HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP - CÓ CHỦ ĐINH
Chủ đề nhánh 2: Phương tiện nào đi được trên sông?
Thứ 3 ngày 20 tháng 03 năm 2018 Tên hoạt động: VĐCB: Bật qua vạch kẻ
TCVĐ: Đi theo đường ngoằn ngoèo
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ tên vận động và biets thực hiện vận động “Bật qua vạch kẻ”, biết chơi trò chơi đi theo đường ngoằn ngoèo một cách thành thạo, hứng thú
- Rèn cho trẻ kỹ năng bật qua vạch kẻ. Phát triển sức mạnh của đôi chân khi bật
- Giáo dục trẻ tính mạnh dạn tự tin, khéo léo, hào hứng khi tham gia vào các hoạt động cùng cô giáo
II. CHUẨN BỊ
- Vạch cho trẻ bật, Tranh tàu thủy, thuyền buồm.
- Đường dích dắc rộng 50cm, có 3 điểm dích dắc
- Sân tập thoáng, trẻ ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng
10 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 823 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án An toàn giao thông 4: Hoạt động chơi tập - Có chủ đinh: Chủ đề nhánh 2: Phương tiện nào đi được trên sông?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP - CÓ CHỦ ĐINH
Chủ đề nhánh 2: Phương tiện nào đi được trên sông?
Thứ 2 ngày 19 tháng 03 năm 2018
Tên hoạt động : Nhận biết tàu thủy và thuyền buồm
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ nhận biết gọi tên đúng tàu thủy thuyền buồm, biết đặc điểm nổi bật, phân biệt sự giống và khác nhau của tàu thủy và thuyền
- Cô rèn cho trẻ cách trả lời một số câu hỏi của cô. Tập học theo cách học nhóm
- Giáo dục trẻ mạnh dạn tự tin, chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông đơn giản
II. CHUẨN BỊ
- Tàu thuyền bằng đồ chơi
- Hình ảnh tàu thủy và thuyền buồm, ca nô, bè trên màn hình máy tính
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
1. Hoạt động mở đầu: gây hứng thú - giới thiệu bài
- Cô cùng trẻ hát bài: “Bạn ơi có biết”
- Giáo dục trẻ biết chấp hành tốt khi ngồi trên các phương tiện khi tham gia giao thông đường thủy
2. Hoạt động trọng tâm: Nhận biết tàu thủy và thuyền buồm
a. Quan sát tàu thủy, thuyền buồm
* Quan sát tàu thủy
- Cô có cái gì đây? ( Tàu thủy) Luyện cho trẻ nói từ tàu thủy 2,3 lần
- Phần gì đây? ( ống khói, thân tàu)
- Tàu thủy đi ở đâu? Trên sông nước hay còn gọi là PTGT đường thủy
- Tàu thủy dùng để làm gì? Chở người và chở hàng ạ
- Tàu thủy chạy bằng động cơ nên chạy nhanh các con ạ
=> GD trẻ trên sông nước rất nguy hiểm nên không được chơi gần ao, hồ, sông
* Quan sát thuyền buồm
- Cô có cái gì đây? ( Thuyền buồm) Luyện cho trẻ nói từ thuyền buồm 2,3 lần
- Phần gì đây? ( khoang thuyền, cánh buồm)
- Cánh buồm khi có gió mọi người căng buồm lên là thuyền đi được đấy
- Thuyền buồm đi ở đâu? Trên sông nước hay còn gọi là PTGT đường thủy
- Thuyền buồm dùng để làm gì? Chở người và chở hàng ạ
- Bạn nào nhìn thấy thuyền buồm rồi?
=> GD trẻ khi đi trên thuyền buồm thì phải có người lớn đi cùng ngồi ngay ngắn, không đùa nghịch.
* So sánh sự giống và khác nhau giữa tàu thủy và thuyền buồm
- Giống nhau: đều là loại phương tiện giao thông đường thủy dùng để chở người và chở hàng
- Khác nhau: Tàu thủy to, đi nhanh, thuyền buồm nhỏ, đi chậm
* Mở rộng: Một số ptgt đường thủy ( Ca nô, bè mảng, thuyền thúng, ...) Cho trẻ xem hình ảnh trên máy tính
b. Luyện tập
* Trò chơi 1: Thi xem ai nhanh
- Cô cho trẻ chơi chọn tranh lô tô theo yêu cầu. Cô nói tên phương tiện trẻ tìm, chọn và giơ lô tô phương tiện đó
- Cô cho tẻ chơi 2,3 lần
- Cô chú ý kiểm tra kết quả trong quá trình trẻ chơi
- Nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi
* Trò chơi 2: Về đúng bến
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi: Cho trẻ đi cùng cô và hát khi nghe hiệu lệnh của cô về bến nào thì chạy nhanh về bến đó
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét buổi học động viên khen ngợi trẻ
3. Hoạt động kết thúc
- Hát bài hát “ Em đi chơi thuyền”
ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP - CÓ CHỦ ĐINH
Chủ đề nhánh 2: Phương tiện nào đi được trên sông?
