai đang sử dụng máy vi tính đều biết rõ vai trò và ảnh hưởng vô cùng quan trọng của chuột (mouse) máy vi tính như thế nào! Được Douglas Engelbart phát minh năm 1964, nó không phải là thứ gì mới mẻ hay quá rắc rối nhưng là thành phần không thể thiếu trong suốt mấy chục năm nay. Trong nhiều năm phát triển, chuột máy tính cũng có nhiều biến đổi và cải tiến, không chỉ về kiểu dáng mà còn cả công nghệ cảm ứng. Chuột ngày nay có độ nhạy và nhiều tính năng tốt hơn rất nhiều so với vài năm trước đây
Đây là cơ chế khởi thủy của chuột và kéo dài hàng chục năm sau đó và hiện nay vẫn có thể tìm thấy các lọai chuột bi (một nhánh của cơ chế cảm ứng cơ) ở cửa hàng. Chú chuột
Máy tính xuất hiện đầu tiên trên thế giới có kích thước khá lớn với hai bánh xe vuông góc nhau và bạn sẽ sử dụng cả hai tay để điều khiển nó: một tay cầm chuột và tay kia cầm một bàn phím nhỏ có khoảng 5 nút bấm. Tới năm 1970, kĩ sư Bill English của Xerox PARC đã thay thế bánh xe cổ điển bằng một viên bi nổi tiếng mà chúng ta đều biết. Viên bi này có thể chuyển động theo mọi hướng, chuyển động này sẽ được hai bánh xe nhỏ bên trong chuột ghi nhận, trên bánh xe có các khe hở nhỏ cho phép một tia sáng phát qua tới đầu cảm ứng bên kia, mỗi lần ngắt sẽ cho biết chuột di chuyển. Cuối cùng, một thiết bị cảm ứng sẽ thu thập tín hiệu và tổng kết thành giá trị tọa độ tương ứng của chuột trên màn hình. Kiểu thiết kế này được dùng trong suốt thập kỉ 80, 90. kiểu dáng hiện đại mà bạn thấy được thiết kế ban đầu tại học viện EPFL (trái tim của công nghệ Châu Au thời kì đó), sau đó sản phẩm hòan thiện được tung ra thị trường lần đầu tiên thông qua một chi nhánh của EPFL mà sau này trở thành một trong những nhà sản xuất thiết bị trỏ (Pointing Device) tên tuổi – Logitech
2.7.1.1.2.Quang học:
Cơ chế của chuột quang học là bước tiến đáng kể trong chế tạo chuột. Nó loại bỏ hoàn toàn thành phần cơ học (bi và bánh xe), thay bằng một thiết bị bắt hình siêu nhỏ. Thiết bị này sẽ liên tục “chụp” lại bề mặt mà người dùng di chuột và thông qua phép so sánh giữa những bức hình này, bộ xử lí bên trong chuột sẽ tính toán được tọa độ. Nói một cách nôm na, chuột bi sử dụng đầu cảm ứng quang để bắt chuyển động của viên bi thì chuột quang sử dụng thiết bị ghi hình để bắt chuyên động của bề mặt. Trên thực tế, để tính toán chính xác thì hình ảnh chụp phải tốt. Vì thế, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là phải có thiết bị soi sáng bề mặt và một thiết bị gọi là đèn LED đỏ được sử dụng cho việc này. Khi chiếu sáng bề mặt, tia sáng sẽ bị phản chiếu và hội tụ thông qua một thấu kính trước khi chạm vào bộ cảm ứng. Nhờ thế hình ảnh sẽ rất chi tiết. Ưu điểm của thế hệ chuột quang học là không có các bộ phận cơ nên hoàn toàn không sợ hỏng hóc do ăn mòn hay bụi bẩn. Việc bảo trì cũng rất đơn giản (chỉ cần lau mắt đọc là xong). Thêm vào đó độ chi tiết và độ nhạy của cơ chế cảm ứng quang cũng tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên chuột quang không thể làm việc trên bề mặt bóng hoặc trong suốt, còn các bề mặt sặc sỡ thì chuột họat động không chính xác. Điều này đúng với những thế hệ chuột đầu tiên. Ngòai ra, một số loại chuột rẻ tiền có hệ thống xử lí hình ảnh kém sẽ không đủ khả năng tính toán khi người dùng di chuyển với tốc độ nhanh (chuột cao cấp có thể theo được tốc độ di chuyển lên tới 1m/s). và điểm yếu cuối cùng của chuột quang là “ngốn” điện nhiều hơn chuột cơ.
