Thứ nhất: Quá trình thực thi pháp luật TTTM phải thể chế hóa kịp thời và đầy đủ đường
lối, chính sách của Đảng về xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ hai: Quá trình thực tiễn hóa pháp luật TTTM nói chung và trọng tài vụ việc nói riêng
phải phục vụ đắc lực cho việc thực hiện các cam kết của Việt Nam khi trở thành thành viên của
Tổ chức Thương mại Thế giới, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ ba: Hiệu quả quá trình thực thi pháp luật TTTM nói chung và trọng tài vụ việc nói
riêng làm cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thật sự có hiệu quả.
Thứ tư: Đảm bảo tính đồng bộ của cả hệ thống pháp luật. Hoạt động giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài do tính chất đặc thù của nó có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau do đó
việc hoàn thiện pháp luật TTTM phải gắn với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật liên
quan đảm bảo tính đồng bộ của cả hệ thống pháp luật.
17 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài vụ việc theo pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của bên thứ ba dưới bất kỳ hình thức và mức độ
nào. Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất, thông dụng và
phổ biến nhất được các bên áp dụng rộng rãi để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong đời
sống đặc biệt là trong hoạt động thương mại.
- Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó, hai bên tranh chấp nhờ bên thứ
ba giúp đỡ để họ gặp gỡ, thảo luận và thỏa thuận về các giải pháp nhằm dàn xếp, giải quyết ổn
thỏa tranh chấp phát sinh.
- Xét xử của tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó, một bên tranh chấp có
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp mà không cần có sự đồng ý, thỏa thuận của bên
5
kia. Tòa án, cụ thể là thẩm phán/hội đồng xét xử, thụ lý và giải quyết tranh chấp theo đúng
quy định của pháp luật, bản án do tòa án tuyên có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên
tranh chấp và với mọi cá nhân, tổ chức có liên quan.
- Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó, bên trung gian thứ ba (trọng tài
viên) do các bên lựa chọn sẽ đưa ra một quyết định sau khi hai bên tranh chấp đã có cơ hội
bình đẳng để trình bày các vấn đề liên quan đến tranh chấp. Nếu quá trình trọng tài bảo đảm
nguyên tắc tự nguyện, công bằng thì quyết định của trọng tài viên có hiệu lực bắt buộc thi hành
đối với các bên. Khoản 1, Điều 3, Luật TTTM năm 2010 quy định: "Trọng tài thương mại là
phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của
Luật này".
1.1.3. Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
i) Đặc điểm của trọng tài thương mại
Thứ nhất, tính chung thẩm và hiệu lực của quyết định trọng tài đối với việc giải quyết
tranh chấp.
Thứ hai, trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp bí mật.
Thứ ba, trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp liên tục.
Thứ tư, trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp mềm dẻo, nhanh chóng, linh hoạt cho
các bên.
Thứ năm, tiết kiệm thời gian
Thứ sáu, duy trì được quan hệ đối tác
Thứ bảy, trọng tài cho phép các bên sử dụng được kinh nghiệm của các chuyên gia
Thứ tám, tuy là giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài - một tổ chức phi chính phủ,
nhưng được hỗ trợ, bảo đảm về pháp lý của Tòa án.
(ii) Các hình thức tổ chức trọng tài thương mại
Trọng tài vụ việc
Trong trọng tài vụ việc, các bên tự chịu trách nhiệm thành lập hội đồng trọng tài để giải
quyết tranh chấp và phải quy định các quy tắc sẽ điều chỉnh cách thức tiến hành tố tụng trọng
tài. Khi gặp khó khăn, đôi khi các bên có thể nhờ một tòa án quốc gia có thẩm quyền can
thiệp. Bởi các bên tự tiến hành trọng tài vụ việc nên họ phải thỏa thuận trực tiếp vấn đề thù
lao và chi phí với trọng tài viên.
