Giáo án 2 cột Lớp 4 Tuần 32

KHOA HỌC

ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG?

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức: Sau bài học HS biết:Động vật ăn gì để sống

2. Kỹ năng: Kể tên một số động vật và thức ăn của chúng.

*KNS: - KN làm việc nhóm. - KN quan sát, so sánh và phán đoán các khả năng xảy ra với động vật khi được nuôi trong những điều kiện khác nhau.

3. Thái độ: Thêm yêu quí các loài vật

II/ Đồ dùng dạy học:

- Hình trang 126, 127 SGK

- Sưu tầm ảnh những con vật ăn các loại thức ăn khác nhau

III/ Hoạt động dạy học:

 

docx27 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án 2 cột Lớp 4 Tuần 32, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo quy trình II/ Đồ dùng dạy - học:  - Bộ lắp ghĩp m hnh kĩ thuật dănh cho HS - Mẫu ô tô tải đã lắp sẵn  III/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học *Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe ô tô tải a) Chọn các chi tiết:  - GV kiểm tra và giúp đỡ HS chọn đúng và đủ các chi tiêt b) HS lắp từng bộ phận - Trước khi Hs lắp từng bộ phận, Gv gọi 1 vài HS đọc phần Ghi nhớ và yêu cầu HS quan sát kĩ hình cũng như nội dung các bước lắp ô tô tải c) Lắp ráp xe ô tô tải - Gv nhắc nhở HS lắp theo qui trình trong SGK và chú ý vặn chặt các môi ghép để xe không bị xộc xệch *Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành - Đánh giá kết quả của HS -Yêu cầu HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp * Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị dụng cụ cho tiết sau. - Lắng nghe - Làm theo nhóm 2 - HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo sgk và để riêng từng loại và nắp hộp - Hs quan sát sgk và tiến hành lắp * Lắp giá đỡ trục xe và sàn ca bin * Lắp ca bin * Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe - Lắp theo các bước ở SGK - Lắp xong kiểm tra sự chuyển động của xe - HS dựa vào các tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm của mình, của bạn - Tháo theo trình tự ngược lại với trình tự lắp Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2016 CHÍNH TẢ: NGHE VIẾT VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nghe và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng bài Vương quốc vắng nụ cười 2. Kỹ năng: Làm đúng các BT phân biệt s/x (hoặc âm chính o/ô/ơ) 3. Thái độ: Rèn chữ viết, tính cẩn thận  II/ Đồ dùng dạy - học:  - Một số tờ phiếu viết nội dung BT2a hoặc 2b III/Các hoạt động dạy - học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS sửa lỗi ở vở 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu bài học b. Hướng dẫn HS nghe - viết + GV đọc đoạn văn + Gọi 1 HS đọc - Hỏi: Những chi tiết nào cho thấy cuộc sống ở đây rất tẻ nhạt và buồn chán? - Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện đọc - Viết chính tả - Dò bài, chấm, chữa bài c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả GV chọn bài cho HS Bài tập 2: a) Gọi HS đọc y/c bài tập - Y/c HS hoạt động trong nhóm. - Y/c 1 nhóm dán bài tập lên bảng và đọc mẩu chuyện đã hoàn thành. b) Tổ chức tương tự như phần a) 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - Y/c HS, kể lại các câu chuyện vui Chúc mừng năm mới sau một thế kỉ hoặc Người không biết cười - HS sửa lỗi ở vở - Lắng nghe - Lắng nghe - 1 HS đọc thành tiếng - Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa chưa nở đã tàn, toàn gương mặt rầu rĩ + nở, tàn, gương mặt, rầu rĩ - Luyện viết từ khó - HS viết bài vào vở - 1 HS đọc thành tiếng y/c của bài trước lớp - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm, trao đổi và thảo luận - Đọc bài nhận xét bổ sung - Lời giải: Nói chuyện – dí dỏm – hóm hỉnh – công chúng – nói chuyện - nổi tiếng TOÁN ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (tt) I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS ôn tập về: Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên 2. Kỹ năng: Tính được giá trị của biểu thức có chứa 2 chữ,giải bài toán liên quan đến các phép tính với các số tự nhiên 3. Thái độ: Rèn tính nhanh nhẹn, cẩn thận II/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Kiểm tra bài cũ - gọi HS lên bảng thực hiện các BT đặt tính ở sgk 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu b. Hướng dẫn ôn tập Bài 1: - Gọi HS nêu y/c của BT - Y/c HS làm bài - GV chữa bài cho HS Bài 2: - GV y/c HS tính giá trị của các biểu thức trong bài, khi chữa bài có thể nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có dấu Bài 4:  - Gọi HS đọc đề toán - Bài toán y/c chúng ta làm gì? - GV y/c HS làm bài - Chữa bài 3. Củng cố ,dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau - 3 HS lên bảng - lắng nghe - Tính giá trị của biểu thức - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, HS cả lớp làm bài vào VBT a) Với m= 952 ; n= 28 thì m+n= 952 + 28 = 980 Với m=952 ; n= 28 thì m- n = 952 – 28 = 924 Với m- 952 ; n= 28 thì m x n = 952 x 28 = 26656 Với m= 952 ; n= 28 thì m: n = 952: 2 8 = 34 b) - HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT a) 12054: ( 15 + 67)= 12054: 82 = 147 b) - 1 HS đọc + Trong 2 tuần,TB mỗi ngày của hàng bán được bao nhiêu mét vải? - 1 HS lên bảng làm. HS cả lớp làm bài vào VBT Bài giải Tuần sau cửa hàng bán được số mét vải là: 319 + 76 = 395 (m) Cả 2 tuần cửa hàng bán được số mét vải là: 319 + 359 = 714 (m) Số ngày của hàng mở cửa trong 2 tuần là:  7 x 2 = 14 (ngày) Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là: 714: 14 = 51 (m) ĐS: 51 mét LUYỆN TỪ VÀ CÂU THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN CHO CÂU I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu 2. Kỹ năng: Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu; bước đầu biết thêm trạng ngữ cho trước vào chỗ thích hợp trong đoạn văn 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng thành ngữ trong khi nói, viết để có câu văn sinh động II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết sẵn BT1 phần nhận xét - Bảng phụ viết sẵn BT1 phần luyện tập III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Bài cũ: - Gọi HS trả lời câu hỏi và làm BT sau: + Trạng ngữ chỉ nơi chốn bổ sung ý nghĩa gì cho câu? + Đặt câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn 2.Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu b. Phần nhận xét Bài 1, 2 - Gọi HS đọc nội dung và y/c của BT - Gọi HS phát biểu Bài 3 - Gọi HS đọc y/c của BT - Y/c HS phát biểu - GV kết luận * Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK c. Phần luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc y/c của bài. - Y/c HS tự làm - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng - Nhận xét khen ngợi Bài 2: GV chọn a) Gọi HS đọc yêu cầu BT - Y/c HS tự làm bài - GV gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.  2. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn HS hoàn chỉnh, học thuộc phân ghi nhớ. - HS lên bảng - Lắng nghe - 2 HS nối tiếp đọc + Tìm trạng ngữ trong câu + Xác định trang ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu - Cả lớp suy nghĩ, lần lượt thực hiện từng y/c, phát biểu ý kiến + Bộ phận trạng ngữ Đúng lúc đó, bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu -1 HS đọc - HS đặt câu hỏi: +Viên thị vệ hớt hải chạy vào khi nào? - 2 – 3 HS đọc phần ghi nhớ - 1 HS đọc thành tiếng y/c - 2 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân các trạng ngữ trong câu Nhận xét: a) Buổi sáng hôm nay, . Vừa mới ngày hôm qua, . Thế mà một đêm mưa rào, b) Từ ngày còn ít tuổi, . Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái tranh làng Hồ rải trên các lề phố Hà Nội, - 1 HS đọc thành tiếng y/c - HS tự đánh dấu chỗ thêm trạng ngữ vào SGK a) Cây gạo .Mùa đông, cây chỉ .Đến ngày đến tháng, cây - HS khác bổ sung - 2 em đọc lại KỂ CHUYỆN KHÁT VỌNG SỐNG I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói, khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết. 2. Kỹ năng: Dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại từng đoạn của câu chuyện rõ ràng, đủ ý; bước đầu biết kể lại nối tiếp toàn bộ câu chuyện. *KNS: Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân. Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét . Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm 3. Thái độ: Thấy yêu mến cuộc sống hơn II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK III/ Các hoạt động Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS kể về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia - GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu của bài b. GV kể chuyện: - Y/c HS quan sát tranh minh hoạ, đọc nội dung mỗi bức tranh - GV kể lần 1: giọng kể thong thả, rõ ràng, vừa đủ nghe - GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ và đọc lời dưới mỗi bức tranh c. Hướng dẫn HS kể chuyện * Kể chuyện theo nhóm: - Y/c HS kể trong nhóm và trao đổi về ý nghĩa của truyện. - GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, đảm bảo HS nào cũng được tham gia * Thi kể chuyện truớc lớp - Tổ chức cho HS thi kể tiếp nối - Gọi HS kể toàn truyện - GV gợi ý khuyến khích HS dưới lớp đặt câu hỏi cho bạn kể + Bạn thích chi tiết nào trong câu truyện? + Vì sao con gấu không xông vào con người, lại bỏ đi? + Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì? - Nhận xét HS kể chuyện  3. Củng cố đặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau - HS kể - Lớp nhận xét - Lắng nghe - Lắng nghe - 4 HS tạo thành 1 nhóm. HS kể tiêp nối trong nhóm - 2 lượt HS thi kể. Mỗi HS chỉ kể về nội dung một bức tranh - 2 HS kể chuyện - HS trả lời Thứ tư ngày 20 tháng 4 năm 2016 TẬP ĐỌC NGẮM TRĂNG - KHÔNG ĐỀ I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Hai bài thơ nói lên tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, không nản chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác 2. Kỹ năng: Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ ngắn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp nội dung; trả lời được các câu hỏi trong sgk; thuộc 1 trong 2 bài thơ 3. Thái độ: Từ đó khâm phục, kính trọng và học tập Bác: luôn yêu đời, không nản chí trước khó khăn . II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK  III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc truyệnVương quốc vắng nụ cười và trả lời câu hỏi về nội dung bài - Nhận xét 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu bài học b. Hướng dẫn luyên đọc - Y/c HS đọc bài thơ - Gọi HS đọc phần xuất xứ và chú giải - GV đọc mẫu c. Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc, lớp đọc thầm - Gợi ý trả lời câu hỏi + Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? GV: Đây là nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc + Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng? + Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ? *Đọc diễn cảm và HTL - Gọi HS đọc bài thơ - Treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ - GV đọc mẫu, đánh dấu chỗ ngắt, nghỉ, nhấn giọng  - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ - Nhận xét 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét lớp học. Y/c HS về nhà tiếp tục HTL 2 bài thơ - 4 HS lên bảng thực hiện y/c - Lắng nghe - 2 HS nối tiếp đọc thành tiếng. cả lớp theo dõi - 1 HS đọc - Lắng nghe - 2 HS đọc thành