2.7.1.1.3. Laser:
Cảm ứng laser là công nghệ mới nhất và tiên tiến nhất hiện nay. Không chỉ thừa hưởng đầy đủ ưu điểm quang học mà chuột laser còn có nhiều đặc điểm ưu việt khác. Được giới thiệu đầu tiên vào năm 2004 dưới sự hợp tác của Logitech và Agilent Technologies, Logitech MX1000 là đại diện đầu tiên của thế hệ chuột laser xuất hiện trên thị trường. Chú chuột này sử dụng một tia laser nhỏ thay thế cho đèn LED nhỏ thông thường. Công nghệ laser cho phép tia sáng có độ tập trung cao hơn và đặc biệt ổn định. Nhờ thế chuột có thể tăng độ chi tiết của hình ảnh “chụp” tới 20 lần trên lí thuyết. Tuy nhiên MX1000 không đáp ứng tức thời khi bạn nhấc nó lên rồi để xuống, điều này là do tính năng tiết kiệm năng lượng của nó (những phiên bản sau này không rơi vào tình trạng đó).
2.7.1.2. Kiểu kết nối:
2.7.1.2.1. Có dây:
Serial: chuột sử dụng cổng nối tiếp serial (hay còn gọi là cổng COM) rất thông dụng vào thập kỉ 90 nhưng hiện nay rất ít gặp, một phần do cổng COM già cỗi và chậm chạp dần dần bị lọai khỏi thế hệ máy tính mới. Ngoài ra, sự thống trị của USB cũng góp phần “tiễn” nó vào dĩ vãng.
PS2: được dùng trong thời gian khá dài và bây giờ vẫn còn, mỗi bo mạch chủ vẫn có hai cổng PS2 dành cho chuột và bàn phím. Tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng của chuẩn USB mà PS2 dần bị đẩy tới bờ tuyệt chủng. Hầu hết các lọai chuột mới đều sử dụng cổng USB và đi kèm một adapter chuyển đổi USB PS2
USB: đây là chuẩn giao tiếp thông dụng nhất hiện nay đối với các lọai chuột dù “có đuôi” hay “không đuôi”, bạn khó có thể tìm được lọai chuột nào không yêu cầu một cổng USB trống trên máy vi tính. Ưu điểm của USB chính là băng thông rộng hơn nhiều lần so với Serial hay PS2, vì thế các lọai chuột cao cấp có thể gửi số lượng lớn tín hiệu định vị tới PC và như vậy , tính chính xác cũng như độ nhạy cảm sẽ tăng đáng kể. Một số nhà sản xuất còn sử dụng kênh dữ liệu 16-bit tăng cường độ chính xác và giảm độ trễ so với kết nối 8-bit thường thấy trên dòng chuột “bình dân”.
2.7.1.2.2. Không dây:
Sóng radio: đây là kiểu kết nối không dây đầu tiên và cũng thông dụng nhất được các nhà sản xuất trang bị cho chuột không dây của ho. Một bộ chuột máy tính dùng giao tiếp kiểu này gồm bộ thu tín hiệu kết nối với máy tính và chuột rời không dây lắp pin. Hai thành phần này giao tiếp với nhau qua sóng radio ở tần số 27MHz. một số công nghệ mới như Fast RF của Logitech giảm đáng kể mức trễ khi phát, nhận tín hiệu.
Bluetooth: vốn được coi như một kiểu kết nối không dây để trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị di động. Thời gian gần đây, những thiết bị trỏ sử dụng kết nối Bluetooth xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Một số ví dụ như Dinovo Media Desktop của Logitech hay Microsoft Optical Desktop Elite for Bluetooth. Về cơ bản, chuột không dây sử dụng Bluetooth có thể làm việc với hầu hết các thiết bị thu/phát Bluetooth nhưng nếu dùng đúng bộ thu đi kèm, người dùng sẽ tận dụng được những tính năng đặc biệt mà nhà sản xuất trang bị. So với chuột dùng sóng Radio, sản phẩm Bluetooth có tầm họat động xa hơn, độ trễ thấp hơn và băng tần sử dụng là 2,4GHz.
RFID: đây là phát minh độc nhất vô nhị về chuột không dây do A4Tech đưa ra. Chuột sử dụng RFID ví dụ như A4Tech ND-30 RFID buộc người dùng phải sử dụng kèm theo bàn di riêng. Điểm mạnh của kiểu thiết kế này là chuột không cần sử dụng pin hay dây dẫn, vì thế trọng lượng chuột rất nhẹ. Tín hiệu tọa độ sẽ được ghi nhận thông qua trường điện từ giữa bàn di kết nối vào máy tính và chuột. Tuy nhiên bạn nên chú ý rằng RFID bị giới hạn về tầm họat động: chỉ bằng đúng độ dài dây dẫn nối bàn di vào cổng USB máy tính.