Trọng tài quy chế
Trong trọng tài quy chế, các bên nhờ một trung tâm trọng tài hoặc một tổ chức trọng tài
quy chế giám sát tố tụng theo quy tắc tố tụng trọng tài của tổ chức đó.
iii) Tố tụng trọng tài thương mại
Trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc là những phương pháp khác biệt của quá trình
tố tụng. Các bên trong trọng tài vụ việc thiết lập quy tắc tố tụng riêng mà họ cho là có thể
phù hợp với diễn biến và sự việc của vụ tranh chấp, trong khi đó các bên trong trọng tài
quy chế phải tiến hành trọng tài theo các trình tự của tổ chức trọng tài mà các bên lựa
chọn.
1.2. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc
1.2.1. Trọng tài vụ việc (Trọng tài ad-hoc) là gì?
"Trọng tài vụ việc có nghĩa là trọng tài không được tiến hành theo quy tắc của một tổ
chức trọng tài thường trực. Do các bên không bắt buộc phải tiến hành trọng tài theo quy tắc
của một tổ chức trọng tài thường trực, họ có thể tự do quy định quy tắc tố tụng riêng. Nói
6
cách khác, trọng tài vụ việc là trọng tài tự tiến hành (do it yourself arbitration)". Theo Khoản
7, Điều 3, Luật TTTM năm 2010 thì ‘Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo
quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận".
1.2.2. Đặc điểm của trọng tài vụ việc
- Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động
(tự giải thể) khi giải quyết xong tranh chấp.
- Trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành (vì chỉ được
thành lập để giải quyết vụ tranh chấp theo sự thỏa thuận của các bên) và không có danh sách
trọng tài viên riêng.
- Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình.
1.2.3. Trọng tài vụ việc - ưu điểm và nhược điểm
i) Ưu điểm:
Một là, ưu điểm cơ bản của hình thức Trọng tài vụ việc đó là quyền tự định đoạt của các
bên là rất lớn.
Hai là, việc tiến hành Trọng tài vụ việc có chi phí thấp và thời gian giải quyết nhanh.
Ngoài ra, đối với trọng tài vụ việc, các bên có thể thỏa thuận bỏ qua một số thủ tục tố
tụng không cần thiết để rút ngắn thời gian giải quyết vụ tranh chấp.
ii) Nhược điểm:
Nhược điểm lớn nhất của trọng tài vụ việc (có thể là yếu tố bất lợi nghiêm trọng) đó là
phải phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của các bên.
Tiếp theo trong trọng tài vụ việc, không có tổ chức nào giám sát việc tiến hành trọng tài
và giám sát các Trọng tài viên.
1.2.4. Khi nào nên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc
- Doanh nghiệp đó hoặc tranh chấp đó không cần đến một tổ chức đứng ra giải quyết;
- Doanh nghiệp có chuyên gia tư vấn pháp lý thông thái;
- Các tranh chấp nhỏ, ít phức tạp;
- Doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí.
1.3. Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài của một số nước
1.3.1. Trọng tài là một loại cơ quan tài phán tư
Tố tụng trọng tài thể hiện rõ nhất tính chất tài phán tư của hình thức giải quyết tranh chấp
này
1.3.2. Thẩm quyền của trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt
động thương mại
Theo xu hướng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới thì trọng tài được thành lập
chủ yếu để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. Tùy theo quan điểm
của mỗi nước, mà thẩm quyền của trọng tài có thể được quy định khác nhau, nhưng có một
điểm chung nhất là pháp luật trọng tài các nước đều thừa nhận trọng tài là một phương thức
phổ biến và hữu hiệu trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại.
1.3.3. Về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài thể hiện sự nhất trí của các bên cùng đưa tranh chấp ra trọng tài giải
quyết theo một quy tắc của tổ chức trọng tài nhất định đưa ra. Đây là cơ sở cho các bên tiến
hành giải quyết bằng trọng tài cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình trọng
7
tài.
1.3.4. Về sự giám sát của tòa án đối với trọng tài trong quá trình giải quyết vụ việc
Do bản chất phi chính phủ của mình, nên trọng tài không thể có tính quyền lực nhà nước
để thực hiện một số công việc phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp và vì vậy, rất
cần sự giúp đỡ của Nhà nước, nhất là của cơ quan tòa án.