tiếng + Bác ngắm trăng qua cửa sổ phòng giam trong nhà tù + Hình ảnh: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ + Em thấy Bác Hồ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, lạc quan trong cả những hoàn cảnh khó khăn - 1 HS đọc - Theo dõi - 2 HS nhẩm đọc thuộc lòng nối tiếp - 3 – 5 HS thi đọc TOÁN ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS biết nhận xét một số thông tin trên biểu đồ hình cột 2. Kỹ năng: Học sinh nhận biết được trên bản đồ 3. Thái độ: Rèn óc quan sát, tư duy lôgich II/Đồ dùng dạy dọc: - Các biểu đồ trang 164, 165, 166 SGK III/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn ôn tập Bài 2: - GV treo biểu đồ. - Yêu cầu học sinh quan sát biểu đồ và trả lời các câu hỏi Bài 3: - GV treo biểu đồ, y/c HS đọc biểu đồ, đọc kĩ câu hỏi và làm bài vào vở - GV chữa bài, nhận xét 3. Củng cố dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau - Lắng nghe - HS quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi. - HS làm miệng câu a a. Diện tích Hà Nội là 921 km² Diện tích Đà Nẵng là 1255 km² Diện tích của TP Hồ Chí Minhlà 2095 km² - 1 hs lên bảng làm câu b b) Diện tích Đà Nẵng lớn hơn Hà Nội số ki-lô-mét là 1255 – 921 = 334 (km²) Diện tích Đà Nẵng bé hơn diện tích TP Hồ Chí Minh số ki-lô-mét 2095 – 1255 = 840( km²) Đáp số: 840 km2 - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở a) Tháng 12, cửa hàng bán được số mét vải hoa là 50 x 42 = 2100 (m) b) Trong tháng 12 cửa hàng bán được số cuộn vải là 42 + 50 + 37 = 129 (cuộn) Trong tháng 12 cửa hàng bán được số mét vải là 50 x 129 = 6450 (m) Đáp số: 6459 m KHOA HỌC ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG? I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau bài học HS biết:Động vật ăn gì để sống 2. Kỹ năng: Kể tên một số động vật và thức ăn của chúng. *KNS: - KN làm việc nhóm. - KN quan sát, so sánh và phán đoán các khả năng xảy ra với động vật khi được nuôi trong những điều kiện khác nhau. 3. Thái độ: Thêm yêu quí các loài vật II/ Đồ dùng dạy học: - Hình trang 126, 127 SGK - Sưu tầm ảnh những con vật ăn các loại thức ăn khác nhau III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 1HS trả lời - Động vật cần gì để sống? - Nhận xét 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: H: Thức ăn của động vật là gì? * Để biết xem mỗi loại động vật có nhu cầu về thức ăn như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. * HĐ1: Tìm hiểu nhu cầu thức ăn của các loài động vật khác nhau * Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm - Nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh của những con vật ăn các loại thức ăn khác nhau mà các thành viên trong nhóm đã sưu tầm, phân chúng thành các nhóm theo thức ăn của chúng. Sau đó kể tên các con vật mà nhóm mình đã sưu tầm được theo nhóm thức ăn của nó: + Nhóm ăn cỏ, lá cây + Nhóm ăn thịt  + Nhóm ăn hạt + Nhóm ăn côn trùng, sâu bọ + Nhóm ăn tạp  - Hãy nói tên, loại thức ăn của từng con vật trong các hình minh họa? - GV nhận xét, kết luận: - Con hươu, thức ăn của nó là lá cây - Con bò, thức ăn của nó là cỏ, lá mía, lá ngô,.. - Con hổ, thức ăn của nó là thịt của các loài động vật. - Chim gõ kiến, thức ăn của nó là sâu, côn trùng - Cá mập, thức ăn của nó là thịt các loài vật khác, các loài cá. - Gà, thức ăn của nó là rau, lá cỏ, thóc, ngô, gạo, cào cào, nhái con, côn trùng, sâu bọ,... - Sóc, thức ăn của nó là hạt dẻ. - Rắn, thức ăn của nó là côn trùng, các con vật khác,.. - Nai, thức ăn của nó là cỏ. * GV: Mỗi con vật có một nhu cầu về thức ăn khác nhau. Theo em, tại sao người ta lại gọi một số loài động vật là động vật ăn tạp?  GV: Một số loài là động vật ăn tạp vì thức ăn của chúng gồm rất nhiều loại cả động vật lẫn thực vật.  