2.7.1.3. Bàn phím bánh và xe cuộn :
Ngược với thiết kế bên trong, nút bấm của chuột cải tiến khá chậm chạp và hình như chỉ thay đổi về số lượng, kiểu dáng và vị trí mà thôi. Chú chuột “tổ” do Engelbart phát minh đầu tiên chỉ có một nút bấm và sau đó tăng lên 3 nút. Những loại chuột ban đầu thường có từ một tới ba nút và về sau tăng lên bốn hoặc hơn. Tuy vậy, về cơ bản, mỗi loại chuột đều có tối thiểu hai nút bấm chính. Nhiệm vụ của nút bên trái là chọn và khởi động các đối tượng, nút phải để mở các menu tính năng của đối tượng mà người dùng đã chọn.
Những năm cuối thế kỉ 20, chuột máy tính có một số cải tiến về phím bấm. Sản phẩm thời kì này thường có 5 phím khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng mà những phím phụ này có nhiều chức năng riêng biệt, ví dụ như Forward (tiến), Backward (lùi) khi duyệt web, chúng cũng có thể được gán nhiều tính năng tùy chon tùy vào phần mềm đi kèm. Theo Douglas Engelbart, số lượng phím bấm tối ưu của chuột nên càng nhiều càng tốt và thực tế đã cho thấy điều đó là đúng.
Một phát minh quan trọng trong thiết kế chuột nói riêng và các thiết bị trỏ nói chung chính là bánh xe nhỏ ở giữa hai nút bấm mà chúng ta hay thấy ngày nay. Nó sử dụng cho các tác vụ cuộn trang hoặc phóng to/ thu nhỏ các đối tượng. Về sau, Logitech và Microsoft giới thiệu phiên bản tiên tiến hơn có tên gọi là “bánh xe nghiêng” (tilt-wheel) dành cho những sản phẩm cao cấp của họ. Với bánh xe mới, người dùng có thể gạt sang hai bên để thực hiện chức năng cuộn ngang. Đôi khi bạn cũng có thể tìm thấy ngững sản phẩm sử dụng công nghệ cảm ứng thay vì bánh xe dễ bám bụi và trục trặc, điển hình như V500 của Logitech.
2.7.1.4. Tốc độ và độ chính xác:
Việc thương mại hóa và các chiêu tiếp thị đã biến thông số kĩ thuật của chuột trở nên rắc rối hơn nhiều so với bản chất của chúng. Trước tiên là tốc độ xử lí hình ảnh: càng nhiều hình ảnh được “chụp” từ bộ cảm biến của chuột, độ chính xác của nó sẽ càng cao. Một số người cho rằng sức mạnh của máy tính hiện tại chỉ xử lí cùng lúc vài trăm mẫu hình mỗi giây. Điều này đúng nhưng nếu số lượng mẫu càng nhiều, giá trị trung bình sẽ càng chuẩn hơn và thực tế, thiết bị trung gian chịu trách nhiệm tính toán tọa độ chính là bộ xử lí bên trong chuột. Nó sẽ xử lí mẫu hình để lấy các giá trị trung bình trước khi gởi đến máy tính
Một đơn vị khác dùng đẻ đánh giá chuột là DPI (Dots per inch) hay còn gọi là độ phân giải của mắt cảm ứng. Ban đầu người ta sử dụng CPI (Counts per inch) để tính toán tốc độ chuột. CPI và DPI chỉ khác nhau về đơn vị tính (CPI sử dụng centimet còn DPI sử dụng số lượng điểm ảnh). Về sau do những lí do kĩ thuật, DPI đã dần thay thế CPI. Giá trị này thể hiện số điểm ảnh con trỏ chuột sẽ lấy mẫu được khi di chuột 1 inch trên bề mặt. Điều đáng chú ý là con số này càng cao, độ chính xác tăng lên lại tỉ lệ thuận với tốc độ chuột. Vì thế bạn có thể di chuyển con trỏ tới điểm mình muốn rất nhanh, mà không phải di chuột nhiều nhưng ngược lại, bất cứ di chuyển nào dù nhỏ nhất cũng sẽ bị ghi nhận và điều này hoàn toàn không có lợi cho tính chính xác.