Thứ 3 ngày 20 tháng 03 năm 2018 Tên hoạt động: VĐCB: Bật qua vạch kẻ
TCVĐ: Đi theo đường ngoằn ngoèo
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ tên vận động và biets thực hiện vận động “Bật qua vạch kẻ”, biết chơi trò chơi đi theo đường ngoằn ngoèo một cách thành thạo, hứng thú
- Rèn cho trẻ kỹ năng bật qua vạch kẻ. Phát triển sức mạnh của đôi chân khi bật
- Giáo dục trẻ tính mạnh dạn tự tin, khéo léo, hào hứng khi tham gia vào các hoạt động cùng cô giáo
II. CHUẨN BỊ
- Vạch cho trẻ bật, Tranh tàu thủy, thuyền buồm.
- Đường dích dắc rộng 50cm, có 3 điểm dích dắc
- Sân tập thoáng, trẻ ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động mở đầu: gây hứng thú - giới thiệu bài
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi điều khiển các phương tiện giao thông
+ Đạp xe đạp
+ Lái ô tô
+ Chèo thuyền
- Giáo dục trẻ có ý thức và chấp hành tốt khi tham gia giao thông
2. Hoạt động trọng tâm: Bật qua vạch kẻ
a. Khởi động
- Trẻ và cô cùng làm đoàn tàu đi kết hợp các kiểu đi chậm - nhanh - chậm, sau đó về ga. Đứng đội hình vòng tròn
b. Trọng động
* Bài tập phát triển chung
- Động tác tay : Hai tay đưa lên cao, hạ xuống
- Động tác bụng : Nghiêng người sang 2 bên: Phải - trái
- Động tác chân : Hai tay chống hông nhún gối
- Động tác bật : Tay chống hông, bật tại chỗ
* Bài tập vận động cơ bản : Bật qua vạch kẻ
- Cô làm mẫu lần 1 : Giới thiệu tên bài tập
- Cô làm mẫu lần 2 : Giảng giải phân tích động tác: Cô từ đầu hàng đi đến vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh chuẩn bị ,cô chống hai tay vào hông, chân chụm lại. Khi có hiệu lệnh “Bật”, cô nhún chân, bật qua vạch kẻ, chân không giẫm vào vạch. Bật xong cô đi về cuối hàng.
- Lần 3: Mời 1, 2 trẻ lên làm mẫu, cô cho cả lớp quan sát nhận xét.
- Trẻ thực hiện
+ Cô chia trẻ thành 2 đội tàu thủy và thuyền buồm
+ Cho lần lượt thành viên của 2 đội lên tập 2-3 lần
+ Cử đại diện của 2 nhóm lên tập thi đua nhau
- Cô quan sát trẻ tập, chú ý sửa sai cho trẻ
* Trò chơi: " đi theo đường ngoằn ngoèo"
- Cô giới thiệu tên trò chơi:
- Cách chơi: các con sẽ thi đua xem dội nào đi về cuối hàng và lấy được nhiều PTGT hơn sẽ chiến thắng rồi về cuối hàng của mình đứng
- Luật chơi: mỗi lần chơi chỉ được lấy một PTGT
- Tổ chức cho trẻ chơi trong thời gian một bản nhạc
- Kết thúc cookieemr tra kết quả
- nhận xét tuyên dương trẻ
c. Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ điều khiển máy bay bay nhẹ nhàng 1, 2 vòng quanh sân tập
3. Hoạt động kết thúc
- Cùng lái máy bay bay ra ngoài
ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP - CÓ CHỦ ĐINH
Chủ đề nhánh 2: Phương tiện nào đi được trên sông?
Thứ 4 ngày 21 tháng 03 năm 2018
Tên hoạt động : Dán cánh buồm
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết dán cánh buồm theo mẫu của cô giáo. Biết kể tên 1 số phương tiện giao thông đường sông
- Rèn các kỹ năng như: bố cục bức tranh, kỹ năng dán, chấm hồ,vào mặt sau của hình, ấn nhẹ
- Giáo dục trẻ tính mạnh dạn tự tin, biết chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông đơn giản khi tham gia giao thông
II. CHUẨN BỊ
- Tranh mẫu dán cánh buồm
- Thuyền, buồm cắt sẵn, hồ dán khăn lau tay
- Bàn ghế, giá treo tranh
- Hình ảnh thuyền buồm
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động mở đầu
- Cô và trẻ cùng hát bài: “ Em đi chơi thuyền”
- Bài hát nói về phương tiện gì?