Em biết những loài động vật nào ăn tạp?  GV: Các loài động vật ăn tạp là: gà, mèo, lợn, vịt, chuột,... * GV: Phần lớn thời gian sống của động vật dành cho việc kiếm ăn. Các loài động vật khác nhau có nhu cầu về thức ăn khác nhau. Có loài ăn thực vật, có loài ăn thịt, có loài ăn sâu bọ, có loài ăn tạp. * HĐ2: Tìm thức ăn cho động vật  - GV chiếu các hình các động vật: cá, hổ, vịt, ngựa. * GV nhận xét, chốt lại * HĐ3: Trò chơi đố bạn con gì? * Cách tiến hành + GV lần lượt đưa ra các câu đố về các con vật +Con gì mà có bốn chân Miệng kêu ộp ộp toàn thân xanh màu Bắt sâu hại lúa xung quanh Giúp cho các bác các anh vụ mùa. H: Đó là con gì? H: Thức ăn của ếch là gì? + Con gì có cánh, Mà lại biết bơi, Ngày xuống ao chơi, Đêm về đẻ trứng. H: Đó là con gì? H: Thức ăn của vịt là gì? + Con gì nhảy nhót leo trèo Mình đầy lông lá, nhăn nheo làm trò. H: Đó là con gì? H: Thức ăn của khỉ là gì? + Bốn cột đình rung rinh cục đá Hai ông thượng tá, hai bà quạt mo. H: Đó là con gì? H: Thức ăn của voi là gì? + Ngôi nhà sùm sụp mái che Khi bốn cột xòe, nhà cũng đi ngay H: Đó là con gì? H: Thức ăn của rùa là gì? * Hoạt động kết thúc: - H: Động vật ăn gì để sống? - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau  - Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường. - Lắng nghe - Thức ăn của động vật là: lá cây, cỏ, thịt con vật khác, hạt dẻ, kiến, sâu,... - HS các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. Sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau - HS nói tên, loại thức ăn của từng con vật trong các hình minh họa. - Vì thức ăn của chúng cả động vật và thực vật - Gà, mèo, lợn, chuột,... - 3, 4 HS nhắc lại. - HS tìm thức ăn cho động vật đó + Cá: cỏ, rong, rêu, cá nhỏ + Hổ: thịt của các loài động vật khác + Vịt: lá cỏ, thóc, gạo, ngô, cào cào, nhái con, côn trùng. + Ngựa: cỏ + 1HS đọc câu đố + HS trả lời: con ếch - Sâu bọ, côn trùng nhỏ,... + 1HS đọc câu đố + HS trả lời: con vịt - Cá nhỏ, rong rêu, lúa, ngô,... + 1HS đọc câu đố + HS trả lời: con khỉ - Hoa quả... + 1HS đọc câu đố + HS trả lời: con voi - Mía, cỏ, ngô, chuối,... + 1HS đọc câu đố + HS trả lời: con rùa - Cá nhỏ, rong, tảo - Các loài động vật khác nhau có nhu cầu về thức ăn khác nhau. Có loài ăn thực vật, có loài ăn thịt, ăn sâu bọ, có loài ăn tạp. Thứ năm ngày 21 tháng 4 năm 2016 TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhận biết được đoạn văn và ý chính của đoạn trong bài văn tả con vật, đặc điểm hình dáng bên ngoài và hoạt động của con vật được miêu tả trong bài văn. 2. Kỹ năng: Bước đầu vận dụng kiến thức đã học để viết được đoạn văn tả ngoại hình; tả hoạt động của con vật em yêu thích. 3. Thái độ: Thêm yêu thương các loài vật II/ Đồ dung dạy học: - Ảnh con tê tê trong SGK và tranh, ảnh một số con vật - Ba đến bốn bảng nhóm để HS viết đoạn văn ở BT2, 3 III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động Gv Hoạt động HS A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu dàn bài văn miêu tả con vật B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Huớng dẫn luyện tập Bài 1 - Y/c HS quan sát ảnh minh hoạ con tê tê - Gọi HS đọc y/c của bài tập - Y/c HS suy nghĩ, làm bài - Gọi HS phát biểu ý kiến + Tác giả chú ý đến những đặc điểm nào khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê? + Những chi tiết nào cho thấy tác giả quan sát hoạt động của con tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú? Bài 2 - Gọi HS đọc y/c bài - Y/c HS tự làm bài - Gọi HS dán bài trên bảng. Đọc đoạn văn. GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa thật kĩ các lỗi ngữ pháp, dùng từ, cách diễn đạt - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình - Nhận xét Bài 3: - GV tổ chức cho HS làm BT3 tương tự như cách tổ chức làm BT2 