Kết luận chương 1
Kết quả nghiên cứu của Chương 1 cho phép đưa ra một số nhận xét sau:
Một là, tranh chấp là hiện tượng bình thường trong thương mại, với sự phát triển của quan hệ
thương mại, tranh chấp ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp. Nhận thức rõ điều này cho
nên từ xa xưa, các nhà kinh doanh đã tìm cách hóa giải những tranh chấp phát sinh bằng nhiều
phương thức khác nhau nhằm giữ vững, củng cố và phát triển quan hệ đã thiết lập giữa các bên.
Hai là, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thương mại là yêu cầu tất yếu, khách
quan với các phương thức từ đơn giản đến phức tạp, từ tự giải quyết với nhau đến nhờ bên thứ
ba giải quyết đó là: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án.
Ba là, giải quyết tranh trong thương mại bằng trọng tài là phương thức được các doanh
nhân trên thế giới chấp nhận và ưu tiên lựa chọn, các hình thức ngày càng phong phú và được
hoàn thiện hơn. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nhân Việt Nam không thể
đứng ngoài và không thể mãi ưu tiên chọn tòa án, khi hệ thống này cũng đang bị quá tải bởi
các vụ án hình sự, dân sự, hành chính.
Bốn là, ở Việt Nam, phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại cũng luôn được
hoàn thiện và không ngừng phát triển. Nhà nước cũng luôn chú trọng hoàn thiện điều chỉnh
pháp luật giải quyết tranh chấp trong thương mại với các phương thức: Trọng tài kinh tế (nhà
nước), Trọng tài kinh tế (phi chính phủ), TTTM với các hình thức điều chỉnh pháp luật ngày
càng cao hơn, hoàn chỉnh hơn (từ Quyết định của Thủ tướng, Nghị định của chính phủ, Pháp
lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đến Luật TTTM năm 2010.)
Năm là, trọng tài vụ việc đã được pháp luật nước ta thừa nhận nhưng chưa được các bên
tranh chấp lựa chọn. Trước thực trạng đó đặt cho các nhà luật học nhiệm vụ tìm ra nguyên
nhân và có giải pháp nhằm đưa quy định pháp luật vào cuộc sống.
Chƣơng 2
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƢƠNG
MẠI BẰNG TRỌNG TÀI VỤ VIỆC
TẠI VIỆT NAM
2.1. Pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài
2.1.1. Lịch sử phát triển và hình thành pháp luật về trọng tài thương mại
i) Lịch sử phát triển của trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại trên thế giới.
Người ta không biết chính xác phương thức trọng tài bắt đầu xuất hiện từ khi nào, nhưng có
thể khẳng định đây chính là hình thức tiền thân của việc hình thành các tòa án sau này. Tòa
Trọng tài là một trong những phương thức cổ xưa nhất để giải quyết bất hòa giữa người với
người, giữa quốc gia với quốc gia. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã biết sử dụng phương
thức này để giải quyết tranh chấp. Quy định sơ khai về trọng tài trong luật mua bán hàng hóa
cho phép các lái buôn được tự phân xử bất hòa của mình không cần có sự can thiệp của Nhà
nước. Về sau Luật La Mã cho phép mở rộng phạm vi tranh chấp, không chỉ trong biên giới
8
lãnh thổ, mà còn ở những nước La Mã có trao đổi hàng hóa, có nghĩa là trải rộng trên hầu
khắp lục địa Châu Âu.
ii) Lịch sử phát triển của trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, trọng tài đã xuất hiện từ thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa vào những năm đầu
của thập kỷ 60 của thế kỷ XX dưới tên gọi là "trọng tài kinh tế".
Theo quy luật phát triển và cùng với đòi hỏi của nền kinh tế đất nước, đã có nhiều văn
bản pháp luật về TTTM được ban hành nhằm tạo thêm một phương thức giải quyết tranh chấp
thương mại có hiệu quả. Văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất hiện nay là Luật TTTM năm
2010 được Quốc hội ban hành ngày 17/6/2010 và được đánh giá là "đã tiến gần đến các chuẩn
mực quốc tế".
