Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ V1ỂT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC B1ẺU ĐỒ

DANH MỤC HÌNH VỀ

PILÀN .MỞ ĐÀI 1

CHƯƠNG. I: NHŨNG VẤN ĐẺ LÝ LUẬN cơ BẢN VẺ CẤU TRÚC TÀI

CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 18

1.1. Nguồn vốn và phân loại nguôn vôn của doanh nghiệp 18

12. Câu trúc tài chính của doanh nghiệp 24

1.2.1. Khái niệm và các chi tiều phân ánh cáu trúc tài chinh ciia doanh

nghiệp. _ „.24

1.2.2. Các lý thuyẻt vẽ câu trúc tài chính của doanh nghi ép 30

1.2.3. Các nhân tó tác động đèn càu trúc tài chính của doanh nghiệp .43

1.2.4. Tác động cùa cáu trúc tài chính đèn hiệu quà hoạt động kinh

doanh và giá trị doanh nghiệp „ „ „ 49

1.3. Tái câu trúc tài chính doanh nghiệp 50

1.3.1. Khái niệm lứ sự cán thiẻt phái thực hiện tái cáu trúc tài chính 50

1.3.2. Nội dung tái cậu trúc tài chính. 57

1.3.3. Trình tự tái cấu trúc tài chính. „ „ 62

1.3.4. Các nguyên tác cơ bân trong tái cáu trúc tài chính doanh nghiệp 66

1.4. Kinh nghiệm tái câu trục tài chính doanh nghiệp ở một sô quôc gia trên

thê giới và bài học nít ra đôi với Việt Nam 69

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH THÉP Ở VIỆT NAM 81

2.1. Tỏng quan các doanh nghiệp trong ngành thép ở Viậ Nam 81

2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triẻn ngành thép Việt Nam

 „ . „ „.„ „ 81

2.1.2. Khái quát đặc điểm hoạt đỏng kinh doanh của các doanh nghiệp

trong ngành thép - _ _ - „.85

22. Thực trạng câu trúc lài chính của các doanh nghiệp trong ngành thép ở

Việt Nam.'.* L.„. 92

2.2.1. Khái quát tình hình tài chính cùa các DN trong ngành thép 92

2.2.2. Thực trạng cáu trúc tài chính ciia các doanh nghiệp trong ngành thép.

 .„. . .„ 109

 

