Luận văn Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam

Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, nghiên

cứu khoa học chính trị pháp lý đã góp phần làm sáng tỏ hơn những nhân tố

hợp lý của học thuyết phân chia quyền lực, học thuyết chủ quyền nhân dân,

học thuyết về xây dựng nhà nước pháp quyền và khả năng, mức độ, nguyên

tắc vận dụng vào thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở

nước ta. Việc xây dựng thể chế pháp lý về KSQLNN là quá trình vừa làm vừa

nghiên cứu bổ sung. Với cơ sở pháp lý là nguyên tắc kiểm soát đã được hiến

định trong Hiến pháp 2013, cùng với quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội và

trình độ dân trí ngày càng nâng cao, chắc chắn, thể chế pháp lý về KSQLNN

ở nước ta sẽ được khẩn trương hoàn thiện theo hướng mạnh mẽ, đ ng bộ hơn

trong thời gian tới.

pdf166 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng mô hình tập quyền của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong các quy định của Hiến pháp không có sự phân quyền mà các cơ quan nhà nước khác chỉ nhận quyền phái sinh từ Quốc hội. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước. 77 (1)- Về kiểm soát bên trong bộ máy nhà nước: Sự kiểm soát chỉ được thể hiện một chiều theo cơ chế tập trung quyền lực vào Quốc hội. Hội đ ng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều do Quốc hội bầu ra, phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Cơ quan nhà nước cấp trên được quyền giám sát cơ quan nhà nước cấp dưới. So với thời kỳ Hiến pháp 1946, có điểm mới là sự hình thành hệ thống cơ quan Viện kiểm sát, có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đ ng Chính phủ, các cơ quan nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan nhà nước và công dân. (2)- Về kiểm soát của các chủ thể bên ngoài nhà nước Hiến pháp năm 1959 ghi nhận: "Tất cả quyền lực trong nước... đều thuộc về nhân dân”, chỉ rõ thêm: “Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đ ng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân". Hiến pháp quy định “Tất cả các cơ quan Nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân" (Điều 6). So với Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 bổ sung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (Điều 29) và quy định về một số thiết chế, như: tổ chức công đoàn, hợp tác xã và các tổ chức khác của nhân dân (Điều 10). Tuy nhiên, các tổ chức Đảng, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội thì vẫn chưa được quy định trong các điều của Hiến pháp. (3)- Thời kỳ này có một số văn bản luật, nghị quyết, nghị định, thông tư với vai trò là những bộ phận của thể chế được ban hành nhằm hiện thực hóa các quyền của nhân dân, trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước trong chế độ dân chủ nhân dân. Tuy nhiên, do điều kiện thời chiến và đặc điểm tổ chức quyền lực nhà nước theo mô hình xô viết tập quyền nên thể chế pháp lý nhân 78 dân kiểm soát quyền lực nhà nước chưa thực sự được chú trọng xác lập và bảo đảm thực hiện trên thực tế. 3.1.3. Giai đoạn 1980 - 1992 Theo Hiến pháp năm 1980, trên phương diện tổ chức quyền lực nhà nước, nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa được tiếp tục thể hiện cao độ hơn với những quy định như: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 82), “Hội đ ng Nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 98), “Hội đ ng bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất” (Điều 104) Thể chế pháp lý về KSQLNN giai đoạn này có những đặc điểm sau: (1)- Về kiểm soát bên trong bộ máy nhà nước quyền kiểm soát bộ máy nhà nước được tập trung cao độ vào Quốc hội và Hội đ ng Nhà nước. Đặc biệt, theo quy định thì Hội đ ng nhà nước có thẩm quyền kiểm soát rất lớn, đó là: “giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước” (Điều 89), “giám sát công tác của Hội đ ng Bộ trưởng, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao” và các quyền hạn khác theo Điều 100 Hiến pháp 1980. Tuy nhiên, so sánh chung trong các bản hiến pháp của nhà nước ta từ năm 1946 đến nay thì Hiến pháp 1980 thể