2.1.2. Pháp luật hiện hành về Trọng tài thương mại và trọng tài vụ việc
i) Pháp luật hiện hành về trọng tài thương mại
Qua 5 năm thực hiện, Pháp lệnh TTTM năm 2003 đã thể hiện những ưu điểm cơ bản sau
đây:
Thứ nhất, ý nghĩa về mặt điều chỉnh pháp luật.
Thứ hai, về mô hình, cơ cấu tổ chức của Trọng tài.
Thứ ba, về phạm vi thẩm quyền của Trọng tài.
Thứ tư, về thỏa thuận trọng tài
Thứ năm, Pháp lệnh TTTM năm 2003 đã xác định rõ những nguyên tắc quan trọng nhất
của tố tụng trọng tài.
Thứ sáu, Pháp lệnh năm 2003 đã quy định chặt chẽ về các giai đoạn của tố tụng trọng tài.
Thứ bảy, Pháp lệnh năm 2003 đã quy định sự hỗ trợ của Nhà nước mà cụ thể là của Tòa
án và cơ quan thi hành án dân sự đối với các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp tại
TTTM.
ii) Pháp luật hiện hành về trọng tài vụ việc
Trong lịch sử phát triển của trọng tài, thì hình thức trọng tài vụ việc ra đời trước trọng tài
thường trực.
Trong pháp luật Việt Nam, Nghị định 116/CP trước đây chỉ quy định một loại trọng tài
duy nhất là trọng tài thường trực (Trung tâm trọng tài). Trọng tài vụ việc tuy có được đề cập
trong một số văn bản pháp luật (Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 và các văn bản hướng dẫn)
nhưng lại không được quy định cụ thể nên không thể áp dụng trên thực tế.
Pháp lệnh TTTM năm 2003 đã chính thức thừa nhận và tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập
và hoạt động của trọng tài vụ việc ở Việt Nam.
Luật TTTM năm 2010 quy định hai hình thức hoạt động trọng tài là trọng tài quy chế và
trọng tài vụ việc. Như vậy, từ nay nếu các bên tranh chấp lựa chọn trọng tài vụ việc thì họ có
thể thỏa thuận chọn áp dụng các quy tắc tố tụng của bất kỳ trung tâm trọng tài nào kể cả trong
nước và quốc tế.
2.1.3. Những điểm mới của Luật Trọng tài thương mại năm 2010
So với Pháp lệnh TTTM, Luật TTTM có những điểm mới sau.
Thứ nhất, mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của TTTM.
Thứ hai, khắc phục sự không rõ ràng của Pháp lệnh TTTM năm 2003 về các tình huống
có thể làm vô hiệu thoả thuận trọng tài.
Thứ ba, không yêu cầu Trọng tài viên phải có quốc tịch Việt Nam. Điều đó có nghĩa là
9
người nước ngoài cũng có thể được chỉ định làm trọng tài viên ở Việt Nam nếu các bên tranh
chấp hoặc tổ chức trọng tài tín nhiệm họ.
Thứ tư, cho phép các Trung tâm trọng tài được ban hành quy tắc tố tụng trọng tài phù hợp
với quy định của Luật và đảm bảo đặc thù của mỗi Trung tâm để tăng thêm tính hấp dẫn đối
với các bên tranh chấp.
Thứ năm, cho phép các tổ chức trọng tài nước ngoài được mở chi nhánh, văn phòng đại
diện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.
Thứ sáu, nâng cao vị thế của Trọng tài thông qua việc cho phép Hội đồng Trọng tài được
thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng, áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều
47, 48, 49 và 50).
Thứ bảy, hạn chế nguy cơ phán quyết của Trọng tài bị Tòa án tuyên hủy bởi quy định
không phù hợp của Pháp lệnh TTTM như quy định về quyền của một bên được gửi đơn lên
Toà án yêu cầu huỷ quyết định trọng tài nếu "không đồng ý với quyết định trọng tài", bởi vì
các quy định này của Pháp lệnh đã làm cho tố tụng trọng tài trở nên rất rủi ro và làm mất đi
tính chung thẩm của phán quyết trọng tài mà pháp luật của hầu hết các nước đều công nhận.