pdf245 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp trong ngành thép ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 Tỷ đồng Tổng tài sản Nợ Vốn chủ sở hữu Hệ số nợ 110 46% DN) có hệ số nợ trong khoảng 0,7 -0,8; 5/13 DN (39%) có hệ số nợ từ 0,6-0,7. Số DN còn lại (xấp xỉ 50%) duy trì hệ số nợ dưới mức 0,6. Trong số đó, CTCP tập đoàn Hòa Phát có hệ số nợ rất thấp, trung bình ở mức 0,18 và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2009-2014.  Hệ số nợ của các DN phân loại theo quy mô vốn kinh doanh Biều đồ 2.22: Hệ số nợ của các DN phân loại theo quy mô vốn kinh doanh Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Xem xét mức độ sử dụng nợ của các DN phân loại theo quy mô vốn kinh doanh qua biểu đồ 2.22 có thể thấy một số đặc điểm chủ yếu sau: (i) hệ số nợ trung bình của toàn bộ DN được nghiên cứu ở mức cao, biến động không nhiều và duy trì ở mức 0,58 đến 0,6 trong giai đoạn 2009-2014; (ii) hệ số nợ trong các DN quy mô trung bình và quy mô nhỏ cao hơn và có xu hướng tăng lên từ 0,65 năm 2009 đến 0,7 năm 2014. Ngược lại, hệ số nợ trong các DN quy mô lớn thấp hơn, dao động không nhiều và có xu hướng giảm từ 0,56 xuống 0,54 tương ứng ở năm 2009 và năm 2014. Quan sát riêng đối với các DN quy mô lớn (bảng 2.4) có thể thấy 3/5 DN (chiếm 60%) duy trì hệ số nợ ở mức cao trên trung bình. Trong đó, CTCP Gang thép Thái Nguyên là DN có hệ số nợ cao nhất, bình quân ở mức 0,73 và có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2009-2014. Việc duy trì hệ số nợ ở mức cao khiến tình hình tài chính của công ty kém lành mạnh. Số vốn vay phần lớn dành đáp ứng nhu cầu vốn cho dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 0,60 0,70 0,80 2009 2010 2011 2012 2013 2014 DN quy mô lớn DN quy mô trung bình DN quy mô nhỏ Trung bình 111 trong khi dự án đầu tư đang chậm tiến độ khiến cho công ty không tránh khỏi khó khăn. Tiếp đến là CTCP Tập đoàn Hoa Sen và Tổng công ty Thép Việt Nam với hệ số nợ trung bình tương ứng là 0,66 và 0,59. CTCP Thép Pomina có hệ số nợ ở mức trung bình. Hệ số nợ của công ty tăng mạnh trong ba năm gần đây do công ty thực hiện vay nợ để mở rộng quy mô. Hoạt động kinh doanh của Pomina được đánh giá là có hiệu quả nên việc gia tăng nợ vay là có thể chấp nhận được. CTCP tập đoàn Hòa Phát là một DN có quy mô lớn song thường xuyên duy trì hệ số nợ ở mức rất thấp. Hệ số nợ bình quân trong giai đoạn nghiên cứu của Hòa Phát là 0,18 và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2009-2014 từ 21% xuống còn 4%. Với hệ số nợ ở mức thấp Hòa Phát đã thể hiện tiềm lực và năng lực tự chủ về mặt tài chính rất vững vàng. Chính sách tài trợ an toàn của Hòa Phát đã tạo cho công ty thế mạnh cạnh tranh, và khả năng tăng trưởng tốt trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế. Qua số liệu chi tiết hệ số nợ các DN quy mô lớn có thể thấy hệ số nợ trung bình của các ở mức thấp (0,54) do có sự bù trừ của các DN có hệ số nợ thấp và các DN có hệ số nợ cao. Trong nhóm DN này, vẫn tồn tại các DN có hệ số nợ khá cao như CTCP Gang thép Thái Nguyên hay CTCP tập đoàn Hoa Sen. Điều này có tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của các DN. Bảng 2.4: Hệ số nợ của các DN quy mô lớn trong ngành thép STT Doanh nghiệp quy mô lớn 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Bình quân 5 năm 1 CTCP Gang thép Thái Nguyên 0,65 0,65 0,72 0,77 0,78 0,79 0,73 2 CTCP tập đoàn Hoa Sen 0,62 0,64 0,67 0,66 0,65 0,73 0,66 3 Tổng công ty Thép Việt Nam 0,69 0,63 0,58 0,57 0,55 0,53 0,59 4 CTCP Thép Pomina 0,49 0,43 0,52 0,62 0,62 0,63 0,55 5 CTCP tập đoàn Hòa Phát 0,21 0,32 0,27 0,15 0,09 0,04 0,18 Trung