TIẾNG VIỆT: Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ NGỮ (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập củng cố về các loại trạng ngữ
- Ôn tập về chủ ngư- vị ngữ
- Cảm thụ văn học qua bài: “Dòng sông mặc áo ”
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết một số đoạn văn
II. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
55 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi - Lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
em thích nhất.
I. MỤC TIÊU:
- HS biết quan sát một cách tỉ mỉ và lập được dàn bài tả một loài cây được trồng trên sân trường.
- Dựa vào những điều quan sát được và trí tưởng tượng của bản thân để viết đoạn mở bài gián tiếp cho bài văn tả cây cối.
II. CHUẨN BỊ:
- Hệ thống câu hỏi gợi ý
III. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ- giới thiệu bài mới
a. Bài cũ:
- GV nêu câu hỏi:
+ Nêu cấu tạo của bài văn tả cây cối?
+ Để tả được một cây trồng đẹp theo yêu cầu của đề bài ta cần quan sát bằng những giác quan nào?
- GV nhận xét
b. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu tiết học
- HS xung phong phát biểu
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Hướng dẫn lập dàn bài
1. Tìm hiểu đề:
- GV ghi đề bài lên bảng.
+ Đề bài yêu cầu gì?
- GV gạch chân từ trọng tâm
- Kết luận.
2. Hướng dẫn lập dàn bài
+ Bài văn tả cảnh có mấy phần?
* Gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu cây cần tả.
- Đó là loại cây gì? Được trồng từ bao giờ ?
- Cây với em có gì đặc biệt?
Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Nhìn từ xa, cây đó thế nào?
- Hình dạng của cây(hình dạng của cây giống cái gì)
- Màu lá
- Chiều cao
b.Tả chi tiết:
- Đến gần
- Cành cây
- Thân cây
- Gốc cây
- Rễ cây
- Lá cây
Kết bài:
- Ích lợi của cây
- Cảm nghĩ của em
3. Thực hành:
- Dựa vào gợi ý , GV cho HS làm bài vào vở
4.Trình bày:
- GV cho HS trình bày miệng trước lớp
* Lưu ý HS nên cách li được vở để trình bày.
- Yêu cầu lớp nhận xét bài bạn để rút kinh nghiệm bài của mình.
- GV nhận xét
Bài tập: Dựa vào dàn ý của bài, viết đoạn mở bài cho bài văn tả cây cối( mở bài gián tiếp)
- HS đọc phân tích đề
- 2,3HS
- HS làm bài vào vở
- Lần lượt trình bày
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết sau
TUẦN 25: Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2012
TIẾNG VIỆT(3): Luyện từ & câu
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. MỤC TIÊU:
* Củng cố lại chủ ngữ và vị ngữ.
* Tiếp tục làm quen với cảm thụ văn học qua bài thơ: Cây dừa
II. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ- Giới thiệu bài mới
a. Bài cũ: GV gọi HS
+ Trình bày dàn bài văn tả cây cối?
- GV nhận xét
b. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu tiết học
- HS trình bày
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
1. Ôn tập về chủ ngữ, vị ngữ:
Bài 1: Gạch dưới chủ ngữ, vị ngữ dưới các câu sau:
a. Trên sân trường, sừng sững một cây bàng.
b. Trắng muốt rừng ban khi xuân về.
c. Sáng sớm tinh mơ, tiếng con chim họa mi cứ hót thánh thót trên cành mận đầu ngõ.
- GV cho HS thảo luận và làm bài
- GV nhận xét
- HS thực hiện
Bài 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Mỗi buối sáng, tôi cùng Lan đến trường.
b. Sáng hôm sau, khi trở về gặp các bạn, ong đã kể lại câu chuyện nó xa nhà trong đêm qua.
c. Quyển sách, cây viết, bảng con, thước kẻ là những đồ vật gắn bó thân thiết với em trong học tập.
d. Nhìn vào những khe đá xung quanh, tôi thấy những nhện là nhện.
- GV cho HS làm bài vào vở
- Chấm, nhận xét
- HS làm bài vào vở
3. Cảm thụ văn học:
- GV ghi bài thơ: “Cây dừa” lên bảng
CÂY DỪA
Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh.
Ai mang nước ngọt, nước lành,
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
Trời trong đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
Trần Đăng Khoa
+ Bài thơ của tác giả Trần Đăng Khoa miêu tả vẻ đẹp đặc sắc của cây gì?
+ Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, dựa vào các câu hỏi gợi ý để cảm nhận bài thơ, đoạn thơ.
- Cho HS trình bày miệng
- Gợi ý để HS nhận xét
- GV nhận xét, kết luận:
Bài thơ cây dừa của tác giả Trần Đăng Khoa được viết theo thể thơ lục bát. Qua việc miêu tả cây dừa, tác giả ca ngợi vẻ đẹp nên thơ, đáng yêu của vườn quê, của thiên nhiên đất nước. trong bài, tác giả dùng nhiều biện pháp nghệ thuật so sánh hóm hỉnh, độc đáo khi nói về các bộ phận của cây dừa. “Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”. Những tàu dừa xanh được tác giả ví với: “ Chiếc lược chải vào mây xanh” Hay buồng dừa, quả dừa được ví với “ đàn lợn, hũ rượu”. Đây là một sự lien tưởng hết sức tinh tế, sắc sảo. Cây dừa gắn bó với thiên nhiên. Dừa “đón gió”, dừa “gọi trăng”. Hoa dừa nở cùng sao; dừa gọi gió đến “múa reo”. Giữa trời trong, tiếng dừa “rì rào” như hòa nhịp cùng cánh cò vỗ trên trời xanh. Đây là câu thơ hay nhất, đặc sắc nhất trong bài thơ:
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra
Câu thơ vừa có sắc màu của “trời trong”, vừa có âm thanh “rì rào” của không gian. Hình ảnh cây dừa thật đáng yêu như một con người ung dung, thanh cao nơi vùng quê yên bình.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết sau
TUẦN 27: Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012
TIẾNG VIỆT: Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập củng cố các kiến thức về từ và câu
- Tiếp tục làm quen với bài viết cảm thụ văn học
II. CHUẨN BỊ:
- Hệ thống bài tập
III. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. Bài cũ:
- GV nêu câu hỏi:
+ Bài văn tả cảnh có mấy phần?
+ Để tả được một cảnh đẹp theo yêu cầu của đề bài ta cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét
b. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu tiết học
- HS xung phong phát biểu
- HS lắng nghe
2. Hướng dẫn ôn tập về từ câu
Bài 1: Giải nghĩa các từ sau:
a. Lạc quan, lạc hậu
b. Du lịch, thám hiểm
c. gan dạ, gan góc
* Đặt câu với các từ trên
- HS trao đổi nhóm đôi, nêu kết quả
Bài 2: Thêm trạng ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu trong câu chuyện Tấm Cám
a/..mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi người một cái giỏ, bảo ra đồng hớt tép, hễ ai đầy giỏ thì được thưởng một cái yếm đào.
b/Tấm lại bớt một bát cơm, giấu đi mang cho Bống.
c/mẹ Cám lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bắt Tấm ngồi nhặt.
d/vua đi qua, thấy quán nước sạch sẽ ghé vào ngồi nghỉ.
- GV cho HS làm bài cá nhân
- Chấm, chữa bài
- HS thực hiện
- HS đọc bài làm của mình
Bài 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Trong biển mây mù dày đặc, núi đồi, làng bản còn ngủ im lìm.
b. Trước bản, rặng đào đã trút hết lá.
c. Trên những cành khẳng khiu, lấm tấm những chồi non.
d. Xen vào giữa những đám đá tai mèo, những nương đõ, nương mạch xanh um.
e. Chốc chốc, một điệu hát Hmông lại cất lên trong trẻo.
- GV cho HS làm bài vào vở
- Chấm, nhận xét
- HS thực hiện
*Cảm thụ văn học :
Trong bài thơ: Bè xuôi sông la, nhà thơ Vũ Duy Thông có viết:
Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi
Bè đi chiều thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy trâu lim dim
Dằm mình trong êm ả.
+ Đoạn thơ ca ngợi những nét đẹp gì của dòng sông la?
+ Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
+ Qua đoạn thơ, em thấy được tình cảm của tác giả đối với dòng sông quê hương như thế nào?