- Ai đã nhìn thấy thuyền buồm?
- Cô thích được đi chơi thuyền lắm và cô đã cắt dán bức tranh thuyền buồm để trang trí đấy.
2. Hoạt động trọng tâm
a. Quan sát tranh dán thuyền buồm
- Cô có bức tranh gì đây? Thuyền buồm đi ở đâu ?
- Tranh cô vẽ, xé dán hay cắt dán?
- Cô cắt dán được cái gì?
- Khoang thuyền có màu gì? Màu đỏ
- Cánh buồm có màu gì? Màu vàng
- Cánh buồm giống hình gì? Hình tam giác
- Thuyền buồm là phương tiện giao thông đường gì?
- Cô cắt được nhiều thuyền nhưng chưa có buồm để thuyền đi được, chúng mình cùng xem cô dán cánh buồm nhé
b. Cô làm mẫu
- Cô ngồi ngay ngắn, đặt ngang tờ giấy, lấy từng cánh buồm xếp cân đối vào chiếc thuyền sau đó co dùng ngón tay trỏ của tay phải chấm hồ và bôi hồ vào mặt sau của cánh buồm, dùng lòng bàn tay ấn nhẹ, rồi dùng khăn ẩm để lau tay sạch sẽ
c. Trẻ thực hiện
- Cô hỏi trẻ cách ngồi, cách bố cục bức tranh, cách dán
- Cô cho trẻ lên bàn thực hiện bài dán của mình ( Cô bao quát, nhắc nhở, hướng dẫn trẻ sử dụng các kỹ năng đã học để dán )
d. Nhận xét sản phẩm
- Cô giúp trẻ treo tranh lên giá treo tranh
- Cô hướng dẫn cho trẻ tập nhận xét bài của mình và của bạn
+ Con thích bài nào:
+ Bài của bạn đã giống bài của cô chưa?
- Cô động viên, khuyến khích trẻ
3. Kết thúc hoạt động
- Cô cho trẻ cùng chơi và làm động tác chèo thuyền
ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP - CÓ CHỦ ĐINH
Chủ đề nhánh 2: Phương tiện nào đi được trên sông?
Thứ 5 ngày 22 tháng 03 năm 2018
Tên hoạt động : NH : Em đi chơi thuyền
TCVĐ: Ai đoán giỏi
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát bài hát “Em đi chơi thuyền” biết tên bài hát và tên tác giả cảm nhận giai điệu vui tươi của bài hát, biết chơi trò chơi “Ai đoán giỏi”
- Rèn cho trẻ kỹ năng nghe nhạc, kỹ năng chơi và học theo nhóm, tham gia tích cực các hoạt động tập thể
- Giáo dục trẻ tính mạnh dạn tự tin, biết chấp hành tốt luật lệ an toàn khi tham gia giao thông đường sông
II. CHUẨN BỊ
- Hình ảnh thảo cầm viên
- Nhạc: Em đi chơi thuyền
- Video bài hát, dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, trống, xúc xắc ...
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
1. Hoạt động mở đầu: Gây hứng thú - giới thiệu bài
- Cho trẻ quan sát hình ảnh Thảo Cầm Viên
- Con đã được đi chơi thuyền ở Thảo Cầm Viên bao giờ chưa?
- Có bạn nhỏ được đi chơi Thảo Cầm Viên, bạn rất vui đấy, chúng mình cùng chia vui với bạn nào. Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả của bài hát
2. Hoạt động trọng tâm: Nghe hát “Em đi chơi thuyền”
a. Nghe hát: “Em đi chơi thuyền”
- Hát lần 1: Thể hiện nội dung của bài hát
- Cô vừa hát bài hát gì? ( Em đi chơi thuyền)
- Bài hát Em đi chơi thuyền do ai sáng tác? (NS Trần Kiết Tường)
- Lần 2 : Hát kết hợp với đàn.
- Giảng giải, khai thác nội dung bài hát: Bạn nhỏ được đi chơi thuyền trong Thảo Cầm Viên, bạn nhỏ được chơi nhiều loại thuyền: Thuyền con rồng, thuyền con vịt,khi chơi thuyền bạn ngồi yên, rất là vui vẻ đấy
=> Gd trẻ tuân thủ luật lệ an toàn khi đi thuyền và các PTGT đường sông: Ngồi ngay ngắn, mặc áo phao, không chạy nhảy trên thuyền
- Có một bạn ca sĩ nhí cũng hát tặng lớp mình bài hát “Em đi chơi thuyền” đấy. các con cùng chú ý lắng nghe bạn ca sĩ hát nhé.