bình 0,56 0,54 0,55 0,55 0,53 0,54 0,54 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Đối với các DN quy mô trung bình, 6/9 DN (chiếm 67%) có hệ số nợ cao, dao động từ 0,69 đến 0,81. Trong đó, CTCP Hữu Liên Á Châu là DN có hệ số nợ cao nhất và có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn nghiên cứu. Đối với CTCP Hữu Liên Á Châu, do công ty theo đuổi mục tiêu gia tăng thị phần 112 tiêu thụ song trong điều kiện khó có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn, công ty thực hiện chính sách tài trợ chủ yếu từ vay nợ. Việc tài trợ nợ ở mức độ cao đã khiến công ty gặp nhiều khó khăn về tài chính. Đặc biệt trong năm 2012,2013 công ty có số lỗ lên đến 236 tỷ đồng, trong đó riêng chi phí lãi vay tới 189 tỷ đồng. Bảng 2.5: Hệ số nợ của các DN quy mô trung bình trong ngành thép STT Doanh nghiệp quy mô trung bình 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Trung bình 1 CTCP Hữu Liên Á Châu 0,79 0,80 0,78 0,76 0,80 0,96 0,81 2 CTCP đầu tư thương mại SMC 0,73 0,76 0,74 0,70 0,72 0,78 0,74 3 CT TNHH VINA KYOEI 0,71 0,79 0,78 0,70 0,71 0,72 0,74 4 CTCP Thép Dana-ý 0,61 0,58 0,70 0,77 0,80 0,82 0,71 5 CTCP Thép Việt Ý 0,70 0,68 0,63 0,71 0,76 0,73 0,70 6 CTCP Kim khí Hồ Chí Minh 0,66 0,70 0,72 0,69 0,67 0,69 0,69 7 CT CP Đại Thiên Lộc 0,61 0,60 0,57 0,51 0,49 0,52 0,55 8 CTCP Ống Thép Việt Đức 0,52 0,49 0,53 0,55 0,53 0,55 0,53 9 CTCP Tập đoàn thép Tiến Lên 0,45 0,48 0,44 0,39 0,36 0,36 0,42 Trung bình 0,65 0,68 0,67 0,66 0,68 0,70 0,68 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Đối với các DN quy mô nhỏ, 5/11 DN (chiếm khoảng 45%) có hệ số nợ trung bình trên 0,6, 5/11 DN có hệ số nợ từ 0,5 đến 0,6. Riêng CTCP Thép Nhà Bè duy trì hệ số nợ ở mức thấp 0,35. Trong số các DN quy mô nhỏ, CTCP Thép Nam Vang luôn duy trì tỷ trọng nợ trên tổng nguồn vốn ở mức cao trên dưới 90%. Đặc biệt năm 2013, do liên tục thua lỗ dẫn đến vốn chủ sở hữu giảm xuống còn -74 tỷ đồng đNy hệ số nợ lên mức 1,11. Đây chính là lý do khiến CTCP thép Nam Vang đã bị hủy niêm yết trong năm 2014. Bảng 2.6: Hệ số nợ của các DN quy mô nhỏ trong ngành thép STT Doanh nghiệp quy mô nhỏ 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Trung bình 1 CTCP Thép Nam Vang 0,88 0,87 0,85 0,91 1,11 1,28 0,98 2 CTCP Thép Đà Nẵng 0,82 0,74 0,70 0,64 0,61 0,66 0,70 3 CT TNHH VINAUSTEEL 0,70 0,73 0,68 0,57 0,65 0,72 0,67 4 CTCP Thép Thủ Đức 0,62 0,62 0,63 0,67 0,69 0,65 0,65 5 CTCP Kim khí Miền Trung 0,48 0,67 0,70 0,62 0,52 0,59 0,60 6 CT TNHH VSC-POSCO 0,57 0,62 0,66 0,60 0,53 0,54 0,59 7 CTCP Thép Bắc Việt 0,55 0,54 0,54 0,61 0,63 0,61 0,58 113 STT Doanh nghiệp quy mô nhỏ 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Trung bình 8 CTCP SX và KD Kim Khí 0,55 0,54 0,50 0,57 0,61 0,64 0,57 9 CTCP Thép Biên Hòa 0,46 0,46 0,55 0,64 0,65 0,63 0,57 10 CTCP chế tạo kết cấu Thép 0,62 0,57 0,49 0,47 0,48 0,51 0,52 11 CTCP Thép Nhà Bè 0,23 0,25 0,25 0,31 0,50 0,54 0,35 Trung bình 0,67 0,67 0,66 0,65 0,68 0,70 0,67 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việc sử dụng nợ ở mức độ cao hay thấp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN. Tuy nhiên, chiều hướng và mức độ tác động của nợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với các DN trong ngành thép trong mẫu nghiên cứu, tác động của hệ số nợ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cụ thể là tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu thể hiện qua bảng 2.7. Bảng 2.7 : Hệ số nợ và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của các DN phân loại theo quy mô vốn kinh doanh Doanh nghiệp 2009 2010 2011 2012 2013 2014 D/A ROE D/A ROE D/A