Thứ tám, Luật TTTM là đã tiếp thu nguyên tắc cấm hành vi mâu thuẫn trong tố tụng là
nguyên tắc rất quan trọng đã hình thành lâu đời trong pháp luật tố tụng của các nước phát
triển.
Thứ chín, thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa Trọng tài với Toà án trong toàn bộ quá trình
giải quyết vụ tranh chấp của các bên.
Thứ mười, quy định phù hợp hơn về thủ tục Tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng
tài.
2.1.4. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại và trọng tài vụ
việc
(i) Nguyên tắc "Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó
không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội"
(ii) Nguyên tắc "Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của
pháp luật"
(iii) Nguyên tắc "Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng
tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình"
(iv) Nguyên tắc "Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai,
trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác"
(v) Nguyên tắc "Phán quyết trọng tài là chung thẩm"
2.1.5 Thẩm quyền của trọng tài thƣơng mại
(i) Những tranh chấp thuộc phạm vi giải quyết của trọng tài thương mại
(ii) Các bên phát sinh tranh chấp thuộc phạm vi chủ thể được giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài thương mại
(iii) Thỏa thuận trọng tài - Căn cứ quan trọng để xác định thẩm quyền của trọng tài
2.1.6 Thủ tục tố tụng trọng tài vụ việc
(i) Nguyên đơn nộp Đơn kiện
(ii) Bị đơn nộp Bản Tự bảo vệ
(iii) Thành lập Hội đồng trọng tài
10
(iv) Hội đồng trọng tài nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc
(v) Phiên họp để giải quyết tranh chấp
(vi) Phán quyết trọng tài
2.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài vụ việc
2.2.1. Hoạt động của trọng tài vụ việc
Hiện nay, số lượng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài còn rất khiêm tốn ở nước ta. Giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài chưa phải là một kênh giảm thiểu gánh nặng của Tòa án.
"Theo thống kê, năm 2007 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý gần 9000 vụ án, trong đó
có khoảng 300 vụ án kinh tế và Tòa kinh tế thành phố Hồ Chí Minh phải xử gần 42.000 vụ án
các loại, trong đó có 1000 vụ án kinh tế. Tính trung bình mỗi thẩm phán ở Tòa kinh tế Hà Nội
phải xử trên 30 vụ một năm và mỗi thẩm phán ở Tòa kinh tế thành phố Hồ Chí Minh xét xử
trên 50 vụ một năm, trong khi đó, mỗi trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt
Nam chỉ xử 0,25 vụ một năm".
Số vụ tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng tài nói chung và trọng tài quy chế
đã là rất khiêm tốn, thì số vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc ở Việt Nam
tính đến thời điểm hiện này chỉ là 01 vụ. Trong khi pháp luật khuyến khích doanh nghiệp sử
dụng cả hai hình thức trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc để giải quyết tranh chấp nhưng
thực tế so với trọng tài quy chế, trọng tài vụ việc ít hoặc không được sử dụng đến tại Việt
Nam.
2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động trọng tài vụ việc
(i) Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp
Hiểu biết của các doanh nghiệp, thương nhân, cũng như người dân về vai trò của trọng tài
vụ việc còn chưa đầy đủ. Nhìn chung, trọng tài vụ việc hoạt động chưa hiệu quả vì trọng tài
nói chung và trọng tài vụ việc tuy không phải là một chế định quá mới mẻ nhưng doanh
nghiệp của Việt Nam chưa có thói quen, tâm lý chưa có niềm tin rằng các phán quyết của
trọng tài vụ việc sẽ được thực thi. Do vậy, chưa sử dụng trọng tài vụ việc như một trong
những phương thức giải quyết các tranh chấp ưu thế so với các phương thức khác.