- GV cho HS làm vở
- Chữa bài
- HS đọc bài
- HS soát lại bài
*Giảng:
Đọc bài thơ: Bè xuôi sông La của tác giả Vũ Duy Thông ta cũng cảm nhận được vẻ đẹp huy hoàng của một dòng sông La trong quá trình kiến thiết xây dựng sau chiến tranh đổ nát. Hình ảnh dòng nước sông La “ Trong veo như ánh mắt” “Mươn mướt đôi hàng mi” làm ta liên tưởng đến đôi mắt của cô thiếu nữ, trong trẻo, chứa chan tình cảm con người. Bằng nghệ thuật nhân hóa “ bè thầm thì, gỗ lượn đàn,..” và nghệ thuật so sánh độc đáo, tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đẹp nhiều màu xanh( màu xanh của nước, của trời, của cây lá,..) và có cả tiếng nhạc ngân nga của lũy tre hòa quyện với tiếng hót của chim. Chỉ có tình yêu quê hương tha thiết thì tác giả mới cảm nhận được hết vẻ đẹp ấy, mới gắn bó sâu nặng với dòng sông quê hương như thế.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết sau.
- HS lắng nghe
TUẦN 29 Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2012
TIẾNG VIỆT: Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập củng cố về từ loại và tìm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ
- Ôn tập về câu khiến, biết xác định câu khiến trong một số câu văn, biết sử dụng từ ngữ để đặt câu khiến.
- Cảm thụ văn học qua bài: “ Đoàn thuyền đánh cá”
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết một số đoạn văn
II. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. Bài cũ:
- GV nêu câu hỏi: xác định CN- VN trong câu sau:
- Khi mùa xuân về, trên những cành đào, nụ hoa bắt đầu hé miệng cười chào nắng mới.
- GV nhận xét
b. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu tiết học
- HS thực hiện
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn từ và câu
Bài 1: Đọc đoạn văn sau:
Ngày chủ nhật, mẹ dẫn con đi chơi vườn hoa. Sao vườn hoa đẹp thế mẹ nhỉ! Con nhìn đâu cũng thấy những bông hoa đủ màu sắc. Sao lại có bông hoa đẹp thế hả mẹ? Giữa vòm lá um tùm, xanh mát, còn ướt đẫm sương đêm, bông hoa dập dờn trước gió, khi ẩn, khi hiện. Lại gần, con mới biết đó là một bông hồng. “Mẹ ơi, mẹ hãy giả vờ quay đi chỗ khác một tí, để cho con ngắt bông hoa đi, mẹ!” Đến gần trưa, các bạn con vui vẻ chạy lại. Con khoe với các bạn về bông hoa.
(Theo Trần Hoài Dương)
a. Tìm trong đoạn văn trên câu hỏi, câu kể, câu khiến.
b. Tìm trong đoạn văn trên câu có trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn. Gạch dưới trạng ngữ của từng câu.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi thực hiện bài tập
- Chữa bài, nhận xét
Bài 2: Từ những từ đơn là tính từ sau đây, em hãy tạo ra các từ láy và từ ghép: đẹp, xanh, vàng
a. Từ láy:
b. Từ ghép:
- GV cho HS tự làm bài, nêu miệng
- GV nhận xét
Bài 3: Thêm các từ khiến để biến các câu kể sau đây thành câu khiến:
a. Nam về.
b. Thành đi đá bóng.
c. may bay trên bầu trời.
d. Trời mưa tầm tã.
- GV cho HS làm bài vào vở
- Chấm, nhận xét.
Hoạt động 2: Cảm thụ văn học
- Đọc bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá
- HS thực hiện
- HS thực hiện
Mặt trời xuống biển như hòn lửa Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền chạy đua với mặt trời
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Mặt trời đội biển nhô màu mới
Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.
+ Đoàn thuyền đánh cá được tác giả miêu tả có gì đẹp?
+ Trong hai đoan thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
+ Việc sử dụng biện pháp đó có tác dụng gì?
* Gợi ý: Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thi ca Việt Nam hiện đại. Bài “Đoàn thuyền đánh cá được ông viết tại vùng biển Hòn Gai ngày 1-10-1958. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn. Tác giả ngợi ca tinh thần hăng say lao động và tinh thần lạc quan yêu đời của người dân vùng chài trong chế độ mới.
Khổ thơ thứ nhất nói về cảnh đoàn thuyền ra khơi vào lúc mặt trời xuống núi. Hình ảnh mặt trời đỏ được so sánh với hòn lửa vừa xuống biển thì lớp lớp sóng đen đã ập lên như chiếc cửa cài chặt cái ánh sáng chói chang kia, nhường chỗ cho màn đêm đen. Chính vào lúc ấy thì đoàn thuyền ra khơi. Tác giả nói “lại ra khơi” có nghĩa hành trình ấy cứ được lặp đi lặp lại như một qui luật.