ROE D/A ROE D/A ROE D/A ROE DN quy mô lớn 0,56 0,141 0,54 0,101 0,55 0,138 0,55 0,030 0,53 0,064 0,54 0,079 DN quy mô TB 0,65 0,342 0,68 0,193 0,67 0,099 0,66 0,045 0,68 0,009 0,70 -0,031 DN quy mô nhỏ 0,67 0,282 0,67 0,205 0,66 0,080 0,65 -0,058 0,68 -0,090 0,70 -0,062 Trung bình 0,60 0,190 0,59 0,130 0,59 0,127 0,59 0,027 0,58 0,045 0,60 0,050 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Xem xét mối quan hệ giữa việc sử dụng nợ với tỷ suất sinh lời của các DN trong ngành thép có thể thấy: Các DN có quy mô lớn thường có khả năng kiểm soát nợ tốt hơn. Cụ thể, trong giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái khiến hoạt động kinh doanh của các DN kém hiệu quả, các DN quy mô lớn có xu hướng đưa hệ số nợ về mức thấp hơn. Ngược lại, các DN quy mô trung bình và nhỏ khó có khả năng giảm hệ số nợ. Nguyên nhân là do năng lực tài chính của các DN này hạn chế và hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Hệ số nợ trong nhóm DN này tăng từ 0,65 đến 0,7 trong giai đoạn nghiên cứu. 114 Hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu ở các DN quy mô nhỏ cao hơn trong điều kiện thị trường thuận lợi, nền kinh tế phát triển ổn định. Điều này một phần do tác động tích cực của việc sử dụng đòn bNy tài chính ở mức độ cao. Ngược lại, việc sử dụng hệ số nợ ở mức cao, không có khả năng kiểm soát nợ, khiến cho các DN quy mô trung bình và nhỏ thua lỗ mạnh, sụt giảm tỷ suất sinh lời đặc biệt vào năm 2012,2013. Trên thực tế hàng loạt các DN quy mô trung bình và nhỏ thua lỗ trong giai đoạn này đều xuất phát từ nguyên nhân hiệu quả hoạt động kinh doanh giảm sút và DN phải gánh chịu khoản lãi vay nặng nề. Như vậy, có thể nhận định một cách khái quát rằng các DN trong ngành thép có hệ số nợ ở mức khá cao. Số lượng DN có hệ số nợ cao trên 0,6 chiếm tỷ trọng chủ yếu, nhiều DN có hệ số nợ rất cao với giá trị từ 0,7 đến 0,9. Việc duy trì hệ số nợ ở mức cao chứng tỏ năng lực tự chủ tài chính của các DN còn hạn chế, DN phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài trợ từ bên ngoài thông qua vay nợ. Trong số các DN được nghiên cứu, các DN có quy mô lớn thường có mức độ sử dụng nợ hợp lý hơn, có khả năng kiểm soát nợ tốt hơn các DN quy mô trung bình và nhỏ. Điều này cũng góp phần giúp các DN quy mô lớn giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi do suy thoái kinh tế nặng nề đặc biệt trong 2 năm 2012 và 2013.  Hệ số nợ của các DN có vốn đầu tư nhà nước và các DN ngoài nhà nước. Biểu đồ 2.23: Hệ số nợ của DN có vốn đầu tư nhà nước và các DN ngoài nhà nước Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp 0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 0,60 0,70 0,80 2009 2010 2011 2012 2013 2014 DN có VĐT NN DN ngoài NN Trung bình 115 Xem xét hệ số nợ của các DN có vốn đầu tư nhà nước và các DN ngoài nhà nước có thể thấy hệ số nợ bình quân của các DN có vốn đầu tư của nhà nước luôn duy trì ở mức độ cao hơn mức trung bình (từ 0,64 năm 2009 đến 0,67 năm 2014). Ngược lại, hệ số nợ của các DN ngoài nhà nước duy trì ở mức thấp hơn (0,50-0,54). Điều này cho thấy các DN nhà nước sử dụng nợ nhiều hơn và có khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay ở mức cao hơn. Đây cũng là một thực tế khi các DN có vốn đầu tư của nhà nước chính là các DN được hưởng nhiều ưu đãi trong việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, bảo lãnh tín dụng của nhà nước. Khi đi vào xem xét chi tiết hệ số nợ của các DN ngoài nhà nước có thể thấy một số DN duy trì hệ số nợ ở mức rất cao như CTCP Đầu tư thương mại SMC, CTCP Hữu Liên Á Châu, CTCP thép Nam Vang. Nguyên nhân chủ yếu là do DN thua lỗ dẫn đến