Mục lục
1. Vai trò của ngành thuỷsản: . 1
2. Các hình thức nuôi tôm ởViệt Nam . 4
3. Phát triển thực hành nuôi tốt (GAP) và thực hành quản lý tốt hơn (BMP) ởViệt Nam . 5
4. Tình hình triển khai áp dụng GAP, BMP và COC.11
5. Định hướng thực hiện GAP, BMP, COC.12
6. Tài liệu tham khảo. 13
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2922 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu GAP và BMP trong nuôi tôm tại Việt Nam: Chính sách, hiện trạng và phương phướng thực hiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh sản và thuần dưỡng, 2) dễ nuôi ở mật độ cao, 3) đòi hỏi hàm lượng protein trong thức
ăn thấp hơn so với tôm sú, 4) chịu được nhiệt độ thấp và 5) chịu được nước có chất lượng kém hơn so
với tôm sú.
Sau khi du nhập vào Việt Nam, sự phát triển nuôi tôm chân trắng đã được Bộ Thủy sản kiểm
soát chặt chẽ. Tuy nhiên kể từ ngày 25/1/2008, tôm chân trắng được phép nuôi tại các ao thâm canh
trong các vùng nuôi an toàn đã được chính quyền địa phương phê duyệt. Do đó, sản lượng tôm chân
trắng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng lên hết sức nhanh chóng, mặc dù hiện chưa có số liệu
này.
Nghề nuôi tôm của Việt Nam hiện nay đang gặp một số trở ngại, trong đó có tác động tiêu cực
của viếc phát triển nhanh chóng diện tích nuôi tôm vùng nước lợ, thậm chí cách bờ biển tới 10 km,
làm mặn hoá nước ngầm ở một số khu vực, gây nghẽn bùn ở một số khu vực nội địa, và giảm diện
tích rừng ngập mặn. Hiện nay nghề nuôi tôm sú ở nước ta vẫn phụ thuộc vào việc đánh bắt tôm mẹ đã
thành thục ngoài tự nhiên để sản xuất tôm giống. Với nhu cầu ngày càng tăng trong khi số lượng có
thể khai thác lại giảm, giá tôm sú mẹ thành thục có khi đã bị đẩy lên tới chục triệu đồng/con. Ngoài
ra, người ta cũng lo ngại rằng, việc đưa tôm chân trắng vào nuôi ở vùng Đông bằng sông Cửu Long sẽ
làm tăng số lượng tôm chân trắng trong tự nhiên do tôm thoát ra khỏi ao nuôi, và có thể có sự truyền
bệnh từ tôm chân trắng sang tôm sú và ngược lại, đặc biệt là bệnh vi rút đốm trắng (WSSV).
3. Phát triển thực hành nuôi tốt (GAP) và thực hành quản lý tốt hơn (BMP) ở Việt
Nam
Ngoài những trở ngại nói trên, các nhà nhập khẩu chủ yếu sản phẩm tôm, đặc biệt là EU, Mỹ
và Nhật Bản, đang đưa ra những yêu cầu khắt khe về truy xuất nguồn gốc (theo phương thức “từ ao
nuôi tới bàn ăn”), và chứng nhận tiêu chuẩn, chẳng hạn như GLOBAL GAP, bảo vệ môi trường và
trách nhiệm xã hội. Cả Hiệp hội bán lẻ của Hà Lan và Heiploeg BV, tổ chức nhập khẩu tôm lớn nhất
ở Châu Âu đã tuyên bố sẽ yêu cầu tất cả các nhà cung cấp phải có chứng nhận GLOBAL GAP kể từ
tháng 1/2011. Tại cuộc họp GLOBAL GAP 2008, các thành viên là các tổ chức bán lẻ đã cùng thống
nhất kêu gọi tất cả các nhà cung cấp sản phẩm thủy sản nuôi trồng phải áp dụng chứng nhận
GLOBAL GAP vào năm 2012. Walmart, hãng bán lẻ lớn nhất thế giới, đang hỗ trợ Liên minh Nuôi
thuỷ sản toàn cầu và cũng mong muốn tất cả các nhà cung cấp thuỷ sản của hãng cũng sẽ được chứng
nhận áp dụng quy phạm Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP).