Cảnh đoàn thuyền trở về và mặt trời được nhân hóa đầy khí thế:
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Và những mắt cá lấp lánh trong khoang thuyền góp phần làm cho cảnh một sáng bình minh thêm huy hoàng. Hình ảnh mắt cá ở đây tượng trưng cho cuộc sống ấm no bình yên hạnh phúc.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết sau
- HS đọc và làm bài
- HS lắng nghe
TUẦN 30 Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2012
TIẾNG VIỆT: Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ NGỮ
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập củng cố về từ loại và tìm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ
- Ôn tập về câu khiến, biết xác định câu khiến trong một số câu văn, biết sử dụng từ ngữ để đặt câu khiến.
- Cảm thụ văn học qua bài: “ Đoàn thuyền đánh cá”
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết một số đoạn văn
II. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. Bài cũ:
- GV nêu câu hỏi: Chuyển câu kể sau thành câu khiến có những từ: hãy; nên; đừng.
- Nước đã về ruông.
- GV nhận xét
b. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu tiết học
- HS thực hiện
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn từ và câu
Bài 1: Đọc đoạn văn, đoạn thơ sau:
a.- Quách Mạc Nhược là người uyên bác, sớm nổi tiếng trong các lĩnh vực văn học, lịch sử, khảo cổ, nghệ thuật. Ông nhiều năm giữ chức Viện trưởng Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc.
b/- Chị đáp ngọt ngào
Trăng là nón mẹ
Sao như lúa đồng
Vàng mơ mênh mông
Trăng là quả chín
Ngọt thơm biếu bà.
Minh Phúc
a. Tìm câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, đoạn thơ và cho biết tác dụng của nó(dùng để giới thiệu hay nhận định về sự vật)
b. ác định Chủ ngữ, Vị ngữ trong các câu kể em vừa tìm được.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi thực hiện bài tập
- Chữa bài, nhận xét
Bài 2: Em hiểu thế nào về nội dung câu tục ngữ “ Cái nết đánh chết cái đẹp” ?
a. Giải nghĩa:
b. Viết hai ba câu nói về lời khuyên của ông bà hoặc bố mẹ với con cháu, trong đó có sử dụng câu tục ngữ “ Cái nết đánh chết cái đẹp”
- GV cho HS làm bài vào vở
- GV chấm bài, nhận xét
Đặt câu: Thấy chị tôi ăn diện, có lần, bà nói: “ Cháu nhớ đừng có đua đòi ăn diện quần nọ áo kia. Chăm ngoan học giỏi mới quan trọng. Cái nết đánh chết cái đẹp mà cháu.”
Bài 3: Gạch dưới Chủ ngữ- Vị ngữ trong các câu sau:
a. Từ đó, tối tối, ông thường sang nhà uống trà
với ba tôi.
b. Bằng chiếc bút lông nhỏ, chị vẽ những nét vẽ sắc sảo trên trang giấy trắng phau.
c. Với chiếc bút chì, tôi đã viết những nét chữ đầu tiên.
- GV cho HS làm bài vào vở
- Chấm, nhận xét.
Hoạt động 2: Cảm thụ văn học
- Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:
- HS thực hiện
* Nết na quí hơn sắc đẹp.
- HS thực hiện
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
+ Hình ảnh mặt trời được diễn tả trong hai câu thơ cuối?
+ Trong đoan thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
+ Việc sử dụng biện pháp đó có tác dụng gì?
* Gợi ý: Câu “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi” gợi cho ta nghĩ đến nguồn ánh sáng và những tia nắng ấm áp cho cây bắp lớn, hạt bắp thêm chắc mẩy
Câu: “ Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” hình ảnh em bé được mẹ che chở bằng tình yêu thương. Em bé là niềm hi vọng lớn lao và đẹp đẽ của người mẹ.
- Biện pháp nhân hóa; biện pháp ẩn dụ
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết sau
- HS đọc và làm bài
- HS lắng nghe
TUẦN 30: Thứ tư ngày 4 tháng 4 năm 2012
TIẾNG VIỆT: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CON VẬT
(Lập dàn bài)
Đề bài: Tả con vật nuôi trong nhà em( hoặc con vật em nhìn thấy)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết quan sát một cách tỉ mỉ và lập được dàn bài tả một con vật nuôi trong nhà.