hiện một cách hình thức và ít thực thi nhất sự KSQLNN. Trên thực tế, trách nhiệm cá nhân phần nhiều trở thành trách nhiệm tập thể. Chế định tín nhiệm chuyển thành chế định bãi nhiệm. Quốc hội có quyền đặt cho mình hoặc trao cho Hội đ ng nhà nước, Hội đ ng bộ trưởng những nhiệm vụ, quyền hạn mới và như vậy không bị hạn chế bởi Hiến pháp. (2)- Về kiểm soát từ bên ngoài bộ máy nhà nước Hiến pháp 1980 quy định: "Tất cả các cơ quan Nhà nước và nhân viên Nhà nước phải chịu sự giám sát của nhân dân" và ghi nhận "Công dân có quyền tham gia quản lý 79 công việc của Nhà nước và của xã hội". Hiến pháp 1980 là bản Hiến pháp đầu tiên chính thức ghi nhận quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội. Điều 4 của Hiến pháp khẳng định “Đảng Cộng sản Việt Nam, ... là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội.... Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp”. Hiến pháp năm 1980 cũng quy định về địa vị chính trị, pháp lý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị- xã hội và các thành viên khác của Mặt trận (Điều 9, 10). (3)- Thực hiện Hiến pháp năm 1980 và sau đó được bổ sung bằng đường lối đổi mới của Đảng từ Đại hội VI năm 1986 đến trước năm 1992, đã có nhiều văn bản pháp luật được xây dựng, ban hành để đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước như: các luật về tổ chức HĐND và UBND, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, các luật về hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, các pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, thông tư về tổ chức và hoạt động của Thanh tra nhà nước và Thanh tra nhân dân, về khiếu nại, tố cáo góp phần thiết lập chặt chẽ, hợp lý hơn cơ chế vận hành, hoạt động của các cơ quan nắm giữ quyền lực nhà nước, qua đó, giúp cho hoạt động KSQLNN có một số hiệu quả. 3.1.4. Giai đoạn 1992 - 2013 Thể chế pháp lý về KSQLNN ở giai đoạn này có những thay đổi về chất dựa trên những nhận thức mới của Đảng trong thời kỳ đổi mới về cải cách bộ máy nhà nước, thay đổi cơ chế tổ chức QLNN. Việc thực thi Hiến pháp năm 1992 có đặc điểm phân kỳ thành hai giai đoạn: từ 1992 - 2001 và từ 2001 - 2013 (do Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001). Trong giai đoạn đầu, Hiến pháp năm 1992 đã trở lại với sự phân công quyền lực rõ ràng hơn trong bộ máy nhà nước. Giai đoạn sau, Hiến pháp đã chính thức khẳng định xây dựng “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, khẳng định có sự “phân công, phối hợp” trong tổ chức thực hiện QLNN. Kể từ đó, kiểm soát quyền lực nhà nước với ý nghĩa là yếu tố không thể thiếu trong nhà nước pháp quyền đã được đặt tiền đề quan trọng. 80 (1)- Về kiểm soát bên trong bộ máy nhà nước: Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã quy định trong bộ máy nhà nước có sự phân công và phối hợp: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Khoản 2 Điều 1). Hiến pháp bổ sung một quyền hạn quan trọng là Quốc hội có thể “bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn" (Khoản 7 Điều 84); mở rộng quyền kiểm soát của Chủ tịch nước đối với Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc “đề nghị xem xét lại” đối với tất cả các “pháp lệnh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua”, Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2001 có một số khoản làm tăng sự độc lập của Chính phủ); sửa đổi quy định tại Điều 137 làm giảm quyền kiểm soát đối với bộ máy nhà nước của Viện kiểm sát nhân dân, theo đó, Viện Kiểm sát nhân dân không còn chức năng kiểm sát chung, chỉ còn thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp... (2)- Về kiểm soát của các chủ thể bên ngoài nhà nước: Hiến pháp 1992 bổ sung và làm rõ hơn các quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên, Công đoàn Việt Nam trong đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên, giám sát và phản biện xã hội (Điều 9, 10); quy định đầy đủ hơn về quyền công dân, trong đó có các quyền cơ bản như: tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 53); Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật (Điều 69); ... (3-) Các quy định