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - Y/c những HS viết đoạn văn ở BT2, 3 chưa đạt, sửa chữa viết lại vào vở - 2 HS nêu - Lắng nghe - HS quan sát hình - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp - Tiếp nối nhau phát biểu. Mỗi HS chỉ nêu mỗi đoạn  + Nội dung: Đoạn 1: mở bài Đoạn 2, 3, 4, 5: thân bài Đoạn 6: kết bài + bộ vảy, miệng, hàm, lưỡi và bốn chân:Tác giả chú ý miêu tả bộ vảy của con tê tê vì đây là nét khác biệt của nó so với con vật khác + Cách tê tê bắt kiến: nó thè cái lưỡi dài kiến xấu số + Cách tê tê đào đất: khi đào đất, nó dũi đầu xuống trong lòng đất - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp - 2 HS viết vào giấy. HS tự làm bài vào vở - 3 – 5 HS đọc đoạn văn TOÁN ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập về phân số 2. Kỹ năng: HS thực hiện được so sánh, rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số 3. Thái độ: Rèn tính nhanh nhẹn, cẩn thận II/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Bài mới: Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn ôn tập: Bài 1: - Y/c HS quan sát hình minh hoạ và tìm hình đã được tô màu hình - Y/c HS đọc phân số chỉ phân tô màu của các hình còn lại - GV nhận xét Bài 2: ( nếu còn thời gian) - GV cho HS vẽ tia số như trong BT lên bảng. Sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài, y/c các HS khác vẽ tia số và điền các phân số vào VBT Bài 3: - GV y/c HS đọc đề bài - Y/c HS làm bài - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng Bài 4:  - GV y/c HS nêu cách quy đồng 2 phân số. Y/c HS tự làm bài - GV nhận xét Bài 5: - GV hướng dẫn  Cho HS nhận xét: rồi tiếp tục so sánh các phân số cùng mẫu số có cùng mẫu số và có cùng từ số và để rút ra kết quả - Y/c HS so sánh rồi rút ra kết quả 3. Củng cố dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau - Lắng nghe + Hình 3 đã được tô màu hình - HS làm bài - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở Số chia hết cho 9: 7362, 20601 c) Số chia hết cho cả 2 và 5: 2640 - 1 HS phát biểu - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở a) và ta có b) - HS lắng nghe - HS làm bài vào vở LUYỆN TỪ VÀ CÂU THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NGUYÊN NHÂN TRONG CÂU I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nguyên nhân (trả lời câu hỏi vì sao? Nhờ đâu? Tại đâu?) 2. Kỹ năng: Nhận biết trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu ; bước đầu biết dùng trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng tốt khi nói, viết. II/ Đồ dùng dạy học: - Câu văn ở BT1 (phần nhận xét) - Ba câu văn ở BT1 (phần luyện tập)- viết theo hàng ngang - Ba băng giấy viết 3 một câu hoàn chỉnh ở BT2 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS trả lời các câu hỏi của GV 2. Dạy và học bài mới: a. Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu bài học b.Phần nhận xét - Gọi HS đọc y/c của các BT 1, 2 - Y/c HS thảo luận cặp đôi - Gọi HS phát biểu ý kiến * Gọi HS đọc phần ghi nhớ c. Luyện tập  Bài 1 - Gọi HS đọc y/c và nội dung bài - Y/c HS tự làm bài - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng  - Nhận xét Bài 2: - Gọi HS đọc y/c và nội dung bài - Y/c HS tự làm bài - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng Bài 3 - Gọi HS đọc y/c của bài - Gọi 3 HS lên bảng đặt câu HS dưới lớp làm bài vào vở - Gọi HS nhận xét bạn đặt câu trên bảng - Nhận xét - Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt - Nhận xét, HS có câu đúng, hay 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Y/c HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ ; đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân  - 2 em trả lời - Lắng nghe - 2 HS đọc thành tiếng - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận làm bài - 3 – 4 HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK - 1 HS đọc thành tiếng - 1 HS lên bảng. HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu - 1 HS đọc thành tiếng - HS tự làm bài vào SGK - 1 HS đọc - 3 – 5 HS tiếp nối đọc câu mình đặt Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2016 TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm vững kiến thức đã học về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật. 2. Kỹ năng: Bước đầu viết được đoạn mở bài gián tiếp viết và kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả con vật yêu thích. 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thương các con vật. II/ Đồ dùng dạy học: - Một vài bảng nhóm để HS viết đoạn mở bài gián tiếp (BT2), kết bài mở rộng (BT3) III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu b. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: - Gọi HS đọc y/c của BT - Y/c HS nhắc lại các kiến thức đã học về các kiểu mở bài: trực tiếp, gián tiếp; các kiểu kết bài: mở rộng, không mở rộng - HS đọc bài Chim công múa - Gọi HS phát biểu ý kiến Bài 2: - Gọi HS đọc y/c của bài tập - Y/c HS tự làm bài. Y/c HS viết đoạn gián tiếp cho phù hợp với 2 đoạn tả ngoại hình và hoạt động của con vật em yêu thích - Gọi HS làm bài tập vào giấy khổ to dán bài trên bảng - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn mở bài - Nhận xét 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt - Dặn chuẩn bị bài sau: viết hoàn thiện bài văn để chuẩn bị cho tiết kiểm tra - Lắng nghe - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi SGK - Vài HS nhắc lại - 1 HS đọc - HS phát biểu - 1 HS đọc - HS làm bài - 2 HS làm bài vào giấy khổ to, HS dưới lớp làm bài vào vở  - 3 HS đọc đoạn mở bài - 4 HS đọc đoạn kết bài TOÁN ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ I/ Mục tiêu: TẬP ĐỌC II/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 2. Hướng dẫn ôn tập: Bài 1: - GV y/c HS nêu cách thực hiện phép cộng, trừ các phân số cùng mẫu số - Y/c HS tự làm bài - GV chữa bài Bài 2: - GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài Bài 3: - Gọi HS đọc y/c của bài - Y/c HS làm bài rồi chữa bài - Y/c HS giải thích cách tìm x của mình Bài 4: ( nếu còn thời gian) - Y/c HS đọc đề bài, tóm tắt hỏi: + Để tính đuợc diện tích để xây bể nước ta tính gì trước? + Khi biết diện tích trồng hoa và diện tích lối đi thì chúng ta làm thế nào? - Y/c HS làm bài Bài 5: - Gọi HS đọc y/c của bài 3. Củng cố dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau - Lắng nghe - 2 HS nêu truớc lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét - Theo dõi bài chữa của GV - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở - Đọc và tóm tắt đề - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở  Diện tích trồng hoa và làm đường đi là  ( S vườn hoa) Số phần diện tích để xây bể nước  (S vườn hoa) - 1 HS đọc Đổi Đổi *Vậy: Trong 15 phút con sên thứ nhất bò được 40cm Trong 15 phút con sên thứ hai bò được 45cm Vậy con sên thứ hai bò nhanh hơn KHOA HỌC TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau bài học HS biết được sự trao đổi chất của động vật với môi trường 2. Kỹ năng: Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường: ĐV thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các- bô – níc, nước tiểu, - Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ 3. Thái độ: Thêm yêu quí các loài vật II/ Đồ dùng dạy học: - Hình trang 128, 129 SGK - Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho các nhóm III/ Hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng y/c trả lời câu hỏi về nội dun

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 32 Lop 4_12337958.docx
Tài liệu liên quan