Các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường đã khiến ngành nuôi trồng thủy sản của Việt
Nam phải hướng tới việc áp dụng GAP3/BMP4 trong sản xuất rất nhiều hàng hóa, bao gồm cả tôm và
cá biển. Điều này đặt ra 2 thử thách lớn:
3 Theo khái niệm của quốc tế, Thực hành nụôi trồng thủy sản tốt (GAP) là các thực hành quản lý hoặc hướng dẫn được
soạn thảo nhằm giảm thiểu nguy cơ các sản phẩm thủy sản được nuôi tại cơ sở bị nhiễm mầm bệnh, hoá chất, chất bẩn và
thuốc thú y bị cấm hoặc sử dụng sai quy cách. Quy định GAP có thể hiểu là những thực hành cần thiết để tạo ra sản phẩm
chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
6
1. Làm thế nào để khuyến khích hàng trăm ngàn cơ sở nuôi thuỷ sản áp dụng GAP/BMP; và
2. Làm thế nào để người nuôi nhỏ lẻ ở vùng nông thôn vốn có nguồn lực hạn hẹp cùng tham gia
vào tiến trình này để họ không bị mất đi những lợi ích xã hội từ nuôi trồng thuỷ sản.
Nếu muốn duy trì hoặc thậm chí mở rộng thị trường xuất khẩu tôm thì Việt Nam cần tích cực,
chủ động và đáp ứng các yêu cầu của các nước nhập khẩu.
Cho đến nay, Cục Quản lý chất lượng và Thú ý thủy sản (NAFIQAVED, thuộc Bộ Thuỷ sản)
là đơn vị hoạt động tích cực nhất trong việc thúc đẩy áp dụng GAP ở nước ta thông qua các hoạt động
nghiên cửu thử nghiệm, tập huấn và khuyến ngư. Với hỗ trợ ban đầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm
2003, NAFIQAVED đã khởi xướng dự án áp dụng thử nghiệm GAP (dưới đây được gọi là dự án)
nhằm nâng cao chất lượng tôm của Việt Nam, cũng như là tăng cường tính bền vững về môi trường
và xã hội.
Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước khác trong khu vực về phương pháp triển khai Bộ Quy
tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của FAO, trong đó các hệ thống GAP/COC của Thái Lan và xem
xét điều kiện cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm của Việt Nam hiện nay, NAFIQAVED đã xác định rằng quy
phạm Thực hành Quản lý tốt hơn (BMP) phù hợp hơn với các cơ sở nuôi quy mô nhỏ, có nguồn lực
hạn chế, bao gồm cả đầu tư tài chính, và họ có thể áp dụng tuỳ theo điều kiện của mình, còn quy
phạm Thực hành nuôi tốt (GAP) và Quy tắc Thực hành nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm (COC) thì
phù hợp hơn với các cơ sở nuôi thâm canh vì chúng đòi hỏi đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và chi
phí hoạt động.
Năm 2004, với nguồn kinh phí của Bộ Thủy sản, dự án đã được mở rộng với sự tham gia của 5
tỉnh duyên hải (Thanh Hoá, Khánh Hoà, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau). Các hoạt động cũng diễn ra
tại các tỉnh khác nhưng ở mức độ thấp hơn. Cũng tương tự như việc chứng nhận đã tiến hành ở Thái
Lan, kế hoạch của Việt Nam ban đầu sẽ dựa trên hai cấp độ: (1) cấp độ GAP, tập trung vào nội dung
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; và (2) cấp độ COC, chú trọng đến chất
lượng đầu vào của các hệ thống nuôi và trách nhiệm xã hội. NAFIQUAVED đã tham vấn các chuyên
gia trong nước và quốc tế và là đại diện của ngành thủy sản đã xây dựng nên các tài liệu và bài giảng
về Tiêu chuẩn GAP.
Năm 2004, với sự hỗ trợ của Hợp phần SUMA, NAFIQAVED đã tiến hành các hoạt động
xúc tiến áp dụng BMP/GAP/COC tại nhiều tỉnh:
• Tại các tỉnh Thanh Hoá và Khánh Hoà, dự án đã tiến hành tại một cơ sở nuôi quy mô trung
bình có tổng diện tích là 18 ha và một hợp tác xã có tổng diện tích 106 ha.