của Hiến pháp nêu trên chính là các thể chế pháp lý cơ bản, quan trọng nhất đánh dấu sự phát triển của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước thời kỳ đổi mới. Sau khi Hiến pháp năm 1992 được ban hành, hàng loạt các luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư và các văn bản quy 81 phạm pháp luật khác ở các cấp được xây dựng để phù hợp với Hiến pháp. Sự thống nhất, đ ng bộ của hiến pháp và hệ thống pháp luật là những bảo đảm về thể chế để cơ chế pháp lý KSQLNN vận hành có hiệu quả. Tuy nhiên, thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước giai đoạn thực hiện Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 có một số hạn chế, như: Vị trí, tính chất, thẩm quyền của các cơ quan trong bộ máy nhà nước được Hiến pháp năm 1992 quy định hợp lý hơn nhưng thực chất vấn đề KSQLNN với tính chất là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước chưa được đặt ra. Hiến pháp chưa quy định thực hiện dân chủ trực tiếp của nhân dân; chưa quy định cử tri bãi nhiệm đại biểu dân bầu khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân như thế nào (Điều 7). Hiến pháp năm 1992 quy định về nhân dân "biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân", nhưng thực tế quy định này chưa thực hiện vì chưa có luật về trưng cầu ý dân. Điều 9, 10 của Hiến pháp năm 1992 quy định về chức năng "giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước" của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, nhưng pháp luật quy định còn thiếu và bất cập về nhiều mặt. Hiến pháp năm 1992 quy định: "công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền được hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật" nhưng trong suốt giai đoạn này những quyền đó chưa được luật hóa. 3.1.5. Giai đoạn hình thành thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước hiện nay trên nền tảng Hiến pháp năm 2013 Cùng với sự phát triển tư duy lý luận trong thời kỳ lịch sử mới, trên cơ sở tổng kết thực tiễn 25 năm đổi mới, Đại hội Đảng lần thứ XI đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), trong đó tiếp tục khẳng định “Nhà nước ta là pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”; tổ chức 82 và hoạt động của nhà nước dựa trên một trong những nguyên tắc nền tảng: “Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”[30]. Như vậy, so với Cương lĩnh năm 1991, Cương lĩnh 2011 đã bổ sung một nội dung mới rất quan trọng vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là: “Kiểm soát gi a các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp tư pháp”. Đó chính là tiền đề mở ra thời kỳ đẩy mạnh xây dựng thể chế pháp lý về KSQLNN trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Xét về tư tưởng pháp lý chủ yếu liên quan đến KSQLNN, chúng ta thấy: Đến Hiến pháp năm 2013, bên cạnh việc phân công, phối hợp, thì lần đầu tiên “kiểm soát” đã trở thành nguyên tắc trong tổ chức quyền lực nhà nước. Điểm phát triển nữa là trong Hiến pháp 2013 chủ quyền nhân dân được đề cao và thể hiện xuyên suốt, nhất quán. Vấn đề quyền con người, quyền công dân được chú trọng thể hiện và đi kèm với đó là trách nhiệm của nhà nước trong mối quan hệ với người dân được quy định rõ ràng hơn. Với nhận thức tiếp cận gần hơn quan điểm coi nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến, nhân dân quy định giới hạn quyền lực nhà nước và phân công quyền lực cho các cơ quan nhà nước thông qua bản hiến pháp, đã tạo tiền đề quan trọng cho sự hình thành cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước một cách toàn diện. Hiến pháp đã bổ sung đầy đủ các hình thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước, không chỉ bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và Hội đ ng nhân dân như các hiến pháp trước đây, mà còn bằng hình thức dân chủ trực tiếp theo quy định tại Điều 6 Hiến pháp 2013. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên được bổ sung vai trò giám sát và phản biện xã hội đối với tổ chức và hoạt động của nhà nước (Điều 9). Hiến pháp năm 2013 cũng đã đặt nền móng về một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và bổ sung một số cơ quan có tính chất độc lập tương đối để tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước để góp phần 83 làm cho hoạt động kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước có thêm cơ sở pháp lý vững chắc. Từ sau khi Hiến pháp 2013 được ban hành đến nay, công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế pháp lý được diễn ra rất sôi động. Quốc hội khoá XIII tập trung ưu tiên trong lịch trình làm việc để xây dựng mới và sửa đổi các luật cho phù hợp với nội dung Hiến pháp mới, nhất là các luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2014), Quốc hội đã thông qua 18 dự án luật, trong đó có: Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi)... Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2015), Quốc hội đã thông qua 11 dự án luật, trong đó có: Luật tổ chức Chính phủ, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đ ng nhân dân, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật kiểm toán nhà nước, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2015), Quốc hội đã thông qua hoặc cho ý kiến về một số dự án luật quan trọng khác, trong đó có: Luật trưng cầu ý dân, Luật về Hội, Luật báo chí, Luật tiếp cận thông tin, Việc ban hành các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và cụ thể hoá các quyền của công dân trong lĩnh vực tham gia quản lý nhà nước đã góp phần quan trọng bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013. 3.2. THỰC TRẠNG THỂ CHẾ PHÁP LÝ VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.2.1. Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực bên trong bộ máy nhà nước Thể chế pháp lý về KSQLNN bên trong bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay được hình thành bởi các quy định trong Hiến pháp năm 2013, nhất là các điều trong Chương I về Chế độ chính trị và các điều về tổ chức bộ máy nhà nước nằm trong các chương V, VI, VII, VIII; đ ng thời, được cụ thể hoá trong các luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà 84 nước, như: Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đ ng nhân dân, Luật thanh tra, Luật kiểm toán, các luật về hoạt động tố tụng Nhìn chung, đó là một hệ thống văn bản có phạm vi rất rộng liên quan đến các mặt tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, thiết lập mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan đó. Về nội dung, thể chế pháp lý về KSQLNN bên trong bộ máy nhà nước có sự thống nhất nội tại bởi nguyên tắc: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Khoản 3 Điều 2 của Hiến pháp 2013). Đây là nguyên tắc then chốt và bao trùm lĩnh vực thể chế pháp lý về KSQLNN bên trong bộ máy nhà nước. Trên cơ sở nguyên tắc này, thể chế pháp lý đã hình thành các quy định về đối tượng của KSQLNN (chỉ rõ các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp), chủ thể KSQLNN (quy định về địa vị pháp lý, vai trò, chức năng, quyền và trách nhiệm của các cơ quan trong mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát), các trình tự, thủ tục trong thực hiện nhiệm vụ của mỗi cơ quan liên quan đến cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, hậu quả pháp lý của mỗi hoạt động KSQLNN. Sau đây, chúng ta xem xét từng khía cạnh của nội dung thể chế pháp lý về KSQLNN bên trong bộ máy nhà nước trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp; đ ng thời, có xem xét đến mối quan hệ KSQLNN giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương với chính quyền địa phương và giữa chính quyền địa phương cấp trên với chính quyền địa phương cấp dưới. * Thể chế pháp lý kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp Về đối tượng ch u kiểm soát quyền lập pháp: Theo Hiến pháp năm 2013, quyền lập pháp được giao cho Quốc hội. Điều 69 Hiến pháp quy định 85 “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp”. Điều 70 Hiến pháp quy định Quốc hội “làm luật và sửa đổi luật”. Hiến pháp và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật không quy định quyền làm luật và sửa đổi luật cho bất kỳ cơ quan nào ngoài Quốc hội mà chỉ phân công cho các cơ quan tham