Càng rắc rối hơn cho người dùng khi chỉ số DPI của chuột còn phụ thuộc vào độ phân giải màn hình mà sử dụng. Lấy ví dụ: với cùng mức DPI, khi chuyển độ phân giải hiển thị từ 1024x768 lên 1600x1200 hoặc cao hơn, bạn sẽ phải di chuyển chuột dài hơn cho cùng một khoảng cách trên màn hình. Chính vì thế những giá trị DPI thường thấy trên các các sản phẩm thế hệ mới (đặc biệt là các loại chuột cho game thủ) như 1600dpi, 2000dpi thực ra là khả năng đáp ứng về tốc độ của chuột với phản ứng của người chơi ngay cả ở độ phân giải cao. Từ đó ta thấy rằng, do độ chính xác tỉ lệ thuận với tốc độ di chuyển nên việc điều khiển chuột sẽ gây khó khăn hơn. Các nhà sản xuất có nhiều cách để xử lí vấn đề này thông qua phần mềm hoặc trực tiếp từ phần cứng. Tuy nhiên, nguyên tắc chính vẫn là bỏ qua các điểm ảnh và như thế rõ ràng độ chính xác cũng sẽ giảm đi khi tốc độ chuột hạ thấp xuống. Vấn đề cân bằng giữa hai giá trị tốc độ và độ chính xác được giải quyết dựa vào độ phân giải màn hình của người dùng. Mức 800dpi và 1280x1024 là khá hợp, mức Dpi cao với độ phân giải màn hình càng lớn sẽ giúp hạn chế tốc độ con trỏ di chuyển trong khi vẫn giữ được tính chính xác. Trong thực tế, chuột 1600dpi đến 2000dpi sẽ rất tuyệt khi sử dụng trên màn hình 1600x1200 hoặc 2048x1536 trở lên, nhưng nếu bạn dùng chúng ở màn hình độ phân giải thấp hơn (dưới 1280x1024) thì rắc rối sẽ xảy ra: rất khó để chọn đối tượng, do khi bạn di chuyển chuột một khoảng cách rất nhỏ, con trỏ đã có thể chạy từ góc màn hình này sang góc màn hình đối diện rồi. Đây sẽ là bất lợi lớn với những người dùng yêu cầu độ chính xác ở khoảng nhỏ (micro) như thiết kế hay game chiến thuật.
2.7.2. Bàn phím máy tính :
Trong máy tính, một bàn phím là một thiết bị ngoại vi được mô hình một phần theo bàn phím máy đánh chữ.
Về hình dáng, bàn phím là sự sắp đặt các nút, hay phím. Một bàn phím thông thường có các ký tự được khắc hoặc in trên phím; với đa số bàn phím, mỗi lần nhấn một phím tương ứng với một ký hiệu được tạo ra. Tuy nhiên, để tạo ra một số ký tự cần phải nhấn và giữ vài phím cùng lúc hoặc liên tục; các phím khác không tạo ra bất kỳ ký hiệu nào, thay vào đó tác động đến hành vi của máy tính hoặc của chính bàn phím.
2.7.2.1. Cổng giao tiếp
Bàn phím kết nối với bo mạch chủ qua: PS/2, USB hoặc kết nối không dây
2.7.2.2. Các loại bàn phím
Bàn phím không dâyBàn phím không dây đang dần phổ biến với những người sử dụng muốn sự tự do đang tăng lên. Dù sao, bàn phím không dây cần pin để hoạt động, và có thể sắp đặt một vấn đề an ninh vì nguy cơ của sự nghe trộm.
2.7.2.3. Cách sử dụng
Trong cách sử dụng bình thường, bàn phím dùng để đánh văn bản vào một bộ xử lý chữ, trình soạn thảo văn bản, hay bất cứ hộp chữ khác.
2.7.2.4. Lệnh
Một bàn phím cũng được dùng để viết lệnh vào máy tính. Một ví dụ điển hình trên PC là tổ hợp Ctrl+Shift+Esc . Với phiên bản Windows hiện thời tổ hợp này mở Task Manager để cho phép người sử dụng quản lý những quá trình đang hoạt động, tắt máy tính ... Dưới Linux, MS-DOS và một vài phiên bản cũ của Windows, tổ hợp Ctrl+Alt+Del thực hiện một 'cold' hay 'warm' reboot.
2.8. MÀN HÌNH:
Màn hình máy tính là thiết bị điện tử gắn liền với máy tính với mục đích chính là hiển thị và giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính.
Đối với các máy tính cá nhân (PC), màn hình máy tính là một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu cấu trúc bảo trì máy tính.doc