• Tại Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, có 3 doanh nghiệp tham gia hoạt động dự án. Bến Tre có
20 cơ sở nuôi tôm sú thâm canh quy mô nhỏ tại hai vùng nuôi với diện tích 23 ha, và 37 ha và
một vùng nuôi tôm có diện tích 74 ha đã áp dụng GAP và bước đầu đã được chứng nhận.
• Trong năm 2005, SUMA cũng thúc đẩy việc áp dụng GAP tại các cơ sở nuôi quy mô nhỏ tại
các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và các trại giống tại các tỉnh Cà Mau và Khánh Hoà.
Các hoạt động xúc tiến được tiến hành trong các dự án khác nhau bao gồm:
4 Theo khái niệm của quốc tế, Thực hành quản lý tốt hơn (BMP) là các nguyên tắc quản lý trong phát triển nuôi trồng thủy
sản có thể sử dụng như là cơ sở cho Quy tắc ứng xử nuôi có trách nhiệm (COC). Từ “tốt hơn” phù hợp hơn từ “tốt nhất” vì
thực hành nuôi trồng thủy sản luôn không ngừng được cải tiến.
7
• Tập huấn về GAP/COC cho nông dân và cán bộ địa phương về kiểm tra và giám sát.
• Hỗ trợ trang thiết bị cho các đơn vị như cung cấp thiết bị PCR và Elisa cho Sở Thủy sản Bến
Tre (nay là Sở NNPTNT).
• Thử nghiệm áp dụng chứng nhận GAP năm 2006 cho 8 doanh nghiệp và vùng nuôi ở tỉnh Bến
Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
Năm 2006, với sự hỗ trợ của NORAD và Dự án Luật thủy sản, NAFIQAVED đã bắt đầu triển
khai dự án thử nghiệm áp dụng quy phạm Thực hành nuôi tốt với sự hợp tác của các nhóm nông dân ở
tỉnh Trà Vinh (tổ chức nhóm nông dân) và các trại giống tôm ở tỉnh Bình Thuận (sản xuất tôm giống).
Mục đích của dự án “Áp dụng quy phạm Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) vào nuôi tôm” là
để kiểm nghiệm phương thức làm việc với các nhóm nông dân để triển khai GAP và cấp chứng nhận.
Các số liệu của NAFIQAVED từ năm 2006 cho thấy sản lượng của các cơ sở áp dụng GAP cao hơn
các cơ sở không áp dụng GAP từ 20- 30%.
Năm 2007, NAFIQAVED đã mở rộng các hoạt động xúc tiến áp dụng GAP tại 15 tỉnh, đặc
biệt là các tỉnh lân cận với năm tỉnh đã được thử nghiệm ban đầu. Các tỉnh này bao gồm Ninh Bình,
Thanh Hoá mở rộng, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang,
Long An, Đồng Tháp, An Giang, tỉnh Cà Mau mở rộng, Bạc Liêu mở rộng, Sóc Trăng mở rộng, Điện
Biên, Bắc Giang. Hoạt động xúc tiến được thực hiện chủ yếu thông qua tổ chức tập huấn và phổ biến
các tài liệu khuyến ngư về GAP. Theo báo cáo của NAFIQAD, năm 2007 đã có 160 hộ với tổng số
650 người được tập huấn tại các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
NAFIQAVED đã tổ chức các khoá tập huấn về GAP cho 175 nông dân từ 3 vùng nuôi tôm và
sau đó có thêm 120 nông dân nữa được tập huấn về GAP để nhân rộng GAP ở các vùng nuôi tôm
khác tại tỉnh Bến Tre và Kiên Giang.