(ii) Nguyên nhân từ phía đội ngũ trọng tài
Trong những năm qua, chưa có sự gia tăng đột biến về số lượng cũng như chất lượng đội
ngũ trọng tài viên. Sau khi có Pháp lệnh TTTM năm 2003. Trình độ trọng tài viên, chất lượng
dịch vụ trọng tài nói chung cũng còn nhiều vấn đề phải bàn: Thiếu trình độ ngoại ngữ, kiến
thức pháp luật, kỹ năng hành nghề. Số lượng những người có đủ điều kiện để trở thành trọng
tài viên theo Pháp lệnh TTTM năm 2003 thì không ít, tuy nhiên, người hành nghề trọng tài
viên chuyên nghiệp lại không nhiều.
(iii) Nguyên nhân từ hạn chế của pháp luật
Pháp lệnh TTTM năm 2003 đã được thay thế bằng Luật TTTM năm 2010 với những tiến
bộ được nhận định là đã "tiến gần đến các chuẩn mực quốc tế về trọng tài". Tuy nhiên, theo
nhận định của cá nhân, pháp lệnh TTTM năm 2003 và Luật TTTM năm 2010 chưa có nhiều
quy định nhằm hỗ trợ hoạt động của trọng tài vụ việc phát triển mà đa phần các quy định dành
cho trọng tài quy chế hoặc là trọng tài nói chung.
Kết luận chương 2
Từ kết quả nghiên cứu của Chương 2, có thể đưa ra một số nhận xét sau:
11
Thứ nhất, pháp luật Việt Nam về TTTM nói chung và trọng tài vụ việc nói riêng đã phát
triển tương đối đầy đủ, giải quyết khá hiệu quả các tranh chấp phát sinh trong thực tiễn hoạt
động kinh doanh, thương mại. Trước năm 2010, văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao
nhất về TTTM là Pháp lệnh TTTM năm 2003. Tuy còn một số hạn chế nhất định nhưng Pháp
lệnh đã trong một thời gian tương đối dài phát huy vai trò tích cực làm cơ sở để giải quyết các
tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức trọng tài tại Việt Nam. Năm 2010, Luật
TTTM ra đời với những tiến bộ được nhận định là "đã tiến gần đến các chuẩn mực trọng tài
quốc tế về trọng tài" đang được đánh giá và hy vọng sẽ có những đóng góp quan trọng trong
hoạt động của TTTM.
Thứ hai, trong những năm trở lại đây, tại Việt Nam, các tranh chấp thương mại được giải
quyết bằng trọng tài đã tăng lên về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, theo nhận định của
các chuyên gia, số lượng và chất lượng các vụ tranh chấp được giải quyết bằng TTTM, đặc
biệt là trọng tài vụ việc chưa nhiều so với các hình thức giải quyết tranh chấp khác (ví dụ như
toà án), so với kỳ vọng và so với thực tiễn các vụ tranh chấp phát sinh trong thực tế. Thực
trạng này do rất nhiều nguyên nhân khác nhau xuất phát từ các quy định của pháp luật, xuất
phát từ tâm lý của các doanh nghiệp, từ năng lực của đội ngũ trọng tài
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG HÌNH THỨC TRỌNG TÀI VỤ VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
TRONG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng hình thức trọng tài vụ việc nhằm giải
quyết tranh chấp trong thương mại tại Việt Nam
3.1.1. Xuất phát từ thực tiễn sử dụng trọng tài vụ việc trong giải quyết các tranh chấp
thương mại tại Việt Nam
.Theo kết quả khảo sát, có 84% doanh nghiệp được hỏi chưa bao giờ đưa tranh chấp kinh
doanh thương mại ra giải quyết tại trung tâm trọng tài thương, số doanh nghiệp đã từng lựa
chọn trọng tài làm phương thức giải quyết tranh chấp chỉ chiếm 16% số doanh nghiệp được
khảo sát.
Trong tổng số các vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài tại Việt Nam thì 100% số
các vụ này được giải quyết tại các Trung tâm trọng tài (trọng tài quy chế). Theo các báo cáo
thì chưa có vụ tranh chấp nào mà các bên chọn trọng tài vụ việc Việt Nam để giải quyết.
