Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 11

I. Mục tiêu

 -Củng cố kĩ năng tính nhân trong bảng nhân 8

 - HS học thuộc lòng bảng nhân 8.

 - Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải toán bằng hai phép tính.

II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán

III. Luyện tập

 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

 2. Luyện tập . (Hướng dẫn HS làm một số bài tập sau.(sách bài tập - tr 61))

 Bài 1: Tính nhẩm .Học sinh nêu yêu cầu của bài.

 HS tính nhẩm ghi kết quả vào sách bài tập, sau đó lần lượt đọc kết quả

 Cả lớp nghe và nhận xét

 

doc9 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 792 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 (buổi chiều) - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2011 Toán Ôn giải Bài toán bằng hai phép tính I. Mục tiêu Ôn tập để củng cố kỹ năng giải bài toán bằng hai phép tính. HS biết giải và trình bày bài giải của mình trong sách bài tập. II. Hướng dẫn làm bài tập. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Luyện tập ( Hướng dẫn học sinh làm sách bài tập tr59) Bài 1: HS đọc đề bài, GV hỏi: + Bài toán cho biết gì? ( Sáng bán 26kg đường, chiều bán gấp đôi ... ) + Bài toán hỏi gì? ( Cả hai buổi bán ... ? kg) + Muốn tìm số đường bán cả hai buổi ta phải biết gì? HS tự trình bày bài giải 1 HS lên bảng - chữa bài - nhận xét. Bài giải Số kg đường buổi chiều bán là: 26 x 2 = 52 (kg) Số kg cả hai buổi bán là: 26 + 52 = 78 (kg) Đáp số: 78kg Bài 2: “ Một đàn gà có 27 con gà trống, số gà mái gấp 3 lần số gà trống. Hỏi đàn gà có bao nhiêu con?” HS đọc đề toán. GV hướng dẫn HS giải bài toán qua 2 bước Bước 1: Tìm số gà mái: 27 x 3 = 61 Bước 2: Tìmsố gà cả đàn: 27 + 61 = 88 HS tự giải vào vở, chữa chung. Bài 3: HS làm rồi chữa bài 5 x 3 + 3 = 15 + 3 7 x 6 - 6 = 42 - 6 = 18 = 36 3. Củng cố, dặn dò GV củng cố nội dung bài học - GV hệ thống lại kiến thức cần ghi nhớ. - Dặn dò học sinh. Thể dục Ôn 3 động tác thể dục đã học I. Mục tiêu Ôn 3 đ/t vươn thở, tay và lườn của bài thể dục phát triển chung. .- Chơi trò chơi " Chạy đuổi vỗ tay nhau". Biết cách chơi và chơi chủ động. II. Địa điểm, phương tiện Sân bãi, còi, III. Nội dung và phương pháp A. Phần mở đầu - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầugiờ học - Giậm chân, vỗ tay và hát - Đứng thành vòng tròn, khởi động các khớp và chơi trò chơi "Bịt mắt bắt dê" B. Phần cơ bản Ôn 3 động tác vươn thở, tay, lườn của bài thể dục phát triển chung + GV làm mẫu và hô nhịp. Sau đó cán sự làm mẫu, GV hô nhịp - Nhận xét. Tập luyện theo đội hình 2 - 4 hàng ngang Chia nhóm tập luyện 3 động tác đã học . + GV đi từng tổ sửa chữa động tác sai * Các tổ thi đua với nhau dưới sự điều khiển của GV. - Chơi trò chơi " Chạy đổi chỗ vỗ tay vào nhau". Chạy theo đường quy định, tránh va chạm nhau. Khi gặp nhau có thể hô " chào bạn !" C. Phần kết thúc - GV cùng HS hệ thống bài - GV nhận xét giờ học + Ưu điểm + Nhược điểm - Về nhà : Ôn các động tác thể dục phát triển chung đã học. Luyện đọc Đất quý đất yêu I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc trôi chảy và đọc hay cho học sinh . - Nắm được nội dung bài học. - Biết được phong tục đặc biệt của người Ê-ti-ô-pi-a. - Các KNS được giáo dục: Xác định giá trị; Giao tiếp; Lắng nghe tích cực. II. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Luyện đọc a. GV đọc mẫu lại toàn bài. b. GV hướng dẫn luyện đọc. Đọc từng đoạn trước lớp: 2 HS nối nhau đọc. + Đoạn 1: từ đầu đến làm như vậy? + Đoạn 2 : Phần còn lại. Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa của các từ : + khâm phục, + Giải nghĩa thêm: khách du lịch ( người đi chơi, xem phong cảnh ở nơi xa lạ) + Sản vật ( vật được làm ra hoặc khai thác, thu nhặt từ thiên nhiên) - Đọc từng đoạn trong nhóm + 1 HS đọc lời viên quan (đoạn 2) giọng nhẹ nhàng tình cảm. + Bốn nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh. Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay. GV kết hợp hỏi các câu hỏi: + 2 người khách quý được nhà vua tiếp đón như thế nào? ( Mời vào, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý hiếm) + Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra ? ( Viên quan bảo khách dừng lại, ....... cạo sạch đất ở đế giày) + Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ? ( Vì họ coi đất quê hương là thiêng liêng cao quý nhất) + Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-avới quê hương như thế nào ? ( Họ coi đất đai là tài sản quý giá thiêng liêng nhất ) - GV đọc to lại đoạn 2 - Hướng dẫn thi đọc đoạn 2 ( Phân biệt lời nhân vật và lời dẫn chuyện) - Bình chọn bạn đọc hay nhất. HS luyện đọc lại cả bài. 3. Củng cố, dặn dò HS: Nhận xét giờ học và dặn dò học sinh. Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2011 Toán luyện tập I. Mục tiêu -Củng cố kĩ năng tính nhân trong bảng nhân 8 - HS học thuộc lòng bảng nhân 8. - Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải toán bằng hai phép tính. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán III. Luyện tập 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Luyện tập . (Hướng dẫn HS làm một số bài tập sau.(sách bài tập - tr 61)) Bài 1: Tính nhẩm .Học sinh nêu yêu cầu của bài. HS tính nhẩm ghi kết quả vào sách bài tập, sau đó lần lượt đọc kết quả Cả lớp nghe và nhận xét Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Làm bài rồi chữa: Số cái bánh 7 hộp có là: 7 x 8 = 56 (cái) Đáp số: 56 cái Bài 3: HS đọc đề bài. GV hỏi: Mỗi tổ có 8 bạn, 3 tổ có bao nhiêu bạn ? HS trả lời: 8 x 3 = 24( bạn ) Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài HS làm bài, chữa chung: 8 + 8 = 16 32 + 8 = 40 56 + 8 = 64 16 + 8 = 24 40 + 8 = 48 64 + 8 = 72 - Củng cố kĩ năng nhân nhẩm cho HS. III. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tự nhiên và xã hội ôn bài: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng I. Mục tiêu - Tiếp tục hướng dẫn HS thực hành, phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng. - HS có khả năng phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể. - Biết cách xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội ngoại - Vẽ được sơ đồ họ hàng nội ngoại, và dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ hàng nội, ngoại của mình. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập TNXH III. Hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Ôn tập . (Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách bài tập TNXH) Bài tập 1: HS quan sát hình 42 SGK và làm vào sách bài tập 1) Ai là con trai, ai là con gái của ông bà ? 2) Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà ? 3) Ai là cháu nội, ai là cháu ngoại của ông bà ? 4) Những ai thuộc họ nội của Quang ? - HS đổi chéo vở cho nhau để chữa bài. - Một số HS trình bài. + GV khẳng định những ý đúng thay cho kết luận, HS nào làm chưa đúng có thể chữa lại bài của mình. Bài tập 2: Vẽ sơ đồ mối quan hệ hàng * Bước 1: - GV hướng dẫn vẽ sơ đồ về mối quan hệ họ hàng và giới thiệu. * Bước 2: - Từng HS vẽ và điền tên những người trong gia đình mình vào sơ đồ. * Bước 3: Gọi một số HS giới thiệu sơ đồ về mối quan hệ họ hàng. + Nhận xét cách vẽ ( xác định xem HS đó có vẽ đúng không) 3. Củng cố, dặn dò + Nhận xét giờ học. + Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Luyện từ và câu Ôn tập câu: "Ai làm gì ? " I. Mục tiêu - Củng cố mẫu câu Ai - làm gì ? - HS nhận biết được các câu theo mẫu Ai – làm gì? và tìm được bộ phận trả lời câu hỏi Ai – làm gì? - Đặt được 2 – 3 câu theo mẫu câu Ai – làm gì? II. Đồ dùng dạy học: vở bài tập Tiếng Việt III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài1: HS làm bài trong sách BT trắc nghiệm Tiếng Việt. GV và HS chữa bài + Trên cánh đồng, những con chim gáy đang sải cánh bay. + Ngoài xa, những con sóng sô nhau tạt vào bờ. + Mọi người rì rầm trò chuyện. + Những chú gà chạy lon ton trước nhà. Bài 2: HS đọc thầm bài tập và nêu yêu cầu. GV giúp HS hiểu nghĩa từ " giang sơn" (sông núi) dùng để chỉ đất nước. Lới giải : Các từ ngữ có thể thay thế là: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn. Giang sơn, đất nước có nghĩa rộng hơn Tây Nguyên vì Tây Nguyên chỉ là một vùng của đất nước. Bài 3: HS đọc thầm và nêu yêu cầu của bài. - Hướng dần mẫu 1câu : Đàn bọ ngữa mới nở chạy tíu tít, dàn quân ra khắp cây tranh. ( Thuộc mẫu câu: Ai – làm gì?) - Đoạn văn này có mấy câu? Xác định từng câu thuộc mẫu câu gì? Sau đó chỉ rõ bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? hoặc làm gì ? Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài tập GV nêu với các cụm từ đã cho, có thể đặt nhiều câu "Ai - làm gì ?" HS làm bài - Chữa bài 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2011 Toán Luyện tập I. Mục tiêu - Ôn tập, củng cố cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. - Biết vận dụng vào giải toán. II. Đồ dùng dạy học: (Sách bài tập) III. Hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Luyện tập (tr63) Bài 1: Tính HS nêu yêu cầu của bài - thực hành làm bài và chữa bài GV củng cố cách nhân qua 2 bước. Bài 2: HS đặt tính và tính. GVchữa bài. GV củng cố bài. Bài 3: HS đọc đề bài toán, tóm tắt rồi giải Có: 8 hàng Mỗi hàng: 105 vận động viên. Tất cả: .... ? vận động viên. HS lên bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét chữa bài GV củng cố bài toán: Bài toán giải bằng một phép tính Bài 4: Tìm x a, x : 4 = 102 b, x : 7 = 118 HS làm rồi chữa 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn chuẩn bị bài sau. Chính tả (Rèn chữ) Đất quý đất yêu I. Mục tiêu - Nghe - viết đúng chính tả một đoạn trong bài Đất quý đất yêu. - Làm đúng bài tập điền các tiếng có âm, vần dễ lẫn vào chỗ trống II. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: HS viết bảng con: vùng nọ, cơm nắm, giãy nảy, lạch cạch GV nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn học sinh nghe - viết * Hướng dẫn học sinh chuẩn bị: - GVđọc đoạn văn chuẩn bị viết cho học sinh nghe ( đoạn 2) - Gọi một HS đọc lại + Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra ? ( Viên quan bảo khách dừng lại, ....... cạo sạch đất ở đế giày) + Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ? ( Vì họ coi đất quê hương là thiêng liêng cao quý nhất) + Bài chính tả này có mấy câu? + Những chữ nào cần viết hoa? ( Đầu câu ) - HS viết từ khó ra bảng con. Nhận xét, lưu ý chữ viết. - GV đọc cho học sinh viết bài. - Đọc cho học sinh soát lỗi chính tả. * Chấm,chữa bài GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét. c. Hướng dẫn học sinh làm bài tập (Sách trắc nghiệm.) Bài 1: - Học sinh nêu yêu cầu của bài - Học sinh làm bài cá nhân - Gọi 2 HS lên bảng, GV nhận xét và chữa bài. - Học sinh đọc lại lời giải đúng. Từ cần điền là: gì, dẻo, ra, duyên. ( cây mây) Bài 2: - Học sinh nêu yêu cầu. - Học sinh làm vào vở bài tập, gọi học sinh lên bảng chữa bài. - Học sinh nhận xét. GV nhận xét và chốt kết quả đúng. - Học sinh đọc lại kết quả đúng để ghi nhớ. Các từ là: mắc, bắc, gặt, ngắt. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học Sinh hoạt tập thể Văn nghệ mừng ngày nhà giáo việt nam I. Mục tiêu - HS thực hiện các bài múa, hát có nội dung nói về các thầy cô giáo. - Giáo dục HS yêu thích văn nghệ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể. II. Chuẩn bị HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ như đã dặn ở hôm trước. III. Lên lớp GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học Nêu sơ qua ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam. - Cho HS luyện tập các tiết mục văn nghệ đã chọn. HS trao đổi theo nhóm: - Các nhóm tập hát, chọn bài hay nhất lên biểu diễn. - Sau đó các nhóm lên trình diễn - Cả lớp nhận xét, bình chọn tiết mục hay - GV khen ngợi biểu dương. - Cuối cùng cho cả lớp hát 1-2 bài đồng thanh. Sinh hoạt lớp - GV nhận xét một số ưu, khuyết điểm trong tuần. + Nề nếp học tập: + Nề nếp ra vào lớp, đi học đúng giờ, xếp hàng đầu giờ học và cuối giờ học. - GV nêu phương hướng tuần tới. BGH kí duyệt: ................................................................. ................................................................. ................................................................. .................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 11 - buoi2.doc