Vào tháng 10 năm 2006, NAFIQAVED và các trung tâm vùng 4, 5 và 6 đã kiểm nghiệm trên
thực tế và xây dựng dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật về Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt cho nuôi tôm
sú thâm canh và bán thâm canh và bản dự thảo lần 2 về Quy chế kiểm tra, chứng nhận cơ sở nuôi tôm
an toàn và các sản phẩm tôm an toàn về hoá chất và dư lượng kháng sinh. Kết quả là 3 cơ sở nuôi đã
đạt tiêu chuẩn để chứng nhận là cơ sở nuôi tôm an toàn, song đã không được chứng nhận do thiếu cơ
sở pháp lý. NAFIQAVED và sau này NAFIQAD đã dự thảo Quy chế chứng nhận và văn bản này đã
được Bộ NNPTNT thông qua vào tháng 4 năm 2008 tại Quyết định số 56.
Trong hoạt động của Hợp phần Hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn (SUMA) thuộc
Chương trình Hỗ trợ ngành Thuỷ sản Giai đoạn I, tháng 11 năm 2003, SUMA và Mạng lưới các trung
tâm Nuôi trồng thuỷ sản Châu Á - Thái Bình Dương (NACA) đã ký một thoả thuận hợp tác. Với sự
phối hợp với NAFIQAVED, công tác đã được triển khai tại các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hoà, Nghệ
An, Hà Tĩnh và Cà Mau. Công tác thú y mà SUMA và NACA cùng hợp tác thực hiện bao gồm xây
dựng và phổ biến tài liệu khuyến ngư về GAP và BMP cho tất cả các khâu trong cả chuỗi sản xuất
tôm như người buôn tôm bố mẹ, trại sản xuất giống, người buôn tôm giống và nông dân nuôi thương
phẩm. Các chủ đề của tài liệu bao gồm chất lượng tôm giống, chuẩn bị ao, quản lý ao và quản lý sức
khoẻ động vật thủy sản. Với sự hợp tác của NAFIQAVED, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1,
Trường đại học Thủy sản Nha Trang (nay là Trường Đại học Nha Trang) và các Sở Thuỷ sản, các tài
liệu khuyến ngư về BMP và một cuốn sách mỏng về nuôi tôm áp dụng BMP đã được xây dựng và
phổ biến. Các quy định về BMP do SUMA và NACA phối hợp xây dựng đã được đưa vào dự thảo
tiêu chuẩn sản xuất tôm giống sinh thái của Chương trình Xúc tiến Nhập khẩu của Thụy sĩ (SIPPO).
8
SUMA và NACA đã hỗ trợ thực hiện BMP tại 6 trại giống và kết quả là sản lượng và giá bán
tôm giống của các trại này cao hơn các trại giống không áp dụng BMP.
Ngoài ra SUMA và NACA còn hỗ trợ thử nghiệm triển khai áp dụng BMP tại 7 cộng đồng
nuôi tôm (với 655 người hưởng lợi trực tiếp). Khả năng có lãi của những nông dân sử dụng con giống
sản xuất tại trại giống áp dụng BMP có kiểm tra bệnh cao gấp 7 lần so với nông dân sử dụng con
giống của trại không áp dụng BMP và không kiểm tra bệnh.
Cũng trong chương trình họt động của Hợp phần SUMA thuộc FSPS I, một số tài liệu quan
trọng liên quan tới GAP và BMP đã được xây dựng, bao gồm:
1) Hướng dẫn Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ bền vững (được Hợp phần SUDA thuộc
Chương trình FSPS II hoàn thiện, Bộ Thủy sản phê duyệt và ban hành năm 2007);
2) Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường (được Hợp phần SUDA thuộc Chương trình FSPS II
hoàn thiện, Bộ Thủy sản phê duyệt và ban hành năm 2007);
3) Sổ tay đánh giá sức tải của môi trường và sức tải của các hệ sinh thái vùng duyên hải Việt
nam;
4) Bản quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ cho một số huyện.
Sau khi Hợp phần Hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững (SUDA) thuộc Chương trình
FSPS II thuê tư vấn trong nước thực hiện hoạt động 1.2.4.2 (2006) “Hoàn thiện bản tiếng Việt Hướng
dẫn quy hoạch nuôi trồng thủy sản mặn lợ bền vững”, tài liệu này đã được chỉnh sửa, hoàn thiện và
trình Bộ trưởng Bộ Thủy sản xem xét, quyết định phê duyệt. Văn bản Hướng dẫn quy hoạch nuôi
trồng thủy sản mặn lợ bền vững đã được Bộ Thuỷ sản phê duyệt vào ngày 3/4/2007 (theo quyết định
số 447/QĐ-BTS) và thư thông báo đã được gửi tới tất cả các tỉnh ven biển.