- Dựa vào những điều quan sát được và trí tưởng tượng của bản thân để viết đoạn mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả con vật.
II. CHUẨN BỊ:
- Hệ thống câu hỏi gợi ý
III. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ- giới thiệu bài mới
a. Bài cũ:
- GV nêu câu hỏi:
+ Nêu cấu tạo của bài văn tả con vật?
+ Để tả được một con vật theo yêu cầu của đề bài ta cần quan sát bằng những giác quan nào?
- GV nhận xét
b. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu tiết học
- HS xung phong phát biểu
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Hướng dẫn lập dàn bài
1. Tìm hiểu đề:
- GV ghi đề bài lên bảng.
+ Đề bài yêu cầu gì?
- GV gạch chân từ trọng tâm
- Kết luận.
2. Hướng dẫn lập dàn bài
+ Bài văn tả cảnh có mấy phần?
* Gợi ý:
Mở bài:
- Giới thiệu con vật định tả.
Thân bài:
a. Tả hình dạng bên ngoài:
- Hình dáng
- bộ lông
- Đầu, mắt, mũi, miêng, hai tai.
- Chân
- Đuôi
b.Tả hoạt động:
- Ăn
- Đùa vui
- Săn mồi..
Kết bài:
- Cảm nghĩ của em
3. Thực hành:
- Dựa vào gợi ý , GV cho HS làm bài vào vở
Bài 2: Em hãy đọc bài văn tả con chim chích bông và nêu nhận xét:
1. Bài văn tả những bộ phận nào của con chim chích bông, tả hoạt động gì của chích bông?
2. Bài văn sử dụng những từ ngữ, hình ảnh ntn, đã kết hợp tả hình dáng và hình dáng của chim chích bông ra sao?
Chim chích bông
Chích Bông là một con chim bé nhỏ xinh đẹp trong thế giới loài chim. Hai chân xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Thế mà cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, được việc, nhảy cứ liên liến. Hai chiếc cánh nhỏ xíu, cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp mỏ Chích Bông bé tí tẹo bằng hai mảnh trấu chắp lại. Thế mà quý lắm đấy. Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt. Nó khéo biết moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong hốc đất hay trong thân cây vừng mảnh dẻ, ốm yếu.
Chích Bông tuy nhỏ bé nhưng ai cũng quý.
Tô Hoài
Bài 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình một con chim mà em có dịp quan sát.
- GV cho 2HS làm trên bảng lớp, cả lớp viết vào vở.
- GV cùng HS chữa bài trên bảng. Chú ý sửa lỗi diễn đạt, cách dùng từ cho HS.
- Gọi một số HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. GV sửa lỗi cho HS.
- Nhận xét chung.
- GV cho HS trình bày miệng trước lớp
- HS đọc phân tích đề
- 2,3HS
- HS làm bài vào vở
- Lần lượt trình bày
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết sau
TUẦN 31 Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2012
TIẾNG VIỆT: Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ NGỮ
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập củng cố về từ loại và tìm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ
- Ôn tập về câu cảm, biết sử dụng một số từ ngữ cho sẵn để đặt câu cảm.
- Cảm thụ văn học qua bài: “ Hoa sen”
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết một số đoạn văn
II. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. Bài cũ:
- GV nêu câu hỏi: Chuyển câu kể sau thành câu khiến có những từ: đi, chớ, nên
- An đi học.
- GV nhận xét
b. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu tiết học
- HS thực hiện
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn từ và câu
Bài 1: Trong các đoạn văn dưới đây, ở trước và sau câu cảm không có các dấu câu cần thiết. Em hãy tìm câu cảm và khôi phục các dấu câu đó.
a. Mẹ lắng nghe rồi ôm em vào lòng mỉm cười, âu yếm nói Con của mẹ giỏi ghê.
b. Hà rủ trang ra công viên chơi. Ra tới đấy, hai đứa tha hồ ngắm hoa đẹp. Trang nói Hà ơi, xem kìa, bông hoa thọ tây mới đẹp làm sao.
c. Bà nhìn tôi bỡ ngỡ, đôi mắt bà như mờ đi, mái tóc bạc lòa xòa trước trán. Bà lại lặp lại câu nói ban nãy Thật hạnh phúc đơn giản quá.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi thực hiện bài tập
- Chữa bài, nhận xét
Bài 2: Em hiểu thế nào về nội dung câu tục ngữ “ Tài cao đức trọng, tài hèn đức mọn nghĩa là thế nào” ?
a. Giải nghĩa:
b. Đặt câu với mỗi thành ngữ :
+ Tài cao đức trọng.