mất vốn chủ sở hữu và khả năng không kiểm soát được nợ. Ngược lại, CTCP Tập đoàn Hòa Phát lại luôn duy trì hệ số nợ ở mức độ rất thấp. 2.2.1.2. Cấu trúc tài chính theo thời gian huy động và sử dụng vốn. Với đặc thù là ngành sản xuất công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư vào thiết bị sản xuất, công nghệ khá lớn, nguồn tài trợ của các DN cần có sự phù hợp với thời gian sử dụng tài sản. Số liệu nghiên cứu về các DN trong ngành thép cho thấy: Về mặt quy mô, nguồn vốn thường xuyên của các DN có xu hướng gia tăng. Về mặt tỷ trọng, nguồn vốn thường xuyên duy trì ở mức trung bình từ 51% đến 54% trong giai đoạn từ năm 2009-2014. Bảng 2.8: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời của các doanh nghiệp trong ngành thép Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng nguồn vốn trđ 41.834.460 52.920.669 62.096.372 63.382.370 63.792.505 67.702.732 Nguồn vốn thường xuyên trđ 22.299.678 27.505.840 32.310.902 33.712.271 35.052.504 36.192.389 Nguồn vốn tạm thời trđ 19.534.781 25.414.829 29.785.470 29.670.099 28.740.001 31.510.343 Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên % 53,30% 51,98% 52,03% 53,19% 54,95% 53,46% Tỷ trọng nguồn vốn tạm thời % 46,70% 48,02% 47,97% 46,81% 45,05% 46,54% Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp 116 Số liệu chi tiết về tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên ở từng DN có sự khác biệt rõ rệt. Một điều dễ nhận thấy là việc sử dụng nguồn vốn thường xuyên với mức độ cao chỉ tập trung ở một số ít DN trong ngành. Chỉ có 7/25 DN có tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên trên 50%. Số DN còn lại có tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên trung bình ở mức khá thấp biến động quanh mức 30% - 40%. Bảng 2.9: Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên của các DN trong ngành thép Đơn vị tính: % TT Tên công ty 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Trung bình 1 Công ty CP tập đoàn Hòa Phát 79,03 76,36 88,58 96,33 96,80 98,44 89,25 2 Công ty CP thép Nhà Bè 77,20 75,23 75,29 74,21 56,48 50,60 68,17 3 Công ty CP tập đoàn thép Tiến Lên 55,13 51,81 55,54 60,55 64,02 63,76 58,47 4 Công ty CP gang thép Thái Nguyên 57,44 57,44 54,33 53,78 57,99 60,33 56,88 5 Công ty CP thép Dana-ý 69,25 67,60 52,74 47,55 50,36 50,79 56,38 6 Tổng công ty thép Việt Nam 58,50 58,16 54,91 52,49 54,99 54,50 55,59 7 Công ty CP Thép Pomina 51,55 56,76 57,35 55,70 58,02 53,22 55,43 8 Công ty CP thép Bắc Việt 44,90 45,85 45,76 39,08 50,05 72,83 49,75 9 Công ty CP ống thép Việt Đức 48,40 51,40 48,52 46,01 48,69 46,73 48,29 10 Công ty CP chế tạo kết cấu Thép 40,90 43,46 50,81 52,87 51,69 49,19 48,15 11 Công ty CP thép Biên Hòa 67,39 62,93 48,16 36,72 34,65 36,73 47,76 12 Công ty CP Đại Thiên Lộc 40,08 40,66 43,96 49,46 51,24 48,42 45,64 13 Công ty CP Hoa Sen 52,25 47,26 42,73 45,43 44,24 35,85 44,63 14 Công ty CP SX và KD Kim Khí 45,23 47,07 50,59 43,07 38,51 35,84 43,39 15 Công ty CP thép Việt Ý 64,01 49,71 37,34 36,33 33,63 32,50 42,25 16 Công ty TNHH VSC-POSCO 43,49 38,54 34,63 39,92 46,58 46,02 41,53 17 Công ty CP Kim khí Miền Trung 52,07 33,54 30,44 38,61 48,27 41,15 40,68 18 Công ty CP Kim khí Hồ Chí Minh 36,94 36,19 34,25 35,64 36,96 34,54 35,75 19 Công ty TNHH VINA-KYOEI 29,48 21,38 22,55 30,15 50,82 59,95 35,72 20 Công ty CP thép Thủ Đức 38,14 38,14 36,84 33,41 30,82 34,73 35,35 21 Công ty TNHH VINAUSTEEL 33,57 29,51 33,02 44,49 35,84 28,64 34,18 22 Công ty CP thép Đà Nẵng 19,28 26,88 32,51 40,87 45,69 39,32 34,09 23 Công ty CP đầu tư thương mại SMC 29,10 24,21 26,11 32,28 31,15 23,50 27,72 24 Công ty CP Hữu Liên Á