Tương tự như vậy, trong hoạt động 1.4.1 (2006) “Hoàn thiện bản tiến Việt của Hướng dẫn
Đánh giá tác động môi trường”, tư vấn trong nước đã được thuê để chỉnh sửa tài liệu này. Bản Hướng
dẫn Đánh giá tác động môi trường cho các tỉnh ven biển đã được Bộ Thủy sản phê duyệt vào ngày
29/01/2007 (quyết định 133-QĐ-BTS). Theo quy định tại Thông tư số 08/206/TT-BTNMT của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Hướng dẫn Đánh giá tác động môi trường cho các tỉnh ven biển đã được
gửi tới tất cả các tỉnh duyên hải của Việt Nam để áp dụng ngay.
Ngày 10/4/2006, Bộ Thủy sản đã ban hành Quyết định số 06/2006/QĐ-BTS phê duyệt ”Quy
chế quản lý vùng và cơ sở nuôi tôm an toàn”.
Ngày 29/4/2008, Bộ NNPTNT đã ban hành Quy chế quản lý số 56/2008QĐ-BNN về “Quy
chế Kiểm tra, Chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững”. Văn bản này đã quy định hệ
thống kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản.
NAFIQAVED đã xây dựng dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật5 và hướng dẫn6 cho nuôi tôm thâm
canh và bán thâm canh, song chưa soạn thảo tiêu chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn cho nuôi tôm quảng
canh và quảng canh cải tiến.
5 Tiêu chuẩn là những nguyên tắc, quy định hoặc quy trình nêu rõ những đặc tính mà một sản phẩm phải đạt được. Càng
ngày, tiêu chuẩn càng được thể hiện dưới dạng các con số đo lường có thể sử dụng để cho biết hoạt động (các kết quả)
nhằm đạt được các nguyên tắc và tiêu chí cụ thể. Tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá trình độ hoạt động và làm chuẩn để
đánh giá xem sản phẩm có thể được chứng nhận hay không.
9
Hợp phần SUDA thuộc Chương trình FSPS II đã tài trợ NACA với tư cách là tư vấn khu vực
thực hiện hoạt động 3.5.5 (2007) về “Đẩy mạnh áp dụng BMP, GAP và COC đối với các mô hình
nuôi tôm”. Hợp phần SUDA cũng đã tài trợ tư vấn quốc tế AquaMarine Limited thực hiện hoạt động
1.4.3 (2008) về “Bắt đầu xây dựng vùng nuôi an toàn tại 2 xã”.
Sau khi Bộ Thủy sản được hợp nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào tháng 8
năm 2007 và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn do Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2007
(theo luật này thì “Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để
phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong
hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn
do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng; Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về
mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi
trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ
sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia,
quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng), Bộ NNPTNT đã quyết định có
những thay đổi đối với các tiêu chuẩn hiện hành về nuôi tôm.
Hiện tại có tổng số 75 Tiêu chuẩn ngành về nuôi trồng thủy sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn có kế hoạch bãi bỏ 27 trong số các Tiêu chuẩn ngành hiện hành, rà soát và chỉnh sửa 39
Tiêu chuẩn ngành còn lại để chuyển thành tiêu chuẩn quốc gia. Ngoài ra, Cục Nuôi trồng thủy sản sẽ
rà soát và chỉnh sửa 9 Tiêu chuẩn ngành để ban hành dưới hình thức quy chuẩn kỹ thuật. Trong số
này, 5 tiêu chuẩn ngành về nuôi tôm nước mặn và nước lợ được liệt kê dưới đây sẽ được Bộ
NNPTNT ban hành dưới hình thức các quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng:
1. 28 TCN 92:2005 – Cơ sở sản xuất giống tôm biển - Yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh. 2. 28 TCN
99-1996- Tôm biển – Tôm sú bố mẹ – Yêu cầu kỹ thuật .
3. 28 TCN 100-1996 – Tôm biển – Tôm he bố mẹ – Yêu cầu kỹ thuật.