- Lần 3: Cô cho trẻ xem video bài hát
- Lần 4: Cho cả lớp nghe nhạc, khuyến khích trẻ thuộc cùng hát với cô
b. Trò chơi: “ Ai đoán giỏi”
- Cô giới thiệu tên trò chơi cho trẻ
+ Cách chơi : Cô sẽ mời một bạn lên đội mũ chóp kín, ở dưới cô mời một bạn hát và sử dụng dụng cụ âm nhạc,bạn đội muc chóp phải đoán đúng tên bạn hát và bạn sử dụng dụng cụ âm nhạc gì?
+ Luật chơi: Bạn nào không đoán dược phải hát một bài
- Cô cho trẻ chơi 2,3 lần
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát trẻ
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ
3. Hoạt động kết thúc
- Cô cùng trẻ hát vận động bài hát “Em đi chơi thuyền”
ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP - CÓ CHỦ ĐINH
Chủ đề nhánh 2: Phương tiện nào đi được trên sông?
Thứ 6 ngày 23 tháng 03 năm 2018
Tên hoạt động : Truyện: Chuyến du lịch của chú gà trống choai
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết tên câu chuyện, hiểu nội dung câu chuyện, nhớ các nhân vật trong chuyện, Chú ý lắng nghe cô kể chuyện
- Rèn kỹ năng cho trẻ trả lời các câu hỏi của cô . Luyện phát âm một số từ: Gà trống choai, ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền buồm
- Giáo dục trẻ biết chấp hành một số luật giao thông đơn giản: Không chạy nhảy khi đi trên tàu xe, đi bộ phải có người lớn đi cùng
II. CHUẨN BỊ
- Hình ảnh nội dung câu chuyện: “Chuyến du lịch của chú gà trống choai”
- hình ảnh Gà trống
- Hình ảnh để trẻ ghép tranh thuyền buồm
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động mở đầu: gây hứng thú -giới thiệu bài
- Chơi: Bắt chước tiếng kêu các phương tiện giao thông
- Cô cùng trẻ trò chuyện về phương tiện giao thông
- Cô giới thiệu qua về câu chuyện
2. Hoạt động trọng tâm:Truyện “Chuyến du lịch của chú gà trống choai”
a. Kể chuyện diễn cảm
- Cô kể lần 1 bằng lời cho trẻ nghe.
- Hỏi trẻ: Cô vừa kể câu chuyện gì ?
* Tóm tắt nội dung câu chuyện: Gà trống choai rất thích đi du lịch ra biển nên đã lên kế hoạch cho chuyến du lịch của mình. Đầu tiên gà trống đi bộ nhưng mỏi chân quá, gà tróng lại lên ô tô nhưng đi ô tô xóc quá chú lại đi máy bay nhưng đi máy bay cao quá gà trống sọ chú lại đi tàu hỏa, thế là chú đã đi đến biển và Gà trống đi du lịch trên biển bằng con thuyền buồm rất đẹp
- Để câu chuyện thêm sinh động hơn cô sẽ kể lại câu chuyện cùng hình ảnh minh họa nội dung câu chuyện cho các con cùng nghe nhé
- Cô kể lần 2: Kèm hình ảnh minh họa trên máy tính
b. Đàm thoại
- Cô vừa kể câu chuyện gì?
- Câu chuyện kể về ai?
- Gà trống muốn đi đâu?
- Gà trống đi bằng những phương tiện giao thông nào?
- Bạn đi ra biển bằng phương tiện gì?
Giáo dục: trẻ biết chấp hành một số luật giao thông đơn giản: Không chạy nhảy khi đi trên tàu xe, đi bộ phải có người lớn đi cùng
* Cô kể lần 3 bằng sa bàn rối rời
* Chơi trò chơi : “ Về bến”
- Cô giới thiệu tên trò chơi:
- Cô giới thiệu cách chơi: Cô có các phương tiện giao thông, chúng mình đi chơi, khi cô nói về bến có phương tiện nào thì các con chạy nhanh về bến theo yêu cầu của cô.
- Luật chơi: Ai đúng được thưởng phương tiện giao thông, sai phải nhảy lò cò
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 1- 2 lần
- Sau mỗi lần chơi cô nhận xét trẻ chơi
- Nhận xét chung động viên khen ngợi trẻ
3. Kết thúc hoạt động
- Cho trẻ về nhóm dán thuyền buồm
ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 5 Giao thong duong thuy va phuong tien giao thong duong thuy_12307705.doc