3.1.2. Xuất phát từ vị trí, vai trò của trọng tài vụ việc
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đang là một phương thức giải quyết rất
hiệu quả và được ưa chuộng trên thế giới nhưng tại Việt Nam trọng tài và đặc biệt là trọng tài
vụ việc chưa thực sự khẳng định được vị trí của mình trong các phương thức giải quyết tranh
chấp.
Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các cam kết
khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới thì cũng phát sinh rất nhiều những tranh chấp
thương mại không chỉ dừng lại ở sự gia tăng về số lượng mà độ phức tạp của các tranh chấp
cũng ngày một nâng cao. Mặt khác, theo thống kê của Phòng thương mại và công nghiệp Việt
Nam, hiện cả nước có hơn 300.000 doanh nghiệp, đặc biệt là số doanh nghiệp vừa và nhỏ
ngày càng gia tăng và đóng góp vai trò ngày càng quan trọng vào đời sống kinh tế của đất
nước. Theo đó, số các vụ việc tranh chấp sẽ ngày càng nhiều hơn, nhu cầu giải quyết các
12
tranh chấp linh hoạt, nhanh chóng được đặt ra ngày càng bức xúc hơn.
Trọng tài vụ việc với các ưu thế nổi bật so với các phương thức giải quyết tranh chấp
khác sẽ thực sự tạo được sức hút không chỉ đối với các cá nhân, tổ chức trong nước mà còn
với cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài khi các quy định về pháp luật trọng tài nói chung và
pháp luật về trọng tài nói riêng được thực thi hiệu quả trong đời sống kinh tế.
3.2. Những yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng hình thức trọng tài
vụ việc giải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam
Thứ nhất: Quá trình thực thi pháp luật TTTM phải thể chế hóa kịp thời và đầy đủ đường
lối, chính sách của Đảng về xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ hai: Quá trình thực tiễn hóa pháp luật TTTM nói chung và trọng tài vụ việc nói riêng
phải phục vụ đắc lực cho việc thực hiện các cam kết của Việt Nam khi trở thành thành viên của
Tổ chức Thương mại Thế giới, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ ba: Hiệu quả quá trình thực thi pháp luật TTTM nói chung và trọng tài vụ việc nói
riêng làm cho phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thật sự có hiệu quả.
Thứ tư: Đảm bảo tính đồng bộ của cả hệ thống pháp luật. Hoạt động giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài do tính chất đặc thù của nó có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau do đó
việc hoàn thiện pháp luật TTTM phải gắn với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật liên
quan đảm bảo tính đồng bộ của cả hệ thống pháp luật.
3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hình thức trọng tài vụ việc giải quyết
tranh chấp trong thương mại tại Việt Nam
3.3.1. Giải pháp về mặt cơ chế, chính sách và pháp luật
Thứ nhất, cần có cơ chế hỗ trợ pháp lý từ phía Nhà nước đối với TTTM nói chung và
trọng tài vụ việc nói riêng.
Thứ hai, để triển khai tốt thi hành Luật TTTM năm 2010.
Thứ ba, cần có các biện pháp giáo dục, tuyên truyền cho nhân dân hiểu biết vai trò và ý
nghĩa của tổ chức xã hội dân sự đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong nền
kinh tế thị trường đã hội nhập.
Thứ tư, tăng cường sự giám sát của Quốc hội đối với việc hủy quyết định trọng tài, công
nhận và thi hành phán quyết trọng tài sao cho việc hủy quyết định của trọng tài là vô cùng hãn
hữu, chỉ trong các trường hợp đặc biệt và rõ ràng theo quy định của pháp luật.
3.3.2. Giải pháp về phía các trọng tài viên
Thứ nhất, cần tăng cường năng lực đội ngũ Trọng tài viên
Thứ hai, cần tăng cường và nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho Trọng tài viên, nâng cao
uy tín cá nhân Trọng tài viên cũng như uy tín của Trung tâm TTTM.
Thứ ba, cần thành lập Hiệp hội trọng tài để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
trọng tài viên, giám sát việc tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp, tổ chức bồi dưỡng về kiến
thức và kỹ năng hành nghề cho trọng tài viên; trao đổi, tổng kết kinh nghiệm hoạt động trọng
t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050001150_4613_2010126.pdf