+ Tài hèn đức mọn.
- GV cho HS làm bài vào vở
- GV chấm bài, nhận xét
Bài 3: Thêm bộ phận Chủ ngữ- Vị ngữ trong các câu sau:
a. Nếu như được lựa chọn,
b. Vừa lúc nãy,..
c. Mỗi buổi sáng, vào lúc bình minh, từ các ngõ phố, trên các con đường,..
- GV cho HS làm bài vào vở
- Chấm, nhận xét.
Hoạt động 2: Cảm thụ văn học
- Đọc bài ca dao sau :
- HS thực hiện
- HS thực hiện
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
+ Hình ảnh bông sen trong bài ca dao trên gợi cho em nghĩ đến điều gì sâu sắc?
* Gợi ý:
- Dòng thứ nhất giới thiệu sen là loài hoa đẹp đồng thời cũng khẳng định(gì đẹp bằng sen).
- Dòng hai, ba: từ ngữ ở hai dòng hầu như giống nhau(lá xanh, bông trắng, nhị vàng) nhưng thứ tự diễn đạt trái ngược nhau gợi cho người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp trọn vẹn “toàn bích” từ ngoài vào trong(lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng), từ trong ra ngoài(nhị vàng, bông trắng, lá xanh) của loài sen
- Dòng thứ tư là câu kết gợi cho ta nghĩ đến một điều sâu sắc: hoa sen đẹp vươn lên từ bùn đất mà không hề hôi tanh mùi bùn. Đó chính là vẻ đẹp của phẩm chất cao quí, thanh tao, không hề bị vẩn đục hay bị ảnh hưởng do môi trường sống
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết sau
- HS đọc và làm bài
- HS lắng nghe
TUẦN 32 Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2012
TIẾNG VIỆT: Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ NGỮ (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập củng cố về các loại trạng ngữ
- Ôn tập về chủ ngư- vị ngữ
- Cảm thụ văn học qua bài: “Dòng sông mặc áo ”
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết một số đoạn văn
II. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. Bài cũ:
- GV nêu câu hỏi: thêm trạng ngữ chỉ thời gian và nơi chốn cho các câu sau:
a. .., , các cụ thường tập trung dưới chân cầu sông Hàn để tập thể dục dưỡng sinh.
b. , bà con nông dân thu hoạch lúa mùa.
- GV nhận xét
b. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu tiết học
- HS thực hiện
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn từ và câu
Bài 1: đọc đoạn văn sau:
Gà Rừng/ và/ Chồn/ là/ đôi/ bạn/ thân/ nhưng/ Chồn/ vẫn/ ngầm/ coi thường/ bạn/. Một/ hôm/, Chồn/ hỏi/ Gà Rừng/:
- Cậu/ có/ bao nhiêu/ trí khôn/?
- Mình/ chỉ có/ một/ thôi/.
a. Tìm các danh từ chung, danh từ riêng trong các câu trên.
b. Dựa vào đâu mà em nhận biết được các danh từ riêng trong đoạn văn?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi thực hiện bài tập
- Chữa bài, nhận xét
Bài 2: Thêm bộ phận phụ vào các câu sau :
a. , bầu trời trong vắt không một gợn mây.
b. ., tôi phải tập trung ôn tập suốt mấy tuần qua.
c.., mẹ đã dậy thổi cơm, đun nước, cho lợn gà ăn.
d. ., gia đình tôi quây quần sum họp trong căn nhà ấm cúng.
Bài 3: Gạch dưới Chủ ngữ- Vị ngữ trong các câu sau:
a. Ông kéo tôi sát vào người, xoa đầu tôi, cười rất hiền.
b. Bàn tay ram rám của ông xoa nhẹ lên má tôi.
c. Từ đó, cứ tối, ông thường sang trò chuyện với ba tôi.
c. Hai người trò chuyện có hôm tới khuya.
d. Những buổi chiều, ba tôi thường gửi chìa khóa phòng cho ông.
e. Tiếng con quốc đầu bờ ruộng lúc cao vút lên, lúc trầm trầm nghe não nuột.