Châu 23,24 21,91 23,19 24,39 20,49 4,62 19,64 25 Công ty CP Thép Nam Vang 11,81 13,03 14,65 9,35 -10,84 -28,29 1,62 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Biểu đồ 2.24 : Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên của các DN phân loại theo quy mô vốn kinh doanh Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp 0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 DN quy mô lớn DN quy mô trung bình DN quy mô nhỏ Trung bình 117 Xem xét nguồn vốn thường xuyên của các DN trong ngành thép phân loại theo quy mô DN có thể thấy các DN có quy mô lớn thường duy trì nguồn vốn thường xuyên ở mức cao hơn (ở mức trên 60%). Ngược lại DN quy mô trung bình và nhỏ duy trì nguồn vốn thường xuyên ở mức thấp (trong khoảng 30-40%) (Biểu đồ 2.24). Điều này cũng hoàn toàn hợp lý do các DN quy mô lớn thường đầu tư một lượng lớn TSDH vì vậy cần đảm bảo nguồn vốn thường xuyên với mức độ cao hơn. Để nhận định đúng đắn hơn về sự phù hợp, mức độ rủi ro trong chính sách tài trợ của DN, cần có những đánh giá về mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính với cấu trúc tài sản của từng DN. Mối quan hệ này thể hiện qua chỉ tiêu nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) được trình bày ở biểu đồ 2.25 và phụ lục 6. Biểu đồ 2.25 cho thấy NWC của các DN tương đối thấp và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2009-2014. Thực tế đáng báo động là tại các DN quy mô lớn cụ thể là Tổng công ty thép Việt Nam, CTCP Gang thép Thái Nguyên, CTCP tập đoàn Hoa Sen thường xuyên có giá trị NWC ở mức dưới 0. Điều này chứng tỏ các công ty đã khá mạo hiểm trong chính sách tài trợ vốn bằng cách dùng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho TSDH. Ngoài các công ty trên, một số DN đã thể hiện sự giảm sút NWC trong giai đoạn 2013-2014 như CTCP Hữu Liên Á Châu, CTCP Thép Nam Vang, CTCP thép Việt Ý, CTCP Dana-Ý... Biểu đồ 2.25: Nguồn vốn lưu động thường xuyên của các DN ngành thép Đơn vị tính: triệu đồng Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp -3.000.000 -2.000.000 -1.000.000 0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 VN ST EE L HP G TI S HS G PO M VI NA KY VI S SM C HL A Đ TL TL H DN Y HM C VG S NV C VI NA US VP S TD S DN S VC A KM T TN B BV G KK C SS M 2009 2010 2011 2012 2013 2014 118 Tóm lại, qua phân tích cấu trúc tài chính trên khía cạnh quan hệ sở hữu và thời gian sử dụng vốn cho thấy cấu trúc tài chính của các DN trong ngành thép có đặc điểm chủ yếu là: Năng lực tự chủ về mặt tài chính của các DN còn hạn chế do hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn lực vay nợ; Mức độ ổn định về nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh không cao do nguồn vốn thường xuyên của hầu hết các DN ở mức thấp; Một số DN khá mạo hiểm trong chính sách tài trợ vốn bằng cách tài trợ TSDH bằng nguồn vốn tạm thời; Mức độ sử dụng nợ trong các DN phân loại theo khía cạnh quy mô vốn kinh doanh hay sở hữu nhà nước có sự khác biệt từ đó có những ảnh hưởng nhất định đến tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh. Để nhận định một cách thấu đáo hơn về cấu trúc tài chính của các DN trong ngành thép, ta cần đi sâu vào xem xét cấu trúc từng thành phần nợ và vốn chủ sở hữu. 2.2.1.3. Cấu trúc nợ và cấu trúc vốn chủ sở hữu  Cấu trúc nợ tại các doanh nghiệp trong ngành thép Cấu trúc nợ theo thời gian sử dụng nợ Với đặc thù là ngành sản xuất công nghiệp có nhu cầu vốn đầu tư lớn, song do tiềm lực tài chính còn hạn chế, việc sử dụng nợ để tài trợ vốn là hiện tượng phổ biến ở DN trong ngành thép. Trong giai đoạn 2009-2014, quy mô nợ phải trả của các DN được nghiên cứu tăng mạnh