4. 28 TCN 190- 2004 – Cơ sở nuôi tôm – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. 28 TCN 191:2004 Vùng nuôi tôm- Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài việc chuyển đổi (không phải sửa đổi) các tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn kỹ thuật, Bộ
NN&PTNT cũng đang dự thảo Quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền
vững (sửa đổi)và một số quy định điều kiện nuôi các đối tượng thủy sản để chứng nhận, bao gồm 3
cấp – BMP, GAP và CoC7. Các tài liệu này (hiện đang trong quá trình dự thảo và sẽ phải hoàn thiện
và công bố vào cuối năm 2009) nhằm đưa ra các tiêu chuẩn để cấp chứng nhận
6 Hướng dẫn là các tài liệu hướng dẫn việc triển khai các Bộ quy tắc ứng xử, Quy tắc thực hành, các nguyên tắc chứng
nhận, các tiêu chí và tiêu chuẩn v.v…
7 Dự thảo quyết định về “Quy định về điều kiện nuôi tôm sú và tôm chân trắng theo hướng bền vững”.
10
4. Tình hình triển khai áp dụng GAP, BMP và COC
Hiện nay tại Việt Nam có 3 tiêu chuẩn quốc tế đang được áp dụng trong nuôi tôm, đó là:
• Tiêu chuẩn “Thực hành nuôi thuỷ sản tốt nhất” (BAP) của Liên minh Nuôi thuỷ sản toàn cầu
do Ủy bản chứng nhận Nuôi trồng thủy sản (ADCC) có trụ sở tại Mỹ cấp chứng nhận. Tiêu
chuẩn này hiện đang được áp dụng tại khu nuôi tôm 74 ha của Công ty Nông Lâm sản Bến Tre
tại tỉnh Bến Tre.
• Chứng nhận của Naturland cho tôm nuôi sinh thái của Công ty Lâm nghiệp 184 tại tỉnh Cà
Mau.
Tiêu chuẩn GLOBALGAP- EurepGAP trước đã được thí điểm áp dụng cho hoa quả và rau
tươi, nay được mở rộng sang sản phẩm thuỷ sản. Một số hoạt động thử nghiệm đối với tiêu chuẩn
GLOBALGAP cho tôm đang được tiến hành. Các bên tham gia trong chương trình GLOBAL GAP ở
nước ta bao gồm Sở Y tế, Sở NNPTNT, Uỷ ban Tiêu chuẩn và Đo lường chất lượng, Sở Thương mại,
Sở Khoa học và Công nghệ tại các tỉnh.
Giả sử một nông dân có ao tại khu vực có kênh cấp và thoát nước riêng, để đáp ứng được
BMP, GAP và COC, nông dân đó it nhất cũng phải đầu tư thêm tiền để cải tạo ao tốt hơn nhằm diệt
mầm bệnh, loại bỏ các vật trung gian truyền bệnh như cua, lọc nước cấp và xử lý nước để đảm bảo ao
không có mầm bệnh, đồng thời phải chi thêm tiền để mua tôm giống có chứng nhận sạch bệnh, đặc
biệt là bệnh vi rút đốm trắng (WSSV). Theo số liệu của NAFFIQAVED (2006), chi phí tăng do áp
dụng GAP cho nuôi tôm trong một hoạt động thí điểm ở tỉnh Bến Tre là 2.352 đồng/kg, gồm chủ yếu
là chi phí phân tích dư lượng hoá chất và thuốc kháng sinh ở tôm. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho biết
mức chi phí tăng do đầu tư vào cơ sở hạ tầng của ao khi ao nằm trong khu vực không có kênh cấp và
thoát nước riêng. Các nghiên cứu khác về áp dụng GAP tại tỉnh Khánh Hoà (của NAFIQAVED năm
2006) xác định rằng chi phí tăng do áp dụng GAP vào nuôi tôm khi lắp đặt hệ thống cấp và thoát
nước riêng, bao gồm cả chi phí tập huấn và phân tích là 13.700 đồng/kg. Con số này tương đương với
20% giá thành sản xuất tại thời điểm đó. Số vốn đầu tư đội lên này là rất lớn. Chính vì thế, rất ít nông