gia một số việc, một số công đoạn trong hoạt động lập pháp. Như vậy, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp có đối tượng chủ yếu là kiểm soát việc Quốc hội thực hiện chức năng lập pháp. Nhưng trên thực tế, không phải bất cứ thời điểm nào và trong lĩnh vực nào Quốc hội cũng có thể bảo đảm có đủ luật quy định. Cho nên nhiều khi Quốc hội phải uỷ quyền lập pháp bằng việc ban hành pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ hoặc hình thức văn bản của cơ quan nhà nước khác được Quốc hội giao. Đó là những trường hợp đặc biệt và cũng có những quy định riêng để kiểm soát việc thực hiện quyền lập pháp dưới những trạng thái uỷ quyền đó. Về chủ thể kiểm soát quyền lập pháp: các cơ quan nhà nước khác hoặc bản thân Quốc hội có thể tự kiểm soát hoạt động lập pháp dựa trên các quy định của thể chế. Tuy nhiên, theo Hiến pháp nước ta, Quốc hội là cơ quan “quyền lực nhà nước cao nhất” (Điều 69) nên về nguyên tắc không cơ quan nào trong bộ máy nhà nước có quyền trực tiếp kiểm soát việc Quốc hội quyết định thông qua luật và sửa đổi luật. Nội dung kiểm soát quyền lập pháp bao gồm: kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật do cơ quan lập pháp thông qua; kiểm soát để có đầy đủ luật quy định các lĩnh vực theo yêu cầu; bảo đảm chất lượng chuyên môn của các luật và hạn chế sự “lấn sân” của quyền lập pháp sang các lĩnh vực thuộc quyền quyết định của các cơ quan nhà nước khác. Phương thức kiểm soát quyền lập pháp thông qua hệ thống thể chế pháp lý chủ yếu là: quy định rõ phạm vi của quyền lập pháp và quyền ban hành văn bản, quyết định của các cơ quan khác; quy định rõ quy trình, thủ tục thực hiện quyền lập pháp [38]. 86 + Về phạm vi của quyền lập pháp: thể chế pháp lý hiện hành đã có xu hướng tạo ra một khung khổ xác định ranh giới quyền lập pháp. Trong đó, giới hạn trên của quyền lập pháp là quyền lập hiến, giới hạn dưới của quyền lập pháp là những vấn đề thuộc thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy của các cơ quan khác (như Chính phủ, Hội đ ng nhân dân các địa phương), giới hạn ngoài là những quyền con người, quyền tự do cơ bản của công dân mà Hiến pháp đã bảo vệ; và bên trong chính là nội dung của quyền lập pháp được chỉ rõ là những vấn đề, những lĩnh vực phải được điều chỉnh bằng luật. Thật vậy, trong một số điều của Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01 - 7 - 2016) đã xác định cụ thể những nội dung Quốc hội cần ban hành luật và những nội dung Quốc hội cần ban hành nghị quyết để quy định. Đó chính là cơ sở kiểm soát để đảm bảo cơ quan lập pháp không được để thiếu luật trong những lĩnh vực thuộc thẩm quyền lập pháp. + Đối với nh ng trường hợp uỷ quyền lập pháp, Hiến pháp năm 2013 đã xác lập cơ chế kiểm soát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo uỷ quyền của cơ quan lập pháp, ví dụ như: kiểm soát thông qua việc thẩm tra của Uỷ ban pháp luật và các uỷ ban liên quan khác của Quốc hội trước khi Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua pháp lệnh. Chủ tịch nước có quyền đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày kể từ ngày được thông qua. Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó bao g m cả văn bản do Quốc hội ủy quyền lập pháp. Việc kiểm soát quyền lập pháp cũng được quy đ nh bằng quy trình thủ tục thực hiện quyền lập pháp. Hiến pháp năm 2013 không đi sâu quy định quy trình, thủ tục lập pháp mà chỉ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan 87 có quyền sáng kiến lập pháp, quyền trình dự án luật, quyền thông qua luật, quyền công bố luật của Chủ tịch nước. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã có bước cụ thể hoá hơn thông qua việc quy định thủ tục thẩm tra dự án luật (với sự tham gia của Hội đ ng dân tộc, các Uỷ ban liên quan của Quốc hội), trình tự xem xét, cho ý kiến dự án luật (có thể tại một, hai hoặc trường hợp đặc biệt là ba kỳ họp Quốc hội), trình tự thông qua dự thảo luật, thủ tục công bố luật Đây là những quy định về thủ tục nhằm bảo đảm sản phẩm của quyền lập pháp làm ra là những đạo luật đã được xem xét kỹ về tính hợp hiến và chất lượng nội dung. Kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật do cơ quan lập pháp thông qua là yêu cầu quan trọng, đ ng thời là mục tiêu của kiểm soát thực hiện quyền lập pháp. Cơ chế bảo hiến đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận tại Điều 119, theo đó: “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”. Tuy nhiên đến nay, chỉ xét riêng trong lĩnh vực lập pháp, nước ta chưa có cơ chế pháp lý nào để thực hiện việc kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật từ phía các cơ quan nhà nước khác ngoài cơ chế tự kiểm soát của Quốc hội. Việc kiểm soát trước (tiền kiểm) được thực hiện bằng hoạt động thẩm tra của Hội đ ng dân tộc, Uỷ ban pháp luật và các Ủy ban khác của Quốc hội về tính hợp hiến của dự án luật trước khi trình Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua. Còn việc kiểm soát khi Quốc hội đã thông qua (hậu kiểm) thì cả Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội đều không quy định rõ cơ chế, quy trình để cơ quan nào khác hoặc bản thân Quốc hội tự xem xét lại tính hợp hiến của các đạo luật. Lưu ý là Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 dù quy định ở Điều 4 về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật g m cả luật, nghị quyết của Quốc hội, nhưng theo nội dung 88 quy định tại Chương XV về giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật thì việc này chỉ có hiệu lực với văn bản dưới luật. * Thể chế pháp lý về kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền hành pháp Nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn kiểm soát quyền hành pháp nước ta có thể chỉ ra đối tượng của sự kiểm soát nhìn từ các góc độ khác nhau, đó là: (1)- Tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước. (2)- Các quyết định và hành vi pháp luật được thực hiện để thực thi quyền hành pháp và chức năng quản lý hành chính nhà nước. Các quyết định pháp luật nói ở đây g m hai loại: văn bản quy phạm pháp luật (bao g m trong đó hoạt động đặc biệt quan trọng là hoạch định chính sách) và quyết định cá biệt, cụ thể. Tổ chức hệ thống hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay g m Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (ở Trung ương) và hệ thống uỷ ban nhân dân, các sở, ngành, phòng ban thuộc uỷ ban nhân dân ở các địa phương. Điều 94 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chính phủ thực hiện quyền hành pháp”. Quy định chức năng thực hiện quyền hành pháp cho Chính phủ là điểm mới bổ sung so với tất cả các Hiến pháp trước góp phần làm rõ ràng, rành mạch hơn sự phân công quyền lực nhà nước, tạo cơ sở pháp lý để xác định đối tượng chịu kiểm soát trong nhánh quyền hành pháp trọng tâm là Chính phủ. Nội dung kiểm soát quyền hành pháp bao g m hai phương diện chủ yếu là tính hợp pháp và tính hợp lý trong tổ chức và hoạt động của cơ quan hành pháp. Hợp pháp được hiểu là ra quyết định, thực hiện hành vi phù hợp với quy định, tinh thần của pháp luật. Còn hợp lý là quyết định, hành vi được thực hiện là sự lựa chọn được phương án tối ưu, đưa lại hiệu quả tốt nhất. Chủ thể kiểm soát quyền hành pháp trước hết là các cơ quan thuộc hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội và Hội đ ng nhân dân). Theo Hiến pháp và pháp luật hiện hành, Quốc hội có quyền kiểm soát đối với tổ 89 chức và nhân sự của Chính phủ; Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền kiểm soát về địa giới hành chính; có quyền kiểm soát các văn bản của hành pháp đã ban hành. Toà án - cơ quan thực hiện quyền tư pháp - có vai trò trong kiểm soát thực hiện quyền hành pháp thông qua xét xử của Toà hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính và các cá nhân có thẩm quyền của các cơ quan đó. Hiến pháp 2013 mở rộng quyền kiểm soát của Chủ t ch nước đối với Chính phủ thông qua một số quy định mới. Kiểm toán nhà nước là thiết chế độc lập lần đầu tiên được hiến định có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm toán việc quản lý, sử dụn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_the_che_phap_ly_ve_kiem_soat_quyen_luc_nha_nuoc_o_v.pdf
Tài liệu liên quan