từ mức trên 24.000 tỷ lên mức 40.000 tỷ tương ứng với tỷ lệ tăng là 61,5%. Tình hình nợ phải trả của các DN thể hiện qua số liệu tổng quát ở bảng 2.10 dưới đây: Bảng 2.10: Tổng hợp tình hình nợ phải trả của các DN trong ngành thép giai đoạn 2009-2014 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng tài sản Trđ 41.834.460 52.920.669 62.096.372 63.382.370 63.792.506 67.702.732 Nợ phải trả Trđ 24.962.375 31.243.672 36.480.961 37.125.297 37.164.281 40.333.512 Tốc độ tăng nợ % 25,16 16,76 1,77 0,11 8,53 Nợ ngắn hạn Trđ 19.534.781 25.414.829 29.785.470 29.670.099 28.740.001 31.510.343 Nợ dài hạn Trđ 5.427.594 5.828.843 6.695.491 7.455.198 8.424.280 8.823.170 Tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nợ % 78,26 81,34 81,65 79,92 77,33 78,12 119 Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng nợ % 21,74 18,66 18,35 20,08 22,67 21,88 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Như vậy, xét về mặt cơ cấu, tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nợ bình quân của các DN thường xuyên ở mức cao, tương ứng từ 78% đến 81% trong giai đoạn 2009-2014. Đồng thời, tỷ trọng nợ dài hạn duy trì ở mức 18-22%. Về xu hướng biến động, mặc dù tỷ trọng nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dẫn đến tăng nợ dài han, song do quy mô nguồn vốn dài hạn còn quá nhỏ cho nên mức độ rủi ro vẫn rất cao đối với các DN. Biểu đồ 2.26: Tỷ trọng nợ ngắn hạn, nợ dài hạn trên tổng nợ của các doanh nghiệp trong ngành thép Đơn vị tính: tỷ đồng Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Kết cấu nợ ngắn hạn và dài hạn của các DN phân loại theo quy mô vốn kinh doanh thể hiện qua biểu đồ 2.27. Biểu đồ 2.27 : Tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trên tổng nợ của các DN phân loại theo quy mô vốn kinh doanh Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp 0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ trọng nợ ngắn hạn 0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 Tỷ trọng nợ dài hạn DN quy mô lớn DN quy mô trung bình DN quy mô nhỏ Trung bình 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng nợ Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Tỷ trọng nợ ngắn hạn Tỷ trọng nợ dài hạn 120 Số liệu biểu đồ 2.27 cho thấy nhóm DN quy mô lớn thường có mức độ sử dụng nợ dài hạn cao hơn so với các nhóm DN còn lại. Tương tự như vậy, tỷ trọng nợ ngắn hạn ở các DN này khá thấp. Việc tài trợ nợ dài hạn với mức độ cao đem lại sự an toàn cho các DN trong nhóm quy mô lớn. Nhóm DN quy mô trung bình có xu hướng cải thiện tỷ trọng nợ theo hướng điều chỉnh giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn và gia tăng tỷ trọng TSDH để đảm bảo mức độ an toàn tài chính. Các DN quy mô nhỏ là nhóm DN có tỷ trọng nợ dài hạn trên tổng nợ bình quân ở mức thấp nhất thường xuyên trong khoảng từ 1% - 3%. Trong số đó, đáng chú ý là các DN như CTCP thép Nam Vang, CTCP thép Thủ Đức, CTCP sản xuất và kinh doanh kim khí, CTCP chế tạo kết cấu thép có tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nợ ở mức 100% trong năm 2012 và 2013. Bảng 2.11: Tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nợ của các DN trong ngành thép Đơn vị tính: % TT Tên công ty 2009 2010 2011 2012 2013 2014 TB 1 Công ty CP Thép Nam Vang 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 2 Công ty CP tập đoàn thép Tiến Lên 99,98 99,99 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 3 Công ty CP thép Thủ Đức 99,90 99,90 99,88 99,93 100,00 100,00 99,93 4 Công ty TNHH VSC-POSCO 99,75 99,79 99,73 99,77 100,00 100,00 99,84 5 Công ty CP SX và KD Kim Khí 98,69 98,88 99,44 99,95 100,00 100,00 99,49 6 Công ty