dân tin tưởng rằng số lãi tăng có thể bù đắp được phần chi phí tăng và do đó, rất ít cơ sở nuôi tôm ở
nước ta được chứng nhận và đấy chỉ là những cơ sở có diện tích sản xuất và sản lượng hạn chế. Cho
đến nay, ước tính có khoảng 1.500 nông dân đã được tập huấn về GAP (gồm 430 nông dân ở tỉnh Bến
Tre, 650 nông dân ở các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu vào năm 2007, và 415 nông dân ở các
tỉnh khác). NAFIQAVED, sau này là NAFIQAD (sau khi Bộ Thuỷ sản sát nhập với Bộ NNPTNT vào
năm 2007), ước tính có khoảng 7.000 nông dân đã đăng ký áp dụng GAP, trong đó 720 ha diện tích
sản xuất đang trong quá trình đăng ký. Hầu hết các cơ sở này có quy mô lớn chứ không phải là cở sở
nuôi quy mô nhỏ dù hiện nay chính các cơ sở nuôi quy mô nhỏ lại chiếm ưu thế về số lượng cơ sở
nuôi và sản lượng tôm nuôi. Ngoài ra, có thêm 1.198 nông dân khác với tổng diện tích nuôi 4.000 ha
đã được chứng nhận cơ sở nuôi tôm sinh thái. Tuy nhiên con số này là vô cùng nhỏ bé, chỉ chiếm
1,1% trong tổng số 369.094 ha ao nuôi tôm trong năm 2008.
Kinh nghiệm đến nay cho thấy, khi làm việc với các nhóm nông dân thì việc quản lý hữu hiệu
và tạo sự đoàn kết trong nhóm là vấn đề khó khăn hơn rất nhiều so với vấn đề kỹ thuật trong việc áp
dụng GAP, BMP và COC vào nuôi tôm.
11
Cho đến nay, sau sáu năm dò dẫm thử nghiệm từng bước GAP, BMP và COC, và soạn thảo
các văn bản pháp lý về GAP, BMP và COC, bằng cả nguồn ngân sách nhà nước và vốn viện trợ, Việt
Nam vẫn chưa có được các tiêu chuẩn, quy chuẩn dễ hiểu và đầy đủ để có thể thúc đẩy được việc triển
khai áp dụng GAP, BMP hay COC trên diện rộng.
Các bộ “tiêu chuẩn” về GAP, BMP và COC do NAFIQAVED thuộc Bộ Thủy sản trước đây
dự thảo, nay đang được Cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Bộ NNPTNT rà soát để xây dựng thành các
Quy chuẩn chính thức. Tuy nhiên cách hiểu/diễn giải GAP, BMP và COC trong các văn bản do
NAFIQAVED soạn thảo không phù hợp với các khái niệm về GAP, BMP và COC đã được cộng đồng
quốc tế chấp nhận. Nếu không được chỉnh sửa, các tài liệu này có thể dẫn tới việc hiểu nhầm, lẫn lộn,
sự hồ nghi chương trình chứng nhận mà sau này sẽ được thiết lập ở nước ta.
5. Định hướng thực hiện GAP, BMP, COC
1. Tất cả các đơn vị có liên quan của Bộ NNPTNT bao gồm Cục Nuôi trồng thuỷ sản (DAQ),
Cục Chế biến và Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối (DPT), Cục Thú y (DAH),
NAFIQAD và Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia (NCAFE) cần tổ chức các
cuộc họp để thống nhất và xây dựng chiến lược tổng thể triển khai áp dụng GAP, BMP và
COC, nhằm cuối cùng sẽ dẫn đến các tiêu chuẩn GLOBALGAP và ACC cho thị trường EU và
Mỹ. Chiến lược sau khi hoàn thiện phải được Bộ NTPTNT phê duyệt.
2. Các yêu cầu GAP hiện nay quá nghiêm ngặt và phức tạp đối với cơ sở nuôi quy mô nhỏ và cần
phải được đơn giản hoá, chỉ giữ lại những thông điệp và thực hành chính, đồng thời vẫn duy
trì ưu tiến về vệ sinh an toàn thực phẩm, nghĩa là đưa GAP của Việt Nam ngày càng gần với
khái niệm GAP của quốc tế.