- GV cho HS làm bài vào vở
- Chấm, nhận xét.
Hoạt động 2: Cảm thụ văn học (tiết 2)
- Trong bài Dòng sông mặc áo, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết :
- HS thực hiện
* Nết na quí hơn sắc đẹp.
- HS thực hiện
Dòng sông mới điệu làm sao Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Khuya rồi sông mặc áo đen
Trưa về trời rộng bao la Nép trong rừng bưởi lặng im đôi bờ
Áo xanh sông mặc như là mới may Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Chiều trôi thơ thẩn áng mây Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Cài lên màu áo hây hây rang vàng Ngước lên bỗng thấy la đà
Đem thêu trước ngực vầng trăng Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai
+ Những hình ảnh nào được diễn tả trong bài thơ ?
+ Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
+ Việc sử dụng biện pháp đó có tác dụng gì?
* Gợi ý: Viết về dòng sông quê mẹ, nhà thơ Tế Hanh có bài: “Nhớ con sông quê hương”, Hoài Vũ có bài “Vàm Cỏ Đông”, Vũ Duy Thông có bài “Bè xuôi sông La”. Đó là những bài thơ hay mang nặng một tình quê vơi đầy. Bài thơ “ Dòng sông mặc áo” của Nguyễn Trọng Tạo cũng là một bài thơ mang đến cho ta nhiều thương cảm. “Dòng sông mặc áo” gồm mười bốn câu thơ lục bát, tái hiện lên trước mắt chúng ta một dòng sông quê rất đẹp; gương sông, nước sông thay đổi theo những thời điểm trong cả ngày đêm. Sông mặc áo, hình ảnh sông được nhân hóa như một nàng thiếu nữ thích làm duyên. Nhà thơ rất tinh tế phát hiện ra những sắc màu, những nét đẹp của dòng sông luôn biến đổi. Dưới ánh thiều quang, dòng biết điệu đà khoe sắc áo đẹp “áo lụa đào thướt tha”. Buổi trưa, dòng sông lại rộng ra, khoác trên mình sắc áo màu xanh. Buổi chiều, dòng sông thay áo vàng để đến đầu hôm, chiếc áo lụa mỡ gà quí phái đó lại đổi sang màu nhung tím có thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn ngôi sao điểm tô. Nửa đêm về khuya, sông nép mình trong rừng bưởi, giản dị khoác chiếc áo màu đen. Sáng hôm sau thật bất ngờ, dòng sông mặc áo hoa ép hương bưởi làm ngẩn ngơ lòng người:
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng thấy la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai
Bài thơ “Dòng sông mặc áo” đã thể hiện một cách thắm thiết tình yêu dòng sông nơi chon rau cắt rốn của mình. Tình cảm trong sáng ấy đã chan hòa vào tình yêu quê hương đất nước.
Hoạt động 3: Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn tả hoạt động của một chú chim trong buổi sáng đẹp trời.
+ Đề bài yêu cầu gì?
+ Kể một số hoạt động của con chim mà em nhìn thấy?
Gợi ý:
- Tỉnh dậy sau một đêm ngủ dài.
- Vươn cánh.
- Cất tiếng hót.
- Chuyền cành tìm thức ăn.
- Ngắm nghía mấy bông hoa nở.
- Gọi bạn.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết sau
- HS đọc và làm bài
- HS lắng nghe
- HS đọc đề bài
- Tham gia trả lời các câu hỏi
- Làm bài vào vở
TUẦN 33 Thứ ba ngày 24 tháng 4 năm 2012
TIẾNG VIỆT: Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ NGỮ
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập củng cố về từ loại và tìm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ
- Ôn tập về câu cảm, biết sử dụng một số từ ngữ cho sẵn để đặt câu cảm.
- Cảm thụ văn học qua bài: “ Ngắm trăng”
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết một số đoạn văn
II. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a. Bài cũ:
- GV nêu câu hỏi: Chuyển câu kể sau thành câu cảm:
- Bông hoa đã nở.
- GV nhận xét
b. Bài mới: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu tiết học
- HS thực hiện
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn từ và câu
Bài 1: Gạch dưới chủ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao an mon tap doc 33.doc