CP Đại Thiên Lộc 98,38 98,76 99,16 99,47 99,83 99,93 99,25 7 Công ty CP chế tạo kết cấu Thép - ssm 95,68 99,93 99,94 99,96 100,00 100,00 99,25 8 Công ty CP Kim khí Miền Trung 98,82 99,24 99,17 98,84 98,54 99,51 99,02 9 Công ty CP Hữu Liên Á Châu 96,95 98,13 98,69 99,08 99,57 99,83 98,71 10 Công ty CP ống thép Việt Đức 99,94 98,65 96,96 97,98 97,70 96,47 97,95 11 Công ty CP đầu tư thương mại SMC 97,37 99,53 99,94 96,35 95,02 98,05 97,71 12 Công ty TNHH VINAUSTEEL 95,40 96,70 98,15 98,17 98,27 98,67 97,56 13 Công ty CP thép Đà Nẵng 98,77 98,74 96,99 91,72 88,76 91,84 94,47 14 Công ty Kim khí Hồ Chí Minh 95,68 91,43 91,74 92,84 93,78 95,49 93,49 15 Công ty CP thép Nhà Bè 99,37 99,46 99,51 82,58 86,19 91,68 93,13 16 Công ty CP thép Biên Hòa 71,54 79,90 93,64 99,05 99,97 99,69 90,63 17 Công ty CP thép Bắc Việt 99,44 99,61 99,87 100,00 78,77 44,65 87,06 18 Công ty TNHH VINA KYOEI 98,74 99,30 99,64 99,70 69,07 55,79 87,04 19 Công ty CP tập đoàn Hoa Sen 77,38 82,99 85,15 83,24 85,49 88,19 83,74 20 Công ty CP thép Việt Ý 51,12 74,33 99,66 89,17 87,29 91,92 82,25 21 Công ty CP Thép Pomina 98,55 99,83 81,64 71,83 67,70 73,86 82,24 22 Tổng công ty thép Việt Nam 60,28 66,52 77,60 82,86 81,80 86,46 75,92 23 Công ty cp thép Dana-ý 50,54 56,02 67,10 67,69 62,20 59,78 60,55 121 TT Tên công ty 2009 2010 2011 2012 2013 2014 TB 24 Công ty CP gang thép Thái Nguyên 65,21 65,21 63,46 59,83 53,70 50,22 59,61 25 Công ty CP tập đoàn Hòa Phát 99,70 73,78 43,01 24,94 35,18 36,81 52,24 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Số liệu chi tiết về tỷ trọng nợ ngắn hạn trên tổng nợ cho thấy 64% DN có tỷ trọng nợ ngắn hạn ở mức rất cao trên 90%. 20% DN có tỷ trọng nợ ngắn hạn từ 80% - 90%. Số còn lại 16% DN có tỷ trọng nợ ngắn hạn dưới 80%. Việc sử dụng nợ ngắn hạn với mức độ lớn phản ánh: Thứ nhất, tiềm lực tài chính của DN chưa vững vàng, các DN chưa có chiến lược trong chính sách tài trợ để thu hút các nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững. Thứ hai, gia tăng rủi ro cho các DN đặc biệt đối với các DN sử dụng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho TSDH. Thứ ba, các DN sẽ phải chịu những ảnh hưởng bất lợi do sử dụng nguồn ngắn hạn có chi phí cao, biến động lãi suất tiền vay trong thời gian khiến chi phí lãi vay của các DN thường xuyên gia tăng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hầu hết các công ty duy trì tỷ lệ nợ ngắn hạn cao trong giai đoạn nghiên cứu. Duy chỉ có CTCP tập đoàn Hòa Phát, CTCP Thép Pomina mặc dù có tỷ lệ nợ ngắn hạn ở mức thấp và trung bình song đã điều chỉnh giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn ở hai năm 2012, 2013. Việc điều chỉnh giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn giúp các DN có nguồn vốn dài hạn dồi dào hơn từ đó đem lại mức độ an toàn hơn trong việc sử dụng vốn cũng như tránh được biến động lãi suất thời kỳ này. Xem xét cấu trúc nợ phải trả trên góc độ sở hữu nhà nước trong các DN (Biểu đồ 2.28) có thể thấy: Mặc dù DN có vốn đầu tư nhà nước có hệ số nợ ở mức cao hơn so với các DN ngoài nhà nước song các DN có vốn đầu tư nhà nước duy trì kết cấu nợ đảm bảo hơn do sử dụng nguồn nợ dài hạn với mức độ lớn hơn. Tỷ trọng nợ dài hạn trong các DN ngoài nhà nước cũng có sự cải thiện mạnh mẽ trong giai đoạn 2009-2014, song mức độ sử dụng nợ dài hạn trong các DN nhóm này còn khá thấp. 122 Biểu đồ 2.28: Tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trên tổng nợ của các DN có vốn đầu tư nhà nước và các DN ngoài nhà nước Nguồn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4_luan_an_ncs_dang_phuong_mai_2627_1854414.pdf
Tài liệu liên quan