3. Cục Nuôi trồng thủy sản cần thể hiện vai trò lãnh đạo và chỉ đạo cả quá trình với sự tham gia
của các thành phần liên quan nhằm xây dựng và thông qua các tiêu chuẩn chứng nhận đơn
giản, dễ đo lường, sát với các khái niệm GAP, BMP và COC mà quốc tế đã chấp nhận cho
nuôi tôm sú và tôm chân trắng trong thời gian sớm nhất có thể.
4. Sau đó, Bộ NNPTNT và các đơn vị chủ chốt của Bộ bao gồm Cục Nuôi trồng thuỷ sản, Cục
Chế biến và Thương mại, Cục Thú y, NAFIQAD và NCAFE cùng các Sở NNPTNT các tỉnh
và đội ngũ cán bộ, với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ như Danida, FSPS II, JICA, USAID và
EU, cần phối hợp hành động để đẩy mạnh việc áp dụng GAP, BMP và COC trên cả nước.
5. Các quy định về GAP, BMP và COC ở Việt Nam cần phải được xây dựng cho tương hợp với
GLOBALGAP và ACC để sản phẩm có thể vào được thị trường EU và thị trường Mỹ.
6. Điều này đòi hỏi nông dân phải nhận thức được lý do cần tuân thủ các quy phạm thực hành
GAP, BMP và COC, hiểu được lợi ích mà nó mang lại và quy trình này cần phải hết sức đơn
giản và rõ ràng. Việc xây dựng trang web phù hợp và một văn phòng hỗ trợ theo cơ chế một
cửa sẽ có tác dụng thúc đẩy triển khai công tác này.
7. GAP và BMP phải được thúc đẩy, phổ biến thông qua việc triển khai rộng rãi các chương trình
đào tạo và tuyên truyền nâng cao nhận thức. Hiện nay, SUDA đang phối hợp chặt chẽ với
NCAFE để xây dựng phương pháp và tài liệu “tập huấn cho tập huấn viên” (TOT), đề cập đến
nội dung đơn giản về quản lý môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cách tiếp cận
có định hướng xã hội (nghĩa là làm việc với các nhóm nông dân).
12
8. Cần nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của các cơ sở áp dụng GAP, BMP và COC thông
qua xây dựng mối liên kết giữa nông dân, nhà chế biến và các đơn vị bán lẻ quy mô lớn để tạo
ra thêm động lực khuyến khích nông dân áp dụng thực hành nuôi tốt hơn, tạo dựng quan hệ
hợp tác và ký kết hợp đồng dài hạn.
9. Cần đẩy mạnh đầu tư của Nhà nước và tư nhân vào các lĩnh vực giám sát chất lượng nước, dư
lượng hoá chất (thuốc trừ sâu và kim loại nặng), phòng thí nghiệm PCR để kiểm tra các bệnh
virut cho tôm và ELISA để phân tích dư lượng thuốc thú y (chloramphenicol và nitrofurans)
10. Các dự án thí điểm, sau khi đã được thiết kế một cách thận trọng, cần được triển khai kiểm
nghiệm liệu với điều kiện của của địa phương và hệ thống pháp luật, thì cách tiếp cận cấp
chứng nhận theo nhóm có khả thi không. Sau đó, kết quả của dự án này sẽ được sử dụng để
xây dựng chiến lược đưa nông dân nuôi tôm quy mô nông hộ tham gia vào chương trình
chứng nhận, hay xác định phương pháp khác cho nhóm đối tượng này.
6. Tài liệu tham khảo
1. Corsin, F., S. Funge-Smith and J. Clausen (2007) A qualitative assessment of standards and
certification schemes applicable to aquaculture in the Asia-pacific region. Asia-Pacific Fisheries
Commission (APFIC), FAO Regional Office for Asia and the Pacific, Bangkok, Thailand.
2. FAO (2003). FAO Fisheries Technical Paper Number 420, Rome, FAO. 58 pp.
3. NACA and SUMA (2002). Mangrove and rice shrimp farming.
4. NACA/SUMA (2005). Reducing the Risk of Aquatic Animal Disease Outbreaks
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GAP va BMP trong nuoi tom.pdf